Nhiếp Ảnh Và Video
Hướng dẫn cách xuất file After Effect đơn giản nhất
Xuất file hay còn gọi là render đều được hỗ trợ trong After Effect và phần mềm dựng phim Premiere. Trong bài viết này, UNICA sẽ hướng dẫn bạn cách xuất file after effect đơn giản và nhanh chóng nhất. Các bạn hãy cùng UNICA đi khám phá ngay trong bài viết sau đây.
Khi nào cần xuất file After Effect?
After Effects là phần mềm đồ họa chuyển động chuyên nghiệp dành cho những người làm truyền thông, thiết kế và dựng video. Trường hợp cần xuất file After Effect là sau khi đã thực hiện chỉnh sửa video, tạo motion graphics và kết hợp nhiều nguồn video cũng như hiệu ứng.
Thực hiện chỉnh sửa video động: After Effects là một phần mềm chuyên nghiệp cho phép bạn thực hiện các chỉnh sửa phức tạp trên video. Những chỉnh sửa này bao gồm thêm hiệu ứng, chuyển động, văn bản và đồ họa đặc biệt. Khi bạn cần thêm các yếu tố đặc biệt và hiệu ứng đồ họa vào video của mình, video sẽ càng hấp dẫn và đẹp hơn.
Tạo motion graphics: After Effects là công cụ phổ biến trong việc tạo ra motion graphics chuyên nghiệp. Nếu bạn muốn tạo các đồ họa động, chuyển động văn bản hoặc hiệu ứng đặc biệt cho video của mình, xuất file After Effects để tận dụng khả năng đa dạng và linh hoạt của phần mềm này trong việc tạo ra các motion graphics đẹp mắt.
Phần mềm After Effect
Kết hợp nhiều nguồn video và hiệu ứng: Nếu bạn muốn kết hợp nhiều nguồn video, áp dụng hiệu ứng và chuyển động phức tạp vào video của mình, After Effects là công cụ lý tưởng để thực hiện công việc này. Bằng cách xuất file After Effects, bạn có thể tạo ra một phiên bản cuối cùng của video với tất cả các yếu tố và hiệu ứng đã được tích hợp.
Sau khi xuất file, nếu bạn muốn tăng tốc độ video trong After Effect thì có thể sử dụng tính năng Time Remapping hoặc Time Stretch trong phần mềm này.
Đăng ký khoá học làm video bằng After effects online ngay để nhận ưu đãi. Khóa học giúp bạn thành thạo làm kỹ xảo video, biết cách áp dụng các kỹ xảo 2D, 3D theo yêu cầu công việc.
[course_id:1412,theme:course]
[course_id:512,theme:course]
[course_id:761,theme:course]
Cách xuất file video trong After Effect
Để xuất file video trong After Effect, bạn cần thực hiện 4 bước gồm chuẩn bị trước khi xuất file, chọn định dạng file đầu ra, thiết lập cài đặt xuất file, kiểm tra và xuất file. Cách xuất file after effect cụ thể sẽ được chúng tôi trình bày ở dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị trước khi xuất file
Trước khi thực hiện cách xuất file adobe after effect, bạn cần kiểm tra thiết lập cấu hình dự án, kiểm tra và sắp xếp các lớp, hiệu ứng và đối tượng trong dự án, xử lý các vấn đề liên quan đến tài nguyên như sau:
Kiểm tra thiết lập cấu hình dự án
Trước khi xuất file, bạn cần kiểm tra cấu hình dự án trong After Effects để đảm bảo kích thước khung hình (frame size) và tỷ lệ khung hình (frame rate) đã được thiết lập đúng theo yêu cầu. Nếu bạn cần xuất video với độ phân giải cao, hãy chọn đúng định dạng và chất lượng cao hơn.
Kiểm tra và sắp xếp các lớp, hiệu ứng và đối tượng trong dự án
Trước khi xuất file, bạn nên kiểm tra kỹ các lớp, hiệu ứng và đối tượng trong dự án của mình. Chắc chắn rằng bạn đã sắp xếp chúng một cách hợp lý và đúng thứ tự mà mình muốn hiển thị trong video cuối cùng. Nếu có lớp hoặc hiệu ứng không cần thiết, bạn nên xóa chúng để giảm kích thước file và tối ưu hóa quá trình xuất.
Kiểm tra kỹ các lớp, hiệu ứng và đối tượng trong dự án của mình
Xử lý các vấn đề liên quan đến tài nguyên (ảnh, video, âm thanh, font chữ)
Kiểm tra lại tất cả các tài nguyên như ảnh, video, âm thanh và font chữ đã được nhúng hoặc liên kết trong dự án. Nếu bạn sử dụng tài nguyên từ các nguồn bên ngoài, hãy đảm bảo rằng bạn có quyền sử dụng và đáp ứng các yêu cầu về bản quyền.
Bước 2: Bật Transparent
Ở giao diện trên phần mềm, bạn bật Transparent lên cho video của mình. Lúc này, màn hình máy tính hiển thị một hình nền có ô vuông caro.
Lúc này nền Background trở nên trong suốt và bạn có thể xuất file như bạn mong muốn.
Bật chế độ Transparent
Bước 3: Chọn định dạng file đầu ra
Trong cách xuất file after effect, bạn sẽ cần chọn các định dạng phù hợp cho file của mình. Nếu file ở dạng video, các định dạng phù hợp gồm có MP4, MOV, AVI, WMV. Còn đối với ảnh động thì bạn có thể chọn file đầu ra là GIF, PNG sequence. Còn file âm thanh sẽ có định dạng đầu ra là MP3 hoặc WAV.
Định dạng video (MP4, MOV, AVI, WMV)
Khi thực hiện cách xuất video trong after effect, bạn có thể chọn định dạng video phổ biến như MP4, MOV, AVI, hoặc WMV. Mỗi định dạng sẽ có những đặc điểm riêng như sau:
Cách xuất file MP4 trong after effect được sử dụng rộng rãi do hỗ trợ trên nhiều thiết bị và nền tảng.
Định dạng MOV (QuickTime) cũng khá phổ biến, được sử dụng nhiều trong công việc sáng tạo.
AVI (Audio Video Interleave) và WMV (Windows Media Video) là các định dạng video được hỗ trợ bởi các hệ thống Windows.
Định dạng video phổ biến như MP4, MOV, AVI, hoặc WMV
Định dạng ảnh động (GIF, PNG sequence)
Nếu bạn muốn xuất file ảnh động từ After Effects, có hai định dạng chính cho bạn chọn là là GIF và PNG sequence. Trong đó, định dạng GIF là một định dạng hình ảnh động phổ biến, thích hợp cho các hình ảnh đơn giản hoặc các hoạt hình ngắn.
Còn PNG sequence là một chuỗi các file ảnh PNG riêng lẻ, giữ được chất lượng ảnh cao và linh hoạt trong việc chỉnh sửa cũng như xuất file sau này.
Định dạng âm thanh (MP3, WAV)
Nếu dự án của bạn bao gồm âm thanh, bạn cũng có thể xuất file âm thanh từ After Effects với hai định dạng chính như sau:
Định dạng MP3 là một định dạng âm thanh nén, thích hợp cho việc chia sẻ và phát lại trên các thiết bị di động, máy tính.
Định dạng WAV là một định dạng âm thanh không nén, giữ nguyên chất lượng âm thanh gốc, thích hợp cho việc xử lý và chỉnh sửa âm thanh chuyên nghiệp.
Bước 4: Thiết lập cài đặt xuất file
Trong cách export after effect ở bước này, bạn cần thiết lập một số thông số sau cho file dữ liệu trước khi xuất. Những thông số này gồm kích thước và tỷ lệ khung hình, chất lượng video và âm thanh, đặt tên và vị trí lưu file đầu ra.
Kích thước và tỷ lệ khung hình
Trong cửa sổ Render Queue, bạn có thể thiết lập kích thước của video đầu ra bằng cách chọn "Output Module", sau đó bạn cần chỉnh sửa các thông số chiều rộng và chiều cao.
Thêm vào đó, bạn cũng cần quyết định tỷ lệ khung hình (frame rate) của video. Giá trị chuẩn bình thường là 24 hoặc 30 khung hình/giây, tùy thuộc vào yêu cầu của dự án.
Chọn kích thước và tỷ lệ khung hình
Chất lượng video và âm thanh
Trong cửa sổ Render Queue, bạn có thể điều chỉnh chất lượng video bằng cách chọn "Output Module". Sau đó, bạn tùy chỉnh các thông số như Bitrate (tốc độ bit) và Codec (mã hóa) theo mong muốn.
Với những dự án có âm thanh, bạn cũng cần chú ý đến các thiết lập âm thanh như định dạng (MP3, WAV) và tốc độ bit âm thanh. Ngược lại, với những dự án after effect không có âm thanh, bạn có thể bỏ qua bước này.
Đặt tên và vị trí lưu file đầu ra
Đặt tên file giúp bạn quản lý file đơn giản, nhanh chóng, tránh tình trạng thất thoát và làm mất file. Để đặt tên file, trong cửa sổ Render Queue, bạn chọn "Output To" và chỉ định tên file. Bạn cũng cần chỉ định vị trí lưu file đầu ra bằng cách chọn đường dẫn mục tiêu.
Bước 5: Kiểm tra và xuất file
Ở bước cuối trong cách xuất file after effect, bạn cần làm hai việc là kiểm tra và xuất file để đảm bảo sản phẩm cuối cùng đạt chất lượng và yêu cầu của dự án.
Kiểm tra lại hiệu ứng và các thiết lập trước khi xuất file
Trước khi xuất file, bạn nên kiểm tra lại các hiệu ứng về hình ảnh và chữ. Cùng với đó, bạn cũng cần xem lại các hiệu chỉnh và thiết lập khác để đảm bảo rằng chúng đáp ứng được yêu cầu của bạn.
Bắt đầu và theo dõi quá trình xuất file
Sau khi đã kiểm tra xong, bạn nhấp vào nút "Render" trong cửa sổ Render Queue để bắt đầu quá trình xuất file. Bạn cần theo dõi tiến trình xuất file và đợi cho đến khi quá trình render trong After Effect hoàn tất. Sau khi xuất file xong, bạn nên kiểm tra lại file video để đảm bảo kích thước, chất lượng và định dạng đã đúng theo yêu cầu của dự án.
Cách xuất file là dạng GIF trong After Effect
Bạn có thể tạo ảnh GIF bằng after effect, hình ảnh đầu ra chất lượng cao, đẹp và thu hút. Sau khi thiết kế ảnh xong, bạn có thể thực hiện cách xuất xuất GIF trong After Effect như sau:
Bước 1: Bạn xuất file video từ After Effect trước. Video của bạn có thể là mp4 hoặc AVI. Nhưng mọi người nên để định dạng đuôi MP4 video file được nén nên rất nhẹ.
Bước 2: Import video vào Photoshop bạn chỉ cần dùng phím tắt Ctrl + O. Lúc này video của bạn được đưa vào dưới dạng một video Layer.
Bước 3: Bạn sử dụng tổ hợp lệnh File -> Export -> Save for Web để một khi file bạn đã được Import nó sẽ bắt đầu được render.
Bước 4: Cài đặt thông số cho File Gif.
Sử dụng After Effect để xuất file gif cho hiệu ứng chất lượng cao
Trong phần cài đặt xuất file Gif của bước 3, bạn cần cài đặt những để xuất file gif. Một trong những ưu điểm khi xuất file bằng After Effect, Photoshop là khả năng cài đặt thông số một cách đầy đủ và chi tiết nhất.
Có rất nhiều thông số để bạn lựa chọn trong cách xuất file gif trong after effect, đó là:
Selective to Adaptive: Dùng để làm giảm dung lượng file, quyết định cách dùng màu trong file Gif.
Colors: Số lượng màu được xuất ra file Gif.
Transparency: Hỗ trợ cho kênh Alpha.
Convert to sRGB: Chuyển màu của file gif sang màu sắc được hỗ trợ.
Metadata: Phần thông tin của Gif được xuất ra như thế nào.
Quality: Chất lượng của file gif khi xuất ra ngoài.
Các lưu ý khi xuất file After Effects
Khi thực hiện cách xuất file after effect, bạn cần lưu trữ và quản lý phiên bản file, sử dụng cài đặt xuất file chuẩn, xử lý vấn đề kích thước và định dạng file lớn, đảm bảo tương thích với các nền tảng và thiết bị. Chi tiết như sau:
Lưu trữ và quản lý phiên bản file
Trước khi thực hiện cách xuất video after effect, bạn cần sao lưu và lưu trữ phiên bản gốc của dự án After Effects. Điều này giúp bạn dễ dàng truy cập lại dự án và sửa đổi nếu cần.
Song song với đó, bạn cũng cần quản lý các file bằng cách sử dụng hệ thống đánh số hoặc tạo thư mục riêng cho mỗi phiên bản. Việc này sẽ giúp bạn tìm kiếm file nhanh hơn khi cần dùng, tránh tình trạng bị nhầm lẫn do dùng quá nhiều file.
Sao lưu và lưu trữ phiên bản gốc của dự án After Effects
Sử dụng cài đặt xuất file chuẩn
Bạn cần tìm hiểu về các cài đặt cụ thể cho từng định dạng file và tuân thủ các quy tắc và yêu cầu kỹ thuật tương ứng để đảm bảo tính nhất quán và tương thích cho dự án của mình. Cụ thể, với định dạng video bạn có thể chọn định dạng MP4, MOV, AVI, WMV. Định dạng ảnh động thì bạn có thể chọn GIF hoặc PNG sequence. Còn với định dạng âm thanh bạn có thể chọn MP3 hoặc WAV.
Xử lý vấn đề kích thước và định dạng file lớn
Đối với các file video hoặc ảnh động có kích thước lớn, bạn cần chú ý tới giới hạn kích thước hoặc chia thành các phần nhỏ hơn để giảm kích thước file. Bạn cũng cần kiểm soát tỷ lệ bit và chất lượng để đảm bảo file không quá lớn trước khi thực hiện cách xuất file trong after effect.
Đảm bảo tương thích với các nền tảng và thiết bị
Xác định mục tiêu sử dụng file xuất ra và đảm bảo tương thích với các nền tảng và thiết bị tương ứng. Nếu cần, bạn hãy kiểm tra lại file xuất trên các thiết bị hoặc phần mềm khác nhau để đảm bảo sản phẩm hiển thị và hoạt động đúng như mong muốn.
Giao diện xuất file trong After Effect
Kết luận
Nếu như After Effect là một phần mềm hot đến vậy, nhiều người muốn làm chủ đến thế thì chinh phục nó như thế nào là hợp lý. Những ai có thể có học After Effect? Đây là một câu hỏi khá hay, được rất nhiều người hỏi. Với những thông tin mà chúng tôi đưa trên chắc hẳn bạn đọc đã có câu trả lời cho mình rồi phải không ạ?
Với những bước đơn giản về cách xuất file after effect trong bài viết nêu trên, UNICA tin rằng bạn sẽ áp dụng thành công vào bài thực hành của mình.
02/11/2019
19152 Lượt xem
Motion Tracking là gì? Cách sử dụng và các loại Motion Tracking trong After Effects
Nếu bạn là dân làm phim hay làm video chuyên nghiệp chắc chắn bạn đã từng nghe qua đến thuật ngữ Motion Tracking là gì. Motion Tracking là một kỹ xảo để tạo chuyển động theo dõi mà khi làm quen nhiều với After Effects bạn sẽ thấy. Vậy tracking trong After Effect là gì? Cách sử dụng như thế nào? Mời bạn tham khảo nội dung bài viết sau để có câu trả lời nhé.
Motion Tracking là gì?
Motion Tracking theo nghĩa thuần việt tức là chuyển động theo dõi của một đối tượng trong một đoạn phim. Hiểu đơn giản, Motion Tracking là một kỹ thuật trong làm phim, nó cho phép gắn đối tượng thứ 3 vào trong video clip và điều khiển đối tượng đó di chuyển theo những chuyển động của bộ phim.
Nguyên tắc hoạt động của Motion Tracking là dựa trên hệ thống Keyframe và đối tượng thứ 3 đó có vai trò như một thành phần không thể thiếu của đoạn phim.
Motion Tracking với hiệu ứng làm mờ mặt nhân vật chính
Trong làm phim có rất nhiều ứng dụng với Motion Tracking như: làm mờ mặt những nhân vật quan trọng, tạo ánh mắt sáng trong các phim viễn tưởng, mất nửa khuôn mặt, tạo hiệu ứng nham thạch trên mặt,… Để sử dụng Motion Tracking đòi hỏi máy tính của bạn phải có các chương trình phần cứng và phần mềm cụ thể để nắm bắt và xử lý dữ liệu.
Motion Tracking là một công nghệ hữu ích và đa dạng, phù hợp cho nhiều người trong lĩnh vực làm phim, truyền thông và đồ họa. Nó giúp tạo ra những hiệu ứng chuyển động đáng kinh ngạc và đem đến sự sáng tạo cho video và nội dung đa phương tiện.
Những ai nên dùng Motion Tracking?
Sau khi đã biết Motion Tracking là gì tiếp theo bạn cần biết những ai nên dùng công cụ này. Motion Tracking là một công nghệ trong làm phim và chỉnh sửa video, cho phép theo dõi và theo vết chuyển động của các đối tượng trong video. Motion Tracking rất hữu ích và hấp dẫn. Những đối tượng thường hay sử dụng Motion Tracking đó là:
Biên tập viên video chuyên nghiệp: Motion Tracking giúp biên tập viên tạo các hiệu ứng chuyển động chính xác và tự nhiên trong video như: ghép ảnh, chèn hiệu ứng hoặc thêm đối tượng vào video một cách mượt mà và hấp dẫn. Tracking trong capcut hiện đang rất phổ biến.
Motion Tracking phù hợp với nhiều đối tượng
Đạo diễn và nhà làm phim: Motion Tracking cho phép đạo diễn và nhà làm phim tạo ra các cảnh quay phức tạp, theo dõi chuyển động của các diễn viên hoặc các đối tượng động trong cảnh, từ đó tạo ra những cảnh hành động hoặc hiệu ứng đặc biệt ấn tượng.
Nhà quảng cáo và truyền thông: Trong lĩnh vực quảng cáo và truyền thông, Motion Tracking giúp tạo ra những quảng cáo sáng tạo, quyến rũ và cuốn hút khán giả giúp tăng sự thu hút và tăng cường tác động của quảng cáo.
Kỹ sư hình ảnh và đồ họa: Kỹ sư hình ảnh và đồ họa sử dụng Motion Tracking trong việc tạo ra các đối tượng hoạt hình 2D hoặc 3D được đồng bộ với chuyển động của các đối tượng thực tế trong video, từ đó tạo ra những hiệu ứng đồ họa chuyển động tinh vi và đẹp mắt.
Youtuber và người sáng tạo nội dung trên mạng: Motion Tracking cũng phù hợp cho những người tạo nội dung trên YouTube và các nền tảng truyền thông xã hội. Bởi nó giúp những video có nội dung ấn tượng và sáng tạo , thu hút người xem.
Motion Tracking cực phù hợp với người làm nội dung trên Youtube
Thành thạo phần mềm Adobe Premiere để dựng phim cơ bản bằng cách đăng ký học online qua video. Khóa học giúp bạn tạo dựng được nền tảng vững chắc để trở thành chuyên gia dựng phim. Đồng thời chia sẻ cho bạn những kỹ năng nâng cao và hiệu ứng kỹ xảo tuyệt vời trong Adobe Premiere CC.
[course_id:1755,theme:course]
[course_id:483,theme:course]
[course_id:711,theme:course]
Cách sử dụng của Motion Tracking trong After Effects
Trong After Effects, Motion Tracking là một tính năng mạnh mẽ nên ai cũng muốn học cách sử dụng. Sau đây là cách sử dụng Track Motion After Effects được các chuyên gia chia sẻ trong khoá học dựng video cơ bản cho bạn tham khảo.
Bước 1: Nhập video và tạo composition
Đầu tiên bạn mở phần mềm After Effects, sau đó nhập video mà bạn muốn thực hiện Motion Tracking vào. Cách nhập như sau: Tiến hành kéo và thả video vào giao diện chương trình. Tiếp theo bạn tạo một composition mới bằng cách nhấn chuột phải vào video trong cửa sổ Project và chọn "New Composition".
Nhập video và tạo composition để bắt đầu thực hiện Motion Tracking
Bước 2: Chọn đối tượng cần Motion Tracking
Trong composition, chọn đối tượng bạn muốn theo dõi chuyển động bằng cách sử dụng các công cụ như Pen Tool hoặc Rectangle Tool để tạo một hình dạng xung quanh đối tượng.
Bước 3: Mở Motion Tracking panel
Để mở Motion Tracking panel, bạn chọn Window => Tracker hoặc sử dụng phím tắt Ctrl+Shift+H trên Windows.
Chọn Window và chọn Tracker để mở Motion Tracking panel
Bước 4: Thêm Motion Tracker vào đối tượng
Trong Motion Tracking panel, chọn đối tượng bạn đã tạo trước đó trong composition. Bạn có thể chọn một trong hai loại Motion Tracker có sẵn: "Track Motion" để theo dõi chuyển động tổng thể hoặc "Track Point" để theo dõi chuyển động của một điểm cụ thể trên đối tượng.
Sau khi chọn loại Motion Tracker, điểm dự đoán chuyển động sẽ xuất hiện trên đối tượng của bạn. Hãy kéo và thả các điểm này vào các vị trí trên đối tượng mà bạn muốn theo dõi chuyển động.
Bước 5: Bắt đầu Motion Tracking
Nhấn nút "Analyze" trong Motion Tracking Panel để bắt đầu quá trình Motion Tracking. After Effects sẽ tự động theo dõi và ghi lại chuyển động của đối tượng trong toàn bộ composition.
Bước 6: Kiểm tra và điều chỉnh kết quả
Sau khi quá trình Motion Tracking hoàn tất, bạn có thể kiểm tra kết quả bằng cách chạy lại composition và xem đối tượng đã được theo dõi chính xác hay chưa. Nếu chưa đúng ý, bạn có thể sử dụng các công cụ như keyframes và graph editor để điều chỉnh hoặc nâng cao hiệu quả của Motion Tracking.
>>> Xem thêm: Cách ghép nhạc trong After Effect với vài thao tác đơn đơn giản
Có những loại Motion tracking nào trong After Effects?
Motion Tracking After Effects có rất nhiều loại như: theo dõi một điểm, theo dõi hai điểm, ghim góc, mặt phẳng,... Cụ thể các loại Motion tracker như sau:
Theo dõi một điểm (Single - Point Tracking)
Single - Point Tracking là kỹ thuật theo dõi hoạt động chính xác đúng y như tên gọi của nó. Đặc điểm của loại Motion tracking này đó là theo dõi một điểm duy nhất trong bố cục để thu thập dữ liệu chuyển động cần thiết. Ưu điểm của loại Motion tracking một điểm đó là hoạt động tốt để theo dõi đơn giản và phù hợp với người mới bắt đầu.
Bên cạnh ưu điểm, Single - Point Tracking trong After Effects cũng có nhược điểm đó là cần một điểm tương phản rõ ràng để có hiệu quả. Single - Point Tracking không có thuộc tính xoay hoặc tỷ lệ.
Kỹ thuật theo dõi một điểm rất phù hợp với người mới bắt đầu
Theo dõi hai điểm (Two - Point Tracking)
Kỹ thuật Two - Point Tracking cũng tương tự như Single - Point Tracking. Với kỹ thuật này thay vì theo dõi chuyển động 1 điểm sẽ hỗ trợ theo dõi chuyển động 2 điểm tỷ lệ với nhau. Kỹ thuật này giúp tăng độ chính xác cao, khi này bạn sẽ có 2 điểm theo dõi để làm việc.
Ưu điểm nổi bật của Two - Point Tracking đó là theo dõi đa chiều và tỷ lệ, không giống như đơn lẻ, thích hợp dành cho người mới. Tuy nhiên nó có nhược điểm là không hoạt động tốt với cảnh quay bị rung.
Theo dõi ghim góc (Corner Pin Tracking)
Corner Pin Tracking là công cụ dùng để theo dõi bốn góc của một điểm bất kỳ. Điểm mạnh của Corner Pin Tracking là nó sử dụng các chốt ở góc xác định khu vực theo dõi độ chính xác. Corner Pin Tracking được đánh giá là một công cụ vô cùng hữu ích khi thực hiện thay thế màn hình hoặc dấu hiệu trong các clip như điện thoại, tivi.
Hiện nay, Isaix Interactive có một hướng dẫn về cách thực hiện Corner Pin Tracking. Vì vậy nên khi sử dụng tùy chọn ‘Perspective Corner Pin” trong bảng “tracker panel” của After Effects chắc chắn sẽ không quá khó để bạn làm quen.
Corner Pin Tracking được đánh giá là một công cụ vô cùng hữu ích
Theo dõi mặt phẳng (Planar Tracking)
Kỹ thuật theo dõi mặt phẳng được sử dụng khi bạn muốn theo dõi một bề mặt phẳng. Kỹ thuật này được đánh giá là nâng cao hơn so với các kỹ thuật kia một chút. Và khi sử dụng sẽ cần phải sử dụng thêm một tiện ích nữa đó là Mocha. Tuy vậy nó mang lại cho bạn kết quả cực kỳ chính xác mà rất ít khi có được trong After Effects. Kỹ thuật Planar Tracking hoạt động cực kỳ tốt trong After Effects.
Planar Tracking cho phép bạn vẽ một hình dạng xung quanh khu vực bạn đang theo dõi. Để thực hiện Planar Tracking, bạn truy cập Mocha trong After Effects, sau đó sử dụng x-spline và surface.
Spline Tracking
Cũng giống như Planar Tracking, để dùng được Spline Tracking người dùng cũng phải sử dụng Mocha. Trong tất cả các phương pháp thì Spline Tracking được đánh giá là kỹ thuật theo dõi chính xác nhất, thậm chí nó còn theo dõi được cả những cảnh quay phức tạp. Tuy vậy, kỹ thuật Spline Tracking sẽ mất khá nhiều thời gian để làm quen. Vì vậy nó thích hợp với những người ở trình độ cao.
Để sử dụng Spline Tracking người dùng phải sử dụng Mocha
3D Camera Tracking
3D Camera Tracking trong After Effect được đánh giá là một trong những kỹ thuật mạnh mẽ nhất. Khi sử dụng kỹ thuật này, After Effects sẽ phân tích cảnh quay của bạn cũng như không gian 3D bên trong. Không chỉ vậy, 3D Camera Tracking cũng là kỹ thuật hoàn hảo để thêm văn bản, hình dạng và các đối tượng 3D trong cảnh 2D.
3D Camera Tracking là kỹ thuật cấp độ trung cấp. Nếu muốn bạn vẫn có thể nâng cao bằng cách kết hợp nó với Element 3D hoặc Cinema 4D.
Với những Motion Tracking trên, bạn hoàn toàn có thể làm intro bằng after effect để tạo ra đoạn mở đầu đầy ấn tượng và hấp dẫn. Bạn cần nhớ là tạo intro phù hợp với nội dung của video, không nên tạo dựng một đoạn mở đầu không ăn khớp với nội dung của video tổng thể.
Kết luận
Với những chia sẻ về Motion Tracking là gì trong bài viết trên đây, Unica hy vọng các bạn đã hiểu cơ bản về Motion Tracking trong After Effects và cách sử dụng của nó như thế nào trong dựng phim. Nếu bạn đọc đang muốn nâng cao kiến thức, kỹ năng thiết kế đồ hoạ hãy tham khảo thêm những khoá học dựng video cơ bản của Unica nhé.
02/11/2019
10166 Lượt xem
Phần mềm Maya là gì? Tính năng nổi bật của Maya là gì?
Bạn là một người đam mê thiết kế đồ họa, đặc biệt là đồ họa 3D vậy thì bạn không thể bỏ qua phần mềm Maya - một “lão đại” trong thế giới 3D. Trong bài viết này, Unica sẽ giới thiệu cho các bạn những điều cần biết về phần mềm Maya. Các bạn bạn cùng tham khảo nhé!
1. Phần mềm Maya là gì?
Ngay từ khi khai sinh, cái tên Maya chưa bao giờ ngừng phát triển. Nó được hãng Autodesk mua lại vào năm 2008. Đến nay, qua gần chục năm phát triển nó được trang bị hàng chục tính năng mới dành cho ngành công nghiệp Animation, Visual Effect và 3D game.
>>> Xem ngay: Top 8 phần mềm thiết kế đồ họa 3D chuyên nghiệp nhất
Maya là một phần mềm ứng dụng trong không gian 3 chiều của hãng Autodesk
Autodesk Maya hay còn gọi cái tên ngắn gọn Maya, là một trình ứng dụng chuyên xây dựng và phát triển các đối tượng mô hình động trong không gian 3 chiều hay nó còn được dùng để xây dựng các nhân vật trong game, điện ảnh, phim…
2. Tính năng nổi bật của phần mềm Maya
- Hiệu suất làm việc cao: Với bộ xử lý nâng cao thông qua sự kết hợp của hiệu năng và tính chất công việc gồm các mene được bố trí hợp lý, các thao tác 3D, hệ thống tương tác chọn lọc màn hình hiển thị…
- Chế độ mô hình hóa 3D: Khi bạn truy cập vào một bộ công cụ đầy đủ của nhà sản xuất với những công cụ như polygon, NURBS. Các công cụ thao tác đa chức năng gồm có những chức năng lựa chọn cao cấp, chuyển đổi thuộc tính, chế độ tương tác UV, các công cụ tối đa hóa thiết kế sắp xếp tối ưu.
- Xử lý hình ảnh nâng cao: Có thể tạo ra bất kỳ hiệu ứng hình ảnh nào mà bạn có thể tưởng tượng ra từ các hiện tượng thiên nhiên thực tế đến các hình ảnh mang tính “xứ sở thần tiên” 2D, 3D.
- Khả năng render linh hoạt: Người sử dụng có thể tự do lựa chọn quá trình render cho dự án bất cứ lúc nào.
- Các công cụ mở rộng: Có tính tùy chỉnh, mở rộng và thao tác đa nhiệm cung cấp quyền truy cập đến các khung hình yêu cầu plugins…
Đăng ký khoá học làm powerpoint online ngay để nhận ưu đãi. Khóa học sẽ trang bị các kỹ năng thiết kế chuyên nghiệp trên Powerpoint, các thiết kế trình chiếu đơn giản đến nâng cao, các hiệu ứng nâng cao, chuyên nghiệp,...
[course_id:1380,theme:course]
[course_id:1567,theme:course]
[course_id:1630,theme:course]
3. Phần mềm Maya có thể làm được những gì
Phầm mềm Maya 3D là sự lựa chọn đầu tiên trong ngành công nghiệp Film hoạt hình và kỹ xảo VFX. Nếu như Game, kiến trức sử dụng 3DS Max là công cụ để sản xuất thì Maya lại thống lĩnh thị trường VFX và Film. Có thể nhận thấy hầu hết các tác phẩm của VFX và phim hoạt hình thế giới đều sử dụng Autodesk Maya. Vì thế phần mềm 3D này đã sở hữu một bộ tác phẩm "Khủng" từ các Studio hàng đầu và danh sách đó ngày càng được tăng dần theo từng phiên bản Showreel hàng năm.
4. Maya 3D game - Mảnh đất kiếm tiền màu mỡ
Những năm gần đây, chứng kiến sự vươn lên và phát triển sôi nổi của ngành công nghiệp game 3D. Không đứng ngoài cuộc chơi, Autodesk Maya đã liên tục phát triển các tính năng mới hỗ trợ mạnh mẽ cho game và chiếm thị trường lớn.
Maya được sử dụng trong việc xử lý hình ảnh game 3D
Tại Việt Nam, có nhiều các studio sản xuất thành công game tạo ra những cơ hội nghề nghiệp và môi trường chuyên nghiệp cho nhiều bạn trẻ đam mê game 3D.
5. Hỗ trợ sử dụng từ nhà cung cấp
Với những đặc điểm và tính năng trên, phần mềm đều đã được cập nhật và tối ưu với các thuê bao bản quyền mà các bạn sử dụng. Ngoài ra việc sử dụng phần mềm bản quyền giúp cho máy tính của bạn luôn được bảo vệ khỏi virut.
Luôn có được sự hỗ trợ kịp thời từ nhà sản xuất, ngoài ra liên tục được cập nhật sửa chữa các lỗi nhỏ trong phần mềm. Giúp bạn yên tâm hơn khi sử dụng nó để thiết kế.
Thừa hưởng những sức mạnh từ 3Ds Max, phần mềm Maya xứng đáng là một “cây cổ thụ” trong làng đồ họa không gian. Hy vọng rằng với những thông tin hữu ích về phần mềm Maya là gì mà UNICA chia sẻ, các bạn có niềm đam mê muốn khám phá thêm những phần mềm khác hãy nhanh tay đăng ký và theo dõi những khoá học thiết kế để có thêm những kiến thức cũng như biết thêm nhiều phần mềm hay giúp ích cho việc thiết kế của mình bạn nhé.
02/11/2019
7360 Lượt xem
Motion Graphic là gì? Xu hướng video ĐỒ HỌA CHUYỂN ĐỘNG 2024
Graphic Motion là một xu hướng của thời đại được sử dụng rất nhiều trong các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, có nhiều người có thể chưa từng nghe qua đến cái tên Graphic Motion khi làm về thiết kế đồ họa. Với lý do đó, UNICA sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích nhất về Graphic Motion trong bài viết dưới đây. Các bạn cùng tham khảo nhé!
Graphic Motion là gì?
Trong thế kỷ 21, làm video Graphic Motion đang là “mốt” bởi hình thức kiếm tiền qua quảng cáo đang rất nóng và “so hot”, dẫn đến hình thức quảng cáo Graphic Motion tạo được cho mình một “ngôi vương”.
Graphic Motion là một kỹ thuật đồ họa chuyển động của thế kỷ 21
Graphic Motion hay còn gọi với cái tên Motion graphics được hiểu là đồ họa chuyển động. Đây là một kỹ thuật mở rộng mà ở đó người dùng không còn bị giới hạn bởi các phương pháp đơn giản của một hình ảnh hay một đoạn phim nữa.
Là kỹ thuật xử lý giúp người xem tạo ra ảo giác về chuyển động hoặc luân chuyển quay kết hợp với âm thanh.
Ngoài ra, nó còn là một trong những xu hướng thiết kế nghệ thuật khá độc đáo và mang lại nhiều ấn tượng cho người dùng trong công nghệ thiết kế web, quảng cáo sáng tạo, Digital Marketing, Content Marketing…
Tính đến thời điểm hiện tại, có 3 dạng sản xuất Graphic Motion chính thường xuyên được sử dụng đó là:
- Whiteboard animation: Đây là dạng làm video truyền tải thông tin đơn giản, bạn chỉ cần sáng tạo một câu chuyện, hình ảnh độc đáo sẽ được vẽ lên một bảng trắng và kết hợp với các chuyển động cùng hiệu ứng hình ảnh, âm thanh để tạo nên sự hấp dẫn với người xem.
- Cut out animation: Hoạt hình cắt giấy với các đối tượng chính là các nhân vật, đồ dùng trên nền những vật liệu nhìn giống giấy, bìa cứng…
- Motion graphic: Loạt hình video sử dụng các chuyển động và hình ảnh đơn giản, kết hợp với âm thanh vui tai, các yếu tố hài hước giúp video của bạn trở nên hấp dẫn với người xem.
Khác với Motion Graphic, Animation là một thuật ngữ rộng hơn Motion Graphic. Nó là một loại hình nghệ thuật sử dụng chuyển động của các đối tượng đồ họa để vẽ lên một câu chuyện có thông điệp và mục đích.
Motion Graphic được sử dụng để phác thảo hoặc làm nổi bật những nội dung cần được nhấn mạnh trong bài viết hoặc truyền tải những ý tưởng phức tạp, trừu tượng của một số sản phẩm dịch vụ đến người xem sao cho dễ hiểu hơn.
Lợi ích khi sử dụng dịch vụ sản xuất Motion Graphic
- Khi sử dụng Motion Graphic sẽ mang lại cho bạn những video có nội dung sinh động và mới lạ. Bạn không cần xem những cảnh phim thật, bởi Motion Graphic sẽ giúp hình ảnh của bạn được thể hiện rất rõ nét như bên ngoài cuộc sống. Bằng cách này, các nhà làm phim sẽ thỏa sức sáng tạo để thể hiện ý tưởng của mình mà không lo ngại những bó buộc về không gian và góc quay.
- Tiết kiệm chi phí sản xuất: Khi bạn lựa chọn giải pháp này, bạn sẽ tiết kiệm được một khoản tiền cho vấn đề tạo dựng một ekip làm phim. Ngoài ra, bạn sẽ được tùy ý sáng tạo những nhân vật và ý tưởng của mình với hình ảnh thiết kế đồ họa được chỉnh sửa hoàn toàn trên máy tính.
- Làm video Motion Graphic: Đây là lợi ích tuyệt vời cho Marketing bởi nó giúp bạn hiểu rõ hơn về khách hàng và dịch vụ.
- Đồ họa chuyển động giúp cho các chiến dịch quảng cáo hay hỗ trợ doanh nghiệp trong chiến lược Marketing.
Giúp cho các doanh nghiệp có những ý tưởng sáng tạo độc đáo
- Giúp cho các công ty, doanh nghiệp, cá nhân xây dựng được thương hiệu. Nó sẽ thay thế cho các pano, poster quảng cáo nhàm chán, nhạt nhẽo bằng các hình ảnh chuyển động. Khi bạn phát trên truyền hình hay mạng Internet, đồ họa chuyển động một cách sinh động và nó còn giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian phát.
- Giúp giới thiệu sản phẩm: Hiệu ứng Motion Graphic cũng được nhiều doanh nghiệp, công ty ứng dụng vào làm video giới thiệu sản phẩm. Các chuyển động đồ họa giúp bạn tạo ra các video sinh động và chân thật.
>> Cách làm Infographic marketing như thế nào cho hiệu quả?
Ưu điểm của Motion Graphic
- Motion Graphic không tốn nhiều thời gian để thiết kế và cực kỳ cuốn hút, đó chính là ưu điểm lớn nhất mà các nhà thiết kế sử dụng để sáng tạo sản phẩm.
- Nó đơn giản hóa sự phức tạp của đối tượng bằng những đồ họa chuyển động.
- Motion Graphic còn kết hợp với nhiều yếu tố khác nhau như hiệu ứng 2D, 3D, Typography, Illustrations, Photographs, Music…
- Thu hút người chú ý và quan tâm bởi những hình ảnh mang tính ngộ nghĩnh và thú vị.
Graphic Motion được dùng rộng rãi trong các chiến lược Marketing
- Tiết kiệm được chi phí sản xuất.
- Nhờ sự kết hợp và pha trộn phong cách giữa các Motion Graphic, không dễ nào tìm được sự khác biệt giữa đồ họa 2D, 3D.
- Có thể truyền tải một lượng lớn thông tin mà chỉ tóm gọn trong vài phút thậm chí hoặc vài giây. Nó mang đến một bức tranh hình ảnh khác nhau, sống động đến khách hàng.
Hy vọng rằng với những thông tin mà UNICA chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn có những hiểu biết đơn giản về Motion Graphic cũng như các ưu điểm và lợi ích mà nó mang lại cho người sử dụng.
>> 3 nguyên tắc vàng làm video giới thiệu sản phẩm
02/11/2019
574 Lượt xem
Davinci Resolve là gì? Những điều bạn cần biết về Davinci Resolve
Nói đến phần mềm xử lý video chuyên nghiệp, có lẽ Adobe Premiere Pro là cái tên được nhắc đầu tiên nhưng phần mềm lại có giá khá cao. Đây là một phần mềm có bản miễn phí với đầy đủ tính năng dựng phim cho những ai mới bắt đầu. Hãy cùng UNICA tìm hiểu Davinci Resolve là gì? Những điều cần biết về Davinci Resolve.
Davinci Resolve là gì?
Davinci Resolve là một phần mềm xử lý video mạnh mẽ, bạn có thể dùng để dựng phim, biên tập video như: cắt ghép video, xử lý âm thanh, chèn nhạc, hiệu ứng chuyển cảnh, chuyển âm,...
Hiện nay, phần mềm làm kỹ xảo video Davinci Resolve đang được hỗ trợ trên cả ba hệ điều hành là Windows, MacOS và Linux.
Davinci Resolve là gì?
Trước đây, phần mềm Davinci chỉ được dùng xem như một bản thay thế tạm thời cho Adobe Design. Tuy nhiên sau một thời gian cải tiến và phát triển thì nó đã mở rộng thêm rất nhiều tính năng độc đáo, cho phép chỉnh sửa video chuyên nghiệp. Hiện Davinci Resolve là sự lựa chọn tối ưu của rất nhiều người khi có ý định chỉnh sửa phim ảnh.
Những ưu điểm của phần mềm Davinci Resolve là gì?
Như đã chia sẻ ở phần trên, hiện tại phần mềm edit video Davinci Resolve đã có rất nhiều cải tiến tuyệt vời. Ở phiên bản mới, Davinci Resolve sở hữu rất nhiều ưu điểm mạnh mẽ với các đối thủ khác. Cụ thể ưu điểm của Davinci Resolve có thể kể đến như:
Giao diện dễ nhìn, hiện đại và gọn gàng
Một trong những ưu điểm đầu tiên phải nói đến của phần mềm Davinci Resolve đó chính là giao diện thân thiện với người dùng. Nhờ đó, người dùng có thể nhanh chóng tiếp cận để sử dụng một cách dễ dàng. Không giống như những phần mềm khác, giao diện Davinci Resolve có thiết kế tối giản, gọn gàng, không gây rườm rà, rối mắt.
Khi mới bắt đầu sử dụng với Davinci Resolve người dùng sẽ làm quen với một không gian màu đen với các tính năng đã được phân chia rõ ràng. Điều này giúp người dùng thuận tiện thao tác, không hề cảm thấy rối rắm và khó chịu. Không chỉ vậy, Davinci Resolve còn có thanh trình đơn với các tính năng cơ bản giúp người dùng cơ bản dễ dàng tiếp cận.
Giao diện phần mềm Davinci Resolve thân thiện với người dùng
Đa dạng các tính năng tuyệt vời
Bên cạnh giao diện dễ nhìn, thuận tiện sử dụng, Davinci Resolve còn được đánh giá cao bởi các tính năng chỉnh sửa video vô cùng tuyệt vời. Phần mềm cho phép bạn chỉnh sửa chuyên sâu, bạn sẽ được lựa chọn ngay khi các tài nguyên đã được load xong. Với Davinci Resolve, các trình ngữ cảnh cũng luôn được hiển thị trong phạm vi cửa sổ nên rất thuận tiện thao tác.
Davinci Resolve có thế mạnh trong việc xử lý hậu kỳ. Hầu hết các khía cạnh mà người chỉnh sửa có thể can thiệp được vào hậu kỳ, Davinci Resolve đều sẽ cung cấp cho người dùng. Không chỉ vậy, Davinci Resolve còn là giải pháp hoàn hảo cho các chuyên gia về màu sắc, hiệu ứng của video. Phần mềm Davinci giúp bạn trở thành chuyên viên biên tập video đích thực.
Cung cấp khả năng can thiệp màu chuyên sâu
Không chỉ dừng lại ở 2 ưu điểm tuyệt vời trên, Davinci Resolve còn được đánh giá cao bởi tính năng can thiệp màu chuyên sâu. Tính năng Color Match cho phép bạn can thiệp sâu vào màu sắc, màu RGB hay theo dõi 3D.
Bên cạnh tính năng can thiệp vào hệ màu, phần mềm chỉnh sửa video Davinci Resolve còn có ưu điểm nổi trội là cung cấp cho người dùng khả năng làm việc song song với người khác. Tức là bạn hoàn toàn có thể chỉnh sửa màu sắc của video trong khi người khác cũng đang làm việc trên file tệp tin đó.
Tính năng Color Match cho phép bạn can thiệp sâu vào màu sắc
Khả năng chỉnh sửa hậu kỳ mạnh mẽ
So với đối thủ khác, phần mềm dựng phim Davinci Resolve được đánh giá rất cao về khả năng chỉnh sửa hậu kỳ mạnh mẽ. Với sự tối giản trong giao diện, tích hợp nhiều các chức năng cần thiết. Kết hợp công cụ cho phép can thiệp sâu vào hệ màu, phần mềm Davinci Resolve giúp người làm hậu kỳ có thể dễ dàng thực hiện và đẩy nhanh tiến độ công việc của mình.
Thông thường, người đảm nhiệm vai trò làm hậu kỳ cho phim sẽ phải làm việc với một số lượng file thông tin lớn. Sự hiển thị thông minh và trực quan kết hợp cùng trình quản lý tệp thông minh của Davinci Resolve sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho người làm hậu kỳ.
DaVinci Resolve miễn phí khác bản trả phí điều gì?
Để Davinci Resolve đáp ứng một cách hiệu quả nhất nhu cầu của bạn thì bạn có thể mua bản trả phí để sử dụng. Đối với phần mềm Davinci Resolve, bạn chỉ cần chi trả phần mềm này một lần duy nhất là có thể sử dụng trọn đời. Vậy phiên bản Davinci Resolve trả phí khác phiên bản Davinci Resolve miễn phí như thế nào?
Độ phân giải tối đa: Ultra HD (4K)
Phiên bản Davinci Resolve miễn phí bị giới hạn độ phân giải tối đa trong project của bạn chỉ ở mức Ultra HD (4K). Vì vậy khi bạn xuất file sẽ bị giới hạn ở con số này. Nếu bạn muốn xuất file với độ phân giải cao hơn bạn phải trả phí, mua bản Davinci Resolve Studio.
Phiên bản miễn phí bị giới hạn độ phân giải
Không có công cụ hợp tác đa người dùng
Phiên bản Davinci Resolve miễn phí sẽ không hỗ trợ bộ công cụ hợp tác đa người dùng. Tính năng nhiều người cùng sử dụng file chỉ hỗ trợ trên bản trả phí. Thực tế, nếu bạn chỉ sử dụng cá nhân thông thường thì bạn cũng không cần dùng đến tính năng này. Tính năng này chỉ cần thiết để sản xuất các phim điện ảnh lớn và các chương trình truyền hình. Nếu bạn có một studio dựng phim nhiều máy, nhiều người làm thì bạn nên đầu tư bản trả phí, còn nếu chỉ dùng cá nhân thì cũng không cần, bản miễn phí cũng là quá đủ với bạn rồi.
Giảm noise video
Bản Davinci Resolve sẽ không có tính năng giảm noise video. Nếu bạn thích quay video ở mức độ ISO tối đa trong điều kiện thiếu sáng thì bạn rất cần đến tính năng giảm noise video để chất lượng video quay được tốt hơn. Trường hợp bạn không có chức năng này, video quay sẽ kém chất lượng.
Nếu bạn đang dùng phần mềm Davinci Resolve bản thường không thể sử dụng giảm noise video thì bạn có thể sử dụng giải pháp thay thế như: kiểm soát noise khi quay camera, chỉnh phơi sáng chính xác, sử dụng phần mềm After Effects để giảm noise,...
Giảm noise video cần thiết khi bạn tăng ISO trong điều kiện quay thiếu sáng
Không có công cụ tự động nhận dạng khuôn mặt
Công cụ nhận diện khuôn mặt là một phần thư viện OFX FX, nó có khả năng phân tích và theo dõi chuyển động của nhiều yếu tố khác nhau trên khuôn mặt người như: mắt, môi, cằm, lông mày… Đây là một công cụ rất hay tuy nhiên trên bản Davinci Resolve thường sẽ không hỗ trợ.
Với công cụ tự động nhận diện khuôn mặt, một khi video đã được phân tích nó cho phép bạn có thể chỉnh sửa ở bất cứ đâu. Quá trình chỉnh sửa này có độ chính xác cao, kết quả chân thực. Nhờ đó, bạn tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều.
Nếu bạn không muốn đầu tư bản trả phí, giải pháp dành cho bạn đó là chỉnh màu phần mặt với ứng dụng chỉnh màu video thứ cấp thông thường, kết hợp với các mask. Với giải pháp này bạn cũng sẽ có kết quả tương tự nhưng sẽ tốn nhiều thời gian hơn.
Một vài FX không có trong bản miễn phí
Bản miễn phí của phần mềm Davinci Resolve sẽ không có đầy đủ thư viện video effect (OFX FX). Một vài những công cụ tinh vi và mạnh mẽ nhất sẽ dành riêng cho phiên bản trả phí như: Camera Blur, Lens Flare, Film Grain… cùng nhiều hiệu ứng khác. Nếu không muốn đầu tư bản Studio, bạn có thể sử dụng hiệu ứng này ở trong phần mềm After Effects.
Phiên bản miễn phí sẽ không có một vài FX
Thành thạo phần mềm Adobe Premiere để dựng phim cơ bản bằng cách đăng ký học online qua video. Khóa học giúp bạn tạo dựng được nền tảng vững chắc để trở thành chuyên gia dựng phim. Đồng thời chia sẻ cho bạn những kỹ năng nâng cao và hiệu ứng kỹ xảo tuyệt vời trong Adobe Premiere CC.
[course_id:1755,theme:course]
[course_id:483,theme:course]
[course_id:711,theme:course]
Không có Lens Correction
Nhiều người không để ý nhưng phiên bản dùng miễn phí phần mềm chỉnh sửa video Davinci Resolve cũng sẽ không hỗ trợ Lens Correction. Phần mềm này có chức năng là khắc phục các biến dạng quang học do ống kính extra-wide hay máy quay GoPro gây ra. Đồng thời nó còn có chức năng phân tích cảnh, Lens Correction có một thanh trượt cho phép tăng giảm độ méo ở phần rìa ảnh.
Không có các công cụ 3D lập thể
Ở bản Davinci Resolve miễn phí cũng không cho phép sử dụng các công cụ 3D lập thể. Tuy nhiên công cụ này cũng ít sử dụng, thường bạn chỉ dùng đến công cụ này khi bạn là một kiểu James Cameron hoặc Werner Herzog. Vì vậy, bạn cũng không nhất thiết phải đầu tư tiền mua phiên bản trả phí.
Panasonic GH5, 10 Bits
Phần mềm DaVinci Resolve tương thích hoàn toàn với media từ GH5, và nếu bạn dùng V-Log, LUT chuyển đổi thành Rec.709 hoạt động rất ổn định và rất tốt, hình ảnh cũng rất dễ được chỉnh màu. Tuy nhiên, bản miễn phí lại không hỗ trợ video 10 bits. Đây là một vấn đề rất lớn, nhất là khi bạn dùng Panasonic GH5.
Bản Davinci Resolve miễn phí không hỗ trợ video 10 bits
Yêu cầu cấu hình để chạy Davinci Resolve
Sau khi đã hiểu rõ Davinci Resolve là gì? Davinci Resolve có miễn phí không? Chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn yêu cầu tối thiểu để chạy Davinci Resolve. So với các phần mềm chỉnh sửa video khác thì Davinci Resolve yêu cầu cấu hình không hề cao. Cụ thể cấu hình tối thiểu để chạy Davinci Resolve như sau:
Hệ điều hành: Window 10 64 bit (có hỗ trợ các hệ điều hành khác)
RAM: 16GB
Dung lượng bộ nhớ trong: 4GB
Chip xử lý: Intel Pentium i5 với Multicore trở lên
Card đồ họa: GPU ít nhất 2GB Vram hỗ trợ OpenCL 1.2 hoặc CUDA 11
Yêu cầu cấu hình để chạy Davinci Resolve
Thông tin về các phiên bản của phần mềm chỉnh sửa video Davinci Resolve
Phần mềm chỉnh sửa video Davinci Resolve hiện tại đang có 3 phiên bản là: Davinci Resolve 14, Davinci Resolve 16 và Davinci Resolve 18. Cụ thể thông tin các phiên bản này như sau:
Phần mềm Davinci Resolve 14
Phần mềm dựng phim Davinci Resolve 14 đã được đội ngũ nhân viên phát triển và cải thiện hiệu suất hoàn thiện khả năng dựng phim. Ngoài những cải thiện hiệu suất dựa trên việc tối ưu hóa hệ thống, Resolve 14 còn có thêm hàng trăm tính năng mới dành cho chỉnh màu và finishing. Toàn bộ hệ thống âm thanh phụ trợ cũng được thay thế bằng Fairlight.
Sau những cải tiến mới, Davinci Resolve 14 đã giúp cho toàn bộ quá trình làm việc trở nên hiệu quả hơn. Bắt đầu từ tính năng nút Playback - toàn bộ hệ thống đã tăng tốc đáng kể và chạy tốt hơn trên nhiều loại phần cứng khác nhau.
Thêm một cải tiến của Davinci Resolve được nhiều người ưa thích đó là cải tiến Node tree mà không cần ngưng quá trình xử lý và xuất video ra. Nó cho phép người dùng sử dụng như một bộ nhớ đệm nhỏ, nếu có sai sót chỗ nào hoặc muốn thử những lựa chọn khác sẽ không cần phải bắt đầu lại từ đầu.
Trang chỉnh màu cũng được cải thiện đáng kể với khả năng nhóm các keyframe dễ dàng để xóa chúng cùng lúc, giúp cho tốc độ xử lý tăng lên đáng kể nếu bạn làm việc với nhiều keyframe hoặc roto.
Còn nếu bạn là một người ưa thích chỉnh màu Mini Panel thì đến Davinci Resolve 14 bạn sẽ phải thốt lên bất ngờ với nhiều màu được bổ sung cho người dùng. Các LCD và nút bấm đèn nền đã được điều chỉnh độ sáng trong phần setting.
Davinci Resolve 14 với nhiều tính năng chỉnh sửa video nâng cao
Thêm một tính năng tuyệt vời nữa của phần mềm cập nhật Davinci Resolve 14 đó là cải tiến quy trình dựng online. Đầu tiên bạn sẽ tùy chọn “Live Save” trong thiết bị đặt tự động lưu. Tính năng này lưu project của bạn trong thời gian thực và có nghĩa là đồng thời lúc bạn thực hiện công việc sẽ không xảy ra bất cứ sự cố mất mát dữ liệu nào cả như: Bị mất nguồn điện, lỗi phần cứng…
Bạn có thể bật thêm cả tính năng “Live save” để liên tục lưu trữ Project của bạn khi đang làm việc. Thêm nữa, phần mềm Davinci Resolve 14 có thêm một Undo History panel để bạn có thể thấy được lịch sử thay đổi và bạn có thể thao tác ngược trở lại hoặc tiến ra sau trong khi project và timeline của bạn cập nhật.
Nhìn chung, Davinci Resolve 14 rất ấn tượng với những công cụ và tính năng mới để bạn cải tiến workflow và hoàn thiện tính năng dựng phim, chỉnh sửa màu dễ hơn.
Phần mềm Davinci Resolve 16
Đây là phiên bản cập nhật phần mềm dành cho những bạn yêu thích cắt video để trải nghiệm. Từ trước đến nay, Davinci Resolve luôn được người yêu công nghệ coi là sản phẩm thay thế rẻ tiền và tốt không hề kém cạnh ứng dụng “Ông hoàng” Adobe Premiere Pro CC.
Phần mềm chỉnh sửa video Davinci Resolve 16 được hãng Blackmagic Design “trình làng” dành cho đối tượng chính là các YouTuber. Phần mềm sẽ có riêng một module tách biệt với trang chỉnh sửa hiện tại và bạn có thể chuyển đổi qua lại. Với tính năng Timeline kép được trang bị cho phép bạn có thể xem toàn bộ video đã dựng ở bên trên khu vực đang cắt hoặc chỉnh sửa ở bên dưới.
Davinci Resolve 16 phiên bản beta dùng thử
Ngoài ra, Davinci 16 cung cấp đầy đủ các cụ gồm Import, trim (cắt), trộn âm thanh, phối màu. Thêm nữa, có một tính năng đặc biệt mang tên Source tape, thay vì bạn phải chọn hàng tá các clip thì bạn có thể click vào nút Source tape để xem lại mọi thứ dưới dạng một cuốn băng dài. Thông qua đó, bạn có thể xem qua tất cả các khung hình, tìm phần bạn muốn chỉnh sửa nhanh trên Timeline.
Cũng tương tự như hệ thống của Sensi của Adobe, phần mềm Davinci Resolve 16 cũng có một hệ thống hỗ trợ nâng cấp khung hình tốt hơn. Thậm chí bạn có thể sử dụng hệ thống này để xử lý hàng loạt nội dung bằng cách cho nó nhận ra các clip với đối tượng cụ thể để sắp xếp chúng vào đúng nơi.
Tuy nhiên, đây là một cập nhật bạn phải trả phí. Hiện nay, hãng Blackmagic đang bán phiên bản này với giá khá cao là 299 USD nhưng hiện tại Davinci Resolve 16 chỉ mới dừng ở bản beta để người dùng tải xuống dùng thử.
Phần mềm Davinci Resolve 18
Tại thời điểm hiện tại, Davinci Resolve 18 đang là phiên bản mới nhất được phát hành vào tháng 11 năm 2021 bởi Blackmagic Design. So với các phiên bản trước thì phiên bản này sở hữu nhiều tính năng đặc biệt như:
Phần mềm Davinci Resolve 18 với nhiều cải tiến
Hỗ trợ tính năng Magic Mask trên Davinci Resolve 18 cho phép người dùng tạo mặt nạ trên đối tượng trong video một cách đơn giản và nhanh chóng.
Tính năng Color Warper được cải tiến hơn để giúp người dùng dễ dàng điều chỉnh màu sắc của video.
Tích hợp tính năng Super Scale: Cho phép người dùng điều chỉnh kích thước của video mà không làm giảm chất lượng hình ảnh.
Cải thiện tính năng Fairlight giúp người dùng chỉnh sửa âm thanh một cách dễ dàng và chuyên nghiệp hơn bao giờ hết.
Davinci Resolve 18 đem đến một giao diện người dùng trực quan và hiệu suất làm việc tốt, giúp bạn tập trung vào sáng tạo mà không bị giới hạn bởi công nghệ. Điều này giúp cho quá trình chỉnh sửa video và hiệu chỉnh màu sáng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn bao giờ hết.
Kết luận
Nhìn chung, Davinci Resolve là một ứng dụng rất ấn tượng với những công cụ mới, cải tiến mới dành cho những bạn đam mê dựng phim, chỉnh sửa video. Thông qua bài viết trên, UNICA chắc chắn các bạn đã hiểu Davinci Resolve là gì? Để trở thành một nhà thiết kế chuyên nghiệp đòi hỏi bạn phải thường xuyên trau dồi kiến thức, kỹ năng, học hỏi từ những người có kinh nghiệm hoặc tham khảo các khoá học dựng video cơ bản trên Unica, giảng viên sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn một cách bài bản và áp dụng vào thực hành ngay lập tức.
02/11/2019
12329 Lượt xem
“Bỏ túi” những tips Cinema 4D siêu chuyên nghiệp
Cinema 4D là một trong những ứng dụng 3D “siêu” nổi tiếng của những năm trở lại đây. Nó đáp ứng được rất nhiều trong công việc từ xử lý kết cấu đến các chuyển động của đồ họa, mô phỏng, làm hoạt hình, học dựng video và xây dựng nhân vật. Tuy nhiên, có nhiều người vẫn không biết cách sử dụng ứng dụng này. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ giới thiệu cho bạn một vài mẹo đơn giản, giúp bạn sử dụng thành thạo Cinema 4D.
Truy cập được mọi thứ bằng phím tắt
Cinema 4D là một công cụ khả dụng và đa năng, nó có rất nhiều tùy chọn, menu, công cu và tag. Việc bạn phải nhớ hết công năng và nhiệm vụ của mỗi tab là rất khó khăn. Nên khi bạn chật vật để ghi nhớ thì có một cách đơn giản nhất để bạn truy cập được mọi thứ trong Cinema là sử dụng phím tắt Shift và C. Bạn hãy gõ lệnh mà mình muốn sử dụng, nó sẽ đưa ra một danh sách và bạn ấn Enter là xong.
Hợp nhất các cảnh phim
Cảnh phim trong Cinema 4D được gọi là take, nó là một cách tuyệt vời để bạn nhanh chóng giải quyết vấn đề phát triển trực quan ở mức độ tương tác công cụ trong một tệp cảnh. Để hợp nhất tất cả các cảnh khi đã ưng được một quay nào đó, bạn chỉ cần vào Object Manager và nhấn chuột phải chọn Remove from All Takes. Ngay sau bước click chuột đó, nó sẽ di chuyển tất cả thay đổi trong cảnh đó tới cảnh chính.
>>> Xem ngay: Post production là gì? Quy trình thực hiện Post production
Sử dụng hiệu ứng Cinema 4D để hợp nhất các cảnh
Sắp xếp công việc bằng Layer
Như chúng ta đã biết, Layer là một công cụ rất tuyệt vời trong việc kiểm soát Object Manager trong các phân cảnh lớn. Bạn cần phải tạo cho mình Layer trong Layer Manager hoặc nhấn chuột phải vào các vật thể được chọn. Bạn cần chọn Add to New Layer. Bạn sẽ kéo thả Objet Manger để thêm vào các Layer hoặc nhấn giữ phím Ctrl.
Sử dụng các công cụ Sculpting điêu khắc khi mô hình hóa
Việc phát triển nhiều tính năng Sulpting cho Cinema sẽ khiến bạn vô cùng bất ngờ khi tận dụng bộ công cụ này. Khi bạn đang muốn mô hình hóa và tùy biến một khu vực nào đó với độ chính xác cao chỉ cần chuyển sang chế độ Sculpting và gia tăng mức độ phân chia hình ảnh.
Lắp ghép đối tượng lại với nhau
Sau khi bạn thiết lập được layout cho nhân vật, bạn cần đi lắp ghép các bố cục lại với nhau. Ngoài ra, bạn có thể dùng mọi thứ từ dự án cũ để sử dụng sắp xếp lại trở thành một bố cục hấp dẫn.
>>> Xem ngay: VFX là gì? Kỹ năng để trở thành một nhân viên VFX giỏi
Lắp ghép các bố cục hoàn chỉnh với nhau
Cinema 4D đi kèm với hỗ trợ tuyệt vời cho vật liệu, kết cấu và tốc độ dựng hình nhanh chóng. Với những cách sử dụng mà UNICA đã chia sẻ, hy vọng các bạn sẽ có những mẹo siêu đỉnh để thiết kế được một sản phẩm đồ họa hoàn hảo.
02/11/2019
939 Lượt xem
Các phím tắt trong After Effects giúp dựng kỹ xảo chuyên nghiệp
Sử dụng thuần thục các phím tắt trong After Effects bạn có thể dựng video nhanh chóng với các kỹ xảo chuyên nghiệp. Với sự hỗ trợ của các phím tắt, bạn còn có thể tạo dựng được những video xuất sắc, đẹp mắt mà không cần tốn quá nhiều công sức, tiết kiệm đáng kể thời gian. Trong bài viết này, Unica sẽ tổng hợp các phím tắt trong After Effects, bạn hãy tham khảo và ghi nhớ để sử dụng nhé.
Tác dụng của phím tắt trong After Effects
Phím tắt After Effects đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số tác dụng của phím tắt trong After Effects:
Tiết kiệm thời gian: Sử dụng phím tắt giúp tiết kiệm thời gian so với việc tìm kiếm và thực hiện các thao tác qua menu hoặc bảng công cụ như thông thường. Với phím tắt chỉ bằng thao tác nhấn một phím hoặc một tổ hợp phím, bạn có thể truy cập nhanh chóng đến các chức năng, công cụ và hiệu ứng trong After Effects.
Tăng hiệu suất làm việc: Phím tắt giúp bạn làm việc nhanh hơn và mượt mà hơn trong quá trình chỉnh sửa và tạo hiệu ứng After Effect. Thay vì di chuột và tìm kiếm các công cụ hoặc chức năng, bạn có thể thực hiện các thao tác bằng cách nhấn các phím tắt tương ứng. Điều này hỗ trợ tăng tốc độ làm việc hơn rất nhiều.
Phím tắt giúp đẩy nhanh tốc độ làm việc, tiết kiệm đáng kể thời gian
Truy cập nhanh vào các chức năng quan trọng: Phím tắt cho phép bạn truy cập nhanh vào các chức năng quan trọng như: lưu tệp tin, tạo keyframe, zoom vào hoặc ra, thay đổi chế độ xem, hoặc tắt/bật hiển thị các lớp. Điều này giúp bạn thao tác một cách nhanh chóng và dễ dàng trong quá trình làm việc.
Sự linh hoạt và tiện lợi: Phím tắt là một công cụ linh hoạt và tiện lợi trong After Effects. Bạn có thể tự do tùy chỉnh và sắp xếp phím tắt theo ý muốn. Bạn cũng có thể chuyển đổi giữa các bộ phím tắt được tùy chỉnh hoặc các bộ phím tắt mặc định của After Effects tùy theo nhu cầu công việc cụ thể của bạn.
Tổng hợp các phím tắt trong After Effect
Phím tắt trong After Effect có rất nhiều, bao gồm: các phím tắt cơ bản, phím xử lý Timeline, phím tắt điều khiển Layer, phím xử lý File,... Cụ thể các phím tắt các lệnh trong After Effect như sau:
Phím tắt cơ bản
Ctrl + C/ Ctrl + V: Copy/dán Layer (Dán đầu timeline)
Ctrl + Alt + V: Dán Layer vào vị trí bạn cần trên Timeline
Ctrl + Mũi tên lên/xuống: Nút lệnh after dùng để chuyển chọn Layer
Ctrl + A: Copy tất cả
Một số phím tắt thông dụng trong After Effect hiện nay
Ctrl + Shift + A/ F2: Bỏ chọn tất cả
Enter: Đổi tên layer, composition, thư mục, effect, nhóm, mask
Ctrl + Z: Lùi lại bước trước
Ctrl + Shift + Z: Lùi lại bước sau
Đăng ký khoá học làm video bằng After effects online ngay. Khóa học giúp bạn nắm vững các kiến thức tổng quan về phần mềm After Effect, thực hiện tốt các clip intro, hình ảnh hiệu các chương trình truyền hình và dễ dàng xin việc tại các công ty truyền thông.
[course_id:455,theme:course]
[course_id:1160,theme:course]
[course_id:1270,theme:course]
Phím tắt thao tác tạo Layer
Ctrl + /: Chèn source từ bảng project vào Timeline
Ctrl + Y: Tạo Solid Layer
Ctrl + Alt + Y: Tạo adjustment layer
Ctrl + Alt + Shift + Y: Tạo null Layer
Phím tắt trong quá trình làm việc với Layer
Ctrl + A: Copy layer trong After Effect
Ctrl + Shift + A: Bỏ chọn tất cả Layer
Ctrl + Mũi tên lên/ Mũi tên xuống: Chuyển chọn Layer
Đúp chuột: Mở layer
Ctrl + [ ]: Sắp xếp thứ tự Layer
Ctrl + C/ Ctrl + V: Copy/dán Layer (Dán đầu timeline)
Ctrl + Alt + V: Dán Layer vào vị trí bạn cần trên Timeline
Ctrl + D: Nhân đôi layer trong After Effect
Shift + D: Cắt layer trong After Effect ở khoảng thời gian đang đặt (tạo thành 2 Layer)
Ctrl + L: Khóa Layer
Ctrl + Shift + L: Bỏ khóa Layer
A: Mở tâm xoay (Anchor Point)
P: Mở vị trí (Position)
S: Mở bảng phóng to, thu nhỏ (Scale)
R: Mở bảng xoay (Rotation)
T: Mở bảng điều khiển độ trong (Opacity)
U: Mở các thuộc tính đã có keyframe trên bảng Layer
Phím tắt trong quá trình làm việc với Layer
Phím tắt kỹ năng xử lý hiệu ứng Layer
Đúp chuột vào hiệu ứng: Thêm hiệu ứng vào layer
Ctrl+Alt+Shift+E: Dùng hiệu ứng vừa được sử dụng
Ctrl+Alt+Shift+F: Dùng Animation vừa được sử dụng
E: Mở bảng hiệu ứng nếu gắn hiệu ứng (Effect)
Ctrl+Shift+T: Mở bảng hiệu ứng của layer (Effects)
Ctrl+Shift+E: Xóa tất cả hiệu ứng trong layer
Phím tắt xử lý Timeline
Phím tắt khi làm việc với giao diện Timeline
Scroll chuột giữa: Thu nhỏ, phóng to màn hình Preview
Ctrl + Alt + F: Căn chỉnh Layer vừa với diện tích Composition
, hoặc .: Thao tác phóng to/ thu nhỏ diện tích Composition
Phím tắt xử lý Timeline
B, N: Đặt điểm đầu và điểm cuối của vùng làm việc
Ctrl + Alt + B: Đặt vùng làm việc dài bằng khoảng tồn tại của Layer
+ hoặc -: Phóng to/ thu nhỏ Timeline
Alt + Lăn chuột: Phóng to/ thu nhỏ Timeline
Home, End: Lên đầu/ về cuối của Composition
I/O (In/ Out): Di chuyển đến điểm đầu/ điểm cuối của Layer
PgUp, PgDn: Tiến lên/ lùi 1 frame
Ctrl + Shift + mũi tên trái/ phải: Di chuyển 10 frame
Ctrl + Mũi tên trái/ Mũi tên phải: Lướt qua Timeline
J, K: Chuyển đến keyframe trước hoặc sau Timeline
Ctrl + Alt + A: Chọn tất cả các Keyframe đang hiện trên Timeline
M: Đánh dấu vị trí trên Timeline
Alt + [ ]: Ẩn Layer phía bên trái/ bên phải con trỏ
Phím 0: Xem trước phim có âm thanh
Shift + Phím 0: Xem trước Preview với tốc độ x2
Spacebar: Xem trước phim không âm thanh
Một số phím tắt trong After Effect làm việc trên giao diện Timeline
Phím tắt xử lý File
Phím tắt trong Project khi sử dụng After Effect
Ctrl + Alt + N: Tạo Project
Ctrl + O: Mở Project
Ctrl + Alt + Shift + P: Mở Project được mở gần nhất
Ctrl + Alt + Shift +K: Mở cài đặt Project (Project Setting)
Ctrl + W: Đóng project
Ctrl + Q: Đóng phần mềm
Phím tắt trong Composition
Ctrl+N: Tạo composition
Ctrl+K: Mở hộp thoại cài đặt composition (Composition Setting)
B or N: Đặt thời điểm đầu và kết thúc của không gian làm việc
Ctrl+Alt+B: Đặt không gian làm việc là thời lượng của layer được chọn
Ctrl + Shift + C: Tạo Composition trên các layer đang chọn
Phím tắt trong Project Panel
Ctrl + I: Import File
Ctrl + Alt + I: Nhập nhiều File cùng 1 lúc
Ctrl + Alt + Shift + N: Tạo thư mục mới
Ctrl+E: Preview (xem trước) file video footage
Ctrl+H: Thay thế video footage
Ctrl+Alt+L: Làm mới footage được chọn
Shift + Mũi tên lên/ xuống: Mở rộng File lựa chọn trong Tab Project
Ctrl+Backspace: Xóa một file video
Ctrl + F: Tìm kiếm trong Project Panel
Phím tắt trong Project Panel
Phím tắt Render
Ctrl+S: Phím tắt lưu project
Ctrl+Shift+S: Lưu project ra một bản khác
Ctrl + M: Chuyển Composition đang làm việc sang bảng Render
Ctrl+Shift+/: Thêm 1 composition vào hàng đợi render
Ctrl+Alt+M: Thêm 1 composition vào hàng đợi render của Adobe Ecoding
Ctrl+Alt+S: Thêm frame vào hàng đợi render
Ctrl+Shift+D: Nhân đôi file render
Phím tắt Preference trong After Effects
Ctrl+0: Đóng mở project panel
Ctrl+Alt+0: Đóng mở hộp thoại Render
Ctrl + 1: Đóng mở hộp thoại công cụ (Tool)
Ctrl+2: Đóng mở hộp thoại thông tin (Info)
Ctrl+3: Đóng mở hộp thoại xem trước (Preview)
Ctrl + 4: Đóng mở hộp thoại âm thanh (Audio)
Ctrl+5: Đóng mở hộp thoại hiệu ứng (Effects & Presets)
Ctrl+7: Đóng mở hộp thoại gõ văn bản (Text)
Ctrl+9: Đóng mở hộp thoại bút vẽ (Brushes)
F3: Mở Effect Control
Phím tắt Preference trong After Effects
Phím tắt thay đổi Chuột
V: Selection Tool - Công cụ chọn vùng
Giữ phím Ctrl: Selection Tool (V) tạm thời
H: Hand Tool
Giữ phím Space: Trỏ chuột bàn tay (Handtool) tạm thời
Z: Zoom Tool - Công cụ phóng to thu nhỏ
Ctrl + T: Horizontal Type Tool - Công cụ viết chữ
Q: Rectangle Tool - Công cụ vẽ mặt nạ cơ bản (Mask)
G: Pen Tool - Công cụ vẽ mặt nạ (Mask) bằng Pen Tool
Ctrl+Alt: Tạm thời dùng Pen Tool khi đang dùng Selection Tool
W: Rotation Tool - Công cụ xoay hình
C: Camera Tool - Công cụ điều khiển Camera
Y: Pan Behind (Anchor Point) Tools - Công cụ đổi tâm xoay hình
Ctrl + B: Brush Tool, Clone Stamp Tool, Eraser Tool
Phím tắt thay đổi chuột trong After Effects
Cách để sử dụng phím tắt trong After Effects thành thạo
Sau khi đã biết cụ thể các phím tắt trong AE, tiếp theo để có thể sử dụng After Effect một cách thuần thục và thành thạo các bạn cần chú ý một số những vấn đề sau:
Ghi nhớ chính xác tác dụng của các phím tắt After Effect
Bạn nhất định phải ghi nhớ các phím tắt sử dụng trong phần mềm After Effect. Bởi mỗi phím tắt sẽ có một chức năng riêng, việc ghi nhớ rõ giúp bạn không bị nhầm lẫn trong quá trình sử dụng After Effect. Thêm nữa, việc ghi nhớ phím tắt trong After Effect cũng giúp bạn thực hiện nhanh các thao tác hơn. Không cần phải dò tìm tốn thời gian trong quá trình làm việc của mình nữa.
Có thể nói, phím tắt trong AE sẽ giúp giảm thời gian làm logo bằng After Effect cũng như thực hiện các thiết kế khác. Việc ghi nhớ các nút lệnh này giúp bạn chủ động hơn rất nhiều trong quá trình sử dụng.
Để thao các phím tắt trong After Effects thành thạo cần thường xuyên luyện tập
Thực hành thường xuyên
Để sử dụng các nút lệch After Effect một cách thuần thục, phục vụ hiệu quả nhất cho quá trình làm việc của mình thì bạn cần phải thực hành thường xuyên. Việc thực hành, luyện tập nhiều sẽ giúp bạn ghi nhớ, dần dần việc sử dụng nút lệch như một thói quen hàng ngày. Đồng thời giúp bạn tiết kiệm đáng kể thời gian trong quá trình làm việc, có thể chỉnh sửa, chèn hiệu ứng nhanh chóng đáp ứng tốt nhu cầu làm việc của mình.
Kết luận
Bài viết đã tổng hợp các phím tắt trong After Effect thông dụng và thường xuyên được sử dụng trong việc chỉnh sửa kỹ xảo, hiệu ứng video. Hy vọng một số phím tắt mà UNICA chia sẻ sẽ hữu ích cho bạn trong thực tiễn học After Effect online tại website Unica.
02/11/2019
11479 Lượt xem
Adobe Media Encoder là gì? Ứng dụng và tính năng cơ bản
Hầu hết chúng ta đều sử dụng các phần mềm Premiere Pro hoặc After Effects cho các đồ họa chuyển động và biên tập video - kỹ xảo phim ảnh chuyên nghiệp. Tuy nhiên, tại sao bạn không nghĩ tới việc sử dụng một phần mềm có tên là Media Encoder để render video của mình. Trong bài viết này, UNICA sẽ chia sẻ từ A đến Z những phiên bản Adobe Media Encoder được nhiều người sử dụng nhất hiện nay tới bạn đọc.
Phần mềm Adobe Media Encoder là gì?
Adobe Media Encoder là chương trình chỉnh sửa, xử lý biên tập video phim ảnh chuyên nghiệp, cho phép người sử dụng có thể chuyển đổi video sang mọi định dạng một cách nhanh chóng và tối ưu nhất. Media Encoder luôn đi kèm với hai công cụ chỉnh sửa video - kỹ xảo chuyên nghiệp khác là Aodbe Premiere và Adobe After Effet - hai công cụ đỉnh cao trong bộ adobe Master Collection.
>>> Xem ngay: Concept là gì? Ứng dụng của Concept vào các lĩnh vực khác
Phần mềm Adobe Media Encoder CC phiên bản 2017
Nó là một công cụ chỉnh sửa tuyệt vời giúp cho mọi người quản lý đều có thể dễ dàng chia sẻ các tài nguyên cũng như khả năng chuyển đổi các định dạng giữa các phiên bản Premire Pro - After Effects giúp bạn tối ưu được thời gian thay vì phải làm việc với từng phần mềm riêng biệt.
Tính năng nổi bật của Adobe Media Encoder
- Hỗ trợ tạo và làm việc với một Project cùng nhóm một cách đơn giản
- Có thể chuyển đổi Color Profiles từ Primiere Pro và After Effects.
- Được hỗ trợ hệ màu sắc HLG đem lại sự sắc nét tinh tế.
- Hỗ trợ chuyển đổi định dạng linh hoạt
- Tạo được các proxy cho project.
- Xuất nhập files GIF
- Xem các video trực tiếp trên hệ thống
- Xuất, chia sẻ video trên các trang mạng xã hội FB, Zalo...
Tính năng của Adobe Media Encoder
Đăng ký khoá học làm Adobe Photoshop online ngay để nhận ưu đãi. Khóa học sẽ giúp bạn có kiến thức bải bản nhất về Photoshop, hiểu rõ về giao diện tổng quan và từng thông số trong Photoshop. Sau khóa học, bạn sẽ tự tin ứng tuyển vị trí thiết kế tại các doanh nghiệp, công ty hoặc mở dịch vụ thiết kế chuyên nghiệp tự do tại nhà.
[course_id:591,theme:course]
[course_id:321,theme:course]
[course_id:1393,theme:course]
Ứng dụng của Adobe Midia Encoder
Khả năng làm việc nhóm
Là một công cụ hữu ích giúp cho người dùng có thể quản lý được các nguồn tài nguyên giúp chia sẻ các nội dung làm việc một cách dễ dàng giữa các thành viên trong nhóm. Và khả năng chuyển đổi qua lại các định dạng với nhau. Tăng khả năng tối ưu trong quá trình làm việc
Tạo Proxy cho một Project
Khả năng tạo Proxy ( Bản sao dữ liệu ) là điều tuyệt vời của phần mềm này. Việc này có ý nghĩa tạo bản sao từ một video gốc có độ phân giải thấp hỗ trợ, thêm các hiệu ứng trong trường hợp cần thiết. Sau khi chỉnh sửa hoàn tất flie Proxy đó sẽ tải lên một video gốc ngay lúc đó nó sẽ tự động chỉnh sửa video gốc của bạn. Và cho ra một bản video chất lượng tương tự với video gốc.
Các phiên bản phần mềm Adobe Media Encoder hay dùng
Phần mềm Adobe Media Encoder CC 2018
Adobe Media Encoder CC 2018 là một trong những phiên bản cập nhất tốt nhất của hãng Adobe dành cho những ai chuyên chỉnh sửa, xử lý phim, biên tập video - âm thanh chuyên nghiệp. Ngoài ra, phần mềm này còn cho phép người dùng chuyển đổi video, render video sang các định dạng khác với chất lượng tốt hơn những vẫn giữ nguyên được video gốc. Ngoài ra, tại phiên bản này, bạn có thể tách được nhạc ra khỏi video một cách nhanh chóng và khá đơn giản.
Adobe Media Encoder 2018 được nhiều người dùng nhất trên thế giới
Adobe Media Encoder CC 2018 cho phép người dùng xuất được video ở bất cứ định dạng nào có thể. Là một phần mềm của Adobe nên Media Encoder được tối ưu nhiều tính năng với các sản phẩm khác như Adobe Premiere Pro CC, After Effects CC và các phần mềm khác.
Tham khảo khóa học: Text motion với After Effect
Thêm nữa, phần mềm Adobe Media Encoder CC 2018 sẽ giúp bạn chuyển đổi chất lượng video sang full HD, 4K. Ứng dụng đi tới tất cả các phương tiện truyền thông trên máy của bạn. Thông qua việc bạn nhập, chuyển mã, tạo proxy, xuất bất kỳ định dạng nào bạn thích. Công cụ quản lý này sẽ cho phép bạn làm việc một cách thống nhất các ứng dụng như Adobe Premiere Pro CC.
Trong phiên bản Adobe Media Encoder 2018 có những tính năng nổi bật như:
- Hỗ trợ bạn dùng Projects nhóm.
- Hỗ trợ Color Profiles từ các nguồn After Effects.
- Hỗ trợ tính năng HLG.
- Thông báo về các mục bị thiếu trong hàng đợi trước khi mã hóa bắt đầu.
- Cải tiến hiệu ứng Tuner thời gian.
- Chuyển đổi định dạng video.
- Hoạt ảnh GIF xuất hiện đã có trên cả Mac và windows.
- Hỗ trợ bạn có thể xem trước video sản phẩm, chia sẻ những video đó lên Youtube hoặc mạng xã hội.
Phần mềm Adobe Media Encoder CC 2019
Phiên bản cập nhật 2019 giúp cho người dùng trong khâu xử lý video cảm thấy thoải mái, dễ sử dụng hơn. Hãng Adobe đã phát triển phần mềm với giao diện trông rất đơn giản, thân thiện với người dùng nhưng vẫn giữ được tính chuyên nghiệp của một phần mềm đồ họa hiện đại.
>>> Xem ngay: GPU là gì? Tìm hiểu chức năng chính của GPU là gì
Adobe Media Encoder 2019 giúp người dùng cảm thấy thoải mái với tốc xử lý dữ liệu nhanh chóng
Nếu bạn có ý định sử dụng phiên bản Adobe Media Encoder 2019 thì máy tính của bạn cần có những yêu cầu như sau:
- Bộ xử lý đa lõi hỗ trợ 64 bit.
- Hệ điều hành windows 7 with Service Pack 1 (64 bit), Windows 8.1 (64 bit) or Windows 10 (64 bit).
- Hỗ trợ windows 10 Creator Edition.
- Ổ đĩa cần có dung lượng ít nhất 4GB trống chưa sử dụng.
- Màn hình cần có kích thước 1024 x 768 trở nên.
Trên đây là 2 phiên bản Adobe Media Encoder mới nhất mà Unica muốn chia sẻ tới các bạn. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho mọi người trong việc lựa chọn phần mềm cài đặt sử dụng.
Ngoài ra đối với chủ đề nhiếp ảnh - dựng phim chuyên nghiệp, hiện tại Unica có rất nhiều khóa học chụp ảnh chuyên sâu về lĩnh vực nghệ thuật chụp ảnh - xây dựng và biên tập video đỉnh cao dành cho tất cả mọi đối tượng từ người mới bắt đầu tìm hiểu cho đến những người có kinh nghiệm lâu năm muốn nâng cao tay nghề của mình.
02/11/2019
6063 Lượt xem
Tổng hợp những lợi ích khi học phần mềm After Effect bạn cần biết
Phần mềm After Effect là một trong những công cụ chỉnh sửa video chuyên nghiệp dành cho những người làm về truyền thông và thiết kế. Mặc dù phổ biến nhưng không phải ai cũng biết hết những lợi ích khi học phần mềm After Effect. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu phần mềm này, hãy cùng Unica tham khảo ngay bài viết dưới đây.
After Effect là phần mềm gì?
Adobe After Effects là một phần mềm chuyên nghiệp trong lĩnh vực đồ họa chuyển động và hiệu ứng đặc biệt. Phần mềm này được phát triển bởi Adobe Systems, After Effects cho phép người dùng tạo ra những hiệu ứng đặc biệt và hậu kỳ chuyên nghiệp trong các dự án phim ảnh, quảng cáo, video âm nhạc và nhiều lĩnh vực khác.
Một số tính năng chính của After Effects có thể kể tới đó là
Hiệu ứng đặc biệt: After Effects mang tới một loạt các công cụ và hiệu ứng đa dạng để tạo ra các hiệu ứng hình ảnh động phức tạp. Bạn có thể thêm các hiệu ứng ánh sáng, hiệu ứng mờ, hiệu ứng chuyển tiếp, hiệu ứng 3D và nhiều hiệu ứng khác để làm cho video trở nên sống động, ấn tượng hơn.
Hỗ trợ 3D và hình ảnh động: After Effects cho phép bạn tạo và làm việc với các phần tử 3D, bao gồm văn bản, hình dạng và đối tượng. Bạn có thể áp dụng hiệu ứng chuyển động 3D, tạo ra camera di chuyển và tạo ra không gian 3D đầy mê hoặc.
Adobe After Effects là một phần mềm chuyên nghiệp trong lĩnh vực đồ họa chuyển động và hiệu ứng đặc biệt
Composite (kết hợp) phần tử: After Effects cho phép bạn kết hợp nhiều phần tử hình ảnh, video và âm thanh để tạo ra kết quả cuối cùng. Bạn có thể sắp xếp các lớp, điều chỉnh độ sáng, tạo hiệu ứng lớp và tạo ra sự tương tác chặt chẽ giữa các phần tử khác nhau.
Hỗ trợ đa phương tiện: After Effects hỗ trợ nhiều định dạng video, âm thanh và hình ảnh khác nhau. Bạn có thể nhập và xuất các tệp tin trong các định dạng phổ biến như AVI, MP4, MOV, WAV và nhiều định dạng khác.
Tích hợp với các phần mềm khác: After Effects tích hợp tốt với các ứng dụng khác trong bộ công cụ Adobe như Adobe Premiere Pro và Photoshop. Điều này giúp tạo ra quy trình làm việc liền mạch và thuận tiện hơn cho các dự án phim ảnh và video.
Adobe After Effects là một công cụ mạnh mẽ để tạo ra các hiệu ứng đặc biệt và hậu kỳ chuyên nghiệp trong ngành công nghiệp đồ họa chuyển động. Với nó, bạn có thể tạo ra những sản phẩm đa dạng và độc đáo để làm nổi bật dự án của mình.
Trở thành chuyên gia After effects bằng cách đăng ký học online qua video. Khóa học giúp bạn thành thạo thiết kế và tạo chuyển động cho nhân vật hoạt hình, Shape motion, Text motion. Đăng ký ngay.
[course_id:1300,theme:course]
[course_id:712,theme:course]
[course_id:697,theme:course]
Ai nên học Adobe After Effect?
Adobe After Effects là một công cụ hữu ích cho nhiều lĩnh vực và đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, ba nhóm dưới đây sẽ là những người cần sử dụng công cụ chỉnh sửa thường xuyên nên được khuyến khích học Adobe After Effects:
Marketing, truyền thông
Các chuyên gia marketing và truyền thông có thể sử dụng After Effects để tạo ra các video quảng cáo sáng tạo cùng hiệu ứng đặc biệt để thu hút sự chú ý của khán giả. Bằng cách sử dụng các hiệu ứng hình ảnh động, chuyển động và composite, họ có thể tạo ra những video độc đáo đầy ấn tượng.
After Effects phù hợp với những người làm truyền thông
Quay dựng video
After Effects cung cấp các công cụ mạnh mẽ để chỉnh sửa video, làm mịn chuyển động, thêm hiệu ứng âm thanh và biên tập nhanh. Những người quay dựng video có thể sử dụng After Effects để làm cho video của họ trở nên chuyên nghiệp hơn, tạo ra các chuyển tiếp mượt mà và thêm hiệu ứng độc đáo để thu hút người xem.
Sinh viên
Sinh viên từ các ngành liên quan đến truyền thông, quảng cáo, hoạt hình và đồ họa có thể hưởng lợi rất nhiều từ việc học After Effects. Nó giúp họ phát triển kỹ năng trong việc tạo hiệu ứng đặc biệt, chuyển động và composite, mở rộng khả năng sáng tạo và mang tới cho họ một lợi thế trong thị trường lao động cạnh tranh.
Sinh viên từ các ngành liên quan đến truyền thông, quảng cáo, hoạt hình và đồ họa có thể hưởng lợi rất nhiều từ việc học After Effects
Tóm lại, Adobe After Effects là một công cụ mạnh mẽ cho các chuyên gia marketing, quay dựng video và sinh viên. Nếu bạn quan tâm đến việc tạo ra các hiệu ứng đặc biệt, biên tập video chuyên nghiệp và tăng cường khả năng sáng tạo, việc học After Effects sẽ mang lại lợi ích lớn cho bạn.
Những lợi ích khi học phần mềm After Effect bạn cần biết
Adobe After Effects sẽ mang tới rất nhiều lợi ích cho người dùng như là giúp bạn tạo được video sống động, tạo hiệu ứng 3D, hỗ trợ tích hợp với phần mềm Adobe Illustrator, tương thích với nhiều phần mềm,... Chi tiết từng lợi ích sẽ được chúng tôi đề cập ở dưới đây:
Tạo hiệu ứng, hình ảnh sống động
Lợi ích khi học phần mềm After Effect là cho phép tạo ra hiệu ứng và hình ảnh sống động trong các dự án đồ họa chuyển động. Dưới đây là một số cách bạn có thể tạo hiệu ứng và hình ảnh sống động bằng phần mềm này:
Hiệu ứng ánh sáng: Sử dụng các hiệu ứng ánh sáng như flare, ray, glow để tạo ra các hiệu ứng chiếu sáng và ánh sáng một cách sống động. Bạn có thể điều chỉnh màu sắc, độ sáng và góc chiếu để tạo ra hiệu ứng ánh sáng đa dạng và ấn tượng.
Chuyển động và biến đổi: Sử dụng các tính năng chuyển động như keyframe và motion path để tạo ra hiệu ứng chuyển động linh hoạt. Bạn có thể di chuyển, xoay, co giãn và biến đổi các phần tử để tạo ra các hiệu ứng động mượt mà và đặc biệt.
Hiệu ứng chuyển tiếp: After Effects cung cấp nhiều hiệu ứng chuyển tiếp đa dạng như dissolve, wipe, slide, và 3D motion để tạo nên sự chuyển tiếp mượt mà giữa các cảnh quay.
Hiệu ứng mờ và độ sắc nét: Sử dụng các hiệu ứng mờ và độ sắc nét như blur, sharpen để điều chỉnh độ sắc nét và mờ của hình ảnh. Bạn có thể tạo ra hiệu ứng mờ mờ, mờ phần tử nền hoặc làm nổi bật phần tử chính trong video.
Hiệu ứng hình ảnh đặc biệt: After Effects cung cấp nhiều hiệu ứng đặc biệt như particle, fire, smoke và explosion để tạo ra các hiệu ứng đặc biệt phức tạp. Bạn có thể tạo ra các cảnh vụn vỡ, hạt nhân hay mưa sao băng cho video của mình thêm sống động và thu hút.
After Effect cho phép tạo ra hiệu ứng và hình ảnh sống động
Theo dõi những thành phần 3D, kiểm soát chiều sâu, bóng, phản xạ
Adobe After Effects cho phép bạn theo dõi và kiểm soát các thành phần 3D, chiều sâu, bóng và phản xạ trong các dự án đồ họa chuyển động. Những công cụ hỗ trợ người dùng trong After Effects là:
Thành phần 3D: Bằng cách chuyển đổi một lớp thành lớp 3D, bạn có thể thêm các phần tử 3D như văn bản, hình dạng và đối tượng vào dự án của mình. Sau đó, bạn có thể di chuyển, xoay và thay đổi kích thước các phần tử 3D này để tạo ra các hiệu ứng động 3D.
Kiểm soát chiều sâu: After Effects cung cấp các công cụ để điều chỉnh chiều sâu trong cảnh 3D. Bạn có thể xác định vị trí các phần tử 3D trong không gian 3 chiều và điều chỉnh khoảng cách giữa chúng để tạo ra hiệu ứng sâu/thưa và tạo ra cảm giác chiều sâu trong video.
Bóng và phản xạ: Bạn có thể thêm các hiệu ứng bóng và phản xạ cho các phần tử 3D trong After Effects. Các hiệu ứng này giúp tạo ra cảm giác thực tế và chân thực hơn cho các đối tượng 3D. Bạn có thể điều chỉnh màu sắc, độ trong suốt, độ mờ và các thuộc tính khác của bóng cũng như phản xạ để tạo ra kết quả mong muốn.
Với khả năng theo dõi các thành phần 3D, kiểm soát chiều sâu, bóng và phản xạ, After Effects cho phép bạn tạo ra các hiệu ứng đặc biệt ấn tượng và chuyển động 3D chân thực trong các dự án đồ họa chuyển động của mình.
Adobe After Effects cho phép bạn theo dõi và kiểm soát các thành phần 3D, chiều sâu, bóng và phản xạ trong các dự án
Hỗ trợ tích hợp với phần mềm Adobe Illustrator
Adobe After Effects và Adobe Illustrator là hai phần mềm của Adobe Systems nên chúng đã được tích hợp với nhau. Dưới đây là cách After Effects hỗ trợ tích hợp với Adobe Illustrator:
Nhập tệp tin đồ họa từ Illustrator: Bạn có thể dễ dàng nhập các tệp tin đồ họa như hình ảnh vector, biểu đồ, biểu đồ cột từ Adobe Illustrator vào After Effects. Khi nhập, các đối tượng vector sẽ được giữ nguyên chất lượng và độ phân giải cao, cho phép bạn tạo ra hiệu ứng chuyển động và biên tập chúng trong phần mềm After Effects.
Sử dụng lớp vector trong After Effects: Sau khi nhập khẩu, bạn có thể sử dụng các lớp vector được tạo từ Illustrator trong After Effects. Điều này cho phép bạn thực hiện các thao tác chỉnh sửa, áp dụng hiệu ứng chuyển động và thậm chí biên tập các thành phần vector một cách linh hoạt.
Tích hợp hoạt ảnh vector: Bằng cách sử dụng tính năng tích hợp với Illustrator, After Effects cho phép bạn tạo ra các hiệu ứng hoạt ảnh vector phong phú. Bạn có thể tạo ra các hoạt ảnh vector phức tạp, chuyển động và thậm chí tạo ra các hiệu ứng động 3D với sự hỗ trợ của Illustrator.
Sự tích hợp mạnh mẽ giữa After Effects và Illustrator giúp tăng tính linh hoạt và sáng tạo trong quá trình làm việc. Bạn có thể sử dụng những đồ họa vector từ Illustrator và tạo ra các hiệu ứng động đẹp mắt trong After Effects để tạo ra các video và hoạt ảnh chất lượng cao.
Sự tích hợp mạnh mẽ giữa After Effects và Illustrator giúp tăng tính linh hoạt và sáng tạo trong quá trình làm việc
Tương thích tốt với nhiều phần mềm
Adobe After Effects là một phần mềm đồ họa chuyển động mạnh mẽ và có khả năng tương thích tốt với nhiều phần mềm khác như là:
Adobe Premiere Pro: After Effects và Premiere Pro là cặp đôi hoàn hảo cho việc chỉnh sửa video chuyên nghiệp. Bạn có thể tạo hiệu ứng đặc biệt trong After Effects và sau đó nhập chúng trực tiếp vào Premiere Pro để chỉnh sửa và hoàn thiện video. Tóm lại bạn có thể kết hợp cả hai phần mềm này nên với những bạn đang phân vân nên dùng Adobe Premiere hay After Effect thì câu trả lời là cả 2 nhé.
Adobe Photoshop: After Effects và Photoshop có thể hoạt động cùng nhau để tạo ra hiệu ứng hình ảnh và chuyển động phức tạp. Bạn có thể nhập các lớp Photoshop vào After Effects và sử dụng chúng làm phần tử trong video của mình.
Adobe Audition: Nếu bạn cần chỉnh sửa âm thanh hoặc thêm âm thanh đằng sau video thì nên sử dụng phần mềm Adobe Audition. Bạn có thể mở Audition từ After Effects để chỉnh sửa âm thanh và sau đó tự động đồng bộ hóa lại với dự án trong After Effects.
Cinema 4D: After Effects tích hợp mạnh mẽ với Cinema 4D, một phần mềm tạo đồ họa và hình ảnh 3D. Bằng cách sử dụng tích hợp này, bạn có thể tạo ra các hiệu ứng 3D phức tạp và hình ảnh chuyên nghiệp trong After Effects.
Không chỉ tương thích với nhiều phần mềm, After Effects có thể nhập và xuất đa dạng định dạng tệp tin như AVI, MP4, MOV và nhiều định dạng khác. Điều này cho phép bạn làm việc với các phần mềm khác và chia sẻ dự án của mình dễ dàng.
Với lợi ích khi học phần mềm After Effect này, đây sẽ là một công cụ mạnh mẽ để tích hợp với các phần mềm khác và tạo ra các dự án đồ họa chuyển động chất lượng cao.
Adobe After Effects là một phần mềm đồ họa chuyển động mạnh mẽ và có khả năng tương thích tốt với nhiều phần mềm
Kết xuất đa khung hình (Multi-Frame Rendering)
Kết xuất đa khung hình (Multi-Frame Rendering) là một trong những lợi ích khi học phần mềm After Effect. Nó cho phép bạn tận dụng sức mạnh của nhiều bộ xử lý (CPU) hoặc các lõi xử lý (core) trên máy tính của bạn để kết xuất các khung hình nhanh chóng và hiệu quả hơn. Dưới đây là những lợi ích của tính năng kết xuất đa khung hình trong After Effects:
Tăng tốc quá trình kết xuất: Kết xuất đa khung hình cho phép bạn chia công việc kết xuất thành nhiều phần nhỏ và chạy đồng thời trên nhiều bộ xử lý hoặc lõi xử lý. Điều này giúp giảm thời gian kết xuất tổng thể và tăng tốc độ hoàn thành dự án.
Tối ưu hóa hiệu suất: Bằng cách sử dụng đa khung hình, After Effects sẽ phân phối công việc kết xuất một cách hiệu quả trên các bộ xử lý khác nhau. Điều này giúp tận dụng tối đa sức mạnh xử lý và tối ưu hóa hiệu suất của máy tính.
Xử lý các dự án lớn: Khi làm việc với các dự án lớn và phức tạp, kết xuất đa khung hình giúp giảm thời gian kết xuất tổng thể. Bạn có thể tăng nhanh tốc độ kết xuất các cảnh và đảm bảo rằng dự án của bạn hoàn thành một cách nhanh chóng.
Tích hợp với tính năng trình kết xuất đám mây (Render Queue): Tính năng kết xuất đa khung hình tương thích tốt với tính năng Trình kết xuất đám mây trong After Effects. Điều này cho phép bạn kết xuất dự án của mình trực tiếp lên các nền tảng đám mây như Adobe Creative Cloud hoặc Adobe Media Encoder.
Kết xuất đa khung hình là một tính năng mạnh mẽ trong Adobe After Effects giúp tăng tốc quá trình kết xuất, tối ưu hóa hiệu suất và xử lý các dự án lớn một cách hiệu quả. Điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu suất làm việc trong quá trình tạo ra các dự án đồ họa chuyển động.
Kết xuất đa khung hình là một tính năng mạnh mẽ trong Adobe After Effects giúp tăng tốc quá trình kết xuất
Thông báo từ xa (Remote Notifications)
Chức năng Thông báo từ xa (Remote Notifications) trong Adobe After Effects là một tính năng hữu ích cho phép bạn nhận thông báo về quá trình kết xuất từ xa. Dưới đây là cách tính năng này hoạt động:
Đồng bộ thông qua Adobe Creative Cloud: Tính năng Thông báo từ xa liên kết với tài khoản Adobe Creative Cloud của bạn. Khi bạn bắt đầu quá trình kết xuất một dự án, After Effects sẽ gửi thông báo đến máy tính hoặc thiết bị di động khác được kết nối với tài khoản Creative Cloud.
Thông báo tiến trình kết xuất: Khi quá trình kết xuất bắt đầu, bạn sẽ nhận được thông báo về tiến trình kết xuất, bao gồm thời gian dự kiến để hoàn thành và phần trăm đã được kết xuất. Điều này giúp bạn theo dõi tiến trình mà không cần mở After Effects trên máy tính.
Thông báo hoàn thành kết xuất: Khi quá trình kết xuất hoàn thành, After Effects sẽ gửi thông báo để giúp bạn biết về việc hoàn thành kết xuất. Bạn có thể nhận được thông báo này trên máy tính hoặc thiết bị di động của mình, việc này giúp bạn biết khi nào dự án của mình đã sẵn sàng sử dụng.
Tính năng Thông báo từ xa trong After Effects giúp bạn theo dõi tiến trình kết xuất một cách thuận tiện và linh hoạt. Bạn không cần phải ở gần máy tính chính để kiểm tra tiến trình kết xuất và sẽ nhận được thông báo trực tiếp trên thiết bị khác. Điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian và cho phép bạn quản lý các dự án After Effects một cách tối ưu.
Tính năng Thông báo từ xa trong After Effects giúp bạn theo dõi tiến trình kết xuất một cách thuận tiện và linh hoạt
Composition Profiler cho biết thời gian để kết xuất mỗi layer
Composition Profiler là một trong những lợi ích khi học phần mềm After Effect, cho phép bạn theo dõi thời gian kết xuất của mỗi layer trong dự án. Thông qua tính năng này, bạn có thể:
Xem thời gian kết xuất: Composition Profiler cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về thời gian kết xuất của mỗi layer trong compostion. Bạn có thể xem tổng thời gian kết xuất của từng layer và tổng thời gian kết xuất của toàn bộ compostion.
Phân tích hiệu suất: Với Composition Profiler, bạn có thể nhận ra những layer tốn nhiều thời gian để kết xuất và xác định những vấn đề về hiệu suất trong dự án của mình. Điều này giúp bạn tìm ra các cách để tối ưu hóa thời gian kết xuất và cải thiện hiệu suất làm việc.
Điều chỉnh và tối ưu hóa: Sau khi biết được thời gian kết xuất của từng layer, bạn có thể điều chỉnh và tối ưu hóa các hiệu ứng và layer để giảm thời gian kết xuất và tăng tốc độ hoàn thành dự án.
Mở rộng cơ hội nghề nghiệp tương lai
Adobe After Effects là một công cụ mạnh mẽ trong lĩnh vực đồ họa chuyển động và hiệu ứng đặc biệt. Việc học và làm chủ After Effects có thể mở rộng cơ hội nghề nghiệp tương lai của bạn như là:
Công việc trong ngành công nghiệp sáng tạo: Với khả năng tạo ra hiệu ứng đặc biệt và hình ảnh động chuyên nghiệp, bạn có thể định hướng sự nghiệp của mình trong các lĩnh vực như truyền thông, quảng cáo, phim ảnh, video âm nhạc và truyền hình. After Effects là một công cụ quan trọng trong ngành công nghiệp sáng tạo nên việc làm chủ nó sẽ giúp bạn có cơ hội tìm kiếm các vị trí công việc hấp dẫn.
Tăng cường kỹ năng đa phương tiện: Việc học After Effects không chỉ giúp bạn trở thành một chuyên gia về hiệu ứng đặc biệt và đồ họa chuyển động, mà còn mở ra cơ hội để bạn làm việc với nhiều phần mềm và công nghệ khác. Bạn có thể tích hợp After Effects với các phần mềm khác trong bộ công cụ Adobe và trở thành một người đa năng trong lĩnh vực đa phương tiện.
Kích thích sự sáng tạo và sự phát triển cá nhân: After Effects cung cấp cho bạn một nền tảng để thể hiện sự sáng tạo của mình và phát triển kỹ năng của bạn trong việc tạo ra các hiệu ứng và hình ảnh động độc đáo. Làm việc với After Effects sẽ khám phá và mở rộng tiềm năng sáng tạo của bạn, giúp bạn phát triển cá nhân và tạo ra những tác phẩm độc đáo.
Tương tác với cộng đồng thiết kế và đồ họa: After Effects là một công cụ phổ biến trong cộng đồng thiết kế và đồ họa. Việc học và làm việc với After Effects sẽ giúp bạn kết nối và tương tác với cộng đồng này, tạo cơ hội giao lưu, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm với những người cùng đam mê trong lĩnh vực này.
Việc học và làm chủ After Effects có thể mở rộng cơ hội nghề nghiệp tương lai
Với những lợi ích khi học phần mềm After Effect, công cụ này có khả năng mở rộng cơ hội nghề nghiệp tương lai của bạn. Việc nắm vững After Effects sẽ giúp bạn tạo ra các dự án chất lượng và nâng cao giá trị cũng như tầm ảnh hưởng của bạn trong ngành công nghiệp sáng tạo.
Ứng dụng Adobe After Effect vào thực tế
Sau khi đã biết những lợi ích khi học phần mềm After Effect, chắc hẳn nhiều bạn sẽ có nhu cầu học và sử dụng công cụ này. Nhưng quan trọng nhất vẫn là ứng dụng của phần mềm vào thực tế vì bạn không thể học rồi không biết cách ứng dụng After Effect vào công việc. Vậy những ngành nghề nào có thể sử dụng After Effect?
Video infographic
After Effects cho phép bạn tạo hiệu ứng chuyển động độc đáo cho các yếu tố đồ họa trong Video infographic. Bạn có thể tạo ra các chuyển tiếp mượt mà, biến đổi hình ảnh và chuyển động độc đáo để làm cho thông tin trở nên sinh động và hấp dẫn.
Với After Effects, bạn có thể tạo hiệu ứng động cho văn bản trong Video infographic. Bạn có thể tạo ra các hiệu ứng chữ viết, chữ bay, chữ xoay và nhiều hiệu ứng khác để làm nổi bật thông tin và gây sự chú ý.
Phần mềm này tích hợp tốt với Adobe Illustrator, cho phép bạn sử dụng các tệp đồ họa vector trong Video infographic. Bạn có thể nhập khẩu biểu đồ, biểu đồ cột và biểu đồ từ Illustrator để áp dụng hiệu ứng chuyển động sau đó biên tập chúng trong After Effects.
After Effects cung cấp các công cụ để tạo hiệu ứng âm thanh trong Video infographic. Bạn có thể đồng bộ hóa âm thanh với hình ảnh và tạo ra hiệu ứng âm thanh đặc biệt để tăng cường sự hiểu biết và tương tác của người xem. Mặt khác, After Effects còn cho phép bạn chuyển đổi dữ liệu số thành đồ họa trong Video infographic. Bạn có thể tạo biểu đồ, đồ thị và biểu đồ động để trực quan hóa số liệu một cách dễ hiểu và hấp dẫn.
Sử dụng Adobe After Effects trong Video infographic giúp bạn tạo ra các video động, sáng tạo và trực quan để truyền đạt thông tin một cách hiệu quả. Với tính năng đồ họa chuyển động và hiệu ứng đặc biệt, After Effects là công cụ lý tưởng để tạo ra Video infographic chất lượng cao và tăng cường sự tương tác của khán giả.
After Effects cho phép bạn tạo hiệu ứng chuyển động độc đáo cho các yếu tố đồ họa trong Video infographic
Thiết kế TVC quảng cáo
After Effects cung cấp một loạt các hiệu ứng đặc biệt để làm nổi bật quảng cáo trên truyền hình. Bạn có thể tạo hiệu ứng ánh sáng, hiệu ứng chuyển tiếp mượt mà, hiệu ứng đồ họa chuyển động và nhiều hiệu ứng khác để tạo sự ấn tượng và thu hút khán giả.
Công cụ này cho phép bạn chỉnh sửa video, cắt ghép các cảnh, điều chỉnh màu sắc và áp dụng các hiệu ứng đặc biệt. Bạn có thể tạo ra TVC quảng cáo một cách chuyên nghiệp và tạo hiệu ứng động đặc biệt để làm nổi bật sản phẩm hoặc thông điệp quảng cáo.
After Effects là công cụ mạnh mẽ để tạo đồ họa chuyển động trong TVC. Bạn có thể tạo hiệu ứng chuyển động, di chuyển, xoay và zoom vào sản phẩm hoặc yếu tố quảng cáo để tạo sự ấn tượng với khán giả. Công cụ thiết kế chuyên nghiệp này còn cho phép bạn tương tác với âm thanh trong TVC quảng cáo. Bạn có thể đồng bộ hóa âm thanh với hình ảnh, tạo hiệu ứng âm thanh đặc biệt và điều chỉnh âm lượng để tăng cường tác động của quảng cáo trên truyền hình.
Không dừng lại ở đó, After Effects cung cấp các công cụ để tạo chuyển đổi mượt mà và hiệu ứng biên tập trong TVC. Bạn có thể áp dụng hiệu ứng chuyển tiếp, biên tập tiêu đề và phụ đề, thêm logo và các yếu tố đồ họa khác để tạo thành TVC hấp dẫn và chuyên nghiệp.
After Effects cung cấp một loạt các hiệu ứng đặc biệt để làm nổi bật quảng cáo trên truyền hình
Kỹ xảo trong game, điện ảnh, truyền hình
After Effects cho phép người dùng tạo hiệu ứng đặc biệt và đồ họa chuyển động cho game. Bạn có thể tạo hiệu ứng chuyển động, hiệu ứng ánh sáng, hiệu ứng hạt và nhiều hiệu ứng khác để làm nổi bật và tạo sự chân thực cho trò chơi.
Với After Effects, bạn có thể tạo hiệu ứng đặc biệt, tạo môi trường 3D, thay đổi cảnh quay, tạo hiệu ứng hình ảnh và thậm chí tạo ra những cảnh hành động phức tạp. Phần mềm dựng video này giúp bạn tạo ra những cảnh quay ấn tượng và đáng nhớ.
After Effects cho phép bạn chỉnh sửa và biên tập video một cách linh hoạt. Bạn có thể cắt ghép cảnh, điều chỉnh màu sắc, áp dụng hiệu ứng đặc biệt và chỉnh sửa âm thanh. Điều này hỗ trợ bạn tạo ra các sản phẩm hoàn chỉnh và chất lượng trong các dự án game, điện ảnh và truyền hình.
Adobe After Effects là công cụ quan trọng trong việc tạo kỹ xảo trong game, điện ảnh và truyền hình. Với tính năng đồ họa chuyển động, hiệu ứng đặc biệt và khả năng chỉnh sửa video, After Effects giúp bạn tạo ra những tác phẩm ấn tượng và chuyên nghiệp trong các lĩnh vực này.
Adobe After Effects là công cụ quan trọng trong việc tạo kỹ xảo trong game, điện ảnh và truyền hình
Kết luận
Trên đây là toàn bộ những lợi ích khi học phần mềm After Effect đem lại mà Unica muốn chia sẻ với bạn. Đây là một phần mềm thiết kế chuyên nghiệp nên phù hợp với rất nhiều đối tượng từ chuyên tới không chuyên. Với những bạn mới tiếp xúc với thiết kế và đồ họa thì chắc chắn sẽ mất nhiều thời gian để học và sử dụng After Effect nhưng lợi ích công cụ này đem lại sẽ cực kỳ lớn nên bạn hãy kiên trì nhé.
02/11/2019
2954 Lượt xem
Adobe Character Animator là gì? Các tính năng nổi bật của Adobe Character Animator
Nếu bạn là dân chuyên về thiết kế thì chắc hẳn bạn đã được nghe nhiều đến thuật ngữ Adobe và Adobe Character Animator. Trong bài viết này, UNICA sẽ cung cấp những thông tin về Adobe Character Animator nhằm hỗ trợ cho công việc của bạn được hiệu quả hơn.
1. Adobe Character Animator là gì?
Trước khi tìm hiểu về Adobe Character Animator, bạn nên biết đôi chút về hãng Adobe. Adobe Systems Incorporated là tập đoàn phần mềm máy tính của Hoa Kỳ có trụ sở tại San Jose, bang California, là một trong 10 hãng phần mềm lớn nhất hiện nay trên thế giới.
>>> Xem ngay: Concept là gì? Ứng dụng của Concept vào các lĩnh vực khác
Adobe Character Animator là phần mềm do hãng Adobe sản xuất
Adobe có rất nhiều các phần mềm như:
- Phần mềm thiết kế đồ họa.
- Phần mềm thiết kế web.
- Phần mềm chỉnh sửa video và các hiệu ứng trực quan.
- Phần mềm chỉnh sửa âm thanh.
- Phần mềm máy chủ.
- Phần mềm eLearning.
- Phần mềm quản lý tiếp thị số.
Trong đó, phần mềm Adobe Character Animator CC là phiên bản mới nhất với nhiều tính năng được hãng Adobe “trình làng”, trong đó phải kể đến công nghệ máy lọc Sense Al.
Thành thạo Adobe Photoshop với khóa học Photoshop Online ngay. Khóa học sẽ giúp bạn thành thạo những công cụ cơ bản, cần phải biết trong phần mềm Adobe Photoshop. Để từ đó, bạn có thể tạo ra những bức ảnh đẹp mắt, sáng tạo và ấn tượng với Photoshop. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn:
[course_id:591,theme:course]
[course_id:1260,theme:course]
[course_id:1393,theme:course]
2. Adobe Character Animator CC 2019 là gì?
Đây là một ứng dụng cho phép bạn thêm hình ảnh động vào nhân vật của mình và làm cho nó chuyển động chân thực nhất có thể. Nó cung cấp cho người dùng cách tiếp cận mới nhất về làm phim hoạt hình. Phần mềm cung cấp hình ảnh dạng 2D để bắt chước cử động như con người. Ngoài ra, nó còn cung cấp cho bạn quyền kiểm soát nâng cao đối với hành vi của nhân vật, giúp bạn dễ dàng có thể biểu cảm được những khuôn mặt trong bản ghi biểu diễn trực tiếp.
3. Cấu hình Adobe Character Animator 2019
- Cấu hình của phần mềm:
+ CPU: Multi Core Intel with 64-bit support.
+ Hệ điều hành: Microsoft Windows 7 SP1, Windows 8.1, or Windows 10 64 bit.
+ Ram: 4GB nhưng được khuyến nghị nên dùng 8GB.
+ Ổ cứng: 3GB.
+ Màn hình máy tính: Có độ phân giải là 1280 x 1080 display.
+ Card đồ họa: Hỗ trợ OpenGL 3.2.
+ Phải có webcam.
+ Có micro.
+ Có tai nghe.
4. Tính năng nổi bật của Adobe Character Animator
Tạo nhân vật hoạt hình từ Photoshop hay IIIustrator
Muốn tạo ra một đoạn phim hoạt hình bằng phần mềm Adobe Charater Animator, trước hết các Desinger phải sử dụng phần mềm Photoshop hay IIIustrator để tạo hình và vẽ khuôn mặt cho nhân vaatj. Mỗi thành phần cấu tạo nên nhân vật như mắt, mũi, miệng sẽ được đặt trên một layer riêng và bạn nên đặt tên cho từng Layer đó để dễ dàng kiểm soát. Sau đó, bạn chỉ cần vào Import file pds của nhân vật này vào Character Animator và bắt đầu làm các công đọn tiếp theo cho chúng.
Tích hợp công nghệ máy học Sense AI do Adobe phát triển
Với công cụ này, bạn có thể biến các tác phẩm gốc và khuôn mặt nhân vật hoạt hình sáng tạo và độc đáo hơn.
Tạo chuyển động cho nhân vật bằng Camera hay Microphone
Với tính năng mô phỏng hành động - Motion Capture, nhân vật của bạn có thể cử động theo chuyên động đang diễn ra của người điều khiển.
Thông qua công nghệ này, mọi chuyển động của bạn như cười, gật đầu sẽ được bắt lại bằng Webcam hay Microphone để đồng bộ vào chuyển động của nhân vật.
Chỉnh sửa phần trình diễn cho nhân vật hoạt hình
Với Adobe Character Animator, bạn có thể Reconrding mọi chuyển động của nhân vật để nhân vật thêm sinh động hơn. Ngoài ra, bạn có thể lồng ghép các đoạn hát nhép, kết hợp nhiều chiều chuyển động khác nhau trên cùng một nhân vật.
Tạo Livestream cho nhân vật hoạt hình
Người dùng có thể Livestream các nhân vật hoạt hình trên mạng xã hội như Facebook thông qua phần mềm Adobe Charater Animator. Ngoài ra, người dùng còn có thể Replay lại các động tác của nhân vật dễ dàng thông qua tính năng Replay.
Tối ưu hóa quy trình tạo ra Video hoạt hình
Từ việc tạo ra hình ảnh bằng phần mềm Photoshop, thực hiện chuyển động trong Character Animator và dùng After Effects để kết hợp mọi thứ lại với nhau để tạo ra một Video đầy tính sáng tạo.
5. “Cuộc cách mạng” của Adobe Character Animator
Ngày nay, với một lượng lớn các cập nhật mới, Adobe mang tới Adobe Character Animator với những hình ảnh được bắt trọn bằng những camera hoặc microphone. Phần mềm còn giúp bạn tái sản xuất các biểu cảm khuôn mặt của đối tượng một cách chính xác.
Biến hình ảnh khuôn mặt thành hoạt hình trong 5 giây
Tính năng thú vị và được nhiều người thích thú nhất trong Adobe Character Animator CC là tính năng Characterizer, cho phép bạn biến các tác phẩm gốc thành những tác phẩm hoạt hình thú vị.
Ví dụ, bạn chỉ cần ghi lại biểu cảm khuôn mặt buồn vui, tức giận, dỗi, khóc của mình qua webcam hoặc camera của máy tính. Lúc đó, Adobe Character Animator sẽ chụp lại những biểu cảm đó của bạn rồi bổ sung thêm những hiệu ứng nghệ thuật để xây dựng phong cách nhân vật hoạt hình.
Tính năng Adobe Sense Al tạo nhân vật từ khuôn mặt bạn. Ảnh minh họa
Thêm nữa, với công nghệ Adobe Sense Al chỉ cần mất một vài giây để phân tích hình ảnh và kết hợp khuôn mặt của bạn để biến nó thành một video hoạt hình thú vị.
Thiết kế đồ họa hoạt hình 2d tại thời gian thực
Khi sử dụng phần mềm này, bạn có thể tạo ra những nhân vật và hiệu ứng bằng chính hành động của mình. Nghe rất vô lý, những phần mềm Adobe Character Animator này sẽ làm được điều đó. Nó sử dụng biểu cảm, chuyển động của bạn để thổi “sức sống” vào nhân vật hoạt hình ngay thời điểm đó kết thúc.
Nếu bạn cười hay gật đầu, nhân vật của bạn cũng cười và gật đầu tương tự. Ngoài ra, Adobe Character Animator tuyệt vời tới mức bạn có thể phát trực tiếp các hoạt ảnh tạo ra hoặc thậm chí bạn cũng có thể livestream nhân vật lên được mạng xã hội.
Ngoài ra, các nhân vật hoạt hình bạn tạo ra còn ở dạng 2D với các cử động chân, cánh tay và đầu bằng bàn phím trực tiếp hoặc từ thiết bị MIDI.
6. Ưu điểm của phần mềm Adobe Character Animator 2019
- Tạo một ký tự trong 1 giây: Phần mềm này có thể biến các ký tự bằng cách sửa đổi các mẫu ký tự có sẵn trong Character Animator chỉ mất một vài giây.
- Miêu tả rõ nét khuôn mặt của bạn: Dễ dàng mang những nhân vật bạn thiết kế vào đời thường qua webcam và micro. Nếu bạn nhìn vào camera, Character
Animator CC 2019 sẽ ghi nhớ các biểu cảm từ khuôn mặt, đôi mắt, bờ môi đến cả cử chỉ trên khuôn mặt. Với mục đích phác họa khuôn mặt bạn thành nhân vật hoạt hình trong thời gian thực.
- Ảnh động chân thật: Bạn có thể để nhân vật của mình di chuyển mà chẳng hề tốn công sức. Bạn có thể kiểm soát được cử chỉ của tay, chân, đầu thông qua bàn phím máy tính hoặc thiết bị MIDI.
- Chia sẻ trực tuyến: Bạn có thể gửi nhân vật mình sáng tạo ra toàn thế giới bằng cách phát qua Facebook, YouTube hoặc bất cứ nền tảng nào bạn muốn.
Dễ dàng tạo được các nhân vật hoạt hình 2D qua phần mềm Adobe Character Animator
Trong bài viết trên, UNICA đã tổng hợp tất tần tật từ A đến Z những điều bạn cần biết về phần mềm Adobe Character Animator. Bên cạnh đó, nếu để trở thành một dân thiết kế toàn năng thì bạn không thể bỏ qua những khóa học thiết kế đến từ những chuyên gia hàng đầu Unica sẽ bật mí cho bạn những kiến thức hay cùng với đó là rất nhiều những ưu đãi hấp dẫn đang chờ bạn khám phá đấy nhé!
Chúc các bạn thành công!
01/11/2019
5376 Lượt xem
Adobe Animate là gì? Ứng dụng của phần mềm Adobe Animate
Nếu bạn là một người sáng tạo hay một nhà thiết kế đồ họa thì chắc chắn bạn sẽ không còn cảm thấy xa lạ gì với các phần mềm như: Ae, Pr, Ai, Au và đặc biệt là Adobe Animate (An) nữa. Adobe Animate là một trong những công cụ thiết kế quan trọng bạn cần biết khi thiết kế. Để biết được Adobe Animate là gì? Cách sử dụng Adobe Animate như thế nào? Hãy tham khảo ngay bài viết ngay dưới đây nhé!
Adobe Animate là gì?
Adobe Animate là một sản phẩm nổi tiếng của hãng Adobe trên thế giới. Nó là công cụ hỗ trợ designer trong việc thiết kế các chuyển động trên giao diện trực quan. Từ một nội dung đã được thiết kế, phần mềm chỉnh sửa video chuyên nghiệp này sẽ tự động phát sinh mã nguồn dưới dạng HTML5, CSS3, Javascript để được nội dung động hoàn chỉnh nhằm tích hợp vào các dự án phát triển trên Website của mình.
Adobe Animate là phần mềm hỗ trợ các designer thiết kế các chuyển động
Giao diện làm việc chính của Adobe Animate cơ bản gồm có:
Thanh công cụ: Edge Animate sẽ hỗ trợ bạn một số công cụ cơ bản để bạn có thể tạo hình, hiệu chỉnh nhanh một vài đặc điểm của đối tượng.
Stage: Là một giao diện trực quan, cho phép bạn sắp xếp các đối tượng và tạo các chuyển động cho chúng trên đó.
Properties panel: Mỗi đối tượng của phần mềm Adobe Animate đều có những thuộc tính và tính năng riêng như: kích thước, màu nền, màu viền, đổ bóng.
Timeline Panel: Là khu vực để bạn điều khiển các hoạt động cho đối tượng.
Elements Panel: Là nơi chứa các thành phần của trang web.
Library Panel: Nơi quản lý hình ảnh, font chữ, symbols…
Lịch sử và phát triển của Adobe Animate
Trước đây Adobe Animate có tên gọi là Adobe Flash Professional, Macromedia Flash và FutureSplash Animator. Đây là một chương trình đa phương tiện và tạo hoạt hình trên máy tính được phát triển bởi Adobe Systems. Animate được phát hành lần đầu tiên vào năm 1996 với tên gọi là FutureSplash Animator, sau đó đổi tên thành Macromedia Flash sau khi được Macromedia mua lại.
Khi mới ra đời, Adobe Animate được sử dụng với mục đích chính là cung cấp cho người sử dụng phần mềm Adobe Flash để sáng tạo phim hoạt hình 2D và làm hoạt hình động bằng cách vẽ các nhân vật. Tuy nhiên do không có mấy ai sử dụng Adobe Flash nên nó đã chính thức bị Adobe khai tử và đưa Adobe Animate vào hoạt động. Adobe Animate là một phiên bản nâng cấp, được cải tiến và tích hợp liên kết với toàn bộ các phần mềm đến từ Adobe.
Tại thời điểm hiện tại Adobe Animate đã trải qua gần 2 thế kỷ phát triển, Adobe Animate được đánh giá là phần mềm chuẩn thiết kế hoạt hình dành cho nhà thiết kế và nhà làm phim hoạt hình.
Sử dụng phần mềm Adobe Animate để tạo ra các nhân vật hoạt hình sống động
Ưu nhược điểm của Adobe Animate
Sau khi đã biết Adobe Animate là gì thì bạn cần biết ưu nhược điểm của Adobe Animate. Phần mềm Adobe Animate được làm đổi mới từ sản phẩm Adobe Flash Professional. Trải qua gần 2 thế kỷ phát triển, Adobe Animate dường như đã trở thành phần mềm chuẩn để người dùng thiết kế nội dung cho website.
Ưu điểm của Adobe Animate
Ngày nay, Adobe Animate càng trở nên hữu ích với nhiều tính năng mới liên tục được bổ sung và cập nhật như:
Công cụ điêu khắc: Tạo ra các kiểu dáng mới cho đồ họa vector và raster bằng công cụ biến hình dạng lưới.
Điều khiển lớp tốt hơn: Bạn có thể sắp xếp các lớp layer theo thứ bậc chính và phụ để tạo ra các hiệu ứng giữa các kiểu hoạt họa.
Tự động ghép nhạc: Nhờ có Adobe Sensei, Adobe Animate giờ đây có thêm tính năng mới là tự ghép hình dáng đôi môi với âm thanh tương ứng được phát ra.
Thử nghiệm bản quyền và xuất bản nội dung VR: Sử dụng các kỹ xảo 2D để xuất hiện hiệu ứng 360 VR và bạn sẽ có được trải nghiệm hấp dẫn trong môi trường ảo hóa.
Nhược điểm của Adobe Animate
Bên cạnh hàng loạt những ưu điểm trên thì Adobe Animate cũng còn tồn tại một số nhược điểm, cụ thể như sau:
Không tương thích với các trang web di động.
Do là một công cụ thiết kế lớn nên đôi khi tải hơi chậm.
Adobe Animate đôi lúc sẽ bị chậm do quá tải
Trở thành chuyên gia video bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khoá học giúp bạn làm quen với các phần mềm làm video. Và tất tần tật những kiến thức về kỹ năng chỉnh sửa video từ cơ bản đến nâng cao. Từ đó, có cơ hội nghề nghiệp tốt hơn.
[course_id:1181,theme:course]
[course_id:355,theme:course]
[course_id:1432,theme:course]
Lợi ích và ưu điểm của Adobe Animate
Để giúp bạn hiểu rõ hơn về những ưu điểm cũng như lợi ích tuyệt vời mà Adobe Animate đang sở hữu, sau đây là một số chia sẻ chi tiết dành cho bạn.
Giao diện thân thiện và dễ sử dụng
Adobe Animate có giao diện thân thiện và dễ sử dụng. Giao diện phần mềm được thiết kế rõ ràng và trực quan giúp người dùng dễ dàng tìm hiểu và sử dụng. Bên cạnh đó, phần mềm còn có bảng điều khiển được sắp xếp một cách logic và tiện lợi, cho phép người dùng nhanh chóng truy cập và điều chỉnh các tùy chọn để thiết kế một cách thuận tiện nhất. Sử dụng Adobe Animate người dùng có thể vẽ, tạo hình, và sắp xếp các đối tượng theo ý muốn của mình.
Đa năng và linh hoạt trong việc tạo hoạt hình
Adobe Animate được đánh giá là một phần mềm đa năng và linh hoạt trong việc tạo hoạt hình. Với Adobe Animate, bạn có thể tạo ra các loại hoạt hình đa dạng như: hoạt hình đồ họa vector, hoạt hình khung hình (frame-by-frame animation), hoạt hình chuyển động (motion animation) và hoạt hình tương tác (interactive animation).
Ngoài ra, Adobe Animate cũng cung cấp các tính năng tạo hiệu ứng và chuyển động. Bạn có thể áp dụng các hiệu ứng như: biến dạng, mờ, xoay và phóng to/thu nhỏ cho các đối tượng và khung hình cho video của mình. Thêm vào đó, bạn cũng có thể sử dụng các công cụ chuyển động như: chuyển động theo đường cong, chuyển động theo tuyến tính và xoay để tạo hiệu ứng chuyển động mượt mà.
Adobe Animate cung cấp các tính năng tạo hiệu ứng và chuyển động
Hỗ trợ đa nền tảng và tích hợp với các ứng dụng khác của Adobe
Adobe Animate hỗ trợ đa nền tảng và tích hợp tốt với các ứng dụng khác của Adobe. Bạn có thể sử dụng Adobe Animate để tạo hoạt hình và sau đó xuất ra các định dạng phổ biến như: video, GIF, HTML5 và nhiều định dạng web khác. Adobe Animate cho phép bạn chia sẻ và phát triển hoạt hình trên nhiều nền tảng và thiết bị khác nhau.
Không chỉ vậy, Adobe Animate cũng hỗ trợ tích hợp và xuất bản trực tiếp lên nền tảng Adobe Creative Cloud. Bạn có thể tải lên và chia sẻ dự án hoạt hình của mình lên Adobe Creative Cloud Libraries để dễ dàng truy cập và sử dụng trên nhiều thiết bị và ứng dụng khác nhau.
Các tính năng và công cụ của Adobe Animate
Phần mềm Adobe Animate sở hữu rất nhiều tính năng tuyệt vời hỗ trợ đắc lực bạn trong việc thiết kế đồ hoạ. Sau đây là một số tính năng và công cụ điển hình của Adobe Animate.
Tạo và thiết kế hoạt hình 2D và 3D
Adobe Animate ra đời với chức năng chính là thiết kế, vì vậy nó có rất nhiều công cụ để giúp bạn tạo và thiết kế hoạt hình 2D, 3D đẹp. Khi sử dụng Adobe Animate, bạn có thể tạo hoạt hình 2D bằng cách vẽ và tạo hình các đối tượng vector, tạo chuyển động và thêm hiệu ứng. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các công cụ để vẽ và tạo hình các hình dạng và đường viền phức tạp. Adobe Animate cung cấp các công cụ để áp dụng hiệu ứng và chuyển động cho các đối tượng và khung hình.
Mặc dù là một phần mềm thiết kế hoạt hình 2D chất lượng nhưng với Adobe Animate, bạn không thể tạo và thiết kế hoạt hình 3D một cách toàn diện như các phần mềm chuyên dụng về hoạt hình 3D được. Nếu bạn muốn tạo hoạt hình 3D chuyên sâu, bạn nên xem xét sử dụng các phần mềm như: Autodesk Maya, Blender hay Cinema 4D.
Adobe Animate giúp tạo và thiết kế hoạt hình 2D và 3D
Xử lý và chỉnh sửa các yếu tố đồ họa
Adobe Animate cho phép bạn xử lý và chỉnh sửa các yếu tố đồ họa trong hoạt hình của bạn. Để xử lý và chỉnh sửa các yếu tố này, bạn có thể sử dụng các công cụ cơ bản như: bút, cọ, đường cong Bezier và cụm điểm (anchor point) để tạo ra các hình dạng và đường viền phức tạp.
Ngoài ra, Adobe Animate còn cung cấp các công cụ để biến dạng, xoay, phóng to/thu nhỏ và chuyển động các yếu tố đồ họa. Cùng với đó là các tính năng để chỉnh sửa các thuộc tính như: kích thước, màu sắc, độ trong suốt và hiệu ứng.
Tích hợp âm thanh và hiệu ứng âm thanh vào hoạt hình
Ngoài những tính năng và công trụ trên, Adobe Animate còn tích hợp âm thanh và hiệu ứng hoạt hình. Sự đa dạng trong các hiệu ứng và âm thanh giúp video hoạt hình của bạn trở nên sinh động và ấn tượng hơn. Đặc biệt, Adobe Animate còn hỗ trợ độ trong suốt cho các yếu tố đồ họa, cho phép bạn tạo hiệu ứng đặc biệt như hiệu ứng mờ và ánh sáng.
Có thể nói, Adobe Animate cung cấp các công cụ và tính năng linh hoạt để xử lý và chỉnh sửa video. Bằng cách sử dụng các công cụ này, bạn có thể thỏa sức sáng tạo cho video của mình.
Hỗ trợ xuất bản và chia sẻ hoạt hình trên nhiều nền tảng
Bạn có thể xuất dự án hoạt hình của mình dưới dạng video, GIF, HTML5, WebGL và nhiều định dạng khác để chia sẻ và phát triển trên nhiều nền tảng khác nhau giúp nhiều người biết đến.
Sử dụng Adobe Animate có thể xuất bản và chia sẻ hoạt hình trên nhiều nền tảng
Ứng dụng của phần mềm Adobe Animate
Nắm được các thông tin Adobe Animate là gì thôi chưa đủ mà bạn cũng cần biết ứng dụng Adobe Animate như thế nào. Adobe Animate là một phần mềm rất linh hoạt và có nhiều ứng dụng trong việc tạo và phát triển hoạt hình. Cụ thể Adobe Animate được ứng dụng như sau:
Tạo hoạt hình cho phim hoạt hình, trò chơi và quảng cáo
Bạn có thể dùng Adobe Animate vào thiết kế vector để tạo hoạt hình, trò chơi và quảng cáo banner.
Tạo hoạt hình 2D: Adobe Animate là công cụ chủ đạo cho việc tạo hoạt hình 2D. Bạn có thể sử dụng nó để tạo hoạt hình cho phim hoạt hình, trò chơi, quảng cáo, video ngắn, video giáo dục và nhiều dự án sáng tạo khác.
Tạo banner quảng cáo web: Adobe Animate cung cấp các công cụ và tính năng để tạo banner quảng cáo web chuyên nghiệp. Bạn có thể tạo các banner HTML5 động và tương tác cho các trang web và chiến dịch quảng cáo trực tuyến.
Sau khi thiết kế xong video hoạt hình, nếu dung lượng của file quá lớn thì bạn có thể sử dụng công cụ làm giảm dung lượng video online để dễ tải và sử dụng video hơn.
Thiết kế và phát triển trang web và ứng dụng di động
Adobe Animate có thể tạo hoạt hình và đồ họa động để làm trang web và ứng dụng di động của bạn trở nên sống động và hấp dẫn hơn. Với Adobe Animate bạn có thể tạo các yếu tố hoạt hình như: logo động, banner quảng cáo động, hiệu ứng chuyển cảnh và nhiều hơn nữa.
Adobe Animate hỗ trợ thiết kế và phát triển trang web và ứng dụng di động
Ngoài ra, Adobe Animate còn cho phép bạn tạo ra các yếu tố tương tác trong trang web và ứng dụng di động. Bạn có thể tạo các nút nhấn, menu tương tác, trò chơi mini và các yếu tố khác để cung cấp trải nghiệm người dùng tuyệt vời hơn.
Tạo nội dung giáo dục và giải trí đa phương tiện
Ngoài những ứng dụng tuyệt vời như bên trên đã chia sẻ, Adobe Animate còn có thể ứng dụng để tạo nội dung giáo dục và giải trí đa phương tiện. Sử dụng Adobe Animate bạn sẽ không cần lo lắng rằng mình sẽ mất hàng giờ thậm chí cả ngày để tạo nội dung. Khi dùng phần mềm Adobe Animate, bạn có thể tạo nội dung và giải trí đa phương tiện.
Với Adobe Animate, bạn có thể tạo nội dung đa phương tiện bao gồm: video, âm thanh, và hoạt hình. Phần mềm cho phép bạn tạo video giảng dạy, trình diễn sản phẩm, hoặc tạo các yếu tố đồ họa.
Một số phiên bản Adobe Animate mới nhất
Adobe Animate mới nhất hiện nay là Adobe Animate 2019 với những ưu điểm như sau:
Hiệu ứng âm thanh: Giữ lại hiệu ứng âm thanh gốc khi bạn tách audio khỏi file đã nhập.
Cải thiện xử lý hình ảnh: Xuất ảnh ở độ phân giải phù hợp bằng cách giữ nguyên cấu hình của ảnh gốc và bỏ qua tất cả các tối ưu hóa.
Phần mềm Adobe Animate CC 2019 mới nhất hiện nay
Nhân bản Brush: Đồng bộ hóa hình dạng và kích thước ngòi cho các công cụ Brush khi phác thảo nhân vật hoạt họa.
Nâng cao công cụ chọn khung: Bạn sẽ được làm việc với nhiều biểu tượng và ghim chúng vào các bảng Frame khác nhau.
Tối ưu tính năng lưu file: animation adobe 2019 cập nhật tính năng lưu file tốt hơn, giảm thời gian chờ cho việc upload và nhanh chóng lưu lại dữ liệu phức tạp.
Kết luận
Trên đây là thông tin về phần mềm Adobe Animate là gì mà Unica đã tổng hợp được. Phần mềm Animate là một phần thiết kế dành cho những designer để xuất bản ra các tác phẩm hấp dẫn thu hút người xem. Với những kiến thức tổng hợp về Adobe Animate, UNICA hy vọng rằng các bạn sẽ có những hiểu biết sâu rộng hơn về phần mềm thiết kế này. Ngoài ra, trên Unica còn có rất nhiều khóa học biên tập video giúp bạn liên tục cập nhật được kiến thức về biên tập, dàn dựng và chỉnh sửa video hiệu quả.
01/11/2019
12334 Lượt xem
Hướng dẫn sử dụng After Effect đơn giản cho người mới bắt đầu
Chào mừng các bạn đã đến với bài viết hướng dẫn sử dụng After Effect bằng tiếng Việt của UNICA. Ngay sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn những tiện ích sẵn có được tích hợp trong phần mềm kỹ xảo điện ảnh After Effect. Các bạn hãy cùng Unica đi tìm hiểu cách dùng phần mềm này qua bài viết dưới đây nhé!
Phần mềm After Effect là gì?
Trước khi tìm hiểu cách sử dụng After Effect, bạn nên hiểu sơ qua về khái niệm After Effect là gì? Khác với chương trình Photoshop, nếu nó dùng để xử lý hình ảnh tĩnh thì phần mềm After Effect (AE) được dùng để xử lý hình ảnh động,
After Effect (AE) là làm các kỹ xảo phim ảnh chuyên nghiệp. After Effect là một công cụ được nhiều người sử dụng nhất trên thế giới. Nó được hãng Adobe phát triển với nhiều phiên bản cập nhật khác nhau.
After Effect là phần mềm thiết kế đồ họa được sử rộng rãi trên thế giới
Bởi vậy, một trong những lợi ích khi học phần mềm After Effect đó chính là bạn sẽ có được một công cụ chuyên nghiệp để chỉnh sửa ảnh và video. Các dự án bạn thiết kế ra sẽ mang màu sắc riêng của bạn, khó lẫn với những sản phẩm của những nhà thiết kế khác.
Đăng ký khoá học làm video bằng After effects online ngay để nhận ưu đãi. Khóa học giúp bạn thành thạo làm kỹ xảo video, biết cách áp dụng các kỹ xảo 2D, 3D theo yêu cầu công việc.
[course_id:1412,theme:course]
[course_id:512,theme:course]
[course_id:761,theme:course]
Tổng quan giao diện After Effects
After Effects là một phần mềm biên tập video và làm hiệu ứng chuyên nghiệp của Adobe, được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp truyền thông và sản xuất phim. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về giao diện tổng quan của After Effects cho bạn tham khảo:
Cấu trúc giao diện và các thành phần chính
Cấu trức giao diện của After Effects gồm nhiều thành phần như là menu, Panel, Timeline Panel, Composition Panel, Project Panel, và Effects & Presets Panel. Mỗi phần sẽ có đặc điểm riêng như sau:
Menu: Chứa các thư mục lớn để người dùng lựa chọn công cụ chỉnh sửa.
Panel: Đây là các khu vực công việc chính trong giao diện. Người dùng hoàn toàn có thể sắp xếp lại và tổ chức các panel theo nhu cầu của mình.
Timeline Panel: Panel dùng để xem, chỉnh sửa thời gian và các yếu tố của các lớp và hiệu ứng trong dự án.
Composition Panel: Hiển thị kết quả trực tiếp của công việc bạn đang làm trong dự án.
Project Panel: Hiển thị tất cả các tài nguyên gồm hình ảnh, video và âm thanh được sử dụng trong dự án.
Effects & Presets Panel: Chứa các hiệu ứng và mẫu sẵn có để áp dụng vào các lớp trong dự án.
Cấu trức giao diện của After Effects
Tìm hiểu về công cụ và tính năng cơ bản
After Effects gồm những công cụ chính như là Pen, Text, Selection, Paint Brush, Mask, Motion Tracker, Roto Brush, các hiệu ứng và bộ lọc, Keyframe. Mỗi công cụ sẽ có chức năng chính đó là:
Công cụ Pen: Cho phép người dùng tạo và chỉnh sửa các đường dẫn (path).
Công cụ Text: Dùng để thêm và chỉnh sửa văn bản trong dự án của bạn.
Công cụ Selection: Cho phép bạn chọn và di chuyển các yếu tố trên màn hình.
Công cụ Paint Brush: Sử dụng để vẽ và tô màu trực tiếp trên cửa sổ xem.
Công cụ Mask: Dùng để tạo và chỉnh sửa các mask hay còn gọi là khu vực che phủ trên các lớp.
Công cụ Motion Tracker: Cho phép người dùng theo dõi chuyển động trong video và áp dụng thông tin theo dõi để tạo hiệu ứng chính xác.
Công cụ Roto Brush: Được sử dụng để tự động phân tách vật thể hoặc người trong nền.
Hiệu ứng và bộ lọc: After Effects cung cấp nhiều hiệu ứng và bộ lọc giúp video trở nên độc đáo và chuyên nghiệp.
Keyframe: Được sử dụng để tạo sự thay đổi giá trị thuộc tính theo thời gian. Bạn có thể tạo keyframe cho các thuộc tính như vị trí, độ xoay, tỷ lệ, màu sắc,...
Công cụ và tính năng cơ bản của After Effects
Trên đây chỉ là một số công cụ và tính năng cơ bản của After Effects, ngoài ra phần mềm chỉnh sửa video này còn rất nhiều tính năng chuyên nghiệp khác. Để quen và sử dụng thành thạo các tính năng của After Effects, bạn cần sử dụng thường xuyên phần mềm này.
Tạo và quản lý dự án trong After Effects
Ở mục này, Unica sẽ hướng dẫn bạn cách tạo và quản lý dự án trong phần mềm After Effects. Ngoài ra, chúng tôi sẽ giới thiệu thêm về cách sử dụng công cụ Project panel và Timeline để quản lý lớp và hiệu ứng.
Tạo mới dự án và cấu hình cơ bản
Cách tạo mới dự án và cấu hình cơ bản trong After Effects như sau:
Bước 1: Mở After Effects và rồi chọn "Tạo mới dự án" từ menu File.
Bước 2: Đặt tên cho dự án, chọn thư mục lưu trữ.
Bước 3: Cài đặt cấu hình cơ bản như kích thước khung hình, tốc độ khung hình và thời gian cho file dự án.
Bước 4: Xác định thư mục lưu trữ cho các tệp tạm thời và các tệp xuất.
Cách tạo mới dự án và cấu hình cơ bản trong After Effects
Quản lý và tổ chức tài nguyên (ảnh, video, âm thanh)
After Effects chứa rất nhiều tài nguyên như là ảnh, video và âm thanh. Bởi vậy, bạn cần quản lý và tổ chức các tài nguyên này để có thể tìm kiếm và sử dụng ngay khi cần. Dưới đây sẽ là một vài gợi ý về cách quản lý và tổ chức những tài nguyên này:
Bước 1: Sử dụng Project panel để quản lý tất cả các tài nguyên trong dự án. Bạn có thể tạo các thư mục và chỉnh sửa tên tài nguyên.
Bước 2: Nhập tài nguyên như ảnh, video, âm thanh bằng cách kéo thả chúng vào Project panel hoặc sử dụng menu Import.
Bước 3: Sắp xếp, tổ chức tài nguyên vào các thư mục tùy chọn để dễ dàng tìm kiếm và quản lý.
Sử dụng công cụ Project panel và Timeline để quản lý lớp và hiệu ứng
Hai công cụ quan trọng trong After Effects để quản lý lớp và hiệu ứng trong dự án đó là Project panel và Timeline. Đặc điểm của từng công cụ như sau:
Project panel (Panel Dự án)
Project panel được sử dụng để quản lý và tổ chức tất cả các tài nguyên trong dự án của bạn, gồm có ảnh, video, âm thanh và các tệp tin khác. Bạn có thể nhập tài nguyên bằng cách kéo và thả chúng vào Project panel hoặc sử dụng menu Nhập (Import).
Để tạo cấu trúc tổ chức, người dùng có thể tạo thư mục con bằng cách nhấn chuột phải trong panel Dự án và chọn "New Folder". Bạn cũng có thể sắp xếp lại và đổi tên tài nguyên bằng cách nhấn chuột phải và chọn các tùy chọn tương ứng.
Project panel được sử dụng để quản lý và tổ chức tất cả các tài nguyên trong dự án
Timeline (Panel Thời gian)
Panel Thời gian được sử dụng để quản lý lớp và hiệu ứng trong dự án. Mỗi lớp trong dự án sẽ được hiển thị trên Timeline dưới dạng một thanh dọc, gọi là lớp (layer). Bạn có thể Để tạo lớp mới, bạn nhấn chuột phải trên panel Dự án và chọn "New Composition", tiếp đó kéo và thả tài nguyên từ Project panel vào lớp mới.
Trên panel Thời gian, bạn có thể điều chỉnh thời gian của các lớp, tạo keyframe để điều chỉnh thuộc tính theo thời gian và áp dụng hiệu ứng vào các lớp.
Các kỹ thuật xử lý và biên tập video trong After Effects
After Effects cung cấp nhiều kỹ thuật xử lý và biên tập video như cắt, dịch chuyển, thay đổi thứ tự, ghép nối video clips, điều chỉnh màu sắc, ánh sáng, độ tương phản, và hiệu ứng hình ảnh khác. Dưới đây sẽ là giới thiệu chi tiết về từng kỹ thuật chỉnh sửa này cho bạn tham khảo:
Cắt, dịch chuyển, thay đổi thứ tự và ghép nối video clips, thêm hiệu ứng và chuyển động cho video
Các công cụ như cắt, dịch chuyển, thay đổi thứ tự và ghép nối video clips giúp bạn chỉnh sửa và biên tập video linh hoạt và dễ dàng hơn. Dưới đây là mô tả chi tiết về các công cụ này:
Cắt (Cut)
Khi muốn cut video thành các phần nhỏ hơn, bạn sử dụng công cụ Razor Blade trong After Effects. Bạn có thể chọn công cụ Razor Blade từ thanh công cụ hoặc nhấn phím tắt C để kích hoạt nhanh. Khi sử dụng công cụ này, bạn có thể bấm chuột trái trên Timeline để cắt video thành các phần riêng biệt.
Cắt video trong After Effects
Dịch chuyển (Move)
Nếu bạn muốn di chuyển các video clips trên Timeline thì công cụ Selection là lựa chọn phù hợp nhất . Bạn có thể chọn công cụ Selection từ thanh công cụ hoặc nhấn phím tắt V. Khi sử dụng công cụ này, bạn chỉ cần kéo video clips từ vị trí ban đầu và thả chúng vào vị trí mới trên Timeline.
Thay đổi thứ tự (Change Order)
Phần mềm After Effects cho phép bạn thay đổi thứ tự của các video clips bằng cách kéo và thả chúng trên Timeline. Bạn có thể nhấn chuột trái trên video clip và di chuyển nó lên hoặc xuống trong danh sách các layer trên Timeline để thay đổi thứ tự hiển thị ban đầu của chúng.
Ghép nối (Concatenate)
Để ghép nối các video clips, bạn hãy đặt các video nhỏ cạnh nhau trên Timeline. Khi các video clips nằm sát nhau, chúng sẽ tự động ghép nối lại thành một video dài hơn.
Với những thao tác cơ bản như cắt, dịch chuyển, thay đổi thứ tự và ghép nối video clips trong After Effects, bạn có thể chỉnh sửa và biên tập video của mình theo ý muốn. Những thao tác này vô cùng đơn giản, chỉ cần tập trung là bạn đã có thể sử dụng chúng thành thạo sau 30 - 45 phút tự học.
Để ghép nối các video clips, bạn hãy đặt các video nhỏ cạnh nhau trên Timeline
Thêm hiệu ứng và chuyển động cho video (transition, keyframe animation, etc.)
Trong After Effects, bạn có thể sử dụng nhiều công cụ để thêm hiệu ứng và chuyển động cho video của mình như là Transitions, Keyframe Animation, Image Effects & Adjustments. Đặc điểm cụ thể của từng công cụ như sau:
Hiệu ứng chuyển tiếp (Transitions)
After Effects mang tới cho người dùng một loạt các hiệu ứng chuyển tiếp như fade, wipe, dissolve, slide và nhiều loại khác. Cách để sử dụng các hiệu ứng chuyển tiếp này là kéo thả chúng từ panel Effects & Presets lên lớp video trong Timeline. Sau khi áp dụng hiệu ứng, bạn có thể điều chỉnh tham số của hiệu ứng để tạo ra hiệu ứng chuyển tiếp như ý muốn.
Keyframe Animation
Nhiệm vụ chính của Keyframe animation là cho phép bạn tạo hiệu ứng chuyển động cho các yếu tố trong video. Những thuộc tính có thể áp dụng Keyframe animation đó là vị trí, độ xoay, tỷ lệ, độ trong suốt,...
Để tạo keyframe, bạn chỉ cần chọn thuộc tính muốn điều chỉnh, sau đó nhấn nút keyframe chính là hình chấm tròn tại điểm thời gian mong muốn. Sau đó, di chuyển tới một điểm thời gian khác và điều chỉnh thuộc tính. Khi tạo keyframe, After Effects sẽ tự tạo hiệu ứng chuyển động mượt mà giữa các keyframe đó.
Nhiệm vụ chính của Keyframe animation là cho phép bạn tạo hiệu ứng chuyển động cho các yếu tố trong video
Hiệu ứng và điều chỉnh hình ảnh (Image Effects & Adjustments)
After Effects cung cấp nhiều hiệu ứng và điều chỉnh hình ảnh để thay đổi màu sắc, ánh sáng, độ tương phản và nhiều thuộc tính khác trong dự án. Cách áp dụng hiệu ứng này là bạn kéo và thả chúng từ panel Effects & Presets lên lớp video trong Timeline. Sau khi sử dụng hiệu ứng, bạn có thể điều chỉnh các tham số để tùy chỉnh hiệu ứng theo ý muốn.
Bằng cách sử dụng các công cụ trên, bạn có thể tạo hiệu ứng chuyển động phong phú và tùy chỉnh hình ảnh trong video của mình để chúng thêm lôi cuốn và hấp dẫn. Điều này giúp tạo ra các hiệu ứng chuyên nghiệp và độc đáo cho dự án của bạn.
Điều chỉnh màu sắc, ánh sáng, độ tương phản, và hiệu ứng hình ảnh khác
Màu sắc, ánh sáng, độ tương phản cùng một số hiệu ứng hình ảnh khác đóng vai trò quan trọng quyết định tới sự hấp dẫn của video. Nếu đang sử dụng After Effects để edit video, bạn hãy tham khảo ngay những công cụ sau:
Hiệu ứng màu sắc (Color Effects)
Hiệu ứng chỉnh màu trong after effect gồm có Levels, Curves và Hue/Saturation như sau:
Công cụ Levels: Công cụ này cho phép bạn điều chỉnh mức độ sáng và tối của hình ảnh. Bạn có thể tăng cường độ tương phản, điều chỉnh mức độ sáng và tối trong các vùng cụ thể của hình ảnh.
Công cụ Curves: Chức năng chính của Curves là điều chỉnh độ cong của đồ thị màu sắc, từ đó tạo ra các hiệu ứng tương phản và màu sắc độc đáo.
Công cụ Hue/Saturation: Công cụ này cho phép bạn điều chỉnh màu sắc và độ bão hòa của hình ảnh. Bạn có thể thay đổi màu sắc chính, điều chỉnh độ bão hòa và độ tương phản màu.
Hiệu ứng màu sắc trong After Effects gồm có Levels, Curves và Hue/Saturation
Hiệu ứng ánh sáng (Lighting Effects)
Để chỉnh hiệu ứng ánh sáng trong After Effects, bạn có thể sử dụng hai công cụ là Spotlight và Ambient Light như dưới đây:
Công cụ Spotlight: Công cụ Spotlight cho phép bạn tạo ra ánh sáng tương tự như đèn chiếu trực tiếp lên một vị trí cụ thể trong hình ảnh.
Công cụ Ambient Light: Công cụ Ambient Light giúp bạn thay đổi mức độ ánh sáng nền của hình ảnh. Bạn có thể tạo ra hiệu ứng ánh sáng tổng quát hoặc tạo điểm nhấn ánh sáng trong hình ảnh.
Hiệu ứng hình ảnh khác (Other Image Effects)
Các hiệu ứng hình ảnh khác trong After Effects gồm có Blur, Sharpen và Distort. Chức năng của từng công cụ như sau:
Công cụ Blur: Cho phép bạn làm mờ hình ảnh để tạo ra hiệu ứng mờ hoặc làm nổi bật một phần cụ thể trong hình ảnh.
Công cụ Sharpen: Cho phép bạn làm sắc nét hình ảnh bằng cách tăng độ rõ nét của các đường và chi tiết.
Công cụ Distort: Cho phép bạn biến đổi hình ảnh bằng cách kéo, xoay hoặc bóp méo theo ý muốn.
Các hiệu ứng hình ảnh khác trong After Effects
Sử dụng hiệu ứng và plugin trong After Effects
Hiệu ứng là phần không thể thiếu để giúp video trở nên hấp dẫn và bắt mắt hơn. Nếu đang sử dụng After Effects để edit video, bạn có thể sử dụng một số hiệu ứng sẵn có trong phần mềm này hoặc cài đặt một số phần mềm bên ngoài. Để giúp bạn hiểu hơn về các hiệu ứng này, Unica đã tổng hợp một số thông tin dưới đây:
Sử dụng hiệu ứng có sẵn trong After Effects
Số lượng các hiệu ứng sẵn có trong After Effects vô cùng đa dạng như là Blur, Glow, Keying, Distort, Transition,...
Hiệu ứng Blur
Tác dụng chính của Blur là làm mờ hình ảnh, trong After Effects sẽ có hai kiểu Blur là:
Gaussian Blur: Tạo hiệu ứng mờ tự nhiên.
Fast Blur: Làm mờ hình ảnh nhanh chóng với chất lượng thấp hơn so với Gaussian Blur.
Hiệu ứng Glow
Công dụng chính của Glow là tạo hiệu ứng ánh sáng, trong After Effects sẽ có hai kiểu tạo hiệu ứng ánh sáng như sau:
Glow: Tạo hiệu ứng ánh sáng tỏa ra từ các vùng sáng trong hình ảnh.
Trapcode Shine: Tạo hiệu ứng ánh sáng chói mờ từ các nguồn sáng trong hình ảnh.
Công dụng chính của Glow là tạo hiệu ứng ánh sáng
Hiệu ứng Keying
Đối với hiệu ứng Keying, trong After Effects sẽ có hai kiểu như sau:
Color Key: Loại bỏ hoặc giữ lại một màu cụ thể trong hình ảnh.
Keylight: Tách lớp video khỏi nền xanh hoặc nền xám và thay đổi nền theo mong muốn.
Hiệu ứng Distort
Hiệu ứng Distort trong After Effects gồm có Liquify và Bulge với cùng một tác dụng là biến đổi hình ảnh.
Liquify: Biến đổi hình ảnh bằng cách kéo và bóp méo nó.
Bulge: Làm cong hoặc lồi ra một vùng cụ thể trong hình ảnh.
Hiệu ứng Transition
Hiệu ứng Transition trong After Effects gồm:
Fade In/Out: Hiệu ứng chuyển tiếp từ mờ đến rõ hoặc từ rõ đến mờ.
Wipe: Hiệu ứng chuyển tiếp thông qua một vùng xóa hoặc hiện từ một hướng cụ thể.
Hiệu ứng Transition trong After Effects
Hiệu ứng Color Correction
Hiệu ứng Color Correction giúp điều chỉnh màu sắc trong dự án đang thực hiện. Hiệu ứng này bao gồm:
Levels: Điều chỉnh mức độ sáng và tối, cân bằng màu sắc và tạo hiệu ứng tương phản.
Curves: Điều chỉnh độ cong của đồ thị màu sắc, từ đó thay đổi màu sắc và tương phản.
Hiệu ứng Stylize
Trong After Effects, hiệu ứng Stylize gồm có Cartoon và Posterize như sau:
Cartoon: Chuyển đổi hình ảnh thành dạng hoạt hình đơn giản.
Posterize: Giảm số lượng màu sắc để tạo hiệu ứng đơn giản và bắt mắt.
Hiệu ứng Audio
Nhiệm vụ chính của hiệu ứng này là tạo ra biểu đồ sóng âm trong dự án bạn đang thực hiện. Bao gồm:
Audio Spectrum: Tạo hiệu ứng biểu đồ sóng âm thanh từ âm thanh trong dự án.
Audio Waveform: Tạo hiệu ứng biểu đồ sóng âm thanh từ âm thanh trong dự án.
Hiệu ứng Audio
Hiệu ứng Animation
Hiệu ứng Animation gồm có Position, Scale, Rotation và Opacity như sau:
Position: Điều chỉnh vị trí của đối tượng trong không gian 2D hoặc 3D.
Scale: Thay đổi tỷ lệ kích thước của đối tượng.
Rotation: Quay đối tượng xung quanh trục của nó.
Opacity: Điều chỉnh độ trong suốt của đối tượng.
Hiệu ứng Particles
Trong After Effects, hiệu ứng Particles bao gồm Particle World và CC Particle Systems như sau:
Particle World: Tạo hiệu ứng hạt như mưa, tuyết, nước, lửa và nhiều hiệu ứng tương tự khác.
CC Particle Systems: Tạo hiệu ứng hạt theo mô hình vật lý, gồm các hiệu ứng như bụi, mây, lửa,...
Hiệu ứng 3D
Hiệu ứng 3D của After Effects vô cùng đa dạng, trong đó nổi bật nhất là:
Camera: Tạo và điều chỉnh camera 3D trong không gian, cho phép bạn di chuyển, quay và zoom cảnh.
Depth of Field: Tạo hiệu ứng độ sâu trường hình ảnh, tạo sự nổi bật cho đối tượng chính và làm mờ phần nền.
Hiệu ứng 3D của After Effects vô cùng đa dạng
Hiệu ứng Time
Hiệu ứng Time của phần mềm chỉnh sửa After Effects gồm Time Remapping và Echo như sau:
Time Remapping: Thay đổi tốc độ hoặc hướng diễn biến thời gian của đối tượng.
Echo: Tạo hiệu ứng lặp lại của hình ảnh, tạo ra hiệu ứng ghosting hoặc trạng thái lưu giữ của đối tượng.
Hiệu ứng Text
Đây là hiệu ứng dành cho phần nội dung chữ của dự án trong After Effects. Gồm có:
Text Animator: Áp dụng các hiệu ứng chuyển động và biến đổi cho văn bản, gồm sự xuất hiện, biến mất, đổi màu, chuyển động và nhiều hiệu ứng khác.
Text Presets: Các preset văn bản có sẵn giúp bạn tạo ra các hiệu ứng văn bản phổ biến một cách nhanh chóng, gồm có hiệu ứng động, chuyển tiếp và biến đổi.
Trên đây chỉ là một số ví dụ cơ bản về hiệu ứng có sẵn trong After Effects. Phần mềm này cung cấp một loạt các hiệu ứng có sẵn để bạn tạo ra các hiệu ứng đa dạng và chuyên nghiệp trong dự án của mình. Nhờ các hiệu ứng hình ảnh, chuyển động, âm thanh đến hiệu ứng văn bản, bạn có thể tùy chỉnh và kết hợp chúng để tạo ra video độc đáo và sáng tạo.
Tạo hiệu ứng text
Tìm hiểu và áp dụng các plugin bên ngoài
Bên cạnh các hiệu ứng sẵn có, bạn có thể điều chỉnh các hiệu ứng và plugin trong After Effects. Dưới đây là một số phương pháp để tùy chỉnh và plugin cho bạn tham khảo:
Tùy chỉnh tham số
Mỗi hiệu ứng và plugin trong After Effects đi kèm với một số tham số mà bạn có thể tùy chỉnh để đạt được hiệu ứng mong muốn. Tùy thuộc vào hiệu ứng hoặc plugin cụ thể, bạn có thể điều chỉnh các thông số như độ sáng, tốc độ, màu sắc, độ mờ hoặc các thông số khác tương tự. Bạn nên sử dụng các bảng điều khiển và thanh điều chỉnh có sẵn để thay đổi các giá trị và xem trước hiệu ứng.
Kết hợp và xếp chồng hiệu ứng
Trong After Effects, bạn có thể kết hợp nhiều hiệu ứng và plugin trên cùng một lớp video hoặc trên các lớp video khác nhau để tạo ra hiệu ứng phức tạp và đa dạng hơn. Thứ tự của các hiệu ứng và plugin trong Timeline quyết định thứ tự áp dụng và ảnh hưởng của chúng. Để tạo ra kết quả như mong muốn, bạn cần thử nghiệm kết hợp và xếp chồng hiệu ứng lên nhau. Quá trình này sẽ mất thời gian nhưng sẽ đem tới những video đẹp, bắt mắt giúp bạn thu hút nhiều người xem.
Tạo và xếp chồng các hiệu ứng
Sử dụng biểu thức expressions
Biểu thức expressions cho phép bạn tạo ra các hiệu ứng động và phức tạp bằng cách áp dụng biểu thức toán học hoặc logic vào các thuộc tính của hiệu ứng và plugin trong After Effects. Biểu thức expressions có thể tạo hiệu ứng động, điều khiển tỷ lệ, độ sáng, màu sắc cùng nhiều tham số khác.
Tạo và lưu lại Preset
Sau khi chỉnh một hiệu ứng hoặc plugin theo ý muốn, bạn có thể tạo và lưu lại Preset để sử dụng lại trong các dự án khác. Bằng cách lưu lại các cấu hình và tùy chỉnh hiệu ứng hoặc plugin thành Preset, bạn có thể áp dụng chúng vào các lớp video khác nhanh hơn.
Tạo và lưu lại Preset để sử dụng lại trong các dự án khác
Tạo và chỉnh sửa văn bản và đồ họa chuyển động
Ở mục này, Unica sẽ cùng bạn tìm hiểu về các tạo, chỉnh sửa văn bản và đồ họa chuyển động. Để giúp bạn dễ theo dõi, nội dung từng phần sẽ được chia thành các mục như sau:
Thêm và sửa đổi văn bản
Trong After Effects, bạn có thể thêm và sửa đổi văn bản để tạo tiêu đề, chú thích hoặc nội dung văn bản trong dự án của mình.
Thêm văn bản
Để thêm văn bản vào dự án, bạn thực hiện theo 3 bước dưới đây:
Bước 1: Chọn Layer > New > Text hoặc sử dụng phím tắt trong After Effects là Ctrl/Cmd + Shift + T.
Bước 2: Trong cửa sổ Timeline và Panel Composition sẽ xuất hiện một lớp văn bản mới.
Bước 3: Nhập nội dung văn bản trong panel Composition hoặc trong panel Character và Paragraph để điều chỉnh định dạng văn bản.
Thêm văn bản cho video
Điều chỉnh văn bản
Muốn điều chỉnh văn bản, bạn nên sử dụng panel Character và Paragraph. Các tùy chỉnh này bao gồm font chữ, kích thước, màu sắc, căn chỉnh và khoảng cách. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng công cụ Selection (V) để chọn và di chuyển văn bản trên màn hình hoặc sử dụng công cụ Direct Selection (A) để chỉnh sửa các điểm cần chỉnh của văn bản.
Sử dụng hiệu ứng văn bản
After Effects mang tới nhiều hiệu để làm cho văn bản trở nên độc đáo và chân thực hơn. Để áp dụng hiệu ứng văn bản, hãy chọn lớp văn bản trong Timeline và sau đó chọn các hiệu ứng văn bản có sẵn trong panel Effects & Presets.
Tạo và điều chỉnh các đối tượng đồ họa chuyển động
Trong After Effects, bạn có thể tạo và điều chỉnh các đối tượng đồ họa chuyển động để thêm sự độc đáo cho thiết kế của mình. Cách tạo và điều chỉnh sẽ được giới thiệu ở phần dưới đây:
Tạo đối tượng đồ họa
Để tạo đối tượng đồ họa trong After Effects, bạn thực hiện bằng cách chọn Layer, nhấn vào New hoặc sử dụng các phím tắt tương ứng.
Trong lớp đối tượng mới, bạn có thể tạo hình dạng đồ họa như hình vuông, hình tròn, đường thẳng hoặc tùy chỉnh hình dạng bằng cách sử dụng công cụ hình dạng như Pen Tool hoặc Rectangle Tool.
Tạo đối tượng đồ họa trong After Effects
Điều chỉnh và biến đổi đối tượng
Để di chuyển, xoay, co dãn, hoặc thay đổi kích thước đối tượng đồ họa trong video, bạn sử dụng công cụ Selection (V) hoặc công cụ Transformation (Ctrl/Cmd + T). Bạn nên sử dụng các hiệu ứng trong panel Effects & Presets để áp dụng hiệu ứng đặc biệt cho đối tượng, ví dụ như hiệu ứng ánh sáng, hiệu ứng mờ hoặc hiệu ứng thay đổi.
Tạo hiệu ứng chuyển động
Muốn tạo hiệu ứng chuyển động cho các đối tượng đồ họa, bạn sử dụng keyframes. Bạn cần chọn thuộc tính mà bạn muốn thay đổi, ví dụ như vị trí, kích thước, màu sắc, độ trong suốt..., và tạo keyframe tại các thời điểm khác nhau trong Timeline. Tiếp theo, bạn di chuyển đến thời điểm tiếp theo và điều chỉnh thuộc tính để tạo hiệu ứng chuyển động mượt mà.
Sử dụng keyframe và hiệu ứng âm thanh khác
Trong After Effects, bạn có thể sử dụng keyframe và các hiệu ứng âm thanh để tạo hiệu ứng động và đồng bộ âm thanh cho video của mình. Chi tiết sẽ được giới thiệu ở dưới đây:
Sử dụng Keyframe
Keyframe là một cách để ghi lại và điều chỉnh các giá trị thuộc tính theo thời gian. Bạn có thể sử dụng keyframe để tạo hiệu ứng chuyển động, thay đổi kích thước, màu sắc cũng như nhiều thuộc tính khác trong video mình đang thiết kế.
Keyframe là một cách để ghi lại và điều chỉnh các giá trị thuộc tính theo thời gian
Hiệu ứng âm thanh
After Effects cung cấp một số hiệu ứng để tăng cường âm thanh trong video mà người dùng đang thực hiện. Những hiệu ứng bạn có thể dùng đó là EQ, Reverb, Delay,... Bạn hãy áp dụng các hiệu ứng này vào tệp âm thanh và điều chỉnh các tham số để tạo ra hiệu ứng âm thanh phù hợp với nội dung và mong muốn của mình.
Đồng bộ hóa âm thanh
Không chỉ cho phép người dùng áp dụng hiệu ứng âm thanh vào video, After Effects còn cung cấp tính năng đồng bộ hóa âm thanh trong dự án của mình. Bạn có thể kéo thả tệp âm thanh từ máy tính của mình vào dự án hoặc sử dụng các tệp âm thanh có sẵn trong thư viện. Tiếp đó, bạn có thể điều chỉnh và đồng bộ hóa hiệu ứng âm thanh với các yếu tố trong dự án.
Một điểm nhấn của After Effects là phần mềm này cung cấp tính năng đồng bộ hóa thời gian với âm thanh để giúp bạn điều chỉnh chính xác các hiệu ứng và sự kiện theo âm thanh. Bằng cách chọn lớp yếu tố và sử dụng tính năng đồng bộ hóa thời gian, bạn có thể kéo và thả các keyframe trong Timeline dựa trên dạng sóng âm thanh để đồng bộ hóa các hiệu ứng với âm thanh. Bạn cần điều chỉnh vị trí và giá trị của các keyframe để tạo ra sự phù hợp và đồng bộ giữa hiệu ứng và âm thanh.
Ngoài các hiệu ứng âm thanh có sẵn trong phần mềm After Effects, bạn cũng có thể sử dụng các plugin bên ngoài để mở rộng khả năng xử lý âm thanh của dự án.
Đồng bộ hóa âm thanh trong video
Bằng cách sử dụng keyframe và hiệu ứng âm thanh trong After Effects, bạn có thể tạo ra hiệu ứng động, điều chỉnh âm thanh và đồng bộ hóa các yếu tố trong dự án của mình. Sử dụng các công cụ và tính năng có sẵn, kết hợp với sự sáng tạo của mình, bạn có thể tạo ra những video độc đáo và chuyên nghiệp.
Xuất và chia sẻ công việc
Sau khi đã làm xong video, bạn cần chuyển qua bước cài đặt cấu hình xuất file, kiểm tra, lưu chữ và chia sẻ dự án. Từng công đoạn cụ thể sẽ được chúng tôi đề cập ở dưới đây:
Cài đặt cấu hình xuất file
Trước khi xuất file dự án, bạn cần cấu hình các thiết lập xuất file để đảm bảo đúng định dạng và chất lượng mong muốn. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Để mở Render Queue panel, chọn File > Export > Add to Render Queue.
Bước 2: Trong Render Queue, chọn định dạng xuất file phù hợp. Định dạng video (MP4, MOV, AVI, WMV), định dạng ảnh động (GIF, PNG sequence), định dạng âm thanh (MP3, WAV).
Bước 3: Cấu hình các thiết lập như kích thước khung hình, tỷ lệ khung hình, bit rate và codec theo yêu cầu của dự án.
Cài đặt cấu hình xuất file
Tạo và kiểm tra xem trước trước khi xuất
Bước kiểm tra vô cùng quan trọng trước khi xuất file, mục tiêu của bước này là điều chỉnh các yếu tố có trong video để đảm bảo sản phẩm cuối cùng đạt chất lượng và yêu cầu như dự án đặt ra. Cách kiểm tra như sau:
Bước 1: Mở Composition Preview panel bằng phím tắt Ctrl/Cmd + Shift + Y.
Bước 2: Chọn các khung hình xuất hiển thị (Range) và chế độ xem (Resolution) phù hợp để kiểm tra xem trước chất lượng và hiệu suất của dự án.
Bước 3: Kiểm tra để đảm bảo rằng tất cả các yếu tố như hiệu ứng, chuyển động và âm thanh hoạt động đúng và mượt mà.
Lưu trữ và chia sẻ dự án After Effects
Sau khi hoàn thành và xuất dự án, bạn cần lưu trữ và chia sẻ nó để tiện quản lý và sử dụng. Để lưu trữ dự án với tên và vị trí thích hợp trên máy tính của mình, bạn sử dụng tùy chọn Save Project As.
Nếu muốn chia sẻ dự án với người khác, bạn cần nén dự án thành một file ZIP và chia sẻ qua email, ổ đĩa mạng hoặc dịch vụ lưu trữ trực tuyến. Bạn cũng có thể chia sẻ video lên nền tảng trực tuyến như YouTube, Vimeo hoặc các mạng xã hội để người khác có thể xem và tương tác.
Lưu và chia sẻ dự án trên After Effects
Những lưu ý khi bắt đầu học After Effect
After Effect là phần mềm chỉnh sửa video chuyên nghiệp nên độ khó của nó sẽ hơn hẳn những ứng dụng thông thường như Canva hoặc Capcut. Chính vì vậy, trước khi học After Effects, bạn cần hiểu về video, đồ họa, và các khái niệm liên quan ở mức độ cơ bản. Những khái niệm bạn cần nắm được bao gồm kích thước khung hình, tỷ lệ khung hình, độ phân giải, màu sắc, ánh sáng và độ tương phản.
Song song với đó, bạn cần chú ý tới những vấn đề sau:
Tìm hiểu về giao diện và các công cụ cơ bản: Khám phá giao diện After Effects và tìm hiểu về các công cụ cơ bản như Timeline, Composition, Project Panel, các công cụ xử lý và biên tập video.
Thực hành và tạo dự án nhỏ: Để hiểu rõ hơn về các tính năng và công cụ của After Effects, bạn nên thực hành thường xuyên với các dự án nhỏ. Không nên làm những dự án lớn và phức tạp vì điều này sẽ khiến bạn bị rối và không biết cách xử lý do còn thiếu kiến thức chuyên môn.
Tận dụng tài nguyên học tập: Sử dụng các nguồn tài nguyên trực tuyến như video hướng dẫn, blog, diễn đàn và cộng đồng trực tuyến để tìm hiểu thêm về các kỹ thuật, kỹ năng và chia sẻ hữu ích từ những người đã có kinh nghiệm sử dụng After Effects.
Kiên nhẫn và kiên trì: After Effects là một công cụ chỉnh sửa video tương đối phức tạp nên kiên nhẫn và kiên trì là yếu tố quan trọng trong quá trình học. Đừng nản lòng khi gặp khó khăn, bạn hãy tiếp tục thực hành và nghiên cứu để nâng cao khả năng sử dụng After Effects của mình.
Kiên nhẫn khi sử dụng After Effect vì phần mềm này tương đối khó
Kết luận
Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu về hướng dẫn sử dụng After Effect đơn giản. Nếu bạn muốn biết thêm về phần mềm này, hãy tham khảo ngay khóa học After Effect của Unica. Bài giảng được thiết kế ngắn gọn, xúc tích nên chắc chắn bạn sẽ có thể thực hành được ngay sau khi học xong.
01/11/2019
17868 Lượt xem