Kinh Doanh
Kinh doanh đồ handmade như thế nào để đạt hiệu quả
Trong nhiều năm trở lại đây có rất nhiều ý tưởng kinh doanh độc đáo và mới lạ trên thị trường. Cùng với đó là sự đầu tư cũng như khuyến khích của nhà nước để phát triển các doanh nghiệp trong nước. Kinh doanh đồ Handmade được xem như là bước đi độc đáo trên thị trường, các sản phẩm này được giới trẻ quan tâm vì giá thành rẻ mà vô cùng hữu dụng. Trong bài viết dưới đây Unica chia sẻ đến bạn đọc cạc kinh doanh đồ handmade hiệu quả và thành công, cùng theo dõi nhé.
1. Trang bị kiến thức về đồ handmade
Bước đầu tiên trong việc kinh doanh đồ handmade bạn cần có kiến thức như hiểu về sản phẩm mình sẽ bán cũng như những kỹ năng bán hàng cần thiết để có thể tư vấn và bán hàng một cách hiệu quả nhất.
Ngoài ra việc bạn nắm được kiến thức về đồ handmade cũng sẽ tạo ra nền tảng vững chắc góp phần giúp bạn có thể đưa ra các quyết định trong việc đổi mới thương hiệu hay sự kết hợp nhiều thể loại để đưa ra những sản phẩm riêng độc quyền nhằm thu hút khách hàng đến mua và sử dụng sản phẩm của bạn.
>>> Xem ngay: Kinh doanh online tại nhà hiệu quả chỉ với với 3 bước đơn giản
2. Xác định được nguồn vốn
Không phải ai cũng có một số vốn lớn để bắt đầu kinh doanh khởi nghiệp. Hiện nay với số vốn ít ỏi thì tốt nhất bạn nên lựa chọn kinh doanh online, vừa không tốn mặt bằng kinh doanh mà lại có thể tận dụng các mối quan hệ.
Cần xác định được nguồn vốn cần và đủ cho hoạt động kinh doanh
Ví dụ bạn có thể lập fanpage trên Facebook để bán hàng, tuy nhiên để tạo dựng được thương hiệu và buôn bán được cho nhiều người bạn cần phải có thêm các kiến thức về chạy quảng cáo và cách viết content hay chụp ảnh mặt hàng để thu hút khách hàng.
Nếu bạn có nguồn vốn từ 20- 30 triệu thì có thể mở cửa hàng kinh doanh, bạn cần tính toán các chi phí thuê mặt bằng hàng tháng, tiền thuê nhân viên và các khoản điện nước,... sao cho hiệu quả. Tốt nhất là lập kế hoạch và đưa ra các phương án dự trù trước để dễ dàng đo lường quá trình thực hiện của mình.
3. Xác định đối tượng khách hàng
Đây là một phần không thể thiếu trong kinh doanh dù là lớn hay nhỏ. Bạn cần phải biết đối tượng mình phục vụ là ai, họ mong muốn gì, sở thích hay thói quen của họ là gì, từ đó mới có thể thay đổi sản phẩm và cạnh tranh được với các đối thủ khác trên thị trường.
Giải mã khách hàng, gặt hái thành công
Ví dụ: Học sinh sẽ thích các đồ dễ thương như gấu, hoa, nơ,... nhưng phụ nữ hay các bà nội trợ sẽ thích các sản phẩm tinh tế, đẹp lung linh…
4. Xác định địa điểm kinh doanh
Đa phần đồ handmade sẽ nhỏ nhắn và dễ thương, vì vậy không cần diện tích quá lớn như các quán ăn hay nhà hàng.
Cần lựa chọn địa điểm thuận lợi nhất cho người mua
Bạn nên chọn khu vực đông học sinh, sinh viên hoặc những điểm nhiều khách du lịch qua lại. Với đặc điểm này tiền thuê cửa hàng chỉ khoảng 4 đến 5 triệu mỗi tháng, bạn sẽ tiết kiệm được kha khá chi phí mà vẫn tiếp cận được nhiều khách hàng.
5. Tìm kiếm nguồn hàng
Việc tìm kiếm nguồn hàng để cung cấp cho việc kinh doanh đồ handmade cũng không gặp nhiều khó khăn, bạn có thể tìm mua ở các chợ đầu mối lớn như Bến Thành, Đồng Xuân, Bình Tây.... Trong trường hợp bạn muốn tìm nguyên liệu hay hàng có sẵn qua trung gian, bạn có thể tìm trên các chợ tỉnh ở Quảng Tây, Trung Quốc.
Còn nếu bạn muốn hướng kinh doanh một số sản phẩm đồ handmamde đặc biệt thì bạn nên tìm những làng nghề chuyên nghiệp như Bát tràng, Thiên Long, Bình Dương...; lụa: Vạn Phúc...Tùy theo sản phẩm khác nhau, chất lượng khác nhau sẽ có giá chênh lệch khác nhau.
6. Tiến hành tiếp thị cho cửa hàng
Ngày nay việc làm tiếp thị cho bất cứ sản phẩm nào muốn kinh doanh là điều rất quan trọng. Mục đích của việc tiếp thị là để nhiều người biết đến được sản phẩm của bạn hơn từ đó lương khách hàng cũng như doanh thu sẽ tăng theo. Một số lưu ý quan trọng trong tiếp thị cửa hàng như:
- Đặt tên shop bán đồ handmade thu hút: Bạn nên tìm kiếm những tên ý nghĩa, gợi nhớ dễ dàng, quen thuộc tránh đặt những từ dài hoặc trùng tên với những shop khác.
- Tạo website bán handmade online: việc bạn tạo dựng một website riêng cho mình về bán đồ handmade sẽ rất cần thiết và chuyên nghiệp. Giúp bạn cung cấp được nhiều thông tin hơn, khắc phục được những nhược điểm khi bạn bán hàng trên facebook. Mọi doanh nghiệp muốn thành công được đều phải sở hữu một website của riêng mình.
- Bán hàng trên các mạng xã hội như Fanpage Facebook, Instagram, lập kênh Youtube giới thiệu và bán hàng là cách bạn có thể làm để tiếp cận nhiều khách hàng hơn khi bán đồ handmade online.
- Cung cấp thông tin trên các trang rao vặt: Bạn có thể đăng tin rao vặt trên một số trang như chotot, raovat, rongbay....
Một cách tiếp thị hiệu quả khác đó là mở lớp dạy làm đồ handmade khi bạn có đầy đủ kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng bởi hiện nay giới trẻ có xu hướng thích tự tay làm đồ dùng cho bản thân. Việc mở lớp vừa giúp quảng cáo cho shop, vừa tăng thêm doanh thu nhờ việc bán nguyên liệu và quan trọng là hình thành được một cộng đồng những người đam mê, yêu thích làm đồ handmade.
Trên đây là kinh nghiệm để bạn có thể bắt đầu kinh doanh đồ handmade cũng như các bước lập kế hoạch kinh doanh đồ handmade được kiệu quả nhất. Hy vọng sẽ giúp ích cho cửa hàng handmade của bạn được phát triển và thành công hơn nữa.. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và xin chúc bạn thành công!
02/04/2019
2402 Lượt xem
Cách lập kế hoạch kinh doanh nhỏ cho người mới khởi nghiệp
Bạn muốn bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh và bạn không biết cần làm như thế nào để hoạt động kinh doanh hiệu quả? Điều đầu tiên bạn cần làm đó là lập một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh cho ý tưởng đang hình thành trong đầu bạn. Vậy kế hoạch kinh doanh là gì? Lập kế hoạch kinh doanh như thế nào là hiệu quả? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời cho những vấn đề trên bạn nhé!
Kế hoạch kinh doanh là gì?
Kế hoạch kinh doanh là một bản kế hoạch cần thiết cho việc kinh doanh của bạn, giúp bạn biết được doanh nghiệp của bạn sẽ hoạt động như thế nào và cả các hành động mà bạn cần thực hiện để doanh nghiệp của bạn hoạt động hiệu quả. Một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh bao gồm các thông tin chiến lược và các hoạch định mà doanh nghiệp sẽ triển khai trong tương lai. Thông qua bản kế hoạch kinh doanh, doanh nghiệp sẽ đưa ra những định hướng cơ bản cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, như phân tích về thị trường, phân tích về đối thủ cạnh tranh,...và các hành động để bạn thực hiện các chiến lược đã đề ra.
Bản kế hoạch kinh doanh cũng giống như một bản đồ chỉ dẫn từng bước phát triển của một doanh nghiệp giúp bạn có những hướng đi chính xác nhất, đạt hiệu quả cao nhất, tiết kiệm thời gian và ngân sách tối ưu nhất. Xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh hiệu quả giúp bạn biến ý tưởng hay, độc đáo thành hành động hiệu quả, giúp bạn đạt được những mục tiêu mà bạn đặt ra. Ngược lại, nếu bạn không xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh cho những ý tưởng của mình mà chỉ tiến hành thực hiện sẽ rất dễ thất bại. “Kinh doanh mà không lập kế hoạch đồng nghĩa với việc bạn đang lập kế hoạch cho sự thất bại”.
Kế hoạch kinh doanh là bản đồ chỉ dẫn từng bước phát triển của một doanh nghiệp
>> Xem thêm: Chiến lược kinh doanh là gì? Các chiến lược kinh doanh
Các bước lập kế hoạch kinh doanh hoàn hảo cho doanh nghiệp
Để có thể xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh mang lại hiệu quả tốt nhất cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bạn tiến hành thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Lên ý tưởng kinh doanh độc đáo (business ideas)
Ý tưởng kinh doanh được ví như “linh hồn” của một bản kế hoạch kinh doanh, đó là nền tảng, là mục đích mà bạn sẽ hướng đến giúp bạn thống nhất các hoạt động sau này trong bản kế hoạch kinh doanh. Chính vì vậy, hãy xây dựng cho mình một ý tưởng kinh doanh thật ấn tượng và độc đáo.
Bước 2: Đặt mục tiêu kinh doanh và thành quả bạn mong muốn đạt được (objectives and goals)
Xác định các mục tiêu kinh doanh sẽ là nguồn động lực giúp bạn cố gắng và phấn đấu lên từng ngày, giúp bạn từng bước đạt được mục đích, đạt được ý tưởng mà bạn đã đặt ra. Chính vì thế đây cũng là một trong những bước quan trọng bạn cần xác định trong bản kế hoạch kinh doanh của mình. Trong bản kế hoạch kinh doanh bạn cần trả lời được các câu hỏi:
- Bạn sẽ đạt được cái gì từ việc kinh doanh của bạn?
- Làm thế nào để đo lường mức độ thành công của việc kinh doanh đó?
- Sau bao lâu thì có thể đo lường mức độ thành công đó?
Những mục tiêu bạn đặt ra cần đảm bảo theo nguyên tắc SMART, tức là:
- Specific (Cụ thể): Mục tiêu đặt ra cần cụ thể, dễ hiểu bạn hãy đặt mục tiêu của mình thật rõ ràng, cụ thể và dễ hiểu để có thể hình dung ra nó tránh sự mơ hồ, không rõ ràng. Nếu bạn xây dựng một mục tiêu càng cụ thể, rõ ràng càng chứng tỏ khả năng đạt được của nó cao hơn.
- Measurable (có thể đo lường được): Mục tiêu phải được gắn liền với các con số. Bạn cần biết được chính xác những gì mà doanh nghiệp của mình mong muốn đạt được và mong muốn đạt được hiệu quả như thế nào. Những con số cụ thể sẽ giúp bạn hiểu bạn đang cần gì, cần bao nhiêu và tạo cho bạn một đòn bẩy nâng tinh thần, động lực của bạn lên cao để nỗ lực hết mình đạt được điều mình muốn.
- Achievable (Có thể đạt được): Đây là yếu tố vô cùng quan trọng khi bạn đưa ra một mục tiêu. Mục tiêu bạn đặt ra cho doanh nghiệp của bạn có thể thực hiện được trong khả năng nguồn lực, ngân sách của doanh nghiệp bạn. Tuy nhiên, bạn cũng không nên đặt mục tiêu quá dễ dàng cho doanh nghiệp, một mục tiêu khó khăn nhưng bạn sẽ đạt được nếu cố gắng và phấn đấu sẽ giúp doanh nghiệp của bạn phát triển mỗi ngày.
- Realistic (Thực tế): Mục tiêu đặt ra cho doanh nghiệp không nên quá xa vời với thực tế, một mục tiêu hiệu quả là mục tiêu mà bạn có thể vận dụng tối đa các nguồn lực như vật chất, thời gian, nguồn hỗ trợ…để đảm bảo việc thực hiện được đúng mục tiêu đó.
- Timely (thời hạn): Bạn cần xác định bạn cần bao nhiêu thời gian để thực hiện mục tiêu mà bạn đề ra, điều này giúp bạn đo lường được hiệu quả của mỗi mục tiêu đặt ra và cũng là động lực giúp bạn hoàn thành mục tiêu trong khoảng thời gian hợp lý với ngân sách hợp lý.
Mục tiêu kinh doanh sẽ thúc đẩy doanh nghiệp từng bước đạt được mục đích đã đặt ra
Bước 3: Nghiên cứu và phân tích thị trường
Chắc chắn bạn đã nghe đến câu nói “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”, bạn cần triển khai các hoạt động nghiên cứu thị trường để xác định khách hàng mục tiêu của mình là ai? Đâu là đối thủ cạnh tranh của mình và các hoạt động kinh doanh của họ? Hiểu được mình đang đứng ở vị trí nào trên thị trường và các hành vi, nhu cầu, mong muốn của khách hàng để qua đó bạn xác định được hướng phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hiệu quả nhất. Ngoài ra, thông qua nghiên cứu thị trường bán sẽ xác định được biểu đồ SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) giúp bạn có cơ sở triển khai các hoạt động kinh doanh hiệu quả nhất.
Bước 4: Xác lập mô hình tổ chức kinh doanh
Bạn cần xác định doanh nghiệp của bạn là doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, hay công ty hợp doanh. Tùy vào ý tưởng kinh doanh và các mục tiêu kinh doanh của bạn, bạn cần tạo ra một hệ thống phân chia hợp lý, có sự phối hợp giữa có bộ phận để tạo ra hiệu quả tốt nhất.
Bước 5: Lập kế hoạch marketing, quản lý nhân sự, quản lý tài chính
Bạn cần lập một kế hoạch marketing mô tả những chiến lược cụ thể mà bạn sẽ thực hiện để lôi kéo, thu hút khách hàng biết và đến với doanh nghiệp, quan trọng hơn là để thúc đẩy khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn và tạo ra khách hàng trung thành.
Bản kế hoạch marketing mô tả những chiến lược cụ thể mà bạn sẽ thực hiện
Ngoài ra, bạn cũng cần có những kế hoạch quản lý tài chính, quản lý nhân sự qua những văn bản quy định, hướng dẫn giúp hoạt động kinh doanh hiệu quả, đi vào quy củ. Nếu bạn mới khởi nghiệp và chưa có đủ nguồn vốn để có thể đáp ứng các định hướng chiến lược đề ra và các hoạt động trong quá trình kinh doanh của mình thì đây thực sự là một vấn đề khó khăn mà bạn phải đau đầu giải quyết.
>> Xem thêm: Một số kinh nghiệm khởi nghiệp kinh doanh nhỏ
Bước 6: Thực hiện kế hoạch, theo dõi và điều chỉnh hợp lý
Sau khi đã có những chiến lược bạn cần vạch kế hoạch triển khai từng bước, hãy đảm bảo rằng mọi thứ đều chuẩn theo bản kế hoạch kinh doanh bạn đã đặt ra. Bên cạnh đó, bạn cũng cần theo dõi hoạt động thường xuyên để có những điều chỉnh hợp lý.
Cấu trúc một bản kế hoạch kinh doanh
Cấu trúc của một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh bao gồm:
- Phần đầu tóm tắt dự án, ý tưởng kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm những định hướng và mục tiêu của doanh nghiệp đặt ra
- Giới thiệu doanh nghiệp bao gồm những thông tin “đầy đủ và ngắn gọn nhất” về doanh nghiệp.
- Giới thiệu sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp giúp người đọc hiểu rõ những sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp và những thông tin liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
- Phân tích các yếu tố của môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như tình hình kinh tế thế giới hoặc khu vực, văn hóa và các xu hướng của thị trường, tình hình chính trị và pháp luật, phân bổ dân cư…
- Phân tích các yếu tố của vi mô (yếu tố ngành) ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh…
- Kế hoạch sản xuất thể hiện các mục tiêu sản xuất, các yếu tố đầu vào quan trọng, phương pháp tổ chức…của doanh nghiệp.
- Kế hoạch marketing đưa ra chiến lược định vị thị trường, thương hiệu, phân tích khách hàng mục tiêu, cách thức marketing tổng hợp…
- Kế hoạch bán hàng mô tả các hoạt động mà doanh nghiệp triển khai giúp mang lại doanh thu trực tiếp cho doanh nghiệp
- Kế hoạch nhân sự mô tả cơ cấu tổ chức, hệ thống lãnh đạo, chức năng nhiệm vụ các phòng ban của doanh nghiệp…
- Kế hoạch tài chính xác định việc quản lý, phân bổ ngân sách cho từng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Quản trị rủi ro là bản mô tả cách doanh nghiệp quản lý, điều phối các nguồn lực của doanh nghiệp khi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gặp vấn đề.
Kế hoạch kinh doanh cần có những định hướng chiến lược kinh doanh hiệu quả
Những điều bạn cần lưu ý khi lập bản kế hoạch kinh doanh
Một bản kế hoạch kinh doanh hiệu quả cần đảm bảo các yếu tố:
- Tính liên kết: Mỗi một bản kế hoạch kinh doanh là một văn bản hoàn chỉnh, tất cả các phần trong bản kế hoạch kinh doanh đều có 1 vai trò cụ thể và có quan hệ liên kết với nhau.
- Tính khoa học: Một bản kế hoạch kinh doanh cần đảm bảo đúng và chính xác những kiến thức chuyên môn như các kiến thức liên quan đến quản trị, triển khai chiến lược, kiến thức marketing,...
- Tính thực tế: Một bản kế hoạch kinh doanh hiệu quả cần được lập dựa trên cơ sở vững chắc về kiến thức, thông tin thị trường, các quy luật khách quan của nền kinh tế…không phải là một bản kế hoạch mơ hồ, không có tính thuyết phục.
- Tính linh hoạt: Một bản kế hoạch kinh doanh cần có những hướng phát triển khác nhau, không nên thực hiện một cách ràng buộc để đảm bảo sự phát triển tốt nhất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Tính hiệu quả: Bản kế hoạch kinh doanh phải mang đến giá trị cho doanh nghiệp.
- Tính chuyên biệt: Hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp là khác nhau, chính vì thế kế hoạch kinh doanh của mỗi doanh nghiệp cũng cần thể hiện được những nét riêng đó của từng doanh nghiệp.
Tất cả các phần trong bản kế hoạch kinh doanh có liên kết với nhau.
Bài viết trên đây đã chia sẻ cho bạn những kiến thức từ A-Z của một bản kế hoạch kinh doanh hiệu quả. Bạn có thể áp dụng những bước lên chiến lược này cho dự án kinh doanh trực tuyến của mình để mở rộng thị trường và tiếp cận được thêm nhiều đối tượng khách hàng mới.
Chúc bạn thành công!
02/04/2019
2391 Lượt xem
Bật mí các bước lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm hiệu quả
Bật mí những tuyệt chiêu kinh doanh mỹ phẩm giúp bạn đột phá doanh thu
Bạn có niềm đam mê với mỹ phẩm làm đẹp?
Bạn mong muốn sở hữu một cửa hàng mỹ phẩm cho riêng mình?
Bạn chưa có kinh nghiệm kinh doanh và muốn kinh doanh hiệu quả?
Tại bài viết dưới đây, Unica sẽ chia sẻ cho bạn kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm hiệu quả nhất giúp bạn đạt doanh số cao cho hoạt động kinh doanh mỹ phẩm của mình.
Những điều bạn cần biết khi kinh doanh mỹ phẩm
Kinh doanh mỹ phẩm đang là một hướng kinh doanh hiệu quả và trở thành xu thế hiện nay khi nhu cầu làm đẹp của chị em ngày càng được tăng cao. Tuy nhiên, để có thể triển khai hoạt động kinh doanh hiệu quả bạn cần có những kinh nghiệm cơ bản sau đây:
Hiểu biết biết về sản phẩm mỹ phẩm
Đây là một trong những kinh nghiệm thiết yếu mà bạn cần biết khi mong muốn kinh doanh mỹ phẩm. Mỹ phẩm là loại sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người, chính vì thế nếu bạn không có những hiểu biết nhất định về các loại mỹ phẩm và các công dụng, chức năng của nó bạn sẽ không biết cách tư vấn người mua sử dụng sản phẩm phù hợp, điều này đôi khi có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho bạn khi người dùng bị dị ứng hay sử dụng mỹ phẩm của bạn mà không có hiệu quả.
Nắm bắt được thị trường mỹ phẩm và xu hướng làm đẹp trên thế giới
Đây là một yếu tố quan trọng, rất có ích cho bạn khi quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh và xu hướng tiêu dùng của khách hàng. Xu hướng sử dụng mỹ phẩm của khách hàng luôn thay đổi từng ngày theo nhiều yếu tố tác động khác nhau, đặc biệt đối với chị em phụ nữ, việc quyết định sử dụng mỹ phẩm như thế nào bị ảnh hưởng rất lớn từ những cơn bão mới như mẫu son mới ra mắt, màu son hot nhất,... yêu cầu bạn phải dịch chuyển theo để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
>>> Xem ngay: Phương pháp kinh doanh mỹ phẩm Hàn Quốc mang về thu nhập khủng
Nắm bắt được thị trường mỹ phẩm và xu hướng làm đẹp trên thế giới
Minh họa sản phẩm thật ấn tượng, thu hút
Để khách hàng quan tâm đến sản phẩm mỹ phẩm của bạn, thì việc cần thiết và quan trọng đó là đầu tư về mặt hình ảnh. Một hình ảnh người mẫu, khách hàng đẹp khi sử dụng mỹ phẩm của bạn sẽ giúp khách hàng cảm thấy thu hút và mong muốn sử dụng sản phẩm của bạn. Bạn có thể sáng tạo những không gian nhỏ trực tiếp tại cửa hàng để cho khách hàng có thể trực tiếp trải nghiệm và cảm nhận sản phẩm hay thêm những phụ kiện bắt mắt như đèn, hay những mẫu minh họa ấn tượng tại cửa hàng, kệ trưng bày mỹ phẩm giúp tăng giá trị cảm nhận của khách hàng khi mua và sử dụng mỹ phẩm tại cửa hàng.
Ngoại hình và kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp
Với ngành kinh doanh mỹ phẩm, bạn cần có những kỹ năng tư vấn nhiệt tình, gần gũi và chuyên nghiệp thể hiện sự hiểu biết về mỹ phẩm giúp người nghe tin tưởng và thuyết phục. Ngoài ra, khác với những lĩnh vực kinh doanh khác, bạn không chỉ là người tư vấn, người bán hàng cho khách mà bạn còn là hình mẫu lý tưởng giúp thu hút và gây ấn tượng với khách hàng, chính vì vậy, bạn cần có ngoại hình ổn, bạn nên chăm chút ngoại hình của mình với phong thái rạng rỡ, tươi tắn. Như vậy bạn mới có thể tạo được lòng tin đối với khách hàng.
Các bước lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm đạt doanh số cao
Để có thể mở một cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm đạt doanh số cao, bạn cần thực hiện đúng quy trình các bước như sau:
1. Xác định sản phẩm mỹ phẩm bạn sẽ bán
Hiện nay, trên thị trường có vô vàn các thương hiệu mỹ phẩm trong và ngoài nước, bạn cần xác định xem mặt hàng mỹ phẩm mà bạn sẽ kinh doanh là gì? Bạn có thể lựa chọn các mặt hàng mỹ phẩm như đồ make-up, son dưỡng, kem chống nắng, kem dưỡng da, sữa rửa mặt… hoặc kết hợp nhiều loại mỹ phẩm khác nhau. Tuy nhiên, một lưu ý nhỏ cho bạn rằng bạn không nên ôm đồm quá nhiều các loại mỹ phẩm khác nhau từ nhiều thương hiệu khác nhau một lúc. Nếu bạn mới bắt đầu kinh doanh mỹ phẩm, hãy chọn một loại mỹ phẩm từ nhiều thương hiệu khác để kinh doanh hoặc kinh doanh nhiều loại mỹ phẩm từ cùng một thương hiệu. Như vậy sẽ giúp bạn quản lý và tư vấn khách hàng tốt hơn.
Cần xác định xem bạn sẽ bán loại mỹ phẩm nào?
2. Xác định đối tượng khách hàng
Bước này cũng đóng vai trò rất quan trọng, bạn cần xác định đối tượng khách hàng hướng đến là ai, thói quen mua sắm của họ ra sao, từ đó quyết định dòng sản phẩm, địa điểm kinh doanh cũng như mức vốn đầu tư.
Ví dụ: đối với nhân viên khách hàng của bạn là nhân viên văn phòng thì bạn nên chọn hãng mỹ phẩm cao cấp để kinh doanh.Còn nếu đối tượng kinh doanh là học sinh, sinh viên thì bạn nên bán các dòng mỹ phẩm giá rẻ, mỹ phẩm handmade phù hợp với túi tiền các bạn trẻ.
3. Kế hoạch ngân sách, tiền vốn
Sau khi xác định được mặt hàng kinh doanh, bạn cần xác định xem vốn hiện có của bạn hiện tại là bao nhiêu để có những quyết định quản lý và sử dụng ngân sách phù hợp và hiệu quả. Bạn cần xác định:
- Kinh doanh mỹ phẩm cần bao nhiêu vốn?
- Số vốn hiện tại của bạn là bao nhiêu?
- Mỗi tháng phải trả bao nhiêu chi phí khác?
- Với tổng chi phí đó, bạn phải thu về lại bao nhiêu thì mới có lời?
- Trong bao lâu thì có thể thu hồi vốn?
Nếu không xác định vốn và ngân sách chi tiêu cụ thế, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bạn rất có thể sẽ thất bại.
3. Tìm nhà cung cấp sản phẩm mỹ phẩm
Muốn hoạt động kinh doanh hiệu quả, bạn cần tìm một nhà cung cấp mỹ phẩm uy tín, chất lượng, xuất xứ rõ ràng và giá cả rẻ nhất. Bên cạnh đó, nhà cung cấp mỹ phẩm của bạn cần có thái độ mong muốn hợp tác lâu dài với bạn nhằm đảm bảo bạn sẽ luôn có nguồn hàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt nhất trong quá trình kinh doanh lâu dài. Ngoài ra, bạn cũng cần tìm đến những nhà cung cấp khác về kệ trưng bày mỹ phẩm, gương, quầy thanh toán,... với giá cả hợp lý nhất giúp tối ưu ngân sách hiệu quả.
4. Phân tích và nghiên cứu thị trường
Khảo sát, phân tích nghiên cứu thị trường là điều rất quan trọng, khảo sát đề biết được nhau cầu của đối tượng khách hàng, giá bán tại các khu vực dự kiến bạn sẽ kinh doanh, nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh để đưa ra được chiến lược kinh doanh phù hợp. Từ những số liệu đó bạn sẽ dự trù được kinh phí, lợi nhuận hàng tháng...
5. Lập bảng kế hoạch kinh doanh chi tiết kinh doanh mỹ phẩm
Để đạt hiệu quả kinh doanh tốt nhất, bạn nên lập một bản kế hoạch kinh doanh bao gồm đầy đủ các định hướng, mục tiêu, khách hàng mục tiêu, ngân sách, kế hoạch marketing, kế hoạch mở rộng quy mô cửa hàng… giúp bạn quản lý và triển khai các hoạt động kinh doanh hiệu quả.
6. Nắm rõ quy định về quản lý mỹ phẩm
Bạn cần đến cục quản lý đăng ký kinh doanh tại địa phương để hoàn thành thủ tục mở cửa hàng mỹ phẩm bán lẻ để được sự bảo vệ của pháp luật và có giấy phép kinh doanh. Hãy liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền để xin một số giấy phép kinh doanh và các thủ tục liên quan (mã số thuế, đăng ký thương hiệu,...)
Chọn địa điểm kinh doanh mở cửa hàng mỹ phẩm phù hợp
Bạn nên chọn những vị trí của cửa hàng mỹ phẩm tại những nơi có mật độ cư dân qua lại đông đúc, đường phố đi lại dễ dàng, có chỗ để xe thoải mái cho khách hàng,…để thu hút khách hàng hơn. Tuy nhiên bạn nên nhớ rằng, yếu tố chất lượng sản phẩm, dịch vụ chăm sóc phục vụ khách hàng nhiệt tình, tận tâm là yếu tố tiên quyết quyết định hiệu quả kinh doanh của bạn.
7. Thiết kế, trang trí cửa hàng mỹ phẩm
Thiết kế, trang trí cửa hàng mỹ phẩm sẽ giúp cửa hàng của bạn tạo nên phong cách riêng biệt gây ấn tượng với khách hàng. Tùy vào sản phẩm mỹ phẩm của bạn hướng đến những đối tượng khách hàng như thế nào mà bạn quyết định phong cách trang trí cửa hàng phù hợp nhất.
>>> Xem ngay: Nên kinh doanh mỹ phẩm hay quần áo?
Thiết kế, trang trí cửa hàng mỹ phẩm mang phong cách ấn tượng
8. Thuê nhân viên
Với một cửa hàng mỹ phẩm bất kể quy mô nhỏ, vừa hay với quy mô lớn bạn đều cần thuê thêm nhân viên phụ giúp bạn trong quá trình kinh doanh sản phẩm mỹ phẩm. Nhân viên sẽ giúp bạn sắp xếp và phân loại mỹ phẩm, tư vấn khách hàng, thanh toán sản phẩm hay phụ giúp bạn những lúc cửa hàng đông khách. Đối với nhân viên bán mỹ phẩm cũng cần có những yêu cầu về kỹ năng về mỹ phẩm và ngoại hình nhất định để giúp công việc giao tiếp, tư vấn cho khách hàng hiệu quả nhất. Tùy vào từng quy mô cửa hàng mà bạn có thể quyết định số lượng nhân viên cần thuê là bao nhiêu.
9. Xây dựng chiến lược marketing
Thị trường cạnh tranh ngày càng cao, có rất nhiều cửa hàng mỹ phẩm khác nhau trên thị trường khiến khách hàng không nhận diện được thương hiệu cửa hàng của bạn. Chính vì thế hoạt động quảng cáo kênh tiếp thị như facebook, zalo...và các sàn thương mại điện tử như tiki, shoppe...là một hoạt động không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của cửa hàng. Triển khai các hoạt động quảng cáo tiếp thị giúp cửa hàng của bạn tiếp cận nhanh chóng với khách hàng mục tiêu, giúp tăng khả năng nhận biết của khách hàng về cửa hàng mỹ phẩm của bạn, giúp gia tăng giá trị cảm nhận của khách hàng từ đó giúp công ty tăng doanh số hiệu quả.
Bài viết trên đây là những chia sẻ về các bước kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm giúp bạn mở một cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm đạt doanh số cao nhất. Để tìm hiểu rõ hơn từng bước giúp bạn chinh phục khách hàng và bùng nổ doanh số với việc kinh doanh mỹ phẩm Online thì những lời khuyên từ chính các chuyên gia sẽ giúp bạn khắc phục các khó khăn và xây dựng kế hoạch kinh doanh một cách hiệu quả nhất. Mong rằng những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn học kinh doanh hiệu quả và tìm ra một phương pháp kinh doanh mỹ phẩm hiệu quả giúp công ty của bạn đạt doanh số kinh doanh cao nhất.
02/04/2019
3037 Lượt xem
Top 17 ý tưởng kinh doanh đồ ăn vặt mùa đông lãi khủng
Mùa đông là thời điểm lý tưởng để kinh doanh đồ ăn vặt bởi vì nhu cầu ăn uống tăng cao, đặc biệt là những món ăn nóng, béo và thơm ngon. Nếu bạn đang tìm kiếm một ý tưởng kinh doanh đơn giản, ít vốn, dễ làm và có lãi cao thì đây là bài viết dành cho bạn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn 17 ý tưởng kinh doanh đồ ăn vặt mùa đông, cùng với những lưu ý quan trọng để bạn có thể thành công trong lĩnh vực này.
Tại sao nên kinh doanh đồ ăn vặt mùa đông?
Kinh doanh đồ ăn vặt mùa đông có nhiều lợi thế, chẳng hạn như:
- Đáp ứng nhu cầu của thị trường: Mùa đông là thời điểm mà nhiều người cảm thấy đói hơn, do đó họ sẽ tìm kiếm những món ăn vặt để lấp đầy chiếc bụng rỗng. Những món ăn vặt mùa đông thường nóng, béo, thơm ngon, dễ ăn, phù hợp với khẩu vị của đa số người dân.
- Tận dụng thời tiết lạnh: Mùa đông thường rất lạnh nên nhiều người sẽ tìm kiếm những nơi ấm áp và thoải mái. Bởi vậy, những quán bán đồ ăn vặt mùa đông thường có không gian ấm cúng, sạch sẽ và hấp dẫn, thu hút nhiều khách hàng đến thưởng thức và tán gẫu.
- Tạo ra sự gắn kết: Mùa đông là thời điểm mà nhiều người cảm thấy cô đơn và buồn chán, do đó họ sẽ tìm kiếm những cơ hội để giao lưu và kết nối với nhau. Những món ăn vặt mùa đông thường có tính chất là dễ chia sẻ, dễ giao tiếp và dễ tạo ra sự gần gũi, thân thiện và vui vẻ giữa người bán và người mua, cũng như giữa các khách hàng với nhau.
- Đơn giản, ít vốn, dễ làm và có lãi cao: Những món ăn vặt mùa đông thường không đòi hỏi quá nhiều kỹ thuật, nguyên liệu, trang thiết bị và vốn đầu tư nhưng lại có thể mang lại doanh thu và lợi nhuận cao vì giá bán thường khá rẻ, nhưng lượng tiêu thụ lại rất lớn.
Kinh doanh đồ ăn vặt mùa đông có nhiều lợi thế
17 Ý tưởng bán đồ ăn vặt mùa đông
Dưới đây là 17 ý tưởng kinh doanh đồ ăn vặt mùa đông mà bạn có thể tham khảo và áp dụng:
1. Kinh doanh ngô, khoai nướng
Mùa đông bán đồ ăn vặt gì? Gợi ý là ngô và khoai nướng. Đây là hai món ăn vặt mùa đông quen thuộc và được nhiều người yêu thích. Ngô và khoai nướng có vị ngọt, bùi, thơm và nóng, rất phù hợp với thời tiết lạnh. Bạn có thể kinh doanh ngô và khoai nướng bằng cách sử dụng một chiếc lò nướng than hoặc điện, một chiếc xe đẩy hoặc một gian hàng nhỏ.
Bạn cần chọn ngô và khoai tươi, sạch, to và đều để nướng cho chín vàng và giòn. Để tăng thêm hấp dẫn, hãy thêm các loại gia vị như bơ, muối, ớt, mè, đường,… để tăng thêm hương vị và sự lựa chọn cho khách hàng. Giá bán của ngô và khoai nướng thường dao động từ 5.000 đến 10.000 đồng/chiếc, tùy theo kích cỡ và chất lượng.
Ngô nướng là món ăn vặt được nhiều người yêu thích
2. Kinh doanh thịt xiên nướng tự chọn
Thịt xiên nướng là một món ăn vặt mùa đông hấp dẫn và độc đáo. Hình thức kinh doanh tự chọn sẽ cho phép khách hàng tự lựa chọn các loại thịt, rau củ, nấm, trứng, phô mai,… để xếp lên xiên và nướng trên bếp than hoặc điện.
Thịt xiên nướng có vị thơm, ngon, đậm đà và nóng hổi, rất kích thích vị giác. Bạn có thể kinh doanh thịt xiên nướng tự chọn bằng cách sử dụng một chiếc bếp nướng than hoặc điện, một chiếc xe đẩy hoặc một gian hàng nhỏ. Hãy chuẩn bị đầy đủ các loại nguyên liệu tươi, sạch, ngon và đa dạng, để khách hàng có thể tự do chọn. Bạn cũng cần chú ý đến việc ướp thịt và pha nước chấm ngon, hợp khẩu vị. Giá bán của thịt xiên nướng thường dao động từ 10.000 đến 20.000 đồng/xiên, tùy theo số lượng và loại nguyên liệu.
Đồ nướng rất được lòng các em học sinh cấp 2, cấp 3 thậm chí là các bạn sinh viên
3. Bánh gối, bánh chuối, bánh bao, bánh ngô, bánh khoai
Bánh gối, bánh chuối, bánh bao, bánh ngô, bánh khoai là những món ăn vặt mùa đông truyền thống và phổ biến. Những loại bánh này có vỏ bánh mềm, nhân bánh ngọt hoặc mặn, thơm và nóng, rất dễ ăn và no bụng nên nếu chưa biết bán đồ ăn gì vào mùa đông thì bạn có thể tham khảo gợi ý này.
Bạn có thể kinh doanh đồ ăn vặt mùa đông này bằng cách sử dụng một chiếc nồi hấp hoặc một chiếc nồi chiên, một chiếc xe đẩy hoặc một gian hàng nhỏ. Bạn cần chuẩn bị các loại bột, nhân và gia vị theo công thức và cách làm của từng loại bánh.
Bánh gối, bánh chuối, bánh bao, bánh ngô, bánh khoai
4. Kinh doanh các loại cháo thịt, cháo trai, cháo tim
Cháo là một món ăn vặt mùa đông bổ dưỡng và ấm áp nên nếu chưa biết mùa đông kinh doanh đồ ăn gì thì bạn có thể tham khảo món này. Cháo có thể kết hợp với nhiều loại thịt, hải sản, nội tạng, rau củ để tạo ra những món cháo đa dạng và hấp dẫn. Bạn có thể kinh doanh các loại cháo thịt, cháo trai, cháo tim bằng cách sử dụng một nồi nấu cháo lớn, một chiếc xe đẩy hoặc một gian hàng nhỏ.
Bạn cần chọn gạo tốt, sạch, ngâm nước cho mềm, rồi nấu cháo với nước dùng hoặc nước xương. Các loại thịt, hải sản, nội tạng cần phải tươi, sạch, bạn nên chế biến sơ qua rồi cho vào nồi cháo nấu chín. Bạn cũng cần chuẩn bị các loại gia vị, rau củ, hành phi, tiêu, ớt, để tăng thêm hương vị và sự lựa chọn cho khách hàng. Giá bán của các loại cháo thường dao động từ 10.000 đến 30.000 đồng/bát, tùy theo loại và chất lượng.
Xì xụp món cháo ấm lòng cho ngày mùa đông
5. Kinh doanh xôi nóng
Nếu đang chưa biết mùa đông nên bán đồ ăn gì thì bạn có thể cân nhắc bán xôi. Xôi có vị ngọt, bùi, dẻo và nóng, rất phù hợp với thời tiết lạnh. Bạn có thể kinh doanh xôi nóng bằng cách sử dụng một nồi hấp xôi lớn, một chiếc xe đẩy hoặc một gian hàng nhỏ. Bạn cần chọn gạo nếp tốt, sạch, ngâm nước cho mềm, rồi hấp xôi với nước cốt dừa hoặc nước lá dứa.
Các món ăn kèm với xôi rất đa dạng như là thịt gà, thịt lợn, trứng, đậu xanh, đậu phộng, mè, đường,… Bạn cũng nên thêm các loại gia vị, rau củ để tăng thêm hương vị và sự lựa chọn cho khách hàng. Giá bán của xôi nóng thường dao động từ 10.000 đến 20.000 đồng/phần, tùy theo loại và chất lượng.
Mứt và bánh quy là những đồ ăn vặt được nhiều người ưa thích, nhất là những người trẻ. Nếu đang tìm kiếm khóa học làm mứt, bánh quy mời bạn tham khảo ba gợi ý dưới đây. Thông qua khóa học, các chuyên gia sẽ giới thiệu tới bạn cách chọn nguyên liệu sạch, cách sơ chế, chế biến và trang trí món ăn đẹp mặt.
[course_id:683,theme:course]
[course_id:1110,theme:course]
[course_id:1484,theme:course]
6. Bánh tráng trộn, bánh tráng nướng
Nếu đang chưa biết kinh doanh đồ ăn vặt mùa đông với món gì thì bạn hãy tham khảo bánh tráng trộn, bánh tráng nướng. Đây là những món ăn vặt mùa đông độc đáo và thú vị. Bánh tráng trộn, bánh tráng nướng giòn, có vị cay, chua, ngọt, mặn rất kích thích vị giác. Bạn cần chuẩn bị các loại bánh tráng, nhân và gia vị theo công thức và cách làm của từng món.
Bánh tráng nướng giòn, có vị cay, chua, ngọt, mặn
7. Ốc luộc, ốc xào nóng
Mùa mưa nên bán đồ ăn gì? Với thời tiết vào màu đông cái se lạnh nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những quán ốc vỉa hè. Những bát ốc nóng thơm, ngon chấm cùng với nước mắm chua ngọt thơm mùi gừng, xả, chanh quất đơn giản mà lại kích thích vị giác vô cùng.
Để đầu tư kinh doanh quán ốc, thì chi phí đầu tư không nhiều bạn chỉ mất vài trăm mua chục chiếc ghế, hay mua thêm vài chiếc bàn nhựa là bạn đã có thể bán ốc nóng vỉa hè
Giá nhập mua nguyên liệu ốc khá rẻ nhưng lại được bán với mức giá cao 20.000 – 30.000đ, thu về trên triệu đồng mỗi ngày.
Ốc luộc, ốc xào nóng
8. Chè nóng, bánh trôi tàu và xôi chè
Bộ tam món chè nóng – bánh trôi tàu – xôi chè có thể bị lãng quên vào mua hè nhưng lại rất hot vào mùa đông. Thời tiết se lạnh như này mà được ăn một bát chè nóng thì còn điều tuyệt vời hơn nào.
Chi phí để mở cửa hàng bán bộ tam món ăn này khá thấp chỉ mất vài triệu đồng mua vật dụng xe đẩy bán chè, các nguyên liệu làm bánh là bạn đã có thể bắt đầu công việc kinh doanh của mình. Những món ăn này cũng dùng để kinh doanh đồ ăn sáng được nhiều người lựa chọn.
Với mức giá bán dao động từ 10.000 – 20.000 đồng, trung bình mỗi ngày bán trên 100 cốc/ bát, bạn cũng đã có thể thu về khoảng 500.000đ – 1.000.000đ rồi đấy
Chè nóng, bánh trôi tàu và xôi chè có vị ngọt, bùi, dẻo và nóng, rất phù hợp với thời tiết lạnh. Bạn cần chuẩn bị các loại chè, xôi và bánh theo công thức và cách làm của từng món. Bạn cũng cần chuẩn bị các loại topping như đậu phộng, mè, dừa để tăng thêm hương vị và sự lựa chọn cho khách hàng. Giá bán của chè nóng, bánh trôi tàu và xôi chè thường dao động từ 10.000 đến 20.000 đồng/bát, tùy theo loại và chất lượng.
Xôi chè nóng thơm ngon
9. Bánh giò nóng, trứng vịt lộn và trứng ngải cứu
Mùa đông nên bán đồ ăn gì? Đó chính là bánh giò nóng, trứng vịt lộn và trứng ngải cứu. Đây là những món ăn vặt mùa đông bổ dưỡng và đậm đà. Những món ăn này có vị mặn, béo, thơm và nóng, rất phù hợp với thời tiết lạnh. Bạn cần chuẩn bị các loại bánh giò, trứng vịt lộn và trứng ngải cứu theo công thức và cách làm của từng món.
Bạn cũng cần chuẩn bị các loại nước chấm, rau sống để tăng thêm hương vị và sự lựa chọn cho khách hàng. Giá bán của bánh giò nóng, trứng vịt lộn và trứng ngải cứu thường dao động từ 10.000 đến 20.000 đồng/chiếc, tùy loại và chất lượng.
10. Hạt dẻ nóng
Hạt dẻ nóng có vị ngọt, bùi, giòn và nóng, phù hợp với thời tiết lạnh. Khi kinh doanh đồ ăn vặt mùa đông với hạt dẻ, bạn cần chọn hạt dẻ tươi, sạch, ngon và đều để rang cho chín vàng và giòn. Bạn cũng cần chuẩn bị các loại gia vị như đường, mật ong, bơ, để tăng thêm hương vị và sự lựa chọn cho khách hàng. Giá bán của hạt dẻ nóng thường dao động từ 10.000 đến 20.000 đồng/túi, tùy theo loại và chất lượng.
Hạt dẻ nóng là một trong các món ăn vặt mùa đông được yêu thích
11. Bánh căn
Bánh căn là một món ăn vặt mùa đông đặc trưng của miền Nam. Bánh căn có vỏ giòn, nhân bánh là trứng gà hoặc vịt, thịt băm, tôm, mực, rau củ, thơm và nóng rất dễ ăn. Bạn có thể kinh doanh bánh căn bằng cách sử dụng một chiếc bếp nướng bánh căn, một chiếc xe đẩy hoặc một gian hàng nhỏ.
Bạn cần chuẩn bị các loại bột, nhân và gia vị theo công thức và cách làm của món bánh căn. Hãy chuẩn bị các loại nước chấm, rau sống, để tăng thêm hương vị và sự lựa chọn cho khách hàng. Giá bán của bánh căn thường dao động từ 10.000 đến 20.000 đồng/dĩa.
12. Bán bắp rang bơ nóng
Mùa đông bán đồ ăn gì chạy nhất? Gợi ý của chúng tôi là bắp rang bơ. Món này nóng có vị ngọt, bùi, giòn và nóng, rất phù hợp cho những quán kinh doanh đồ ăn vặt mùa đông. Bạn có thể kinh doanh bắp rang bơ nóng bằng cách sử dụng một chiếc nồi rang bắp, một chiếc xe đẩy hoặc một gian hàng nhỏ. Bạn cần chọn bắp tươi, sạch, ngon và đều, để rang cho nở và giòn. Bạn cũng cần chuẩn bị các loại gia vị, như bơ, đường, muối, để tăng thêm hương vị và sự lựa chọn cho khách hàng. Giá bán của bắp rang bơ nóng thường dao động từ 10.000 đến 20.000 đồng/túi, tùy theo loại và chất lượng.
Bắp rang bơ nóng có vị ngọt, bùi, giòn và nóng, rất phù hợp với thời tiết lạnh
13. Nem chua rán, nem chua nướng và xúc xích
Mùa đông bán gì cho học sinh? Gợi ý đó là nem chua rán, nem chua nướng và xúc xích. Những món này có vị chua, cay, mặn, thơm và nóng, rất kích thích vị giác. Bạn cần chọn nem chua và xúc xích tươi, sạch, ngon và đa dạng như nem chua Thanh Hóa, nem chua Huế, xúc xích Đức, xúc xích Pháp,…
Để tăng thêm hương vị và sự lựa chọn cho khách hàng, bạn cần chuẩn bị các loại nước chấm và rau sống. Giá bán của nem chua rán, nem chua nướng và xúc xích thường dao động từ 10.000 đến 30.000 đồng/dĩa.
14. Chân, cánh gà nướng
Trong mùa đông, nhiều người có xu hướng tăng cường tiêu thụ thức ăn giàu năng lượng để giữ ấm cơ thể. Chân, cánh gà nướng là những lựa chọn ăn phổ biến vì chúng cung cấp nhiều chất béo và protein.
Chân, cánh gà nướng có thể ăn kèm với nhiều loại gia vị và sốt khác nhau, tạo nên sự đa dạng trong thực đơn và thu hút đối tượng khách hàng rộng lớn. Bạn cần chuẩn bị các loại rau sống để giảm bớt độ ngấy do dầu mỡ từ món ăn đem lại. Giá bán của chân, cánh gà nướng thường dao động từ 10.000 đến 30.000 đồng/dĩa, tùy theo số lượng và chất lượng.
Chân, cánh gà nướng có thể ăn kèm với nhiều loại gia vị và sốt khác nhau
15. Cháo sườn, cháo lòng, cháo trai
Cháo là một loại thức ăn nóng hổi, dễ tiêu hóa và thích hợp để giữ ấm cơ thể trong thời tiết lạnh. Việc kinh doanh đồ ăn vặt mùa đông với mặt hàng chính là cháo có thể thu hút người tiêu dùng đang tìm kiếm thức ăn ấm áp và bổ dưỡng.
Ngoài ra, cháo còn được xem là thực phẩm bổ dưỡng với nhiều chất dinh dưỡng như protein, vitamin và khoáng chất. Trong mùa đông khi cơ thể cần nhiều năng lượng để duy trì nhiệt độ, cháo có thể cung cấp nguồn dinh dưỡng quan trọng.
Cháo thường dễ đựng và mang đi, phù hợp với nhu cầu của những người không có nhiều thời gian hoặc muốn dùng thức ăn nhanh chóng và thuận tiện. Giá bán của cháo sườn, cháo lòng, cháo trai thường dao động từ 10.000 đến 50.000 đồng/bát.
16. Bánh mì nướng muối ớt
Bánh mì nướng muối ớt thường giòn, nóng, có vị cay, mặn hòa quyện cùng vị ngọt nhẹ. Bạn cần chuẩn bị các loại bánh mì, muối, ớt, bơ và gia vị theo công thức và cách làm của món bánh mì nướng muối ớt. Ăn bánh mì thường tạo cảm giác khô và khát nước nên bạn cũng cần chuẩn bị các loại nước uống như nước khoáng, nước ngọt có gas hoặc trà sữa. Giá bán của bánh mì nướng muối ớt thường dao động từ 20.000 đến 25.000 đồng/hộp.
Bánh mì nướng muối ớt thường giòn, nóng, có vị cay, mặn hòa quyện cùng vị ngọt nhẹ
17. Chuối nếp nướng
Mùa đông bán gì ở vỉa hè? Gợi ý cho bạn chính là chuối nếp nướng. Đây là món ăn nóng hổi, giúp giữ ấm cơ thể trong thời tiết lạnh nên được nhiều người ưa thích. Chuối và nếp là nguyên liệu phổ biến và dễ kiếm nên giá bán thường không cao, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.
Chuối nếp nướng có vị ngọt, bùi, dẻo và nóng, rất phù hợp với thời tiết lạnh. Món ăn này cũng sẽ khiến nhiều người cảm thấy khát nước nên bạn cần chuẩn bị các loại nước uống cho khách hàng. Giá bán của chuối nếp nướng thường dao động từ 10.000 đến 20.000 đồng/chiếc.
Chuối nếp nướng là món ăn nóng hổi, giúp giữ ấm cơ thể trong thời tiết lạnh nên được nhiều người ưa thích
Kinh doanh đồ ăn vặt mùa đông cần lưu ý gì?
Kinh doanh đồ ăn vặt mùa đông là một hình thức kinh doanh khá phổ biến, có tiềm năng lớn nhưng không hề đơn giản. Bạn cần lưu ý một số điều sau đây để kinh doanh đồ ăn vặt mùa đông thành công và hiệu quả:
1. Chuẩn bị nguồn vốn kinh doanh
Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất khi bạn muốn kinh doanh đồ ăn vặt mùa đông. Bạn cần xác định được nguồn vốn kinh doanh của mình bao gồm vốn tự có và vốn vay. Bạn cần tính toán kỹ lưỡng chi phí đầu tư ban đầu, chi phí hoạt động hàng ngày, chi phí quảng cáo, chi phí thuế, chi phí phát sinh,…
để có thể hoạch định kế hoạch thu hồi vốn và phát triển kinh doanh, bạn cũng cần dự báo doanh thu và lợi nhuận của cửa hàng. Một kế hoạch tài chính rõ ràng, hợp lý và khả thi sẽ giúp bạn tránh rủi ro và thất bại.
Chuẩn bị nguồn vốn kinh doanh
2. Tìm kiếm mặt bằng kinh doanh
Bạn cần chọn một vị trí có lượng khách hàng tiềm năng cao như gần các trường học, công sở, khu dân cư, khu mua sắm, khu vui chơi,… Vị trí buôn bán cần dễ dàng tiếp cận và nhìn thấy như gần đường chính, góc đường, mặt tiền,… Ngoài ra, vị trí bán cần thông thoáng, có chỗ để xe, không bị kẹt xe, không bị cấm đường,…
Diện tích cần phù hợp với quy mô và mô hình kinh doanh. Bạn cần đảm bảo có đủ không gian để bày trí các trang thiết bị, nguyên liệu, sản phẩm, để phục vụ khách hàng, để vệ sinh và an toàn.
Giá thuê cần hợp lý và phù hợp với ngân sách của mình. Hãy so sánh giá thuê của các mặt bằng khác nhau để tìm ra một mức giá cạnh tranh và có thể đàm phán được. Bạn cũng cần chú ý đến các điều khoản và điều kiện của hợp đồng thuê như thời hạn, cọc, thanh toán, chịu trách nhiệm về sửa chữa, bảo trì, bảo hiểm,…
Chọn một vị trí có lượng khách hàng tiềm năng cao như gần các trường học, công sở, khu dân cư, khu mua sắm, khu vui chơi,…
3. Xác định và lên thực đơn
Bạn cần xác định và lên thực đơn phù hợp với nhu cầu và sở thích của khách hàng trước khi kinh doanh đồ ăn vặt mùa đông. Các yếu tố cần được chú ý khi lên thực đơn gồm:
- Đa dạng và hấp dẫn: Thực đơn cần đa dạng và hấp dẫn, gồm nhiều loại đồ ăn vặt mùa đông khác nhau như các món nướng, chiên, luộc, hấp, xào, cháo, bánh, trái cây,… Bạn cũng cần có một thực đơn hấp dẫn bằng cách đặt tên món ăn một cách sáng tạo, thêm hình ảnh minh họa, thêm các món mới lạ hoặc có chương trình khuyến mãi, giảm giá,…
- Phù hợp và cạnh tranh: Bạn cần biết được nhu cầu và sở thích của khách hàng mục tiêu. Để từ đó có thể chọn ra những món ăn vặt mùa đông đang được ưa chuộng, những món ăn vặt mùa đông nào chưa có hoặc ít có trên thị trường,… Bạn cũng cần biết được giá cả và chất lượng của các đối thủ cạnh tranh để có thể đưa ra một mức giá hợp lý.
- Dễ chế biến và bảo quản: Bạn cần có một thực đơn dễ chế biến bằng cách chọn những món ăn vặt có công thức và cách làm đơn giản, không tốn quá nhiều thời gian và công sức. Những món ăn này cũng cần có thể bảo quản được lâu, không bị hư hỏng hoặc mất đi hương vị khi để qua đêm hoặc khi giao hàng.
Bạn cần xác định và lên thực đơn phù hợp với nhu cầu và sở thích của khách hàng
4. Tìm nguồn nhập hàng
Nguồn nhập hàng cần uy tín và chất lượng để đảm bảo nguyên liệu và sản phẩm luôn tươi ngon, an toàn. Bạn cần chú ý đến các yếu tố sau đây khi tìm nguồn nhập hàng để kinh doanh vỉa hè mùa đông:
- Nguồn nhập hàng có giá cả và chất lượng phù hợp với ngân sách và tiêu chuẩn của mình.
- Có nguồn gốc, xuất xứ, hạn sử dụng, chứng nhận an toàn thực phẩm rõ ràng.
- Nguồn nhập hàng có dịch vụ và hậu mãi tốt để hỗ trợ đổi trả hàng hóa khi có lỗi.
Nguồn nhập hàng cần uy tín và chất lượng để đảm bảo nguyên liệu và sản phẩm luôn tươi ngon và an toàn
5. Tìm mua nguyên liệu, trang thiết bị
Bạn cần tìm mua nguyên liệu, trang thiết bị với số lượng và chất lượng phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình. Bạn cần tính toán kỹ lưỡng số lượng nguyên liệu, trang thiết bị cần thiết cho một ngày, một tuần hoặc một tháng kinh doanh, tránh lãng phí hoặc thiếu hụt. Bạn cũng cần kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng nguyên liệu, trang thiết bị trước khi mua để tránh những sản phẩm hư hỏng, kém chất lượng hoặc không phù hợp với mục đích sử dụng.
Ngoài ra, bạn cần so sánh giá cả và nguồn cung của nhiều nhà cung cấp khác nhau để tìm ra một nhà cung cấp có mức giá cạnh tranh và một nguồn cung đảm bảo. Hãy theo dõi biến động giá cả và nguồn cung của thị trường để có thể điều chỉnh kịp thời và linh hoạt. Tốt nhất là nên tìm mua nguyên liệu, trang thiết bị ở những nơi gần cửa hàng của mình để tiết kiệm chi phí và thời gian vận chuyển.
6. Học hỏi công thức chế biến
Muốn tạo ra những món ăn ngon và chất lượng, bạn cần học hỏi công thức chế biến các món ăn vặt mùa đông một cách kỹ lưỡng. Bạn có thể tìm các công thức nấu ăn thông qua sách, tạp chí, website, video, blog nấu ăn,… Ngoài ra, bạn cũng có thể học hỏi từ những người có kinh nghiệm như các đầu bếp, chủ quán, người thân, bạn bè,… Để không bị lạc hậu và thiếu sáng tạo, bạn cần cập nhật và bổ sung kiến thức liên tục.
Học hỏi công thức chế biến các món ăn vặt mùa đông một cách kỹ lưỡng
Muốn tạo ra những món ăn ngon, bạn cần thực hành nhiều lần để nâng cao kỹ năng và kinh nghiệm chế biến. Bạn cần tuân thủ các yếu tố như nhiệt độ, thời gian, lượng nguyên liệu, gia vị, trang trí,… để tạo ra những món ăn ngon miệng và hấp dẫn.
Ngoài nấu ăn, bạn cũng cần lấy ý kiến phản hồi từ những người đã thử món ăn của mình như gia đình, bạn bè, khách hàng,… để biết được mức độ hài lòng và yêu cầu của họ. Từ đó, bạn điều chỉnh và cải tiến công thức chế biến để dần dần hoàn thiện món ăn.
7. Marketing cửa hàng
Để thu hút và giữ chân khách hàng khi kinh doanh đồ ăn vặt mùa đông, bạn cần marketing cửa hàng bằng những việc sau:
- Đặt tên cửa hàng: Tên cửa hàng cần độc đáo và dễ nhớ để tạo ấn tượng cho khách hàng. Bạn cần chọn tên cửa hàng phù hợp với mặt hàng kinh doanh, phản ánh được đặc điểm và lợi thế của cửa hàng. Hãy tránh những cái tên quá dài, quá phức tạp hoặc trùng lặp với các cửa hàng khác.
- Biển hiệu cửa hàng: Biển hiệu cửa hàng cần được thiết kế một cách bắt mắt và chuyên nghiệp để thu hút sự chú ý và tò mò của khách hàng. Màu sắc, hình ảnh, chữ viết, logo trên biển hiệu cần phù hợp với tên cửa hàng, mặt hàng kinh doanh, phong cách và đối tượng khách hàng. Bạn cũng cần đảm bảo biển hiệu cửa hàng rõ ràng, sáng sủa, dễ nhìn và dễ đọc từ xa.
- Quảng cáo cửa hàng: Bạn cần sử dụng các phương tiện quảng cáo khác nhau như tờ rơi, áp phích, banner, băng rôn, mạng xã hội, website, blog, email, tin nhắn, điện thoại,… Nội dung quảng cáo cửa hàng cần hấp dẫn, thuyết phục và chứa những ưu điểm và lợi ích của cửa hàng, những món ăn vặt mùa đông ngon và độc đáo, những chương trình khuyến mãi, giảm giá, tặng quà,…
Để thu hút và giữ chân khách hàng, bạn cần marketing cửa hàng
Kết luận
Kinh doanh đồ ăn vặt mùa đông là một hình thức kinh doanh hấp dẫn, nhiều tiềm năng nhưng cũng đòi hỏi bạn phải có sự chuẩn bị chi tiết. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có được những kiến thức và kinh nghiệm cần thiết để kinh doanh đồ ăn vặt mùa đông thành công và hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm khoá học kinh doanh để có cho mình những ý tưởng mới lạ về mùa đông nên kinh doanh đồ ăn gì để thu hút người mua và mang về doanh thu khủng cho mình bạn nhé.
Cảm ơn các bạn và chúc các bạn kinh doanh thành công!
02/04/2019
9823 Lượt xem
Cách lập kế hoạch kinh doanh nhỏ cho người mới khởi nghiệp
Kế hoạch kinh doanh nhỏ sẽ giúp bạn xác định được ý tưởng kinh doanh, mục tiêu và thành quả cần đạt, thị trường mục tiêu, ưu và nhược điểm của kinh doanh, mô hình tổ chức, chiến lược marketing, quản lý nhân sự, quản lý tài chính, và kế hoạch thực hiện. Trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn bạn cách lập kế hoạch kinh doanh nhỏ, cũng như những điều cần tránh và nhớ khi xây dựng kế hoạch kinh doanh.
Tại sao phải lên kế hoạch kinh doanh nhỏ?
- Giúp bạn có một cái nhìn rõ ràng và tổng quan về kinh doanh của mình, từ ý tưởng, mục tiêu, thị trường, đối thủ đến tài nguyên và ngân sách.
- Xác định được các vấn đề, thách thức, cơ hội và giải pháp cho kinh doanh của mình, từ ưu và nhược điểm đến chiến lược và hành động.
- Lập ra các kế hoạch cụ thể, rõ ràng như kế hoạch marketing, kế hoạch quản lý nhân sự, kế hoạch quản lý tài chính, kế hoạch thực hiện. Không những vậy, bạn có thể đo lường được kết quả kinh doanh để có những điều chỉnh kịp thời.
- Giúp bạn truyền đạt được ý tưởng kinh doanh của mình đến các bên liên quan như khách hàng, đối tác, nhà đầu tư, nhà cung cấp,… một cách hiệu quả và thuyết phục.
- Theo dõi, đánh giá, điều chỉnh được kinh doanh của mình.
>>> Xem thêm: Các hình thức kinh doanh quán cà phê
Kế hoạch kinh doanh như một tấm bản đồ giúp bạn có một hướng đi chính xác nhất
Cách lập kế hoạch kinh doanh nhỏ
Cách lập kế hoạch kinh doanh nhỏ gồm các bước sau:
1. Bước 1: Lập kế hoạch kinh doanh
Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất khi lập kế hoạch kinh doanh nhỏ. Bạn cần phải lập kế hoạch kinh doanh, bao gồm các nội dung sau:
- Tên kinh doanh: Tên cho dự án kinh doanh cần ngắn gọn, dễ nhớ và độc đáo để tạo ấn tượng cho khách hàng.
- Tóm tắt kinh doanh: Bạn cần phải có bản tóm tắt kinh doanh gồm ý tưởng kinh doanh, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp, thị trường mục tiêu, đối thủ cạnh tranh, ưu thế cạnh tranh, mục tiêu và thành quả cần đạt, ngân sách dự kiến.
- Tầm nhìn và sứ mệnh: Đây là những gì bạn muốn đạt được và mang lại cho khách hàng, đối tác hoặc xã hội trong dài hạn và ngắn hạn.
- Giá trị cốt lõi: Là những nguyên tắc và tiêu chuẩn mà bạn cần tuân thủ và thực hiện trong kinh doanh để tạo nên sự tin cậy và uy tín cho mình.
Lập kế hoạch kinh doanh
2. Bước 2: Đặt ra các mục tiêu và thành quả cần đạt
Bạn cần phải đặt ra các mục tiêu và thành quả cần đạt cho kinh doanh của mình, từ dài hạn đến ngắn hạn, từ tổng quát đến cụ thể. Bạn cần phải đảm bảo các mục tiêu và thành quả của mình theo các tiêu chí:
- Specific (Cụ thể): Bạn cần phải xác định rõ ràng và chi tiết các mục tiêu và thành quả của mình, bao gồm các thông tin như ai, cái gì, khi nào, ở đâu và tại sao.
- Measurable (Đo lường được): Bạn cần phải xác định được các chỉ số và phương pháp để đo lường các mục tiêu và thành quả của mình.
- Achievable (Có thể đạt được): Bạn cần phải xác định được các mục tiêu và thành quả của mình có thể đạt được hay không, dựa trên các yếu tố như tài nguyên, thị trường, đối thủ và rủi ro.
- Relevant (Phù hợp): Bạn cần phải xác định được các mục tiêu và thành quả của mình có phù hợp với tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của kinh doanh của mình hay không, cũng như có mang lại lợi ích cho khách hàng, đối tác và xã hội không.
- Time-bound (Có thời hạn): Bạn cần phải xác định được các mục tiêu và thành quả của mình có thời hạn cụ thể để hoàn thành hay không, bao gồm các thông tin như bắt đầu từ khi nào, kết thúc vào khi nào và có thể kéo dài bao lâu.
Theo kinh nghiệm của chúng tôi, bạn nên lựa chọn các ngành kinh doanh lợi nhuận cao điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng thu hồi vốn.
Đặt ra các mục tiêu và thành quả cần đạt
3. Bước 3: Nghiên cứu và phân tích thị trường
- Khách hàng mục tiêu: Khách hàng mục tiêu của bạn là những ai, ở đâu, có nhu cầu và mong muốn gì, có hành vi mua hàng như thế nào và có những đặc điểm nào. Bạn cần phải phân tích được các yếu tố như độ tuổi, giới tính, thu nhập, nghề nghiệp, sở thích, văn hóa,… của khách hàng mục tiêu. Bạn cũng cần phải xác định được kích thước, tiềm năng và xu hướng của thị trường mục tiêu.
- Đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh của bạn là những ai, cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ gì, có ưu và nhược điểm gì, có chiến lược và hành động gì và có tác động gì đến kinh doanh của mình. Bạn cần phải phân tích được các yếu tố như quy mô, chất lượng, giá cả, khách hàng, vị trí, marketing,… của đối thủ cạnh tranh. Bạn cũng cần phải xác định được mức độ cạnh tranh và cơ hội hợp tác của thị trường mục tiêu.
- Ưu và nhược điểm: Bạn cần phải xác định được ưu và nhược điểm của kinh doanh của mình so với đối thủ cạnh tranh và thị trường mục tiêu. Những yếu tố bạn cần phân tích là sản phẩm hoặc dịch vụ, tài nguyên, ngân sách, kinh nghiệm, uy tín,… của mô hình kinh doanh. Bạn cũng cần phải xác định được các cơ hội và thách thức từ mô hình kinh doanh của mình.
Nghiên cứu và phân tích thị trường
4. Bước 4: Lập biểu đồ SWOT
Bạn cần phải lập biểu đồ SWOT khi thực hiện cách lập kế hoạch kinh doanh nhỏ để tổng hợp và trình bày các kết quả của bước nghiên cứu và phân tích thị trường. Biểu đồ SWOT bao gồm 4 phần đó là:
- Strengths (Sức mạnh): Bạn cần phải liệt kê những thứ bạn làm tốt hơn đối thủ cạnh tranh, đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của khách hàng mục tiêu.
- Weaknesses (Sức yếu): Bạn cần phải liệt kê những thứ bạn làm kém hơn đối thủ cạnh tranh và chưa đáp ứng được nhu cầu, mong muốn của khách hàng mục tiêu.
- Opportunities (Cơ hội): Bạn cần phải liệt kê những thứ bạn có thể tận dụng từ các yếu tố bên ngoài để cải thiện và phát triển kinh doanh của mình.
- Threats (Thách thức): Bạn cần phải liệt kê những thử thách bạn phải đối mặt và vượt qua từ các yếu tố bên ngoài để bảo vệ và duy trì kinh doanh của mình.
5. Bước 5: Xác lập mô hình tổ chức kinh doanh
Bạn cần phải xác lập mô hình tổ chức kinh doanh để xác định được cấu trúc, chức năng, quyền hạn của các bộ phận và nhân viên trong kinh doanh của mình. Bạn cần phải lập sơ đồ tổ chức, để trình bày rõ ràng và chi tiết các vị trí, vai trò, trách nhiệm của các bộ phận và nhân viên trong kinh doanh của mình. Bạn cũng cần phải lập bảng lương để xác định được mức lương, thưởng, phúc lợi cho các bộ phận và nhân viên.
6. Bước 6: Lập kế hoạch Marketing
Bạn cần phải lập kế hoạch marketing khi thực hiện cách lập kế hoạch kinh doanh nhỏ để xác định được chiến lược và hành động để quảng bá kinh doanh của mình đến khách hàng mục tiêu. Những việc bạn cần làm là:
- Phân tích thị trường
- Xác định vị trí thị trường
- Xác định mục tiêu marketing
- Lựa chọn chiến lược marketing.
- Lập kế hoạch hành động
>>> Xem thêm: Khóa học bán hàng online
Lập kế hoạch marketing để xác định được chiến lược và hành động để quảng bá kinh doanh của mình
7. Bước 7: Lập kế hoạch quản lý nhân sự
Bạn cần phải lập kế hoạch quản lý nhân sự để xác định được số lượng, chất lượng và cách thức quản lý các nhân viên trong kinh doanh của mình. Những việc bạn cần làm đó là:
- Tuyển dụng nhân sự
- Đào tạo nhân sự
- Đánh giá nhân sự
- Thưởng và khen thưởng nhân sự
Lập kế hoạch quản lý nhân sự
8. Bước 8: Lập kế hoạch quản lý tài chính
Bạn cần phải lập kế hoạch quản lý tài chính để xác định được nguồn vốn, chi phí, doanh thu, lợi nhuận và cách thức quản lý tài chính cho kinh doanh của mình. Bạn cần phải lập kế hoạch quản lý tài chính gồm các nội dung sau:
- Nguồn vốn: Nguồn vốn kinh doanh là từ đâu, bao nhiêu và với điều kiện gì. Bạn cũng cần phải xác định được cách thức sử dụng và quản lý nguồn vốn để đảm bảo hiệu quả và an toàn. Bạn có thể có nguồn vốn từ nhiều kênh như tiết kiệm cá nhân, vay mượn gia đình, bạn bè, ngân hàng, nhà đầu tư,…
- Chi phí: Chi phí cho kinh doanh của bạn là cho những gì, bao nhiêu và khi nào. Bạn cần kiểm soát và tiết kiệm chi phí để đảm bảo hiệu quả và cạnh tranh. Bạn có thể có nhiều loại chi phí như chi phí đầu tư, chi phí vận hành, chi phí quản lý, chi phí marketing,…
- Doanh thu: Bạn cần phải xác định được doanh thu cho kinh doanh của mình là từ đâu, bao nhiêu. Để đảm bảo lợi nhuận và phát triển, bạn cần phải xác định được cách thức tăng trưởng và ổn định doanh thu. Bạn có thể có nhiều nguồn doanh thu như bán hàng, cung cấp dịch vụ, nhận hoa hồng, nhận quyên góp,…
- Lợi nhuận: Bạn cần phải xác định được lợi nhuận từ kinh doanh là bao nhiêu, học cách thức tối ưu hóa và phân bổ lợi nhuận để đảm bảo sự cân bằng và bền vững.
Kế hoạch tài chính rõ ràng là yếu tố mang tính quyết định đến hoạt động kinh doanh
9. Bước 9: Kế hoạch thực hiện
Bạn cần phải lập kế hoạch thực hiện để xác định được các hoạt động, thời gian và người chịu trách nhiệm để thực hiện kế hoạch kinh doanh của mình. Bạn cần phải lập kế hoạch thực hiện gồm các nội dung sau:
- Danh sách hoạt động
- Lịch trình hoạt động
- Phân công trách nhiệm
Bạn muốn kinh doanh ngành F&B đắt khách, hãy đăng ký ngay khoá học kinh doanh trên Unica. Khoá học với các bài giảng chia sẻ về cách lên menu, công thức pha chế và nấu ăn ngon. Kết hợp cùng tuyệt chiêu để làm hài lòng khách hàng sẽ giúp bạn gia tăng lợi nhuận bền vững trong lĩnh vực này.
[course_id:1163,theme:course]
[course_id:1198,theme:course]
[course_id:1416,theme:course]
Những điều cần tránh khi lên kế hoạch kinh doanh nhỏ
- Việc đưa ra một kế hoạch kinh doanh buôn bán quá dài khiến bạn không thể bắt kịp với những thay đổi của thực tế, vì vậy, bạn chỉ nên dự đoán tương lai cho một mô hình kinh doanh nhỏ trong khoảng 1 năm để có thể theo dõi sát sao nhất.
- Tránh lạc quan quá mức bởi bạn sẽ không thể biết thị trường sẽ thay đổi như thế nào. Một bản kế hoạch cần thực sự chi tiết về các khoản chi phí, vốn, thời gian và doanh thu thu về dự kiến để có thể thực hiện kế hoạch một cách thuận lợi nhất.
- Không nên phụ thuộc quá nhiều vào sự độc đáo của loại hình kinh doanh mà bạn lựa chọn, điều quan trọng nhất là bạn cần đo lường được những lợi ích kinh tế, rủi ro thay vì đánh giá quá cao phát kiến của mình.
- Bản kế hoạch phải phù hợp với người đọc: một bản kế hoạch được gửi tới nhiều người như sếp, nhân viên, đối tác, nhà đầu tư...không phải trong số đó họ cũng hiểu hết được thuật ngữ và những từ viết tắc trong đó, vì vậy việc xây dựng một bản kế hoạch bạn cần sử dụng ngôn từ phù hợp, dễ hiểu và đồng thời giản thích rõ ràng những danh từ riêng, từ viết tắt.
- Với khách hàng không phải người hiểu rõ kiến thức trong ngành, việc giải thích rõ ràng các thuật ngữ là điều nên làm.
Những điều cần tránh khi lên kế hoạch kinh doanh nhỏ
3 nguyên tắc cần nhớ khi xây dựng kế hoạch kinh doanh
Khi xây dựng cách lập kế hoạch kinh doanh nhỏ, bạn cũng cần phải nhớ 3 nguyên tắc đó là:
1. Trình bày kế hoạch ngắn gọn, súc tích
Khi trình bày kế hoạch kinh doanh nhỏ, bạn cần phải trình bày một cách ngắn gọn, súc tích. Bạn nhớ chỉ nêu ra những thông tin quan trọng và cần thiết, tránh những thông tin thừa và lặp lại.
Bạn cũng cần phải trình bày kế hoạch một cách rõ ràng, logic, có trình tự để dễ dàng theo dõi và hiểu. Bạn cũng cần phải sử dụng các công cụ trình bày như tiêu đề, đánh số, bảng biểu, biểu đồ, hình ảnh,… để tăng tính trực quan và sinh động cho kế hoạch.
Trình bày kế hoạch ngắn gọn, súc tích
2. Ngôn từ của kế hoạch phù hợp với người đọc
Khi trình bày kế hoạch kinh doanh nhỏ, bạn cần phải sử dụng ngôn từ phù hợp với người đọc. Đây là những người có liên quan và quan tâm đến kế hoạch của bạn như khách hàng, đối tác, nhà đầu tư, nhà cung cấp,… Bạn cần phải sử dụng ngôn từ một cách chính xác, dễ hiểu và thuyết phục để truyền đạt được ý tưởng và thông tin của kế hoạch. Bạn cũng cần phải sử dụng ngôn từ một cách lịch sự, tôn trọng, thân thiện để tạo nên sự gần gũi và tin tưởng với người đọc.
3. Không nên lo lắng khi lập phương án kinh doanh
Khi lập kế hoạch kinh doanh nhỏ, bạn không nên lo lắng quá nhiều, mà hãy tự tin và lạc quan vì kế hoạch chỉ là một công cụ để hỗ trợ bạn khởi nghiệp, chứ không phải là một bản án hay một bản hợp đồng.
Bạn cần phải hiểu rằng kế hoạch có thể thay đổi và điều chỉnh theo thực tế và tình huống, bạn không nên áp đặt quá nhiều cho mình hay cho người khác. Bạn cũng cần phải nhớ rằng kế hoạch chỉ là một phần của quá trình khởi nghiệp, quan trọng hơn là sự nỗ lực, sáng tạo và linh hoạt của bạn trong việc thực hiện kế hoạch.
Khi lập kế hoạch kinh doanh nhỏ, bạn không nên lo lắng quá nhiều
Lời kết
Có một câu nói thế này: “If business fails to plan, it plans to fail” nghĩa là nếu doanh nghiệp đó thất bại trong cách lập kế hoạch thì doanh nghiệp đó đã lên kế hoạch cho sự thất bại đó rồi. Đó là lý do mà xây dựng kế hoạch kinh doanh bán hàng luôn là khâu quan trọng và cần thiết nhất trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Bạn sẽ thất bại nặng nề nếu mang trong mình một ý tưởng kinh doanh vĩ đại nhưng lại không có lấy một bản kế hoạch kinh doanh thực sự chất lượng. Bởi đơn giản mà nói kế hoạch kinh doanh chính là nơi giúp bạn có thể biến ý tưởng kinh doanh của mình thành hiện thực và dẫn dắt quy trình kinh doanh một cách suôn sẻ, đột phá và thành công. Bởi vậy, khi thực hiện cách lập kế hoạch kinh doanh nhỏ, bạn không nên quá lo lắng.
Chúc bạn thành công!
02/04/2019
9133 Lượt xem
3 mô hình kinh doanh nhỏ ít vốn dễ “hốt bạc”
2019 không chỉ là thời đại bùng nổ của công nghệ 4.0 mà còn là thời điểm những nhà kinh doanh nhỏ ít vốn hay thậm chí không cần vốn có thể đứng vững trên thị trường với các mô hình kinh doanh độc đáo của mình. Khoan hãy nghĩ rằng bạn không thể kinh doanh với số vốn nhỏ, những ý tưởng kinh doanh độc đáo dưới đây sẽ giúp bạn “bùng nổ” trong năm 2019 này.
Kinh doanh nhỏ ít vốn với mô hình đồ ăn đêm
Không thể phủ nhận sức ảnh hưởng của giới trẻ đến các mô hình kinh doanh dịch vụ, việc bạn có thể nắm được nhu cầu cũng như thói quen ăn - chơi của giới trẻ Việt sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc định hình mô hình kinh doanh cũng như lên chiến lược một cách hiệu quả nhất. Đồ ăn đêm, đồ ăn vặt, quán ăn vỉa hè đã không còn là khái niệm quá xa lạ với những người trẻ, chẳng cần những nhà hàng quá sang trọng, họ chỉ cần tìm cho mình một địa chỉ mà họ có thể thoải mái ngồi lê la với bạn bè bất kể thời gian. Đó là lý do mà những cửa hàng đồ ăn đêm ra đời. Bạn không cần phải đầu tư quá nhiều vào hình thức kinh doanh này bởi đơn giản, người trẻ chỉ quan tâm 3 yếu tố quan trọng nhất khi tìm kiếm cho mình một địa chỉ tụ tập đó là đồ ăn ngon, chỗ ngồi rộng rãi và thoải mái thời gian. Nắm bắt được những điều này là cách tốt nhất giúp bạn có thể khởi nghiệp thành công.
Quán ăn đêm - mô hình kinh doanh đặc biệt trong cuộc sống vội vã
Để theo đuổi mô hình kinh doanh này bạn cần những gì? Rõ ràng đối với một mô hình dịch vụ ăn uống thì đồ ăn và thức uống sẽ là điều mà bạn cần đặc biệt quan tâm, đó sẽ là yếu tố quan trọng nhất giúp bạn có thể đứng vững trên thị trường và khiến khách hàng quay trở lại với bạn. Hãy bắt đầu bằng việc nghiên cứu thực đơn, bạn có thể bắt đầu bằng các đồ ăn nhanh quen thuộc và đơn giản, đừng quá chú trọng vào một thực đơn cầu kỳ bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh mà còn khiến mọi người trở nên ái ngại với thực đơn của bạn khi gọi món. Nói tóm lại, hãy bắt đầu bằng một thực đơn đơn giản, quen thuộc và giá “mềm” nhưng hãy lưu tâm đến hương vị của món ăn.
Đối với địa điểm hoạt động, bạn có thể thuê mặt bằng không cần quá lớn, đủ chỗ cho khoảng 7-8 bộ bàn ghế, sạch sẽ và lý tưởng nhất khi nằm ở những nơi đông người, ít bụi bặm, đặc biệt là cần có khu vực để xe cho khách hàng. Hãy chắc là bạn đã thiết lập các mối “quan hệ” với chính quyền để tránh việc bị gây khó dễ và thuận lợi hơn trong việc kinh doanh.
Mô hình kinh doanh đồ ăn đêm không quá khó nhưng buộc bạn phải nắm được những yếu tố cần thiết để không khiến khách hàng “ngại” khi đi qua cửa hàng của mình. Hãy tạo cho mình một điều gì đó đặc biệt như một món ăn, một không gian hay một cách phục vụ đặc biệt và thu hút khiến khách hàng có thể nhớ đến bạn và đưa bạn trở thành một địa chỉ quen thuộc.
Kinh doanh online với mô hình đồ ăn vặt
Với nhu cầu mua sắm online hiện nay thì việc bạn bắt đầu bằng một mô hình kinh doanh online khi có nguồn vốn hạn chế là một sự lựa chọn không hề tồi. Đơn giản mà nói, bạn sẽ không phải tốn quá nhiều chi phí vào việc thuê mặt bằng, nhân công hay bàn ghế để có thể kinh doanh mà chỉ cần sử dụng các tài khoản mạng xã hội, liên kết với các ứng dụng đặt hàng online như now, grab, foody hay lozi,... cùng một khoản “phí thông hành” (chi phí quảng cáo) khi cần thiết để đưa sản phẩm của mình đến gần hơn với khách hàng.
Thực chất xu hướng mua đồ ăn vặt online phần lớn xoay quanh các mặt hàng phổ biến như chè, trà sữa, chân gà, hoa quả lắc, bánh ngọt...bởi sự tiện lợi khi sử dụng cũng như ship hàng. Đối tượng mua hàng không giới hạn bởi nhu cầu lựa chọn đồ ăn online luôn nhận được sự “ưu ái” của những người ngại hoặc không có thời gian ra đường tìm kiếm hàng quán. Đó có thể là học sinh, sinh viên, nhân viên công sở hay đơn giản là “hội người lười”, đó là lý do mà việc kinh doanh đồ ăn vặt online luôn là bước đi không bao giờ “lụi tàn”. Tuy nhiên, làm thế nào để bạn có thể bước vào tháp nhu cầu của những khách hàng tiềm năng này hoàn toàn không phải là điều dễ dàng.
Kinh doanh đồ ăn vặt online - giải pháp hàng đầu cho hội người “lười”
Có 2 yếu tố quan trọng bạn cần nắm vững trước khi bắt đầu kinh doanh theo hình thức này đó là sản phẩm và tiếp cận khách hàng.
1. Hãy lựa chọn những sản phẩm mà bạn muốn hoặc có thể kinh doanh, đó có thể là đồ uống, đồ ăn đêm,...nhưng hãy thực sự chú ý đến chất lượng sản phẩm mà bạn làm ra, đây là cách tốt nhất để bạn có thể “sống sót” trong ngành này. Hãy làm thử và nhờ bạn bè, người thân đánh giá cho bạn, lưu lại những công thức được lựa chọn nhiều nhất để đưa ra một menu thực sự chất lượng cho thương hiệu của mình, cùng với đó là việc nghiên cứu về xu hướng đồ ăn vặt hiện nay của giới trẻ. Thực tế mà nói, chẳng điều gì có thể giữ chân khách hàng của bạn trong ngành kinh doanh thực phẩm ngoài hương vị và chất lượng dịch vụ. Vì vậy, có thể nói đây là một bước vô cùng quan trọng mà bạn buộc phải thực hiện để đưa sản phẩm của mình trở thành sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng.
2. Tiếp cận khách hàng mục tiêu là điều bắt buộc khi bạn tham gia bất kỳ hình thức kinh doanh nào, đối với mô hình này, hãy tận dụng tối đa các kênh online bởi thực tế, hầu hết khách hàng hiện nay đều sẽ tìm kiếm các món ăn ưa thích của họ trên các ứng dụng gọi đồ ăn hay Facebook. Không thể phủ nhận sức ảnh hưởng của mạng xã hội tới người tiêu dùng, việc bạn có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng qua các kênh mạng xã hội như Facebook hay Instagram sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc đưa thương hiệu của mình đến với khách hàng. Hãy bắt đầu bằng việc tận dụng mạng lưới bạn bè, người thân và nhờ họ giới thiệu với những người khác. Khi nhận được những phản hồi tích cực, bạn có thể bỏ ra một khoản phí nhỏ cho quảng cáo để mở rộng mạng lưới tiếp cận, kết hợp các chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhằm nâng cao tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng. Cùng với đó là việc liên kết với các ứng dụng đặt hàng phổ biến như now, foody, meete hay lozi,...để tăng lượng đơn hàng cũng như tăng độ nhận diện thương hiệu cho mình. Hãy chuẩn bị những bức hình sản phẩm thật chất lượng, menu rõ ràng và tăng cường các chương trình giảm giá trong một khoảng thời gian đầu để có thể tăng tỷ lệ chốt đơn hàng.
>>> Xem thêm: “Facebook Marketing từ A - Z”
Tóm lại, với nhu cầu mua hàng online hiện nay, mô hình kinh doanh nhỏ ít vốn với đồ ăn vặt thực sự là một ý tưởng không hề tồi, việc bạn cần làm là lựa chọn một menu thực sự chất lượng và tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu thông qua các kênh quảng cáo và ứng dụng đặt hàng online.
Kinh doanh nhỏ ít vốn với mô hình bán hàng order
Chắc hẳn khái niệm hàng order, hàng xách tay đã không còn quá xa lạ với tất cả mọi người, đặc biệt là những tín đồ săn hàng online tại nước ngoài. Giới trẻ hiện nay thường có xu hướng sử dụng các trang thương mại điện tử như amazon, taobao,...để lựa chọn những mặt hàng độc, lạ và có thể là rẻ hơn rất nhiều so với các mặt hàng trong nước. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể dễ dàng đặt hàng ở nước ngoài hay sử dụng những trang web này để mua hàng. Đó là lý do mà việc bắt đầu kinh doanh với mô hình này thực sự mang nhiều tiềm năng. Thực tế cho thấy, có rất nhiều người thu về nguồn lợi khổng lồ khi kinh doanh theo mô hình này bởi việc bạn cần làm là “săn” sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử hoặc tìm kiếm một nguồn hàng qua người quen.
Điểm đặc biệt nhất của hình thức kinh doanh này là việc bạn có thể hạn chế tối đa hàng tồn kho cũng như không cần sử dụng quá nhiều vốn bởi thực chất, hình thức này là việc bạn đưa các mặt hàng như thời trang, mỹ phẩm, hay đồ gia dụng,... đến với khách hàng qua mạng xã hội (kết hợp chạy quảng cáo), nhận order, nhận tiền rồi mới đặt hàng với nhà cung cấp. Đó là lý do giúp bạn không sợ bị “bom” hàng cũng như tiết kiệm tối đa các khoản phí phải bỏ ra.
Kinh doanh nhỏ ít vốn với hàng order - hình thức kinh doanh độc đáo và lợi nhuận hàng đầu
Có một điểm bạn cần hết sức lưu ý khi lựa chọn hình thức kinh doanh này đó là việc lựa chọn nhà cung ứng. Bạn có thể check hàng mẫu hoặc tìm hiểu qua người quen để lựa chọn được nguồn hàng chất lượng nhất, nếu không đừng nghĩ đến việc khách hàng sẽ quay trở lại với bạn ở lần sau. Các trang thương mại điện tử giúp bạn có thể nhận biết đâu là nguồn hàng tin cậy thông qua số lượng người mua hàng được hiển thị và hầu hết những tài khoản này đều cho phép bỏ sỉ vì vậy bạn hoàn toàn có thể liên hệ với họ để nhập hàng với số lượng lớn để đảm bảo chất lượng cũng như tránh bị lừa khi giao dịch nước ngoài. Khi đã thu về cho mình một lượng khách hàng ổn định, nguồn vốn nhất định bạn có thể mở rộng mạng lưới kinh doanh bằng việc lập cho mình một website chuyên về order hàng nước ngoài thật sự chất lượng và nhờ sự trợ giúp từ quảng cáo của Google để đưa thương hiệu của mình đến gần hơn với khách hàng cũng như trở thành nguồn hàng cho các nhà kinh doanh nhỏ lẻ khác.
Với hơn 60% dân số sử dụng internet, các hình thức bán hàng online đang dần trở thành sự lựa chọn hàng đầu của những người kinh doanh nhỏ ít vốn. Lựa chọn hình thức nào phụ thuộc vào khả năng cũng như vốn hiểu biết của bạn để có thể đưa ra một mô hình hay một chiến lược kinh doanh thực sự mang lại hiệu quả. Trên đây là 3 hình thức kinh doanh dẫn đầu xu hướng giúp bạn có thể “hốt bạc” trong năm nay, hy vọng bài viết này có thể giúp bạn phần nào định hướng cho mình một hình thức kinh doanh phù hợp cũng như nắm được cơ chế hoạt động và “tip” nhỏ giúp bạn có thể chinh phục khách hàng và phát triển sự nghiệp kinh doanh của mình.
Chúc các bạn thành công!
>> Học cách kinh doanh nhỏ - công thức thành công cho các nhà khởi nghiệp
>> Cách lập kế hoạch kinh doanh nhỏ - 7 bước đến thành công
>> Xu hướng kinh doanh online không cần vốn năm 2019 - bán gì và bán như thế nào?
02/04/2019
2181 Lượt xem
Kinh doanh nhượng quyền là gì? Những điều cần biết về nhượng quyền thương hiệu
Kinh doanh nhượng quyền đã không còn là khái niệm quá xa lạ trong xu hướng kinh doanh hiện nay. Nhiều người cho rằng, thay vì mạo hiểm tự gây dựng một thương hiệu hoàn toàn mới cho mình thì việc lựa chọn hình thức kinh doanh nhượng quyền từ thành công của người đi trước là yếu tố an toàn giúp bạn từng bước đến thành công. Vậy kinh doanh nhượng quyền là gì và làm thế nào để xây dựng một cửa hàng nhượng quyền thành công? Những các bước kinh doanh nhượng quyền cơ bản dưới đây sẽ giúp bạn xây dựng cho mình kế hoạch mở cửa hàng thực sự hiệu quả.
Nhượng quyền kinh doanh là gì?
Kinh doanh nhượng quyền được biết đến là việc cho phép một cá nhân, tổ chức được kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo hình thức kinh doanh đã được ứng dụng trong thực tế của bên nhượng quyền tại một khu vực nào đó và trong thời hạn nhất định để nhận một khoản phí hay phần trăm từ lợi nhuận theo hình thức chấp hành tiêu chuẩn và khuôn mẫu đã đặt ra khi chuyển giao.
Hiểu một cách đơn giản, nhượng quyền kinh doanh là hình thức bên nhượng quyền (franchisor) cho phép bên nhận nhượng quyền được phép tự tiến hành việc mua bán, cung ứng hàng hóa, dịch vụ theo những thỏa thuận đã đưa ra và trả cho bên nhượng quyền một mức phí đã được thống nhất.
Kinh doanh nhượng quyền ít vốn thực chất là việc kinh doanh dựa trên thương hiệu của người khác
Ưu - nhược điểm của nhượng quyền thương hiệu
Ưu điểm nhượng quyền thương hiệu
Kinh doanh nhượng quyền Online có rất nhiều ưu điểm mà chúng ta có thể kể tên như sau:
- Chất lượng đảm bảo: Chúng ta có thể nhìn thấy, xây dựng thương hiệu lớn mạnh chưa bao giờ đơn giản và dễ dàng. Nếu bạn đã xây dựng được thương hiệu thì thương hiệu của bạn sẽ có sự minh bạch và chất lượng sẽ được đảm bảo người tiêu dùng.
Chuỗi cửa hàng hệ thống cửa hàng thường xuyên được giám sát chặt chẽ và chú trọng đến chất lượng, quy trình nhượng quyền sẽ đảm bảo rằng thương hiệu nhượng quyền luôn được đầu tư chú trọng đến chất lượng sản phẩm.Đơn giản, nếu chuỗi cửa hàng nhượng quyền chỉ cần một mắt xích hỏng thì thiệt hại sẽ gây hại cho cả chuỗi thương hiệu.
- Định vị thương hiệu có sẵn: Thông thường, khi nhượng quyền thương hiệu thì thị phần trên thị trường sẽ có số lượng nhất định và các bên được mua lại nhượng quyền sẽ rất thuận lợi vì bên nhận quyền không tốn thời gian xây dựng thương hiệu nữa trên thị trường mà thay vào đó họ chỉ cần tập trung phát triển kinh doanh.
- Hệ thống quy mô lớn: Vận hành quy trình kinh doanh, quy trình tuyển chọn nhân viên đều được hệ thống hóa theo một quy chuẩn chung nhất định. Cụ thể, việc đi theo một khung có sẵn từ trước sẽ giúp chủ quán dễ dàng phân bổ và quản lý hơn là xây dựng từ đâu.
Không những thế, nhượng quyền có một số chương trình đào tạo như thương hiệu, nhân viên được training một cách cụ thể có bào bản, chất lượng.
Nhược điểm của nhượng quyền thương hiệu
- Không thể toàn quyền điều hành thương hiệu: Bạn nên nhớ rằng, khi nhượng quyền thương hiệu thời trang thì tên thương hiệu này nếu bạn muốn được đứng tên thì bạn phải được cấp trên sở hữu thương hiệu. Chính vì thế, nên bạn không thể nào là chủ sở hữu của thương hiệu nhượng quyền này mà chỉ được phép kinh doanh dưới tên thương hiệu của người khác.
Chính vì thế, nếu bạn không đáp ứng được quy chuẩn cung ứng thì bạn sẽ mất hợp đồng nhượng quyền và mất hết tất cả.
- Cạnh tranh trong chuỗi: Sẽ không chỉ có riêng bạn được sử dụng hình thức nhượng quyền này vì có rất nhiều người cũng mong muốn được kinh doanh. Cạnh tranh trong chuối là điều rất gay gắt và để bạn được doanh thu như đã đặt ra với chủ thương hiệu là rất khó khó khăn.
Kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam
Hình thức kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam hiện nay phần lớn đến từ các thương hiệu nổi tiếng nước ngoài như nhà hàng, đồ ăn nhanh hay trà sữa. Chắc hẳn các thương hiệu như KFC, Lotteria hay Pizza Hut,... đã không còn quá xa lạ với người tiêu dùng Việt Nam và trên thực tế đây đều là những thương hiệu đến Việt Nam theo hình thức nhượng quyền kinh doanh. Tất nhiên, không phải bất kỳ thương hiệu nổi tiếng nào khi gia nhập vào thị trường Việt Nam cũng thành công như những nhãn hàng trên. Đơn cử như “ông lớn” McDonald, đây được xem là thương hiệu hàng đầu trong ngành đồ ăn nhanh nhưng lại nhanh chóng trở thành “bom xịt” khi mở cửa hàng tại Việt Nam. Đó chính là một trong những thách thức hàng đầu cho các nhà kinh doanh khi hướng đến hoạt động kinh doanh nhượng quyền.
Trong những năm trở lại đây, mô hình kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam không chỉ đến từ các thương hiệu nổi tiếng nước ngoài mà còn là sự đi lên ngày một lớn mạnh của các thương hiệu trong nước như Cộng cà phê, Cà phê Trung Nguyên hay Highland Coffee. Không dừng lại ở đó, Cộng Cà Phê được biết đến với việc thành công đưa thương hiệu của mình ra nước ngoài, trở thành một trong những thương hiệu đầu tiên của Việt Nam thành công tại nơi đất khách. Đó là đơn cử cho thấy hoạt động kinh doanh nhượng quyền đang dần trở thành sự lựa chọn hàng đầu của các nhà kinh doanh khởi nghiệp muốn học hỏi về mô hình kinh doanh thành công của người đi trước cũng như phát triển và đưa các thương hiệu thuần Việt vươn xa ra thị trường nước ngoài.
Không khó để bắt gặp những thương hiệu nhượng quyền nổi tiếng này tại Việt Nam
Thực tế cho thấy, Việt Nam vẫn đang là thị trường nằm trong giai đoạn đầu của cuộc đua nhượng quyền nhưng vô cùng tiềm năng với nguồn dân số trẻ và nếu bạn thực sự hiểu về nhu cầu và insight của khách hàng thì việc thành công và đưa thương hiệu của mình vươn xa hơn không phải là điều quá khó khăn. Tuy nhiên, làm thế nào để phát triển hoạt động kinh doanh của mình dựa trên nền tảng sẵn có và là “của mình” thì hoàn toàn không phải là điều dễ dàng. Đó là lý do mà việc nắm vững trình tự khi quyết định kinh doanh nhượng quyền là điều vô cùng quan trọng. Dưới đây là 7 bước vô cùng quan trọng bạn cần nắm vững khi bước vào “cuộc chơi” đầy mạo hiểm này.
Đăng ký khoá học kinh doanh trên Unica để nhận vô vàn ưu đãi hấp dẫn. Khoá học giúp bạn xây dựng mối quan hệ trong kinh doanh. Đồng thời nắm được cách sử dụng công cụ, cách ứng dụng Ai vào kinh doanh đỉnh cao, có được hiệu quả cao đúng như mong muốn.
[course_id:2812,theme:course]
[course_id:642,theme:course]
[course_id:2732,theme:course]
Các bước kinh doanh nhượng quyền thương hiệu
1. Đánh giá bản thân
Việc đánh giá bản thân có nghĩa là bạn phải trả lời được câu hỏi “bạn muốn tạo ra thương hiệu của riêng mình hay lựa chọn một cơ hội kinh doanh thương hiệu của những khách hàng thành công?” Đây thực sự không phải là câu hỏi dễ dàng nhưng bạn buộc phải xác định rõ để có thể theo đuổi mô hình kinh doanh nhượng quyền dựa trên việc tận dụng lợi thế từ doanh nghiệp thành công đi trước. Và tất nhiên, nếu bạn muốn theo đuổi sự sáng tạo, độc lập thì chẳng có lý do gì khiến bạn phải tiếp tục tìm hiểu bước 2 quan trọng này.
2. Lựa chọn thương hiệu
Việc làm thế nào để lựa chọn thương hiệu nhượng quyền phù hợp nhất chưa bao giờ là điều dễ dàng. Thực tế mà nói, khi bạn quyết định kinh doanh bất kỳ lĩnh vực gì, hãy chắc là bạn am hiểu và muốn tìm hiểu về nó để có thể phát triển thương hiệu. Và tất nhiên, chẳng nhãn hàng nào đồng ý đưa thương hiệu của mình cho người “tay không đánh giặc” cả. Vì vậy, hãy quyết định thương hiệu mình sẽ theo đuổi thật cẩn thận dựa trên các tiêu chí như kinh nghiệm, vốn đầu tư hay khả năng phát triển và nhu cầu thị trường. Đừng tự làm khó mình với quá nhiều thông tin, hãy chỉ chọn ra khoảng 3, 4 thương hiệu trong 1, 2 ngành hàng để tìm hiểu kỹ, so sánh và liên hệ trao đổi để giảm thiểu tối đa rủi ro cũng như mang lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất.
Tìm hiểu và đánh giá nhà nhượng quyền là yếu tố quan trọng giúp bạn quyết định thương hiệu
3. Tìm hiểu kỹ về đối tượng nhượng quyền
Đây thực sự là một vấn đề mà bạn không thể không quan tâm để lựa chọn cho mình nhà nhượng quyền phù hợp nhất để trở thành đối tác kinh doanh lâu dài của mình. Hãy bình tĩnh, lắng nghe và tìm hiểu thật kỹ các thông tin như:
⦁ Môi trường cạnh tranh và giá trị của thương hiệu nhượng quyền.
⦁ Người nhượng quyền sẽ trợ giúp như thế nào với những người nhận nhượng quyền như bạn.
⦁ Bạn phải làm những gì để đạt được thành công trong ngành này.
Việc này sẽ giúp bạn phần nào hiểu được mình cần phải làm gì cũng như biết được tiềm năng và vạch ra hướng đi đúng đắn cho việc kinh doanh của mình. Đồng thời bạn cũng có thể đánh giá được rằng người nhượng quyền có thực sự hiểu về ngành này hay không và họ có thể giúp gì cho bạn khi chuyển nhượng thương hiệu để mang lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất hay không. Đó là lý do mà đây là một bước vô cùng quan trọng trong quá trình kinh doanh nhượng quyền của mình.
4. Khảo sát các cửa hàng khác trong cùng hệ thống nhượng quyền
Tham khảo các cửa hàng trong cùng hệ thống nhượng quyền giúp bạn biết được số lượng khách hàng/ngày, chất lượng phục vụ của nhân viên với khách, doanh thu hàng tháng...bạn nên khảo sát ở nhiều địa điểm khách nhau. Nếu doanh thu đồng đều chứng tỏ hệ thống đào tạo rất tốt, nếu có thể bạn nên kiểm tra hương vị các sản phẩm có giống nhau hay không? Nếu mỗi cửa hàng có một hương vị riêng có nghĩa là nội bộ các cửa hàng đang có vấn đề, như họ tự nhập nguồn hàng khác, nhân viên đào tạo chưa bài bản chuyên nghiệp.
5. Trải nghiệm tại chính các cửa hàng nhượng quyền
Hầu hết các thương hiệu kinh doanh chuyển nhượng lớn đều có khá nhiều cửa hàng nhượng quyền, vì vậy bạn hoàn toàn có thể đến tham quan, trải nghiệm và đánh giá tại chính những cửa hàng nhượng quyền đó. Điều này có thể giúp bạn theo dõi về môi trường, dịch vụ cũng như các sản phẩm đang kinh doanh, đặc biệt là cải thiện những vấn đề tồn đọng nếu quyết định lựa chọn thương hiệu nhượng quyền này.
6. Chọn địa điểm
Chắc hẳn việc lựa chọn địa điểm luôn là vấn đề quan trọng với bất kỳ hình thức kinh doanh bán lẻ nào. Việc lựa chọn địa điểm phù hợp là bạn cần biết tiềm năng phát triển ở khu vực đó cũng như khả năng tài chính của bạn trong kế hoạch kinh doanh của mình. Đừng ngại ngần tham khảo chiến lược địa điểm của người nhượng quyền trong tương lai để tránh việc “vô tình chạm mặt” không đáng có với các nhà nhượng quyền hoặc những người nhượng quyền khác.
6. Ký kết hợp đồng
Suy cho cùng mọi hành động nghiên cứu và đánh giá đều để đi đến kết quả cuối cùng là ký kết hợp đồng kinh doanh nhượng quyền. Đây là bước vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi cũng như trách nhiệm của bạn trong các hoạt động kinh doanh online. Hãy nhờ sự trợ giúp của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này để có thể hiểu rõ về các điều khoản và thương lượng với người nhượng quyền. Có một số điều khoản chính mà bạn cần phải thực sự chú ý như: khu vực nhượng quyền, phí nhượng quyền ban đầu và phát sinh hàng tháng, các điều khoản liên quan đến chấm dứt hợp đồng. Hãy chắc là bạn đã nắm vững và hiểu rõ các điều khoản quan trọng trên tránh những rủi ro không đáng có trong tương lai.
7. Tuyển dụng và đào tạo
Những nhân viên đầu tiên chính là người đặt nền móng cho một hệ thống kinh doanh mới, không phải bỗng nhiên mà nhân viên luôn được xem như “bộ mặt” của một hệ thống, sự chuyên nghiệp của thương hiệu được đánh giá khá nhiều qua thái độ và sự chuyên nghiệp của nhân viên. Đó là lý do mà việc tuyển dụng và đào tạo kỹ năng bán hàng của nhân viên là điều vô cùng quan trọng mà một chủ doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền cần hướng đến để xây dựng đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và bắt đầu kinh doanh thành công.
8. Mở cửa hàng
Bạn bắt đầu hành trình của mình. Nhượng quyền luôn là phương pháp khởi nghiệp ít rủi ro nhất, nhưng bạn phải cam kết tâm, trí và thời gian cho kinh doanh ít nhất hai năm đầu tiên.
Kinh doanh càng trở nên khó khăn hơn nếu bạn là một doanh nghiệp tự đi lên bằng sức của mình, bạn sẽ phải làm nhiều việc hơn rất nhiều so với doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền. Đó là lý do mà một chiến lược Kinh doanh và khởi nghiệp - Gia tăng doanh số hiệu quả là điều mà bạn cần phải đặt lên hàng đầu để xây dựng một hệ thống kinh doanh thành công.
Kinh doanh khởi nghiệp luôn là vấn đề khó khăn với tất cả mọi người khi bắt đầu bước vào “cuộc chiến” làm chủ này, không ngoại trừ bất kỳ loại hình kinh doanh nào. Việc bạn lựa chọn hình thức nhượng quyền kinh doanh Online được xem như một chiếc vẽ ưu đãi giúp bạn có thể thuận lợi hơn trong việc vạch ra hướng đi cho mình nhưng ko đồng nghĩa với việc bạn chắc chắn sẽ thành công với thương hiệu nhượng quyền đó. Không ngoại trừ những bạn đang chuẩn bị bước chân vào giới kinh doanh và đang học hỏi kinh nghiệm thì bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trang bị nền tảng kiến thức cơ bản trong quá trình học kinh doanh. Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn phần nào hiểu được nhượng quyền thương hiệu là gì, cách vận hành của một hệ thống kinh doanh nhượng quyền cũng như nắm rõ các bước kinh doanh nhượng quyền để tạo nên một mô hình kinh doanh thực sự hiệu quả.
Chúc bạn thành công!
02/04/2019
5431 Lượt xem
11 bước lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng đảm bảo thành công
Kinh doanh nhà hàng là một trong những lĩnh vực mang lại lợi nhuận cao nên càng ngày càng có nhiều chủ đầu tư muốn bước chân vào lĩnh vực này. Do có quá nhiều người tham gia nên thị trường kinh doanh ẩm thực đang mức độ cạnh tranh vô cùng khốc liệt, chỉ muốn bước “sảy chân” chủ nhà hàng cũng có nguy cơ phải trả một cái giá đắt. Để tránh những sai lầm khi kinh doanh nhà hàng, chủ đầu tư cần có kế hoạch kinh doanh nhà hàng bài bản, chỉn chu. Bài viết sau đây là 11 bước lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng ẩm thực việt cho bạn tham khảo, hãy lưu lại ngay để áp dụng khi cần nhé.
Tại sao chủ nhà hàng cần lập kế hoạch kinh doanh?
Vận hành nhà hàng là một công việc khó, đòi hỏi chủ đầu tư cần có nhiều kỹ năng và chuyên môn thì mới vận hành ổn định và mang lại hiệu quả cao được. Một trong những điều quan trọng để tăng cơ hội bán hàng đó là chủ nhà hàng cần lập kế hoạch kinh doanh. Việc lập kế hoạch kinh doanh mang tới những lợi ích sau:
Xác định được rõ ràng tầm nhìn phát triển
Lập kế hoạch kinh doanh không giúp bạn tạo ra một tài liệu có công dụng dự đoán trước tương lai nhưng sẽ giúp bạn xác định được rõ tầm nhìn phát triển. Kế hoạch kinh doanh giống như một bản lý lịch doanh nghiệp, ở đây nó xác định rõ tầm nhìn và mục tiêu của doanh nghiệp, xác định hướng đi và mục đích. Từ đó, chủ nhà hàng sẽ có cái nhìn rõ hơn về con đường mình sẽ đi và những khó khăn sẽ gặp phải trong chặng đường phát triển. Việc thấy rõ tầm nhìn phát triển giúp chủ doanh nghiệp đề ra được những phương án giải quyết dự phòng phù hợp, không để doanh nghiệp phải đứng ở thế bị động.
Lập kế hoạch phát triển nhà hàng rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh nhà hàng
Có định hướng rõ ràng trong kế hoạch hoạt động và tài chính trong tương lai
Một kế hoạch kinh doanh nhà hàng được xem là hiệu quả khi nó phân tích được hết các vấn đề của thị trường, đối thủ cạnh tranh, khách hàng mục tiêu,... Từ đó, đưa ra lộ trình hoạt động cụ thể, tùy chỉnh món ăn sao cho phù hợp với thị trường và đáp ứng nhu cầu thưởng thức ẩm thực của khách hàng. Lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng sẽ giúp định hướng rõ ràng kế hoạch hoạt động.
Ngoài ra, một kế hoạch kinh doanh quán ăn hiệu quả cũng giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định thông minh trong việc phân bổ tài chính. Bởi ngay từ đầu khi thiết lập kế hoạch, chủ đầu tư đã hoạch định một khoản vốn ước tính ban đầu, dự đoán hiệu suất tài chính và xác định nhu cầu vốn.
Đánh giá được chính xác tiến độ
Kế hoạch kinh doanh nhà hàng giúp doanh nghiệp đánh giá được cụ thể và chính xác tiến độ. Thêm nữa, kế hoạch kinh doanh cũng giống như một tài liệu sống được xem xét và cập nhật thường xuyên. Vì vậy, doanh nghiệp có thể tận dụng nó như một chỉ số đo lường tiến độ và các chỉ số hiệu suất trong quá trình làm việc. Việc đánh giá liên tục này giúp chủ đầu tư đưa ra các quyết định linh hoạt và giúp doanh nghiệp thích ứng được với thị trường.
Kế hoạch cụ thể giúp doanh nghiệp đánh giá được tiến độ làm việc
Giảm thiểu rủi ro & phân tích cạnh tranh
Trong quá trình kinh doanh nhà hàng, mọi doanh nghiệp đều phải đối diện với những rủi ro và thách thức. Kế hoạch kinh doanh quán ăn được lập nên sẽ giúp giảm thiểu rủi ro. Bằng cách chuẩn bị trước, doanh nghiệp có thể giảm thiểu tác động của những vấn đề không mong muốn ảnh hưởng đến quá trình vận hành nhà hàng.
Ngoài ra việc lập kế hoạch nhà hàng ẩm thực còn hỗ trợ phân tích cạnh tranh. Lập kế hoạch phòng ngừa trong kế hoạch kinh doanh, đảm bảo quá trình kinh doanh hiệu quả, doanh nghiệp có thể thích ứng với mọi tình huống một cách hiệu quả nhất.
Đề xuất cho nhà đầu tư
Có thể bạn không biết nhưng việc lập kế hoạch kinh doanh trong lĩnh vực ẩm thực cũng giúp đề xuất cho nhà đầu tư. Một kế hoạch đầu tư bài bản, chỉn chu sẽ có tính khả thi cao, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, tạo niềm tin và sự tin cậy cho các bên có liên quan. Vì vậy nó dễ dàng đề xuất cho nhà đầu tư.
Kế hoạch chi tiết giúp tạo sự tin cậy cho các bên có liên quan
Tiết lộ kế hoạch kinh doanh nhà hàng chi tiết
Kế hoạch kinh doanh nhà hàng chi tiết giống như “bệ phóng” giúp doanh nghiệp có một khởi đầu thuận lợi và nhanh chóng tăng tốc phát triển. Vậy như nào là một kế hoạch kinh doanh nhà hàng uống thành công, sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ bạn:
Chuẩn bị nguồn tài chính
Nội dung quan trọng đầu tiên khi lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng đó là xác định nguồn vốn. Bởi vốn chính là yếu tố quan trọng để chủ đầu tư có chi phí mở nhà hàng. Kinh doanh nhà hàng cần chuẩn bị nguồn tài chính bao nhiêu phụ thuộc vào quy mô nhà hàng bạn đang hướng tới. Nếu bạn kinh doanh theo mô hình to, chọn thuê mặt bằng đẹp và rộng, thuê nhiều nhân sự và đầu tư trang trí cầu kỳ thì sẽ cần nguồn tài chính lớn và ngược lại.
Nghiên cứu thị trường
Yếu tố quan trọng quyết định trực tiếp đến sự thành bại của quá trình kinh doanh đó là bạn phải nghiên cứu thị trường chặt chẽ. Hiện nay, rất nhiều người đang kinh doanh nhà hàng theo trào lưu, thấy ngành này dễ thu lợi nhuận nên tham gia vào dẫn đến hệ quả là kinh doanh ế ẩm, thua lỗ. Nghiên cứu thị trường giúp giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh, tìm ra được thị trường và khách hàng tiềm năng. Các cách nghiên cứu thị trường hiệu quả đó là:
Nghiên cứu thị trường giúp lập kế hoạch chi tiết
Nghiên cứu tổng quan thị trường
Trước khi bắt tay vào công cuộc kinh doanh nhà hàng chủ đầu tư cần có cái nhìn tổng quan về thị trường F&B. Quá trình nghiên cứu tổng quan thị trường giúp doanh nghiệp xác định được mô hình nhà hàng đang phát triển và được yêu thích, món ăn đang được ưa chuộng, xu hướng kinh doanh nhà hàng ăn uống trong tương lai,... Từ đó, bạn có thể định hướng rõ ràng hơn về chiến lược kinh doanh của mình.
Để nghiên cứu tổng quan thị trường hiệu quả bạn có thể áp dụng các phương pháp như: phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn nhóm, khảo sát online, phân tích dữ liệu hành vi,...
Bạn muốn khởi nghiệp kinh doanh quán cafe, nhà hàng nhưng không biết bắt đầu từ đầu và cũng không có ai truyền đạt kinh nghiệm. Đừng lo, hãy đăng ký ngay khoá học kinh doanh qua video trên Unica để được các chuyên gia hướng dẫn. Khoá học sẽ giúp bạn xây dựng quy trình kinh doanh, nắm được công thức, tâm lý khách hàng để kinh doanh đông khách nhất.
[course_id:781,theme:course]
[course_id:1438,theme:course]
[course_id:1485,theme:course]
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Câu nói “biết mình biết ta trăm trận trăm thắng” luôn đúng trong mọi loại hình kinh doanh, bao gồm cả kinh doanh nhà hàng. Nếu biết được đối thủ của mình là ai? Điểm mạnh, điểm yếu của đổi thủ? Bạn sẽ biết mình nên làm gì để có hướng đi khác giúp tăng tính cạnh tranh. Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh sẽ giúp bạn đưa ra những hướng phù hợp với nhà hàng của mình.
Xác định khách hàng mục tiêu
Trên thực tế dù bạn có kế hoạch kinh doanh chặt chẽ và hiệu quả như thế nào thì bạn cũng không thể thu hút và làm hài lòng tất cả khách hàng. Vì vậy, kế hoạch phát triển nhà hàng thành công đó là xác định khách hàng mục tiêu, nhắm vào những khách hàng cụ thể sẽ mang lại lợi nhuận cho mình và phục vụ họ thật tốt.
Để xác định được khách hàng mục tiêu bạn cần phải phân loại thị trường theo độ tuổi, sở thích, thu nhập,... Sau khi đã tìm được nhóm khách hàng mục tiêu, tiếp theo bạn hãy tìm ra đặc điểm của từng nhóm để lựa chọn ý tưởng kinh doanh phù hợp với đối tượng khách hàng đó.
Khách hàng mục tiêu chính là người đem đến lợi nhuận
Lựa chọn mô hình kinh doanh
Lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp bạn có thể tối ưu chi phí, lên ý tưởng về địa điểm, phong cách thiết kế và quy trình vận hành phù hợp. Vì vậy nó rất quan trọng. Dưới đây là một số loại mô hình kinh doanh phổ biến mà bạn có thể lựa chọn, bao gồm:
Nhà hàng (Restaurant)
Nhà hàng là mô hình kinh doanh phổ biến hiện nay. Trong mô hình kinh doanh này sẽ chia làm 3 loại chính đó là: nhà hàng tầm trung, nhà hàng cao cấp và nhà hàng bình dân. Tuỳ theo chi phí đầu tư ban đầu và đối tượng khách hàng bạn hướng tới mà sẽ lựa chọn loại hình kinh doanh nhà hàng phù hợp nhất. Nhà hàng đem tới cho thực khách trải nghiệm cực hiện đại, an toàn từ không gian tới quán ăn.
Mô hình kinh doanh nhà hàng
Đồ ăn nhanh (Fast Food)
Mô hình kinh doanh đồ ăn nhanh là mô hình kinh doanh dựa trên việc cung cấp các món ăn nhanh chóng, tiện lợi cho khách hàng. Mô hình này thường được áp dụng cho các cửa hàng thức ăn nhanh, xe đẩy đồ ăn nhanh,...
Ưu điểm của mô hình kinh doanh này đó là tiện lợi, khách hàng có thể ăn nhanh tại chỗ và mang về. Giá của đồ ăn nhanh cũng phải chăng.
Buffet
Mô hình kinh doanh buffet tức là khách hàng sẽ chi trả một số tiền trọn gói, sau đó có thể thoải mái ăn không giới hạn. Ưu điểm của mô hình kinh doanh nhà hàng này đó là mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, họ có thể tự do, thoải mái lựa chọn món ăn mà họ yêu thích. So với 2 mô hình kinh doanh trên thì mô hình kinh doanh nhà hàng buffet sẽ tốn kém chi phí đầu tư ban đầu hơn.
Lựa chọn mô hình kinh doanh sẽ quyết định thành công bước đầu của nhà hàng. Vì vậy chủ nhà hàng hãy chọn lựa cho thật kỹ nhé.
Mô hình kinh doanh nhà hàng buffet
Lựa chọn mặt bằng kinh doanh
Khi lựa chọn mặt bằng kinh doanh bạn cần phải đặc biệt chú trọng đến 2 yếu tố đó là vị trí thuê mặt bằng và diện tích mặt bằng. Cụ thể như sau:
Vị trí mặt bằng cửa hàng
Khi lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng liên quan đến vấn đề vị trí thì bạn cần chú ý một số vấn đề sau: Vị trí nhà hàng sẽ được đặt dựa trên khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp, tần suất và mật độ tập trung, di chuyển của người dân. Bên cạnh đó, vị trí đặt nhà hàng cũng phải đảm bảo ánh sáng, không khí thoáng mát để giúp khách có cảm giác thoải mái. Ngoài ra, khi xác định vị trí mặt bằng nhà hàng chủ đầu tư cũng phải chú ý đến các yếu tố như: chỗ để xe, các vị trí phòng bếp, phòng ăn,...sao cho thuận lợi và phù hợp nhất.
Diện tích mặt bằng cửa hàng
Diện tích mặt bằng nhà hàng bao nhiêu sẽ tuỳ theo quy mô nhà hàng. Tuy nhiên, diện tích mặt bằng phải đảm bảo không gian phục vụ thoải mái cho khách, các khu bếp, kho, khu vệ sinh phải được bố trí thuận tiện.
Lập kế hoạch kinh doanh cần chú trọng khâu lựa chọn mặt bằng
Thiết kế không gian nhà hàng
Phong cách thiết kế chính là bộ mặt của nhà hàng, một phong cách thiết kế đẹp, độc lạ sẽ gây ấn tượng với khách hàng và tạo ra lợi thế cạnh tranh. Vì vậy, chủ nhà hàng không nên vì tiết kiệm chi phí mà bỏ qua kế hoạch thiết kế không gian nhà hàng. Trong quá trình thiết kế, hãy đảm bảo phong cách thiết kế nhà hàng hài hoà, ấm cúng, số lượng bàn ghế hợp lý để không tạo cảm giác chật chội,... để thu hút khách hàng tốt nhất nhé.
Thiết kế menu nhà hàng
Công việc tiếp theo trong bí quyết kinh doanh nhà hàng đó là thiết kế menu cho nhà hàng. Tùy vào phong cách nhà hàng và đối tượng khách hàng mỗi chủ quán sẽ thiết kế một menu nhà hàng riêng. Để có một menu hiệu quả, chủ quán cần chú ý một số vấn đề sau:
Lên danh sách món ăn phù hợp với nhu cầu, sở thích của khách hàng mục tiêu
Cân bằng, điều chỉnh thực đơn hợp lý theo mùa
Cách trình bày menu phù hợp, đẹp mắt
Lưu ý: Bạn nên chú trọng vào kiểu thiết kế menu, làm nổi bật những món ăn đặc sắc mà hàng của bạn đang muốn đẩy mạnh, món có khả năng mang lại doanh thu cao...
Thiết kế menu nhà hàng cần chú trọng đến khâu thẩm mỹ
Lên danh sách mua trang thiết bị và nguyên vật liệu
Để tạo nên thương hiệu là một nhà hàng đạt chuẩn thì bạn cần phải đảm bảo trang bị đầy đủ cơ sở vật chất như: bàn ghế, hệ thống ánh sáng, hệ thống điện nước, đồ dùng nhà bếp. Đầu tư các trang thiết bị tốt, đảm bảo chất lượng từ bạn đầu sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí bảo dưỡng, thay thế sau này. Một số trang thiết bị bắt buộc phải có khi kinh doanh nhà hàng đó là:
Trang thiết bị phục vụ cho việc chế biến như: bếp, lò nướng, máy chế biến, các dụng cụ như nồi, chảo, dao, thớt, kệ đựng gia vị,…
Trang thiết bị, dụng cụ pha chế tại khu vực quầy bar như: máy pha chế, dụng cụ định lượng, các loại ly,…
Trang thiết bị phục vụ cho việc bảo quản thực phẩm như: tủ lạnh, quầy kệ đựng thực phẩm,…
Trang thiết bị hỗ trợ bán hàng như: máy tính tiền, máy POS (POS PC, POS Android, POS mini cầm tay,…), máy in hóa đơn, két đựng tiền...
Tuyển dụng và đào tạo nhân viên
Lên kế hoạch tuyển dụng và quản lý nhân viên cho cửa hàng cũng là vấn đề cần đặc biệt quan tâm khi lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng. Nhân viên là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng bởi vậy bạn cần đào tạo họ cả về phong thái và phong cách phục vụ. Nếu nhân viên phục vụ chu đáo, tốt sẽ rất dễ lấy được cảm tình của khách hàng.
Ngoài ra, bạn cũng cần lên kế hoạch chu đáo về tuyển dụng, đào tạo cũng như quản lý nhân sự. Chủ nhà hàng cần phải biết số lượng nhân sự cần thiết cho mỗi vị trí là bao nhiêu và biết cách phân chia rõ ràng công việc cho mỗi người. Bên cạnh đó bạn cần xây dựng quy trình tuyển dụng rõ ràng, chế độ đãi ngộ, lương thưởng một cách hợp lý tránh các trường hợp gian lận, thất thoát.
Kế hoạch kinh doanh nhà hàng bbq không thể thiếu khâu tuyển dụng nhân sự
Lên phương án quản lý nhà hàng
Khi nhà hàng bắt đầu đi vào hoạt động, chủ quán nhất định phải có phương án quản lý chặt chẽ. Quản lý ở đây không chỉ là quản lý nhân viên mà còn là quản lý hoạt động kinh doanh, quản lý doanh thu, nguồn cung cấp giúp hạn chế thất thoát trong quá trình kinh doanh.
Quản lý nhà hàng theo cách truyền thống rất dễ gây nhầm lẫn, sai sót. Vì vậy, chủ quán nên đầu tư phần mềm quản lý nhà hàng. Điều này giúp tiết kiệm thời gian cho cả chủ quán, nâng cao hiệu suất làm việc cho nhân viên. Từ đó phục vụ khách hàng được tốt hơn.
Lập chiến lược marketing
Marketing là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của nhà hàng. Trong thời gian đầu khi nhà hàng mới mở và chưa có nhiều người biết, marketing chính là công cụ giúp nhà hàng tiếp cận được nhiều khách hàng. Một chiến lược marketing hiệu quả sẽ giúp nhà hàng tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng, tăng doanh thu và lợi nhuận. Vì vậy, chủ quán hãy thiết lập một chiến lược marketing thật chặt chẽ nhé.
Trước hết bắt tay vào lập chiến lược marketing, chủ nhà hàng cần phác họa chân dung khách hàng mục tiêu. Họ là ai? Hành vi như thế nào? Họ cần gì ở nhà hàng của bạn? Sau khi giải đáp được những câu hỏi này bạn sẽ chọn được kênh truyền thông phù hợp. Các kênh truyền thông phổ biến hiện nay đó là: Facebook, Google, Instagram,...
Kết luận
Trên đây là tổng hợp tất tần tật các thông tin có liên quan đến kế hoạch kinh doanh nhà hàng. Mong rằng những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn có một kế hoạch kinh doanh hoàn hảo mang lại doanh số cao nhất cho nhà hàng của mình. Nếu bạn muốn học thêm những kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng hiệu quả khác, hãy tham gia khoá học kinh doanh trên Unica với các giảng viên đầu ngành nhé. Chúc bạn thành công!
01/04/2019
5860 Lượt xem
Bật mí 3 bước giúp đầu tư chứng khoán có hiệu quả
Có rất nhiều người trở nên giàu có, cũng có người tay trắng chỉ qua một đêm do đầu tư chứng khoán. Đây là một hình thức kinh doanh không còn xa lạ đối với người dân Việt Nam, nếu biết cách nó sẽ khiến bạn trở thành những tỷ phú. Vậy các bước giúp đầu tư chứng khoán có hiệu quả? Cùng Unica đi tìm kiếm câu trả lời cho vấn đề này nhé!
Đầu tư chứng khoán là gì?
Chứng khoán là một loại hàng hóa đặc biệt, bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện bằng hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử. Chứng khoán bao gồm các loại: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, chứng khoán phái sinh.
Những người tham gia trên thị trường chứng khoán có thể là cá nhân hay doanh nghiệp, chỉ cần có số vốn trong tay vài trăm nghìn, bạn đã có thể sở hữu được một số cổ phiếu với mức giá tương ứng.
Bật mí 3 bước đầu tư chứng khoán mang lại hiệu quả cao
Tiến hành mở tài khoản chứng khoán
Ở thời điểm bắt đầu kinh doanh chứng khoán bạn nên chọn tài khoản càng rẻ càng tốt, và tìm hiểu mức tối thiểu mà mỗi môi giới đòi hỏi bạn phải có trong tài khoản là bao nhiêu. Khi bạn đã có nhiều kinh nghiệm hơn, bạn có thể sẵn sàng chấp nhận trả mức phí cao hơn cho một tài khoản chứng khoán, bởi khi đó tài khoản này sẽ cung cấp cho bạn nhiều lựa chọn hơn.
Tiến hành mở tài khoản để bắt đầu ra nhập thị trường chứng khoán
Tìm hiểu kiến thức cơ bản
Để giúp cho việc đầu tư chứng khoán đầu tiên bạn cần phải biết và hiểu những kiến thức cơ bản từ đây bạn sẽ hiểu và vận hành thị trường chứng khoán.
Khung giờ giao dịch chứng khoán
Trên cả 3 sàn HOSE, HNX, UPCOM đều giao dịch từ 9:00 – 11:30 và 13:00 – 15:00 từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần trừ nghỉ lễ theo quy định nhà nước.
Đơn vị giao dịch:
Các đọc bảng chứng khoán
Giống như mọi giao dịch mua bán hàng hóa khác, bảng giá chứng khoán niêm yết giá và khối lượng của từng mã chứng khoán và các chỉ số, được phân biệt bởi các màu sắc cơ bản:
- Màu vàng: màu của mức giá tham chiếu.
- Màu tím: màu của mức giá trần.
- Màu xanh lam: màu của mức giá sàn.
- Màu xanh lá cây: áp dụng khi mức giá khớp lệnh đang CAO HƠN giá tham chiếu.
- Màu đỏ: áp dụng khi mức giá khớp lệnh đang THẤP HƠN giá tham chiếu.
Cách mua bán, giao dịch chứng khoán
Có 2 cách đặt lệnh mua bán chứng khoán phổ biến:
- Tự đặt lệnh thông qua phần mềm giao dịch.
- Đặt lệnh thông qua môi giới.
Để có thể đặt lệnh, bạn phải có tài khoản chứng khoán tại 1 công ty chứng khoán bất kỳ (tài khoản chứng khoán giống như tài khoản ngân hàng: tài khoản ngân hàng chứa tiền còn tài khoản chứng khoán chứa cả tiền và chứng khoán).
Sau khi có tài khoản chứng khoán, bạn có thể mua bán tất cả các mã đang giao dịch trên sàn chứng khoán mà không phân biệt tài khoản được mở tại công ty nào.
Tìm hiểu về công ty mà mình dự định đầu tư cổ phiếu
Mục đích tìm hiểu về công ty mà bạn đầu tư giúp bạn xác định được giá trị mà công ty ấy đang có, và khả năng phát triển của công ty ấy trong tương lai. Nếu công ty có tiềm năng và ngày càng phát triển lớn mạnh, bạn sẽ nâng cao giá cổ phiếu mà mình đang có và ngược lại. Bạn nên tiến hành tìm hiểu về lịch sử hình thành công ty, giá trị mà công ty ấy mang lại đối với cộng đồng, nếu có thể đo được lợi nhuận của công ty ấy tăng giảm như thế nào là một điều tuyệt vời.
Tìm hiểu về công ty mà mình dự định đầu tư cổ phiếu giúp xác định giá trị công ty
Xác định giá trị của công ty mà bạn đang muốn đầu tư
Trước tiên bạn cần phân biệt rằng giá cả và giá trị là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau đối với lĩnh vực đầu tư cổ phiếu. Bởi cổ phiếu là môi trường có mức giá cả thay đổi thất thường theo giờ, nó có thể sẽ tăng giá vượt lên giá trị mà công ty có, hoặc nó cũng có thể nhỏ hơn giá trị của công ty ấy.
Chính vì vậy, bạn nên nghiên cứu giá trị của công ty, không phải mức giá cả mà nó đang có ở thời điểm hiện tại. Warren Buffett từng chia sẻ: “Nếu bạn không muốn sở hữu cổ phiếu trong 10 năm, thì bạn đừng nên sở hữu nó thậm chí chỉ trong 10 phút” Đừng nên xem giá trị của nó ở mức giá hiện tại. Bạn nên tính toán và sở hữu nó với thời gian dài. Hãy kiên nhẫn khi bạn đầu tư chứng khoán và đặt niềm tin vào doanh nghiệp mà bạn đang đầu tư.
Giá trị của công ty xác định giá trị cổ phiếu
Một số lưu ý để đầu tư chứng khoán hiệu quả
Để đầu tư chứng khoán đạt hiệu quả, thu về lợi nhuận cho mình, mỗi người cần có sự chuẩn bị về kiến thức về luật chơi, cách chơi hay các kỹ năng giao dịch cần thiết.
1. Không đầu tư theo cảm tính
Đa số các nhà đầu tư thường có xu hướng bán cổ phiếu theo cảm tính và theo hiệu ứng đám đông. Nhưng bạn có biết rằng đa số những người có quyết định giao dịch này thường là sai lầm và dẫn tới những thất bại rất lớn trong đầu tư.
Như vậy, trước khi đưa ra quyết định đầu tư hay không bạn cần tìm heieur về tiềm năng cổ phiếu đó, phân tích báo cáo tài chính của công ty phát hành cổ phiếu, phân tích những biến động giá trong quá khứ của mã chứng khoán này.
2. Luôn có kỷ luật
Trong đầu tư bạn cũng cần thiết lập cho mình những kỷ luật riêng trong giao dịch chứng khoán, cần xác định rõ mục tiêu đầu tư, khoảng giá cắt lỗ, chốt lời và nghiêm túc thực hiện theo những nguyên tắc đó. Có như vậy bạn mới thu về những nguồn lợi khổng lồ từ đầu tư chứng khoán.
3. Đa dạng hóa danh mục đầu tư
Với lưu ý này, nghĩa là bạn "không nên bỏ tất cả trứng vào một rổ" đây được coi là nguyên tắc vào trong đầu tư tài chính, chứng khoán. Nếu bạn quyết định đầu tư hết số vốn vào trong một mục đầu tư nào đó thì nguy cơ bạn bị thất bại là rất cao, thay vào đó bạn cần đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình, phương pháp này sẽ giúp bạn hạn chế rủi ro thị trường.
4. Học phân tích biểu đồ chứng khoán
Để đầu tư chứng khoán thành công và hiệu quả bạn cần nắm bắt và hiểu rõ những kiến thức cơ bản cũng như đọc được các biểu đồ, biểu đồ chứng khoán được xem là công cụ hỗ trợ hữu ích. Thông qua các số liệu trên biểu đồ giao dịch bạn sẽ xác định được xu hướng giá, ngưỡng giá an toàn... từ đó đưa ra được các lựa chọn đầu tư cùng thời điểm giao dịch hiệu quả.
5. Đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp
Đầu tư chứng khoán không phải là cuộc chơi dễ dàng đối với bất kỳ ai, vậy nên bạn luôn cần những người có năng lực và thật sự hiểu về lĩnh vực này, khi đó họ sẽ tư vấn cho bạn về phương án đầu tư tối ưu nhất. Hãy tìm hiểu và chọn lựa những người thực sự có năng lực, có uy tín cao và đặc biệt tận tâm với khách hàng.
Trên đây là bước giúp đầu tư chứng khoán có hiệu quả cơ bản dưới đây giúp bạn biết cách ra nhập lĩnh vực này. Tuy nhiên bạn cần học hỏi rất nhiều điều bởi đây là một sự đầu tư mang tính rủi ro cao. Túi tiền là của bạn nhưng nó cũng có thể chuyển sang người khác nếu bạn không đi đúng hướng.
Tham gia khóa học về đào tạo kinh doanh chứng khoán Nhập môn chứng khoán là một cách thức thông minh giúp bạn lĩnh hội được kiến thức một cách đầy đủ nhất, cũng như được học chứng khoán với nhiều những kinh nghiệm và lời khuyên từ các chuyên gia. Hy vọng bài viết trên giúp ích cho bạn.
Chúc bạn thành công!
>> Top 5 ưu điểm nổi trội của khóa học “Bí quyết đầu tư chứng khoán từ vài chục triệu lên vài tỷ”
29/03/2019
2478 Lượt xem
TOP 21 cách kinh doanh không cần vốn lại có thêm thu nhập
Bạn muốn khởi nghiệp kinh doanh online nhưng nguồn vốn luôn là vấn đề khiến bạn đắn đo?
Bạn muốn bắt đầu kinh doanh online nhưng bạn vẫn có định hướng kinh doanh cho mình?
3 xu hướng kinh doanh online không cần vốn trong năm 2021 dưới đây sẽ là điều tuyệt vời mà bạn không thể bỏ qua.
Kinh doanh online không cần vốn - tiềm năng vô tận trong thời đại 4.0
Có lẽ khái niệm bán hàng online đã không còn quá xa lạ với tất cả mọi người, sự phát triển của ngành này đến từ những nhu cầu mua hàng online ngày càng tăng cao của người tiêu dùng và hơn cả là nó mang lợi nhuận tương đối cao cho những nhà kinh doanh hạn chế về vốn.
Với gần 60 triệu tài khoản, mạng xã hội đang dần trở thành một thị trường “béo bở” của các nhà khởi nghiệp kinh doanh online, bạn chẳng cần gì nhiều ngoài một tài khoản cá nhân, 1 fanpage trên facebook hay instagram,... Thực tế mà nói, việc bạn là một bà mẹ bỉm sữa, bạn đang là sinh viên hay cánh mày râu buôn bán vì đam mê,... sẽ chẳng ảnh hưởng gì đến nguồn thu nhập mà bạn mang về từ việc kinh doanh online. Lợi thế của hình thức kinh doanh online không cần vốn này chính là việc bạn có thể bán bất cứ thứ gì mà bạn muốn (trừ các mặt hàng cấm) để có thể đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và từ đó thu về lợi nhuận. Việc nắm bắt được insight của khách hàng cũng có thể giúp bạn lựa chọn được sản phẩm phù hợp và “độc quyền”, đưa bạn trở thành nguồn cấp hàng duy nhất, từ đó đẩy mạnh doanh thu và lợi nhuận bán hàng.
Kinh doanh online không cần vốn - tiềm năng vô tận trong thời đại 4.0
2018 được biết đến là thời kỳ đi lên vô cùng mạnh mẽ của của hình thức kinh doanh trên các trang thương mại điện tử như Lazada, Tiki, Amazon hay Shopee,... và nó thực sự mang lại hiệu quả vô cùng lớn như việc bạn hoàn toàn có thể mang về nguồn thu hàng chục triệu mỗi tháng nếu bạn chăm chỉ, nguồn hàng chất lượng và “biết cách bán”.
Không thể phủ nhận tầm ảnh hưởng của mạng xã hội cũng như tiềm năng của việc kinh doanh online không cần vốn, đó là lý do mà việc đón đầu xu hướng hay tạo ra sự khác biệt và lựa chọn một kênh, hình thức bán hàng hiệu quả mà bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm cho mình qua các khóa học Startup được xem là cách tốt nhất giúp bạn thu về nguồn lợi “khổng lồ” và phát triển hình thức kinh doanh này một cách nghiêm túc nhất.
Cách bán hàng online không cần vốn
Việc lựa chọn kênh bán hàng online là điều vô cùng quan trọng để bạn có thể tiếp cận nhanh nhất với các khách hàng mục tiêu cũng như dễ dàng quản lý hoạt động kinh doanh của mình.
1. Trang thương mại điện tử
Trước tiên, hãy tập trung vào các kênh bán hàng miễn phí và dễ dàng để bắt đầu như các trang thương mại điện tử: Shopee, Lazada, Sendo hay Tiki,...
Mỗi nền tảng sẽ có giao diện cũng như cách quản lý hoạt động mua bán khác nhau nên tùy vào mặt hàng mà bạn bán, hãy lựa chọn giao diện và các chính sách phù hợp để thuận lợi cho cả người bán và người mua nhằm tạo thiện cảm cũng như đưa được sản phẩm của mình đến gần nhất với khách hàng.
2. Mạng xã hội
Chắc hẳn việc bán hàng trên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo hay Instagram đã không còn quá xa lạ với tất cả mọi người. Đặc biệt với 60% dân số sử dụng mạng xã hội thì đây thực sự là một thị trường mà bạn không thể bỏ qua.
Không chỉ các cá nhân kinh doanh online không cần vốn mà ngay cả các doanh nghiệp, tổ chức cũng không thể bỏ qua thị trường “béo bở” này để có thể tiếp cận gần hơn với các khách hàng mục tiêu.
Mạng xã hội thực sự là thị trường kinh doanh với tiềm năng vô hạn
Livestream được xem là xu hướng bán hàng hiện nay trên Facebook bởi khả năng tương tác trực tiếp với khách hàng, vì vậy, nếu bạn có một kịch bản livestream thực sự chất lượng thì bạn hoàn toàn có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng cho chính mình.
Instagram nổi tiếng với việc bán hàng thông qua những bức ảnh thực sự chất lượng hay một story hữu ích. Việc tác động trực tiếp vào thị giác chính là yếu tố hàng đầu để khách hàng quyết định có ở lại và tìm hiểu về các sản phẩm của bạn hay không. Vì vậy, nếu bạn thực sự chú trọng đến vấn đề này thì Instagram là thị trường mà bạn nên suy nghĩ đến thay vì quá tập trung vào thị trường cạnh tranh như Facebook.
3. Kinh doanh online với tiếp thị liên kết Affiliate Marketing
Nếu bạn có ít vốn và chưa nhận thấy tiềm năng phát triển của mình ở các rừng thương hiệu trên Facebook hay Instagram thì một hình thức Marketing Digital độc đáo như Affiliate Marketing là cơ hội đặc biệt mà bạn thực sự không thể bỏ qua.
Affiliate Marketing hay còn gọi là tiếp thị liên kết được biết đến như một hình thức kinh doanh online tương tự như mô hình cộng tác viên. Bạn sẽ nhận được hoa hồng khi đăng ký và quảng bá các sản phẩm của nhà phân phối có hỗ trợ Affiliate.
Bạn có thể quảng bá cho bất kỳ sản phẩm nào trên nền tảng này và nhận hoa hồng khi khách hàng mua hàng qua link của bạn (affiliate link). Bạn có thể tạo mỗi link riêng biệt cho từng sản phẩm và quảng cáo thông qua website, email hay chatbot,... nếu bạn nghĩ nó có thể mang lại hiệu quả. Điểm đặc biệt ở hình thức kinh doanh này là bạn có thể kiếm tiền với cả thị trường nước ngoài nhưng hãy dừng ngay ý định vội vã bơi ra biển lớn nếu bạn chưa thể kiếm được tiền với thị trường Việt Nam.
Affiliate Marketing
4. Affiliate Marketing - tiềm năng rộng mở cho các cộng tác viên
Có 4 bước bạn cần tuân thủ khi quyết định đến với hình thức kinh doanh online không cần vốn Affiliate Marketing:
- Bước 1: Xác định sản phẩm quảng bá
- Bước 2: Phân tích và lên kế hoạch quảng bá
- Bước 3: Hành động theo hướng đi
- Bước 4: Tối ưu hóa, đo lường, nhân rộng và quản lý
Affiliate Marketing là một hình thức kinh doanh online không cần vốn không hề khó nhưng cũng không hề đơn giản. Đối với những người mới bắt đầu tiếp xúc với hình thức kinh doanh này thì việc trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết là điều vô cùng quan trọng để giảm thiểu rủi ro và đạt hiệu quả tốt nhất.
5. Bán hàng dạng nhận đặt cọc order trước
- Hình thức này bạn sẽ nhận các đơn đặt hàng từ khách hàng với toàn bộ số tiền đặt cọc, việc bạn cần làm là oder sản phẩm và chuyển đến khách hàng.
- Hình thức này giúp bạn không cần phải bỏ vốn nhập hàng nhưng lại thu được lợi nhuận từ mỗi sản phẩm bán ra (bạn có thể định giá sản phẩm chênh lệch với giá gốc một chút để lấy đó làm lãi). Tuy nhiên cách bán hàng này gần đây ít được khách hàng ưa chuộng hơn do tâm lý muốn nhận hàng trước rồi mới mua.
Bán những gì?
Nếu đây thực sự là công việc bạn muốn nghiêm túc theo đuổi lâu dài thì việc nghiên cứu về thị trường cũng như sản phẩm tiềm năng để bán là điều vô cùng quan trọng. Người kinh doanh online thường có xu hướng “chạy theo” các mặt hàng mà người khác thu được lợi nhuận cao, tuy nhiên, nó sẽ một bước đi vô cùng mạo hiểm và khiến bạn nhanh chóng lỗ vốn trong thời gian đầu. Đó là lý do mà bạn cần xác định rõ mình sẽ bán gì cũng như nhu cầu người dùng có đủ lớn để bạn kinh doanh mặt hàng này hay không. Vậy làm thế nào để tìm hiểu mặt hàng thông qua nhu cầu của khách hàng?
Nghiên cứu từ khóa và nhu cầu của khách hàng thông qua các trang thương mại điện tử
Nghiên cứu từ khóa và nhu cầu của khách hàng thông qua các trang thương mại điện tử:
Từ đây bạn sẽ thấy mối quan tâm nhiều nhất của khách hàng cho chuyên mục Laptop - Thiết bị IT là các sản phẩm Laptop chính hãng và các linh phụ kiện máy tính. Tuy nhiên, hãy sử dụng google để nghiên cứu thật sâu hơn về xu hướng tìm kiếm và nhu cầu của khách hàng. Ví dụ như thay vì xây dựng website với chủ đề Laptop chính hãng bạn nên đi sâu vào các mặt hàng như Dell, Macbook hay thậm chí là khai thác sâu hơn về các hãng này. Tóm lại, hãy bắt đầu với những ngách nhỏ và bạn có thể mở rộng ra khi đã có đủ nguồn lực, đủ vốn và khả năng.
Dựa vào thế mạnh hoặc sở thích của mình
Nếu bạn có thế mạnh về một lĩnh vực nào đó, đừng ngại ngần mà biến nó trở thành “nguồn hàng” tuyệt vời của bạn. Điều bạn cần chỉ là biến những kiến thức mà mình có thành các sản phẩm mang tính thương mại. Ví dụ như bạn là một kỹ sư máy tính, bạn hoàn toàn có thể tập trung vào các mặt hàng như ổ cứng, bo mạch chủ hay CPU,...hoặc thậm chí là đưa những kiến thức của mình thành một khóa học bổ ích chẳng hạn. Còn nếu không, hãy đơn giản nó và bắt đầu với những thứ mà bạn thích ví dụ như bạn là một người thích thể thao chẳng hạn, bạn hoàn toàn có thể kinh doanh các sản phẩm như thời trang thể thao hay dụng cụ chuyên dụng,...
Chi phí phải bỏ ra khi quyết định kinh doanh online
Chi phí nguồn hàng: Rõ ràng khi bạn quyết định kinh doanh một mặt hàng nào đó thì việc chuẩn bị chi phí nguồn hàng là điều mà bạn cần phải chuẩn bị. Tùy theo hình thức bán hàng bạn lựa chọn mà nguồn vốn bạn cần bỏ ra cũng khác nhau. Hình thức kinh doanh Affiliate hoặc trở thành cộng tác viên được xem là hình thức giúp bạn tiết kiệm chi phí tối đa.
Chi phí Marketing: Thực chất việc “cúng tiền” cho các hoạt động quảng cáo trên Facebook, Instagram hay Google là một chiếc vé “ưu tiên” giúp bạn có thể bước lên một bước so với nhà cung cấp khác để đưa sản phẩm đến với khách hàng. Đó là lý do mà việc dự trù chi phí cho hoạt động Marketing là điều mà bạn cần nghĩ tới để tối ưu hoạt động bán hàng của mình.
Tìm kiếm nguồn hàng ở đâu?
Nếu đã xác định được mặt hàng và chi phí mà mình muốn kinh doanh thì việc tìm kiếm nguồn hàng cũng là điều vô cùng quan trọng, không chỉ giúp bạn tìm kiếm được những sản phẩm chất lượng nhất mà còn giúp bạn so sánh chi phí và giảm thiểu tối đa nguồn vốn cần bỏ ra. Vậy bạn có thể tìm kiếm nguồn hàng ở đâu?
⦁ Facebook: Có rất nhiều Fanpage, tài khoản cá nhân hay Group giúp bạn dễ dàng tìm kiếm một nguồn hàng phù hợp với nhu cầu và sản phẩm mà bạn muốn hướng đến.
⦁ Google: Với một cụm từ bỏ sỉ, nguồn hàng hay giá sỉ bạn sẽ nhận được hàng triệu kết quả chỉ sau vài tích tắc, việc của bạn chỉ còn là nghiên cứu và đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất cho mình.
⦁ Taobao: Được biết đến là một trang web mua bán từ Trung Quốc, đây là thị trường giúp bạn có thể chọn nguồn hàng từ Trung Quốc và vận chuyển về Việt Nam cũng như tìm hiểu những nguồn hàng được người Việt Nam lựa chọn nhiều nhất nhằm đảm bảo an toàn và sự tin cậy.
⦁ Shopee: Thực tế thì đây là một “thiên đường” cho bạn lựa chọn nhà cung cấp phù hợp với điều kiện của mình bởi hầu hết những shop bán chạy đều thường có bỏ sỉ và bạn chỉ cần liên hệ với họ để trở thành đối tác mà thôi.
Bán hàng miễn phí trên shoppe
Những lưu ý khi kinh doanh không cần vốn
- Cần tạo các kênh bán hàng hiệu quả cho riêng mình: với thị trường khách hàng trực tuyến đông đảo, bạn nên biết cách khai thách tối đa bằng cách tạo các kênh bán hàng trực tuyến đa dạng như: Facebook, Instagram, website doanh nghiệp, thậm chí là tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử…
- Không bỏ qua bất cứ khách hàng nào: thời buổi kinh doanh dầy cạnh tranh như hiện nay thì việc bạn có được một khách hàng là vô cùng quý giá, sau khi đã xây dựng được các kênh bán hàng trực tuyến bạn cần chăm sóc các leads khác hàng của mình. Bạn hãy trân trọng từng cuộc gọi điện đến hoặc từng lời nhắn mua hàng của khách hàng và đừng bỏ lỡ bất cứ cuộc liên hệ nào.
- Nghiên cứu khách hàng: Bạn có thể nghiên cứu tập khách hàng của sản phẩm dựa vào nghiên cứu chính những đối thủ bán sản phẩm đó hoặc thông qua các công cụ nghiên cứu thị trường để có chiến lược bán hàng tốt hơn.
Thực tế mà nói, kinh doanh online không cần vốn sẽ luôn là xu hướng an toàn để bạn có thể theo đuổi, tuy nhiên, bạn có thể thành công với các hình thức này hay không thì nó lại nằm ở chính tư duy bán hàng của bạn. Vậy đâu là cách vận hành một hệ thống kinh doanh online hay khởi nghiệp chỉ với số vốn 0 đồng? Tuyệt đối đừng bỏ lỡ những bí quyết xây dựng chiến lược, mô hình kinh doanh hay nghiên cứu thị trường tiềm năng vô cùng quan trọng từ khóa học kinh doanh online. Ngoài ra còn rất nhiều các hình thức kinh doanh khác bạn có thểm tham khảo thêm ở các khoá học kinh doanh online tại UNICA. Đăng ký ngay hôm nay để UNICA được đồng hành cùng bạn đi đến thành công.
Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn trang bị được những kiến thức nên tảng vững chắc học kinh doanh và vạch ra hướng đi cho mình trong tương lai cũng như xác định Xu hướng kinh doanh online không cần vốn, từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý và mang lại hiệu quả cao.
Chúc các bạn thành công!
29/03/2019
2697 Lượt xem
Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh online cho các doanh nghiệp nhỏ
Với hơn 60% dân số sử dụng Internet thì kinh doanh online đang dần trở thành một thị trường vô cùng tiềm năng đặc biệt là với các doanh nghiệp nhỏ và mới. Tuy nhiên, như một doanh nghiệp thông thường bạn buộc phải thực hiện các giấy tờ pháp lý đầy đủ để có thể thực hiện hoạt động kinh doanh. Dưới đây là những điều kiện và thủ tục cần thiết để đăng ký giấy phép kinh doanh online mà doanh nghiệp cần phải nắm vững.
Những đối tượng phải đăng ký kinh doanh online?
- Điều 13 thông tư 47/2014/TT-BCT: thương nhân thành lập website thương mại điện tử và trên đó cung cấp ít nhất một trong các dịch vụ như sàn giao dịch thương mại điện tử, dịch vụ khuyến mại trực tuyến hay dịch vụ đấu giá trực tuyến thì phải đăng ký với Bộ Công Thương.
- Website cho phép người tham gia mở các gian hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm của họ.
- Website cho phép người dùng lập các website con nhằm giới thiệu hàng hóa.
- Website cho phép người dùng đăng tin mua bán hàng hóa hóa qua các chuyên mục mua bán.
- Người bán hàng online đơn thuần trên mạng xã hội sẽ không phải đăng ký kinh doanh online.
Các hình thức đăng ký kinh doanh qua mạng điện tử
Hiện nay, doanh nghiệp có thể lựa chọn 2 hình thức đăng ký giấy phép kinh doanh qua mạng điện tử là:
- Sử dụng chữ ký số đăng ký công cộng.
- Sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh.
Phương thức đầu tiên phức tạp hơn yêu cầu doanh nghiệp phải có chữ ký số công cộng. Với phương thức này, doanh nghiệp không cần tổng hợp và nộp hồ sơ bản giấy mà chỉ cần cầm biên lai đến cơ quan ĐKKD để nhận kết quả.
Phương thức thứ 2 thực hiện tương đối dễ dàng, nhanh chóng nên khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, sau khi hồ sơ hợp lệ thì doanh nghiệp cần mang toàn bộ hồ sơ đến cơ quan ĐKKD để có thể nộp và nhận kết quả.
Thủ tục hợp pháp hóa website kinh doanh online
Bước 1: Đăng ký
- Truy cập trang chủ Bộ Công Thương, nhấn Đăng ký để tiến hành đăng ký tài khoản.
- Lựa chọn đúng đối tượng khi đăng ký để thực hiện thông báo, đăng ký hoạt động cho website thương mại điện tử.
- Thương nhân: các tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh (tập đoàn, công ty, hộ kinh doanh,...)
- Tổ chức: các cơ quan hành chính sự nghiệp, hiệp hội,... được thành lập hợp pháp, không nhất thiết phải có mã số thuế.
- Cá nhân: là người có mã số thuế.
- Nhấn nút Gửi đăng ký sau khi hoàn tất thông tin cần thiết.
Mẫu đăng ký
Bước 2: Xác nhận thông tin
Bạn sẽ nhận email xác nhận việc đăng ký sau 3 ngày làm việc với nội dung như sau:
- Nếu thông tin đăng ký đã đầy đủ và hợp lệ: bạn sẽ được cấp một tài khoản để đăng nhập hệ thống.
- Nếu việc đăng ký của bạn bị từ chối hoặc yêu cầu bổ sung: bạn sẽ cần bổ sung thông tin hoặc đăng ký lại từ đầu.
Bước 3: Thông báo website
- Đăng nhập vào website bằng tài khoản đã được cấp.
- Chọn Thông báo website => Thêm mới thông báo website
- Nhập thông tin đầy đủ về Website
- Lựa chọn hàng hóa kinh doanh phù hợp
- Chọn mục File đính kèm và lựa chọn các file cần upload như Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy phép đầu tư, CMND,... để hoàn tất khai báo thông tin của website.
- Chọn Gửi hồ sơ để hoàn thành bước gửi hồ sơ thông báo.
Nếu bạn cần thêm thông tin trước khi yêu cầu xử lý, hãy nhấn “Lưu” để lưu tạm thời hồ sơ của bạn.
Bước 4: Xét duyệt hồ sơ
Bạn cần chờ trong vòng 3 ngày để nhận được phản hồi từ phía Bộ Công Thương qua email với các nội dung:
- “Duyệt điện tử” là hồ sơ của bạn đã được thông báo đầy đủ và hợp lệ, bạn có thể thực hiện thủ tục tiếp theo.
- Nếu thông tin chưa đầy đủ bạn sẽ nhận được yêu cầu khai báo bổ sung.
Bước 5: Duyệt hồ sơ điện tử
Nếu hồ sơ của bạn đã được duyệt điện tử thì bạn sẽ không bắt buộc phải gửi hồ sơ giấy lên Bộ Công Thương.
- Thời gian thực hiện thủ tục tối đa: 6 ngày
- Chi phí thực hiện thủ tục: Miễn phí
- Mức phạt khi không thông báo website thương mại điện tử: Phạt từ 10 - 20 triệu đồng với các đối tượng thiết lập website thương mại điện tử nhưng không thông báo với các cơ quan nhà nước có bản quyền theo Nghị định 185/2013/NĐ-CP.
Những mặt hàng không được phép kinh doanh online
Các cá nhân, tổ chức không được phép kinh doanh online các mặt hàng sau:
- Súng và đạn súng, các vũ khí thể thao.
- Thuốc lá, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác.
- Rượu.
- Động, thực vật hoang dã quý hiếm (còn sống hay các bộ phận đã qua chế biến).
Việc đăng ký giấy phép kinh doanh online là điều kiện bắt buộc đối với các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức có hoạt động kinh doanh hợp pháp nhằm bảo đảm quyền lợi cũng như sự minh bạch trong quá trình kinh doanh.
Ưu - nhược điểm của đăng ký giấy phép kinh doanh online
Đăng ký giấy phép kinh doanh online mang lại rất nhiều hữu ích cho người chủ đăng ký cũng như đơn vị đăng ký cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó cũng có những ưu điểm và nhược điểm của hình thức này như:
Ưu điểm:
- Tiết kiệm được phí đăng ký kinh doanh, cũng như thời goan thực hiện đăng ký của các doanh nghiệp tại các cơ quan đăng ký.
- Thời gian linh hoạt, doanh nghiệp không cần phải phụ thuộc vào giờ hành chính cửa cơ quan đăng ký giấy phép.
- Hạn chế việc di chuyển đối với những doanh nghiệp có chi nhánh, văn phòng đại diện ở những địa bàn khác tỉnh, thành phố.
- Hồ sơ cập nhật trực tuyến được lưu trữ trọn đời giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi, kiểm soát và quản lý.
- Phía cơ quan đăng ký kinh doanh có thể giảm áp lực giải quyết giấy tờ, hồ sơ, góp phần sử dụng tài nguyên và nhân sự hiệu quả; giảm tải tình trạng quá tải cho cơ quan đăng ký kinh doanh trong những ngày đông khách.
Nhược điểm
Đăng ký giấy phép kinh doanh online vẫn còn là hình thức mới mẻ với nhiều doanh nghiệp gây nên những hạn chế, bất tiện khi sử dụng hình thức này.
>>> Khám phá ngay các khoá học bán hàng online hấp dẫn tại UNICA ngay hôm nay!
29/03/2019
2452 Lượt xem
5 bước cần thiết để kinh doanh trà sữa thành công cho người mới bắt đầu
Nếu bạn là người yêu thích trà sữa và đang có ý định kinh doanh mặt hàng này thì không nên bỏ qua những kiến thức bổ ích trong bài viết dưới đây. Với 5 bước đơn giản này chắc chắn việc kinh doanh trà sữa của bạn sẽ đạt được thành công như mong đợi!
Bước 1: Xác định vốn kinh doanh
Trước khi bắt tay vào kinh doanh trà sữa thì việc đầu tiên bạn cần quan tâm và chuẩn bị đó là xác định được số vốn cần bỏ ra. Vậy để có thể kinh doanh trà sữa thì cần bao nhiêu vốn?
Để kinh doanh trà sữa thành công cần xác định được số vốn bỏ ra
Có thể nói, số vốn kinh doanh trà sữa phụ thuộc vào hình thức kinh doanh. Tùy vào hình thức kinh doanh khác nhau mà số vốn mà bạn cần bỏ ra là khác nhau. Nếu bạn đang nắm giữ một nguồn vốn lớn thì nên mở cửa hàng trà sữa offline kết hợp với bán online để thu được lợi nhuận cao cũng như tạo dựng được thương hiệu riêng cho mình. Còn nếu nguồn vốn của bạn không quá lớn thì nên áp dụng hình thức bán online để hạn chế các chi phí như mặt bằng, bàn ghế, trang trí… Mỗi một hình thức kinh doanh đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định, vì thế bạn nên dựa vào nguồn vốn và sở thích của mình để lựa chọn được cách thức phù hợp nhất.
Bước 2: Xác định khách hàng mục tiêu và tìm kiếm địa điểm
Trong kinh doanh, buôn bán thì cung và cầu luôn đi liền với nhau. Vì thế khi bạn cung cấp, buôn bán trà sữa thì phải xác định đối tượng cần hướng tới và nhu cầu của họ. Bạn cần tự mình đặt ra các câu hỏi như: Khách hàng là ai? Độ tuổi nào? Nhu cầu của họ là gì?... để có thể truyền thông và tiếp cận đúng đối tượng cần hướng tới. Hiện nay, trà sữa là loại thức uống được hầu hết mọi người yêu thích, do đó việc tìm kiếm khách hàng không quá khó khăn cho các nhà kinh doanh.
Tìm kiếm khách hàng mục tiêu và địa điểm phù hợp giúp kinh doanh trà sữa thành công
Sau khi đã xác định được nguồn vốn cũng như khách hàng thì công việc tiếp theo của người kinh doanh trà sữa đó chính là tìm địa điểm thích hợp. Khi lựa chọn địa điểm bạn cần chú ý đến những nơi đông đúc dân cư và hướng tới lượng khách hàng tiềm năng của mình. Tuy nhiên, công việc này chỉ được thực hiện khi bạn có đủ số vốn bởi tiền thuê mặt bằng là rất tốn kém và phải thuê trong một thời gian dài. Sau khi lựa chọn được địa điểm thì việc thiết kế và trang trí quán cũng cần được chú trọng để có thể thu hút được lượng khách hàng lớn đến với quán của mình.
Bước 3: Trang bị máy móc, nguyên liệu để kinh doanh
Không chỉ kinh doanh trà sữa mà với bất cứ mặt hàng nào bạn cũng cần trang bị máy móc, dụng cụ cũng như nguyên liệu để bắt tay vào vận hành quán. Đối với kinh doanh trà sữa thì số lượng máy móc, công cụ để pha chế là tương đối nhiều và phải bỏ ra chi phí khá lớn. Vì thế, việc mua lại những máy móc cũ nhưng vẫn có thể sử dụng tốt là cách tiết kiệm chi phí đáng kể khi bạn bắt đầu khởi nghiệp.
Cần trang bị máy móc, nguyên liệu cần thiết để kinh doanh trà sữa
Về nguyên liệu, bạn cũng nên tìm nguồn để có thể nhập được nguyên liệu với giá tốt nhất. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý lựa chọn nguồn nguyên liệu đảm bảo an toàn thực phẩm để đảm bảo uy tín và trở thành điểm đến của khách hàng trong những lần tiếp theo.
Bước 4: Lên kế hoạch marketing
Không phải ngẫu nhiên mà khách hàng có thể biết đến quán mới của bạn, vì thế, bạn cần có kế hoạch marketing để quảng cáo là việc không thể thiếu. Tiếp cận khách hàng mục tiêu bằng cách sử dụng tờ rơi, tờ gấp hay treo băng rôn ở cửa hàng là một trong những việc làm mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, việc lựa chọn marketing online trên website hay trên các trang mạng xã hội cũng giúp quán trà sữa của bạn được rất nhiều người biết đến. Chạy quảng cáo trên google, facebook cũng là một gợi ý tuyệt vời để việc marketing trở nên hiệu quả.
Để kinh doanh trà sữa thành công cần thực hiện công việc quảng cáo, marketing
Bước 5: Tuyển dụng nhân sự để bắt tay vào vận hành quán
Một trong những việc làm góp phần tạo nên sự thành công khi kinh doanh trà sữa đó chính là tuyển dụng đội ngũ nhân viên. Khi tuyển dụng nhân viên cho quán bạn cần dựa vào các tiêu chí như: hiểu biết về lĩnh vực trà sữa, thái độ làm việc, tay nghề… Nhân viên quán có tay nghề cao cùng thái độ nhiệt tình, chu đáo khi phục vụ sẽ giúp cho việc kinh doanh của quán trở nên khởi sắc. Tùy thuộc vào mô hình, phương thức kinh doanh mà số lượng nhân viên của quán sẽ khác nhau. Thông thường một quán trà sữa sẽ có từ 3 - 5 nhân viên để có thể bắt tay vào vận hành quán.
Nhân sự góp phần tạo nên thành công khi kinh doanh trà sữa
Trên đây là 5 bước cần thiết để có thể kinh doanh trà sữa thành công cho người mới bắt đầu mà UNICA gửi đến bạn đọc. Chúc các bạn kinh doanh trà sữa thành công!
>> Nhượng quyền kinh doanh trà sữa và nguyên tắc thành công của các thương hiệu hàng đầu
>> Kinh doanh quán nước uống không lo lỗ với 2 khóa học pha chế tại UNICA
28/03/2019
1917 Lượt xem