Mua 3 tặng 1

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Tin học văn phòng

Cách tính độ lệch chuẩn trong Excel đúng chuẩn
Cách tính độ lệch chuẩn trong Excel đúng chuẩn Chắc hẳn nhiều bạn sẽ chưa biết cách tính độ lệch chuẩn trong excel cụ thể thế nào đúng không? Cùng Unica tìm hiểu cách xác định và tính toán độ lệch chuẩn đơn giản và dễ dàng thực hiện nhất nhé. Tổng quan về hàm STDEV  Hàm STDEV được hiếu là một trong những hàm tính độ lệch chuẩn trong excel dựa vào mẫu sẵn và được sử dụng một cách rộng rãi trong Excel. Tìm hiểu về hàm STDEV  Ứng dụng của hàm STDEV trong Excel đó là: - Tính độ lệch chuẩn dựa vào mẫu số có sẵn nhanh chóng hơn. - Có thể kết hợp cùng với hàm khác trong Excel để hoàn thành công việc. - Giúp thao tác trong Excel trở nên chuyên nghiệp. Hàm STDEV được sử dụng công thức sau đây: Công thức tính độ lệch chuẩn với hàm STDEV Trong đó: - x chính là mẫu average(number1,number2,…) - n là cỡ mẫu. Cách sử dụng hàm STDEV trong Excel đơn giản Cú pháp hàm Cú pháp hàm cụ thể: =STDEV(number1,[number2],…) Trong đó: - Number1: Chính là đối số dạng số đầu tiên tương ứng với mẫu tổng thể. - Number2…: Đối số bắt đầu từ 2 đến 255 tương ứng với mẫu tổng thể. Bạn cũng có thể thay thế các giá trị riêng lẻ bằng 1 mảng đơn hoặc tham chiếu tới 1 mảng nhất định. Lưu ý: - Độ lệch chuẩn sẽ được tính bằng phương pháp "n-1". - Đối số có thể là một số hoặc tên, mảng hoặc tham chiếu có chứa số. - Các giá trị logic và trình bày số dưới dạng văn bản mà bạn gõ trực tiếp vào trang bảng tính thì các đối số này sẽ được đếm. - Nếu đối số là mảng hay tham chiếu thì chỉ các số trong mảng hay tham chiếu đó mới được tính toán. Còn các ô trống, giá trị logic, văn bản hoặc giá trị lỗi trong mảng hoặc tham chiếu sẽ bị bỏ qua. - Nếu các đối số là văn bản hay giá trị lỗi không thể chuyển đổi thành số và sẽ xảy ra lỗi. Cách sử dụng Ví dụ: Tính toán độ lệch chuẩn doanh thu của chi nhánh các cửa hàng qua các năm trong bảng dữ liệu sau: Ví dụ minh họa Bước 1: Tại bảng dữ liệu ví dụ trên bạn tiến hành nhập hàm =STDEV(D5:F5) vào ô tham chiếu "Độ lệch chuẩn" như hình sau. Nhập vào hàm = STDEV(D5:F5) Bước 2: Bạn nhấn phím Enter để hiển thị kết quả và dùng con trỏ chuột kéo xuống để hiển thị cho những sản phẩm còn lại. Nhấn nút Enter Tổng kết Qua bài viết này các bạn đã nắm được cách tính độ lệch chuẩn trong excel vô cùng chính xác và nhanh chóng. Unica hy vọng rằng các bạn có thể thực hiện và áp dụng vào công việc dễ dàng đem lại hiệu quả công việc tốt hơn, đặc biệt là đừng bỏ lỡ khóa học excel của Unica nhé.
01/02/2023
67 Lượt xem
Lỗi #div/0 trong excel chi tiết, đơn giản và nhanh chóng nhất
Lỗi #div/0 trong excel chi tiết, đơn giản và nhanh chóng nhất Mặc dù được đánh giá là công cụ tính toán chuẩn xác nhưng Excel vẫn có thể trả về lỗi nếu giá trị trong bảng tính gặp vấn đề. Một trong những lỗi phổ biến của Excel đó chính là #DIV/0!. Nếu bạn chưa biết về lỗi #div/0 trong excel, hãy theo dõi bài viết này. Chúng ta sẽ đi sâu vào các phương pháp hiệu quả để giúp bạn duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu và tăng sự chính xác của bảng tính. #div/0 là lỗi gì? #div/0 là lỗi gì? Lỗi #div/0 trong excel xảy ra khi một ô cố gắng thực hiện phép chia cho số 0 hoặc một ô chứa giá trị không hợp lệ để thực hiện phép chia. Ví dụ cụ thể: Nếu bạn có một công thức như =A1/B1, và ô B1 chứa giá trị 0, sẽ xuất hiện lỗi #DIV/0! bởi vì không thể chia một số cho 0. Lỗi này là một cách để Excel báo cho bạn biết rằng có một vấn đề xảy ra trong công thức của bạn. Điều quan trọng là phải xử lý lỗi này một cách thích hợp để tránh ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của bảng tính và kết quả tính toán. Nguyên nhân xảy ra lỗi #DIV/O >> Xem thêm: Cách khắc phục File Excel bị lỗi không mở được dễ dàng Ý nghĩa của lỗi div/0 trong excel Lỗi #div/0 trong excel xuất hiện khi một ô cố gắng thực hiện phép chia cho số 0 hoặc một ô không chứa giá trị hợp lệ để thực hiện phép chia. Ý nghĩa của lỗi #DIV/0! là Excel đang cố gắng thực hiện một phép toán chia cho 0, điều này không hợp lệ trong toán học. Trong nhiều tình huống, việc chia cho 0 không có ý nghĩa và dẫn đến kết quả không xác định. Chính vì vậy, Excel cung cấp lỗi này để cảnh báo người dùng về việc có một vấn đề xảy ra trong công thức của họ. Điều quan trọng là xử lý lỗi này một cách thích hợp, chẳng hạn như sử dụng các hàm IFERROR hoặc kiểm tra trước nếu mẫu số (số bị chia) khác 0, để tránh ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của bảng tính và kết quả tính toán chính xác. Ý nghĩa của lỗi #DIV/0! là Excel đang cố gắng thực hiện một phép toán chia cho 0 Một số hàm dễ mắc phải lỗi #div/0 trong excel Có nhiều hàm trong Excel có thể dẫn đến lỗi #div/0 excel nếu bạn không cẩn thận. Một số hàm phổ biến là: - Hàm AVERAGE: Hàm này tính trung bình cộng của một dãy số. Nếu dãy số có chứa ô trống hoặc 0, bạn sẽ gặp lỗi #DIV/0! vì Excel sẽ chia tổng của dãy số cho số lượng ô. - Hàm SUMIF: Hàm này tính tổng của các ô thỏa mãn một điều kiện. Nếu không có ô nào thỏa mãn điều kiện, bạn sẽ gặp lỗi #DIV/0! vì Excel sẽ chia 0 cho 0. - Hàm VLOOKUP: Hàm này tìm kiếm một giá trị trong một bảng và trả về giá trị tương ứng ở một cột khác. Nếu giá trị tìm kiếm không tồn tại trong bảng, bạn sẽ gặp lỗi #DIV/0! vì Excel sẽ trả về giá trị rỗng. Một số hàm dễ mắc phải lỗi #DIV/0! trong Excel Nguyên nhân gây lỗi #DIV/0! và cách khắc phục Ở phần này, chúng tôi sẽ đi lý giải cụ thể nguyên nhân gây ra lỗi #div/0 trong excel. Đồng thời, chúng tôi cũng sẽ đưa ra cách khắc phục để giúp bạn xử lý vấn đề này.  1. Lỗi div 0 trong excel do mẫu số bằng 0 hoặc không có giá trị Ví dụ: Cho bảng dữ liệu sau: Yêu cầu: Tính bình quân số người làm từng loại hàng trong bảng dữ liệu đã cho. Cách làm: - Bước 1: Ở ô C2, đặt công thức =A2/B2. Đặt công thức vào ô C2 - Bước 2: Nhân enter, kết quả trả về là 2.5. Kết quả sau nhập công thức - Bước 3: Copy công thức xuống dưới sẽ thu được bảng kết quả như sau: Bạn sẽ thấy ô C3 và C5 sẽ xuất hiện lỗi #div/0 trong excel do B3 và B5 không chứa giá trị.  >>> Tất cả đều có trong cuốn sách "HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH EXCEL TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO" [blog_custom:2] [trial-btn-v4[link=https://unica.vn/order/step1?id=2851&quantity=1][text=ĐĂNG KÝ MUA NGAY][color=#ffffff][width=275px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]] 2. Cách khắc phục lỗi #div/0 trong excel bằng IFERROR  Một cách khác để khắc phục lỗi #DIV/0! là sử dụng hàm IFERROR. Hàm này cho phép bạn xác định một giá trị thay thế nếu công thức gặp lỗi. Bạn có thể sử dụng hàm này để trả về một giá trị mặc định, một thông báo, hoặc một công thức khác nếu gặp lỗi #DIV/0!. Ví dụ: Cho bảng dữ liệu sau: Yêu cầu: Tính bình quân số người làm từng loại hàng trong bảng dữ liệu đã cho.  Cách bỏ #div/0: - Bước 1: Ở ô C2, đặt công thức =IFERROR(A15/B15;0). Đây là hàm sửa lỗi div/0 trong excel nên bạn cần dùng hàm này trước công thức tính toán. Nhập công thức IFERROR - Bước 2: Nhân enter, kết quả trả về là 2.5. Kết quả sau nhập công thức - Bước 3: Copy công thức xuống dưới sẽ thu được bảng kết quả không chứa lỗi excel #div/0. Tổng kết Lỗi #div/0 trong excel là một lỗi thường gặp khi bạn thực hiện các phép chia trong Excel. Lỗi này có dạng #DIV/0! và xuất hiện khi bạn chia một số cho 0 hoặc cho một ô trống. Để khắc phục lỗi này, bạn cần kiểm tra lại công thức và đảm bảo rằng mẫu số không bằng 0 hoặc không có giá trị. Bạn cũng có thể sử dụng hàm IFERROR để kiểm tra và xử lý các trường hợp này. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về lỗi div 0 trong excel và cách khắc phục nó. Cảm ơn và chúc các bạn thành công! >> Xem thêm: Hàm value là gì ?Cách sửa lỗi #value trong Excel chính xác nhất
31/01/2023
1961 Lượt xem
Tổng quan chi tiết về hàm Sin trong Excel cực nhanh chóng
Tổng quan chi tiết về hàm Sin trong Excel cực nhanh chóng Hàm Sin trong Excel cũng được sử dụng rất phổ biến trong việc tìm sin của một góc cụ thể. Trong bài viết này Unica sẽ bật mí để bạn hiểu rõ và nắm được cách sử dụng chính xác nhất nhé. Tìm hiểu về hàm SIN  Hàm SIN được hiểu là hàm tìm giá trị sin của một góc đã cho và được tính bằng radian một cách nhanh chóng và dễ dàng. Ứng dụng của hàm SIN trong Exce đó là: - Giúp bạn tìm sin của một góc cho trước một cách nhanh chóng. - Thao tác chuyên nghiệp hơn khi sử dụng trong Excel. - Kết hợp được với nhiều hàm khác để hổ trợ cho công việc. Tìm hiểu về hàm SIN trong Excel Hướng dẫn cách sử dụng hàm SIN trong Excel Cú pháp hàm Cú pháp hàm SIN là: =SIN(number) Trong đó: - Number: Chính là góc tính bằng radian muốn tìm. Lưu ý: - Nếu đối số của bạn tính bằng độ, hãy nhân số đó với PI()/180 hoặc dùng hàm RADIANS để chuyển đổi thành radian. Ví dụ: Đối số được hiểu là góc 30 độ để nhận giá trị tiếp tuyến.Đầu tiên hãy chuyển đổi sang radian theo cách sau: RADIANS(30) hoặc 30*PI()/180. Cách sử dụng Để có thể sử dụng hàm COS trước tiên bạn nên chuyển đổi góc sang radian khi sử dụng hàm COS trong Excel. Bạn có 2 công thức để tiến hành lựa chọn thực hiện với kết quả cho ra là như nhau: =SIN(RADIANS(A1)) =SIN(A1*PI()/180) Trong đó: A1 chính là ô tham chiếu có thể thay đổi tùy ý. Ví dụ: Hãy sử dụng hàm SIN để thực hiện tìm kiếm kết quả của các góc trong bảng sau. Bước 1: Trong bảng dữ liệu tính Excel, bạn hãy nhập hàm =SIN(RADIANS(B5)) vào ô tham chiếu bất kỳ để kiểm tra. Nhập vào hàm = SIN(RADIANS(B5)) Bước 2: Nhấn Enter để hiển thị kết quả và dùng con trỏ chuột kéo kết quả vừa hiển thị xuống để hiển thị các kết quả còn lại trong bảng tính, như hình dưới đây: Nhấn vào Enter để hiển thị kết quả Tổng kết Unica hy vọng rằng các bạn đã hiểu rõ được hàm sin trong excel nhanh chóng, từ đó có thể áp dụng vào trong công việc giúp trở nên hiệu quả hơn. Đặc biệt đừng bỏ lỡ khóa học excel online trên Unica bạn nhé.
31/01/2023
86 Lượt xem
Hàm LOWER trong Excel - Cú pháp và cách sử dụng
Hàm LOWER trong Excel - Cú pháp và cách sử dụng Trong quá trình làm việc với Excel, nếu bạn muốn chuyển chữ viết hoa thành viết thường thì bạn có thể sử dụng hàm Lower. Vậy cấu trúc và cách sử dụng hàm Lower trong Excel như thế nào? Mời bạn đọc tìm hiểu các nội dung chi tiết thông qua bài viết.  1. Hàm Lower là gì? Hàm Lower là hàm được sử dụng để chuyển chữ in hoa thành chữ in thường. Cú pháp như sau: = LOWER(Text) Trong đó: Text là chuỗi văn bản bạn muốn chuyển đổi >> Xem thêm: Hàm TRUNC trong Excel: Cú pháp và cách sử dụng 2. Cách sử dụng hàm Lower trong Excel Ví dụ 1: Cho bảng dữ liệu sau, yêu cầu chuyển chữ hoa thành chữ thường. - Bước 1: Trong ô C14 muốn hiển thị kết quả, bạn nhập công thức =LOWER(B14) Hàm LOWER trong Excel - Hình 1 - Bước 2: Nhấn Enter để nhận kết quả. Sau đó dùng chuột để kéo xuống các ô bên dưới.  Hàm LOWER trong Excel - Hình 2 Ví dụ 2: Dùng hàm LOWER để chuyển chữ hoa thành chữ thường với thứ tự bị xáo trộn với đoạn văn bản “Tôi Muốn HỌC giỏi EXCEL”. - Bước 1: Trong ô tham chiếu muốn hiển thị kết quả, bạn nhập công thức =LOWER(“Tôi Muốn HỌC giỏi EXCEL). Hàm LOWER trong Excel - Hình 3 - Bước 2: Nhấn Enter để nhận kết quả.  Hàm LOWER trong Excel - Hình 4 Ví dụ 3: Dùng hàm Lower để chuyển chữ in hoa toàn bộ thành chữ in hoa chữ cái đầu. - Bước 1: Để chuyển chữ “ TÔI MUỐN HỌC GIỎI EXCEL” thành “Tôi muốn học giỏi excel”, bạn nhập công thức sau vào ô muốn hiển thị kết quả: =LEFT(B14)&LOWER(RIGHT(B14,LEN(B14)-1)) Trong đó: - LEFT(B14): Ký tự đầu tiên bên trái ở ô dữ liệu B14 - &: Lệnh nối 2 hàm. - LOWER: Lệnh hàm chuyển chữ hoa thành chữ thường - RIGHT(B14): Ký tự bên phải trong ô dữ liệu B14. - LEN(B14)-1: Đo độ dài ký tự trong ô dữ liệu B14 - 1 ký tự đầu tiên. Hàm LOWER trong Excel - Hình 5 - Bước 2: Nhấn Enter để nhận kết quả. Hàm LOWER trong Excel - Hình 6 Ví dụ 4: Sử dụng hàm LOWER kết hợp với hàm TRIM, LEFT, MID, RIGHT, LEN để viết một số ký tự thường. - Bước 1: Bạn muốn chuyển đoạn văn bản “TÔI MUỐN HỌC GIỎI EXCEL” thành chữ thường và chỉ viết in hoa chữ “HỌC GIỎI”. Trong ô tham chiếu muốn hiển thị kết quả, bạn nhập công thức sau: =TRIM(LOWER(LEFT(B14,8))&" "&MID(B14,9,9)&" "&LOWER(RIGHT(B14,LEN(B14)-18))) Trong đó: - Trim: Lệnh hàm bỏ ký tự khoảng trống - LOWER(LEFT(B14,8): Viết thường ký tự bên trái và 8 ký tự lấy được ở ô dữ liệu B14.  - &: Lệnh kết hợp - MID(B14,9,9): 9 ký tự ở giữa câu trong ô dữ liệu B14 - LOWER(RIGHT(B14)): Viết thường ký tự bên phải ô dữ liệu B14 - LEN(B14)-18: Độ dài ký tự trong ô dữ liệu B14-18 ký tự đầu tiên.  Hàm LOWER trong Excel - Hình 7 - Bước 2: Nhấn Enter để nhận kết quả. Hàm LOWER trong Excel - Hình 8 Tổng kết Như vậy thông qua nội dung bài viết dưới đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu về hàm LOWER trong Excel. Nếu bạn muốn học Excel Online hiệu quả thì nhất định không nên bỏ lỡ kiến thức này. Cảm ơn và chúc các bạn thành công! >> Xem thêm: Tổng hợp các hàm xuống dòng trong Excel
31/01/2023
477 Lượt xem
Cách sử dụng hàm LOGARIT trong excel có ví dụ minh họa
Cách sử dụng hàm LOGARIT trong excel có ví dụ minh họa Hàm LOGARIT (Log) là một hàm toán học đại số mà chúng ta đã được học trong giáo trình trung học phổ thông. Hàm này cũng được đưa vào sử dụng trong excel để giúp bạn giải quyết các bài toán cao cấp. Mặc dù khá quen thuộc nhưng chắc hẳn vẫn còn có nhiều bạn chưa biết cách sử dụng hàm LOGARIT trong Excel để thực hiện việc tinh toán như thế nào? Trong nội dung bài viết này, Unica sẽ tổng hợp nội dung về hàm LOGARIT trong excel cho bạn tham khảo. 1. Hàm LOGARIT trong excel là gì? Trước khi tìm hiểu về hàm LOGARIT cơ số e trong excel chúng ta sẽ cùng nhau ôn lại kiến thức đại số phổ thông hàm LOGARIT là gì trước nhé. Trong toán học đại số, hàm LOGARIT được xem là phép toán nghịch đảo của một số lũy thừa. Nói dễ hiểu hơn, đây là hàm giúp chúng ta đếm số lần lặp lại của một số nhân trong công thức toán học an=b. Hàm logarit trong excel  Hàm LOGARIT trong excel (hàm mũ trong excel) là hàm công thức được dùng để trả về giá trị LOGARIT của một số với cơ số e đã được định trước một cách dễ dàng và nhanh chóng. >> Xem thêm: Hàm tách số ra khỏi chuỗi trong Excel 2. Ứng dụng của hàm LOGARIT trong Excel Trong excel, công thức LOGARIT cơ số e được dùng để tính bậc lũy thừa của một cơ số e (cố định) căn cứ theo giá trị sẵn có một cách nhanh chóng, chính xác. Đồng thời, hàm LOGARIT còn được sử dụng kết hợp với các hàm khác trong excel để xử lý vấn đề nâng cao của bảng tính. Hàm LOGARIT trong Excel được dùng để tính bậc luỹ thừa 3. Cú pháp hàm LOGARIT trong excel Hàm LOGARIT trong excel có công thức sau đây: LOG: =LOG(number,[base]) Trong đó: - Number: Chính là số thực dương mà bạn muốn tính logarit. - Base: Cơ số của Logarit, tham số tùy chọn. Nếu cơ số này được bỏ qua, thì cơ số được giả định là 10. Lưu ý: - Nếu number (Giá trị) <>, thì sẽ được trả về giá trị lỗi #Num! >>> Tất cả đều có trong cuốn sách "HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH EXCEL TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO" [blog_custom:2] [trial-btn-v4[link=https://unica.vn/order/step1?id=2851&quantity=1][text=ĐĂNG KÝ MUA NGAY][color=#ffffff][width=275px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]] 4. Bảng công thức Logarit Logarit chính là đối ngược với mũ (lũy thừa). Hay nói cách khác, nếu bạn lấy logarit của một số sẽ được trả về số mũ với cùng cơ số. Ví dụ: Lấy lũy thừa 3 của 2 thì sẽ có 2³=8. Điều này có nghĩa là nếu lấy logarit cơ số 2 của 8 thì ta sẽ nhận được kết quả là số 3. Tổng quát công thức như sau: Hàm logarit trong excel 5. Cách sử dụng hàm LOGARIT trong Excel Dưới đây là ứng dụng hàm LOGARIT trong bảng tính excel kèm ví dụ minh họa cụ thể để giúp bạn nắm bắt cách tính LOGARIT trong excel tốt hơn. 5.1. Áp dụng hàm LOG trong Excel mà không cần đối số cơ sở Chúng ta có bảng tính dưới đây Bảng dữ liệu cho trước cần dùng Yêu cầu: Hãy tính giá trị LOGARIT của các giá trị  Cách thực hiện: - Bước 1: Phân tích yêu cầu Như các bạn đã thấy, trong bảng tính, chúng ta chỉ có giá trị number mà không có giá trị base. Lúc này, khi áp dụng hàm LOGARIT trong excel thì base sẽ được mặc định là 10. - Bước 2: Áp dụng công thức vào bảng tính Công thức chúng ta áp dụng cho bảng tính trên là  =LOG(number) Nhập công thức hàm vào bảng tính - Bước 3: Nhấn enter để nhận kết quả Nhấn Enter để xem kết quả - Bước 4: Sử dụng chuột trái để fill công thức xuống các ô còn lại Fill đủ công thức cho toàn bảng 5.2. Sử dụng hàm LOG với đối số cơ sở trong Excel Chúng ta có bảng tính  Bảng dữ liệu cho sẵn Yêu cầu: Hãy tính giá trị LOGARIT của các giá trị theo cơ số đã cho trong bảng tính. Cách thực hiện như sau: - Bước 1: Phân tích yêu cầu Theo bảng tính chúng ta đã có đầy đủ 2 giá trị cần thiết là đối số (base) và giá trị cho trước (number). Lúc này, để tính giá trị LOGARIT chúng ta áp dụng công thức sau:  =LOG(number,base) tương đương =LOG(A2,B2) - Bước 2: Áp dụng công thức vào bảng tính Áp dụng công thức hàm Log - Bước 3: Nhấn enter để nhận kết quả Kết quả hàm nhận được - Bước 4: Sử dụng chuột trái để fill công thức xuống các ô còn lại Sử dụng chuột để áp dụng công thức cho ô còn lại 5.3. Đặt giá trị thập phân làm đối số cơ sở Chúng ta có bảng tính Cho sẵn một bảng tính Yêu cầu: Hãy tính giá trị LOGARIT của các giá trị theo cơ số thập phân đã cho trong bảng tính. Cách tính log trong excel thực hiện như sau: - Bước 1: Phân tích yêu cầu Theo bảng tính chúng ta đã có đầy đủ 2 giá trị cần thiết là đối số (base) và giá trị cho trước (number). Lúc này, để tính giá trị LOGARIT chúng ta áp dụng công thức sau:  =LOG(number,base) tương đương =LOG(A2,B2) - Bước 2: Áp dụng công thức vào bảng tính Áp dụng công thức vào bảng tính - Bước 3: Nhấn enter để nhận kết quả Nhấn enter để nhận kết quả - Bước 4: Sử dụng chuột trái để fill công thức xuống các ô còn lại Áp dụng công thức cho toàn bảng Như vậy, cách tính LOGARIT trong excel khi đối số là giá trị thập phân không có giá khác biệt so với các dạng số nguyên thông thường.  6. Lưu ý khi dùng hàm LOGARIT trong Excel Công thức hàm LOGARIT khá dễ nhớ và dễ ứng dụng. Tuy nhiên, để đảm bảo kết quả trả về của hàm log luôn chính xác, bạn hãy ghi nhớ điều kiện để hàm LOGARIT có nghĩa. Cụ thể là, khi tìm giá trị LOGARIT của a theo b logab thì đối số a phải là số dương (a>0) và khác 1.Đồng thời giá trị b phải là số dương (b>0) Nếu a (number) là một số nhỏ hơn 0 thì kết quả trả về sẽ là lỗi #NUM! Lỗi khi sử dụng hàm LOG Nếu giá trị b (base) là giá trị nhỏ hơn 0 thì kết quả trả về cũng là lỗi #NUM! 7. Tổng kết Nhờ có hàm LOGARIT trong excel mà công việc tính toán của bạn đã trở nên đơn giản và chính xác hơn rất nhiều. Nếu bạn muốn biết thêm các hàm tính khác và các kết hợp hàm mở rộng hãy tham khảo thêm các bài viết excel chúng tôi đã chia sẻ trên website. >> Xem thêm: Hàm Unique trong Excel - Cú pháp và cách sử dụng
31/01/2023
1896 Lượt xem
Cách sắp xếp tên theo thứ tự ABC trong Excel siêu đơn giản
Cách sắp xếp tên theo thứ tự ABC trong Excel siêu đơn giản Trong quá trình thao tác và tính toán trên Excel thì bạn sẽ cần phải sắp xếp tên theo thứ tự nhất định để dễ dàng thuận tiện theo dõi hơn. Cùng Unica tìm hiểu cách sắp xếp tên theo abc trong excel dễ dàng nhất nhé. Tại sao cần nắm cách xếp tên theo ABC? - Quy tắc xếp tên theo abc giúp thao tác thực hiện xếp tên đơn giản và dễ thực hiện. - Sắp xếp tên theo thứ tự bảng chữ cái sẽ dễ dàng quản lý, theo dõi và tìm kiếm tên hơn. - Tạo được tính chuyên nghiệp khi làm việc với Excel, người xem có thể theo dõi dữ liệu, sắp xếp khoa học và đẹp mắt. Tại sao phải sắp xếp tên theo ABC? Cách sắp xếp tên theo thứ tự ABC trong excel Sắp xếp Họ và Tên riêng hai cột Hướng dẫn nhanh Đầu tiên bạn bôi đen cột dữ liệu cần sắp xếp > Chọn vào Data > Nhấn chọn Sort A to Z sau đó sắp xếp lại cột số thứ tự cho đúng bằng cách bôi đen cột số thứ tự > Cuối cùng chọn Fill Series. Hướng dẫn chi tiết Bước 1: Tại bảng Excel, bôi đen phần cột dữ liệu cần sắp xếp (ví dụ này là cột Tên) > Chọn đến thẻ Data > Chọn vào biểu tượng Sort A to Z. Nhấn chọn biểu tượng Sort A to Z Lúc này cột tên đã được xếp theo thứ tự ABC, tuy nhiên cột số thứ tự cũng sẽ thay đổi theo và bị đảo lộn. Do vậy bạn phải sắp xếp lại cột số thứ tự này. Sắp xếp lại cột số thứ tự Bước 2: Điền số thứ tự ở ô đầu tiên trong danh sách tên là 1 > Di chuyển chuột đến góc dưới phía bên phải của ô thứ nhất sao cho con trỏ chuột chuyển thành dấu cộng như trong hình. Đợi con trỏ chuột chuyển thành dấu cộng Bước 3: Nhấn giữ và kéo thả chuột (hoặc click đúp chuột trái) để sao chép những ô còn lại. Vậy là tất cả các ô số thứ tự đều được chuyển thành 1. Chuyển các ô số thứ tự thành số 1 Bước 4: Click vào biểu tượng tùy chọn ở bên dưới > Chọn vào Fill Series để sắp xếp cột số thứ tự theo đúng trật tự. Nhấn chọn Fill Series Vậy là bạn hoàn thành việc sắp xếp tên theo bảng chữ cái ABC đơn giản rồi. Kết quả hoàn thành Sắp xếp khi Họ và Tên cùng chung một cột Hướng dẫn nhanh - Thêm cột Tên: Nhấn chuột phải vào cột bên phải của cột Họ và tên > Chọn vào Insert > Đổi tên thành cột Tên > Sao chép thông tin ở cột Họ và tên sang bên cột Tên > Bôi đen cột Tên > Nhấn tổ hợp phím Ctrl + H > Nhập dấu "*" + dấu cách (Space) và bấm chọn Replace All > Nhấn vào Close > Nhấn nút OK. - Sắp xếp thứ tự cột Tên: Bôi đen cột tên > Chọn vào ribbon Data > Chọn vào Sort AZ > Chỉnh cách Sort > Bôi đen cột số thứ tự > Sau đó nhấn đến biểu tượng dấu cộng bên dưới rồi chọn Fill Series. Hướng dẫn chi tiết - Tách Tên ra khỏi Họ và Tên Bước 1: Bôi đen và click chuột phải vào cột kế bên cột Họ và tên > Chọn đến Insert. Một cột trống sẽ được chèn thêm vào kế bên cột Họ và tên. Chọn vào Insert Bước 2: Đặt tên cho cột vừa tạo là cột Tên > Sao chép toàn bộ nội dung tại cột Họ và tên sang bên cột Tên. Sao chép nội dung dán cột Tên Bước 3: Bôi đen cột Tên > Nhấn tổ hợp phím Ctrl + H để thực hiện mở giao diện Find and Replace > Ở phần Find what, bạn nhập * dấu cách > Chọn mục Replace All. Bấm vào Replace All Bước 4: Click chọn vào OK để xác nhận > Nhấn chọn Close để đóng cửa sổ Find and Replace. Nhấn chọn vào Close Lúc này, bạn sẽ có bảng với cột Tên đã được tách ra riêng biệt. Xuất hiện bảng với cột Tên được tách biệt - Tách Họ và Tên lót Bước 5: Chèn thêm một cột để tách phần họ và tên đệm: Bôi đen và nhấn chuột phải vào cột kế bên cột Họ và tên > Sau đó chọn Insert để chèn thêm một cột trống. Nhấn vào Insert Bước 6: Ở ô C2 (ô họ và tên lót), hãy nhập công thức: =LEFT(B2,LEN(B2)-LEN(D2)) > Và nhấn Enter. Trong đó: - LEFT chính là hàm cắt chuỗi từ trái qua phải, cú pháp =LEFT (ô chứa chuỗi cần cắt từ trái qua, số ký tự sẽ được cắt). - LEN được hiểu là hàm lấy độ dài của chuỗi, cú pháp =LEN (ô chứa chuỗi cần lấy độ dài). - B2 sẽ là ô đầu tiên chứa họ và tên ban đầu. - D2 chính là ô đầu tiên chứa tên vừa tách. Nhập công thức và nhấn Enter Lúc này bạn sẽ nhận kết quả là phần họ và tên đệm được tách riêng. Bước 7: Đặt con trỏ chuột vào góc dưới bên phải của ô tên đệm vừa tách sao cho con trỏ chuột chuyển thành dấu +. Đặt trỏ chuột ở góc dưới bên phải của ô Họ đệm để chuyển thành dấu + Bước 8: Nhấn giữ và kéo thả chuột đến những ô còn lại để tiến hành sao chép công thức.  Nhấn giữ và kéo thả chuột đến các ô dưới Bước 9: Để cho đẹp mắt và thuận lợi cho việc trình bày thì hãy bôi đen và nhấn chuột phải vào cột Họ và tên > Chọn mục Hide để ẩn cột này đi. Lưu ý: Chỉ ẩn cột chứ không xóa cột vì điều này sẽ làm ảnh hưởng đến công thức tách tên mà bạn vừa thực hiện. Chọn vào mục Hide để ẩn cột Lúc này, thao tác sắp xếp cũng được thực hiện như cách ở mục 1 bên trên. - Sắp xếp tên theo thứ tự ABC Bước 10: Bôi đen toàn bộ cột tên > Chọn đến thẻ Data > Chọn vào biểu tượng Sort A to Z. Nhấn vào biểu tượng Sort A to Z Bước 11: Cột tên lúc này đã được xếp theo thứ tự ABC, tuy nhiên cột số thứ tự cũng sẽ thay đổi theo và bị đảo lộn. Cho nên bạn phải sắp xếp lại cột số thứ tự này. Sắp xếp lại cột STT Bước 12: Điền số thứ tự ô đầu tiên trong danh sách là 1 > Đưa con trỏ chuột đến vị trí góc dưới bên phải của ô thứ nhất sao cho con trỏ chuột chuyển thành dấu cộng. Đặt con trỏ chuột đến vị trí góc dưới bên phải để chuyển thành dấu cộng Bước 13: Tiếp theo nhấn giữ và kéo thả chuột (hoặc click đúp chuột trái) để dán xuống những ô còn lại. Như vậy là tất cả các ô số thứ tự sẽ chuyển thành 1. Nhấn giữ chuột để các ô số thành số 1 Bước 14: Click vào biểu tượng tùy chọn ở bên dưới > Nhấn chọn Fill Series để sắp xếp cột số thứ tự theo đúng trật tự. Chọn vào Fill Series Sau khi hoàn tất, cột tên đã được sắp xếp tên lại theo bảng chữ cái ABC. Cách tạo bộ lọc sắp xếp nhanh Hướng dẫn nhanh Chọn vào Data > Bấm chọn Sort & Filter > Chọn đến Filter > Nhấn chọn biểu tượng mũi tên > Sau đó chọn Sort A to Z hoặc Sort Z to A > Rồi nhấn OK. Hướng dẫn chi tiết Bước 1: Tại bảng Excel, bạn hãy nhấn chọn thẻ Data > Và chọn Filter. Nhấn chọn Filter Bước 2: Click vào biểu tượng mũi tên ở ô Tên > Tiếp theo chọn Sort A to Z để sắp xếp tên theo thứ tự chữ cái ABC > Nhấn chọn OK. Bấm vào mục OK Sau khi hoàn tất, cột tên khi đó đã được sắp xếp theo chữ cái ABC bằng cách tạo bộ lọc sắp xếp nhanh. Hoàn thành sắp xếp tên theo chữ cái ABC Tổng kết Cách sắp xếp tên theo thứ tự abc trong excel được thực hiện vô cùng đơn giản và nhanh chóng nên các bạn đều có thể thao tác được chính xác. Hy vọng các bạn sẽ trau dồi thêm cho mình nhiều kiến thức và kỹ năng khác thông quá khóa học excel trên Unica nhé.
31/01/2023
92 Lượt xem
Hướng dẫn nhanh 3 cách chỉnh kích thước ô trong excel
Hướng dẫn nhanh 3 cách chỉnh kích thước ô trong excel Excel là một phần mềm rất phổ biến và hữu ích trong nhiều lĩnh vực, như kế toán, thống kê, quản lý dữ liệu,... Tuy nhiên, để sử dụng excel một cách hiệu quả và chuyên nghiệp, bạn cần biết cách chỉnh kích thước ô trong excel sao cho phù hợp với nhu cầu và mục đích của bạn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn mục đích và lợi ích của việc thay đổi kích thước của ô trong excel và hướng dẫn cho bạn 3 cách chỉnh kích thước ô excel một cách dễ dàng và nhanh chóng. Mục đích và lợi ích của việc thay đổi kích thước của ô trong Excel Việc thay đổi kích thước của ô trong excel có nhiều mục đích và lợi ích, như: - Giúp hiển thị được toàn bộ dữ liệu trong các ô mà không bị cắt xén hoặc ẩn đi. - Giúp tạo được các bảng tính, báo cáo, biểu đồ,... có giao diện đẹp mắt, chuyên nghiệp và dễ nhìn. - Giúp tối ưu hóa không gian làm việc trên bảng tính và tránh được sự lãng phí hoặc thiếu hụt. - Giúp dễ dàng sắp xếp, lọc, nhóm, tìm kiếm, thống kê,... các dữ liệu trong các ô. - Giúp tránh được những lỗi khi hiển thị hoặc tính toán các dữ liệu trong các ô. Mục đích và lợi ích của việc thay đổi kích thước của ô trong Excel >> Xem thêm: Top 5 cách lọc dữ liệu trong Excel chi tiết nhất Các cách chỉnh kích thước ô trong excel Có 3 cách chính để chỉnh kích thước ô trong excel là chỉnh thủ công bằng tay, chỉnh bằng cách nhập kích thước hoặc sử dụng autofit. Từng phương pháp cụ thể sẽ được trình bày ở dưới đây: 1. Chỉnh kích thước ô trong excel bằng cách thủ công Cách này là cách đơn giản và phổ biến nhất để chỉnh kích thước ô trong excel. Bạn chỉ cần làm theo các bước sau: - Bước 1: Chọn vùng dữ liệu mà bạn muốn chỉnh kích thước ô trong excel. Chọn vùng dữ liệu cần thay đổi kích thước - Bước 2: Di chuyển con trỏ chuột đến biên giữa hai cột hoặc hai hàng liền kề với vùng dữ liệu đã chọn. >>> Tất cả đều có trong cuốn sách "HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH EXCEL TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO" [blog_custom:2] [trial-btn-v4[link=https://unica.vn/order/step1?id=2851&quantity=1][text=ĐĂNG KÝ MUA NGAY][color=#ffffff][width=275px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]] - Bước 3: Khi con trỏ chuột biến thành một đường kép có hai mũi tên hai bên, nhấn và giữ chuột trái và kéo sang trái hoặc phải (đối với cột) hoặc lên xuống (đối với hàng) để điều chỉnh kích thước ô theo ý muốn của bạn. Kéo thả chuột để chỉnh kích thước cột A và B - Bước 4: Thả chuột trái khi đã điều chỉnh xong kích thước ô. Kết quả chỉnh kích thước Lưu ý: Bạn có thể lặp lại các bước trên cho từng cột hoặc hàng riêng lẻ hoặc cho nhiều cột hoặc hàng cùng một lúc. 2. Cách điều chỉnh kích thước ô trong excel bằng AutoFit Cách này là cách chính xác và tiện lợi hơn để chỉnh kích thước ô trong excel. Bạn có thể nhập kích thước mong muốn cho các ô theo chiều cao hoặc chiều ngang. Bạn có thể làm theo các bước sau: 2.1. Chỉnh sửa kích thước của ô trong Excel theo chiều cao Ví dụ: Cho bảng dữ liệu 2: Yêu cầu: Chỉnh kích thước ô trong bảng theo chiều cao. Cách chỉnh autofit trong excel: Bước 1: Chọn vào ô cần thay đổi kích thước theo chiều cao. Ở đây, tôi chọn ô A27. Chọn ô cần thay đổi kích thước Bước 2: Chọn thẻ Home. Ở mục Cells > Chọn Format. Chọn Format Bước 3: Ở danh sách xổ xuống, bạn chọn Row Height. Chọn Row Height Bước 4: Kho hộp thoại Row Height hiện lên, bạn nhập chiều cao mình muốn. Ở đây, tôi nhập 60. Nhập chiều cao mong muốn Kết quả của cách chỉnh size ô trong excel như hình bên dưới: Lưu ý: Giới hạn chiều cao trong 1 ô là từ 0-409, nếu vượt quá giới hạn bạn sẽ thấy 1 dòng lỗi hiện lên và phải nhập lại từ đầu. 2.2. Chỉnh sửa kích thước ô trong Excel theo chiều ngang Ví dụ: Cho bảng dữ liệu 2: Yêu cầu: Chỉnh kích thước ô trong bảng theo chiều ngang. Cách chỉnh kích thước ô trong excel: Bước 1: Chọn vào ô A27 cần thay đổi kích thước theo chiều ngang. Chọn ô cần thay đổi kích thước Bước 2: Chọn thẻ Home. Ở mục Cells > Chọn Format. Chọn Format Bước 3: Ở danh sách xổ xuống, bạn chọn Column Width. Chọn Column Width Bước 4: Trong hộp thoại Column Width, bạn nhập kích thước mong muốn. Ở đây, tôi nhập 60. Nhập kích thước muốn điều chỉnh Kết quả của cách định dạng kích thước ô trong excel: Lưu ý: Chỉ được nhập giới hạn từ 0-255, nếu vượt quá giới hạn bạn sẽ thấy 1 dòng lỗi hiện lên và phải nhập lại từ đầu. 2.3. Chỉnh sửa kích thước các cột bằng nhau trong Excel Ví dụ: Cho bảng dữ liệu 3: Yêu cầu: Chỉnh kích thước 2 cột bằng nhau trong bảng 3. Cách chỉnh kích thước ô trong excel: Bước 1: Nhấn vào tiêu đề của cột A và B mà bạn muốn thay đổi kích thước theo chiều ngang. Chọn vùng dữ liệu cần thay đổi kích thước Bước 2: Chọn thẻ Home, ở Cells, bạn chọn Format. Chọn Format Bước 3: Ở danh sách xổ xuống chọn tiếp Column Width. Chọn tiếp Column Width Bước 4: Ở hộp thoại Column Width, bạn nhập kích thước mình muốn. Ở đây, tôi nhập 20. Nhập kích thước muốn thay đổi Kết quả của cách điều chỉnh độ rộng của cột trong excel: Lưu ý: Chỉ được nhập giới hạn từ 0-255, nếu vượt quá giới hạn bạn sẽ thấy 1 dòng lỗi hiện lên và phải nhập lại từ đầu. 2.4. Chình sửa kích thước các dòng bằng nhau trong Excel Ví dụ: Cho bảng dữ liệu 4: Yêu cầu: Chỉnh kích thước 2 dòng 3 và 4 bằng nhau. Cách chỉnh kích thước ô trong excel: Bước 1: Nhấn giữ phím Shift và click chọn dòng 3 và 4.  Chọn dòng 3 và 4 Bước 2: Nhấn chọn thẻ Home, ở mục Cells, bạn chọn Format. Chọn Format Bước 3: Ở danh sách xổ xuống chọn Row Height. Chọn Row Height Bước 4: Trong hộp thoại Row Height, bạn nhập chiều cao bạn muốn. Ở đây, tôi nhập 20. Nhập kích thước cần điều chỉnh Kết quả như sau: Lưu ý: Chỉ được nhập giới hạn từ 0-255, nếu vượt quá giới hạn bạn sẽ thấy 1 dòng lỗi hiện lên và phải nhập lại từ đầu. 3. Chỉnh kích thước bằng cách nháy đúp chuột Ở phần này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách thay đổi kích thước của hàng và cột bằng cách nháy đúp chuột. 3.1. Chỉnh kích thước cột Ví dụ: Cho bảng dữ liệu 3: Yêu cầu: Chỉnh kích thước 2 cột A và B trong bảng 3. Cách chỉnh kích thước ô trong excel: Bước 1: Bôi đen 2 cột A và B cần thay đổi kích thước. Chọn vùng dữ liệu cần thay đổi kích thước Bước 2: Đặt con trỏ chuột vào ranh giới giữa 2 cột tới khi xuất hiện dấu cộng tại đây. Bước 3: Nhấp đúp chuột sẽ thu được kết quả như sau: 3.2. Chỉnh kích thước dòng Ví dụ: Cho bảng dữ liệu 4: Yêu cầu: Chỉnh kích thước 2 dòng 3 và 4 bằng nhau. Cách tăng kích thước ô trong excel: Bước 1: Bôi đen 2 dòng 3 và 4 cần thay đổi kích thước. Bôi đen vùng cần thay đổi kích thước Bước 2: Đặt con trỏ chuột vào ranh giới giữa 2 dòng tới khi xuất hiện dấu cộng tại đây. Bước 3: Nhấp đúp chuột sẽ thu được kết quả như sau: Các lỗi thường gặp khi tự điều chỉnh độ rộng ô trong excel Phần lớn mọi người sẽ dùng chế độ AutoFit để chỉnh kích thước của ô trong Excel. Mặc dù thao tác đơn giản nhưng tính năng này cũng khiến người dùng gặp một số lỗi như sau: 1. Lỗi dữ liệu hiển thị vượt quá kích thước của ô trong Excel Đây là lỗi xảy ra khi bạn sử dụng AutoFit để điều chỉnh độ rộng cột, nhưng nội dung bên trong ô quá dài và không thể hiển thị hết trên một dòng. Để khắc phục lỗi này, bạn có thể làm theo các cách sau: - Thay đổi kích thước phông chữ của ô để giảm chiều dài của nội dung. - Thay đổi kiểu căn lề của ô để cho phép xuống dòng tự động. - Thay đổi kích thước của ô để tăng chiều ngang của cột. Lỗi dữ liệu hiển thị vượt quá kích thước của ô trong Excel 2. Lỗi dữ liệu bị mất, ẩn một phần do ô quá nhỏ Đây là lỗi xảy ra khi bạn sử dụng AutoFit để điều chỉnh độ rộng hàng, nhưng nội dung bên trong ô quá cao và không thể hiển thị hết trên một cột. Để khắc phục lỗi này, bạn có thể làm theo các cách sau: - Thay đổi kích thước phông chữ của ô để giảm chiều cao của nội dung. - Thay đổi kiểu căn lề của ô để cho phép xuống dòng tự động. - Thay đổi kích thước của ô để tăng chiều cao của hàng. 3. Lỗi hiển thị #### do ô quá nhỏ Đây là lỗi xảy ra khi bạn sử dụng AutoFit để điều chỉnh độ rộng cột, nhưng nội dung bên trong ô là một giá trị số hoặc ngày tháng quá dài và không thể hiển thị hết trên một cột. Để khắc phục lỗi này, bạn có thể làm theo các cách sau: - Thay đổi định dạng số hoặc ngày tháng của ô để giảm chiều dài của nội dung. - Thay đổi kích thước của ô để tăng chiều ngang của cột. Lỗi hiển thị #### do ô quá nhỏ Lời kết Trong bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu cho bạn mục đích và lợi ích của việc thay đổi kích thước của ô trong excel và hướng dẫn cho bạn 3 cách chỉnh kích thước ô trong excel một cách dễ dàng và nhanh chóng. Bằng cách chỉnh kích thước ô trong excel, bạn sẽ hiển thị được toàn bộ dữ liệu trong các ô mà không bị cắt xén hoặc ẩn đi. Bạn cũng sẽ tạo được các bảng tính, báo cáo, biểu đồ,... có giao diện đẹp mắt, chuyên nghiệp và dễ nhìn. Bạn cũng sẽ tránh được những lỗi khi hiển thị hoặc tính toán các dữ liệu trong các ô. Hy vọng bạn đã hiểu và áp dụng được những kiến thức và kỹ năng mà chúng tôi đã chia sẻ. Chúc bạn thành công! >> Xem thêm: 3 Cách cố định tiêu đề trong Excel đơn giản
31/01/2023
2759 Lượt xem
Cách lặp lại tiêu đề trong excel nhanh chóng và chi tiết nhất
Cách lặp lại tiêu đề trong excel nhanh chóng và chi tiết nhất Excel là một phần mềm hữu ích cho việc xử lý và phân tích dữ liệu. Tuy nhiên, khi bạn có một bảng dữ liệu quá dài và cần in ra nhiều trang, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc nhìn rõ tiêu đề của bảng ở các trang sau. Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể sử dụng chức năng lặp lại tiêu đề trong Excel. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách lặp lại tiêu đề trong Excel nhanh chóng và chi tiết, cũng như các lợi ích và trường hợp cần áp dụng chức năng này. Lặp lại tiêu đề trong Excel là gì? Lặp lại tiêu đề trong Excel là chức năng cho phép bạn lặp lại các hàng hoặc cột làm tiêu đề của bảng dữ liệu ở mỗi trang khi in. Bạn có thể chọn bất kỳ hàng hoặc cột nào làm tiêu đề và chúng sẽ được hiển thị ở vị trí tương ứng ở các trang sau. Ví dụ, nếu bạn chọn hàng 1 và cột A làm tiêu đề, thì khi in, hàng 1 sẽ xuất hiện ở phía trên của mỗi trang, và cột A sẽ xuất hiện ở bên trái của mỗi trang. Cách lặp lại tiêu đề trong Excel Lợi ích của việc in lặp tiêu đề của bảng dữ liệu trong Excel Việc in lặp tiêu đề của bảng dữ liệu trong Excel mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng. Một trong số đó là:  1. Xem lại tiêu đề của bảng dữ liệu ở mỗi trang một cách dễ dàng Bạn không cần phải lật lại trang đầu để xem tiêu đề, mà có thể nhìn ngay ở trang hiện tại. Điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức, cũng như tránh nhầm lẫn khi xem các ô dữ liệu. Xem lại tiêu đề từng trang một cách nhanh chóng 2. Nắm rõ được thông tin khi xem một bảng dữ liệu dài, nhiều trang Bạn có thể biết được ô dữ liệu thuộc hàng và cột nào và có ý nghĩa gì khi thực hiện cách lặp lại dòng trong excel. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về bảng dữ liệu, và có thể phân tích hoặc báo cáo chính xác hơn. 3. Không cần phải điều chỉnh các định dạng cho bảng mới Cách lặp lại tiêu đề bảng trong excel sẽ hỗ trợ bạn không cần phải tạo ra một bảng mới với các hàng hoặc cột giống nhau khi in. Bạn chỉ cần sử dụng chức năng lặp lại hàng trong excel, và bảng dữ liệu ban đầu sẽ được giữ nguyên. Điều này giúp bạn tiết kiệm dung lượng file, và tránh sai sót khi sao chép hay chỉnh sửa dữ liệu. >>> Tất cả đều có trong cuốn sách "HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH EXCEL TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO" [blog_custom:2] [trial-btn-v4[link=https://unica.vn/order/step1?id=2851&quantity=1][text=ĐĂNG KÝ MUA NGAY][color=#ffffff][width=275px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]] 4. Giảm thiểu chỉnh sửa sau khi in Cách in lặp lại tiêu đề trong excel sẽ giúp bạn không cần phải cắt hay ghép các trang để tạo ra một bảng dữ liệu liền mạch. Bạn chỉ cần in ra các trang với tiêu đề lặp lại, và chúng sẽ tạo thành một bảng dữ liệu hoàn chỉnh. Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm giấy, mực và công sức. Giảm chỉnh sửa sau khi in Khi nào cần nhắc lại dòng trong excel? Bạn có thể sử dụng chức năng lặp lại tiêu đề trong Excel khi bạn cần in một bảng dữ liệu quá dài và cần nhiều trang. Những trường hợp thường gặp là: 1. Bảng dữ liệu dài Khi bạn có một bảng dữ liệu có nhiều hàng hoặc cột, và không thể hiển thị hết trên một trang khi in. Bạn cần phải chia nhỏ bảng dữ liệu thành nhiều trang và lặp lại tiêu đề để dễ dàng theo dõi. 2. Báo cáo chính thức Khi bạn cần in một báo cáo có sử dụng bảng dữ liệu và muốn bảng dữ liệu có tính thống nhất và chuyên nghiệp. Bạn cần lặp lại tiêu đề để bảng dữ liệu có cấu trúc rõ ràng và đồng nhất ở các trang. 3. Tránh nhầm lẫn Khi bạn cần in một bảng dữ liệu có nhiều thông tin quan trọng, cũng như muốn tránh nhầm lẫn khi xem hoặc sử dụng. Bạn cần lặp lại tiêu đề để bảng dữ liệu có ý nghĩa và rõ ràng ở các trang. Việc lặp lại tiêu đề sẽ tránh nhầm lẫn khi in Cách lặp lại tiêu đề trong Excel Để lặp lại tiêu đề trong Excel, bạn có thể làm theo các bước sau: - Bước 1: Mở file Excel chứa bảng dữ liệu bạn muốn in. - Bước 2: Chọn tab Page Layout ở thanh công cụ > Chọn Print Titles Nhấn chọn Print Titles - Bước 3: Trong hộp thoại Thiết lập trang (Page Setup), chọn tab Bố cục (Sheet). Nhấn chọn thẻ Sheet - Bước 4: Trong phần In tiêu đề (Print titles), bạn nhập hoặc chọn các hàng chứa tiêu đề bạn muốn lặp lại ở mục Hàng để lặp lại ở đầu mỗi trang (Rows to repeat at top). Lựa chọn 1 trong 2 điều kiện Nhấn chọn Rows to reepeat at top Bước 5: Chọn dòng muốn lặp lại. Sau khi đã chọn xong thì nhấn vào mũi tên hướng xuống. Ở đây sẽ chọn dòng 1 và dòng 2 để cố định 2 dòng đó cho mọi trang trong quá trình in. Lựa chọn dòng muốn lặp lại Bước 6: Dòng tiêu đề bạn đã chọn sẽ được xuất hiện ở Rows to repeat at top. Lúc này, bạn nên nhấn mục Print Preview để xem trước. Chọn Print Preview Bước 7: Kết quả của cách nhắc lại tiêu đề trong excel: Trang 1 Vị trí trang 1 Trang 2 Trang 2 Bước 8: Nếu như đã đúng với ý muốn thì bạn nhấn vào mục OK và chọn vùng in vừa với khổ giấy mà bạn muốn in. >> Xem thêm: 3 Cách cố định tiêu đề trong Excel đơn giản >> Xem thêm: 3 Cách xoay chữ trong Excel đơn giản nhất Hướng dẫn bỏ lặp tiêu đề của bảng biểu trong Excel Ngoài cách lặp lại tiêu đề trong excel, bạn cũng có thể bỏ phần lặp lại này đi. Để làm được điều này, bạn có thể làm theo các bước sau: Bước 1: Đặt con trỏ chuột tại vùng lúc trước chọn in lặp lại tiêu đề. Đặt trỏ chuột ở vị trí muốn lặp lạ tiêu đề - Bước 2: Chọn tab Page Layout ở thanh công cụ > Chọn Print Titles. Nhấn chọn Print Titles - Bước 3: Trong hộp thoại Thiết lập trang (Page Setup), chọn tab Bố cục (Sheet). - Bước 4: Trong phần In tiêu đề (Print titles), bạn xóa hàng chứa tiêu đề bạn muốn lặp lại ở mục Hàng để lặp lại ở đầu mỗi trang (Rows to repeat at top). - Bước 5: Nhấn OK để xác nhận. Tạm kết Sau khi thực hiện cách lặp lại tiêu đề trong excel, bạn có thể xem trước kết quả bằng cách nhấn Print Preview. Bạn sẽ thấy rằng các tiêu đề của bảng đã được hiển thị ở mỗi trang khi in. Bạn có thể điều chỉnh kích thước, vị trí và số lượng trang in theo ý muốn. Hy vọng những chia sẻ bên trên của chúng tôi sẽ giúp quá trình in ấn của bạn thêm thuận lợi. Chúc bạn học và thực hành Word thuận lợi. Đồng thời đừng bỏ lỡ khóa học excel online duy nhất trên Unica ngay hôm nay bạn nhé.
31/01/2023
3725 Lượt xem
Cách sử dụng Goal Seek trong Excel đơn giản và nhanh chóng
Cách sử dụng Goal Seek trong Excel đơn giản và nhanh chóng Excel là một phần mềm hữu ích cho việc tính toán, phân tích và xử lý dữ liệu. Trong Excel, có nhiều công cụ và chức năng hỗ trợ người dùng giải quyết các bài toán khác nhau. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về goal seek trong excel, một công cụ giúp người dùng tìm ra giá trị của một biến để đạt được mục tiêu mong muốn. Goal Seek trong Excel là gì? Hàm goal seek là gì? Goal Seek trong Excel là một công cụ giúp bạn tìm ra giá trị cần thiết để đạt được kết quả mong muốn. Đây là cách hoạt động của Goal Seek: - Bạn có một mục tiêu cụ thể: Đầu tiên, bạn cần xác định một mục tiêu mà bạn muốn đạt được trong một tế bào cụ thể. Ví dụ, bạn muốn biết giá trị của một ô cần là bao nhiêu để một ô khác có giá trị cụ thể. - Xác định ô mục tiêu và ô nguồn: Bạn cần chỉ định ô chứa công thức mục tiêu và ô chứa giá trị cần thay đổi để đạt được mục tiêu. - Chọn Goal Seek: Vào tab "Data" trên thanh công cụ Excel, chọn "What-If Analysis" và sau đó chọn "Goal Seek". - Cài đặt Goal Seek: Trong hộp thoại Goal Seek, bạn sẽ thấy các tùy chọn sau: + Set Cell: Đây là ô mà bạn muốn thay đổi để đạt được mục tiêu. + To Value: Đây là giá trị bạn muốn đạt được trong ô mục tiêu. + By Changing Cell: Đây là ô mà bạn muốn thay đổi để đạt được mục tiêu. Goal Seek trong Excel là một công cụ giúp bạn tìm ra giá trị cần thiết để đạt được kết quả mong muốn - Chạy Goal Seek: Sau khi bạn đã cài đặt các thông số, nhấn nút "OK". Excel sẽ cố gắng điều chỉnh giá trị trong ô "By Changing Cell" để đạt được giá trị mục tiêu mà bạn đã xác định. Goal Seek rất hữu ích khi bạn muốn biết giá trị nào sẽ làm cho một công thức khác đạt được kết quả mong muốn, và bạn không biết giá trị đó trước. >>> Tất cả đều có trong cuốn sách "HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH EXCEL TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO" [blog_custom:2] [trial-btn-v4[link=https://unica.vn/order/step1?id=2851&quantity=1][text=ĐĂNG KÝ MUA NGAY][color=#ffffff][width=275px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]] Ứng dụng của goal seek trong excel Công cụ goal seek có thể được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực và bài toán khác nhau như: - Tính toán điểm thi: Bạn có thể sử dụng Goal Seek để tìm ra điểm số cần thi để đạt được điểm trung bình mong muốn, hoặc để biết bạn cần bao nhiêu điểm ở các môn khác để duy trì điểm trung bình hiện tại. - Tính toán tài chính: Bạn có thể sử dụng Goal Seek để tính ra số tiền cho vay, lãi suất, số kỳ trả nợ, số tiền trả hàng tháng, hoặc số tiền tiết kiệm để đạt được mục tiêu tài chính. - Tối ưu hóa sản xuất: Bạn có thể sử dụng Goal Seek để tìm ra số lượng sản phẩm, chi phí sản xuất, giá bán, hoặc lợi nhuận để đạt được mục tiêu sản xuất. Goal Seek có thể được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực và bài toán khác nhau Tổng quan công thức Goal seek trong Excel Để sử dụng Goal Seek trong Excel, bạn cần có một công thức liên kết giữa biến đầu vào và biến đầu ra. Công thức này có thể là một hàm Excel hoặc một công thức do bạn tự nhập. Công thức này phải có ít nhất một ô có thể thay đổi giá trị để ảnh hưởng đến kết quả. Sau khi có công thức, bạn cần xác định ba thông số sau: - Set cell: Ô chứa kết quả mong muốn (biến đầu ra). - To value: Giá trị mong muốn của kết quả. - By changing cell: Ô chứa giá trị cần tìm (biến đầu vào). Sau khi nhập các thông số này, Goal Seek sẽ tự động thay đổi giá trị của ô By changing cell cho đến khi ô Set cell đạt được giá trị To value. Công thức Goal Seek trong Excel >> Xem thêm: Hướng dẫn cách quy đổi tỷ giá trong Excel chi tiết nhất Cách dùng Goal Seek trong Excel Để sử dụng Goal Seek trong Excel, bạn có thể làm theo các bước sau: 1. Sử dụng Goal Seek để tìm ra điểm số cần đạt Ví dụ: Cho bảng dữ liệu 1: Yêu cầu: Dùng Goal Seek tìm ra số điểm cần đạt để lên lớp. Cách sử dụng goal seek trong excel: - Bước 1: Chon thẻ Data rồi chọn What-If Analysis. Chọn What-If Analysis - Bước 2: Chọn Goal Seek… từ menu thả xuống. Chọn Goal Seek… - Bước 3: Trong hộp thoại Goal Seek, bạn nhập các dữ liệu như sau: + Set cell: Ô chứa công thức tính toán của bài toán, ví dụ công thức tính điểm vượt qua lớp trong ô C12 (Ô được nhập vào phải là công thức thì Goal Seek mới chấp nhận). + To value: Nhập giá trị kết quả mong muốn, ví dụ điểm để vượt qua lớp là 6.8. + By changing cell: Đây là ô nơi Goal Seek sẽ đưa ra giá trị cần để đạt được kết quả vừa nhập vào ô To value, ví dụ điểm môn GDCD cần đạt được trong ô C11. Chỉnh thông số trong hộp thoại Goal Seek - Bước 4: Nhấn OK, Goal Seek trả về kết quả như sau: 2. Sử dụng goal seek trong excel để tính ra số tiền cho vay Ví dụ: Cho bảng dữ liệu: Yêu cầu: Sử dụng Goal Seek để tìm ra số tháng vay cụ thể với khoản trả góp hàng tháng là 3.500.000 đồng. Cách làm: - Bước 1: Chon thẻ Data rồi chọn What-If Analysis. Chọn What-If Analysis - Bước 2: Chọn Goal Seek… từ menu thả xuống. Chọn Goal Seek… - Bước 3: Ở hộp thoại Goal Seek, bạn nhập các dữ liệu như sau: + Set cell: C6. + To value: 3.500.000 đồng/tháng. + By changing cell: C3. Điều chỉnh thông số - Bước 4: Goal Seek sẽ thực hiện tính toán, phân tích và đưa ra kết luận với khả năng trả góp 3.500.000 đồng/tháng, bạn có thể chọn thời hạn vay là 358 tháng. Kết quả tính 3. Tính chính xác của Goal Seek trong Excel Ví dụ: Dùng Goal Seek để tìm giá trị đầu vào sao cho kết quả sau khi bình phương là 100 Cách làm: - Bước 1: B1 là bình phương của A1. Giữ liệu ban đầu - Bước 2: Sử dụng Goal Seek để tìm ra giá trị đầu vào để có được kết quả bình phương là 25.  Ở hộp thoại Goal Seek, chỉnh sửa thông số như sau: - Bước 3: Nhấn OK, Goal Seek sẽ trả về kết quả gần đúng như sau: - Bước 4: Chọn File > Tìm và chọn Options. Chọn Options - Bước 5: Chọn Formulas, dưới mục Calculation options, bạn giảm giá trị của Maximum Change bằng cách thêm vào vài số 0, so với giá trị mặc định vốn có là 0,001. Nhấn OK. Giảm giá trị của Maximum Change - Bước 6: Lặp lại thao tác dùng Goal Seek một lần nữa, Excel sẽ trả về kết quả chính xác như sau: Những điều bạn cần biết về hàm goal seek excel Goal Seek là một công cụ hữu ích trong Excel, nhưng cũng có một số điều bạn cần lưu ý khi sử dụng nó: - Goal Seek chỉ có thể thay đổi giá trị của một ô duy nhất. Nếu bạn muốn thay đổi giá trị của nhiều ô, bạn có thể sử dụng Solver, một công cụ khác trong Excel. - Goal Seek chỉ có thể tìm ra một giá trị duy nhất cho biến đầu vào. Nếu có nhiều giá trị thỏa mãn biến đầu ra, Goal Seek sẽ trả về một giá trị ngẫu nhiên. Bạn có thể thử thay đổi giá trị ban đầu của biến đầu vào để xem các giá trị khác nhau. - Goal Seek không đảm bảo tìm ra được giá trị chính xác cho biến đầu vào. Nếu công thức của bạn quá phức tạp hoặc không liên tục, Goal Seek có thể không hội tụ được đến giá trị mong muốn. Bạn có thể kiểm tra kết quả của Goal Seek bằng cách nhập lại công thức với giá trị tìm được và xem có khớp với biến đầu ra không. Những điều bạn cần biết về Goal Seek Tổng kết Trong bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu về Goal Seek, một công cụ trong Excel giúp người dùng tìm ra giá trị của một biến đầu vào để đạt được giá trị mong muốn của một biến đầu ra. Chúng ta đã xem xét các ứng dụng, công thức, và cách dùng của Goal Seek trong các ví dụ thực tế. Chúng ta cũng đã biết về những điều cần lưu ý khi sử dụng Goal Seek. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và áp dụng được Goal Seek trong Excel một cách hiệu quả. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi. >> Xem thêm: 5 Cách tính tổng trong excel đơn giản nhất
30/01/2023
2736 Lượt xem
Cách hiện thanh công cụ trong Excel đơn giản nhất
Cách hiện thanh công cụ trong Excel đơn giản nhất Làm thế nào để có thể hiện thanh công cụ trong Excel trong trường hợp thanh công cụ đã bị ẩn. Mời bạn đọc tìm hiểu cách giải quyết vấn đề này trong Excel thông qua nội dung bài viết của Unica nhé.  1. Thanh công cụ trong Excel là gì? Quick Access Quick Access Toolbar là thanh công cụ trong Excel mà ở đó chúng chứa các nút lệnh tùy biến giúp người dùng có thể chọn nhanh trong giao diện của các ứng dụng Microsoft, trong đó có Excel. Ribbon Thanh Ribbon chứa toàn bộ các lệnh hiệu chỉnh như xử lý dữ liệu, bảng tính, công thức. Nó bao gồm các Tab và các nút lệnh trong Tab, chẳng hạn như tab Home, Insert, Page Layout.  2. Mục đích của việc ẩn/hiện thanh công cụ trong Excel Việc ẩn thanh công cụ trong Excel sẽ giúp người dùng có được những khoảng trống trong Excel rộng rãi hơn, do vậy việc thực hiện các thao tác cũng trở nên đơn giản, dễ nhìn hơn.  Việc hiện thanh công cụ trong Excel là bắt buộc nếu bạn muốn thực hiện các thao tác dễ dàng hơn, chẳng hạn như in đậm, in nghiêng, tô màu, chèn ảnh.  3. Cách hiện thanh công cụ trong Excel với phiên bản 2007, 2010, 2013, 2016 Dùng phím tắt để hiển thị thanh công cụ Nếu bạn muốn ẩn thanh công cụ, bạn chỉ cần nhấn tổ hợp phím Ctrl + F1. Để hiển thị thanh công cụ, bạn nhấn tổ hợp phím này lại lần nữa là hoàn thành.  Thao tác bằng chuột để hiện thanh công cụ - Để ẩn thanh công cụ, bạn Click chuột liên tiếp 2 lần vào 1 Tab bất kỳ trên thanh Ribbon là được.  - Để hiện thanh công cụ, bạn chỉ cần nhấn thêm 2 lần nữa là được.  Dùng lệnh có sẵn để hiện thanh công cụ Phiên bản Excel 2007 Nhấp chuột vào vị trí bất kỳ trên thanh công cụ -> chọn Minimize the Ribbon để ẩn thanh công cụ.  Để hiện thanh công cụ, bạn nhấn chuột phải vào Tab -> chọn Minimize the Ribbon.  Phiên bản Excel 2010 trở đi Nhấp chuột vào vị trí bất kỳ trên thanh công cụ -> chọn Collapse the Ribbon để ẩn thanh công cụ.  Nếu muốn hiện thanh công cụ, bạn nhấn chuột phải vào thanh Tab -> chọn Collapse the Ribbon là được.  4. Cách hiện thanh công cụ trong Excel tự động Bạn chỉ cần nhấp chọn mũi tên hướng lên ở góc trên cùng bên phải -> sau đó chọn các tùy chọn như sau: - Auto-hide Ribbon: Tự động ẩn thanh Ribbon khi không sử dụng - Show Tabs: Chỉ hiện thanh Tab - Show Tabs and Commands: Hiện tất cả thanh Tab và thanh Command.  5. Hiện thanh công cụ trong Excel với phiên bản 2003 Phiên bản 2003 có tất cả 3 phiên bản là: Standard Toolbar, Formatting Toolbar và Drawing Toolbar. Do chưa tối ưu được hết các thanh công cụ nên bạn không thể ẩn chúng. 6. Hiện thanh công cụ trong Excel với phiên bản Microsoft Office 365 - Bước 1: Click vào trang đầu của Excel. - Bước 2: Nhấn vào biểu tượng ghim để hiện thanh công cụ.  7. Tổng kết Như vậy thông qua bài viết trên, Unica đã cùng bạn tìm hiểu về cách hiện thanh công cụ trong Excel từ những thao tác vô cùng đơn giản. Nếu bạn muốn học Excel hiệu quả thì có thể tham khảo các khóa học Excel Online cơ bản trên Unica để tự tin nâng cao kỹ năng cho mình. Cảm ơn và chúc các bạn thành công!
30/01/2023
101 Lượt xem
Hướng dẫn cách sửa định dạng số trong Excel
Hướng dẫn cách sửa định dạng số trong Excel Trong quá trình làm việc với Excel, có một vài phép tính được thực hiện nhưng không chính xác. Nguyên nhân là do chúng ta nhập sai số hoặc định dạng số không chính xác. Vậy làm thế nào để có thể sửa định dạng số trong Excel. Mời bạn đọc tìm hiểu nội dung chi tiết thông qua bài viết.  Cách sửa lỗi định dạng số trong Excel 1. Lỗi không định dạng được số là gì? Khi số liệu của bạn bị sai về phần định dạng thì chúng được xác định là lỗi không định dạng được số. Lỗi này sẽ gây khó khăn trong quá trình thực hiện các phép tính hoặc công thức. Hệ lụy là chúng dẫn đến lỗi #Value! khi thực hiện một hàm nào đó. 2. Nguyên nhân gây ra lỗi không định dạng được số Nguyên nhân chủ yếu có thể là do tính năng của Format Cells của Excel được cài sẵn với định dạng không phải là số.  Ngoài ra, lỗi không định dạng được số là do trong công thức có chứa các dữ liệu liên quan đến % hay phần thập phân. Hoặc có một vài trường hợp lẫn lộn giữa dữ liệu ngày tháng trong các con số.  Nguyên nhân cuối cùng là trong thao tác nhập dữ liệu, ngoài số còn có các ký tự đặc biệt khác. Từ đó Excel nhầm tưởng đó là Text chứ không phải là số (Number). 3. Cách phát hiện ra lỗi định dạng số Sử dụng công cụ AutoFilter Công cụ AutoFilter được sử dụng để lọc các giá trị lỗi với 2 tính năng như sau: - Dữ liệu kể cả số âm, không chỉ bắt đầu từ 0 sẽ được sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn. - Ký tự không không phải số sẽ được sắp xếp ở cuối danh sách.  Ví dụ: Sử dụng công cụ AutoFilter để lọc dữ liệu bị sai trong cột Lương.  - Bước 1: Dùng chuột bôi đen toàn bộ dữ liệu -> chọn Data -> chọn Sort & Filter -> chọn Filter.  - Bước 2: Chọn cột Lương -> lúc này sẽ có một bảng dữ liệu số hiện số hiện ra theo thứ tự từ thấp đến cao. Số không được sắp xếp theo đúng thứ tự tăng dần nghĩa là số đó đang bị lỗi về định dạng.  Phát lỗi lỗi định dạng số nhờ dữ liệu số có thể tính toán Trong trường hợp bạn thực hiện các phép tính với dữ liệu số, nếu kết quả trả về lỗi #Value thì có nghĩa là định dạng bạn đang sử dụng không phải Number và không thể thực hiện tính toán.  4. Cách sửa lỗi định dạng số trong Excel Thống nhất về định dạng dữ liệu - Bước 1: Trong bảng dữ liệu cho sẵn, bạn bôi đen cột Lương -> chọn Home -> mở hộp thoại Format Cells bằng cách nhấn vào mũi tên chéo xuống.  - Bước 2: Trong giao diện cửa sổ Format Cell -> chọn Number. Tiếp theo bạn thực hiện các tùy chỉnh như sau: + Decimal Places: Chỉnh sửa phần số thập phân sau dấu phẩy. + Tích vào ô Use 1000 separator để hiển thị dấu phân cách hàng ngàn.  Lưu ý: Đối với kiểu dữ liệu Currency hay Accounting thì bạn cần thực hiện như hình.  - Bước 3: Nhấn OK để kiểm tra lại định dạng số trong Excel. Trong ví dụ này, lỗi định dạng sai là 5 2, nhiệm vụ của bạn là phải nhập lại số đó.  Dùng hàm Value để sửa lỗi Ví dụ: Cho bảng dữ liệu sau, ở F9 bạn muốn điền số 52. Tuy nhiên bạn đang để định dạng Text, bạn muốn đổi thành Number để phục vụ cho thao tác tính toán. Bạn có thể thực hiện như sau: - Bước 1: Copy toàn bộ File Excel sang một Sheet khác để tránh làm mất dữ liệu khi chỉnh sửa. - Bước 2: Mở hộp thoại Replace bằng cách nhấn Ctrl + H -> trong ô Find What nhập dấu phẩy -> trong Replace With thì để trống -> nhấn vào Replace all để xóa toàn bộ dấu phẩy trong dữ liệu số -> Bạn có thể lặp lại thao tác với các dấu khác.  - Bước 3: Ở các định dạng khác, bạn áp dụng cú pháp hàm =VALUE(giá trị cần chuyển đổi sang số) -> nhấn Enter để nhận kết quả.  - Bước 4: Sau khi hoàn thành bước 3, dữ liệu ở ô F9 đã được đổi thành NUMBER.  - Bước 5: Copy toàn bộ dữ liệu đã chuyển đổi -> nhấn chuột vào vị trí đầu tiên của cột Lương -> chọn Home -> chọn Paste để dán -> chọn kiểu Value -> nhấn OK để dán dữ liệu số.  Kết quả sau khi hoàn thành là dữ liệu cột Lương đã chuyển thành định dạng Number.  5. Tổng kết Thông qua nội dung bài viết trên, Unica đã cùng bạn tìm hiểu về cách sửa định dạng số trong Excel từ những thao tác vô cùng đơn giản. Nếu bạn muốn học Excel Online hiệu quả thì nhất định không nên bỏ lỡ những kiến thức này. Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo các khóa học tin học văn phòng Online trên Unica để học Word, Excel, Powerpoint nhằm phục vụ cho công việc của mình.  Cảm ơn và chúc các bạn thành công!
30/01/2023
104 Lượt xem
Quy định Luật thuế thu nhập cá nhân mới nhất năm 2023
Quy định Luật thuế thu nhập cá nhân mới nhất năm 2023 Với bất kỳ người lao động nào thì luật thuế thu nhập cá nhân cũng được rất nhiều người quan tâm. Đặc biệt là trong cách tính thuế thu nhập cá nhân như thế nào và mức đóng thuế ra sao thì hãy cùng Unica tìm hiểu cụ thể trong bài viết này nhé. Tổng quan về thuế thu nhập cá nhân  Thuế thu nhập cá nhân là gì? Thuế thu nhập cá nhân được hiểu là khoản tiền trích ra từ phần thu nhập hàng tháng của người lao động để đóng cho cơ quan Thuế nộp vào ngân sách của nhà nước. Với những người lao động có mức thu nhập chưa đến mức thu nhập quy định cần đóng thuế thì không phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế TNCN. Người lao động có người thân phụ thuộc sẽ được miễn giảm trừ thuế TNCN theo quy định của pháp luật. Do đó người có thu nhập càng cao thì mức thuế thu nhập cá nhân phải đóng cũng sẽ càng lớn. Tổng quan luật thuế thu nhập cá nhân Vai trò của thuế thu nhập cá nhân - Là nguồn thu quan trọng trong tổng thu của ngân sách nhà nước. Tiến trình tự do hóa thương mại làm cho thu nhập của nhà nước từ thuế XNK cũng bị giảm đáng kể, nhu cầu về chỉ tiêu tăng và điều kiện chức năng của nhà nước ngày càng lớn. - Đóng thuế thu nhập cá nhân sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng nền kinh tế đồng thời thu hút nguồn nhân lực, đảm bảo đảm tính cạnh tranh trong khu vực. - Điều chỉnh kinh tế của nhà nước giống như một công cụ điều tiết vĩ mô, thông qua chính sách ưu đãi sẽ giúp người dân có định hướng tốt hơn trong tiêu dùng và đầu tư. - Còn làm giảm thiểu chênh lệch thu nhập và tầng lớp. Tại Việt Nam vẫn còn sự phân biệt giữa thu nhập của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là những cá nhân làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam chiếm tỷ lệ nhỏ trong dân số nhưng lại có nguồn thu nhập lớn hơn so với người dân. Quy định khi đóng thuế thu nhập cá nhân Việc đóng thuế TNCN sẽ có những quy định đối với từng đối tượng và trường hợp cụ thể và rõ ràng như sau: Các đối tượng đóng thuế thu nhập cá nhân Điều 2 Luật Thuế TNCN được ban hành và sửa đổi năm 2012 có quy định về các đối tượng phải nộp thuế TNCN như sau: Đối tượng 1: Cá nhân cư trú Nhóm người lao động có nhà hoặc thuê nhà thường xuyên tại Việt Nam theo quy định của pháp luật và có thời hạn thuê phải trên 183 ngày trong năm tính thuế hoặc cá nhân có nơi ở thường xuyên tại  Việt Nam tính từ 183 ngày trở lên trong một năm hoặc 12 tháng kể từ lúc có mặt ở Việt Nam. Đối với các cá nhân cư trú thì có 2 trường hợp cần thực hiện đóng thuế thu nhập cá nhân đó là: - Cá nhân tiến hành ký kết hợp đồng lao động trong vòng 03 tháng trở lên - Cá nhân thực hiện ký kết hợp đồng lao động dưới 03 tháng hoặc không ký hợp đồng lao động Đối tượng 2: Gồm các cá nhân không cư trú Nhóm người không đủ điều kiện đáp ứng thành cá nhân cư trú thì được xác định vào nhóm đối tượng cá nhân không cư trú. Cá nhân không cư trú sẽ là những người nước ngoài đến Việt Nam sống và làm việc. Quy định đóng thuế thu nhập cá nhân Căn cứ pháp lý về đóng thuế TNCN - Luật Thuế TNCN vào năm 2007 - Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế thu nhập cá nhân trong năm 2012 - Thông tư 111/2013/TT-BTC - Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 Hướng dẫn tính thuế thu nhập cá nhân mới nhất năm 2023 Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với các cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú sẽ khác nhau cụ thể như sau: Tính thuế TNCN đối với cá nhân cư trú Trường hợp 1: Tính thuế TNCN đối với các cá nhân cư trú có hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên và có nguồn thu nhập từ tiền công, tiền lương Công thức áp dụng để tính thuế TNCN như sau: (1): Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất. (2): Thu nhập tính thuế = Thu nhập phải chịu thuế – các khoản giảm trừ. (3): Thu nhập chịu thuế = Tổng tiền lương nhận được – Các khoản miễn thuế. Sử dụng công thức trên theo thứ tự (1) (2) (3) để tính thuế thu nhập cá nhân theo các bước sau: Bước 1: Tính toán tổng thu nhập cá nhân đến từ nguồn tiền lương, tiền công. Bước 2: Tính các khoản được miễn thuế   Những khoản thu nhập từ tiền lương của cá nhân được miễn thuế đó là: - Khoản tiền lương tăng ca ngoài giờ, làm việc ban đêm thường có mức lương cao hơn trong giờ hành chính. - Thu nhập của công dân Việt Nam làm việc cho hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế hoặc làm việc tại các hãng tàu nước ngoài. Bước 3: Tính toán khoản thu nhập phải chịu thuế theo công thức số (3) Bước 4: Các khoản giảm trừ  Các khoản được giảm trừ theo quy định bao gồm: - Giảm trừ gia cảnh với cá nhân nộp thuế ở mức 123 triệu đồng/năm tương đương với 11 triệu đồng/tháng còn người phụ thuộc là 4.4 triệu đồng/tháng. - Giảm trừ những khoản đóng tiền tự nguyện gồm có: tiền đóng bảo hiểm,  tiền từ thiện, khuyến học hoặc đóng góp quỹ nhân đạo và hưu trí. Bước 5: Tính phần thu nhập tính thuế (2) Bạn sẽ áp dụng bảng biểu thuế lũy biến từng phần đối với người có thu nhập từ tiền lương, tiền công hoặc kinh doanh ở mục “mức đóng thuế thu nhập cá nhân”. Sau khi đã biết được thu nhập tính thuế và thuế suất, áp dụng công thức tính số (1) sẽ ra được số tiền thuế thu nhập cá nhân cần phải đóng. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng phương pháp rút gọn bằng cách tính “thu nhập tính thuế” và dựa vào bảng dưới đây để tính ra mức thuế TNCN cần phải đóng. Trường hợp 2: Tính thuế TNCN với cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký kết hợp đồng lao động dưới 03 tháng. Căn cứ vào điểm i khoản 1 Điều 25 theo Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định đối với các cá nhân cư trú ký kết hợp đồng lao động dưới 03 tháng hoặc không ký kết hợp đồng lao động có mức thu nhập dưới 2.000.000 đồng/tháng thì không phải chịu thuế với mức 10%. Cá nhân cư trú đã ký kết hợp đồng lao động dưới 03 tháng hoặc không ký kết hợp đồng lao động có mức thu nhập từ tiền lương, tiền công trên 2.000.000 đồng/tháng đều sẽ phải khấu trừ 10%. Công thức tính thuế thu nhập cá nhân cho trường hợp này là: Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 10% x Tổng thu nhập trước khi trả Tính thuế thu nhập cá nhân với cá nhân cư trú Tính thuế TNCN với các cá nhân không cư trú Theo quy định của pháp luật thì cá nhân không cư trú sẽ không được tính khoản giảm trừ gia cảnh cho nên chỉ cần có mức thu nhập lớn hơn 0 đều phải chịu mức khấu trừ thuế thu nhập cá nhân là 20%. Những khoản mà nhóm đối tượng cá nhân không cư trú được giảm chính là khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí hoặc đóng góp khuyến học, làm thiện nguyện. Công thức tính thuế thu nhập cá nhân cho cá nhân không cư trú:   Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 20% x Thu nhập chịu thuế Trong đó: Khoản thu nhập chịu thuế sẽ bao gồm tiền công, tiền lương và những khoản thu khác mà cá nhân nộp thuế nhận trong kỳ tính thuế. Quy định Luật thuế thu nhập cá nhân 1. Việc thu, nộp thuế thu nhập cá nhân đối với sĩ quan, hạ sĩ quan hoặc các công chức, viên chức và nhân viên hưởng lương trong Công an nhân dân được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư liên tịch số 206/2013/TTLT-BTC-BCA. 2. Việc thu nộp thuế thu nhập cá nhân với các sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, cán bộ, công chức cùng viên chức và nhân viên hưởng lương thuộc Bộ Quốc phòng được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư liên tịch 212/2013/TTLT-BTC-BQP. 3. Giãn thời hạn nộp thuế thu nhập cá nhân vào năm 2009 đã được hướng dẫn cụ thể tại Công văn 1823/BTC-TCT. 4. Miễn thuế thu nhập cá nhân năm 2009 theo Nghị quyết số 32/2009/QH12 được hướng dẫn ở Thông tư 160/2009/TT-BTC. Việc miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân năm 2011 với một số đối tượng theo Nghị quyết 08/2011/QH13 được quy định chi tiết tại Nghị định số 101/2011/NĐ-CP và Thông tư 154/2011/TT-BTC. Ngoài ra việc miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân năm 2011 đối với một số đối tượng dựa theo Nghị quyết 29/2012/QH13 đã được quy định tại Điều 3, Điều 4 thuộc Nghị định 60/2012/NĐ-CP và Chương III Thông tư 140/2012/TT-BTC. Thêm nữa quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2013 được hướng dẫn tại Công văn 336/TCT-TNCN trong ngày 24/01/2014. Quy định về luật thuế thu nhập cá nhân Quy định về thu nhập được miễn thuế TNCN Dựa vào Điều 4 của luật thuế thu nhập cá nhân thì các loại thu nhập được miễn thuế sẽ bao gồm: - Thu nhập từ việc chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ hoặc mẹ đẻ với con đẻ cùng cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau. - Chuyển nhượng nhà ở cũng như quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất. - Từ phần giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân đã được Nhà nước giao đất. -Từ việc nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ hoặc cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại hay anh, chị, em ruột với nhau. - Thu nhập của mỗi hộ gia đình, các cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường. - Chuyển đổi đất nông nghiệp của các hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để tiến hành sản xuất. - Khoản lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ chính hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. - Thu nhập từ các loại kiều hối. - Phần tiền lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ sẽ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật. - Tiền lương hưu do chính Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả; tiền lương hưu do quỹ hưu trí tự nguyện chi trả vào hằng tháng. Quy định miễn thuế TNCN - Thu nhập từ phần học bổng, bao gồm:  + Học bổng nhận được từ phía ngân sách nhà nước.  + Học bổng từ các tổ chức trong nước và ngoài nước theo chương trình hỗ trợ khuyến học. - Việc bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ hay khoản tiền bồi thường tai nạn lao động cùng khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật. - Nhận từ quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo và không nhằm mục đích lợi nhuận. - Nguồn viện trợ nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhân đạo dưới của hình thức chính phủ và phi chính phủ được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. - Thu nhập từ chính tiền lương, tiền công của thuyền viên người Việt Nam làm việc cho các hãng tàu nước ngoài hoặc hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế. - Cá nhân là chủ tàu và có quyền sử dụng tàu cũng như cá nhân làm việc trên tàu từ hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp phục vụ hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản xa bờ. Tổng kết Hy vọng rằng thông qua bài viết này các bạn đã nắm được chính xác luật thuế thu nhập cá nhân mới nhất. Từ đó có thể áp dụng và thực hiện theo các quy định cụ thể và rõ ràng trong quá trình kê khai và nộp thuế.
30/01/2023
1406 Lượt xem