Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Support

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn
Ngoại Ngữ Kinh Doanh Thiết Kế Kỹ Năng Lập Trình & CNTT Sức Khoẻ Và Làm Đẹp Marketing Tin Học Văn Phòng Phong Cách Sống Hôn Nhân Và Gia Đình Tài Chính Kế Toán Âm Nhạc Nhiếp Ảnh Và Video Sách Hay Nên Đọc Sales Bán hàng Nuôi dạy con Google sheet Hoạt động Câu chuyện khách hàng Tiếng hàn Tiếng hàn Tiếng Đức Tiếng Hàn Tiếng Trung Tiếng Nhật Tiếng Anh Digital Marketing Quan Hệ Công Chúng Xây Dựng Thương Hiệu Microsoft Google Quản Trị Kinh Doanh Kinh Doanh Online Khởi Nghiệp Quản Trị Nhân Sự Thương Mại Điện Tử Bán Hàng Kế Toán Tài Chính Đầu Tư Thiết Kế Quảng Cáo Thiết Kế Web Thiết Kế Kiến Trúc Thiết Kế Nội Thất Ngoại Thất Thiết Kế Đồ Họa Thiết Kế UI/UX Kỹ Năng Lãnh Đạo Phần Mềm Thiết Kế Kỹ Năng Thuyết Trình Kỹ Năng Giao Tiếp Kỹ Năng Đàm Phán Kỹ Năng Phỏng Vấn Xin Việc Kỹ Năng Quản Lý Thời Gian Kỹ Năng Học Tập - Ghi Nhớ Cơ Sở Dữ Liệu Ngôn Ngữ Lập Trình Mạng Và Bảo Mật Yoga Thiền Định Massage Fitness - Gym Dinh Dưỡng Và Ăn Kiêng Sức Khỏe Tinh Thần Thể Thao Nghệ Thuật Nghệ Thuật Làm Đẹp Ẩm Thực Đồ Uống Phương Pháp Bí Truyền Tình Yêu Đời Sống Vợ Chồng Làm Cha Mẹ Nhạc Cụ Thanh Nhạc Sản Xuất Nhạc Chụp Ảnh Dựng Phim Biên Tập Video Sửa Chữa Và Chế Tạo Viết Nội Dung Thiết Kế Khác Nguyên Lý Marketing Phát Triển Web Phát Triển Ứng Dụng Di Động Kỹ Năng Khác Du Lịch Phong Cách Sống Khác Trí Tuệ Nhân Tạo Ngoại Ngữ Khác Âm Nhạc Khác Tin Học Văn Phòng Khác

Ngoại Ngữ

Cách xử lý những câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh “đỉnh” nhất (Phần 1)
Cách xử lý những câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh “đỉnh” nhất (Phần 1) Kỹ năng phỏng vấn tốt là một điểm cộng lớn trong mắt nhà tuyển dụng, đặc biệt, với những bạn trẻ vừa ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm. Vậy, đâu là cách xử lý những câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh “đỉnh” nhất, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!  1. How would you describe yourself?  (Hãy miêu tả đôi nét về bản thân bạn đi nào?) Đồng nghĩa với câu hỏi đó, nhiều nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn bằng những câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh mang nghĩa cầu khiến như: Tell me a little about yourself (Hãy nói cho tôi một chút về bản thân bạn đi). Phần giới thiệu có vẻ khá đơn giản với mọi người vì chúng ta đã làm quen khi còn ở trường học. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng khó tính không sẵn thời gian chỉ để nghe bạn nói những chi tiết vụ vặt như:  “My name is Linh. I was born in Vinh Phuc. I’m 23 year olds. I love playing game and sing a song”. (Tên tôi là Linh. Tôi sinh ra ở Vĩnh Phúc. Năm nay tôi 23 tuổi. Tôi yêu thích chơi game và hát hò). Nếu bạn là nhà tuyển dụng, chắc chắn bạn không muốn quan tâm những điều đó về ứng viên của mình phải không. Mà điều nhà tuyển dụng quan tâm nhất là kiến thức, kỹ năng và định hướng phát triển nghề nghiệp của bạn. Tell me about yourself: Nói nhanh về bản thân bạn cho chúng tôi Ví dụ: “Currently, I have been working as a human resource for a multinational corporation for 3 years. My main job is managing personnel, looking for candidates for other parts of the company”. (Hiện tại, tôi đang làm vị trí nhân sự của một tập đoàn đa quốc gia trong vòng 3 năm. Công việc chính của tôi là quản lý nhân sự, tìm kiếm ứng viên cho các bộ phận khác của công ty). Chúng ta có thể so sánh 2 cách giới thiệu trên và thấy rõ ràng, cách giới thiệu thứ 2 chắc chắn sẽ gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng hơn. 2. What kind of qualifications do you have?  (Bạn có những bằng cấp gì?) Câu trả lời đã có hết trong CV, tuy nhiên nhiều nhà tuyển dụng vẫn muốn hỏi lại bạn. Trong trường hợp đó, để tiết kiệm thời gian bạn cần trả lời ngắn gọn nhưng súc tích. Ví dụ: - I graduated with a major in technology from Hanoi Polytechnic University. (Tôi tốt nghiệp chuyên ngành công nghệ của đại học bách khoa Hà Nội). - I own a master's degree in economics from New York University. (Tôi sở hữu tấm bằng thạc sĩ kinh tế của Đại học New York). 3. Why did you leave your last job?  (Tại sao bạn lại rời bỏ công việc trước đó?) Nếu bạn là người lần đầu đi xin việc thì việc xử lý những câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh dạng này sẽ khá lúng túng.  Bạn sẽ khá lúng túng khi được hỏi tại sao lại nghỉ việc Với những bạn chưa đi làm thì bạn có thể yêu cầu nhà tuyển dụng bỏ qua. Còn  nếu bạn đã có kinh nghiệm làm việc từ trước thì việc các nhà tuyển dụng tìm hiểu lý do bạn nghỉ việc là cần thiết và bạn bắt buộc phải trả lời. Trong những trường hợp đó, bạn cần khốn khéo lựa chọn cách trả lời để ghi điểm tuyệt đối nhé! Họ chỉ quan tâm lý do bạn nghỉ việc là bị sa thải, tự nghỉ hay cắt giảm nhân lực.  Lưu ý nhỏ, bạn tuyệt đối không được nói xấu sếp cũ và công ty cũ vì điều này sẽ làm bạn có cái nhìn không thiện cảm trong mắt nhà tuyển dụng. Còn nếu bạn rơi vào tình trạng bị công ty đuổi việc thì khi đó bạn chính là đối tác mới của công ty đang phỏng vấn. Hãy mạnh dạn trao đổi với họ về khả năng làm việc của bạn. Ví dụ:  - I’m looking for new challenges. (Tôi muốn tìm kiếm những thử thách mới). - I’m looking for a job that suits my qualifications. (Tôi đang tìm một công việc phù hợp với trình độ của mình). 4. What are your strenghts and weaknesses?  (Thế mạnh và điểm yếu của bạn là gì?) - Khi nhà tuyển dụng yêu cầu bạn trình bày điểm mạnh có nghĩa là họ muốn biết tất cả những khả năng nổi bật của bạn. Nhưng bạn chỉ trình bày những khả năng liên quan đến công việc mà nhà tuyển dụng cần tìm kiếm. Khi trình bày, bạn không nên dùng một loạt tính từ mô tả tính cách, phẩm chất, hãy dùng những cụm từ thực tế.  Ví dụ như:  + I’m a punctual person. (Tôi là một người đúng giờ). +To be a team player. (Làm việc nhóm tốt). + To be ambitious. (Có tham vọng). Có rất nhiều cách để trả lời những câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh về điểm mạnh của bạn nhưng thời gian phỏng vấn của bạn rất ít, hãy đi vào trọng tâm và kèm thêm những bằng chứng chứng minh. - Đối với điểm yếu, bạn có thể trả lời bằng một số cách chúng tôi gợi ý như sau để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Ví dụ:  Nobody is perfect, neither am I. I was a procrastinator when I was in school. Realizing that, I am gradually improving by completing the assigned work as soon as possible. (Không ai hoàn hảo cả, tôi cũng vậy. Tôi là một người hay trì hoãn khi còn đi học. Nhận ra điều đó, tôi đang dần cải thiện bằng việc hoàn thành công việc được giao sớm nhất). 5. What relevant experience do you have?  (Kinh nghiệm làm việc của bạn như thế nào?) Khi trả lời câu hỏi này, việc đầu tiên bạn khi trả lời là bạn cần đúng ngữ pháp của thì hiện tại hoàn thành hoặc hiện tại hoàn thành tiếp diễn để nói những kinh nghiệm làm việc trước đó của mình. Kể về những kinh nghiệm liên quan đến công việc Ví dụ: - I have been a salesperson in company A for 3 years. (Tôi từng làm vị trí nhân viên kinh doanh ở công ty A trong 3 năm). - I have good interpersonal skills as a director of customer service for 1 year.(Tôi có kỹ năng giao tiếp tốt  khi làm vị trí giám đốc chăm sóc khách hàng trong 1 năm). Kỹ năng nói và đối đáp bằng tiếng Anh được xem là yếu tố quan trọng nhất để nhà tuyển dụng có thể đánh giá khả năng ngoại ngữ cũng như khả năng giao tiếp của bạn. Và đặc biệt, đây là cách tốt nhất giúp bạn có thể truyền đạt ý kiến của mình một cách rõ ràng và chính xác nhất. Đó là lý do mà việc cải thiện kỹ năng phát âm chắc chắn là yếu tố hàng đầu mà bạn không thể bỏ qua để nâng cao vốn tiếng Anh của mình. >> 90% người Việt mắc lỗi này khi học phát âm tiếng Anh >> Cách viết CV xin việc tiếng Anh ấn tượng nhất bạn biết chưa? >> Tuyệt chiêu phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh “hạ gục” nhà tuyển dụng
03/10/2019
403 Lượt xem
Tuyệt chiêu phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh “hạ gục” nhà tuyển dụng
Tuyệt chiêu phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh “hạ gục” nhà tuyển dụng Bạn đang tìm kiếm một công việc? Bạn có khả năng tiếng Anh tốt? Nhưng bạn không thực sự tự tin khi phỏng vấn bằng tiếng Anh. Đừng lo lắng, UNICA sẽ chia sẻ cho bạn cách “hạ gục” nhà tuyển dụng với tuyệt chiêu phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh dưới đây. Chuẩn bị kiến thức thật cẩn thận Sự chuẩn bị kiến thức trước chính là chìa khóa quyết định việc bạn được trúng tuyển hay phải tìm kiếm một nhà tuyển dụng khác. Bạn có thể tìm hiểu về lịch sử và mục tiêu, sứ mệnh, nhân sự của công ty bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt.  Hãy chuẩn bị những câu nói giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh thật lưu loát, trôi chảy. Ngoài ra, một số công ty có thể yêu cầu bạn làm bài kiểm tra các kỹ năng tiếng Anh trong khi phỏng vấn. Dự đoán và trả lời trước những câu hỏi Để  kết quả phỏng vấn thật tốt, đặc biệt là phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh, bạn hãy chuẩn bị cho mình những câu hỏi mà nhà tuyển dụng bạn sẽ đưa ra. Các câu hỏi có thể là:  - How would you describe yourself? (Bạn hãy miêu tả về bản thân mình đi?). - What are your strengths? (Các thế mạnh của bạn là gì?). - Why do you want to work here? (Tại sao bạn lại lựa chọn làm việc tại đây?). Sau khi đặt ra những câu hỏi này, hãy trả lời chúng bằng nhiều cách khác nhau và sẵn sàng nêu được ví dụ áp dụng vào công việc hiện tại. Chuẩn bị thật chắc các câu trả lời khi phỏng vấn Một điều quan trọng, khi phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh đó là bạn chỉ cần quan tâm những từ khóa chính trong câu hỏi, tránh học thuộc lòng các câu trả lời mà bạn tham khảo trên Internet vì như thế cuộc phỏng vấn của bạn sẽ không ấn tượng với nhà tuyển dụng. Nếu bạn cảm thấy khó khăn khi trả lời câu hỏi nhà tuyển dụng đưa ra, đừng ngần ngại yêu cầu người phỏng vấn giải thích lại câu hỏi cho bạn, vì điều đó là hết sức bình thường và thường xuyên xảy ra trong các buổi phỏng vấn. Lỗi sai thường gặp khi giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh Phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh là một thách thức lớn với hầu hết mọi người, đặc biệt với những bạn trẻ vừa tốt nghiệp. Mọi người hay nhầm tưởng rằng nói về bản thân là một phần rất dễ khi phỏng vấn, nhưng thật ra điều đó không phải vậy. Khi bạn giới thiệu về bản thân mình cũng giống như bạn đang “chào hàng” những khả năng mà mình có với nhà tuyển dụng, xem có thuyết phục để lựa chọn bạn hay không?  Tiếng Anh có rất nhiều cấu trúc ngữ pháp cho bạn sử dụng để áp dụng vào cuộc phỏng vấn. Cụ thể, nếu bạn muốn chia sẻ về vị trí làm việc hiện tại, bạn vừa tốt nghiệp, học chuyên ngành gì đó thì có thể sử dụng thì hiện tại đơn. Sau khi giới thiệu ở hiện tại, bạn cần chia sẻ những kinh nghiệm đã làm việc trong quá khứ. Hãy chia sẻ phần này kỹ năng này thật ấn tượng nhé! Sau cùng, dùng thì tương lai đơn để nói về mục tiêu nghề nghiệp nếu bạn được chọn vào vị trí tuyển dụng đó của công ty. >> Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn bằng tiếng Anh - bí kíp ghi điểm tuyệt đối với nhà tuyển dụng Tìm hiểu nhiều mẫu câu hỏi phỏng vấn Trong kỹ năng phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh, việc bạn nắm được mẫu câu hỏi điển hình của nhà tuyển dụng sẽ giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp và trả lời một cách trôi chảy. UNICA sẽ giới thiệu cho bạn một số mẫu câu hay gặp nhất để bạn rèn luyện cách trả lời: Tìm kiếm các mẫu phỏng vấn để trả lời thật tốt - Please introduce yourself? (Hãy giới thiệu đôi nét về bạn?). - Why should we hire you? (Tại sao chúng tôi phải chọn bạn?). - Why do you want to leave your current job? (Tại sao bạn lại bỏ công việc hiện tại của mình?). - How much do you want to get a month here? (Bạn muốn nhận bao nhiêu tiền lương một tháng?). - When are you able to start? (Khi nào bạn có thể bắt đầu làm việc được?). - Tell me about your work experience. (Hãy nói cho tôi về kinh nghiệm làm việc của bạn). - Asking questions for me. (Hãy đặt câu hỏi cho tôi). Phỏng vấn thử Sau khi bạn đã chuẩn bị kỹ lưỡng và tham khảo các mẫu câu sẽ được hỏi trong 1 cuộc phỏng vấn thì hãy luyện tập khả năng nói tiếng Anh với một người bạn của mình nhé! Hoặc bạn có thể tự ghi âm phần phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh của mình và nghe lại xem cách nói chuyện của mình đã thực sự tốt chưa, có cần cải thiện các câu trả lời bằng tiếng Anh hay không? Phỏng vấn thử cùng bạn bè ở nhà trước Ngoài ra bạn cần chú ý đến kỹ năng phát âm chuẩn, tránh phát âm sai, không rõ tiếng. Bởi điều đó sẽ gây khó chịu cho người nghe và chắc chắn bạn sẽ bị trừ điểm với nhà tuyển dụng. Việc đảm bảo bạn thể hiện sự tự tin trong quá trình phỏng vấn sẽ là điểm cộng không hề nhỏ cho bạn. Việc học một ngôn ngữ và áp dụng nó thật tốt vào trong cuộc sống là điều rất quan trọng. Phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh là một trong nhiều cách tích cực để nhà tuyển dụng đánh giá kỹ năng mềm của mỗi ứng viên. UNICA hy vọng, bạn sẽ trau dồi thật tốt các kiến thức ngoại ngữ để phục vụ cho tương lai của mình! >> Bí quyết phát âm tiếng Anh chuẩn như người bản xứ
02/10/2019
1518 Lượt xem
Bật mí cách tự học tiếng Anh hiệu quả giúp thay đổi cuộc đời bạn
Bật mí cách tự học tiếng Anh hiệu quả giúp thay đổi cuộc đời bạn Chào các bạn! Mình là một người bận rộn với công việc và gia đình, do đó việc sắp xếp thời gian học tiếng Anh ở các trung tâm hầu như không thể thực hiện được. Tuy nhiên, tiếng Anh là yếu tố quan trọng cần thiết trong công việc của mình. Vì vậy, mình đã tự tìm cách tự học tiếng Anh hiệu quả và đã rất thành công, bạn hãy tham khảo thêm nhé! Tầm quan trọng của việc học ngôn ngữ toàn cầu Trước khi chia sẻ cho mọi người về cách tự học tiếng Anh hiệu quả nhất, thì mọi người cần biết tầm quan trọng của ngôn ngữ này. Tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất và là ngôn ngữ Quốc tế được sử dụng hầu hết trên các quốc gia. Theo một thống kê của Wiki, tính đến năm 2019 có tới hơn 1.6 tỷ người nói tiếng Anh và con số này con tăng lên nhanh rất nhiều. Ở Việt Nam, tiếng Anh được coi là ngôn ngữ thứ 2 tại các trường học, và là điều kiện đủ để cho các bạn sinh viên ra trường. Bên cạnh đó, học tiếng Anh tốt là điều kiện cần để có một công việc ổn định tại các công ty lớn. Tầm quan trọng của tiếng Anh Nếu tiếng Anh của bạn tốt, bạn sẽ có một điểm cộng lớn với nhà tuyển dụng. Nó như một tấm vé thông hành tặng bạn một công việc và mức lương cao hẳn so với những người không tốt tiếng Anh. Tự học tiếng Anh sao cho hiệu quả không hề khó, chỉ cần bạn tin rằng bản thân mình làm được thì con đường chinh phục tiếng Anh sẽ không còn xa! Cách tự học tiếng Anh hiệu quả nhất Xác định mục tiêu cụ thể Mình là một bà mẹ “bỉm sữa” nên thời gian sau khi đi làm về chỉ chủ yếu tập trung ở nhà, nên không thể đi học các lớp trau dồi tiếng Anh như các bạn khác . Chính vì lý do đó, mình quyết định tìm cách tự học tiếng Anh hiệu quả cho bản thân. Việc học chính của mình là muốn sử dụng thành thạo ngữ pháp và giao tiếp được với người bản xứ, phục vụ cho công việc hiện tại. Với những bạn khác có thể là thi TOEIC, IELTS…. Cần ý chí và lòng quyết tâm Tự học tiếng Anh sẽ khác so với việc bạn đi học tại các trung tâm, cơ sở bên ngoài. Với những người bận rộn, việc này sẽ cảm thấy rất khó và nhanh chóng nản lòng. Nhưng mình đã thử và thành công, chỉ cần bỏ ra mỗi ngày 30 phút tự học tiếng Anh và kiên trì học mỗi ngày, lâu dần tạo thành thói quen tự học vô cùng hiệu quả. Học 10 từ mới mỗi ngày Tùy bản thân mỗi người đặt ra số lượng từ mới phải học mỗi ngày. Với mình, mỗi ngày mình sẽ học 10 từ. Đây là cách tự học tiếng Anh hiệu quả không chỉ áp dụng cho người bận rộn và bất cứ ai cũng có thể học được. Bạn có thể học tranh thủ mọi lúc khi rảnh rỗi, khi ngồi xe, khi nấu cơm hay cả ngày khi đi tắm… đều có thể học được. Hãy lập danh sách từ vựng tiếng Anh mà bạn cần học và nhớ cần ghi rõ cách phát âm, nghĩa và ví dụ sử dụng. >> Cách học từ vựng tiếng Anh siêu tốc - Học nhanh nhớ lâu! Luyện nghe mỗi ngày Đây là nguyên tắc quan trọng khi muốn học được tiếng Anh tốt. Bạn có thể nghe nhạc, nghe audio bằng tiếng Anh, giúp cho việc học trở nên thoải mái, không gây phiền chán, lại giúp bạn thư giãn. Trước khi nghe, bạn hãy đọc qua lời bài hát, lời đoạn văn, hội thoại để hiểu trước nội dung. Khi nghe, bạn cần chuẩn bị một quyển sổ nhỏ và cây bút để note lại cấu trúc và từ mới để giúp cho việc học được ghi nhớ tốt hơn. >> Bí kíp “thần thánh” cải thiện kỹ năng nghe tiếng Anh tuyệt đối Luyện đọc sách báo chuyên ngành thường xuyên Mình là người làm kinh doanh, nên việc mình phải thường xuyên đọc các bài báo kinh tế nước ngoài rất nhiều. Đọc những bài tiếng Anh giúp cho vốn từ vựng chuyên ngành ngày càng được mở rộng, hiểu biết được cách diễn đạt của tiếng Anh chuẩn. Không những thế, nếu luyện đọc thành thạo các sách báo chuyên ngành là một lợi thế khi bạn bắt tay vào công việc và ghi điểm tuyệt đối với Sếp. Luyện nghe tiếng Anh hiệu quả mỗi ngày Luyện nói tiếng Anh trước gương Cách tự học tiếng Anh hiệu quả giúp bạn giao tiếp tốt đó là luyện nói với bản thân trước gương. Đây là cách luyện nói mình đã tổng hợp từ nhiều nguồn bài viết trên các website nước ngoài, nó sẽ giúp bạn nhanh chóng tăng khả năng nói tiếng Anh một cách hiệu quả nhất. Luyện phát âm tiếng Anh trước gương Khi bạn nhìn mình vào gương, bạn hãy nói ra những gì mình suy nghĩ bằng tiếng Anh. Mặc dù bạn không có giáo viên bên cạnh sửa lỗi, nhưng cách này sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn bởi tính chủ động trong phát âm. Khi nhìn trước gương, cách luyện tập này sẽ giúp bạn có thể quan sát được hết cơ mặt, khẩu hình và cách phát âm của miệng. Sau nhiều lần, bạn sẽ điều chỉnh được miệng, lưỡi, biểu cảm để giao tiếp tốt hơn với đối phương. Với bản thân mình, mình chỉ dành ra mỗi ngày 5 phút nói trước gương. Nhìn gương và nói hết ra những gì trong cuộc sống hoặc liên tưởng bản thân đang nói chuyện với đối tác làm ăn…Nhưng các bạn cần nhớ rằng để tự học được tiếng Anh thì phải tư duy bằng tiếng Anh và tập trung việc nói trôi chảy và chính xác. >> Bí quyết phát âm tiếng Anh chuẩn như người bản xứ Đừng bao giờ nói với bản thân rằng mình không có thời gian học tiếng Anh nhé các bạn! Hãy bỏ ra 30 phút để trau dồi kỹ năng nghe nói tiếng Anh mỗi ngày và đừng quên nâng cao các kỹ năng từ vựng, ngữ pháp hay luyện nghe hiệu quả nhất với các khóa học tiếng Anh, giúp bạn cải thiện kỹ năng phát âm, phản xạ khi giao tiếp cũng như chinh phục mọi kỳ thi học thuật nhé. Vừa rồi là cách tự học tiếng Anh hiệu quả của mình, còn bạn thì sao?  Chúc bạn thành công!
02/10/2019
901 Lượt xem
Phương pháp học từ vựng về động vật cực thông minh
Phương pháp học từ vựng về động vật cực thông minh Có bao giờ bạn thắc mắc về tên gọi của những con vật xung quanh mình sẽ được gọi bằng tiếng Anh là gì không? Để nắm thêm được chủ đề hữu ích này, hãy cùng UNICA đi tìm hiểu những từ vựng về động vật cực thú vị ngay thôi nào! Lợi ích của việc học từ vựng về động vật Việc học từ vựng về các động vật sẽ không chỉ mang lại cho bạn sự thoải mái khi học vì được nhìn ngắm các con vật đáng yêu mà còn cho ta thêm những kiến thức, sự hiểu biết thêm về các con vật. Từ những con vật sống hàng ngày xung quanh ta cho đến những loài vật chúng ta chưa từng biết như các loại động vật đã tuyệt chủng. Với trẻ, khi học về từ vựng sẽ giúp cho não bộ trở nên linh hoạt hơn do được kích thích bởi các hình ảnh sinh động và nhiều màu sắc. Bất kể là gì, chúng cũng giúp chúng ta mở mang thêm hiểu biết về thế giới động vật. Từ vựng về động vật tuy đơn đơn giản nhưng rất sinh động Cách học từ vựng về động vật hiệu quả Khi học về các loài động vật tiếng Anh, bạn nên chú ý chia chúng ra thành các nhóm động vật để có thể dễ dàng ghi nhớ chúng hơn: nhóm động vật hoang dã, nhóm thú nuôi, nhóm gia cầm …  Phân chia thành từng nhóm từ vựng Khi học, chúng ta cũng nên gắn từ vựng với hình ảnh của các loại động vật như vậy sẽ dễ dàng ghi nhớ cả từ và hình ảnh thực tế. Hình ảnh cụ thể với những thông tin thú vị về đặc điểm, thói quen sinh hoạt của các loài động vật luôn sẽ khiến chúng ta ngạc nhiên và thú vị khi học từ vựng về động vật. Hình ảnh cụ thể với những thông tin thú vị về đặc điểm Khi học từ vựng tiếng Anh, thay vì ngồi học từ vựng một mình bạn có thể kết hợp  bằng phương pháp học nhóm hoặc học chung với bạn bè. Vì khi ngồi học từ vựng một mình, đầu óc ta phải ghi nhớ một lượng lớn từ vựng và các cấu trúc câu, điều này sẽ khiến chúng ta cảm thấy buồn ngủ, khó tập trung. Nếu như chúng ta tận dụng được khoảng thời gian vừa học vừa chơi bên cạnh bạn bè thì việc học từ vựng sẽ rất nhanh chóng và hiệu quả hơn. Học từng vựng cùng bạn bè để hiệu quả Điều này sẽ giúp cho bạn học từ mới nhanh hơn vì khi có người học cùng, họ sẽ nhắc cho bạn mỗi khi bạn sai và bạn sẽ ấn tượng với đặc điểm thời gian mà mình ghi nhớ từ đó. Việc học từ vựng cùng bạn bè hoặc những người xung quanh sẽ giúp chúng ta nối gần khoảng cách mọi người lại với nhau hơn thay vì là ngồi và lướt điện thoại hay học một mình. Có rất nhiều cách học từ vựng về động vật nhưng dù cách học nào đi chăng nữa cũng đòi hỏi người học phải chủ động trong việc học và đặc biệt phải thực sự kiên nhẫn. UNICA mong rằng, các bạn nên kết hợp nhiều cách học khác nhau để giúp cho việc học chủ đề đơn giản và thú vị hơn. >> 5 chìa khóa từ vựng tiếng Anh đỉnh cao >> Cách học từ vựng tiếng Anh siêu tốc - Học nhanh nhớ lâu >> Cùng con vừa chơi vừa học từ vựng tiếng Anh về bộ phận cơ thể người
02/10/2019
3993 Lượt xem
Cách đọc số tiếng Anh chuẩn nhất mà bạn cần học ngay
Cách đọc số tiếng Anh chuẩn nhất mà bạn cần học ngay Bạn đang gặp khó khăn trong việc đọc số đếm, đặc biệt là với những số đếm dài. Tuy nhiên, cách đọc số tiếng Anh thực sự không quá khó, điều quan trọng là bạn phải biết, cách phân biệt giữa đọc số, đọc số tiền, đọc phân số, đọc số thứ tự lại khác nhau. Hãy cùng UNICA bổ sung thêm kiến thức về mảng chủ đề này cho mình nhé! Cách đọc số trong tiếng Anh Trong cuộc sống và giao tiếp hàng ngày, chúng ta bắt gặp rất nhiều những con số, dãy số,.. Trong đó, số đếm được sử dụng cho mục đích chính là đếm số lượng. Số đếm bắt đầu từ số 0 và không có con số kết thúc cụ thể.  Cách đọc số đếm đơn giản trong tiếng Anh - Cách đọc số đếm là một cách đọc số tiếng Anh khá phổ biến, khi đọc cũng cần có quy tắc riêng. Ví dụ: + Số từ 0 - 12: Hero, one, two, three, four, five, six, seven, eight, nine, ten, eleven, twelve. + Số từ 12 - 19: Từ những số đếm này, khi học thuộc ta chỉ cần học theo quy tắc thêm đuôi “teen” cụ thể: Thirteen, fourteen, fifteen, sixteen, seventeen, eighteen, nineteen. + Với các số đếm từ 21 trở đi. Với những chữ số hàng chục bạn chỉ cần thêm đuôi “ty” đằng sau và ghép những số từ 1 - 9 lại với nhau. + 20 là twenty thì 21 là twenty - one, 22 là twenty- two… + 30 là thirty thì 31 là thirty - one, 32 là thirty- two… - Cách đọc nhiều số 0 trong tiếng Anh: + 100: One hundred. (Một trăm) +1.000: One thousand. (Một nghìn) +1.000.000: One millions. (Một triệu) + 1 tỷ: One trillion. + 1 nghìn tỷ: One thousand billion. + 1 triệu tỷ: One trillion. - Số đếm được sử dụng chủ yếu trong cách nói về số lượng, tuổi tác, số điện thoại, năm sinh…. Cách đọc số thứ tự Về cơ bản, số thứ tự tương tự như số đếm nhưng hình thức và cách đọc khác nhau.  Cách đọc số thứ tự đơn giản Số thứ tự = số đếm + th. Eg:  + 5th: Fifth + 6th: Sixth + 7th: Seventh + 17th: Seventeen Tuy nhiên, những cách đọc số tiếng Anh được giới thiệu bên trên, chỉ là cách đọc tổng quát nhất. Trong tiếng Anh, có rất nhiều các trường hợp đặc biệt mà bạn cần “note” ngay vào sổ tay của mình. Bạn đã chuẩn bị sẵn giấy bút để ghi chép lại chưa? - Các số kết thúc bằng 1 như 1, 21, 31, 41… sẽ được viết là: + 1st: First + 21st: Twenty- first + 31st: Thirty- first Đặc biệt, 11th không theo nguyên tắc trên mà vẫn viết là eleventh. - Các số kết thúc là 2 như 2nd, 22 nd, 32nd,... (trừ 12th vẫn đọc bình thường là twelfth) sẽ được viết là: + 2nd: Second + 22nd: Twenty - second + 32nd: Thirty - second - Những số kết thúc bằng 3 như 3rd, 23rd, 33rd… sẽ được viết là: + 3rd: Third + 23rd: Twenty - third + 33rd: Thirty - third Trừ 13th vẫn đọc là thirteenth. - Các số đếm trong chục khi được chuyển sang số thứ tự  sẽ theo quy tắc bỏ “y” thay bằng “ie” và thêm “th”. Eg: + Twenty -> twentieth + Thirty -> thirtieth - Số thứ tự được sử dụng khi đọc vị trí thứ hạng của cái gì đó, vị trí tầng của một tòa nhà hay đơn giản mô tả ngày trong tháng. Cách đọc phân số trong tiếng Anh Cách đọc phân số là một mục nhỏ trong chủ đề cách đọc số tiếng Anh nhưng có vai trò rất quan trọng. Trong toán học, chúng ta biết rằng phân số là một dạng biểu diễn gồm số hữu tỉ dưới dạng tỷ lên của hai số nguyên trong đó số ở trên gọi là tử số, số ở dưới gọi là mẫu số, mẫu số khác 0. Cách đọc phân số trong tiếng Anh Khi đọc bằng tiếng Anh: - Tử số luôn luôn phải được đọc bằng số đếm (Số đếm đã hướng dẫn cách đọc ở trên). - Nếu tử số nhỏ hơn 10 và mẫu số nhỏ hơn 100 thì chúng ta dùng số thứ tự để đọc mẫu số của phân số đó và thêm “s” vào mẫu số nếu tử số lớn 1. Eg:  + 1/2 : One two + 4/7 : Four sevens + 7/9 : Seven nights - Nếu tử số mà lớn hơn 10 và mẫu số lớn hơn 100 thì phải dùng số đếm đọc từng chữ số ở mẫu, giữa tử số và mẫu số cần phải có over, nếu thiếu over coi như cách đọc của bạn đã sai, người nghe sẽ không hiểu bạn đang đọc số đếm. Eg: + 11/125: Fifteen over one two five. + 16/111: Sixteen over one one one. + 26/ 345: Twenty - six over three four five. Cách đọc số tiền Hiện nay, tiền là một đơn vị thanh toán, tiền phục vụ cho mục đích trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ. Đối với mỗi quốc gia đều có một đơn vị tiền tệ riêng. Khi bạn đến bất kỳ quốc gia nào đó giao dịch bạn cần phải biết cách đọc số tiền để trao đổi với người bán. Đọc số tiền trong tiếng Anh không quá khó như chúng ta nghĩ, nếu bạn đã nắm chắc cách đọc số trong tiếng Anh thì cách đọc tiền tương tự như vậy. - Bạn đọc tiền như trong tiếng Việt rồi thêm đơn vị tiền tệ vào. - Khi tiền từ nghìn, triệu, tỷ trở lên thì dùng dấu phẩy để ngăn cách giữa hàng trăm, hàng nghìn… - A có thể thay thế thế cho one. - Dùng and trước số cuối cùng. - Thêm gạch nối ngang cho những con từ 21 đến 99. - Thêm s vào đơn vị tiền khi số tiền lớn hơn 1. - Một số đơn vị tiền hay dùng trên thế giới: + Dollar: USD + Euro: EUR + VNĐ: Việt Nam đồng + Japanese Yen: JPY Eg:  + 1,000,000 USD: One million dollars. (Một triệu đô la). + 55 USD: Fifty - five dollars. (Năm mươi lăm đô la). Cách đọc số tiếng Anh khá đơn giản và bạn chỉ cần áp dụng những quy tắc đếm số hay đọc số thứ tự, số tiền… là bạn có thể hoàn toàn giao tiếp như người bản xứ. Với những kiến thức UNICA chia sẻ, hy vọng rằng bạn sẽ ngày càng tự tin hơn khi nói chuyện.  Chúc bạn thành công!
02/10/2019
926 Lượt xem
Tổng hợp các từ vựng tiếng Anh về bộ phận cơ thể người
Tổng hợp các từ vựng tiếng Anh về bộ phận cơ thể người Bạn đang muốn dạy trẻ làm quen với những từ vựng tiếng Anh về bộ phận cơ thể người, nhưng điều đó thực sự khó khăn vì thiếu phương pháp và lộ trình dạy học cụ thể. Ngay sau đây, UNICA sẽ chia sẻ cho bạn những tuyệt chiêu vừa học, vừa  chơi giúp trẻ tiếp thu được các từ vựng một cách chất lượng nhất! Phương pháp dạy học từ vựng hiệu quả  Bạn hãy thử tưởng tượng, học chủ điểm từ vựng này giống như môn sinh học, cô giáo sẽ đưa hình vẽ về cơ thể người và bắt bạn gọi tên. Thay vì nói tiếng Việt, bạn cần cho trẻ phát âm được bằng tiếng Anh. Bạn đang cố gắng giải quyết vấn đề đó? Bạn đang tìm kiếm một phương pháp học tiếng Anh cho trẻ thật hiệu quả? Nhưng bạn cứ mãi luẩn quẩn với những phương pháp đọc, hiểu đơn giản, làm trẻ càng ngày sợ hãi, chán nản. Ngay sau đây, UNICA sẽ giới thiệu cho bạn phương pháp “hạ gục” mọi loại từ vựng tiếng Anh của chị Thùy Linh - người đã gửi bài viết dạy trẻ hay nhất trên Blog của chúng tôi! Chị Linh là một nhân viên văn phòng tại Hà Nội, là mẹ của một trẻ 5 tuổi. Việc giúp con trang bị một lượng từ vựng tiếng Anh về cơ thể người là bước khởi đầu cho việc học tiếng Anh của con. Chị đã tìm hiểu các phương pháp này từ các mẹ đã áp dụng thành công và thử áp dụng đối với con mình. Sau một thời gian tìm hiểu và áp dụng, chị đã rất thành công. Bé nhà chị đã học được gần hết những từ vựng liên quan đến cơ thể người. Chị Linh muốn chia sẻ phương pháp này của mình cho những bố mẹ đang gặp khó khăn trong việc dạy học cho trẻ có thể tham khảo!  Dạy trẻ học thông qua các bài hát Tại các trung tâm tiếng Anh, các bạn nhỏ rất thích được lắc lư theo giai điệu của những bài hát tiếng Anh sôi động, vui tươi. Bạn hãy tìm kiếm những bài hát chứa các từ vựng tiếng Anh về bộ phận cơ thể người vui nhộn, dễ thương, nhiều hình hoạt hình cho trẻ nghe. Sau một vài lần nghe, trẻ sẽ tự động hình dung ra lời bài hát và nhảy vui vẻ theo nhịp điệu. Ở độ tuổi 5 tuổi trở đi, trẻ rất hứng thú với phương pháp học qua các câu chuyện, bài hát, những bộ phim hoạt hình, cùng bố mẹ vui chơi tại nhà thay vì bị ép vào ngồi bàn học thuộc từ vựng. Chia nhỏ nhóm từ vựng tiếng Anh về cơ thể người Từ vựng tiếng Anh về bộ phận cơ thể người rất đa dạng và phong phú, bạn cần biết phương pháp và thật kiên nhẫn để hướng dẫn trẻ khi học. Hướng dẫn trẻ những từ vựng nào thuộc bộ phận con người, từ vựng nào thuộc hoạt động con người…. >> Xem thêm: Tổng hợp từ vựng tiếng Anh chủ đề quần áo phổ biến nhất Thành thạo Nghe, Nói, Đọc, Viết bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học giúp bạn tiếp cận phương pháp học tiếng anh đúng, thành thạo ngữ pháp, tự tin thuyết trình bằng tiếng anh.... Đăng ký ngay. [course_id:1245,theme:course] [course_id:1517,theme:course] [course_id:184,theme:course] Học từ vựng về các bộ phận trên cơ thể người Dạy cho trẻ phương pháp tư duy ghi nhớ từ vựng bằng cách cho trẻ làm quen với những bộ phận cơ thể thông qua các bài hát tiếng Anh. Sau đó, bạn cần nhắc lại các từ vựng và cách phát âm trong bài hát thông qua các hình ảnh minh họa cụ thể. Mỗi khi nói chuyện với trẻ, bạn hãy gợi nhắc lại cho trẻ bằng cách chỉ trực tiếp lên cơ thể mình để giúp bé tăng khả năng phản xạ và ghi nhớ từ vựng được tốt hơn. Cho trẻ làm quen với những hình ảnh trực quan nhất Khi mới bắt đầu làm quen, bạn cần lưu ý, cho trẻ nghe những bài hát đơn giản, chậm, ít từ vựng để trẻ tiếp cận một cách chủ động. Từ vựng Tiếng Anh về bộ phận cơ thể người - Face: Khuôn mặt - Mouth: Miệng - Chin: Cằm - Neck: Cổ - Shoulder: Vai - Arm: Cánh tay - Upper arm: Cánh tay phía trên - Elbow: Khuỷu tay - Forearm: Cẳng tay - Armpit: Nách - Back: Lưng - Chest: Ngực - Waist: Thắt lưng/ eo - Abdomen: Bụng - Buttocks: Mông - Hip: Hông - Leg: Phần chân - Thigh: Bắp đùi - Knee: Đầu gối - Calf: Bắp chân Từ vựng Tiếng Anh về cơ thể người: Tay - Wrist: Cổ tay - Knuckle: Khớp đốt ngón tay - Fingernail: Móng tay - Thumb – Ngón tay cái - Index finger: Ngón trỏ - Middle finger: Ngón giữa - Ring finger: Ngón đeo nhẫn - Little finger: Ngón út - Palm: Lòng bàn tay Từ vựng Tiếng Anh về cơ thể người: đầu - Hair: Tóc - Part: Ngôi rẽ - Forehead: Trán - Sideburns: Tóc mai dài - Ear: Tai - Cheek: Má - Nose: Mũi - Nostril: Lỗ mũi - Jaw: Hàm, quai hàm - Beard: Râu - Mustache: Ria mép - Tongue: Lưỡi - Tooth: Răng - Lip: Môi - The Eye – Mắt - Eyebrow: Lông mày - Eyelid: Mí mắt - Eyelashes: Lông mi - Iris: Mống mắt Từ vựng Tiếng Anh về cơ thể người: chân - Pupil: Con ngươi - Ankle: Mắt cá chân - Heel: Gót chân - Instep: Mu bàn chân - Ball: Xương khớp ngón chân - Big toe: Ngón cái - Toe: Ngón chân - Little toe: Ngón út - Toenail: Móng chân Từ vựng Tiếng Anh về các bộ phận bên trong - Brain: Não - Spinal cord: Dây cột sống, tủy sống - Throat: Họng, cuống họng - Windpipe: Khí quản - Esophagus: Thực quản - Muscle: Bắp thịt, cơ - Lung: Phổi - Heart: Tim - Liver: Gan - Stomach: Dạ dày - Intestines: Ruột - Vein: Tĩnh mạch - Artery: Động mạch - Pancreas: Tụy, tuyến tụy Học từ vựng thông qua các hoạt động cơ bản của con người Từ vựng tiếng Anh về bộ phận cơ thể người thực sự rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, trẻ còn quá nhỏ để học được hết những loại từ này nên bạn chỉ cần dạy cho trẻ làm quen những hành động đơn giản như: + Nod your head: Gật đầu. + Shake your head: Lắc đầu. + Turn your head: Quay đầu ra hướng khác. + Cross your arms: Khoanh tay. + Sit down: Ngồi xuống. + Stand up: Đứng lên.   Học từ vựng thông qua các hoạt động Từ vựng về hoạt động của con người trong cuộc sống hàng ngày nhiều vô số kể. Khi giao tiếp hàng ngày với trẻ, bạn có thể vừa nói chuyện, vừa dạy trẻ học thông qua những hoạt động đơn giản. Cụ thể, bạn có thể hỏi trẻ hành động bạn đang làm được nói như thế nào trong tiếng Anh. Cho trẻ làm quen qua flashcards Đây là phương pháp học từ mới khá phổ biến hiện nay. Các bậc cha mẹ có thể dùng những tờ giấy nhớ và dán những từ vựng tiếng Anh về cơ thể người ở những nơi trẻ thường xuyên vui chơi nhất. Cách đơn giản để thu hút trẻ là vẽ một hình đơn giản mô tả định nghĩa của từ để trẻ học một cách trực quan nhất. Nếu bạn bận rộn và không có nhiều thời gian, thì các flashcards có thể tìm mua tại các nhà sách, nó bao gồm tất các mảng từ vựng cần học. Học qua các flashcards ngộ nghĩnh, thông dụng >> Xem thêm: Học tiếng Anh qua tên các con vật giúp bé nâng cao vốn từ vựng   Phương pháp dạy bé học từ vựng tiếng Anh về bộ phận cơ thể người của chị Thùy Linh khá đơn giản nhưng lại rất hiệu quả phải không nào! UNICA tin rằng, những bố mẹ sau khi đọc sau bài viết này, có thể tìm ra những phương pháp học từ vựng thông minh giúp trẻ nhanh chóng được trải nghiệm và tiếp thu nhanh nhất.  Ngoài ra, tại Unica còn có thêm những khoá học ngữ pháp tiếng Anh giúp bạn có thể học cùng con và định hướng tốt giúp trẻ học và phát triển toàn diện, mời bạn đọc tham khảo.
01/10/2019
9759 Lượt xem
Cách tính thang điểm TOEIC chuẩn nhất 2022
Cách tính thang điểm TOEIC chuẩn nhất 2022 Những ai đang luyện thi chứng chỉ Toeic chắc hẳn ít nhất một lần tự đặt ra câu hỏi “thang điểm Toeic là gì” phải không? Đây cũng là băn khoăn và thắc mắc của nhiều bạn sinh viên đang có nhu cầu tìm hiểu về bài thi Toeic. Sau đây, UNICA sẽ gửi tới các bạn một thang điểm Toeic IIG mới nhất, chính xác nhất cho bạn tham khảo. Cấu trúc của bài thi Toeic Một bài thi Toeic cơ bản bao gồm 2 phần chính đó là: Listening: Phần thi này chủ yếu dựa vào kỹ năng nghe tiếng Anh của bạn, bao gồm 100 câu được nghe trực tiếp trên audio mà không được in trực tiếp trên đề thi. Trong phần thi này, mỗi thí sinh chỉ có 45 phút để nghe và tô đáp án vào phiếu trả lời. Reading: Phần thi này được hiểu là phần đọc, kiểm tra vốn từ vựng, ngữ pháp Tiếng Anh, khả năng đọc hội thoại ngắn của bạn như nào. Tương tự phần 1, phần 2 bao gồm 100 câu in trực tiếp ra đề và thí sinh sẽ được làm trong vòng 75 phút. Phần 1 sẽ được làm trước và sẽ chuyển sang phần 2 khi bạn kết thúc quá trình nghe. Như vậy, một bài thi Toeic hoàn chỉnh bao gồm 200 câu và làm trong 2 giờ với hình thức làm bài là tô tròn vào phiếu trả lời. Cấu trúc một bài thi Toeic 2019  >> Xem thêm: Kinh nghiệm làm Reading Ielts hiệu quả dành cho người mới Thành thạo Nghe, Nói, Đọc, Viết bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học giúp bạn tiếp cận phương pháp học tiếng anh đúng, thành thạo ngữ pháp, tự tin thuyết trình bằng tiếng anh.... Đăng ký ngay. [course_id:1245,theme:course] [course_id:1517,theme:course] [course_id:184,theme:course] Thang điểm Toeic IIG là gì? Bằng chứng chỉ Toeic được công nhận trên thế giới phải theo tiêu chuẩn quốc tế IIG cung cấp. Có nghĩa là, nếu bằng Toeic bạn cầm trên tay không phải của IIG có nghĩa là bằng đó không hề hợp pháp và có giá trị sử dụng. Thang điểm của 1 bài thi bao gồm tổng điểm của các phần Listening và phần Reading. Trong đó mỗi phần tối đa là 495 điểm, như vậy điểm tối đa cho cả bài thi Toeic là 990 điểm. Bảng quy đổi thang điểm thi Toeic tiếng Anh Mỗi câu hỏi trong bài thi Toeic sẽ có 4 đáp án A - B - C - D, trừ các câu từ 11 đến 40 chỉ có 3 đáp án. Thí sinh cần khoanh vào đáp án đúng, khi chấm điểm máy sẽ tự động chấm theo đáp án bạn tô trong phiếu trả lời. Có nghĩa là, nếu bạn tô chính xác và máy nhận được đáp án thì một câu đúng bạn sẽ được 5 điểm tương ứng. Tuy nhiên, nếu nhìn lại ta sẽ nhận thấy mỗi câu lại không bằng nhau, nghĩa là không phải cứ lấy 990 chia 200 là ra điểm của các câu. Hiện tại, mỗi bài thi có thang điểm Toeic là 990 điểm, nhưng không có một cách chấm điểm nào đúng với mọi đề thi Toeic 2019 bởi 1 bài thi sẽ có một bảng thang điểm đổi khác nhau. Thang điểm của 1 bài Toeic sẽ tăng dần theo số cấp cộng bắt đầu từ câu đúng số 7. Đầu tiên là tăng 5 điểm ở mỗi câu đúng, nếu bạn càng trả lời câu đúng sẽ cộng càng nhiều điểm. Ở phần nghe, nếu bạn có 1 câu chính xác cũng đồng nghĩa không khác gì 6 câu trả lời đúng cả nhưng sang phần phần đọc, 1 câu đúng sẽ bằng 7 câu đúng. Như vậy không có một thang điểm chuẩn riêng cho mỗi câu mà là điểm số câu trả lời đúng. Một mẹo làm bài thi sau Toeic đó là ở phần thi Reading, câu nào dễ bạn nên làm trước, câu nào khó làm sau, không cần làm theo trình tự lần lượt. Còn phần nghe, bạn phải nghe đài nên phải tập trung nghe thật cẩn thận bởi vì thời gian nghe đài rất ngắn. Cách tính điểm thi Toeic Như đã nói phía trên về phần thang điểm Toeic, tổng điểm thi của bài thi Toeic sẽ được tính tổng điểm qua 2 phần thi và cộng điểm từng phần lại để ra số điểm đạt được. Có nghĩa là điểm thi Toeic = Điểm nghe + điểm đọc. Eg: Nếu phần nghe bạn chỉ kiếm được 60 câu trả lời đúng thì bạn sẽ đạt được 305 điểm, đạt 69 câu đúng có nghĩa là bạn được 345 điểm. Như vậy tổng điểm của bài thi Toeic bạn đạt được là 650 điểm. Các thang điểm TOEIC có ý nghĩa như thế nào Khác với các kì thi lên lớp hay kiểm tra trình độ, TOEIC là một kỳ thi kiểm tra trình độ được cấp chứng chỉ bởi IIG: Toeic 300+, Toeic 500 và Toeic 650+. Kết quả sẽ đánh giá trình độ của bạn ở 2 mục kỹ năng đó là nghe và đọc. Điểm càng cao thì khả năng sử dụng tiếng Anh của bạn rất tốt.  Ví dụ: Bạn đạt 905 - 990: Bạn đạt ở mức độ “Pro” có thể giao tiếp như người bản xứ. Từ 785 - 900: Bạn tự tin làm hầu hết những công việc có liên quan đến tiếng Anh và giao tiếp được với người nước ngoài. 605 - 780: Bạn cũng có thể giao tiếp tuy nhiên khi đáp ứng yêu cầu trong công việc thì sẽ bị hạn chế. 404 - 600: Có thể duy trì và đọc một số câu ngắn, khi làm việc vẫn còn giới hạn về từ ngữ. 255 - 400: Mức độ học kém, chưa tư duy được. 10 - 250: Bạn mới chỉ mới bắt đầu làm quen tiếng Anh. Với ví dụ trên, bạn cần xác định cho mình mục tiêu cần học đến trình độ nào để có phương pháp và lộ trình học cụ thể.  Ý nghĩa bảng điểm thi Toeic đạt được Cách quy đổi thang điểm TOEIC sang khung trình độ Tiếng Anh châu Âu CEFR Kỳ thi CEFR (The Common European Framework of Reference for Languages) là một kỳ thi được tổ chức với phạm vi quốc tế nhằm mục đích đánh giá trình độ ngôn ngữ của các thí sinh. Kỳ thi CEFR được đánh giá qua 6 bậc từ A1 - C2 là cao nhất.  Cách quy đổi thang điểm TOEIC sang khung trình độ Tiếng Anh châu Âu CEFR được mô tả như sau:  Cách quy điểm thang điểm TOEIC sang khung đánh giá CEFR Kết luận Mong rằng với những thông tin về thang điểm Toeic chính xác nhất mà UNICA chia sẻ, sẽ giúp ích các bạn trong quá trình học Toeic để luyện thi tốt hơn. Dựa vào cách tính điểm và thang điểm thi, bạn có thể kiểm tra năng lực của mình qua các bài test thực tế ở nhà trước khi vào sẵn sàng cho một bài thi Toeic của IIG. >> Xem thêm: 5 Bí quyết “vàng” để dịch câu tiếng Anh chuẩn xác mà bạn nên biết Đặc biệt, để có thể đạt được điểm Toeic cao thì bạn cần phải thường xuyên luyện tập, tiếp xúc việc học tiếng Anh để tăng vốn từ vựng, học ngữ pháp tiếng Anh,... chính là nền tảng chắc chắn sẽ là yếu tố hàng đầu giúp bạn chinh phục các câu hỏi và đạt điểm cao trong mọi kỳ thi học thuật.
01/10/2019
7229 Lượt xem
Những thay đổi trong cấu trúc đề thi Toeic mới nhất 
Những thay đổi trong cấu trúc đề thi Toeic mới nhất  Để đạt được điểm cao trong kỳ thi tiếng Anh thì trước tiên bạn cần phải nắm rõ cấu trúc đề thi Toeic là gì, để từ đó đưa ra một phương pháp học hiệu quả. Hãy cùng UNICA tìm hiểu xem những thay đổi trong cấu trúc bài thi Toeic 2019 ngay nhé! Cấu trúc đề thi Toeic Theo lời mọi người đi trước truyền lại kinh nghiệm “xương máu” khi đi thi Toeic thì “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, có nghĩa là bạn cần phải biết tổng quát nhất về cấu trúc đề thi của IIG, đang được sử dụng tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại, để tự đề ra mục tiêu học cho mình. Cấu trúc đề thi mới nhất năm 2019 Theo thông báo chính thức của IIG, từ ngày 1/6/2019, cấu trúc đề thi Toeic theo format mới sẽ được áp dụng tại Việt Nam. Toeic là một kỳ thi tiếng Anh quốc tế  được IIG cung cấp chứng chỉ.  Tại Việt Nam, bài thi Toeic được áp dụng với cấu trúc gồm 2 kỹ năng là Nghe và Đọc hiểu, bao gồm 200 câu hỏi trắc nghiệm và thời gian làm bài trong vòng 120 phút. Trong đó, phần nghe có thời gian làm là 45 phút, phần đọc là 75 phút. Tổng điểm tối đa cho mỗi phần thi là 495 điểm. Có nghĩa là điểm tối đa cho một bài thi Toeic là 990 điểm chứ không phải 1000 điểm như mọi người vẫn hay lầm tưởng. Cách tính điểm Toeic dựa trên các câu đúng rồi quy thành điểm tương ứng, những câu sai không được tính điểm. Khoá học thần tốc dành cho người mất gốc của cô Đỗ Vân Anh sẽ là một khóa học Toeic online chất lượng giúp bạn hiểu tổng quan hơn về cấu trúc đề thi để từ đó đưa ra các phương pháp luyện tập và rèn luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết của bạn nâng cao hơn. >>> Xem thêm:Thang điểm Toeic IIG chính xác nhất bạn đã biết chưa? Cấu trúc phần Nghe trong toeic 2019 Với phần nghe hiểu trong cấu trúc đề thi Toeic sẽ gồm 4 phần từ part 1 đến part 4 với tổng 100 câu làm trong thời gian 45 phút. Thí sinh được nghe băng audio lần lượt theo trình tự từ part 1 đến part 4. Khi kết thúc phần thi Nghe, bạn sẽ được giám khảo thông báo. Format cũ và mới trong đề thi Toeic 2019 Part 1: Mô tả hình ảnh bao gồm 6 câu. Bạn sẽ được xem một hình và phải chọn lựa 1 đáp án mô tả đúng nhất nội dung có trong hình trong 4 đáp A, B, C, D. Thời gian của của 1 câu làm trong vòng 5 giây. Part 2: Hỏi đáp bao gồm 25 câu với nội dung nghe một câu hỏi và phải lựa chọn 1 đáp án đúng nhất trong 3 đáp án lựa chọn để trả lời câu hỏi. Lưu ý: Câu hỏi và câu trả lời không in trong đề thi nên độ tập trung của bạn phải rất cao để lắng nghe thật tốt. Part 3: Bao gồm 39 câu với các đoạn hội thoại ngắn.  Với format cũ những năm trước đây, part 3 chỉ có 30 câu. Format mới 2019, bạn sẽ phải nghe 13 đoạn hội thoại ngắn không được in trong đề thi. Mỗi đoạn hội thoại có 3 câu hỏi, 1 câu hỏi tương ứng sẽ có 4 đáp án lựa chọn. Theo format cấu trúc đề thi Toeic cũ chỉ có 2 người là nam và nữ nói chuyện với nhau nên mức độ nhận biết thông tin sẽ rất dễ. Còn với cấu trúc mới, sẽ có 3 người nói chuyện thay vì chỉ 2 người, sẽ bao gồm 1 nam và 2 nữ hoặc 2 nam và 1 nữ. Câu hỏi và câu trả lời buộc phải nghe được thì mới trả lời được câu hỏi. Part 4: Phần bài nói chuyện ngắn, bao gồm 30 câu. Bạn sẽ phải nghe 10 đoạn thông tin ngắn được nhắc lại 2 lần. Mỗi đoạn có 3 câu hỏi, mỗi câu có 4 đáp án đúng nhất. Với format mới được áp dụng từ năm 2019, về hình thức và số lượng câu hỏi vẫn là 100 câu nhưng mức độ khó tăng lên rất nhiều. Họ chỉ thay đổi số câu ở mỗi phần đi với nhau. Nếu part 1 và 2 là phần ăn điểm nhiều nhất của từ năm 2018 trở về, thì sang năm 2019 số câu bị giảm đi chuyển sang phần part 3 khó hơn rất nhiều. Part 3 số lượng câu hỏi tăng lên nhưng số người trong hội thoại không giảm mà tăng lên 3 người lại gây khó “ăn điểm” cho người thi lên gấp bội. Chinh phục tiếng Toeic từ con số 0 bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học sẽ giúp bạn hiểu tổng quan về Toeic và cấu trúc đề thi, nắm chắc cấu trúc câu và vị trí các thành phần trong câu, các kỹ thuật, mẹo làm bài cho từng phần thi,... Đăng ký ngay: [course_id:848,theme:course] [course_id:189,theme:course] [course_id:380,theme:course] Phần Đọc trong cấu trúc đề thi Toeic Vẫn với số lượng 100 câu, bao gồm 3 phần từ part 5 đến đến part 7, thời gian làm bài trong 75 phút. Đây là phần thi mà các thí sinh được phép làm không theo trình tự, có nghĩa là câu nào dễ làm trước, câu nào khó làm sau để tiết kiệm thời gian. Số câu hỏi ở phần đọc hiểu bị thay đổi trong format mới Part 5: Phần thi câu không hoàn chỉnh với tổng số câu là 30 câu. Hình thức thi sẽ là chọn một câu đúng điền vào chỗ chỗ trống. Part 6: Hoàn thành đoạn văn bao gồm 16 câu với 4 bài đọc ngắn. Một bài đọc bao gồm 3 chỗ trống cần điền các tính từ, động từ, danh từ, cụm từ. Với mỗi chỗ trống bao gồm 4 đáp A, B, C, D để bạn lựa chọn. Có một dạng bài tập này rất khó bởi thay vì bắt thí sinh chọn 1 câu hoàn chỉnh. Part 7: Gồm 54 câu. Đây phần dài nhất trong cấu trúc đề thi Toeic.  29 câu đầu bao gồm 10 đoạn đơn, có nội dung dựa trên tài liệu cho sẵn như thư từ, thông báo, biểu mẫu, đoạn tin nhắn… yêu cầu người thi điền câu vào chỗ trống. 25 câu của đoạn kép: Bao gồm 2 đoạn văn kép và  3 đoạn văn ba, mỗi đoạn có 5 câu hỏi. Một câu tương tự có 4 đáp án trả lời. So với cấu trúc trước đây ta nhận thấy, mức độ ra đề tăng độ khó của đề bằng cách tăng số câu trong phần đọc hiểu, đa dạng hơn về cách trả lời và cách hỏi. Kết luận Với những thông tin cập nhất mới nhất về cấu trúc đề thi Toeic 2019, UNICA hy vọng mọi người hãy chuẩn bị tinh thần ôn luyện theo format mới thật nghiêm túc để đạt kết quả cao như mong muốn nhé!
01/10/2019
2943 Lượt xem
Cách phát âm ed, s, es trong Tiếng Anh chính xác nhất
Cách phát âm ed, s, es trong Tiếng Anh chính xác nhất Bạn ngại giao tiếp với người nước ngoài vì lý do phát âm kém? Bạn đừng quá lo lắng, UNICA  sẽ lấy lại cho bạn tự tin bằng cách phát âm ed, s, es chuẩn như người bản xứ qua bài viết dưới đây. Tầm quan trọng của việc phát âm chuẩn Nhiều bạn học tiếng Anh chắc hẳn đều biết, phiên âm tiếng Anh sang tiếng Việt chính xác là điều vô cùng quan trọng, nó là tiền đề cho kỹ năng nghe và nói. Hãy thử tượng tượng, nếu không biết phát âm, bạn không thể giao tiếp trọn vẹn với người nước ngoài. Nhiều khi họ nói đúng, nhưng vì bạn phát âm sai nên bạn lại không hiểu được họ đang muốn nói gì với mình.  Khi phát âm sai những quy tắc đơn giản, ví dụ cách phát âm ed, s, es, trong một thời gian dài bạn mới nhận ra điều đó và sửa lại rất khó. Tầm quan trọng của việc phát âm chuẩn Hãy xem phát âm chuẩn là cái móng của ngôi nhà, ngữ pháp là cấu trúc và từ vựng là những viên gạch. Nếu như không thể phát âm được, đồng nghĩa tất cả những gì bạn học được đều vô nghĩa. Trong nhiều trường hợp khi học từ mới, bạn chỉ biết học cách viết, cách dùng mà không thể phát âm được. Thật đáng tiếc phải không phải nào? Do đó, học phát âm trước, nó thực sự rất quan trọng đấy!  >> Xem thêm: Tổng hợp kiến thức từ A-Z về nguyên âm và phụ âm Tiếng Anh Thành thạo Nghe, Nói, Đọc, Viết bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học giúp bạn tự tin giao tiếp với người nước ngoài, rèn luyện từ vựng, rèn luyện phản xạ tiếng anh, rèn luyện kỹ năng giao tiếp...Đăng ký ngay. [course_id:595,theme:course] [course_id:286,theme:course] [course_id:3177,theme:course] Cách phát âm ed, s, es  Khi học ngữ pháp tiếng Anh lúc chia động từ có quy tắc ở quá khứ hay hiện tại, hoàn thành ta phải thêm đuôi ed hoặc s, es vào sau động từ nguyên thể. Trước khi học cách phát âm ed, s, es bạn cần lưu ý rằng ký hiệu giữa hai dấu // có nghĩa là bài viết đang đề cập đến cách phát âm của chữ cái đó. Cách phát âm đuôi ed Cách phát âm đuôi ed liên quan nhiều đến âm hữu thanh và âm vô thanh. Trước khi bắt đầu tìm hiểu về các quy tắc phát âm ed, bạn cần biết âm hữu thanh và vô thanh là gì. Âm hữu thanh: Là những âm mà khi nói chúng ta sẽ sử dụng dây thanh quản của mình để tạo âm thanh trong cổ. Có nghĩa là âm phát ra mà làm thanh quan rung thì chính là âm hữu thanh. Âm vô thanh: Là những âm ngược với âm hữu thanh, khi phát âm những âm này không làm cổ họng rung, âm được phát ra bằng hơi từ miệng mà không phải từ cổ họng. Cách phát âm khi thêm ed Quy tắc 1: Đuôi /ed/ được phát âm là /t/ khi động từ tận cùng của nó được phát âm kết thúc là /s/, /f/, /p/, /ʃ/, /tʃ/, /k/ và những động từ có từ phát âm cuối là “s”. Với cách này, người học phải nhớ được phiên âm từ nên rất khó. Chính vì thế, UNICA sẽ hướng dẫn bạn cách mẹo như sau: Bạn chỉ cần nhớ các chữ cái s, x, ch, sh, c, k, f, p tận cùng của mỗi từ. Eg:  Hoped: Hy vọng. Asked: Hỏi. Quy tắc 2: Những từ được phát âm là /id/ khi động từ phát âm tận cùng là /t/ hoặc /d/. Eg:  Added: Thêm vào. Wanted: Mong muốn. Quy tắc 3: Phát âm là /d/ với các động từ trừ ở 2 trường hợp trên. Played: Vui chơi. Opend: Mở cửa. Cách phát âm đuôi es, s Trong các quy tắc cách phát âm ed, s, es thì cách phát âm đuôi s/es là dễ nhất. Phụ âm s và es xuất hiện khi chia động từ ở thì hiện tại đơn. Có 3 cách phát âm phụ âm s hoặc es như sau: Cách phát âm khi thêm s/es và ví dụ minh họa Quy tắc 1: Với những động từ tận cùng là các âm /t/, /p/, /f/, /k/, /θ/ được phát âm là /s/. Tương tự như cách phát âm /ed/, việc dựa vào phát âm cuối rất khó bởi chúng ta phát âm không chuẩn. Để dễ nhớ, bạn có thể nhận biết khi từ đó có tận cùng bằng các chữ cái như c, k, f, p, t. Mẹo nhớ hay là bạn có dịch thành: “Có ka fe phở tái”. Eg: Stops: Dừng lại. Units: Đơn vị, thành phần. Quy tắc 2: Với những từ có tận cùng là các chữ cái như s, x, sh, ch, z, g, ge, ce thì khi thêm /s/ hoặc /es/ được phát âm là /iz/. Eg:  Watches: Xem phim. Changes: Thay đổi. Quy tắc 3: Với các từ không thuộc 2 trường hợp trên thì khi thêm /s/ hay /es/ phát âm là /z/. Eg: Plays: Chơi. Hugs: Ôm. Mẹo phát âm đuôi ed, s, es Khi phát âm 2 dạng này bạn chỉ cần nhớ 2 câu mẹo sau: Ôi sông xưa zờ chẳng shóng. Có ka fe phở tái. Bởi vì tất cả các quy tắc về cách phát âm đuôi ed, s, es đều chủ yếu xoay quanh 2 câu thơ này. Với các từ có đuôi /ed/: Trước /ed/ là “t” và “d” ta đọc /id/. Chữ cái trước /ed/ là s, x, ch, sh, c, k, f, p ta đọc là /t/. Còn lại đọc là /d/. Với đuôi s hay es. Nhóm đọc là /s/ khi tận cùng là c, k, f, p, t. Nhóm đọc là /iz/ khi tận cùng là s, x, sh, ch, z, g. Nhóm còn lại đọc là /z/. Với một số động từ tận cùng là -ed hoặc một số trạng từ tận cùng là -edly thì đuôi -ed được phát âm là /id/. Eg: Naked: Khỏa thân. Rugged: Gồ ghề. Supposedly: Cho là. >> Xem thêm: Đọc bảng phiên âm tiếng Anh IPA chuẩn quốc tế đơn giản nhất Bài tập vận dụng luyện phát âm s,es, ed Đề bài: Chọn từ có phần phát âm ed khác với những từ còn lại 1. A. talked     B. naked       C. asked       D. liked 2. A. worked       B. stopped      C. forced      D. wanted 3. A. waited      B. mended       C. naked      D. faced 4. A. naked       B. sacred       C. needed       D. walked 5. A. kissed       B. helped       C. forced      D. wanted 6. A. naked      B. beloved       C. helped      D. wicked 7. A. ticked       B. checked       C. booked      D. naked 8. A. naked      B. wicked      C. beloved      D. confused 9. A. started       B. looked      C. decided      D. coincided 10. A. agreed       B. missed      C. liked      D. watched 11. A. practiced      B. raised      C. rained       D. followed 12. A. naked      B. sacred       C. needed       D. walked 13. A. filled      B. landed       C. suited      D. wicked 14. A. caused      B. increased      C. practised      D. promised 15. A. opened      B. knocked      C. played      D. occurred 16. A. tried      B. obeyed      C. cleaned      D. asked 17. A. killed      B. hurried      C. regretted      D. planned 18. A. loved      B. teased      C. washed      D. rained 19. A. landed      B. needed      C. opened      D. wanted Đáp án:  1-B, 2-A, 3-D, 4-D, 5-D, 6-C, 7-D, 8-D, 9-B, 10-A, 11-A. 12-D, 13-A, 14-C. 15-B, 16-D, 17-C, 18-B, 19-C Kết luận Với những chia sẻ về cách phát âm ed, s, es ở trên, UNICA hy vọng rằng bạn sẽ cải thiện được khả năng phát âm thật chuẩn để tự tin hơn khi giao tiếp. 
01/10/2019
8421 Lượt xem
3 Cách đặt câu hỏi trong tiếng Anh thông dụng bạn nên biết
3 Cách đặt câu hỏi trong tiếng Anh thông dụng bạn nên biết Nhiều bạn nghĩ rằng đặt câu hỏi trong tiếng Anh khá đơn giản, nên nhiều người thường lơ là phần kiến thức này. Nhưng thực thế, có rất nhiều người học tiếng Anh lâu vẫn chưa biết cách đặt câu hỏi làm sao cho đúng ngữ pháp và dễ hiểu. Vì vậy, hãy cùng UNICA đi tìm hiểu về cách đặt câu hỏi trong tiếng Anh ngay nhé! Câu hỏi trong tiếng Anh là gì? Tiếng Anh rất giống tiếng Việt ở mức độ đa dạng và phong phú về ngôn ngữ, từ loại, các câu văn… Nếu như tiếng Việt có câu hỏi thì tiếng Anh cũng có dạng câu hỏi, với chức năng để hỏi  về một vật, một người hoặc sự việc, vấn đề nào đó. Mặc dù, là một dạng câu thông thường nhưng để đặt được 1 câu trong tiếng Anh đúng nghĩa, đúng ngữ pháp, đúng mẫu câu thì rất ít người mới học làm được. Với những câu hỏi khác nhau, người học cần ghi nhớ các cấu trúc khác nhau.  Có rất nhiều cách đặt câu hỏi trong tiếng Anh, nhưng điều đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình học là vốn từ vựng của bạn phải thật phong phú. Sau đó, bạn hãy đặt câu hỏi ở dạng khẳng định, xem xét câu hỏi đó đã xảy ra chưa để lựa chọn chia động từ một cách hợp lý. Xem xét xem câu có động từ tobe không, nếu câu không có thì mượn trợ động từ như do/does/did/has/have… Câu hỏi của bạn có chủ ngữ không? Nếu không có chủ ngữ thì bắt buộc người nói phải đảo động từ và mượn chủ ngữ giả. Là câu hỏi dạng trả lời yes/no hay dạng câu hỏi với từ để hỏi… Câu hỏi dạng yes/no question Câu hỏi yes/no còn được gọi là dạng câu hỏi trả lời có hay không, nó xuất hiện khá nhiều trong tiếng Anh. Dạng này được sử dụng các động từ to be, trợ động từ, động từ khiếm khuyết vào câu hỏi. Câu trả lời của dạng này đơn giản chỉ là yes hoặc no, thể hiện sự tuyên bố hoặc thể hiện sự đồng tình hay phản đối với câu hỏi của người nói. Dạng câu hỏi với yes/no Cấu trúc chung:   Tobe + S + N/adj/Ving/V pII + N? Trợ động từ  + S + V…? Trong đó trợ động từ là do/does/will/shall/have…  Can/could/may/might/must + S + V? Câu trả lời đơn giản là: Yes, S + tobe/trợ động từ. No, S + tobe/trợ động từ + not. Eg:  Are you a student? (Bạn là một học sinh?). Yes, I am. (Đúng, tôi là học sinh). Do you go to school? (Bạn có đi đến trường không?). No, I don’t. (Không, tôi không). >> Xem thêm: Cấu trúc so sánh hơn và cách sử dụng trong tiếng Anh Thành thạo Nghe, Nói, Đọc, Viết bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học giúp bạn tiếp cận phương pháp học tiếng anh đúng, thành thạo ngữ pháp, tự tin thuyết trình bằng tiếng anh.... Đăng ký ngay. [course_id:1245,theme:course] [course_id:1517,theme:course] [course_id:184,theme:course] Cách đặt câu hỏi trong tiếng Anh với từ để hỏi (Wh – questions) Nếu bạn đã nắm chắc cách đặt câu hỏi trong tiếng Anh với dạng yes/no thì hãy tìm hiểu dạng câu với từ để hỏi nhé! Có rất nhiều phương pháp đặt câu với từ để hỏi trong tiếng Anh, nhưng câu hỏi làm sao người nghe biết mình muốn nói gì, trọng tâm hỏi là gì thì cần sử dụng những từ để hỏi. Có rất nhiều từ để hỏi như sau: What: Hỏi về cái gì. Eg: What did Jerry eat at home this morning? (Susan ăn gì ở nhà sáng nay?) Where: Hỏi về nơi chốn, địa điểm. Eg: Where did Jerry eat chicken this morning? (Sáng nay Jerry ăn gà ở đâu?) When: Hỏi về thời gian, khi nào xảy ra sự việc. Eg: When did Jerry eat chicken at home? (Jerry ăn gà ở nhà lúc nào?) Why: Hỏi về lý do, nguyên dân để biết kết quả đã xảy ra. Eg: Why did Jerry eat chicken at home this morning? (Tại sao Jerry ăn gà sáng nay?) Who: Hỏi về ai, con người. Eg: Who ate chicken at a restaurant this morning? (Ai ăn gà ở nhà hàng sáng nay?) Whom: Câu hỏi về ai, hỏi về vật, hỏi về tân ngữ. Whose: Hỏi về của ai, ai là người chủ của con vật, cái gì đó. How: Hỏi về như thế nào.    How many: Hỏi về số lượng nhưng đếm được.    How much: Hỏi về số lượng nhưng không đếm được.     How long: Hỏi về thời gian, hỏi về bao lâu.     How often: Hỏi về mức độ thường xuyên, sử dụng các trạng từ tần suất. Which: Hỏi về cái gì đó.  Vì có rất nhiều từ để hỏi nên cách đặt câu hỏi trong tiếng Anh vì thế cũng rất đa dạng. Để người đọc dễ nắm bắt, UNICA chia nhỏ thành từng nhóm với mục đích giống nhau, giúp cho cách đặt câu hỏi trong câu hỏi tiếng Anh dễ dàng hơn. Công thức câu hỏi với từ để hỏi: Động từ To be: Wh-Q + to be + S…? Động từ thường: Wh-Q + Aux.V + S + V + (O)….? Trong đó:  Aux.V chia phụ thuộc vào thì và chủ ngữ trong câu. Với câu hỏi có từ để hỏi “Who”: Khi Who làm tân ngữ (O) trong câu, ta dùng công thức như trên. Ví dụ: Who  (O)  do you love? Khi Who làm chủ ngữ trong câu (S) thì câu này như 1 câu khẳng định bình thường. Who làm chủ ngữ, sau chủ ngữ sẽ là động từ (V), tiếp theo là tân ngữ (O). Do không có trợ động từ nên động từ chia ngôi 3 số ít và phụ thuộc vào thì. Công thức: Who + V + O?   Các từ để hỏi phổ biến trong tiếng Anh Nhóm câu hỏi với who, what, which Nhóm từ để hỏi này dùng với mục đích làm chủ ngữ trong câu hỏi. Cấu trúc:  Who/what/which + V + O? Eg: Who has called him? (Ai đã gọi anh ta?). Dùng làm túc từ trong câu hỏi. Cấu trúc:  Who/what/which + to be/trợ động từ/động từ khuyết thiếu… + S + V +...? Trong đó: To be là am/are/is/was/were (+ not). Trợ động từ là do/does/did (+ not). Eg: What are you doing? (Bạn đang làm gì?). Who are you? (Bạn là ai?). Đặt câu hỏi dễ dàng với từ để hỏi What Nhóm từ để hỏi where/when Nhóm này được dùng để làm trạng từ trong câu. When/where + to be/trợ động từ/động từ khuyết thiếu + S+ O? Eg: Where are you playing? (Bạn  đang chơi ở đâu?). When will they return? (Khi nào họ sẽ về?). Nhóm câu hỏi với how/why How được dùng để hỏi về tính chất, còn why được hỏi về lý do của sự vật, hiện tượng. Cấu trúc: How/why +to be/trợ động từ/động từ khuyết thiếu + S + O? Eg: Why does she look so sad? (Tại sao cô ấy lại buồn vậy?). Câu hỏi đuôi (Tag Questions) Câu hỏi đuôi được sử dụng với mục đích để xác nhận những gì bạn nghĩ có đúng hay không. Eg:  You speak Japanese, don’t you? Công thức khi sử dụng câu hỏi đuôi:  S + V + (O)…., aux.V + not + S? S + aux.V + not + V + (O)…., aux.V + S? Eg: That building was built last decade, wasn’t it? Một số lưu ý khi sử dụng câu hỏi đuôi:  Nếu mệnh đề chính ở dạng khẳng định thì phần câu hỏi đuôi sẽ ở dạng phủ định. Còn nếu mệnh đề chính ở dạng phủ định hoặc khẳng định mang nghĩa phủ định thì phần câu hỏi đuôi sẽ ở dạng khẳng định. Mệnh đề chính trong câu và phần hỏi đuôi sẽ cùng thì với nhau. Trong đó, chủ ngữ của mệnh đề chính và phần câu hỏi đuôi là giống nhau. Nếu chủ ngữ của mệnh đề chính là danh từ, dùng đại từ danh từ thay nó ở câu hỏi và đại từ ở phần câu hỏi đuôi luôn phải ở dạng chủ ngữ. Mệnh đề chính chưa động từ hay động từ khuyết thiếu sẽ sử dụng trợ động từ hoặc động từ khuyết thiếu này ở phần hỏi đuôi.  >> Xem thêm: Cách viết địa chỉ bằng tiếng Anh chính xác nhất chỉ mất 5s Lưu ý về cách đặt câu hỏi trong tiếng Anh Cách đặt câu hỏi trong tiếng Anh chủ yếu có 2 dạng chính mà chúng tôi chia sẻ ở những mục trên, tuy nhiên, có một số lưu ý về cách đặt câu nâng cao mà UNICA muốn giới thiệu cho bạn tham khảo sau: Khi muốn hỏi ai đó về hoạt động trong quá khứ, ta dùng cấu trúc: quá khứ của to be + hiện tại phân từ. Eg: Was it playing? (Nó đang chơi). Hỏi về sự kiện xảy ra với ai đó trong quá khứ: Quá khứ to be + V PII? Eg: Was I played? (Tôi có được chơi không?). Kết luận Trên đây chúng tôi đã thông tin đến bạn đọc cách đặt câu hỏi trong tiếng Anh “đỉnh cao” bạn biết chưa, hi vọng bài viết mang lại nhiều hữu ích cho bạn đọc. Để đặt được câu hỏi trong tiếng Anh chính xác mang lại hiệu quả trong giao tiếp ngoài việc bạn bạn cần nắm vững cách sử dụng từ vựng thì bạn cũng cần nắm rõ cấu trúc câu, học ngữ pháp tiếng Anh một cách bài bản điều này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong con đường học tập và làm việc.
01/10/2019
6594 Lượt xem
Phân biệt Can, Could, Be able to dễ dàng trong Tiếng Anh
Phân biệt Can, Could, Be able to dễ dàng trong Tiếng Anh Trong ngữ pháp tiếng Anh can, could, be able to đều được sử dụng để nói đến khả năng của một thứ gì đó. Tuy nhiên, người học tiếng Anh thường mắc sai lầm về cách sử dụng của 3 loại từ này. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ  giúp bạn biết cách phân biệt can, could, be able to cực đơn giản, bạn hãy tham khảo thêm nhé! Phân biệt nghĩa could, can và be able to Trước khi đi sâu vào việc tìm hiểu cách dùng could, can và be able to thì bạn cần phải phân biệt được nghĩa của các từ này, cụ thể như sau: Can là gì?  Can là trợ động từ trong câu, cấu trúc của nó như sau: S + can + V(nguyên mẫu). Can chỉ dùng được ở dạng nguyên mẫu, không thể chia thì. Ví dụ: Serge can play the guitar (Serge có thể chơi guitar.) I can call you later. (Tôi có thể gọi cho bạn sau.) Coud là gì?  Coud cũng là trợ động từ trong câu nhưng cấu trúc sẽ khác Can. Cấu trúc của Coud như sau: S + could + V (nguyên mẫu). Cũng giống Can, Could chỉ dùng được ở dạng nguyên mẫu, không thể chia thì và chỉ dùng được ở trong thì quá khứ và tương lai. Ví dụ: Mybrother could read when she was three years old. (Em traI của tôi biết đọc khi ba tuổi.) He could dance really well. (Anh ấy có thể nhảy rất tốt.) Be able to là gì? Be able to không phải là trợ động từ, cấu trúc của nó là: S + be (am/is/are) + able to + V(nguyên mẫu). Be able to có thể được dùng cho tất cả các thì, thêm nữa nó cũng có thể chia ở động từ "be" tuỳ vào từng ngữ cảnh khác nhau. Ví dụ: I’m able to swim. (Tôi có thể bơi.) We were able to clean up the house in 15 minutes. (Chúng tôi có thể dọn dẹp nhà cửa trong 15 phút) Cách sử dụng can could be able to trong tiếng Anh Sau khi đã hiểu về nghĩa của từng từ nay, phần tiếp theo của bài viết chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng chi tiết, hãy tham khảo nhé. Cách dùng của can  Can là một động từ thuộc nhóm động từ khuyết thiếu. Khi chia động từ, can có 2 dạng là hiện tại và quá khứ. Trong những trường hợp riêng, can được dùng như 1 trợ động từ để bổ nghĩa. Can diễn tả khả năng có thể làm được trong hiện tại hoặc khả năng chung chung. Cách sử dụng của can và cann’t Eg: I can’t do it. (Tôi không thể làm được nó). Can còn được dùng để chỉ một việc nào đó có thể xảy ra hoặc sự việc bất đắc dĩ phải làm. Eg: You can see the bird in the sky. (Tôi có thể nhìn thấy những con chim trên bầu trời). Trong văn nói hoặc khi giao tiếp, thay vì dùng may để diễn tả một sự cho phép  ta có thể dùng can. Nếu can not thì được dùng để diễn tả một sự cấm đoán. Eg: You cann’t smoke here. (Bạn không được hút thuốc ở đây). Khi dùng với động từ tri giác, can được sử dụng tương đương thì tiếp diễn.  Eg: Listen! I think I can hear the sound of the bird. (Nghe kìa! Tôi nghĩ tôi nghe được tiếng chim hót). Cấu trúc câu:  S + can + Vinf + O. >> Xem thêm: Cách phân biệt A Few và Few, A Little và Little trong Tiếng Anh Thành thạo Nghe, Nói, Đọc, Viết bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học giúp bạn tiếp cận phương pháp học tiếng anh đúng, thành thạo ngữ pháp, tự tin thuyết trình bằng tiếng anh.... Đăng ký ngay. [course_id:1245,theme:course] [course_id:1517,theme:course] [course_id:184,theme:course] Cách dùng của Could Could là quá khứ đơn của can. Nếu can được dùng ở hiện tại, thì could được dùng ở quá khứ. Eg: I could swim. Could còn được dùng trong câu điều kiện loại 2. Eg: If you went, you could do it. (Nếu bạn đi, bạn có thể làm nó). Như một lời nói lịch sự, một lời xin phép trong bối cảnh lịch sự và trang trọng hơn. Eg: Could you open the window? (Bạn có thể mở hộ tôi cái cửa?). Thể hiện sự cho phép ai đó làm cái gì.  Eg: You could borrow my book. (Bạn có thể mượn mũ bảo hiểm của tôi). Could được dùng để diễn tả sự nghi ngờ, không chắc chắn. Eg: They could do the job today. (Họ có thể làm công việc vào ngày mai) I knew you could Cách sử dụng của be able to Được dùng để chỉ khả năng làm việc gì đó, có thể dùng thay thế cho can. Eg: I’m able to cook = I can cook. (Tôi có thể nấu ăn). I will be able to work under pressure. (Tôi có khả năng làm việc dưới áp lực). Dùng để đề cập một tình huống sự việc xảy ra trong tình huống đặc biệt. Eg: I’m able to sing now. (Tôi có thể hát ngay bây giờ). Cách dùng của be able to Phân biệt can, could và be able to Ở phần này, chúng tôi sẽ so sánh theo các cặp từ, cụ thể như sau: So sánh Can và Could Could nghĩa tiếng việt là có lẽ, nghĩa tương lai là khi và chỉ khi. Could sử dụng trong trường hợp để chỉ những việc có thể sẽ xảy ra nhưng chưa chắc chắn. Ví dụ: I hear something coming. It could be Mary. (Tôi nghe thấy tiếng vọng về đây. Có lẽ đó là tiếng của Mary)=> Người nói chưa chắc chắn, đang nghĩ có lễ âm thanh đó là của Mary, hình như Mary sắp xuất hiện trước mắt họ (tương lai) Trong một số trường hợp Could có thể dùng thay Can. Cụ thể: Người nói diễn tả sự mềm mỏng, lễ độ: Ví dụ: Can I turn in my paper tomorrow? = Could I turn in my paper tomorrow? (Em có thể nộp bài vào ngày mai được không ạ?) Diễn tả ai đó có khả năng nói chung: My father could speak 6 languages (Bố tôi nói được 6 ngoại ngữ) So sánh Can và Be able to Cả "can" và "be able to" đều được sử dụng để diễn tả khả năng làm một việc gì đó, tuy nhiên chúng sẽ có những sắc thái và cách sử dụng khác nhau. Sau đây là so sánh giúp bạn hiểu rõ Can Khả năng chung, cố định: Ví dụ: I can speak English. (Tôi có thể nói tiếng Anh.) Xin phép, cho phép: Ví dụ: Can I use your phone? (Tôi có thể dùng điện thoại của bạn không?) Khả năng tiềm ẩn: Ví dụ: If you study hard, you can pass the exam. (Nếu bạn học hành chăm chỉ, bạn có thể vượt qua kỳ thi.) Be able to Khả năng cụ thể, trong một tình huống nhất định: Ví dụ: I was able to finish the report on time. (Tôi đã có thể hoàn thành báo cáo đúng hạn.) Khả năng đạt được sau một nỗ lực: Ví dụ: With practice, you will be able to play the piano. (Với sự luyện tập, bạn sẽ có thể chơi piano.) So sánh Could và Be able to (Ở quá khứ) Giống nhau: Cả hai đều dùng để nói về một khả năng đã tồn tại ở một thời điểm trong quá khứ. Khác nhau: Tính cố định: Could thường nhấn mạnh một khả năng chung, cố định ở quá khứ, không liên quan đến một tình huống cụ thể. Còn Be able to thìnhấn mạnh khả năng đã được thực hiện trong một tình huống cụ thể, có thể là vượt qua khó khăn hoặc thử thách. Sắc thái: Could mang ý nghĩa lịch sự, phép lịch sự khi hỏi về một khả năng trong quá khứ. Còn Be able to sẽ nhấn mạnh việc hoàn thành một hành động, đạt được một mục tiêu trong quá khứ. Ví dụ: Could: When I was young, I could run very fast. (Khi tôi còn nhỏ, tôi có thể chạy rất nhanh.) - Nhấn mạnh khả năng chung ở quá khứ. Be able to: Although it was raining heavily, we were able to finish the work on time. (Mặc dù trời mưa rất to, chúng tôi vẫn có thể hoàn thành công việc đúng hạn.) - Nhấn mạnh khả năng đạt được trong một tình huống khó khăn. Một số cấu trúc đặc biệt với "Can"  Cấu trúc 1: Can’t help + V-ing: Không thể không Cấu trúc 2: Can’t stand = can’t bear + V-ing: không thể chịu được, cực không thích Những lưu ý khi sử dụng can, could, be able to Khi bạn đã nắm được cách phân biệt can, could, be able to thì cần nắm thêm những lưu ý quan trọng để tránh “mắc bẫy” khi làm bài thi. Cụ thể, đây là một nhóm các từ loại có nghĩa tương tự và cách dùng khá giống nhau. Tuy nhiên, nếu người đọc nắm chắc được cách dùng riêng của can, could, be able to thì việc phân biệt vô cùng dễ dàng. Cụ thể: Could là quá khứ của can, nếu can được dùng trong hiện tại thì could sẽ chia ở quá khứ.  Nếu trong một câu xin phép, khi muốn thể hiện sự lịch sự với đối phương bạn có thể dùng could và please. Be able to được dùng không phổ biến, tuy nhiên nó vẫn có cách dùng giống can. Trong những trường hợp bất ngờ tại thời điểm nói chưa chắc chắn nên dùng be able to. >> Xem thêm: 3 Loại câu điều kiện trong tiếng Anh - Công thức và cách sử dụng Bài tập phân biệt can, could và be able to Để hiểu rõ hơn về cách dùng và cách phân biệt can, could và be able to, bạn hãy tham khảo các bài tập có kèm đáp án sau đây: Bài tập 1  Complete the sentences using can or (be) able to. Use can if possible otherwise use (be) able to 1. Gary has travelled a lot. He can speak five languages. 2. I haven't been able to sleep very well recently. 3. Nicole .... drive, but she hasn't got a car. 4. I used to .... stand on my head, but I can't do it now. 5. I can't understand Martinn, I've never .... understand him. 6. I can't see you on Friday, but I .... meet you on Saturday morning. 7. Ask Cathernine about your problem. She might .... help you. Đáp án & Hướng dẫn: 3. can 4. be able to 5. been able to 6. can 7. be able to Bài tập 2  Write sentences about yourself using the ideas in brackets 1. (something you used to be able to do) I used to be able to sing well. 2. (something you used to be able to do) I used .................... 3. (something you would like to be able to do) I'd ....................... 4. (something you have never been able to do) I've ...................... Đáp án & Hướng dẫn: 2. I used to be able to run fast 3. I'd like to be able to play the piano 4. I've never been able to get up early Bài tập 3  Complete the sentences with can/can't/could/couldn't + the following: come    eat    hear    run    sleep    wait 1. I'm afraid I can't come to your party next week. 2. When Tim was 16, he .... 100 metres in 11 seconds 3. "Are you in a hungry?" "No, I've got plenty of time, I ...." 4. I was feeling sick yesterday. I .... anything 5. Can you speak a little louder? I .... you very well. 6. "You look tired." "Yes, I .... last night." Đáp án & Hướng dẫn: 2. could run 3. can wait 4. couldn't eat 5. can't hear 6. couldn't sleep Kết luận Qua bài viết về cách phân biệt can, could, be able to, UNICA mong rằng việc sử dụng các từ loại không còn là một vấn đề khó khăn với bạn. Bên cạnh đó, để biết thêm nhiều kiến thức hay như cách học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả, mẹo học từ vựng nhanh dễ nhớ,... cùng tìm hiểu khoá học tiếng Anh trên Unica sẽ được các chuyên gia hàng đầu hướng dẫn cho bạn.
01/10/2019
9839 Lượt xem
Cấu trúc enough trong Tiếng Anh? Cấu trúc và cách sử dụng
Cấu trúc enough trong Tiếng Anh? Cấu trúc và cách sử dụng Cấu trúc enough là một cấu trúc khá đơn giản và gặp rất nhiều trong các bài thi tiếng Anh. Tuy nhiên, càng đơn giản thì lại càng lắm “cạm bẫy” khi sử dụng. Vì vậy, bạn cần nắm chắc cấu trúc enough và cách sử dụng. Hãy cùng UNICA  tìm hiểu thêm về dạng ngữ pháp này trong bài viết sau đây nhé! Enough là gì? Trong ngữ pháp tiếng Anh, cấu trúc enough và cách sử dụng là một chủ điểm rất hay. Enough là một tính từ với nghĩa là đủ, đủ dùng. Tuy nhiên, enough được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau nên mức độ đủ của nó khác nhau trong những trường hợp. Trong một vài mục đích, enough được dùng để chỉ số lượng hoặc kích cỡ của sự vật nào đó.  Cấu trúc enough là một cấu trúc khá đơn giản trong tiếng Anh Cấu trúc enough trong Tiếng Anh Cấu trúc enough thể khẳng định Đối với tình từ (Adj) Cấu trúc:   S + am/is/are + adj + enough + (for sb) + to V Lưu ý: Enough được sử dụng sau tính từ và trạng từ. Kết hợp với nó là một động từ nguyên thể có to. Đây là một mẹo làm khi gặp bài tập về cấu trúc enough và cách sử dụng. Eg:  The weather is nice enough to go to the zoo. (Thời tiết này tốt để đi đến sở thú). Nhận xét: Chủ ngữ là the weather, tính từ là nice, động từ là go. Trong câu ta thấy, sau enough là một to V nguyên thể. Mai is tall enough to join the team football of the class. (Mai đủ chiều cao để tham gia đội bóng của lớp). My hair has long enough to cut. (Tóc tôi dài đủ để cắt). Đối với trạng từ (Adv) Cấu trúc:  S + V + adv + enough + (for sb) + to V Eg: She drove slowly enough that I could keep up with her. (Cô ấy lái xe đủ chậm để tôi có thể đuổi kịp.) >> Xem thêm: Cấu trúc Used To và cách sử dụng trong Tiếng Anh Thành thạo Nghe, Nói, Đọc, Viết bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học giúp bạn tự tin giao tiếp với người nước ngoài, rèn luyện từ vựng, rèn luyện phản xạ tiếng anh, rèn luyện kỹ năng giao tiếp...Đăng ký ngay. [course_id:595,theme:course] [course_id:286,theme:course] [course_id:3177,theme:course] Cấu trúc enough thể phủ định Đối với tính từ (Adj) Cấu trúc: S + tobe not + adj + enough + for sb + to V (nguyên thể). S + don’t/doesn’t/didn’t+ V + adv + enough + for sb + to V (nguyên thể). Eg:  I am not strong enough to lift this box. (Tôi không đủ sức mạnh để đẩy cái hộp đó). He isn’t old enough to go to play game. (Anh ấy không đủ để chơi game). Giống với thể khẳng định, tuy nhiên ở thể phủ định ta thêm not vào sau tobe hoặc thêm trợ động từ phủ định vào. Đối với trạng từ (Adv) Cấu trúc:  S + don’t/doesn’t/didn’t +V + adv + enough + (for sb) + to V Eg: He didn’t speak slowly enough for me to listen. (Anh ấy nói không đủ chậm để tôi có thể nghe được.) Cấu trúc enough với danh từ Nếu enough kết hợp với danh từ thì enough đứng trước danh từ. Đối với danh từ (noun) thể khẳng định Cấu trúc:  S + V + enough + Noun + (for sb) + to V Trong cấu trúc này ta thấy, enough đứng trước danh từ và động từ có dạng to V. Eg:  He doesn’t have enough time to work. (Anh ấy không đủ thời gian để làm). I don’t have enough money to buy skirt. (Tôi không đủ tiền mua cái váy đó).  Đối với danh từ (noun) thể phủ định Cấu trúc: :  S + Trợ động từ + Not + V + Enough + Noun + (for sb) + to V Eg: She doesn’t have enough money to buy a car. (Cô ấy không đủ tiền để mua ô tô.) Đối với danh từ (noun) thể nghi vấn Cấu trúc:  Trợ động từ + S + V + Enough + Noun + (for sb) + to V? Eg: Will they have enough evidence to prove John is a thief? (Liệu họ có đủ bằng chứng để chứng minh John là trộm không?) Cách sử dụng cấu trúc Enough Cấu trúc enough và cách sử dụng được dùng để diễn đạt cái gì đó là đủ/quá… cho ai/ cái gì đó…  Cấu trúc sử dụng: enough… for sbd/st. Eg: They weren’t  experience enough for the job. (Họ không đủ kinh nghiệm cho công việc đó). Khi người dùng muốn diễn đạt nghĩa đủ… để làm gì hoặc quá… để làm gì. Cấu trúc sử dụng: enough … to do sth. Eg: They haven’t got enough to go the cinemas. (Họ không đủ tiền để đi xem phim). Một số lưu ý khi làm bài tập về cấu trúc enough và cách sử dụng Quy tắc cần nhớ khi nối câu bằng Enough Khi muốn nối hai câu lại với nhau có sử dụng enough cần chú ý: Quy tắc 1: Nếu trong câu có các từ như too, so, very, quite, extremely đứng trước tính từ, trạng từ khi nối câu sẽ phải lược bỏ. Trước danh từ mà có many, much, a lot of, lots of… thì bỏ many, much, a lot of, lots lof mới được dùng enough để nối. Eg: Mary is very beautiful. She can become a model. (Mary thực sự rất xinh. Cô ấy nên trở thành người mẫu). Bây giờ, để cho câu văn hay hơn, liên kết hơn chúng ta sẽ viết lại câu bằng cách sử dụng cấu trúc enough và cách sử dụng của dạng này để nối 2 câu lại. -> She is very beautiful enough to become a model. (Mary thực sự rất xinh. Cô ấy nên trở thành người mẫu). (Cách nối như này là sai) vì sai quy tắc nối enough. Sửa lại thành: -> She is beautiful enough to become a model. Khi nối 2 câu bằng cấu trúc enough, nếu chủ ngữ của hai câu là một thì được phép lược bỏ for sbd trong câu đi. Eg: Nam is tall. He is  the captain of the school’s soccer team.  (Nam rất cao. Anh ấy là đội trưởng đội bóng của trường). Nếu chúng ta nối thành: Nam is tall enough for him to be the captain of the school’s soccer team. Đây là cách nối sai vì hai câu đều đang nói tới Nam nên lược bỏ for him. Cách sửa đúng: Nam is tall enough to be the captain of the school’s soccer team. Trang is very intelligent. She can become a genius. (Trang thực sự rất thông minh. Cô ấy có thể trở thành thiên tài). -> Trang is intelligent enough to become a genius. Quy tắc 2: Nếu chủ ngữ của câu thứ nhất và tân ngữ của câu thứ hai cùng nói đến một đối tượng thì ta được phép lược bỏ tân ngữ của câu thứ 2 đi. Eg: The water is so warm. I can drink it. (Nước thực sự ấm. Tôi có thể uống nó). -> The water is warm enough to drink.  The hat is very wide. I can’t fit ít. (Chiếc mũ này thực sự rộng. Tôi không thể đội vừa nó). -> The hat isn’t wide enough for me to fit. Quy tắc 3: Lược bỏ “for sb” phía sau cấu trúc enough nếu chủ ngữ 2 vế câu giống nhau Eg:  He is short. He can’t take that book off the shelf. = He isn’t tall enough to take that book on the shelf. → Anh ấy không đủ cao để lấy cuốn sách trên kệ. >> Xem thêm: Nắm nhanh cấu trúc As soon as và cách sử dụng trong 3 phút The water is warm enough to drink Cấu trúc enough và too/to Nếu như cấu trúc enough dùng để nói "đủ để làm gì" thì cấu trúc too/to dùng để chỉ "quá để làm gì". Điểm khác biệt giữa 2 cấu trúc này được mô tả như sau: So sánh cấu trúc enough và too/to Kết luận Cấu trúc enough và cách sử dụng trong tiếng Anh là một phần ngữ pháp rất hay và quan trọng mà người học ngữ pháp Tiếng Anh cơ bản cần nắm chắc và vận dụng trong bài thi. Đặc biệt với những bạn đang theo học tiếng Anh online thì càng tuyệt đối không được bỏ qua. Với những cấu trúc và mẹo làm bài mà UNICA đã chia sẻ, hy vọng các bạn sẽ hạn chế “mắc bẫy” khi làm bài nhé.
01/10/2019
4696 Lượt xem