Đã bao giờ bạn tự đặt ra câu hỏi cho mình rằng những kiểu câu như trên thuộc loại câu gì, cấu tạo ra sao chưa?. Nếu bạn chưa có câu trả lời, hãy cùng UNICA khám phá các cấu trúc câu trong tiếng anh với chuỗi bài giảng học tiếng Anh online ngay nhé!
Phân theo loại câu
Câu đơn (Simple sentences)
Câu đơn là câu thuộc một dạng của cấu trúc câu trong tiếng Anh, chỉ có một mệnh đề chính, nghĩa là câu chỉ có 1 chủ ngữ và 1 động từ hoặc có thể là 2 chủ ngữ được nối với nhau bằng liên từ “and” những vẫn là câu đơn.
Eg: I go to school. (Tôi đi học).
Tôi đi học là một câu đơn trong tiếng Anh
- Một câu đơn không phải là một câu ngắn, cộc lốc mà là một câu chỉ mang một ý chính.
- Một câu đơn có thể có nhiều hơn 1 chủ ngữ.
Eg: I and Mai were happy. (Tôi và Mai thực sự rất vui).
Một câu đơn cũng có thể có nhiều động từ.
Eg: My dad is driving and singing. (Bố tôi đang lái xe và hát).
>> Xem thêm: Cấu trúc Wish trong Tiếng Anh - Công thức và cách sử dụng
Thành thạo Nghe, Nói, Đọc, Viết bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học giúp bạn tự tin giao tiếp với người nước ngoài, rèn luyện từ vựng, rèn luyện phản xạ tiếng anh, rèn luyện kỹ năng giao tiếp...Đăng ký ngay.
Câu ghép (Compound sentences)
Là loại câu chứa từ 2 mệnh đề độc lập trở lên. Có hai mệnh đề chính được nối với nhau bằng các liên từ như and, but, so, or… diễn tả các ý chính có tầm quan trọng ngang nhau. Chúng ta sử dụng các cách sau để nối hai mệnh đề:
- Sử dụng dấu chấm phẩy.
- Sử dụng dấu phẩy và một liên từ đẳng lập.
- Sử dụng dấu chấm phẩy và một liên từ trạng từ như however, therefore, nevertheless…
Eg:
- My sister is a doctor and my mother is a farmer. (Chị gái tôi là một bác sĩ và mẹ tôi là một người nông dân).
- The bus was very crowded; therefore, I had to stand all the way. (Xe bus thực rất đông; do đó, tôi đã phải đứng suốt quãng đường).
- Nếu hai mệnh đề trong câu ghép quá ngắn, người viết được phép bỏ dấu phẩy không cho vào câu.
Eg: I talked and she studies. (Tôi nói và cô ấy đang học bài).
Chú ý: Trong giao tiếp chúng ta không quá coi trọng dấu câu, nhưng trong văn viết tiếng Anh việc đặt dấu chấm, phẩy, dấu chấm phẩy lại rất quan trọng. Vì vậy, khi học cấu trúc trong tiếng Anh mọi người cần chú cẩn thận trọng điều này.
Câu ghép trong tiếng Anh được sử dụng
Câu phức (Complex Sentences)
Là câu chứa một mệnh đề quan hệ độc lập và một hay nhiều mệnh đề phụ thuộc có liên quan. Mệnh đề phụ thuộc có thể bắt đầu bằng các liên từ hoặc các đại từ quan hệ.
Eg:
When I came, they were watching TV. (Khi tôi đến họ đang xem phim).
Nhận xét: Mệnh đề phụ thuộc là khi tôi đến, mệnh đề độc lập là họ đang xem phim.
It makes me happy that he loves you. (Điều làm tôi hạnh phúc đó chính là anh ta yêu bạn).
Nhận xét: Câu này có 1 mệnh đề độc lập đó là “It makes me happy” và 1 mệnh đề phụ thuộc “that he loves you”.
Câu phức sử dụng liên từ phụ thuộc để nối các vế của câu lại với nhau.
Eg: They left before I came. (Họ rời đi trước khi tôi đến).
Câu phức tổng hợp (Compound-complex sentences)
Đây là một loại câu có 2 mệnh đề chính, nối với nhau bằng liên từ và 1 hay nhiều nhiều mệnh đề phụ khác.
Eg: The cat lived in the backyard, but the dog, who knew he was superior, lived inside the house.( Con mèo sống ở trong nhà, nhưng con chó, cáo con được anh ta coi như người hùng thì sống ở ngoài nhà).
Phân theo mục đích và chức năng
Câu trần thuật (declarative sentence)
Đây là loại câu thông dụng và quan trọng nhất của cấu trúc câu trong tiếng Anh. Nó được sử dụng nhằm mục đích thuật lại sự việc, hành động, thông tin, trạng thái, tính chất, diễn đạt một lời nói trong thực tế hay đơn giản cung cấp thông tin cho người tiếp nhận.
Câu trần thuật trong tiếng Anh là một kiểu câu được sử dụng rất phổ biến trong giao tiếp. Với cấu trúc đơn giản, không quá phức tạp, đặc biệt có thể diễn tả được câu một cách đa dạng, phong phú.
Cấu trúc câu trần thuật: S+ V.
Eg:
- Once upon a time, there are 5 peoples lived in the castle. (Ngày xửa ngày xưa, có 5 người nọ sống trong tòa lâu đài).
- I play the badminton. (Tôi chơi cầu lông)
Câu nghi vấn (Interrogative sentence)
Khi bạn muốn đặt câu hỏi cho ai đó nhằm mục đích hỏi thông tin về một sự vật, sự việc hoặc một hiện tượng nào đó thì bạn nên sử dụng câu nghi vấn. Câu nghi vấn được kết thúc bằng dấu hỏi chấm, đây cũng là dấu hiệu nhận biết.
Trong câu nghi vấn, được chia nhỏ ra thành các dạng câu như:
Câu hỏi Yes/no:
Trợ động từ + S + V+...?
Eg: Are you a student? Yes, I am.
Câu hỏi có từ để hỏi:
Wh- + V + S+...?
Eg: What do you do? (Bạn đang làm cái gì thế?).
Câu hỏi lựa chọn: Là một câu trong dạng câu nghi vấn, thường được bắt đầu bằng một trợ động từ như do. does, did, have….Dùng câu lựa chọn để tập trung nghe thông tin về con người, sự vật, sự việc. Thể loại câu này giúp cho khả năng nghe của bạn phát triển rất nhiều.
Eg: Would you like some tea or water? (Bạn muốn dùng một chút trà hay nước lọc?).
Câu cầu khiến
Câu cầu khiến là một cấu trúc câu trong tiếng Anh thường xuyên được sử dụng, còn được gọi là câu mệnh lệnh, được dùng để đưa ra mệnh lệnh, yêu cầu, đề nghị, các cấm đoán được cho phép hoặc ngăn cản cho bất kỳ ý kiến, hành động nào đưa ra.
Câu mệnh lệnh thường sử dụng
Câu cầu khiến được dùng để đưa ra một chỉ thị trực tiếp với người nghe.
Eg: Sit down, please! (Vùi lòng ngồi xuống!).
Khi bạn muốn đưa ra một hướng dẫn cho ai đó.
Eg: Open your book to chapter 7. (Mở sách của các bạn chương 7 ra).
Đưa ra một lời mời.
Eg: Come to our party at 7 pm tonight. (Hãy đến bữa tiệc của chúng tôi vào ngày mai).
Một câu mệnh lệnh trên biển thông báo.
Eg: No smoking. (Không hút thuốc).
>> Xem thêm: Cấu trúc SUCH THAT / SO THAT và cách sử dụng
Cấu trúc ngữ pháp của một câu tiếng Anh
Cấu trúc chung:
Chủ ngữ + Động từ
Eg: Mai made coffee in the kitchen (Mai đã pha cà phê trong nhà bếp)
Trong đó:
- Mai: Chủ ngữ
- Pha: Động từ
- Coffee: Tân ngữ
Tuy nhiên, không phải động từ nào cũng cần một tân ngữ. Chẳng hạn như: I sleep (tôi ngủ). Do vậy, một tân ngữ có tồn tại trong câu hay không tùy thuộc vào động từ đó có cần tân ngữ hay không.
Qua ví dụ trên, chúng ta có thể xác định được một câu bao gồm các thành phần chính như sau:
Cấu trúc ngữ pháp tiếng anh
Trong đó:
- Chủ ngữ: Là thành phần bắt buộc, đó có thể là người/vật.
- Động từ: Là thành phần bắt buộc, biểu hiện hành động của câu.
- Tân ngữ: Là thành phần có thể có hoặc không, tùy theo động từ. Tân ngữ bị người/vật tác động.
- Các thông tin nền: Thường là các thông tin bổ sung liên quan để câu được rõ nghĩa hơn. Chẳng hạn như: nơi chốn, địa điểm, thời gian, cách thức, lý do xảy ra hành động.
Xác định vị trí của động từ trong cấu trúc câu
Động từ chính là gì
Động từ chính trong câu là động từ được chia ở các thì.
Mỗi động từ bình thường trong Tiếng Anh có 6 dạng:
- Nguyên mẫu: (write)
- Thêm s/es: (writes)
- Qúa khứ: (Wrote)
- To + nguyên mẫu: (To + write)
- V-ing: (Writting)
- V3: (Written).
Xác định vị trí của động từ trong câu
Những câu chỉ có động từ
Eg: Annie usually goes to school at 7am.
Trong câu này, "goes" chính là động từ. Động từ này đang được chia theo thì hiện tại đơn → "goes" là động từ chính trong câu.
Eg: Yesterday Alex visited his grandmother in New York.
Trong câu này, "Visited" chính là động từ. Động từ này đang được chia theo thì quá khứ đơn → "visited" là động từ chính trong câu.
Những câu có 2 động từ
Eg: Kate is doing her homework at the moment.
Trong câu trên, "is" là động từ chính trong câu, được chia bởi trợ động từ "tobe". Ngoài ra, "doing" (động từ "to do" được chia ở dạng V-ing) chính là động từ dạng V-ing đi kèm để tạo ra cụm "is doing".
Eg: The man that I saw yesterday was Helen's father.
Trong câu trên, cụm từ "the man that I saw yesterday" là một cụm danh từ đóng vai trò chủ ngữ, với "that I saw yesterday" cũng có chức năng bổ nghĩa cho danh từ "the man" tương tự như một tính từ. Vậy nên, "was" mới là động từ chính.
Những cấu trúc câu trong Tiếng Anh thông dụng nhất
S + V + too + adj/adv + (for someone) + to do something
(Quá….để cho ai làm gì…)
S + V + so + adj/ adv + that + S + V
(Quá… đến nỗi mà…)
It + V + such + (a/an) + N(s) + that + S + V
(Quá… đến nỗi mà…)
S + V + adj/ adv + enough + (for someone) + to do something
(Đủ… cho ai đó làm gì…)
Have/ get + something + done (past participle)
(Nhờ ai hoặc thuê ai làm gì…)
It + be + time + S + V (-ed, cột 2) / It’s +time +for someone +to do something
(Đã đến lúc ai đó phải làm gì…)
It + takes/took+ someone + amount of time + to do something
(Làm gì… mất bao nhiêu thời gian…)
To prevent/stop + someone/something + From + V-ing
(Ngăn cản ai/ cái gì… làm gì..)
S + find+ it+ adj to do something
(Thấy … để làm gì…)
To prefer + Noun/ V-ing + to + N/ V-ing.
(Thích cái gì/ làm gì hơn cái gì/ làm gì)
Would rather (‘d rather) + V (infinitive) + than + V (infinitive
(Thích làm gì hơn làm gì)
To be/get Used to + V-ing
(Quen làm gì)
Used to + V (infinitive)
(Thường làm gì trong qk và bây giờ không làm nữa)
To be amazed at = to be surprised at + N/V-ing:
(Ngạc nhiên về….)
To be angry at + N/V-ing
(Tức giận về…)
To be good at/ bad at + N/ V-ing
(Giỏi về…/ kém về…)
By chance = by accident (adv)
(Tình cờ)
To be/get tired of + N/V-ing
(Mệt mỏi về…)
Can’t stand/ help/ bear/ resist + V-ing
(Không chịu nỗi/không nhịn được làm gì…)
Kết luận
Với những kiến thức về cấu trúc câu trong tiếng Anh mà UNICA đã tổng hợp lại, hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin trong giao tiếp cũng như dễ dàng ôn luyện để đạt kết quả tốt nhất trong các kỳ thi. Ngoài ra đừng bỏ lỡ cơ hội học Tiếng Hàn online cùng chuyên gia để trang bị thêm cho mình một ngôn ngữ thông dụng và đang rất cần thiết trong công việc, học tập hiện nay nhé! Chúc bạn thành công!