Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Phân biệt cách sử dụng câu chủ động bị động trong tiếng Anh

Sử dụng câu chủ động bị động trong tiếng Anh là một cơn ác mộng đối với người học ngoại ngữ, đặc biệt là với những người mới học tiếng Anh hoặc những người bị mất gốc tiếng Anh. Vì vậy, UNICA sẽ chia sẻ cho bạn các kiến kiến thức cơ bản nhất về loại câu chủ động, bị động nhằm giúp người học hiểu chính xác nhất về chủ điểm ngữ pháp này!

Câu chủ động là gì? Câu bị động là gì? 

Hiện nay, tiếng Anh là một ngôn ngữ quan trọng được giáo dục Việt Nam rất coi trọng. Nó là một ngôn ngữ của toàn cầu vì vậy nhu cầu học tiếng Anh của mọi người ngày càng cao. Chủ đề câu bị động, bị động được UNICA chọn lựa, chia sẻ kiến thức nhằm giúp mọi người sử dụng thành thạo hơn.

Câu chủ động là loại câu mà chủ ngữ là người, con vật thực hiện hành động của mình. Dùng câu chủ động khi muốn nhấn mạnh vào tác nhân gây ra hành động của chủ thể.

Câu bị động lại trái ngược hoàn toàn với câu chủ động, cũng là câu chỉ người, chỉ vật nhưng lại chịu tác động của hành động gây ra. Người ta dùng câu bị động để nhấn mạnh vào hành động trong câu hoặc khi chủ thể thực hiện hành động không quá quan trọng đến ý nghĩa.

Từ khái niệm ta nhận thấy rằng, câu chủ động có thể được chuyển sang câu bị động một cách dễ dàng.

Câu chủ động trong Tiếng Anh là gì

Cấu trúc:

S + V + O…

Trong đó:  

  • S là chủ thể đi thực hiện hành động, hoạt động có thể là người hoặc vật.
  • V là hành động mà chủ thể thực hiện lên.
  • O là tân ngữ có thể là sự vật, sự việc chịu tác động của hành động mà chủ thể thực hiện.

Eg:

I has written a new novel. (Tôi đã viết một quyển tiểu thuyết mới).

Nhận xét:

Chủ ngữ là tôi, người thực hiện hành động viết sách. Tân ngữ là một quyển tiểu thuyết với, sự việc được chịu tác động từ hành động viết sách của tôi.

>> Xem thêm: Cách chuyển câu chủ động sang bị động | Cấu trúc câu bị động

Thành thạo Nghe, Nói, Đọc, Viết bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học giúp bạn tiếp cận phương pháp học tiếng anh đúng, thành thạo ngữ pháp, tự tin thuyết trình bằng tiếng anh.... Đăng ký ngay.

Học ngữ pháp tiếng Anh thật đơn giản
Nguyễn Thị Hồng Hiên
399.000đ
700.000đ

Thuyết trình Tiếng Anh nâng cao
Nguyễn Lan Anh
700.000đ
1.200.000đ

Học giỏi Tiếng Anh toàn diện: Nghe, Nói, Đọc, Viết
Bùi Đức Tiến
399.000đ
600.000đ

Cấu trúc câu bị động

Câu trúc câu bị động thuộc nhóm câu chủ động bị động trong tiếng Anh:

S + be + V pII + by + O.

Ví dụ: 

They planted a tree in the garden. (Họ đã trồng một cái cây ở trong vườn.)

➤ A tree was planted in the garden (by them). (Một cái cây được trồng ở trong vườn (bởi họ).) Lưu ý: “By them” có thể bỏ đi trong câu.

Lưu ý khi dùng câu bị động

  • Nếu chủ ngữ trong câu chủ động là: They, People, everyone, someone, anyone, etc thì sẽ được bỏ đi trong câu bị động.
  • Nếu là người hoặc vật trực tiếp gây ra hành động thì dùng 'by', nhưng gián tiếp gây ra hành động thì dùng "with".

Mục đích của việc dùng câu chủ động bị động trong tiếng Anh

Câu bị động trong tiếng Anh thường sử dụng với nghĩa “được” hay “bị” trong các trường hợp sử dụng sau:

  • Nhấn mạnh vào chủ ngữ chịu tác động hay nhận tác động hơn hành động đó.

Eg: She was  rescued the last day. (Cô ấy đã được giải cứu vào cuối ngày qua).

  • Khi người nói vì lý do nào đó không nêu ra người gây tác động hay hành động đó.
  • Khi không biết người gây ra tác động là ai cho hành động, sự việc.

Eg: My pen was taken away. (Cái bút của tôi tự dưng bị lấy đi).

  • Khi ta muốn cố tỏ ra lịch sự hơn trong các tình huống, không muốn gây mất lịch sự hoặc khó chịu cho người nghe ta nên sử dụng câu chủ động bị động trong tiếng Anh.

Eg: A mistake was made. (Đừng gây ra lỗi lầm nào cả).

tieng-anh

Chuyển đổi câu chủ động sang bị động trong các thì Tiếng Anh

Thì hiện tại đơn:

S + V + O -> S + be + PP.2 + by + O

Ví dụ minh họa cho câu bị động thì hiện tại đơn

Ví dụ minh họa cho câu bị động thì hiện tại đơn

Thì hiện tại tiếp diễn:

S + am/is/are + V-ing + O -> S + am/is/are + being + PP.2 + by + O

Thì hiện tại hoàn thành:

S + has/have + PP.2 + O -> S + has/have + been + PP.2 + by + O.

Thì quá khứ đơn:

S + V-ed + O -> S + was/were + PP.2 + by + O.

Ví dụ về câu chủ động sang câu bị động trong tiếng Anh

Ví dụ về câu chủ động sang câu bị động trong tiếng Anh

Thì quá khứ tiếp diễn:

S + was/were + V-ing + O -> S + was/were + being + PP.2 + by + O.

Thì quá khứ hoàn thành:

S + had + PP.2 + O -> S + had + been + PP.2 + by + O.

Thì tương lai đơn:

S + will/shall + V + O -> S + will + be + PP.2 + by + O.

Thì tương lai hoàn thành:

S + will/shall + have + PP.2 + O -> S + will + have + been + PP.2 + by + O.

Dạng be + going to:

S + am/is/are + going to + V + O -> S + am/is/are + going to + be + PP.2 + by + O.

Động từ Model verbs:

S + model verb + V + O -> S + model verb + be + PP.2 + by + O.

Chú ý: Đối với câu chủ động mà trong câu có 2 tân ngữ trong đó có một tân ngữ mang ý nghĩa chỉ người và một tân ngữ mang ý nghĩa chỉ vật… Nếu người nói muốn nhấn mạnh tân ngữ nào thì chỉ cần đưa tân ngữ muốn nhận mạnh đó lên làm chủ ngữ của câu bị động.

Eg: The boy gave me a cup tea. (Chàng trai đưa cho tôi một tách trà).

Nhận xét: Ta thấy trong ví dụ trên có hai tân ngữ là “me” và “a cup tea”. Khi chuyển câu đó sang bị động nếu chúng ta muốn nhấn mạnh người được nhận là “tôi” thì câu đó được chuyển thành:

-> I was given a cup tea. (Tôi được đưa một tách trà).

Hoặc nếu không muốn nhấn mạnh vào người được nhận mà đi nhấn mạnh vào “a cup tea”: A cup tea was given to the boy (by me). (Tách trà đó được một chàng trai đưa cho tôi).

Các bước chuyển đổi từ câu chủ động sang câu bị động

Bước 1: Trong câu chủ động, bạn xác định tân ngữ của câu đó. Sau đó chuyển tân ngữ thành chủ ngữ câu bị động.

Bước 2: Xác định thì trong câu chủ động đang được sử dụng. Tiếp tục chuyển động từ về thể bị động như hướng dẫn bên trên. 

Bước 3: Chuyển chữ ngữ trong câu chủ động thành tân ngữ và thêm "by" về phía trước. 

chuyen-cau-chu-dong-sang-bi-dong

Ví dụ minh họa: 

Her mother is preparing the dinner in the kitchen.

➤ The dinner is being prepared (by her mother) in the kitchen.

>> Xem thêm: 3 Loại câu điều kiện trong tiếng Anh - Công thức và cách sử dụng

Một số lưu ý khi chuyển câu chủ động sang câu bị động

Các nội động từ (động từ không yêu cầu một tân ngữ nào) không được dùng ở thể bị động.

Nếu chủ ngữ chịu trách nhiệm chính của hành động thì cũng không được chuyển thành câu bị động.

Trong một vài trường hợp, to be/to get + p2 không mang nghĩa bị động mà nó sẽ được hiểu thông qua 1 trong 2 cách:

  • Chỉ trạng thái mà chủ ngữ đang gặp phải.
  • Chỉ việc chủ ngữ tự làm lấy. 

Mọi sự biến đổi về thì đều nhằm vào động từ Tobe, còn phân từ 2 giữ nguyên. 

Ví dụ: To be Made of (được làm bằng), To be Made From (được làm ra từ), to be Made out of (được làm bằng), To be Made With (được làm với)

Kết luận

Với những kiến thức về câu chủ động bị động trong tiếng Anh, phân biệt chủ động và bị động, chúng ta thấy rằng ngữ pháp tiếng Anh này rất đa dạng và phong phú vì vậy bạn cần phải thường xuyên trau dồi vốn từ vựng, học ngữ pháp tiếng Anh và nắm chắc các quy tắc sử dụng trong câu. Mong rằng những kiến thức dễ hiểu về dấu hiệu câu bị động, chủ động mà UNICA chia sẻ sẽ giúp bạn trau dồi kiến thức chuyên môn, vận dụng vào các kỳ thi quan trọng để đạt kết quả tốt nhất. 

[Tổng số: 199 Trung bình: 3]
Trở thành hội viên
Tác giả
Bùi Đức Tiến Thạc sĩ Ngôn ngữ học
Thạc sĩ Bùi Đức Tiến tốt nghiệp thạc sĩ Linguistics, Đại học Curtin. Ông hiện là giảng viên khoa tiếng Anh tại Đại học Sư phạm TP. HCM và là ủy viên Ban Chấp Hành Hội Nghiên cứu và Giảng d...