Kinh Doanh
Hợp đồng lao động thời vụ là gì? Điều kiện, hình thức, nội dung của hợp đồng thời vụ
Từ trước đến nay, thị trường lao động thời vụ luôn sôi động, nhu cầu tuyển dụng cho các vị trí thời vụ lúc nào cũng tăng cao. Vì vậy, những thông tin liên quan đến quyền lợi của người lao động thời vụ đang được rất nhiều người quan tâm. Bởi trước khi quyết định tham gia vào thị trường này thì hầu như ai cũng muốn nắm rõ kiến thức để đảm bảo quyền lợi lao động cho mình. Trong bài viết sau, Unica sẽ chia sẻ cho bạn các thông tin liên quan đến hợp đồng lao động thời vụ là gì? Điều kiện, hình thức, nội dung của hợp đồng thời vụ. Cùng khám phá nhé.
1. Hợp đồng thời vụ nghĩa là gì?
Trước đây khi có nhu cầu tuyển dụng lao động thời vụ thì người lao động và người sử dụng lao động có thể ký với nhau một loại hợp đồng đó là hợp đồng lao động thời vụ. Hợp đồng thời vụ tức là hợp đồng lao động theo mùa hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. Tuy nhiên hiện nay theo quy định mới của Bộ luật Lao động năm 2019 (hiệu lực từ 01/01/2021) thì loại hợp đồng này đã được loại bỏ. Thay vào đó, tại Điều 20 Bộ luật Lao động hiện tại chỉ ghi nhận 02 loại hợp đồng đó là:
- Hợp đồng lao động có thời hạn: Tức là 2 bên xác định với nhau về thời gian bắt đầu và thời gian chấm dứt hiệu lực hiệu lực của hợp đồng. Loại hợp đồng có thời hạn không được ký quá 36 tháng tính từ thời điểm bắt đầu hiệu lực hợp đồng.
- Hợp đồng lao động không thời hạn: Là loại hợp đồng mà 2 bên không xác định thời gian chấm dứt hợp tác với nhau.
Hợp đồng lao động thời vụ
Nói như vậy tức là, nếu doanh nghiệp/ công ty/ tổ chức cần sử dụng người lao động ngắn theo thời vụ thì cả 2 bên sẽ ký kết với nhau loại hợp đồng có thời hạn. Sau khi luật thay đổi, hợp đồng lao động thời vụ được hiểu là hợp đồng lao động có xác định thời hạn. Thời hạn cụ thể của hợp đồng này là bao nhiêu sẽ tuỳ theo 2 bên tự thoả thuận, có thể 01 tháng, 03 tháng, 06 tháng,… nhưng tuyệt đối không được quá 36 tháng.
2. Một số quy định về hợp đồng lao động thời vụ
Để hiểu rõ hơn một số thông tin liên quan đến hợp đồng lao động thời vụ, bạn hãy tham khảo thêm những nội dung mà Unica chia sẻ dưới đây nhé.
2.1. Điều kiện để ký kết hợp đồng lao động thời vụ
Để biết được điều kiện ký hợp đồng lao động thời vụ là gì, trước tiên bạn phải xác định được tính chất công việc người lao động tham gia. Nếu bản chất của công việc là thời vụ, tạm thời dưới 12 tháng, không có tính chất thường xuyên thì sẽ ký hợp đồng lao động có thời hạn, tức hợp đồng lao động thời vụ.
Nếu bản chất của công việc là thời vụ dưới 12 tháng thì sẽ phải lập hợp đồng thời vụ
2.2. Hình thức hợp đồng thời vụ
Căn cứ theo Điều 14 Bộ lao động năm 2019 cho biết: Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và bắt buộc phải được in ra thành 2 bản. Người lao động giữ 1 bản và người sử dụng lao động giữ 1 bản.
Trong trường hợp 2 bên chỉ thỏa thuận làm việc thời vụ với nhau dưới 1 tháng thì có thể giao kết với nhau bằng lời nói chứ không cần phải ký hợp đồng thời vụ. Quy định giao kết bằng lời nói này được ban hành bởi khoản 2 Điều 12 Bộ lao động năm 2019.
Đối với hình thức hợp đồng lao động theo mùa vụ và tham gia công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ 18 tuổi trở lên có thể uỷ quyền cho người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động. Trong trường hợp này, giao kết hợp đồng lao động bắt buộc phải là văn bản có hiệu lực như giao kết với từng người lao động. Quy định này được ban hành tại khoản 2 Điều 18 Bộ lao động 2019.
Thành thạo kỹ năng hành chính nhân sự bằng cách đăng ký khoá học online qua video. Khoá học chia sẻ đầy đủ những kiến thức và kỹ năng về quản lý nhân sự trong doanh nghiệp. Bật mí bí quyết để quản trị nhân sự dễ dàng, hiệu quả. Đăng ký ngay nhé.
[course_id:1031,theme:course]
[course_id:256,theme:course]
[course_id:1843,theme:course]
2.3. Nội dung hợp đồng lao động thời vụ
Như đã phân tích ở trên, hợp đồng lao động thời vụ chính là hợp đồng lao động có thời hạn. Vì vậy, nội dung có trong hợp đồng lao động sẽ được pháp luật bảo hộ. Nội dung cơ bản của hợp đồng lao động thời vụ bao gồm:
- Thông tin đầy đủ của cả 2 bên gồm: Họ và tên, chức danh, giới tính, ngày tháng năm sinh, nơi cư trú, thẻ căn cước công dân,...
- Vị trí làm việc.
- Địa điểm và thời gian làm việc.
- Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng lao động thời vụ.
- Mức lương thỏa thuận theo công việc hoặc chức danh.
- Hình thức trả lương (tiền mặt hay chuyển khoản), thời hạn trả lương, phụ cấp lương và một số khoản bổ sung khác.
- Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi
- Trang thiết bị bảo hộ cho người lao động bao gồm những gỉ?
- Chế độ đãi ngộ, đào tạo trình độ, kỹ năng nghề (nếu có).
Nội dung hợp đồng lao động thời vụ
3. Hợp đồng thời vụ có phải buộc lập thành văn bản không?
Hợp đồng thời vụ tùy thời gian và tuỳ vào doanh nghiệp/ công ty sẽ buộc thành văn bản hoặc không. Thông thường, hợp đồng lao động thời vụ dưới 1 tháng sẽ không cần buộc thành văn bản, chỉ cần thỏa thuận bằng lời nói thôi là được.
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Bộ luật Lao động 2019 ban hành:
- Hợp đồng lao động phải được gắn kết bằng văn bản và bắt buộc phải được chia thành 2 bản. Người lao động giữ 1 bản, người sử dụng lao động giữ 1 bản.
- Hợp đồng lao động được giao kết bằng phương tiện điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng tiền mặt.
Như đã chia sẻ ở trên, hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với loại hợp đồng lao động dưới 1 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.
Giao kết hợp đồng dựa theo nguyên tắc tại Điều 15 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
- Bình đẳng, tự nguyện, thiện chí, trung thực và hợp tác.
- Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng tuyệt đối không được trái pháp luật, trái với đạo đức xã hội.
Đối với trường hợp người lao động làm nghề người giúp việc thì có ban hành quy định tại Điều 162 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
- Với lao động là người giúp việc trong gia đình, người sử dụng lao động bắt buộc phải giao kết bằng hợp đồng lao động. Nói như vậy tức là, khi ký hợp đồng lao động đối với người giúp việc để làm công việc thời vụ, 2 bên sẽ phải ký hợp đồng lao động bằng văn bản với nhau.
Hợp đồng lao động thời vụ dưới 1 tháng sẽ không cần lập thành văn bản
4. Khi nào thì hợp đồng thời vụ bị chấm dứt?
Căn cứ tại Điều 34 Bộ luật Lao động 2019 quy định hợp đồng thời vụ chấm dứt khi:
- Hiệu lực hợp đồng không còn, hai bên đã hoàn thành công việc với nhau.
- Cả hai bên cùng nhau thoả thuận để đi tới kết luận chấm dứt hợp đồng lao động.
- Người lao động vi phạm đạo đức, xã hội bị phạt tù nhưng không được hưởng án treo sẽ không đủ năng lực lao động. Từ đó buộc phải chấm dứt hợp đồng lao động.
- Người lao động là công dân nước ngoài nhưng đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam vi phạm pháp luật Việt Nam nên bị trục xuất theo bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Người lao động bị mất năng lực và hành vi dân sự, bị mất tích hoặc đã chết.
- Chấm dứt hợp đồng lao động thời vụ do vi phạm quy định nên bị sa thải.
- Người lao động và người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại điều 35 và 36 Bộ luật này.
- Người sử dụng lao động tự quyết cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật này.
- Người lao động là người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam nhưng có giấy phép lao động hết hiệu lực theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
- Thử việc nhưng không đạt yêu cầu sẽ bị bên sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động thời vụ.
Có rất nhiều trường hợp khiến hợp đồng lao đồng thời vụ phải chấm dứt
5. Hợp đồng lao động thời vụ có phải đóng BHXH không?
Để biết hợp đồng lao động thời vụ có phải đóng bảo hiểm xã hội không sẽ căn cứ vào loại hợp đồng lao động mà người đó đã ký với người sử dụng lao động. Cụ thể như sau:
- Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014: Người lao động ký hợp đồng lao động từ tối thiểu 1 tháng trở lên sẽ buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội. Đây là quy định bắt buộc mà người lao động phải tham gia.
- Nếu như tham gia đóng bảo hiểm xã hội thì cả người lao động và người sử dụng lao động sẽ phải đóng cho bên BHXH như sau: Người lao động đóng 8%; người sử dụng lao động đóng 17,5%, bao gồm 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 0,5% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
6. Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến hợp đồng lao động thời vụ mà Unica đã tổng hợp được. Hợp đồng lao động dù là thời vụ đi chăng nữa cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó như một bản cam kết để bảo đảm quyền lợi cho người lao động và người sử dụng lao động. Vì vậy bạn tuyệt đối không nên chủ quan, hãy nắm chắc những thông tin này để chủ động hơn trong quá trình kinh doanh cũng như trong quá trình đi làm nhé.
25/01/2024
571 Lượt xem
Biên bản thanh lý hợp đồng lao động là gì? Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng lao động
Trong trường hợp bên sử dụng lao động và bên lao động không còn muốn hợp tác với nhau nữa thì sẽ cần sử dụng tới biên bản thanh lý hợp đồng lao động. Đây là mẫu biên bản thông dụng hay được sử dụng để giải quyết các tranh chấp nếu có giữa bên lao động và bên sử dụng lao động. Trong nội dung bài viết sau, Unica sẽ chia sẻ cho bạn các thông tin xoay quanh chủ đề mẫu biên bản thanh lý hợp đồng lao động là gì, bạn hãy tham khảo nhé.
1. Biên bản thanh lý hợp đồng lao động là gì?
Biên bản thanh lý hợp đồng lao động là văn bản được lập ra bởi người lao động và người sử dụng lao động để ghi nhận việc chấm dứt hợp đồng lao động, hoàn tất công việc và không còn mối liên kết nào với nhau nữa. Cụm từ “thanh lý hợp đồng” được các cá nhân, tổ chức sử dụng nhằm mục đích chấm dứt hoàn toàn quyền và nghĩa vụ của hai bên. Biên bản thanh lý hợp đồng lao động phải có đầy đủ các nội dung sau:
Biên bản thanh lý hợp đồng lao động
- Tên và địa chỉ của người lao động;
- Tên và địa chỉ của người sử dụng lao động;
- Số, ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng lao động;
- Lý do chấm dứt hợp đồng lao động;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên sau khi chấm dứt hợp đồng lao động;
- Thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động;
- Chữ ký của các bên.
Thực chất, mẫu biên bản thanh lý hợp đồng không phải là văn bản bắt buộc phải sử dụng khi chấm dứt hợp đồng lao động, chấm dứt quan hệ lao động giữa 2 bên. Tuy nhiên hiện nay, vẫn có nhiều doanh nghiệp sử dụng biên bản thanh lý hợp đồng lao động để xác nhận chấm dứt hợp đồng giữa người lao động với người sử dụng lao động. Biên bản thanh lý hợp đồng lao động tuy không có quy định nào pháp luật ghi nhận nhưng nó vẫn có giá trị như một văn bản pháp lý, là căn cứ để giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa người lao động và người sử dụng lao động sau khi hợp đồng lao động chấm dứt.
2. Khi nào cần thực hiện biên bản thanh lý hợp đồng?
Căn cứ Điều 34 Bộ luật Lao động 2019, biên bản thanh lý hợp đồng được thực hiện trong một số trường hợp sau:
- Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 Bộ luật Lao động 2019.
- Hai bên đã hoàn tất công việc và thỏa thuận cùng nhau chấm dứt hợp đồng lao động;
- Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;
- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;
- Người lao động bị kỷ luật sa thải.
- Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo và cũng không thuộc trường hợp được trả tự do sẽ không có khả năng lao động nên phải chấm dứt hợp đồng lao động.
- Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam nhưng vi phạm pháp luật nên bị trục xuất về nước theo bản án, quyết định của toà.
- Người lao động bị tòa tuyên án mất hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
- Giấy phép lao động không còn hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Lao động 2019.
- Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.
Trường hợp cần sử dụng biên bản thanh lý hợp đồng lao động
Thành thạo kỹ năng hành chính nhân sự bằng cách đăng ký khoá học online qua video. Khoá học chia sẻ đầy đủ những kiến thức và kỹ năng về quản lý nhân sự trong doanh nghiệp. Bật mí bí quyết để quản trị nhân sự dễ dàng, hiệu quả. Đăng ký ngay nhé.
[course_id:1031,theme:course]
[course_id:256,theme:course]
[course_id:1843,theme:course]
3. Lưu ý khi lập biên bản thanh lý hợp đồng lao động
Thực tế việc lập biên bản thanh lý hợp đồng lao động không khó. Tuy nhiên để lập được một biên bản hoàn chỉnh và chỉn chu nhất thì bạn phải đặc biệt chú ý tới một số vấn đề sau:
3.1. Về thẩm quyền ký kết
Đối với bên phía người sử dụng lao động, người có quyền tham gia ký hợp đồng lao động là người:
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã.
- Người đang đứng đầu đơn vị, cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân.
- Người được uỷ quyền bởi các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
- Người trực tiếp sẽ sử dụng lao động.
- Được người đại diện theo pháp luật ủy quyền bằng văn bản.
Đối với bên phía người lao động, người có quyền ký hợp đồng lao động là người:
- Đủ tuổi lao động (từ 18 tuổi trở lên).
- Đối với người chưa thành niên từ 15 đến 18 tuổi thì sẽ phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện.
- Đối với người dưới 15 tuổi thì sẽ phải có sự đại diện theo pháp luật quy định.
- Người được những người lao động trong nhóm ủy quyền.
Lưu ý khi lập biên bản thanh lý hợp đồng lao động
3.2. Về nội dung
Nội dung biên bản thanh lý hợp đồng được lập ra bắt buộc phải dựa trên quy định được dẫn chiếu và điều khoản chấm dứt hợp đồng lao động trong hợp đồng lao động chính. Vì vậy, cam kết nội dung trong biên bản thanh lý hợp đồng phải có tính chính xác cao, công khai và minh bạch.
Những nội dung quan trọng, không thể thiếu được trong biên bản thanh lý hợp đồng lao động đó là:
- Cụ thể thông tin của các bên.
- Quyền và nghĩa vụ của 2 bên.
- Các điều khoản chung cho việc chấm dứt hợp đồng lao động.
4. Mẫu Biên bản thanh lý hợp đồng lao động
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------
BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
(Thanh lý Hợp đồng lao động số …........)
- Căn cứ Bộ luật Lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 18/6/2012;
- Căn cứ Hợp đồng lao động số ………………….……ngày ….. tháng ….. năm …. giữa Công ty ………………….... và ông/bà ………………………;
- Căn cứ Đơn xin nghỉ việc của ông/bà…………………...…………………;
Hôm nay, ngày .... tháng ... năm ......, tại..................................................., chúng tôi gồm:
BÊN A (NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG): CÔNG TY..................................
Đại diện:…………………………… Chức vụ:………………………………….
Quốc tịch: …………………………………………………………….………….
Địa chỉ: …………………………………………………………………………..
Điện thoại: ……………………………………………………………………….
Mã số thuế: ………………………………………………………………...…….
Số tài khoản: ……………………………………………………………………..
Tại Ngân hàng: …………………………………………………………………..
BÊN B (NGƯỜI LAO ĐỘNG): ………………………………………………..
Sinh năm:................................................................................................................
CMND số :........................... do CA tỉnh/TP …..…………cấp ngày.....................
Địa chỉ thường trú:..................................................................................................
Hai bên đã cùng nhau thoả thuận và tiến hành lập biên bản thanh lý hợp đồng lao động với những điều khoản sau đây:
Điều 1. Quyền và nghĩa vụ của người lao động
a) Cam kết đã bàn giao đầy đủ và đúng nội dung tại biên bản giao nhận đã ký.
b) Cam kết chấp hành và tuân thủ đúng các điều kiện có liên quan.
c) Chịu trách nhiệm cá nhân các vấn đề ngoài phần bàn giao đối với các cơ quan chức năng.
d) Được hưởng các chế độ theo hợp đồng đã ký.
Điều 2. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
a) Chịu trách nhiệm giải quyết các chế độ cho người lao động theo hợp đồng đã ký.
b) Thanh toán lương, thưởng, phụ cấp và các khoản khác cho người lao động đến thời điểm nghỉ việc.
c) Có quyền yêu cầu người lao động phải thi hành đúng và đầy đủ các biên bản đã ký kết, các cam kết của người lao động đối với công ty và thực hiện đúng điều khoản đã ghi trong hợp đồng.
Điều 3. Điều khoản chung
a) Hai bên cam kết thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung thuộc trách nhiệm của mình đối với bản thanh lý này.
b) Trong thời gian …… ngày làm việc, kể từ khi ký biên bản này, Bên B có trách nhiệm tiếp tục giải trình và tham gia giải quyết các vấn đề phát sinh về các nội dung đã bàn giao khi phát hiện còn thiếu sót hoặc chưa đúng.
c) Sau khi thực hiện xong nội dung của biên bản thanh lý này, các vấn đề trách nhiệm của 02 bên với Hợp đồng lao động sẽ kết thúc.
Điều 4. Hiệu lực thi hành
Biên bản này có hiệu lực kể từ ngày ký và được lập thành ….. bản, mỗi bên giữ …… bản có giá trị pháp lý như nhau.
Đại diện bên A Đại diện bên B
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
5. Kết luận
Trên đây là chia sẻ mẫu thanh lý hợp đồng lao động mới nhất cùng một số thông tin có liên quan. Bạn hãy tham khảo để biết xem một biên bản thanh lý hợp đồng lao động sẽ khác với biên bản ký hợp đồng lao động như thế nào nhé. Hy vọng những thông tin trong bài viết hữu ích giúp bạn có thể yên tâm hơn trong quá trình làm việc hoặc quản lý.
25/01/2024
609 Lượt xem
Hợp đồng đào tạo nghề tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật
Hợp đồng bao gồm rất nhiều loại khác nhau, tiêu biểu trong đó phải nói tới hợp đồng đào tạo nghề. Đây là một loại hợp đồng thường thấy tại các trường dạy nghề để thể hiện quyền và nghĩa vụ giữa người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp hay lớp đào tạo nghề với cá nhân người học tham gia các chương trình đào tạo. Để hiểu rõ hơn về hợp đồng đào tạo nghề tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, bạn hãy tham khảo nội dung bài viết sau đây của Unica nhé.
1. Thế nào là hợp đồng đào tạo nghề tại doanh nghiệp?
Đào tạo nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể làm việc hoặc tự tạo việc làm sau này cho mình. Đào tạo nghề có thể được thực hiện tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục phổ thông, doanh nghiệp hoặc các tổ chức, cá nhân khác. Khi theo học tại các cơ sở này, bên đào tạo và bên học sẽ ký với nhau một bản hợp đồng và bản hợp đồng này được gọi là hợp đồng đào tạo nghề.
Hợp đồng đào tạo nghề tại doanh nghiệp
Hợp đồng đào tạo nghề về cơ bản vẫn mang bản chất như những loại hợp đồng khác, đều thể hiện quyền lợi và nghĩa vụ giữa hai bên. Theo khoản 1 Điều 3, Khoản 1 Điều 39 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 cho biết: Hợp đồng đào tạo nghề là sự thỏa thuận giữa người học và cơ sở đào tạo nghề, theo đó người học cam kết học tập theo chương trình đào tạo nghề, cơ sở đào tạo nghề cam kết đào tạo người học theo chương trình đào tạo nghề và chi trả học phí cho người học.
Hiểu một cách đơn giản, hợp đồng đào tạo nghề là sự giao kết bằng lời nói hoặc văn bản về quyền và nghĩa vụ giữa người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, lớp đào tạo nghề, tổ chức, cá nhân với người tham gia các chương trình đào tạo theo quy định của pháp luật.
2. Nội dung hợp đồng đào tạo nghề tại doanh nghiệp
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định nội dung đào tạo nghề tại doanh nghiệp cụ thể như sau:
- Tên nghề đào tạo và những kỹ năng nghề đạt được.
- Địa điểm/ Vị trí đào tạo.
- Thời gian bắt đầu và kết thúc khoá học đào tạo nghề.
- Cụ thể mức học phí và phương thức thanh toán học phí.
- Quy định về việc bồi thường thiệt hại của mỗi bên khi vi phạm hợp đồng.
- Nội dung thanh lý hợp đồng.
- Các thỏa thuận không trái với đạo đức xã hội và pháp luật.
Nội dung cần có trong bản hợp đồng đào tạo nghề tại doanh nghiệp
Trường hợp doanh nghiệp tổ chức đào tạo nhưng tuyển người vào đào tạo để làm việc cho doanh nghiệp thì hợp đồng đào tạo nghề ngoài những nội dung quy định tại khoản 2 thì cần bổ sung thêm một số nội dung sau:
- Cam kết của người học về thời gian làm việc cho doanh nghiệp tổ chức đào tạo.
- Cam kết của doanh nghiệp về việc sử dụng lao động sau khi đào tạo nghề xong.
- Thoả thuận về mức tiền cũng như thời gian cho người học trực tiếp.
Đối với loại hợp đồng đào tạo nghề tại doanh nghiệp theo hình thức kèm cặp nghề tại doanh nghiệp ngoài các nội dung quy định tại khoản 2 điều này thì phải có thêm thỏa thuận thời gian bắt đầu được trả công và mức tiền công trả cho người học theo từng thời gian.
Lưu ý: Theo quy định, khi thực hiện ký kết hợp đồng đào tạo, tất cả các bên cần phải chú ý về các điều khoản trong hợp đồng phải được trình bày đầy đủ và chính xác. Điều này nhằm mục đích hạn chế rủi ro và bảo vệ quyền lợi của mình trong trường hợp xảy ra tranh chấp pháp lý.
3. Chi phí đào tạo nghề bao gồm những chi phí nào?
Chi phí đào tạo nghề bao gồm các khoản chi phí sau:
Chi phí trực tiếp: Là các khoản chi phí phát sinh trực tiếp phục vụ cho việc đào tạo nghề, bao gồm:
- Chi phí giảng dạy: Tiền lương, tiền công, phụ cấp, trợ cấp của giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên; chi phí bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên, giáo viên; chi phí mua sắm thiết bị, dụng cụ dạy học; chi phí tổ chức các hoạt động thực hành, thực tập; chi phí tổ chức hội nghị, hội thảo, hội thi; chi phí bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, dụng cụ dạy học; chi phí khác phục vụ cho giảng dạy.
- Chi phí học tập: Tiền sách, vở, tài liệu học tập; chi phí đi lại, ăn, ở, sinh hoạt của người học; chi phí trang phục, bảo hộ lao động; chi phí khác phục vụ cho học tập.
Chi phí đào tạo nghề tại doanh nghiệp
Chi phí gián tiếp: Là các khoản chi phí phát sinh không trực tiếp phục vụ cho việc đào tạo nghề, bao gồm:
- Chi phí quản lý đào tạo: Tiền lương, tiền công, phụ cấp, trợ cấp của cán bộ quản lý, nhân viên; chi phí điện, nước, điện thoại, internet; chi phí bảo hiểm; chi phí khấu hao tài sản cố định; chi phí khác phục vụ cho quản lý đào tạo.
Chi phí khác: Chi phí sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị; chi phí nghiên cứu khoa học; - chi phí tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí; chi phí khác phục vụ cho đào tạo nghề.
Mức chi phí đào tạo nghề cụ thể được quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ của cơ sở đào tạo nghề. Tuy nhiên, nhìn chung chi phí đào tạo nghề phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Ngành nghề đào tạo: Ngành nghề đào tạo đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, yêu cầu trang thiết bị, dụng cụ hiện đại thì chi phí đào tạo sẽ cao hơn.
- Trình độ đào tạo: Trình độ đào tạo cao hơn thì chi phí đào tạo sẽ cao hơn.
- Thời gian đào tạo: Thời gian đào tạo dài hơn thì chi phí đào tạo sẽ cao hơn.
- Địa điểm đào tạo: Cơ sở đào tạo ở khu vực thành phố, trung tâm thì chi phí đào tạo sẽ cao hơn.
Thành thạo kỹ năng hành chính nhân sự bằng cách đăng ký khoá học online qua video. Khoá học chia sẻ đầy đủ những kiến thức và kỹ năng về quản lý nhân sự trong doanh nghiệp. Bật mí bí quyết để quản trị nhân sự dễ dàng, hiệu quả. Đăng ký ngay nhé.
[course_id:1031,theme:course]
[course_id:256,theme:course]
[course_id:1843,theme:course]
4. Mẫu hợp đồng đào tạo nghề mới nhất năm 2023
Mẫu hợp đồng đào tạo nghề mới nhất năm 2023 như hình dưới đây:
Mẫu hợp đồng đào tạo nghề mới năm 2023
5. Một số câu hỏi liên quan
Chủ đề hợp đồng đào tạo nghề bao gồm rất nhiều nội dung khác nhau. Để hiểu rõ hơn về các vấn đề xoay quanh hợp đồng đào tạo nghề là gì, bạn hãy tham khảo thêm nội dung mà Unica chia sẻ ở phần dưới đây nhé.
5.1. Hợp đồng đào tạo nghề có thời hạn bao lâu?
Thời gian đào tạo nghề được quy định tại Điều 29 của Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, cụ thể như sau:
- Đối với đào tạo trình độ sơ cấp: Thời gian đào tạo từ 3 tháng đến 12 tháng.
- Đối với đào tạo trình độ trung cấp: Thời gian đào tạo từ 1 đến 3 năm.
- Đối với đào tạo trình độ cao đẳng: Thời gian đào tạo từ 3 đến 5 năm.
- Đối với đào tạo trình độ đại học: Thời gian đào tạo từ 4 đến 6 năm.
Ngoài ra, thời hạn của hợp đồng đào tạo nghề còn có thể được xác định theo thỏa thuận giữa người học và cơ sở đào tạo nghề nhưng không được vượt quá thời gian đào tạo theo chương trình đào tạo nghề. Như vậy, thời hạn của hợp đồng đào tạo nghề có thể dao động từ 3 tháng đến 6 năm, tùy thuộc vào trình độ đào tạo nghề.
Hợp đồng đào tạo nghề có thời hạn từ 3 tháng đến 6 năm
5.2. Hợp đồng đào tạo nghề có phải đóng bảo hiểm không?
Theo quy định tại Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động là người làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, hưởng lương, hưởng bảo hiểm xã hội. Trong khi đó, người học theo hợp đồng đào tạo nghề tại doanh nghiệp không phải là người lao động vì họ không làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, không hưởng lương. Như vậy, hợp đồng đào tạo nghề không phải đóng bảo hiểm xã hội.
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 33 của Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, cơ sở đào tạo nghề có thể hỗ trợ người học đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian đào tạo nghề. Ngoài ra, người học theo hợp đồng đào tạo nghề có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Theo quy định tại Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động không làm việc theo hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội cho họ thì có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Như vậy, người học theo hợp đồng đào tạo nghề có thể tham gia bảo hiểm xã hội theo hai hình thức:
- Hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội của cơ sở đào tạo nghề.
- Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
5.3. Hợp đồng đào tạo nghề được lập thành mấy bản?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 62 của Bộ luật Lao động năm 2019, hợp đồng đào tạo nghề tại doanh nghiệp được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản. Hợp đồng đào tạo nghề là một văn bản quan trọng, bảo đảm quyền lợi cho cả người học và cơ sở đào tạo nghề. Do đó, cả hai bên cần lưu giữ hợp đồng đào tạo nghề cẩn thận để có thể tham khảo khi cần thiết.
Hợp đồng đào tạo nghề tại doanh nghiệp được lập thành 02 bản
5.4. Vi phạm hợp đồng đào tạo nghề bị xử phạt thế nào?
Mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm hợp đồng đào tạo nghề được quy định tại Điều 21 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không giao kết hợp đồng đào tạo nghề với người lao động trước khi đưa người lao động đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi giao kết hợp đồng đào tạo nghề không đầy đủ thông tin.
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi giao kết hợp đồng đào tạo nghề không đúng quy định về trình độ đào tạo, thời gian đào tạo, chi phí đào tạo.
Ngoài ra, cơ sở đào tạo nghề vi phạm hợp đồng đào tạo nghề còn có thể bị xử phạt theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.
5.5. Cung cấp hợp đồng đào tạo nghề không đầy đủ thông tin người sử dụng lao động bị xử phạt như thế nào?
Hành vi cung cấp hợp đồng đào tạo nghề tại doanh nghiệp không đầy đủ thông tin của người sử dụng lao động là hành vi vi phạm quy định của pháp luật về lao động. Mức xử phạt hành chính đối với hành vi này được quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động.
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động.
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người lao động đến 300 người lao động.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động đến 500 người lao động.
- Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 501 người lao động trở lên.
Mức tiền xử phạt khi cung cấp hợp đồng đào tạo nghề thiếu thông tin
5.6. Trường hợp nào phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động?
Theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động trong các trường hợp sau:
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo mà người sử dụng lao động đã chi cho người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 62 của Bộ luật này. Tham khảo
- Chấm dứt hợp đồng lao động do lỗi của người lao động: Trường hợp người lao động thuộc một trong các trường hợp sau thì phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo mà người sử dụng lao động đã chi cho người lao động:
- Người lao động tự ý thôi việc trước thời hạn mà không có lý do chính đáng.
- Người lao động bị sa thải do áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải theo quy định của pháp luật về lao động.
- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 37 của Bộ luật này.
6. So sánh hợp đồng đào tạo nghề và thỏa thuận thực tập
Hợp đồng đào tạo nghề và thỏa thuận thực tập là hai loại hợp đồng có liên quan đến việc đào tạo nghề nhưng chúng không phải là một. Dưới đây là bảng so sánh hợp đồng đào tạo nghề và thỏa thuận thực tập.
So sánh hợp đồng đào tạo nghề và thỏa thuận thực tập
Hợp đồng đào tạo nghề là một loại hợp đồng lao động, trong đó người sử dụng lao động cam kết đào tạo nghề cho người lao động, còn người lao động cam kết làm việc cho người sử dụng lao động sau khi kết thúc thời gian đào tạo nghề.
Thỏa thuận thực tập là một loại thỏa thuận, trong đó người học nghề cam kết học tập, rèn luyện theo chương trình đào tạo nghề, còn cơ sở đào tạo nghề cam kết cung cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên để thực hiện chương trình đào tạo nghề.
Người học nghề cần lưu ý lựa chọn hình thức hợp đồng phù hợp với nhu cầu của mình. Nếu người học nghề muốn được đào tạo nghề và đảm bảo có việc làm sau khi kết thúc thời gian đào tạo nghề thì nên lựa chọn hợp đồng đào tạo nghề tại doanh nghiệp. Nếu người học nghề chỉ muốn được đào tạo nghề để nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp thì nên lựa chọn thỏa thuận thực tập.
7. Kết luận
Bài viết là toàn bộ thông tin liên quan đến hợp đồng đào tạo nghề tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật mà Unica đã tổng hợp được. Hợp đồng đào tạo nghề là một công cụ quan trọng để doanh nghiệp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần lưu ý các quy định của pháp luật về hợp đồng đào tạo nghề để đảm bảo quyền lợi cho cả doanh nghiệp và người học nghề. Hy vọng những thông tin trong bài viết đã cung cấp cho bạn được nhiều kiến thức bổ ích.
25/01/2024
784 Lượt xem
Hợp đồng lao động là gì? Những nội dung cần có trong hợp đồng lao động
Người lao động khi đi làm tại các công ty, doanh nghiệp rất quan tâm đến hợp đồng lao động. Bởi hợp đồng lao động là bằng chứng rõ ràng nhất để đảm bảo sự công bằng và minh bạch cho người lao động và người sử dụng lao động. Vậy hợp đồng lao động là gì? Nội dung cần có trong hợp đồng lao động là gì? Hãy cùng Unica tìm hiểu những thông tin cơ bản nhất về hợp đồng lao động qua nội dung bài viết sau nhé.
1. Hợp đồng lao động là gì?
Theo khoản 1 Điều 13 Bộ lao động năm 2019 cho biết khái niệm của hợp đồng lao động như sau: Hợp đồng lao động là thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về các khía cạnh bao gồm: tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong mối quan hệ lao động. Trường hợp hai bên thỏa thuận với nhau bằng tên gọi khác nhưng có nội dung có liên quan đến vấn đề trả công, tiền lương, sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì cũng được gọi là hợp đồng lao động.
Hiểu một cách đơn giản, hợp đồng lao động là văn bản thỏa thuận về mặt pháp lý giữa người lao động và người sử dụng lao động. Những thông tin có trong hợp đồng lao động thể hiện rõ nghĩa vụ và quyền lợi của hai bên trong quá trình làm việc với nhau và những thông tin này được pháp luật bảo vệ. Thông qua hợp đồng lao động, người lao động có thể yên tâm làm việc và doanh nghiệp cũng có thể yên tâm sử dụng người lao động.
Hợp đồng lao động
Doanh nghiệp, công ty muốn tuyển dụng lao động trực tiếp, bắt buộc phải gắn kết với người lao động bằng hợp đồng. Hợp đồng lao động được tạo ra có chức năng như một cơ chế để giải quyết nếu có vấn đề xảy ra. Nó có chức năng bảo vệ quyền lợi cho cả người lao động và người sử dụng lao động. Đồng thời, nó còn thể hiện sự chuyên nghiệp cho doanh nghiệp, công ty, tăng cường mối quan hệ hợp tác, sự tin tưởng giữa đôi bên.
2. Có những loại hợp đồng lao động nào?
Hợp đồng lao động đóng vai trò vô cùng quan trọng nên những thông tin có liên quan đến hợp đồng đang được rất nhiều người quan tâm. Theo Điều 20 của Bộ luật Lao động hiện hành, hiện có 2 loại hợp đồng lao động chính như sau:
2.1. Hợp đồng lao động có thời hạn
Hợp đồng lao động có thời hạn là loại hợp đồng phổ biến nhất. Đối với loại hợp đồng này thì hai bên sẽ có giao kết với nhau về mặt thời gian kết thúc. Thông thường, hợp đồng lao động có thời hạn sẽ có hiệu lực tối đa là 3 năm kể từ thời điểm hợp đồng bắt đầu có hiệu lực.
Sau khi ký hợp đồng có thời hạn và hết hạn, nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì 2 bên sẽ ký tiếp hợp đồng không xác định thời gian, trừ hợp đồng lao động với:
- Người làm thuê giữ chức giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước.
- Người lao động là người cao tuổi.
- Người lao động nước ngoài nhưng đang làm việc tại Việt Nam.
- Người lao động là thành viên Ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Hợp đồng lao động có thời hạn
2.2. Hợp đồng lao động không có thời hạn
Hợp đồng lao động không thời hạn là loại hợp đồng mà hai bên không có giao kết với nhau về mặt thời gian chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
Tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà người lao động và người sử dụng lao động sẽ ký kết hợp đồng lao động. Trong trường hợp người lao động không có ý định làm việc lâu dài thì nên ký hợp đồng lao động có thời hạn và ngược lại.
Thành thạo kỹ năng hành chính nhân sự bằng cách đăng ký khoá học online qua video. Khoá học chia sẻ đầy đủ những kiến thức và kỹ năng về quản lý nhân sự trong doanh nghiệp. Bật mí bí quyết để quản trị nhân sự dễ dàng, hiệu quả. Đăng ký ngay nhé.
[course_id:1031,theme:course]
[course_id:256,theme:course]
[course_id:1843,theme:course]
3. Một số quy định chung về hợp đồng lao động là gì?
Nếu bạn đang thắc mắc quy định chung của hợp đồng lao động là gì, hãy tham khảo nội dung dưới đây:
- Nguyên tắc ký hợp đồng lao động là: bình đẳng, tự nguyện và phù hợp với các quy định của pháp luật.
- Hợp đồng lao động có hiệu lực từ khi cả 2 bên bắt đầu ký kết đến khi hết hạn.
- Trong trường hợp thực hiện hợp đồng lao động, người sử dụng lao động và người lao động nếu muốn hoàn toàn có thể thỏa thuận sửa đổi nội dung của hợp đồng lao động. Trong trường hợp có sự thay đổi chủ yếu liên quan đến điều kiện lao động thì người lao động có quyền ký hợp đồng lao động mới.
- Chế độ giao kết hợp đồng lao động, thực hiện hợp đồng lao động, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, chấm dứt hợp đồng lao động chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Lao động năm 2019.
Một số quy định chung về hợp đồng lao động
4. Những nội dung chính của hợp đồng lao động
Bên cạnh việc tìm hiểu hợp đồng lao động là gì, người lao động cũng cần phải hiểu rõ nội dung chính của hợp đồng lao động trước khi đặt bút ký để tránh rủi ro. Thông thường một hợp đồng lao động đầy đủ sẽ bao gồm những nội dung chính như sau:
4.1. Thông tin của hai bên
Thông tin hai bên là nội dung bắt buộc phải có trong bản hợp đồng lao động. Thông tin này bao gồm: Họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, giới tính, số điện thoại, căn cước công dân/ chứng minh thư nhân dân, nơi cấp giấy tờ tùy thân,...
Thông tin người lao động và người lao động thường xuất hiện ở ngay trang đầu của bản hợp đồng. Chức năng chính là để định danh, xác định đây là hợp đồng giữa hai người này với nhau.
4.2. Thời hạn của hợp đồng lao động
Sau thông tin của hai bên thì thời hạn hợp đồng lao động cũng là nội dung bắt buộc và quan trọng cần có trong bản hợp đồng. Tuỳ vào loại hợp đồng lao động mà mục thời hạn sẽ ghi khác nhau. Đối với hợp đồng lao động có thời hạn thì sẽ ghi đầy đủ cả thời gian bắt đầu và kết thúc hợp đồng. Còn đối với hợp đồng lao động không có thời hạn thì sẽ chỉ cần ghi thời gian bắt đầu công việc là được.
Thời hạn của hợp đồng lao động
4.3. Mô tả nội dung công việc và địa điểm làm việc
Nội dung tiếp theo cần có trong bản hợp đồng lao động là gì? Đó chính là nội dung liên quan đến mô tả công việc và địa điểm làm việc.
- Mô tả công việc: Tùy vào vị trí, chức vụ cũng như công ty/ doanh nghiệp bạn quyết định ký hợp đồng lao động mà phần mô tả công việc này sẽ khác nhau. Thông thường, mô tả công việc ghi trong hợp đồng cũng giống với mô tả công việc ghi trong CV mà người lao động đã biết từ trước.
- Địa điểm làm việc: Trong hợp đồng bắt buộc phải chỉ rõ địa điểm làm việc. Trong trường hợp người lao động ứng tuyển vị trí mà địa điểm công việc ở nhiều vị trí khác nhau thì phải ghi đầy đủ các địa điểm đó.
4.4. Mức lương và những khoản đãi ngộ của người lao động
Trong hợp đồng lao động cần ghi rõ cụ thể mức lương, bao gồm: mức lương cơ bản và các khoản phụ cấp khác như: doanh thu, tiền ăn, thưởng, trợ cấp xe cộ,...
Hợp đồng lao động cần phải ghi rõ thời gian thanh toán lương, ví dụ như: Thanh toán vào ngày 5 hàng tháng hay thanh toán theo tuần hoặc theo ngày.
Ngoài ra, hợp đồng lao động cũng cần ghi rõ các khoản đãi ngộ khác mà người lao động được hưởng như: bảo hiểm y tế, chế độ nghỉ lễ, nghỉ phép, bảo hiểm xã hội.
Đặc biệt hợp đồng lao động cũng cần phải ghi rõ về quy định tăng lương, cách tính lương trong trường hợp nghỉ làm và các chế độ lương thưởng khác.
Mức lương và những khoản đãi ngộ của người lao động
4.5. Quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động
Quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động cụ thể như sau:
Đối với người lao động:
- Hợp đồng lao động cần phải ghi cụ thể quyền lợi của người lao động, bao gồm: Quyền lợi về lương thưởng, bảo hiểm, chế độ ngày lễ, nghỉ phép, quyền lợi về đào tạo kỹ năng, thăng tiến trong công việc. Bên cạnh đó, hợp đồng lao động cũng phải ghi rõ quyền lợi về sức khỏe và an toàn lao động cùng với các quyền lợi khác tương ứng với ngành nghề và quy định của pháp luật.
- Người lao động có trách nhiệm phải hoàn thành tốt các nhiệm vụ đã ký kết trong hợp đồng, có trách nhiệm cao trong công việc. Đặc biệt là phải tuân thủ các quy định của công ty, bảo mật thông tin và bảo mật tài sản chung, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn lao động.
Đối với người sử dụng lao động:
- Trong hợp đồng lao động phải liệt kê rõ các quyền lợi của người sử dụng lao động như: quyền quản lý, quyền giám sát công việc. Ngoài ra cũng phải đưa ra những hướng dẫn và chỉ đạo, quyền yêu cầu về sản phẩm lao động và những quyền lợi khác sao cho phù hợp nhất với quy định của pháp luật.
- Người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ cung cấp những điều kiện tốt, an toàn và lành mạnh nhất để bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Người sử dụng lao động cung cấp các trang thiết bị cần thiết đảm bảo công việc diễn ra ổn định và an toàn đúng theo quy định của pháp luật về an toàn lao động.
Quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động
4.6. Điều khoản về chấm dứt hợp đồng
Nội dung cuối cùng trong hợp đồng lao động bạn cần nhớ kỹ đó là điều khoản về chấm dứt hợp đồng.
Đối với người sử dụng lao động:
- Khi chưa hết thời hạn mà người sử dụng lao động muốn chấm dứt hợp đồng thì phải báo trước cho bên lao động trước 1 tháng. Trong trường hợp người lao động bị sa thải do có hành vi vi phạm quy định nghiêm trọng thì không cần phải báo trước, bên thuê lao động có quyền chấm dứt hẳn luôn.
- Khi chấm dứt hợp đồng, người sử dụng lao động bắt buộc phải thanh toán đầy đủ các khoản trợ cấp và đền bù cho người lao động theo đúng quy định của pháp luật.
Đối với người lao động
- Người lao động khi muốn chấm dứt hợp đồng với người sử dụng lao động thì cũng phải báo trước 1 tháng. Khi hợp đồng lao động chấm dứt, người lao động có quyền được nhận các khoản đền bù và trợ cấp theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, người lao động muốn nhận đầy đủ những khoản này phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng.
Lưu ý: Người lao động và người sử dụng lao động có quyền kháng nghị tương đương nhau nếu có tranh chấp liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng. Các trường hợp kháng nghị này sẽ được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.
Điều khoản về chấm dứt hợp đồng
5. Người lao động cần lưu ý điều gì khi ký hợp đồng lao động?
Hợp đồng lao động là công cụ quản lý có giá trị pháp lý. Vì vậy khi người lao động đồng ý ký tức là đồng ý với mọi điều khoản ghi trên hợp đồng và có nghĩa vụ phải thực hiện theo. Để tránh những rủi ro không mong muốn khi ký hợp đồng lao động, hạn chế những tranh chấp thì bạn cần phải đặc biệt chú ý những vấn đề sau:
- Đọc kỹ nội dung trong hợp đồng trước khi ký, đảm bảo hiểu rõ những điều khoản trong hợp đồng và cam kết những điều đó chính xác để tránh những bất lợi về sau trong quá trình làm việc.
- Người lao động cần phải hiểu rõ về quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mình có trong hợp đồng. Như vậy người lao động mới có thể tự bảo vệ quyền lợi của mình và bảo đảm thực hiện đúng những quyền lợi và nghĩa vụ được giao trong quá trình làm việc.
- Trong quá trình đọc và tìm hiểu hợp đồng, nếu có bất kỳ thắc mắc nào người lao động cần yêu cầu nhà tuyển dụng giải đáp rõ ràng. Đảm bảo bạn hiểu chính xác về nội dung hợp đồng trước khi ký.
- Tuyệt đối không được ký hợp đồng khi có những điều khoản bất hợp thường như: lương thấp hơn so mức trung bình, thời gian làm việc dài hơn quy định,...
- Kiểm tra đầy đủ những giấy tờ có liên quan, người lao động nên giữ bản hợp đồng để sử dụng làm bằng chứng trong trường hợp có tranh chấp xảy ra.
- Kiểm tra các giấy tờ liên quan: Người lao động chỉ cần cung cấp bản sao các giấy tờ chứng từ liên quan và giữ bản sao hợp đồng để sử dụng làm bằng chứng trong trường hợp xảy ra tranh chấp khiếu nại sau này.
Lưu ý khi ký hợp đồng lao động
6. Không ký hợp đồng lao động bằng văn bản bị phạt bao nhiêu?
Theo quy định tại Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, người sử dụng lao động không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên sẽ bị xử phạt như sau:
- Mức phạt tiền đối với cá nhân: Từ 2.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.
- Mức phạt tiền đối với tổ chức: Từ 4.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
7. Lời kết
Trên đây Unica đã giải đáp tất cả những thông tin có liên quan đến vấn đề hợp đồng lao động là gì cho bạn tham khảo. Việc tìm hiểu để biết rõ những nội dung liên quan đến hợp đồng lao động là vô cùng quan trọng, đặc biệt là với người lao động để có thể bảo vệ được những quyền lợi hợp pháp của mình. Với những thông tin đã chia sẻ trong bài viết, chắc chắn bạn đã tích lũy thêm được rất nhiều thông tin bổ ích. Từ đó, có thể yên tâm hơn khi đi xin việc.
24/01/2024
565 Lượt xem
Các thương hiệu nhượng quyền kinh doanh đồ ăn vặt hot ở Việt Nam
Đồ ăn vặt là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Đồ ăn vặt không chỉ giúp giải quyết cơn đói bụng, mà còn mang lại niềm vui và sự thoải mái. Vì vậy, kinh doanh đồ ăn vặt là một lĩnh vực hấp dẫn và tiềm năng cho nhiều người muốn khởi nghiệp. Tuy nhiên, để thực hiện nhượng quyền kinh doanh đồ ăn vặt thành công, không phải ai cũng có đủ kinh nghiệm, nguồn vốn và thời gian. Một giải pháp hiệu quả cho những người muốn kinh doanh đồ ăn vặt mà không cần phải lo lắng quá nhiều là nhượng quyền thương hiệu.
Tại sao nên nhượng quyền đồ ăn vặt?
Nhượng quyền thương hiệu là hình thức kinh doanh mà một bên (nhà nhượng quyền) sẽ cấp quyền sử dụng tên, logo, sản phẩm, công nghệ, bí quyết kinh doanh,… của mình cho một bên khác (nhà được nhượng quyền) theo một hợp đồng nhất định. Nhà được nhượng quyền sẽ phải trả một khoản phí nhất định cho nhà nhượng quyền, bao gồm phí nhượng quyền, phí quản lý, phí quảng cáo,… Nhà được nhượng quyền cũng phải tuân theo các quy định và tiêu chuẩn của nhà nhượng quyền về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, bảo hành, bảo trì,…
Nhượng quyền đồ ăn vặt
Nhượng quyền đồ ăn vặt có nhiều lợi ích cho người kinh doanh như:
- Tiết kiệm thời gian và chi phí: Nhà được nhượng quyền không cần phải bỏ ra nhiều thời gian và chi phí để nghiên cứu thị trường, xây dựng thương hiệu, thiết kế logo, tìm kiếm nhà cung cấp, đào tạo nhân viên,… Nhà được nhượng quyền chỉ cần tuân theo hướng dẫn của nhà nhượng quyền và sử dụng các nguồn lực sẵn có của họ.
- Tận dụng thương hiệu đã có uy tín: Nhà được nhượng quyền sẽ được hưởng lợi từ thương hiệu đã được nhà nhượng quyền xây dựng và phát triển trên thị trường. Nhà được nhượng quyền sẽ dễ dàng thu hút khách hàng nhờ vào sự tin tưởng và yêu thích của họ đối với thương hiệu. Nhà được nhượng quyền cũng sẽ được hỗ trợ quảng cáo và marketing từ nhà nhượng quyền, giúp tăng doanh số và lợi nhuận.
- Được hỗ trợ kỹ thuật và quản lý: Nhà được nhượng quyền sẽ được nhà nhượng quyền cung cấp các kiến thức, kỹ năng, công nghệ, bí quyết kinh doanh,… liên quan đến đồ ăn vặt. Nhà được nhượng quyền cũng sẽ được nhà nhượng quyền giám sát, đánh giá và đào tạo liên tục để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, quản lý và vận hành cửa hàng. Nhà được nhượng quyền cũng có thể trao đổi, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm với các nhà được nhượng quyền khác trong cùng hệ thống.
Nhượng quyền đồ ăn vặt có nhiều lợi ích cho người kinh doanh
Bạn muốn kinh doanh ngành F&B đắt khách, hãy đăng ký ngay khoá học kinh doanh trên Unica. Khoá học với các bài giảng chia sẻ về cách lên menu, công thức pha chế và nấu ăn ngon. Kết hợp cùng tuyệt chiêu để làm hài lòng khách hàng sẽ giúp bạn gia tăng lợi nhuận bền vững trong lĩnh vực này.
[course_id:1163,theme:course]
[course_id:1198,theme:course]
[course_id:1416,theme:course]
Những ai sẽ thích hợp kinh doanh đồ ăn vặt?
Mô hình nhượng quyền kinh doanh đồ ăn vặt là một lĩnh vực phù hợp cho nhiều đối tượng khác nhau như:
- Những người có đam mê và yêu thích đồ ăn vặt: Đây là yếu tố quan trọng để duy trì sự hứng thú và nhiệt huyết trong kinh doanh. Những người có đam mê và yêu thích đồ ăn vặt sẽ có thể hiểu được nhu cầu và sở thích của khách hàng, cũng như sáng tạo và đổi mới sản phẩm để phục vụ họ tốt hơn.
- Những người có tinh thần khởi nghiệp và muốn tự lập: Kinh doanh đồ ăn vặt là một cơ hội để những người có tinh thần khởi nghiệp và muốn tự lập có thể thực hiện ước mơ của mình. Những người này sẽ có thể tự quyết định về mục tiêu, chiến lược, phương pháp kinh doanh của mình, cũng như chịu trách nhiệm về kết quả. Những người này cũng sẽ có thể tận hưởng niềm vui và sự tự hào khi xây dựng và phát triển cửa hàng của mình.
- Những người có nguồn vốn hạn chế và muốn đầu tư an toàn: Kinh doanh đồ ăn vặt là một lĩnh vực không đòi hỏi quá nhiều vốn ban đầu, nhất là khi nhượng quyền thương hiệu. Những người có nguồn vốn hạn chế và muốn đầu tư an toàn sẽ có thể lựa chọn những thương hiệu nhượng quyền uy tín và phù hợp với khả năng tài chính của mình. Những người này cũng sẽ giảm được rủi ro khi kinh doanh đồ ăn vặt, nhờ vào sự hỗ trợ và bảo lãnh của nhà nhượng quyền.
Kinh doanh đồ ăn vặt là một lĩnh vực phù hợp cho nhiều đối tượng khác nhau
Các thương hiệu nhượng quyền kinh doanh đồ ăn vặt hot ở Việt Nam
Trên thị trường Việt Nam hiện nay, có rất nhiều thương hiệu nhượng quyền kinh doanh đồ ăn vặt đang được nhiều người yêu thích và lựa chọn. Dưới đây là một số thương hiệu nhượng quyền kinh doanh đồ ăn vặt hot ở Việt Nam:
1. Nhượng quyền Koi Thé
Koi Thé là một thương hiệu trà sữa nổi tiếng đến từ Đài Loan, được thành lập vào năm 2006. Koi Thé có hơn 400 cửa hàng trên toàn thế giới, trong đó có hơn 40 cửa hàng tại Việt Nam. Koi Thé nổi bật với các sản phẩm trà sữa ngon, đa dạng và chất lượng, được làm từ nguyên liệu tươi và sạch. Koi Thé cũng có nhiều loại topping hấp dẫn, như trân châu đen, trân châu trắng, thạch nha đam, thạch trái cây,… Koi Thé luôn đổi mới và cập nhật các sản phẩm mới theo xu hướng và sở thích của khách hàng.
Để nhượng quyền Koi Thé, bạn cần có các điều kiện sau:
- Có nguồn vốn từ 800 triệu đến 1,2 tỷ đồng bao gồm phí nhượng quyền, phí quản lý, phí quảng cáo, phí thiết kế, phí thi công, phí đào tạo,…
- Có mặt bằng rộng từ 40 đến 60 mét vuông, nằm ở vị trí đông đúc, sầm uất, gần trường học, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí,…
- Có đội ngũ nhân viên nhiệt tình, chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản từ nhà nhượng quyền.
- Tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn của nhà nhượng quyền về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, bảo hành, bảo trì,…
Koi Thé là một thương hiệu trà sữa nổi tiếng đến từ Đài Loan, được thành lập vào năm 2006
2. Nhượng quyền trà sữa Gong Cha
Gong Cha là một thương hiệu trà sữa nổi tiếng đến từ Đài Loan, được thành lập vào năm 2006. Gong Cha có hơn 1500 cửa hàng trên toàn thế giới, trong đó có hơn 50 cửa hàng tại Việt Nam. Gong Cha nổi bật với các sản phẩm trà sữa ngon và đa dạng như trà sữa trân châu, trà sữa sữa chua, trà sữa hạt chia, trà sữa trái cây,… Gong Cha cũng có nhiều loại topping hấp dẫn, như trân châu đường đen, trân châu trắng, thạch nha đam, thạch trái cây, kem cheese,…
Để nhượng quyền Gong Cha, bạn cần có nguồn vốn khoảng 1,5 - 2 tỷ đồng, bao gồm phí nhượng quyền, phí quản lý, phí quảng cáo, phí thiết kế, phí thiết bị, phí nguyên liệu,… Bạn cũng cần có mặt bằng rộng khoảng 40 - 60 m2, tại các khu vực đông dân cư, gần trường học, trung tâm thương mại, công viên,… Bạn sẽ được Gong Cha hỗ trợ về đào tạo nhân viên, cung cấp nguyên liệu, quản lý chất lượng, quảng bá thương hiệu,…
Gong Cha là một thương hiệu trà sữa nổi tiếng đến từ Đài Loan, được thành lập vào năm 2006
3. Thương hiệu đồ ăn vặt - Hồng Phát
Hồng Phát là một thương hiệu đồ ăn vặt nổi tiếng tại Việt Nam, được thành lập vào năm 2010. Hồng Phát chuyên cung cấp các loại đồ ăn vặt ngon và hấp dẫn, như bánh tráng trộn, bánh tráng nướng, bánh tráng cuốn, bánh tráng kẹp, bánh tráng phơi sương, bánh tráng sữa,… Hồng Phát cũng có nhiều loại nước uống độc đáo, như nước mía sữa, nước mía dừa, nước mía chanh, nước mía đá lạnh,…
Để nhượng quyền kinh doanh đồ ăn vặt Hồng Phát, bạn cần có nguồn vốn khoảng 300 - 500 triệu đồng bao gồm phí nhượng quyền, phí quản lý, phí quảng cáo, phí thiết bị, phí nguyên liệu,… Bạn cũng cần có mặt bằng rộng khoảng 15 - 25 m2, tại các khu vực đông đúc, sầm uất, gần chợ, bến xe, bệnh viện,… Bạn sẽ được Hồng Phát hỗ trợ về đào tạo nhân viên, cung cấp nguyên liệu, quản lý chất lượng, quảng bá thương hiệu,…
Hồng Phát là một thương hiệu đồ ăn vặt nổi tiếng tại Việt Nam, được thành lập vào năm 2010
4. Thương hiệu nhượng quyền gà rán KFC
KFC là một thương hiệu gà rán nổi tiếng đến từ Mỹ, được thành lập vào năm 1930. KFC có hơn 20.000 cửa hàng trên toàn thế giới, trong đó có hơn 140 cửa hàng tại Việt Nam. KFC nổi bật với các sản phẩm gà rán ngon và đặc trưng, như gà rán giòn, gà rán phô mai, gà rán cay, gà rán xốt,… KFC cũng có nhiều loại món ăn kèm hấp dẫn, như khoai tây chiên, bắp rang bơ, salad, bánh mì, bánh ngọt,…
Để nhượng quyền KFC, bạn cần có nguồn vốn khoảng 5 - 7 tỷ đồng bao gồm phí nhượng quyền, phí quản lý, phí quảng cáo, phí thiết kế, phí thiết bị, phí nguyên liệu,… Bạn cũng cần có mặt bằng rộng khoảng 100 - 150 m2, tại các khu vực trung tâm, sầm uất, gần trường học, trung tâm thương mại, rạp chiếu phim,… Bạn sẽ được KFC hỗ trợ về đào tạo nhân viên, cung cấp nguyên liệu, quản lý chất lượng, quảng bá thương hiệu,…
KFC là một thương hiệu gà rán nổi tiếng đến từ Mỹ, được thành lập vào năm 1930
5. Nhượng quyền đồ ăn vặt - Lotteria
Lotteria là một thương hiệu đồ ăn vặt nổi tiếng đến từ Hàn Quốc, được thành lập vào năm 1979. Lotteria có hơn 2000 cửa hàng trên toàn thế giới, trong đó có hơn 200 cửa hàng tại Việt Nam. Lotteria nổi bật với các sản phẩm đồ ăn vặt ngon và đa dạng như bánh mì kẹp thịt, bánh mì kẹp cá, bánh mì kẹp gà, bánh mì kẹp phô mai, bánh mì kẹp xúc xích,… Lotteria cũng có nhiều loại nước uống thơm ngon, như nước cam, nước chanh, nước dâu, nước xoài, cà phê,…
Để làm mô hình nhượng quyền kinh doanh đồ ăn vặt Lotteria, bạn cần có nguồn vốn khoảng 2 - 3 tỷ đồng, bao gồm phí nhượng quyền, phí quản lý, phí quảng cáo, phí thiết kế, phí thiết bị, phí nguyên liệu,… Bạn cũng cần có mặt bằng rộng khoảng 50 - 80 m2, tại các khu vực đông dân cư, gần trường học, trung tâm thương mại, công viên,… Bạn sẽ được Lotteria hỗ trợ về đào tạo nhân viên, cung cấp nguyên liệu, quản lý chất lượng, quảng bá thương hiệu…
Để nhượng quyền Lotteria, bạn cần có nguồn vốn khoảng 2 - 3 tỷ đồng
6. Nhượng quyền Pizza 4P
Pizza 4P là một thương hiệu pizza nổi tiếng đến từ Nhật Bản, được thành lập vào năm 2011. Pizza 4P có hơn 20 cửa hàng trên toàn thế giới, trong đó có hơn 10 cửa hàng tại Việt Nam. Pizza 4P nổi bật với các sản phẩm pizza ngon và sáng tạo như pizza phô mai, pizza cá ngừ, pizza thịt bò, pizza rau củ, pizza trứng,… Pizza 4P cũng có nhiều loại món ăn kèm hấp dẫn, như salad, súp, mì ý, bánh mì, bánh ngọt,…
Để nhượng quyền Pizza 4P, bạn cần có nguồn vốn khoảng 3 - 5 tỷ đồng, bao gồm phí nhượng quyền, phí quản lý, phí quảng cáo, phí thiết kế, phí thiết bị, phí nguyên liệu,… Bạn cũng cần có mặt bằng rộng khoảng 80 - 120 m2, tại các khu vực trung tâm, sầm uất, gần trường học, trung tâm thương mại, khách sạn,… Bạn sẽ được Pizza 4P hỗ trợ về đào tạo nhân viên, cung cấp nguyên liệu, quản lý chất lượng, quảng bá thương hiệu,…
Để nhượng quyền Pizza 4P, bạn cần có nguồn vốn khoảng 3 - 5 tỷ đồng
7. Thương hiệu nhượng quyền - Burger King
Burger King là một thương hiệu đồ ăn vặt nổi tiếng đến từ Mỹ, được thành lập vào năm 1954. Burger King có hơn 18.000 cửa hàng trên toàn thế giới, trong đó có hơn 20 cửa hàng tại Việt Nam. Burger King nổi bật với các sản phẩm đồ ăn vặt ngon và đặc trưng như bánh mì kẹp thịt bò, bánh mì kẹp gà, bánh mì kẹp cá, bánh mì kẹp rau củ, bánh mì kẹp phô mai,… Burger King cũng có nhiều loại nước uống thơm ngon như nước ngọt, nước trái cây, nước cà phê, nước sô cô la,…
Muốn nhượng quyền kinh doanh đồ ăn vặt Burger King, bạn cần có nguồn vốn khoảng 4 - 6 tỷ đồng, bao gồm phí nhượng quyền, phí quản lý, phí quảng cáo, phí thiết kế, phí thiết bị, phí nguyên liệu,… Bạn cũng cần có mặt bằng rộng khoảng 100 - 150 m2, tại các khu vực trung tâm, sầm uất, gần trường học, trung tâm thương mại, rạp chiếu phim,… Bạn sẽ được Burger King hỗ trợ về đào tạo nhân viên, cung cấp nguyên liệu, quản lý chất lượng, quảng bá thương hiệu,…
Burger King có hơn 18.000 cửa hàng trên toàn thế giới, trong đó có hơn 20 cửa hàng tại Việt Nam
8. Nhượng quyền thương hiệu đồ uống - Subway
Subway là một thương hiệu đồ uống nổi tiếng đến từ Mỹ, được thành lập vào năm 1965. Subway có hơn 40.000 cửa hàng trên toàn thế giới, trong đó có hơn 10 cửa hàng tại Việt Nam. Subway nổi bật với các sản phẩm đồ uống ngon và tốt cho sức khỏe như nước ép trái cây, nước ép rau củ, nước ép cà rốt, nước ép dưa hấu, nước ép cam,… Subway cũng có nhiều loại bánh mì kẹp thịt, phô mai, rau củ, trứng, cá,… với nhiều hương vị và kích cỡ khác nhau.
Để nhượng quyền Subway, bạn cần có nguồn vốn khoảng 2 - 4 tỷ đồng, bao gồm phí nhượng quyền, phí quản lý, phí quảng cáo, phí thiết kế, phí thiết bị, phí nguyên liệu,… Bạn cũng cần có mặt bằng rộng khoảng 50 - 80 m2, tại các khu vực trung tâm, sầm uất, gần trường học, trung tâm thương mại, công viên,… Bạn sẽ được Subway hỗ trợ về đào tạo nhân viên, cung cấp nguyên liệu, quản lý chất lượng, quảng bá thương hiệu,…
Subway là một thương hiệu đồ uống nổi tiếng đến từ Mỹ, được thành lập vào năm 1965
9. Thương hiệu Bánh Mì BreadTalk
BreadTalk là một thương hiệu bánh mì nổi tiếng đến từ Singapore, được thành lập vào năm 2000. BreadTalk có hơn 1000 cửa hàng trên toàn thế giới, trong đó có hơn 20 cửa hàng tại Việt Nam. BreadTalk nổi bật với các sản phẩm bánh mì ngon và độc đáo như bánh mì bơ tỏi, bánh mì phô mai, bánh mì thịt xá xíu, bánh mì thịt nguội, bánh mì trứng,… BreadTalk cũng có nhiều loại bánh ngọt, bánh mặn, bánh kem, bánh trái cây,… với nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau.
Để nhượng quyền BreadTalk, bạn cần có nguồn vốn khoảng 1 - 2 tỷ đồng, bao gồm phí nhượng quyền, phí quản lý, phí quảng cáo, phí thiết kế, phí thiết bị, phí nguyên liệu,… Bạn cũng cần có mặt bằng rộng khoảng 40 - 60 m2, tại các khu vực trung tâm, sầm uất, gần trường học, trung tâm thương mại, siêu thị,… Bạn sẽ được BreadTalk hỗ trợ về đào tạo nhân viên, cung cấp nguyên liệu, quản lý chất lượng, quảng bá thương hiệu,…
BreadTalk là một thương hiệu bánh mì nổi tiếng đến từ Singapore, được thành lập vào năm 2000
10. Nhượng quyền bánh tráng Chế Liễu
Chế Liễu là một thương hiệu bánh tráng nổi tiếng tại Việt Nam, được thành lập vào năm 2015. Chế Liễu chuyên cung cấp các loại bánh tráng ngon và độc đáo như bánh tráng trộn, bánh tráng nướng, bánh tráng cuốn, bánh tráng kẹp, bánh tráng sữa,… Chế Liễu cũng có nhiều loại nước uống mát lạnh, như nước sâm, nước mơ, nước dưa hấu, nước chanh, nước cốt dừa,…
Để nhượng quyền kinh doanh đồ ăn vặt Chế Liễu, bạn cần có nguồn vốn khoảng 200 - 400 triệu đồng, bao gồm phí nhượng quyền, phí quản lý, phí quảng cáo, phí thiết bị, phí nguyên liệu,… Bạn cũng cần có mặt bằng rộng khoảng 20 - 40 m2, tại các khu vực đông dân cư, gần chợ, bến xe, bệnh viện,… Bạn sẽ được Chế Liễu hỗ trợ về đào tạo nhân viên, cung cấp nguyên liệu, quản lý chất lượng, quảng bá thương hiệu,…
Cần bao nhiêu vốn để nhượng quyền đồ ăn vặt?
Vốn để nhượng quyền đồ ăn vặt phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thương hiệu, sản phẩm, mặt bằng, vị trí, thị trường… Trung bình, số vốn để nhượng quyền đồ ăn vặt dao động từ 200 triệu đồng đến 7 tỷ đồng, tùy theo từng thương hiệu và từng cửa hàng. Bạn cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng về các chi phí và lợi ích khi nhượng quyền đồ ăn vặt để có thể lựa chọn thương hiệu phù hợp với khả năng tài chính và mục tiêu kinh doanh của mình.
Số vốn để nhượng quyền đồ ăn vặt dao động từ 200 triệu đồng đến 7 tỷ đồng, tùy theo từng thương hiệu và từng cửa hàng
Lưu ý khi nhượng quyền đồ ăn vặt
Nhượng quyền kinh doanh đồ ăn vặt là một hình thức kinh doanh có nhiều lợi ích nhưng cũng có nhiều rủi ro và thách thức. Bạn cần phải lưu ý một số điều sau khi nhượng quyền đồ ăn vặt:
1. Điều kiện tài chính
Bạn cần phải có một nguồn vốn đủ để đáp ứng các chi phí khi nhượng quyền đồ ăn vặt như phí nhượng quyền, phí quản lý, phí quảng cáo, phí thiết bị, phí nguyên liệu,… Bạn cũng cần phải có một dự phòng vốn để đối phó với các rủi ro và khó khăn có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh như thiếu nguyên liệu, mất khách hàng, cạnh tranh, thay đổi thị trường,… Bạn cũng cần phải tính toán kỹ lưỡng về hiệu quả kinh doanh, lợi nhuận, thời gian hoàn vốn, rủi ro và cơ hội khi nhượng quyền đồ ăn vặt.
Bạn cần phải có một nguồn vốn đủ để đáp ứng các chi phí khi nhượng quyền đồ ăn vặt như phí nhượng quyền, phí quản lý, phí quảng cáo, phí thiết bị, phí nguyên liệu,…
2. Vị trí mặt bằng
Vị trí mặt bằng nên gần khu dân cư, gần trường học, gần trung tâm thương mại, gần công viên, gần đường lớn, gần các điểm du lịch,… Bạn cũng cần phải chú ý đến các yếu tố khác như diện tích, giá thuê, hợp đồng, pháp lý, an ninh, hạ tầng, cạnh tranh,… Bạn cũng cần phải tham khảo ý kiến của nhà nhượng quyền về vị trí mặt bằng để đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn và yêu cầu của họ.
3. Sự ủng hộ từ người thân
Bạn cần có sự ủng hộ từ gia đình, bạn bè, đối tác,… khi thực hiện hình thức kinh doanh này. Bạn cũng cần phải thuyết phục họ về lợi ích và tiềm năng của việc nhượng quyền đồ ăn vặt, cũng như giải thích rõ ràng về các rủi ro và thách thức có thể gặp phải. Hãy lắng nghe và tôn trọng ý kiến của họ để có thể học hỏi và cải thiện kinh doanh. Bạn cũng cần phải cân bằng thời gian và công sức giữa kinh doanh và chăm sóc gia đình để không bị mất đi sự gắn kết và hạnh phúc.
Cần có sự ủng hộ từ gia đình, bạn bè, đối tác,… khi thực hiện hình thức kinh doanh này
4. Chọn mặt gửi vàng
Bạn cần phải chọn một thương hiệu nhượng quyền kinh doanh đồ ăn vặt vặt uy tín và phù hợp để có thể kinh doanh hiệu quả và lâu dài. Bạn cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng về lịch sử, danh tiếng, sản phẩm, dịch vụ, chính sách, hỗ trợ, đánh giá,… của các thương hiệu nhượng quyền đồ ăn vặt.
Hãy đọc kỹ và hiểu rõ các điều khoản và điều kiện trong hợp đồng nhượng quyền để tránh những bất ngờ và tranh chấp sau này. Bạn cũng cần phải tìm hiểu và tham gia các hội nhóm, diễn đàn, cộng đồng,… của các nhà được nhượng quyền đồ ăn vặt để có thể trao đổi, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh.
Kết luận
Nhượng quyền kinh doanh đồ ăn vặt là một hình thức kinh doanh có nhiều lợi ích nhưng cũng có nhiều rủi ro và thách thức. Hy vọng rằng với những thông tin trên đây, bạn sẽ có thêm nguồn tham khảo trước khi bắt tay vào kinh doanh mô hình nhượng quyền kinh doanh đồ ăn vặt. Chúc bạn thành công.
22/01/2024
1706 Lượt xem
Phân tích đối thủ cạnh tranh chi tiết từ A-Z giúp kinh doanh thành công
Công việc kinh doanh chưa bao giờ là đơn giản vì ngoài những khó khăn từ kinh doanh thì mỗi doanh nghiệp đều phải đối mặt với sự cạnh tranh từ những doanh nghiệp khác. Những doanh nghiệp này được gọi là đối thủ cạnh tranh. Đối thủ cạnh tranh là một yếu tố quan trọng trong môi trường kinh doanh, ảnh hưởng đến quyết định và hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, việc phân tích đối thủ cạnh tranh là một bước cần thiết để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển.
Đối thủ cạnh tranh là gì?
Đối thủ cạnh tranh là những doanh nghiệp cùng hoạt động trong một thị trường, cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ có thể đáp ứng nhu cầu của cùng một nhóm khách hàng. Đối thủ cạnh tranh có thể cạnh tranh về giá cả, chất lượng, tính năng, thiết kế, bảo hành, dịch vụ sau bán hàng, uy tín, thương hiệu, vị trí, phân phối, quảng cáo, khuyến mãi,...
Đối thủ cạnh tranh có thể cạnh tranh về giá cả, chất lượng, tính năng, quảng cáo, khuyến mãi,...
Lợi ích khi thực hiện phân tích đối thủ cạnh tranh
Phân tích đối thủ cạnh tranh là quá trình thu thập, phân tích và đánh giá thông tin về đối thủ cạnh tranh. Mục đích là nhằm hiểu được mục tiêu, chiến lược, tình hình, ưu và nhược điểm của họ, cũng như ảnh hưởng của họ đến doanh nghiệp của bạn. Phân tích đối thủ cạnh tranh có nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:
- Giúp định hình chiến lược kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp của bạn, nhằm tận dụng cơ hội, đối phó với thách thức, tạo ra sự khác biệt và giá trị gia tăng cho khách hàng.
- Giúp hiểu được thị trường mà bạn đang hoạt động bao gồm tiềm năng, xu hướng, yêu cầu, thói quen, hành vi, nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Từ đó, bạn có thể điều chỉnh sản phẩm hoặc dịch vụ của mình để phù hợp với thị trường và khách hàng, cũng như tìm kiếm những phân khúc thị trường chưa được khai thác.
- Giúp tìm kiếm những cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp của bạn đang đối mặt. Cơ hội có thể là những lỗ hổng, thiếu sót, sai lầm, yếu kém của đối thủ cạnh tranh mà bạn có thể khắc phục và vượt trội hơn.
- Giúp phát hiện được điểm mạnh và yếu kém của doanh nghiệp của mình so với đối thủ cạnh tranh. Từ đó, bạn có thể tăng cường điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của doanh nghiệp của mình.
- Giúp đánh giá được giá cả và chính sách tiếp thị của đối thủ cạnh tranh bao gồm giá bán, chiết khấu, khuyến mãi, bảo hành, dịch vụ sau bán hàng, phân phối, quảng cáo,... Từ đó, bạn có thể xác định được mức giá cạnh tranh và chính sách tiếp thị hợp lý cho doanh nghiệp của mình, nhằm thu hút và giữ chân khách hàng.
- Giúp phát hiện được những sáng tạo và xu hướng mới của đối thủ cạnh tranh bao gồm những sản phẩm hoặc dịch vụ mới, những tính năng mới, những thiết kế mới, những công nghệ mới,... Nhờ đó, bạn có thể học hỏi, cải tiến, đổi mới, hoặc tạo ra những sản phẩm hoặc dịch vụ mới, phù hợp với nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
Lợi ích khi thực hiện phân tích đối thủ cạnh tranh
Phân loại đối thủ cạnh tranh như thế nào?
Trong thực tế, không phải tất cả các doanh nghiệp cùng cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự hoặc thay thế cho khách hàng đều là đối thủ cạnh tranh của bạn. Có những loại đối thủ cạnh tranh khác nhau, có mức độ cạnh tranh và ảnh hưởng khác nhau đến doanh nghiệp của bạn. Bạn cần phân biệt được những loại đối thủ cạnh tranh này để có thể xác định được đối tượng cạnh tranh chính và phù hợp cho doanh nghiệp của bạn. Dưới đây là hai cách phân loại đối thủ cạnh tranh theo lực lượng cạnh tranh và tính chất cạnh tranh.
1. Theo lực lượng cạnh tranh
Theo lực lượng cạnh tranh, đối thủ cạnh tranh có thể được chia thành ba loại:
1.1. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Đây là những doanh nghiệp cùng cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự hoặc giống hệt nhau cho cùng một nhóm khách hàng. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp là loại đối thủ cạnh tranh mạnh nhất và ảnh hưởng nhất đến doanh nghiệp của bạn. Bạn phải luôn phân tích đối thủ cạnh tranh trực tiếp, theo dõi và cạnh tranh với họ để giành được thị phần và lợi nhuận.
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
1.2. Đối thủ cạnh tranh gián tiếp
Đây là những doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ khác nhau nhưng có thể thỏa mãn cùng một nhu cầu hoặc giải quyết cùng một vấn đề cho khách hàng. Đối thủ cạnh tranh gián tiếp là loại đối thủ cạnh tranh yếu hơn và ảnh hưởng ít hơn đến doanh nghiệp của bạn. Tuy nhiên, bạn cũng không nên bỏ qua đối thủ cạnh tranh gián tiếp vì họ có thể cạnh tranh về giá trị, chất lượng hoặc sự tiện lợi cho khách hàng.
Đối thủ cạnh tranh gián tiếp
1.3. Đối thủ tiềm năng/đối thủ tiềm ẩn
Đây là những doanh nghiệp chưa cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng nhưng có khả năng hoặc ý định làm vậy trong tương lai. Đối thủ tiềm năng/đối thủ tiềm ẩn là loại đối thủ cạnh tranh nguy hiểm nhất và khó dự đoán nhất đối với doanh nghiệp của bạn. Bạn phải luôn phân tích đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, cảnh giác và sẵn sàng đối phó với họ để có thể tạo ra sự thay đổi lớn trong thị trường và cạnh tranh với bạn về khách hàng, nguồn lực, vị trí,...
2. Theo tính chất cạnh tranh
Theo tính chất cạnh tranh, đối thủ cạnh tranh có thể được chia thành hai loại:
2.1. Đối thủ cạnh tranh đối xứng
Đây là những doanh nghiệp có cùng kích thước, nguồn lực, thị phần, vị trí, uy tín,... với doanh nghiệp của bạn. Đối thủ cạnh tranh đối xứng là loại đối thủ cạnh tranh công bằng với doanh nghiệp. Bạn phải cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh đối xứng bằng cách tạo ra sự khác biệt và giá trị gia tăng cho khách hàng.
Ví dụ: Nếu bạn là một doanh nghiệp bán bánh mì, thì đối thủ cạnh tranh đối xứng của bạn là những doanh nghiệp bán bánh mì có cùng quy mô, vốn, doanh thu, địa điểm, thương hiệu,... với bạn.
Đối thủ cạnh tranh đối xứng là loại đối thủ cạnh tranh công bằng với doanh nghiệp
2.2. Đối thủ cạnh tranh bất đối xứng
Đây là những doanh nghiệp có kích thước, nguồn lực, thị phần, vị trí, uy tín,... khác biệt so với doanh nghiệp của bạn. Đối thủ cạnh tranh bất đối xứng là loại đối thủ cạnh tranh không cân bằng và không công bằng với doanh nghiệp của bạn. Bạn phải cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh bất đối xứng bằng cách tận dụng điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của mình, cũng như tìm kiếm những lợi thế cạnh tranh khác.
Ví dụ: Nếu bạn là một doanh nghiệp bán bánh mì, thì đối thủ cạnh tranh bất đối xứng của bạn là những doanh nghiệp bán bánh mì có quy mô, vốn, doanh thu, địa điểm, thương hiệu,... lớn hơn hoặc nhỏ hơn bạn.
Đối thủ cạnh tranh bất đối xứng
Đăng ký khoá học kinh doanh trên Unica để nhận vô vàn ưu đãi hấp dẫn. Khoá học giúp bạn xây dựng mối quan hệ trong kinh doanh. Đồng thời nắm được cách sử dụng công cụ, cách ứng dụng Ai vào kinh doanh đỉnh cao, có được hiệu quả cao đúng như mong muốn.
[course_id:2812,theme:course]
[course_id:642,theme:course]
[course_id:2732,theme:course]
Các bước để phân tích đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh
Để thực hiện phân tích đối thủ cạnh tranh một cách hiệu quả và chính xác, bạn cần thực hiện theo các bước sau:
1. Bước 1: Lên danh sách các đối thủ cạnh tranh
Bước đầu tiên để phân tích đối thủ cạnh tranh là lên danh sách các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp. Bạn có thể sử dụng các phương pháp sau để tìm kiếm các đối thủ cạnh tranh:
- Tìm kiếm trên Google:
- Tìm kiếm trên mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter, YouTube,...
- Tìm kiếm trên các trang web chuyên ngành
- Tìm kiếm trên các nguồn thông tin khác như báo chí, tạp chí, sách, báo cáo, hội nghị, triển lãm,...
Sau khi tìm kiếm các đối thủ cạnh tranh, bạn cần lên danh sách các đối thủ cạnh tranh bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, website, mạng xã hội,... Bạn cũng cần ghi chú lại những thông tin quan trọng về sản phẩm hoặc dịch vụ, giá cả, chính sách tiếp thị,... của họ.
Lên danh sách các đối thủ cạnh tranh
2. Bước 2: Đánh giá đối thủ cạnh tranh
Bước này nhằm xác định được mức độ cạnh tranh và ảnh hưởng của họ đến doanh nghiệp của bạn. Bạn có thể sử dụng các tiêu chí sau để đánh giá đối thủ cạnh tranh:
- Kích thước: Là quy mô, vốn, doanh thu, lợi nhuận, nhân sự,... của đối thủ cạnh tranh. Kích thước cho biết được sức mạnh, khả năng, nguồn lực,... của đối thủ cạnh tranh.
- Thị phần: Là tỷ lệ phần trăm doanh thu của đối thủ cạnh tranh chiếm trên tổng doanh thu của thị trường. Thị phần cho biết được sự phổ biến, nổi tiếng, ưa chuộng,... của đối thủ cạnh tranh.
- Vị trí: Là địa điểm, khu vực, vùng, quốc gia,... mà đối thủ cạnh tranh hoạt động. Vị trí cho biết được sự gần gũi, thuận tiện, dễ tiếp cận,... của đối thủ cạnh tranh.
- Uy tín: Là sự tin tưởng, tôn trọng, đánh giá cao,... của khách hàng và đối tác đối với đối thủ cạnh tranh. Uy tín cho biết được sự chất lượng, an toàn, bảo đảm,... của đối thủ cạnh tranh.
- Thương hiệu: Là tên, logo, slogan, màu sắc, hình ảnh,... mà đối thủ cạnh tranh sử dụng để đại diện cho sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Thương hiệu cho biết được sự độc đáo, khác biệt, nhận dạng,... của đối thủ cạnh tranh.
- Sản phẩm hoặc dịch vụ: Là những gì mà đối thủ cạnh tranh cung cấp cho khách hàng, bao gồm giá cả, chất lượng, tính năng, thiết kế, bảo hành, dịch vụ sau bán hàng,... Sản phẩm hoặc dịch vụ cho biết được sự hấp dẫn, phù hợp, đáp ứng,... của đối thủ cạnh tranh.
- Chính sách tiếp thị: Là những cách thức mà đối thủ cạnh tranh sử dụng để quảng bá, bán hàng, giao tiếp,... với khách hàng, bao gồm chiết khấu, khuyến mãi, phân phối, quảng cáo,... Chính sách tiếp thị cho biết được sự cạnh tranh, thuyết phục, thu hút,... của đối thủ cạnh tranh.
Sau khi đánh giá đối thủ cạnh tranh, bạn cần ghi chú lại những kết quả, nhận xét, so sánh,... của bạn về các tiêu chí trên.
Đánh giá đối thủ cạnh tranh
3. Bước 3: Phân loại các đối thủ
Bước phân tích đối thủ cạnh tranh này nhằm xác định được những đối thủ cạnh tranh chính và phù hợp cho doanh nghiệp của bạn. Bạn có thể sử dụng các cách phân loại đã nêu ở trên, theo lực lượng cạnh tranh và tính chất cạnh tranh. Bạn cũng có thể sử dụng các tiêu chí khác như mục tiêu, chiến lược, tình hình, ưu và nhược điểm,... của đối thủ cạnh tranh để phân loại họ.
4. Bước 4: Thu thập thông tin đối thủ
Bước thứ tư sẽ giúp bạn có được những dữ liệu cụ thể, chi tiết, chính xác,... về đối thủ cạnh tranh. Bạn có thể sử dụng các nguồn thông tin đã nêu ở bước 1 hoặc các nguồn thông tin khác như khách hàng, đối tác, nhân viên, cựu nhân viên,... của đối thủ cạnh tranh để thu thập thông tin về họ.
Thu thập thông tin đối thủ cạnh tranh
5. Bước 5: Lập bảng phân tích đối thủ
Bước thứ năm để phân tích đối thủ cạnh tranh là lập bảng phân tích đối thủ. Mục đích là nhằm tổng hợp, so sánh, đánh giá các thông tin về đối thủ cạnh tranh một cách trực quan và dễ hiểu.
Bạn có thể sử dụng các bảng biểu, biểu đồ, ma trận,... để lập bảng phân tích đối thủ, tùy theo mục đích và nhu cầu của bạn. Bạn cũng có thể sử dụng các mô hình phân tích đối thủ cạnh tranh để lập bảng phân tích đối thủ.
6. Bước 6: Ứng dụng các mô hình phân tích đối thủ cạnh tranh
Bước này sẽ giúp bạn có được cái nhìn, phân tích và đánh giá sâu sắc, toàn diện và hệ thống về đối thủ cạnh tranh. Các mô hình phân tích đối thủ cạnh tranh là những khung tham chiếu, công cụ, phương pháp,... được thiết kế để giúp bạn phân tích đối thủ cạnh tranh một cách khoa học và chuyên nghiệp. Có nhiều mô hình phân tích đối thủ cạnh tranh khác nhau, sẽ được đề cập ở phần sau, để bạn có thể lựa chọn và sử dụng phù hợp với tình hình và mục tiêu của bạn.
Ứng dụng các mô hình phân tích đối thủ cạnh tranh
7. Bước 7: Thực hiện lập báo cáo phân tích đối thủ
Bước cuối cùng để phân tích đối thủ cạnh tranh là thực hiện lập báo cáo phân tích đối thủ. Mục đích là trình bày, truyền đạt và chia sẻ những thông tin, dữ liệu, phân tích, đánh giá,... về đối thủ cạnh tranh một cách rõ ràng, logic và thuyết phục.
Bạn có thể sử dụng các định dạng, mẫu,... để lập báo cáo phân tích đối thủ, tùy theo đối tượng và mục đích của bạn. Bạn cũng cần chú ý đến các yếu tố như ngôn ngữ, cấu trúc, nội dung, hình thức,... khi lập báo cáo phân tích đối thủ.
Mô hình phân tích đối thủ cạnh tranh
Trong phần này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn một số mô hình phân tích đối thủ cạnh tranh phổ biến. Các mô hình phân tích đối thủ cạnh tranh mà Unica sẽ nói đến là:
1. Mô hình phân tích SWOT
Mô hình phân tích SWOT là một mô hình phân tích đối thủ cạnh tranh đơn giản nhưng hiệu quả, giúp bạn xác định được ưu và nhược điểm, cơ hội và thách thức của đối thủ cạnh tranh. Mô hình phân tích SWOT bao gồm bốn yếu tố chính là:
- Strengths (S): Là những điểm mạnh, thế mạnh, lợi thế, đặc trưng, sự khác biệt, giá trị gia tăng mà đối thủ cạnh tranh có mà doanh nghiệp của bạn không có hoặc kém hơn.
- Weaknesses (W): Là những điểm yếu, hạn chế, nhược điểm, thiếu sót, tồn tại mà đối thủ cạnh tranh có mà doanh nghiệp của bạn không có.
- Opportunities (O): Là những cơ hội, lợi thế, tiềm năng, xu hướng,... mà đối thủ cạnh tranh có thể tận dụng để cải thiện, phát triển, vượt trội hơn doanh nghiệp của bạn.
- Threats (T): Là những thách thức, rủi ro, nguy cơ, vấn đề,... mà đối thủ cạnh tranh phải đối mặt và đối phó, có thể ảnh hưởng đến hoạt động, hiệu quả, vị thế,... của họ.
Để sử dụng mô hình phân tích SWOT, bạn cần lập một bảng biểu gồm bốn ô, mỗi ô tương ứng với một yếu tố của mô hình. Sau đó, bạn cần điền vào mỗi ô những thông tin, dữ liệu, phân tích, đánh giá, v.v. về đối thủ cạnh tranh theo từng yếu tố. Bạn cũng cần so sánh và đối chiếu với doanh nghiệp của mình, để xác định được sự khác biệt và cạnh tranh giữa hai bên.
Ví dụ: Bạn là một doanh nghiệp bán bánh mì và muốn phân tích đối thủ cạnh tranh là một doanh nghiệp bán bánh mì khác. Bạn có thể sử dụng mô hình phân tích SWOT như sau:
Mô hình phân tích SWOT là một mô hình phân tích đối thủ cạnh tranh đơn giản nhưng hiệu quả
Từ bảng phân tích SWOT trên, bạn có thể đánh giá được ưu và nhược điểm, cơ hội và thách thức của đối thủ cạnh tranh. Từ đó, bạn cũng có thể so sánh và đối chiếu với doanh nghiệp của mình để xác định được sự khác biệt và cạnh tranh giữa hai bên. Bạn cũng có thể đưa ra những khuyến nghị, hành động, chiến lược,... để cải thiện, phát triển sản phẩm/dịch vụ mới hơn đối thủ cạnh tranh.
2. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh là một mô hình phân tích đối thủ cạnh tranh nổi tiếng được đề xuất bởi giáo sư Michael Porter. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh giúp bạn xác định được những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh và lợi nhuận của doanh nghiệp trong một thị trường. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh bao gồm năm yếu tố chính là:
- Cạnh tranh trong ngành: Là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự hoặc thay thế cho khách hàng. Cạnh tranh trong ngành là áp lực cạnh tranh mạnh nhất và quan trọng nhất, nó ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả, chất lượng, tính năng,... của sản phẩm hoặc dịch vụ.
- Đe dọa của sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế: Là sự cạnh tranh từ những sản phẩm hoặc dịch vụ khác nhau nhưng có thể đáp ứng cùng một nhu cầu hoặc giải quyết cùng một vấn đề cho khách hàng. Đe dọa của sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế là áp lực cạnh tranh nguy hiểm và khó lường vì nó có thể làm giảm nhu cầu và giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
- Đe dọa của nhà cung cấp mới: Là sự cạnh tranh từ những doanh nghiệp mới gia nhập vào thị trường, cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự hoặc thay thế cho khách hàng. Đe dọa của nhà cung cấp mới là áp lực cạnh tranh tăng thêm và tạo ra sự thay đổi trong thị trường vì nó có thể làm giảm thị phần và lợi nhuận của bạn.
- Sức mạnh của nhà cung cấp: Là sự ảnh hưởng của những doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu, linh kiện, dịch vụ,... cho doanh nghiệp của bạn. Sức mạnh của nhà cung cấp là áp lực cạnh tranh ảnh hưởng đến chi phí, chất lượng, hiệu quả,... của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
- Sức mạnh của khách hàng: Là sự ảnh hưởng của những người tiêu dùng, khách hàng, đối tác,... mua và sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Sức mạnh của khách hàng là áp lực cạnh tranh ảnh hưởng đến giá cả, lợi nhuận, uy tín,... của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh là một mô hình phân tích đối thủ cạnh tranh nổi tiếng được đề xuất bởi giáo sư Michael Porter
Để sử dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh, bạn cần lập một biểu đồ gồm một hình tròn ở giữa, biểu thị cho doanh nghiệp của bạn, và năm mũi tên xung quanh, biểu thị cho năm áp lực cạnh tranh. Sau đó, bạn cần điền vào mỗi mũi tên những thông tin, dữ liệu, phân tích, đánh giá,... về đối thủ cạnh tranh theo từng áp lực cạnh tranh. Bạn cũng cần đánh giá mức độ ảnh hưởng của mỗi áp lực cạnh tranh đến doanh nghiệp của bạn, bằng cách sử dụng các chỉ số như cao, trung bình, thấp,...
3. Ma trận hình ảnh cạnh tranh (Competitive Profile Matrix)
Ma trận hình ảnh cạnh tranh (Competitive Profile Matrix) là một mô hình phân tích đối thủ cạnh tranh hữu ích, giúp bạn so sánh và đánh giá các đối thủ cạnh tranh theo các tiêu chí quan trọng và chiến lược. Ma trận hình ảnh cạnh tranh bao gồm các thành phần chính là:
- Các đối thủ cạnh tranh: Là những doanh nghiệp cùng cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự hoặc thay thế cho khách hàng, được liệt kê theo hàng ngang của ma trận.
- Các tiêu chí quan trọng và chiến lược: Là những yếu tố quyết định sự thành công và cạnh tranh của doanh nghiệp trong thị trường, được liệt kê theo cột dọc của ma trận. Các tiêu chí này có thể là về sản phẩm, giá cả, chất lượng, dịch vụ, thương hiệu, vị trí,...
- Trọng số: Là giá trị số biểu thị mức độ quan trọng của mỗi tiêu chí đối với doanh nghiệp, được gán cho mỗi tiêu chí theo thang điểm từ 0 đến 1, sao cho tổng trọng số của tất cả các tiêu chí bằng 1.
- Điểm số: Là giá trị số biểu thị mức độ thực hiện của mỗi đối thủ cạnh tranh đối với mỗi tiêu chí, được gán cho mỗi ô giao nhau giữa đối thủ cạnh tranh và tiêu chí theo thang điểm từ 1 đến 4, trong đó 1 là kém nhất, 4 là tốt nhất.
- Tổng điểm: Là giá trị số biểu thị mức độ cạnh tranh tổng thể của mỗi đối thủ cạnh tranh, được tính bằng cách nhân trọng số với điểm số của mỗi tiêu chí, rồi cộng lại.
Để sử dụng ma trận hình ảnh cạnh tranh, bạn cần lập một bảng biểu gồm các đối thủ cạnh tranh, các tiêu chí quan trọng và chiến lược, trọng số, điểm số, và tổng điểm. Sau đó, bạn cần gán trọng số cho mỗi tiêu chí, gán điểm số cho mỗi đối thủ cạnh tranh theo mỗi tiêu chí, dựa trên các thông tin, dữ liệu, phân tích, đánh giá,... về đối thủ cạnh tranh. Cuối cùng, bạn cần tính tổng điểm cho mỗi đối thủ cạnh tranh, so sánh và đánh giá các đối thủ cạnh tranh theo tổng điểm.
Ví dụ: Bạn là một doanh nghiệp bán bánh mì và muốn phân tích đối thủ cạnh tranh là một doanh nghiệp bán bánh mì khác. Bạn có thể sử dụng ma trận hình ảnh cạnh tranh như sau:
Ma trận hình ảnh cạnh tranh (Competitive Profile Matrix) là một mô hình phân tích đối thủ cạnh tranh hữu ích
4. Mô hình đa giác cạnh tranh
Mô hình đa giác cạnh tranh là một mô hình phân tích đối thủ cạnh tranh thú vị và sáng tạo, giúp bạn so sánh và đánh giá các đối thủ cạnh tranh theo các tiêu chí khác nhau, bằng cách sử dụng các hình đa giác. Mô hình này bao gồm các thành phần chính là:
- Các đối thủ cạnh tranh: Là những doanh nghiệp cùng cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự hoặc thay thế cho khách hàng, được biểu diễn bằng các hình đa giác khác nhau, có cùng số đỉnh.
- Các tiêu chí khác nhau: Là những yếu tố khác nhau mà bạn muốn so sánh và đánh giá các đối thủ cạnh tranh, được biểu diễn bằng các đỉnh của các hình đa giác. Các tiêu chí này có thể là về sản phẩm, giá cả, chất lượng, dịch vụ, thương hiệu, vị trí,...
- Điểm số: Là giá trị số biểu thị mức độ thực hiện của mỗi đối thủ cạnh tranh đối với mỗi tiêu chí, được gán cho mỗi cạnh của các hình đa giác, theo thang điểm từ 1 đến 10, trong đó 1 là kém nhất, 10 là tốt nhất.
- Diện tích: Là giá trị số biểu thị mức độ cạnh tranh tổng thể của mỗi đối thủ cạnh tranh, được tính bằng cách tính diện tích của các hình đa giác. Diện tích càng lớn, đối thủ cạnh tranh càng tranh.
Để sử dụng mô hình đa giác cạnh tranh, bạn cần lập một biểu đồ gồm các hình đa giác, mỗi hình đa giác biểu diễn cho một đối thủ cạnh tranh, có cùng số đỉnh với số tiêu chí bạn muốn so sánh và đánh giá. Sau đó, bạn cần gán điểm số cho mỗi đối thủ cạnh tranh theo mỗi tiêu chí, dựa trên các thông tin, dữ liệu, phân tích, đánh giá,... về đối thủ cạnh tranh. Cuối cùng, bạn cần tính diện tích cho mỗi hình đa giác, và so sánh và đánh giá các đối thủ cạnh tranh theo diện tích.
Mô hình đa giác cạnh tranh là một mô hình phân tích đối thủ cạnh tranh thú vị và sáng tạo
5. Mô hình phân tích nhóm chiến lược
Mô hình này giúp bạn phân loại và đánh giá các đối thủ cạnh tranh theo các nhóm chiến lược khác nhau dựa trên các tiêu chí cạnh tranh quan trọng. Mô hình phân tích nhóm chiến lược bao gồm ba thành phần chính là:
- Các đối thủ cạnh tranh: Là những doanh nghiệp cùng cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự hoặc thay thế cho khách hàng, được biểu diễn bằng các điểm trên một hệ trục tọa độ.
- Các tiêu chí cạnh tranh quan trọng: Là những yếu tố quyết định sự cạnh tranh và thành công của doanh nghiệp trong thị trường, được biểu diễn bằng các trục của hệ trục tọa độ. Các tiêu chí này có thể là về sản phẩm, giá cả, chất lượng, dịch vụ, thương hiệu, vị trí,...
- Các nhóm chiến lược: Là những nhóm các đối thủ cạnh tranh có cùng chiến lược cạnh tranh, được biểu diễn bằng các vùng trên hệ trục tọa độ. Các nhóm chiến lược có thể là về chiến lược tập trung, chiến lược đa dạng hóa, chiến lược chi phí thấp, chiến lược chất lượng cao,...
Để sử dụng mô hình phân tích nhóm chiến lược, bạn cần lập một biểu đồ gồm một hệ trục tọa độ, mỗi trục biểu diễn cho một tiêu chí cạnh tranh quan trọng. Sau đó, bạn cần đặt các điểm trên hệ trục tọa độ, mỗi điểm biểu diễn cho một đối thủ cạnh tranh, dựa trên các thông tin, dữ liệu, phân tích, đánh giá,... Cuối cùng, bạn cần vẽ các vùng trên hệ trục tọa độ, mỗi vùng biểu diễn cho một nhóm chiến lược, dựa trên sự tương đồng và khác biệt của các đối thủ cạnh tranh.
Mô hình phân tích nhóm chiến lược
Các công cụ hỗ trợ phân tích đối thủ cạnh tranh
Phân tích đối thủ cạnh tranh là một phần quan trọng của chiến lược kinh doanh, giúp doanh nghiệp hiểu rõ về ngành và xác định những cơ hội và thách thức. Dưới đây là một số công cụ hỗ trợ phân tích đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh:
1. Google Analytics
- Chức Năng: Phân tích lưu lượng trang web, nguồn khách truy cập, thời gian trung bình trên trang và nhiều chỉ số khác.
- Ưu Điểm: Cung cấp thông tin về hành vi trực tuyến của đối thủ, trang web nổi bật và xu hướng người dùng.
Phân tích lưu lượng trang web, nguồn khách truy cập, thời gian trung bình trên trang và nhiều chỉ số khác
2. SEMrush
- Chức Năng: Theo dõi từ khóa, xác định vị trí trang web trên công cụ tìm kiếm, phân loại từ khóa và theo dõi chiến lược quảng cáo của đối thủ.
- Ưu Điểm: Cung cấp thông tin chi tiết về hiệu suất SEO và quảng cáo trực tuyến của đối thủ.
3. Ahrefs
- Chức Năng: Kiểm tra backlink, theo dõi sự biến động về từ khóa và phân tích nội dung trang web của đối thủ.
- Ưu Điểm: Hỗ trợ đánh giá sức mạnh của chiến lược SEO và xác định nguồn lực quảng cáo.
Kiểm tra backlink, theo dõi sự biến động về từ khóa và phân tích nội dung trang web của đối thủ
4. BuzzSumo
- Chức Năng: Phân tích nội dung phổ biến, xác định bài viết được chia sẻ nhiều nhất và các ảnh hưởng trong ngành.
- Ưu Điểm: Cung cấp thông tin về chiến lược nội dung của đối thủ và xu hướng chia sẻ trực tuyến.
5. SimilarWeb
- Chức Năng: So sánh lưu lượng trang web, nguồn khách truy cập và thông tin về người dùng giữa các trang web cạnh tranh.
- Ưu Điểm: Hỗ trợ đánh giá vị trí thị trường và chiến lược trực tuyến của đối thủ.
Hỗ trợ đánh giá vị trí thị trường và chiến lược trực tuyến của đối thủ
6. SpyFu
- Chức Năng: Theo dõi chiến lược từ khóa, chi phí quảng cáo và vị trí trang web trên công cụ tìm kiếm.
- Ưu Điểm: Cung cấp thông tin về chiến lược quảng cáo và SEO của đối thủ.
7. Owletter
- Chức Năng: Theo dõi và phân tích chiến lược email marketing của đối thủ.
- Ưu Điểm: Giúp hiểu về cách đối thủ tương tác với khách hàng qua email.
Giúp hiểu về cách đối thủ tương tác với khách hàng qua email
8. Crunchbase
- Chức Năng: Cung cấp thông tin về các công ty, vốn đầu tư và sự kiện trong ngành.
- Ưu Điểm: Hỗ trợ xác định đối thủ cạnh tranh và tiềm năng hợp tác.
9. Kompyte
- Chức Năng: Theo dõi và so sánh chiến lược kinh doanh trực tuyến, từ khóa và quảng cáo của đối thủ.
- Ưu Điểm: Cung cấp thông tin chi tiết về chiến lược cảm nhận thương hiệu và chiến lược giá cả của đối thủ.
Các công cụ này giúp doanh nghiệp có cái nhìn chi tiết về chiến lược kinh doanh của đối thủ cạnh tranh, từ đó đưa ra quyết định thông minh trong việc phát triển và điều chỉnh chiến lược của mình.
Chức năng chính là theo dõi và so sánh chiến lược kinh doanh trực tuyến, từ khóa và quảng cáo của đối thủ
Kết luận
Trên đây là toàn bộ nội dung về chủ đề phân tích đối thủ cạnh tranh do Unica tổng hợp. Có thể nói rằng, việc phân tích đối thủ cạnh tranh là một trong những công việc rất quan trọng, ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của bạn. Chính bởi vậy, bạn tuyệt đối đừng bỏ qua bước này nhé. Nếu muốn tìm hiểu thêm kiến thức về kinh doanh và marketing, mời bạn truy cập vào website của Unica.
19/01/2024
3097 Lượt xem
Tổng hợp 10 kinh nghiệm kinh doanh quán đồ ăn vặt giúp “hái ra tiền”
Kinh doanh đồ ăn vặt là hình thức kinh doanh phổ biến ở Việt Nam, thu hút nhiều người tham gia. Nếu bạn yêu thích, đã sẵn sàng vốn và đã có một số công thức chế biến đồ ăn vặt ngon thì có thể tham gia ngay vào thị trường này. Kinh doanh đồ ăn vặt có thể mang lại lợi nhuận cao, nhưng cũng có những khó khăn nhất định. Vì vậy bạn tuyệt đối đừng nên chủ quan. Dưới đây là những kinh nghiệm kinh doanh quán đồ ăn vặt giúp bạn khởi nghiệp thành công. Cùng khám phá nhé.
Kinh doanh đồ ăn vặt có lãi hay không?
Đã là kinh doanh thì chắc chắn là phải có lãi. Riêng đối với việc kinh doanh quán đồ ăn vặt được xem là một hình thức kinh doanh được ưu tiên lựa chọn. Bởi lẽ giá vốn hoặc chi phí nguyên vật liệu của đồ ăn vặt khá thấp. Và bạn có thể bán giá gấp 2 hoặc 3 đến 4 lần so với giá vốn.
Thêm nữa, đồ ăn vặt còn là món ăn phổ biến được nhiều người yêu thích. Do đó, nhu cầu về đồ ăn vặt luôn cao, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh.
Có thể nói kinh doanh đồ ăn vặt có lợi nhuận tốt, thời gian thu hồi vốn nhanh. Nếu bạn có kỹ năng quản lý bán hàng, bạn có thể thu về hàng chục triệu đồng mỗi tháng.
Kinh doanh đồ ăn vặt có lãi
Những khó khăn khi mở quán ăn vặt
Ưu điểm lớn nhất của việc kinh doanh quán đồ ăn vặt là lợi nhuận cao. Bên cạnh đó, việc kinh doanh đồ ăn vặt sẽ có những khó khăn mà bạn nên lường trước.
1. Công việc vất vả, ảnh hưởng đến sức khỏe
Đối với những món ăn vặt phải chế biến, bạn hải chuẩn bị rất nhiều loại nguyên vật liệu. Từ thu mua, sơ chế, chuẩn bị chi tiết cho đến dọn dẹp cửa hàng,... Công việc này tốt rất nhiều thời gian và sức khỏe, nhất là khi bạn là người trực tiếp làm hầu hết các công việc này.
Trong quá trình bán hàng, phục vụ khách và cả sau khi đóng của cũng có rất nhiều việc cần phải làm. Thế nên, khi bạn bán quán ăn vặt, bạn sẽ ở trong chế độ "thức khuya dậy sớm" là chuyện bình thường.
Công việc vất vả
2. Lợi nhuận thấp khi mới bắt đầu
Đặc tính của việc kinh doanh đồ ăn vặt là lời nhờ số nhiều. Đồng thời, nếu bạn bán được quá ít thì có thể bạn sẽ bị lỗ phần nguyên liệu hao hụt. Do đó, trong thời gian đầu kinh doanh, có thể lợi nhuận sẽ không được như ý cho đến khi bạn có lượng khách hàng ổn định.
3. Nhiều đối thủ cạnh tranh xung quanh
Đối thủ cạnh tranh của những quán ăn vặt là khá rộng và khá nhiều. Đó có thể là hàng quán bán đồ ăn vặt, những quán vỉa hè, các xe đồ ăn vặt dạo phố. Cho đến các shop bán đồ ăn vặt online,... Nếu món ăn của bạn không đủ hấp dẫn, giá không tốt và không có những chính sách chăm sóc khách hàng thì bạn sẽ rất khó cạnh tranh trong thị trường đồ ăn vặt.
Đối thủ cạnh tranh của những quán ăn vặt là khá rộng và khá nhiều
4. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm khắt khe
Thực trạng kinh doanh đồ ăn vặt hiện nay là nguyên liệu thường được nhập ở các nhà phân phối hoặc mua trực tiếp ở chợ. Việc đảm bảo nguồn gốc nguyên vật liệu như các nhà hàng lớn ở các quán ăn vặt giá rẻ là không khả thi. Tuy vậy, nếu trong đồ ăn vặt có vật thể lạ hoặc do quá trình sơ chế nguyên vật liệu khôn đảm bảo vệ sinh có thể khiến cho quán bị tẩy chay.
Bạn muốn kinh doanh ngành F&B đắt khách, hãy đăng ký ngay khoá học kinh doanh trên Unica. Khoá học với các bài giảng chia sẻ về cách lên menu, công thức pha chế và nấu ăn ngon. Kết hợp cùng tuyệt chiêu để làm hài lòng khách hàng sẽ giúp bạn gia tăng lợi nhuận bền vững trong lĩnh vực này.
[course_id:1163,theme:course]
[course_id:1198,theme:course]
[course_id:1416,theme:course]
Kinh nghiệm kinh doanh quán đồ ăn vặt của những người không ngại thất bại
Kinh doanh đồ ăn vặt dành cho giới trẻ cần chuẩn bị những gì? Làm thế nào để kinh doanh quán đồ ăn vặt hiệu quả? Những kinh nghiệm kinh doanh quán đồ ăn vặt dưới đây sẽ giúp bạn tự tin hơn khi bắt tay vào khởi nghiệp.
1. Xác định khách hàng mục tiêu
Theo khảo sát, nhóm đối tượng thích ăn vặt sẽ gồm 2 nhóm:
Nhóm từ độ tuổi 10-15: Đây là nhóm học sinh thường thích những món ăn vặt rẻ, bắt mắt. Nhóm khách hàng này thường chi rất ít tiền cho việc ăn vặt. Và thông thường họ chỉ mua đủ cho 1 phần ăn.
Và nhóm từ độ tuổi 16-30: Đây là nhóm đối tượng sẵn sàng chi tiền cho ăn vặt nhiều hơn. Họ thường dùng món ăn vặt để giao lưu, trò chuyện. Họ có thể đi theo nhóm đến các quán ăn vặt.
Căn cứ theo 2 nhóm đối tượng khách hàng cơ bản này, bạn hãy xác định chi tiết hơn về khách hàng mục tiêu của bạn.
Xác định khách hàng mục tiêu
2. Chọn địa điểm kinh doanh đồ ăn vặt
Tùy theo đặc tính của đối tượng khách hàng mục tiêu mà bạn chọn địa điểm kinh doanh cho thích hợp. Ví dụ, nếu đối tượng khách hàng của bạn thuộc nhóm 10-15 tuổi, bạn hãy chọn địa điểm gần trường học, các trung tâm giáo dục,... Hoặc bạn có thể tìm địa điểm kinh doanh đồ ăn vặt có nhiều người qua lại, địa điểm thuận lợi cho bạn tiếp cận khách hàng mục tiêu.
3. Xây dựng được bộ nhận diện thương hiệu
Sự cạnh tranh trong khi kinh doanh quán bán đồ ăn vặt là rất cao. Do đó, bạn phải tạo được ấn tượng thương hiệu riêng. Có như vậy, bạn mới có thể thu hút và giữ chân khách hàng. Bộ nhận diện thương hiệu riêng có thể là:
- Concept trang trí quán.
- Điểm độc đáo của món ăn trong menu
- Logo và sự đồng bộ thương hiệu trong quán
- Phong cách phục vụ của quán,...
Chú ý vào phong cách phục vụ
4. Lên thực đơn mở quán ăn vặt thu hút
Kinh nghiệm kinh doanh quán đồ ăn vặt là hãy đa dạng thực đơn để mang đến cho khách nhiều sự lựa chọn hơn. Ví dụ:
- Món chính của quán là xiên que chiên
- Bạn có thể bán thêm các món ăn phụ để giúp khách ăn no hơn như: mì xào, gỏi cuốn,...
- Bạn có thể bán thêm các món giải khát như nước ngọt, trà chanh, trà sữa,...
Bên cạnh đó, bạn có thể thêm món ăn vặt hot trend để bắt kịp nhu cầu ăn vặt của thực khách.
5. Trang trí nội thất quán ăn vặt ấn tượng
Như bạn đã biết, quán ăn vặt là nơi mà khách hàng đến để ăn uống, tụ họp bạn bè và thư giãn. Đây cũng có thể làn nơi bạn bè lưu giữ những kỷ niệm. Do đó, bạn hãy trang trí quán ăn của bạn thật bắt mắt. Một khi khách hàng check in ở quán là cơ hội để quán của bạn được quảng bá miễn phí mà hiệu quả thì khá là cao.
Trang trí nội thất quán ăn vặt ấn tượng
6. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Để đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, bạn hãy xây dựng một quy trình làm việc khoa học. Từ việc sắp xếp mọi dụng cụ, đồ dùng khoa học, dễ lấy, dễ cất. Tránh các góc khuất ẩm thấp trong khu vực chế biến thức ăn. Bên cạnh đó, khu chế biến, bếp, bàn ghế và khu phục vụ khách hàng luôn luôn phải được lau chùi sạch sẽ.
7. Lựa chọn nguồn nguyên liệu sạch
Để xây dựng thương hiệu và tránh các rủi ro về an toàn thực phẩm, bạn nên chọn nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng. Đối với các sản phẩm bảo quản lạnh, bạn cần đầu tư tủ bảo quản tốt và thường xuyên kiểm soát nguyên vật liệu, tránh để tình trạng thực phẩm hết hạn. Có như vậy, bạn mới tránh được các rủi ro từ nguyên vật liệu.
8. Nhân viên chuyên nghiệp
Đối với những món ăn vặt phổ biến như nem rán, cá viên chiên, xúc xích chiên, khoai tây chiên,... Chất lượng thức ăn ở các quán hầu hết là tương đồng nhau. Thế nên để tạo sự hài lòng cao hơn cho khách hàng, bạn hãy chú trọng đến việc lựa chọn và đào tạo nhân viên phục vụ chuyên nghiệp.
Đào tạo nhân viên chuyên nghiệp
Bạn hãy tạo ra những quy tắc ứng xử giao tiếp với khách hàng. Hướng dẫn nhân viên cách xử lý nhanh các tình huống thường gặp khi phục vụ khách hàng. Quan trọng hơn cả, nhân viên phục vụ nên học cách tư vấn khách hàng lựa chọn món ăn theo nhu cầu, khẩu vị và biết giới thiệu đến khách hàng các món ăn đặc sắc của quán.
9. Sử dụng phần mềm quản lý quán ăn vặt
Kinh nghiệm kinh doanh quán đồ ăn vặt là bạn nên sử dụng phần mềm quản lý quán ăn vặt để hỗ trợ quản lý. Phần mềm quản lý ăn vặt sẽ hỗ trợ bạn một số công việc sau:
- Quản lý nguyên vật liệu đầu vào.
- Quản lý định lượng món ăn.
- Quản lý các món bán chạy.
- Hỗ trợ order món nhanh, chính xác theo số bàn phục vụ.
- Hỗ trợ quản lý bán hàng và quản lý doanh thu.
- Cho phép bạn xem báo cáo bán hàng mọi lúc mọi nơi
10. Quảng bá cho quán ăn vặt
Dù bạn bán online hay offline, bạn cũng nên xây dựng chiến lược marketing cho quán. Bằng một số hoạt động như treo băng rôn, phát tờ rơi, tạo chương trình khuyến mãi,... Bạn hãy tận dụng tối đa các kênh truyền thông mạng xã hội như facebook, tiktok,... để tăng khả năng tiếp cận khách hàng. Tùy theo khả năng tài chính bạn có thể tổ chức mini game hoặc minishow để tăng hiệu quả quảng cáo cho quán.
Quảng bá cho quán ăn vặt
Mở quán ăn vặt cần bao nhiêu vốn?
Theo kinh nghiệm kinh doanh quán bán đồ ăn vặt, bạn cần khoảng từ 50 triệu đồng trở lên. Tùy theo quy mô quán và địa điểm kinh doanh. Cụ thể là khi kinh doanh quán ăn vặt, bạn sẽ cần chuẩn bị các loại chi phí sau đây:
- Chi phí thuê mặt bằng, đặt cọc mặt bằng và chi phí đầu tư sửa chữa, nâng cấp mặt bằng (nếu cần)
- Chi phí đồ dùng trong quán như bàn, ghế, bếp, đồ dùng nhà bếp, quầy tính tiền, máy vi tính,...
- Chi phí nguyên vật liệu
- Chi phí nhân viên
- Chi phí dự trù kinh doanh. Đây là khoản chi dự phòng khi quán chưa có nguồn thu ổn định
Vốn cần cho quán ăn vặt từ khoảng 50 triệu đồng trở lên
Kết luận
Trong thời buổi kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ như hiện nay, việc kinh doanh quán đồ ăn vặt cũng được nâng lên một tầm cao mới. Nếu bạn không trang bị đủ kiến thức quản lý bán hàng, kỹ năng giao tiếp khách hàng, kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng,... Thì bạn rất khó thành công. Hy vọng với những kinh nghiệm kinh doanh quán đồ ăn vặt chúng tôi đã chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn khi khởi nghiệp kinh doanh.
18/01/2024
1111 Lượt xem
Tổng hợp những khó khăn trong việc tuyển sinh trẻ mầm non
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò vô cùng quan trọng trong việc chuẩn bị nền tảng cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Mỗi trường khi mở ra đều có mong muốn có thể tuyển sinh được thật nhiều trẻ, tuy nhiên trong những năm gần đây, việc tuyển sinh trẻ mầm non đang gặp phải rất nhiều khó khăn. Bài viết sau đây Unica sẽ chia sẻ cho bạn những khó khăn trong việc tuyển sinh trẻ mầm non mà chủ trường thường hay gặp phải, bạn hãy tham khảo nhé.
Khó khăn trong việc tuyển sinh trẻ mầm non
1. Cơ sở vật chất không đạt tiêu chuẩn
Trường mầm non muốn gây ấn tượng, thu hút sự chú ý của các bậc phụ huynh bắt buộc phải có sự đầu tư về cơ sở vật chất. Một trong những yếu tố quyết định trực tiếp đến việc tại sao phụ huynh lại lựa chọn trường mầm non của bạn chứ không phải trường mầm non của người khác đó chính là cơ sở vật chất. Một trường mầm non có cơ sở vật chất không đạt tiêu chuẩn, thiếu thốn trang thiết bị sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tuyển sinh trẻ.
Thứ nhất, cơ sở vật chất không đạt tiêu chuẩn sẽ khiến phụ huynh lo lắng về chất lượng giáo dục và sự an toàn của con mình. Phụ huynh luôn mong muốn con mình được học tập và vui chơi trong môi trường an toàn, sạch sẽ, đầy đủ tiện nghi. Một trường mầm non quá thiếu thốn về cơ sở vật chất và chất lượng đào tạo sẽ khiến phụ huynh lo lắng về chất lượng giáo dục, chương trình học và sự an toàn của con mình.
Thứ hai, gây ấn tượng không tốt với phụ huynh. Lần đầu tiên tham quan trường, yếu tố cơ sở vật chất chính là yếu tố tác động hàng đầu. Phụ huynh sẽ có ấn tượng đầu tiên về trường để quyết định có cho con học không. Một trường mầm non có cơ sở vật chất thiếu thốn, không sạch sẽ sẽ để lại ấn tượng không tốt cho phụ huynh, khiến họ không muốn đăng ký cho con theo học.
Thứ ba, khó cạnh tranh với các trường mầm non khác: Hiện nay, có rất nhiều trường mầm non được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hiện đại, đáp ứng nhu cầu của phụ huynh. Do đó, một trường mầm non có cơ sở vật chất không đạt tiêu chuẩn sẽ khó cạnh tranh với các trường mầm non khác.
Cơ sở vật chất yếu kém khiến phụ huynh không yên tâm gửi con
2. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ chưa phù hợp
Bên cạnh cơ sở vật chất thì chế độ dinh dưỡng cho trẻ cũng là yếu tố được các bậc phụ huynh đặc biệt quan tâm trong quá trình chọn trường mầm non cho con của mình. Bởi bố mẹ nào cũng muốn con mình có một sức khỏe tốt, không bị mắc bệnh khi đi học. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc tuyển sinh trẻ mầm non đang gặp phải khó khăn do chế độ dinh dưỡng cho trẻ chưa phù hợp.
Mỗi một trường mầm non sẽ có một thực đơn ăn uống riêng, không trường nào giống trường nào. Nhà trường nếu như xây dựng thực đơn không đúng với mong muốn của các bậc phụ huynh thì chắc chắn họ sẽ không cho con mình theo học. Phụ huynh luôn mong muốn con mình được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển tốt. Một chế độ dinh dưỡng không hợp lý sẽ khiến phụ huynh lo lắng về sức khỏe của con mình, từ đó không muốn đăng ký cho con theo học.
Ngoài ra, việc nhà trường không linh hoạt thay đổi thực đơn cho trẻ cũng là một trong những lý do khiến quá trình tuyển sinh gặp nhiều khó khăn. Thậm chí tuyển sinh được rồi cũng không giữ chân được học sinh. Trẻ sẽ chán ăn nếu như không được thay đổi khẩu vị thường xuyên. Khi thấy trẻ biếng ăn do nguyên nhân phía nhà trường, chắc chắn các bậc phụ huynh sẽ không cho con theo học.
Để khắc phục vấn đề này, nhà trường trước khi áp dụng thực đơn nên khảo sát nhu cầu về chế độ dinh dưỡng của các bậc phụ huynh. Bên cạnh đó, món ăn cũng phải linh hoạt, thay đổi thường xuyên để trẻ không cảm thấy bị chán nhé.
Chế độ dinh dưỡng nhà trường không đúng với mong muốn phụ huynh
Học thêm các kỹ năng mềm cũng như những kiến thức quan trọng trong kinh doanh bằng cách đăng ký khoá học online trên Unica. Khoá học kinh doanh với giảng viên là chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực sẽ giúp bạn trở thành một người kinh doanh tài ba, có sự chuẩn bị tốt nhất cho quá trình kinh doanh của mình.
[course_id:923,theme:course]
[course_id:1073,theme:course]
[course_id:835,theme:course]
3. Lựa chọn vị trí mặt tiền
Vị trí xây dựng trường học là một trong những nguyên nhân tiêu biểu gây khó khăn trong việc tuyển sinh. Ở cấp mầm non do chương trình đào tạo về kiến thức chưa quá cao nên hầu như bố mẹ đều ưu tiên cho con đi học ở những trường gần nhà hay gần công ty họ làm việc. Mục đích để thuận tiện đưa con đi và đón con về. Nếu hai ngôi trường có cùng cơ sở vật chất, cùng trang thiết bị, cách thực đào tạo và đội ngũ giáo viên chất lượng giống nhau thì chắc chắn các bậc phụ huynh sẽ chọn nơi gần nhà chứ chẳng tội gì mà đi xa xong lại không tiện đường.
Ngoài ra, phụ huynh cũng ưu tiên cho con học ở trường đặt tại những khu vực trung tâm, có an ninh tốt và dễ di chuyển. Nếu bạn mở trường mầm non ở những khu thưa dân cư, ít người qua lại, nằm trong ngõ hẹp, khuất thì phụ huynh sẽ cảm thấy không yên tâm mỗi khi gửi con. Đây chính là nguyên nhân khiến việc tuyển sinh gặp nhiều khó khăn.
4. Giáo viên không đáp ứng được đạo đức, chuyên môn
Chất lượng giáo viên cũng là nguyên nhân gây nên những khó khăn trong việc tuyển sinh trẻ mầm non. Tâm lý phụ huynh là luôn muốn gửi con tại những nơi có điều kiện cơ sở vật chất và chất lượng giáo viên tốt nhất. Bởi họ tin một điều rằng môi trường rất quan trọng, nó ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển nhân cách của trẻ. Trong giai đoạn đầu đời, nếu trẻ được học trong môi trường tiêu chuẩn, giáo viên có chuyên môn và có đạo đức nghề nghiệp tốt thì bố mẹ sẽ cảm thấy yên tâm, tin tưởng và hài lòng hơn rất nhiều.
Một ngôi trường mà có chất lượng giảng dạy của giáo viên không được đánh giá cao, giáo viên thiếu chuyên nghiệp, thường xuyên quát mắng, đánh đập trẻ thì chắc chắn không đủ để phụ huynh tin tưởng. Từ đó, các bậc làm cha làm mẹ có xu hướng không gửi con để đảm bảo an toàn cả tinh thần lẫn thể chất cho trẻ.
Giáo viên thiếu chuyên môn, không có đạo đức nghề nghiệp tốt
6. Học phí quá cao so với chất lượng giảng dạy
Bên cạnh những khó khăn đã chia sẻ ở trên, việc xây dựng bảng học phí quá cao so với chất lượng giảng dạy cũng là một trong những khó khăn điển hình khiến nhà trường không tuyển sinh được trẻ. Hiện nay, có nhiều trường vì chi phí đầu tư xây dựng quá nhiều nên đã tăng học phí nhằm mục đích nhanh thu hồi vốn và nhanh sinh lãi. Chính điều này đã khiến trường không chiêu sinh được trẻ.
Quy định để trường mầm non hoạt động bền vững đó là học phí phải luôn song song với chất lượng giảng dạy. Dù trường có cơ sở vật chất đẹp đến đâu đi chăng nữa mà không có chất lượng giảng dạy tốt thì chắc chắn phụ huynh cũng sẽ không chọn. Sự chênh lệch về “giá” mà phụ huynh phải bỏ ra so với chất lượng nhận lại được không tương xứng chính là nguyên nhân khiến phụ huynh chuyển trường cho con. Họ sẽ chuyển con của họ sang nơi có sự đồng điều về học phí và chất lượng giảng dạy.
Học phí không phù hợp với chất lượng giảng dạy
7. Chưa biết cách marketing cho trường mầm non
Nguyên nhân cuối cùng nằm trong top những khó khăn trong việc tuyển sinh trẻ mầm non đó chính là nguyên nhân liên quan đến cách marketing. Hiện nay, công nghệ đã và đang rất phát triển, phần lớn các bậc phụ huynh đều tìm trường bằng hình thức online. Nhà trường nếu như không ứng dụng marketing, không bắt kịp xu hướng thì chắc chắn sẽ không thu hút được nhiều học sinh.
Hiện nay dù là kinh doanh bất kỳ lĩnh vực nào đi chăng nữa thì bạn cũng đều phải marketing, bao gồm cả kinh doanh mở trường mầm non. Việc marketing trường đúng cách không chỉ giúp thu hút nhiều người biết đến trường, tăng nhận diện thương hiệu, thu hút học sinh mà còn giúp phụ huynh tin tưởng và an tâm khi gửi trẻ.
8. Kết luận
Trên đây là 7 nguyên nhân phổ biến gây khó khăn trong việc tuyển sinh khiến trường mầm non của bạn luôn ít trẻ. Để khắc phục những khó khăn trong việc tuyển sinh trẻ mầm non này, các trường mầm non cần đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và có giải pháp khắc phục hết những nguyên nhân trên nhé.
18/01/2024
859 Lượt xem
Lập kế hoạch kinh doanh quán đồ ăn vặt cho người không có kinh nghiệm
Càng ngày nhu cầu ăn uống của mọi người ngày càng cao, đặc biệt là với các món ăn vặt. Vì vậy, kinh doanh đồ ăn vặt đã trở thành xu hướng được rất nhiều chủ đầu tư quan tâm. Nếu bạn đang có ý định khởi nghiệp bằng kinh doanh đồ ăn vặt thì đừng bỏ qua nội dung bài viết sau đây nhé. Trong nội dung bài hôm nay, Unica sẽ chia sẻ cho bạn tầm quan trọng của việc lập kế hoạch. Đồng thời, hướng dẫn bạn cách lập kế hoạch kinh doanh quán đồ ăn vặt sao cho hiệu quả nhất, bạn hãy tham khảo nhé.
1. Tầm quan trọng việc lập kế hoạch kinh doanh đồ ăn vặt
Kinh doanh đồ ăn vặt là một ngành kinh doanh tiềm năng và có lợi nhuận cao. Tuy nhiên, để kinh doanh thành công, bạn cần có một kế hoạch kinh doanh rõ ràng và chi tiết. Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch kinh doanh đồ ăn vặt cũng tương tự như việc lập kế hoạch kinh doanh những mặt hàng khác, có thể kể đến đó là:
- Lập kế hoạch kinh doanh đồ ăn vặt giúp bạn xác định rõ mục tiêu kinh doanh của mình là gì? Bạn muốn mở chuỗi đồ ăn vặt hay xây dựng thương hiệu hay chỉ đơn giản là muốn bán hàng kiếm tiền? Việc xác định và định hình rõ mục tiêu sẽ giúp bạn đề ra các chiến lược kinh doanh phù hợp để đạt được mục tiêu đó.
Lập kế hoạch kinh doanh đồ ăn vặt giúp xác định rõ mục tiêu
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh chi tiết và cụ thể cũng sẽ giúp bạn hiểu rõ thị trường đồ ăn vặt. Bao gồm: nhu cầu của khách hàng, xu hướng ăn uống và các đối thủ cạnh tranh trên thị trường là gì. Từ đó, bạn có thể đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp.
- Kế hoạch kinh doanh đồ ăn vặt đồng thời cũng bạn phân tích tình hình tài chính hiện tại, ước tính chi phí khởi nghiệp và vận hành và lập ngân sách kinh doanh. Điều này giúp bạn kiểm soát tốt tài chính và tránh tình trạng thâm hụt chi phí, nguyên liệu trong quá trình kinh doanh.
Ngoài những điều trên, kế hoạch kinh doanh đồ ăn vặt còn giúp bạn vạch ra các quy trình và hệ thống quản lý kinh doanh chặt chẽ, hiệu quả. Đồng thời, giúp bạn tạo ra được nhiều ý tưởng độc đáo mà người kinh doanh tạm thời chưa nghĩ ra được ngay lập tức.
2. Các bước lập kế hoạch kinh doanh quán đồ ăn vặt
Cũng như những mặt hàng kinh doanh khác, bạn nhất định cần phải lập kế hoạch kinh doanh quán đồ ăn vặt để quá trình vận hành đi đúng hướng và đạt được những mục tiêu đã đề ra ban đầu. Sau đây là hướng dẫn chi tiết từng bước lập kế hoạch kinh doanh quán đồ ăn vặt cho bạn tham khảo.
2.1. Bước 1: Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu
Xác định đối tượng là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất mà bạn cần phải thực hiện khi bắt đầu tham gia vào bất kỳ kinh doanh nào, bao gồm cả kinh doanh đồ ăn vặt. Thông thường, khách hàng mục tiêu của kinh doanh đồ ăn vặt thường ở độ tuổi từ 10 - 35. Trong nhóm độ tuổi này lại chia ra thành 3 nhóm khách hàng với những hành vi khác nhau. Cụ thể như sau:
Khách hàng mục tiêu của kinh doanh đồ ăn vặt khoảng từ 10 - 35 tuổi
- Nhóm khách hàng từ 10 - 18 tuổi: Đây là nhóm đối tượng học sinh rất thích và thường xuyên ăn vặt. Tuy nhiên lứa tuổi này lại bị phụ thuộc tài chính vào bố mẹ. Đối với nhóm khách hàng này, chủ quán cần phải tập trung làm sao thu hút sự quan tâm của các vị phụ huynh bởi họ chính là người trả tiền cho bạn.
- Nhóm khách hàng 18 - 25 tuổi: Đây là nhóm đối tượng sinh viên, người mới đi làm. Nhóm này thường yêu thích những món giòn, vị đậm đà, nhất là vị chua, cay,... Hành vi của nhóm khách hàng này là rất ít khi đi một mình, họ thường đi theo nhóm để trò chuyện hay giao lưu với nhau. Người kinh doanh đồ ăn vặt đối với lĩnh vực này cần biết cách setup không gian hợp lý để thu hút khách hàng.
- Nhóm khách hàng từ 25-35: Hầu như nhóm này đã có chủ động kinh tế riêng và không phụ thuộc vào ai. Vì vậy, họ có thể ăn uống tuỳ ý miễn sao món ăn đó ngon và họ thích. Để thu hút và giữ chân nhóm khách hàng này, doanh nghiệp cần phải đảm bảo có thực đơn đa dạng, món ăn ngon và hấp dẫn.
2.2. Bước 2: Xác định nguồn vốn kinh doanh ban đầu
Sau khi đã xác định được đối tượng, việc cần làm tiếp theo là bạn xác định nguồn vốn. Bạn dự định bỏ ra vốn kinh doanh đồ ăn vặt bao nhiêu? Bạn có bao nhiêu vốn để mở quán đồ ăn vặt? Bạn bắt buộc phải trả lời được câu hỏi này để việc lập kế hoạch kinh doanh quán đồ ăn vặt được diễn ra đúng hướng. Số vốn kinh doanh đồ ăn vặt có thể giao động từ 15 - 60 triệu đồng tuỳ vào quy mô và hình thức kinh doanh của mỗi người.
Trong số các mặt hàng kinh doanh thì đồ ăn vặt được đánh giá là hình thức kinh doanh ít vốn nhất. Nếu bạn kinh doanh đồ ăn vặt online thì khoảng 15 triệu là đủ rồi còn nếu bạn kinh doanh cửa hàng trực tiếp thì số vốn cần sẽ nhiều hơn một chút, khoảng 25 triệu đồng trở lên. Nếu bạn có điều kiện và là người yêu thích sự an toàn thì bạn có thể kinh doanh theo kiểu mô hình nhượng quyền.
Xác định vốn ban đầu giúp chủ động hơn với quá trình kinh doanh
2.3. Bước 3: Đặt tên và tìm mặt bằng kinh doanh
Nếu bạn mở quán kinh doanh đồ ăn vặt trực tiếp thì bạn sẽ bao tìm vị trí để thuê mặt bằng. Địa điểm đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của cửa hàng. Vì vậy các bạn tuyệt đối không nên chủ qua và bỏ qua vấn đề này. Đối với quán đồ ăn vặt, chủ quán nên mở gần trường học, khu dân cư, gần khu vui chơi giải trí hay sân tập thể thao,...
Trường hợp không kiếm được mặt bằng tại những khu này, chủ quán có thể tìm và mở cửa hàng trên cung đường lớn, nơi có dân cứ đi lại đông đúc. Đối với kinh doanh online thì bạn sẽ không cần mất thời gian tìm mặt bằng vì có thể bán ngay tại nơi mình sống thông qua các trang như: Facebook, zalo,..., khi khách có nhu cầu quán chỉ cần ship nhanh chóng là được.
Sau khi đã tìm được mặt bằng để xây dựng quán, tiếp theo bạn sẽ phải nghĩ cho quán một cái tên. Tên quán đồ ăn vặt không nên đặt sơ sài mà cần phải hay, có ý nghĩa và dễ đọc, dễ nhớ với khách hàng. Bên cạnh đó cũng phải đặt tên ấn tượng, phân biệt rõ với những hàng quán đồ ăn vặt khác.
Bạn muốn kinh doanh ngành F&B đắt khách, hãy đăng ký ngay khoá học kinh doanh trên Unica. Khoá học với các bài giảng chia sẻ về cách lên menu, công thức pha chế và nấu ăn ngon. Kết hợp cùng tuyệt chiêu để làm hài lòng khách hàng sẽ giúp bạn gia tăng lợi nhuận bền vững trong lĩnh vực này.
[course_id:1163,theme:course]
[course_id:1198,theme:course]
[course_id:1416,theme:course]
2.4. Bước 4: Xây dựng đội ngũ nhân viên
Nhân viên là những người tiếp cận trực tiếp với khách hàng, vì vậy chủ quán cần phải đào tạo nhân viên thật tốt, bài bản để không làm mất điểm trong mắt khách hàng. Điều khiến khách hàng hài lòng khi tới quán đôi khi không phải là đồ ăn ngon mà là thái độ phục vụ của nhân viên. Đội ngũ nhân viên là một trong những yếu tố quan trọng quyết định trực tiếp đến sự thành bại của cửa hàng kinh doanh đồ ăn vặt nói riêng và những nơi kinh doanh khác nói chung.
Nhân viên bán và phục vụ quán ăn vặt cần phải có tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát và linh hoạt để phục vụ khách hàng nhanh chóng nhất. Bên cạnh đó cũng phải có thái độ phục vụ tốt, luôn niềm nở, tươi cười với khách hàng. Đặc biệt, nhân viên phải có kỹ năng xử lý tình huống những vấn đề phát sinh một cách tinh tế và khéo léo nhất để làm hài lòng khách hàng.
Đội ngũ nhân viên phục vụ quán đồ ăn vặt cần nhanh nhẹn, hoạt bát
2.5. Bước 5: Thiết kế menu đồ ăn ngon, hấp dẫn
Trong các bước lập kế hoạch kinh doanh quán đồ ăn vặt bạn tuyệt đối không được bỏ qua bước thiết kế menu. Thực tế đã chứng minh, những quán ăn có menu đẹp và hấp dẫn thường thu hút được nhiều thực khách hơn. Một menu được đánh giá là chất lượng khi đáp ứng được các tiêu chí sau: rõ ràng thông tin món ăn, hiển thị giá công khai, menu có đa dạng món nhưng được in nổi bật, bắt mắt chứ không rối mắt; menu có hình ảnh minh hoạ,..
Chủ quán khi thiết kế menu cần phải làm sao kích thích được sự tò mò cho khách hàng. Như vậy thì họ mới bị hấp dẫn và muốn thưởng thức, đồng thời muốn quay lại thưởng thức vào một ngày gần nhất.
2.6. Bước 6: Lựa chọn các công cụ hỗ trợ kinh doanh quán ăn
Trong kinh doanh quán ăn, việc sử dụng các công cụ hỗ trợ là vô cùng cần thiết. Việc sử dụng công cụ hỗ trợ kinh doanh giúp chủ quán quản lý hiệu quả hoạt động kinh doanh, đồng thời hỗ trợ nâng cao chất lượng dịch vụ khiến khách hàng hài lòng. Từ đó, quá trinh kinh doanh mang lại lợi nhuận cao hơn.
Khi lựa chọn các công cụ hỗ trợ kinh doanh quán ăn, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Lựa chọn công cụ phù hợp với quy mô và mô hình kinh doanh của quán ăn để tránh lãng phí cũng như tránh gây khó khăn trong quá trình sử dụng.
- Lựa chọn công cụ có giá cả hợp lý: Bạn nên cân nhắc nhu cầu sử dụng và khả năng tài chính của mình để lựa chọn công cụ phù hợp.
- Các công cụ hỗ trợ kinh doanh quán ăn cần được đảm bảo chất lượng tốt để hoạt động ổn định, tránh gây gián đoạn cho hoạt động kinh doanh.
Ứng dụng công cụ hỗ trợ kinh doanh quán ăn
2.7. Bước 7: Tiếp thị và quảng bá cho quán ăn
Một chiến lược tiếp thị và quảng bá hiệu quả sẽ giúp quán ăn thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng, tăng doanh thu và xây dựng thương hiệu bền vững. Để tiếp thị và quảng cáo cho quán ăn hiệu quả bạn có thể lựa chọn 2 hình thức tiêu biểu nhất đó là: offline và online. Trong đó quảng cáo online đang là phương thức quảng bá hiệu quả nhất đã và đang được nhiều cửa hàng áp dụng.
Các kênh như: Facebook, Youtube, TikTok, Instagram,... đang là kênh quảng cáo online mang lại hiệu quả cao nhất. Bởi hiện nay số lượng người sử dụng càng kênh này càng ngày càng gia tăng. Đây được đánh giá là những kênh tiếp thị truyền thông rất hiệu quả, đơn giản lại giúp bạn dễ dàng tiếp cận được nhiều khách hàng nhất.
Lưu ý: Bạn nên tiếp thị và quảng bá cho quán ăn một cách thông minh để không bị thiệt hại và tổn thất lớn nhé.
2.8. Bước 8: Chú tâm dịch vụ chăm sóc khách hàng
Bước cuối cùng trong lập kế hoạch kinh doanh quán đồ ăn vặt đó là lên chú tâm vào dịch vụ chăm sóc khách hàng. Khách hàng sẽ mất cảm tình rất nhanh với những quán không chăm sóc dịch vụ khách hàng tốt, vì vậy để không mất khách, chủ quán cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề này. Tốt nhất nên xây dựng bộ quy tắc trong chăm sóc khách hàng cho nhân viên để có dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt và đồng bộ nhất.
Phục vụ khách hàng sau bán tốt để khách quay lại
3. Những điểm lưu ý khi lập kế hoạch kinh doanh quán ăn vặt
Việc lập kế hoạch kinh doanh quán đồ ăn vặt không hề đơn giản, nó đòi hỏi người lập cần có nhiều kỹ năng và kinh nghiệm. Ngoài gợi ý cách lập kế hoạch kinh doanh quán ăn vặt như bên trên đã chia sẻ thì để thành công trong lĩnh vực này, bạn cũng phải đặc biệt chú ý một số vấn đề sau:
- Đánh giá kế hoạch thường xuyên để xem xem có chỗ nào chưa ổn thì cần phải thay đổi cho hợp lý.
- Thường xuyên thay đổi, bổ sung kế hoạch để phù hợp với xu hướng chung của thị trường.
- Kế hoạch kinh doanh không cố định mà sẽ thay đổi theo nhu cầu và theo thị trường.
4. Kết luận
Trên đây là 8 bước lập kế hoạch kinh doanh quán ăn vặt mà Unica muốn chia sẻ với bạn. Nếu bạn yêu thích và đang ấp ủ kế hoạch kinh doanh đồ ăn vặt thì hãy tạo cho mình mộ bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh giúp quá trình kinh doanh chủ động và mang lại hiệu quả cao nhất nhé. Bạn còn chần chừ gì nữa mà không bắt tay vào làm ngay một bản kế hoạch kinh doanh cho mình thôi nào.
Chúc các bạn thành công.
18/01/2024
1544 Lượt xem
Đối thủ cạnh tranh là gì? Tại sao cần quan tâm tới đối thủ cạnh tranh
Trong thế giới kinh doanh ngày nay, không có doanh nghiệp nào tồn tại một mình. Mỗi doanh nghiệp đều phải đối mặt với sự cạnh tranh từ những doanh nghiệp khác, cùng cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự hoặc thay thế cho khách hàng. Những doanh nghiệp này được gọi là đối thủ cạnh tranh. Đối thủ cạnh tranh là một yếu tố quan trọng trong môi trường kinh doanh, ảnh hưởng đến quyết định và hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, việc quan tâm và nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh là một bước cần thiết để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển. Trong bài viết này, Unica sẽ đưa ra khái niệm đối thủ cạnh tranh là gì, ví dụ và lý do bạn cần quan tâm tới đối thủ cạnh tranh.
Khái niệm đối thủ cạnh tranh
Ở phần này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu đối thủ cạnh tranh là gì và một số ví dụ về đối thủ cạnh tranh.
1. Đối thủ cạnh tranh là gì?
Đối thủ cạnh tranh là những doanh nghiệp cùng hoạt động trong một thị trường, cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ có thể đáp ứng nhu cầu của cùng một nhóm khách hàng. Đối thủ cạnh tranh có thể cạnh tranh về giá cả, chất lượng, tính năng, thiết kế, bảo hành, dịch vụ sau bán hàng, uy tín, thương hiệu, vị trí, phân phối, quảng cáo, khuyến mãi,...
Đối thủ cạnh tranh là những doanh nghiệp cùng hoạt động trong một thị trường, cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ có thể đáp ứng nhu cầu của cùng một nhóm khách hàng
2. Ví dụ về đối thủ cạnh tranh trong doanh nghiệp
Một số ví dụ về đối thủ cạnh tranh nổi tiếng và điển hình là:
- Trong lĩnh vực bán lẻ trực tuyến, các đối thủ cạnh tranh của Amazon là Alibaba, eBay, Walmart, Shopee, Lazada,...
- Trong lĩnh vực du lịch, các đối thủ cạnh tranh của Booking.com là Agoda, Expedia, Airbnb, Traveloka,...
- Trong lĩnh vực điện thoại thông minh, các đối thủ cạnh tranh của Apple là Samsung, Huawei, Xiaomi, Oppo, Vivo,...
Các đối thủ cạnh tranh của Apple
Tại sao bạn cần quan tâm đến đối thủ cạnh tranh?
Sau khi đã hiểu đối thủ cạnh tranh là gì, bạn cần biết lý do doanh nghiệp của mình cần quan tâm tới đối thủ cạnh tranh. Trên thực tế, việc quan tâm đến đối thủ cạnh tranh là một việc làm cần thiết và có lợi cho doanh nghiệp như:
1. Định Hình Chiến Lược Kinh Doanh
Bằng cách nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh, bạn có thể hiểu được mục tiêu, chiến lược, tình hình, ưu và nhược điểm của họ. Từ đó, bạn có thể định hình chiến lược kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp của mình, nhằm tận dụng cơ hội, đối phó với thách thức, tạo ra sự khác biệt và giá trị gia tăng cho khách hàng.
2. Hiểu Thị Trường và Khách Hàng
Nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh sẽ giúp bạn có thể hiểu được thị trường mà bạn đang hoạt động dựa trên những tiêu chí như tiềm năng, xu hướng, yêu cầu, thói quen, hành vi, nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Từ đó, bạn có thể điều chỉnh sản phẩm hoặc dịch vụ của mình để phù hợp với thị trường và khách hàng, cũng như tìm kiếm những phân khúc thị trường chưa được khai thác.
Hiểu thị trường và khách hàng
3. Tìm Kiếm Cơ Hội và Thách Thức
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh sẽ cho phép bạn có thể tìm kiếm những cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp của bạn đang đối mặt. Cơ hội có thể là những lỗ hổng, thiếu sót, sai lầm, yếu kém của đối thủ cạnh tranh, mà bạn có thể khắc phục và vượt trội hơn. Thách thức có thể là những ưu thế, sáng tạo, đổi mới, tiến bộ của đối thủ cạnh tranh, mà bạn phải cạnh tranh và đối phó.
Học thêm các kỹ năng mềm cũng như những kiến thức quan trọng trong kinh doanh bằng cách đăng ký khoá học online trên Unica. Khoá học kinh doanh với giảng viên là chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực sẽ giúp bạn trở thành một người kinh doanh tài ba, có sự chuẩn bị tốt nhất cho quá trình kinh doanh của mình.
[course_id:923,theme:course]
[course_id:1073,theme:course]
[course_id:835,theme:course]
4. Phát Hiện Điểm Mạnh và Yếu Kém
Bạn có thể phát hiện được điểm mạnh và yếu của doanh nghiệp của mình so với đối thủ cạnh tranh thông qua phân tích. Điểm mạnh là những thế mạnh, lợi thế, đặc trưng, sự khác biệt, giá trị gia tăng mà doanh nghiệp của bạn có mà đối thủ cạnh tranh không có hoặc kém hơn. Điểm yếu là những hạn chế, nhược điểm, thiếu sót, tồn tại mà doanh nghiệp của bạn có mà đối thủ cạnh tranh không có hoặc tốt hơn. Từ đó, bạn có thể tăng cường điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của doanh nghiệp của mình.
Thể phát hiện được điểm mạnh và yếu của doanh nghiệp của mình so với đối thủ cạnh tranh thông qua phân tích
5. Đánh Giá Giá Cả và Chính Sách Tiếp Thị
Nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh sẽ cho phép bạn có thể đánh giá được giá cả và chính sách tiếp thị của đối thủ. Nhờ đó, bạn có thể xác định được mức giá cạnh tranh và chính sách tiếp thị hợp lý cho doanh nghiệp của mình, nhằm thu hút và giữ chân khách hàng.
6. Phát Hiện Sáng Tạo và Xu Hướng Mới
Bằng cách nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh, bạn có thể phát hiện được những sáng tạo và xu hướng mới trong sản phẩm hoặc dịch vụ mới, những tính năng mới, những thiết kế mới, những công nghệ mới,… của họ. Qua đó, bạn có thể học hỏi, cải tiến, đổi mới, hoặc tạo ra những sản phẩm hoặc dịch vụ mới.
Sáng tạo xu hướng kinh doanh mới
3 loại đối thủ cạnh tranh mà bạn cần biết
Trong thực tế, không phải tất cả các doanh nghiệp cùng cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự hoặc thay thế cho khách hàng đều là đối thủ cạnh tranh của nhau. Có những loại đối thủ cạnh tranh khác nhau, mức độ cạnh tranh và ảnh hưởng khác nhau đến doanh nghiệp của bạn. Bạn cần phân biệt được những loại đối thủ cạnh tranh này, để có thể xác định được đối tượng cạnh tranh chính và phù hợp cho doanh nghiệp của bạn. Dưới đây là 3 loại đối thủ cạnh tranh mà bạn cần biết:
1. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp là những doanh nghiệp cùng cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự hoặc giống hệt nhau cho cùng một nhóm khách hàng. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp là loại đối thủ cạnh tranh mạnh nhất và ảnh hưởng nhất đến doanh nghiệp của bạn. Bạn phải luôn theo dõi và cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh trực tiếp để giành được thị phần và lợi nhuận.
Ví dụ về Đối thủ cạnh tranh trực tiếp:
Apple và Samsung trong thị trường điện thoại di động là hai đối thủ cạnh tranh trực tiếp với nhau. Cả hai đều cung cấp các dòng sản phẩm smartphone với các tính năng và chức năng tương đương. Dưới đây sẽ là một số so sánh về hai đối thủ này:
- So sánh sản phẩm và tính năng:
+ Apple: Tập trung vào trải nghiệm người dùng cao cấp, hệ sinh thái của Apple và kiểu dáng đặc trưng với hệ điều hành iOS.
+ Samsung: Đa dạng với nhiều tùy chọn giá và tính năng, sử dụng hệ điều hành Android, thường có nhiều tính năng sáng tạo như màn hình cong và camera cao cấp.
- Chiến lược giá cả: Cả Apple và Samsung cạnh tranh về giá cả nhưng Apple thường xuyên giữ giá ổn định và cao hơn. Trong khi Samsung mang lại sự linh hoạt với nhiều dòng sản phẩm có giá khác nhau.
- Quảng cáo và thương hiệu: Cả hai đối tác đều sử dụng chiến lược quảng cáo mạnh mẽ để tôn vinh sản phẩm của mình và so sánh với đối thủ. Có những chiến dịch quảng cáo so sánh trực tiếp giữa iPhone và Galaxy.
- Thị trường mục tiêu: Apple và Samsung đều nhắm đến thị trường toàn cầu và đa dạng. Tuy nhiên có những dòng sản phẩm được tối ưu hóa cho các đối tượng khách hàng cụ thể, từ người dùng muốn trải nghiệm cao cấp đến người dùng muốn tùy chọn đa dạng.
Apple và Samsung trong thị trường điện thoại di động là hai đối thủ cạnh tranh trực tiếp với nhau
2. Đối thủ cạnh tranh gián tiếp
Đối thủ cạnh tranh gián tiếp là những doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ khác nhau nhưng có thể thỏa mãn cùng một nhu cầu hoặc giải quyết cùng một vấn đề cho khách hàng. Đối thủ cạnh tranh gián tiếp là loại đối thủ cạnh tranh yếu hơn và ảnh hưởng ít hơn đến doanh nghiệp của bạn. Tuy nhiên, bạn cũng không nên bỏ qua đối thủ cạnh tranh gián tiếp vì họ có thể cạnh tranh về giá trị, chất lượng của sản phẩm.
Ví dụ: Nếu bạn là một doanh nghiệp bán bánh mì, thì đối thủ cạnh tranh gián tiếp của bạn là những doanh nghiệp bán cơm, phở, bún, mì,... cho cùng một nhóm khách hàng.
3. Đối thủ tiềm năng/đối thủ tiềm ẩn
Đối thủ tiềm năng/đối thủ tiềm ẩn là những doanh nghiệp chưa cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng nhưng có khả năng hoặc ý định làm vậy trong tương lai. Đây là loại đối thủ cạnh tranh nguy hiểm nhất và khó dự đoán nhất đối với doanh nghiệp của bạn. Bạn phải luôn cảnh giác và sẵn sàng đối phó với đối thủ tiềm năng/đối thủ tiềm ẩn vì họ có thể tạo ra sự thay đổi lớn trong thị trường và cạnh tranh với bạn về khách hàng, nguồn lực, vị trí,...
Ví dụ: Nếu bạn là một doanh nghiệp bán bánh mì, thì đối thủ tiềm năng/đối thủ tiềm ẩn của bạn là những doanh nghiệp lớn như KFC, McDonald’s, Lotteria,... nếu họ quyết định bán bánh mì cho cùng một nhóm khách hàng.
Đối thủ tiềm năng/đối thủ tiềm ẩn là những doanh nghiệp chưa cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng nhưng có khả năng hoặc ý định làm vậy trong tương lai
Kết luận
Như vậy, thông qua nội dung bên trên, chắc hẳn bạn sẽ hiểu đối thủ cạnh tranh là gì. Đây là một yếu tố không thể thiếu trong môi trường kinh doanh. Doanh nghiệp cần quan tâm và nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh để có thể định hình chiến lược kinh doanh, hiểu thị trường và khách hàng, tìm kiếm cơ hội và thách thức, phát hiện điểm mạnh và yếu kém, đánh giá giá cả và chính sách tiếp thị, phát hiện sáng tạo và xu hướng mới, giữ vững điểm mạnh,... Ngoài đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ cần phải đối mặt với rất nhiều yếu tố khác trong kinh doanh. Để tìm hiểu thêm về những yếu tố này, mời bạn truy cập vào website của Unica và tìm đọc những nội dung liên quan tới chủ đề kinh doanh và marketing.
18/01/2024
815 Lượt xem
Kênh phân phối là gì? Làm sao để phát triển kênh phân phối hiệu quả
Kênh phân phối không chỉ đơn thuần là con đường sản phẩm đi từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng, mà còn là một hệ thống phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tiếp cận khách hàng và hiệu quả kinh doanh. Trong bối cảnh môi trường kinh doanh biến đổi liên tục, việc nắm bắt đúng xu hướng và áp dụng các chiến lược phân phối sáng tạo là chìa khóa để vượt qua các thách thức. Chính vì vậy, trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào khám phá khái niệm kênh phân phối là gì, tại sao nó quan trọng và nhất quán làm thế nào để phát triển kênh phân phối một cách hiệu quả.
Kênh phân phối là gì?
Kênh phân phối là một tập hợp các cá nhân, tổ chức, phương tiện, công nghệ tham gia vào quá trình mang sản phẩm/dịch vụ đến tay người tiêu dùng. Kênh phân phối đảm nhiệm chức năng đưa sản phẩm/dịch vụ từ doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng hay khách hàng mục tiêu. Có nhiều loại hình kênh phân phối mà doanh nghiệp có thể đưa vào áp dụng, mỗi loại đều có ưu nhược điểm riêng.
Kênh phân phối là một tập hợp các cá nhân, tổ chức, phương tiện, công nghệ tham gia vào quá trình mang sản phẩm/dịch vụ đến tay người tiêu dùng
Vai trò của kênh phân phối đối với doanh nghiệp sản xuất
Kênh phân phối là một trong những yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Với vai trò đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng, kênh phân phối giúp cho doanh nghiệp tăng cường khả năng tiếp cận khách hàng và tăng doanh số bán hàng.
Ngoài việc giúp cho doanh nghiệp đưa sản phẩm tới người tiêu dùng, kênh phân phối còn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra giá trị cho khách hàng. Khi khách hàng cảm thấy dễ dàng tiếp cận và mua sản phẩm của doanh nghiệp thông qua kênh phân phối, họ sẽ tin tưởng hơn vào sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp.
Ngoài ra, kênh phân phối còn giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quản lý hàng hóa và chi phí vận chuyển, từ đó giảm thiểu chi phí và tăng cường lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì vậy, việc xây dựng và quản lý kênh phân phối hiệu quả là rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Kênh phân phối là một trong những yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp
Chức năng kênh phân phối với quy trình sản xuất
Kênh phân phối rất quan trọng đối với cả người sản xuất và người tiêu dùng. Vậy chức năng của kênh phân phối là gì đối với từng đối tượng này?
1. Đối với nhà sản xuất
- Kênh phân phối là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Người mua và người sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Nó cũng là công cụ giúp doanh nghiệp (nhà sản xuất) nắm được thị trường, thị hiếu người tiêu dùng và hành động của các đối thủ cạnh tranh.
- Kênh phân phối giúp “phủ sóng” thị trường bằng cách phân phối sản phẩm đến nhóm khách hàng đang có nhu cầu.
- Kênh phân phối giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí sản xuất, vận chuyển và lưu kho bằng cách tận dụng hạ tầng, nhân lực và công nghệ của các bên trung gian.
- Kênh phân phối hỗ trợ doanh nghiệp trong việc quảng bá sản phẩm, tăng nhận diện thương hiệu và chăm sóc khách hàng sau bán hàng.
Chức năng của kênh phân phối với nhà sản xuất
2. Đối với khách hàng
- Kênh phân phối giúp khách hàng tiếp cận được sản phẩm một cách dễ dàng, nhanh chóng và tiện lợi. Khách hàng có thể mua sản phẩm tại nhiều địa điểm khác nhau, từ các cửa hàng truyền thống đến các kênh bán hàng trực tuyến.
- Kênh phân phối cũng giúp khách hàng có nhiều lựa chọn sản phẩm hơn, từ các sản phẩm đa dạng về chủng loại, mẫu mã, chất lượng, giá cả, đến các sản phẩm độc quyền, chuyên biệt, cao cấp.
- Kênh phân phối còn giúp khách hàng có được những thông tin cần thiết về sản phẩm, từ các thông tin kỹ thuật, tính năng, cách sử dụng, đến các thông tin về chính sách bảo hành, bảo trì, đổi trả, khuyến mãi.
- Kênh phân phối cũng giúp khách hàng nhận được sự hỗ trợ, tư vấn và giải quyết các vấn đề liên quan đến sản phẩm từ các nhân viên bán hàng, nhà phân phối hay nhà sản xuất.
Chức năng của kênh phân phối với khách hàng
Học thêm các kỹ năng mềm cũng như những kiến thức quan trọng trong kinh doanh bằng cách đăng ký khoá học online trên Unica. Khoá học kinh doanh với giảng viên là chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực sẽ giúp bạn trở thành một người kinh doanh tài ba, có sự chuẩn bị tốt nhất cho quá trình kinh doanh của mình.
[course_id:923,theme:course]
[course_id:1073,theme:course]
[course_id:835,theme:course]
Các loại kênh phân phối phổ biến
Có nhiều loại kênh phân phối khác nhau, tùy thuộc vào số lượng và vai trò của các bên trung gian tham gia. Dưới đây là một số loại kênh phân phối phổ biến nhất hiện nay:
1. Kênh phân phối gián tiếp
Kênh phân phối gián tiếp là loại kênh mà hàng hóa khi sản xuất sẽ được đưa đến tay người tiêu dùng thông qua một hay nhiều bên trung gian. Các bên trung gian có thể là nhà bán buôn, nhà bán lẻ, nhà phân phối, đại lý, môi giới…
Kênh phân phối gián tiếp có ưu điểm là giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, tận dụng được hạ tầng, nhân lực và công nghệ của các bên trung gian, tăng sự tin tưởng của khách hàng vào sản phẩm.
Tuy nhiên, kênh phân phối gián tiếp cũng có nhược điểm là làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp do phải chia sẻ cho các bên trung gian, làm mất quyền kiểm soát và tương tác trực tiếp với khách hàng, gây ra sự xung đột lợi ích giữa các bên trung gian.
Kênh phân phối gián tiếp là loại kênh mà hàng hóa khi sản xuất sẽ được đưa đến tay người tiêu dùng thông qua một hay nhiều bên trung gian
2. Kênh phân phối trực tiếp
Kênh phân phối trực tiếp là loại kênh phân phối mà hàng hóa khi sản xuất sẽ được đưa trực tiếp đến tay người tiêu dùng mà không qua bất kỳ bên trung gian nào. Kênh phân phối trực tiếp thường được áp dụng trong các ngành công nghiệp như thực phẩm, thời trang, mỹ phẩm và các sản phẩm công nghệ cao.
Việc sử dụng kênh phân phối trực tiếp cho phép các doanh nghiệp giảm thiểu chi phí, tăng cường kiểm soát và quản lý chất lượng sản phẩm, cũng như tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, kênh phân phối trực tiếp cũng có những ưu và nhược điểm riêng.
Ưu điểm của kênh phân phối trực tiếp:
- Tăng khả năng tiếp cận khách hàng: Khi sử dụng kênh phân phối trực tiếp, doanh nghiệp có thể tiếp cận được nhiều khách hàng hơn vì không phải chia sẻ thị trường với các bên trung gian. Doanh nghiệp cũng có thể tùy biến sản phẩm theo nhu cầu và mong muốn của khách hàng, từ đó tăng sự hài lòng và gắn bó của khách hàng.
- Kiểm soát được chất lượng sản phẩm: Khi sử dụng kênh phân phối trực tiếp, doanh nghiệp có thể kiểm soát được chất lượng sản phẩm từ khâu sản xuất đến khâu bán hàng, không phải phụ thuộc vào các bên trung gian. Doanh nghiệp cũng có thể giải quyết nhanh chóng các vấn đề liên quan đến sản phẩm, như bảo hành, bảo trì, đổi trả,...
- Tăng tính linh hoạt trong việc quản lý sản phẩm: Khi sử dụng kênh phân phối trực tiếp, doanh nghiệp có thể tăng tính linh hoạt trong việc quản lý sản phẩm, không phải tuân theo các quy định, điều khoản, hợp đồng của các bên trung gian. Doanh nghiệp cũng có thể thay đổi giá cả, chính sách bán hàng, chiến lược marketing,... một cách dễ dàng và nhanh chóng.
- Tăng tính độc quyền cho sản phẩm: Khi sử dụng kênh phân phối trực tiếp, doanh nghiệp có thể tăng tính độc quyền cho sản phẩm, bởi vì không có sự cạnh tranh từ các bên trung gian. Doanh nghiệp cũng có thể tạo ra sự khác biệt và độc đáo cho sản phẩm, từ đó tăng giá trị thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp.
Kênh phân phối trực tiếp sẽ đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng mà không qua bất kỳ bên trung gian nào
Nhược điểm của kênh phân phối trực tiếp:
- Cạnh tranh khốc liệt: Doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các doanh nghiệp khác cùng sử dụng kênh phân phối trực tiếp. Doanh nghiệp cũng phải đầu tư nhiều vào việc quảng bá sản phẩm, tăng nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng.
- Chi phí cao: Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về toàn bộ quá trình phân phối sản phẩm từ vận chuyển, lưu kho, bán hàng, đến chăm sóc khách hàng. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư nhiều vào hạ tầng, nhân lực, công nghệ,... từ đó làm tăng chi phí phân phối.
- Khó khăn trong việc quản lý đội ngũ nhân viên: Doanh nghiệp phải quản lý một đội ngũ nhân viên lớn và đa dạng, từ những người làm việc tại nhà máy, kho, đến những người bán hàng, tư vấn, chăm sóc khách hàng. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có những kỹ năng quản lý, đào tạo, đánh giá và thưởng phạt nhân viên một cách hiệu quả.
- Giới hạn về số lượng khách hàng: Doanh nghiệp chỉ có thể tiếp cận được một số lượng khách hàng nhất định bởi vì không có sự hỗ trợ từ các bên trung gian. Doanh nghiệp cũng phải đối mặt với những rào cản về địa lý, văn hóa, pháp lý,... khi muốn mở rộng thị trường.
3. Kênh phân phối đa cấp
Kênh phân phối đa cấp là loại kênh phân phối mà hàng hóa được phân phối qua nhiều cấp độ khác nhau, từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Mỗi cấp độ sẽ có một nhóm người bán hàng, gọi là nhà phân phối, đại lý hoặc tư vấn viên. Những người này sẽ mua hàng từ cấp độ trên và bán lại cho cấp độ dưới hoặc cho người tiêu dùng. Họ cũng có thể tuyển dụng thêm những người khác tham gia vào kênh phân phối và nhận được hoa hồng từ doanh số bán hàng của họ. Kênh phân phối đa cấp thường được áp dụng trong các ngành hàng như mỹ phẩm, sức khỏe, thực phẩm chức năng,...
Kênh phân phối đa cấp là loại kênh phân phối mà hàng hóa được phân phối qua nhiều cấp độ khác nhau
Kênh phân phối đa cấp có ưu điểm là giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. Kênh phân phối đa cấp cũng giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí quảng cáo, bởi vì các nhà phân phối sẽ tự quảng bá sản phẩm cho khách hàng của họ.
Tuy nhiên, loại kênh này cũng có nhược điểm là khó kiểm soát chất lượng sản phẩm bởi vì có quá nhiều cấp độ trung gian. Kênh phân phối đa cấp cũng có thể gây ra sự nhầm lẫn, đánh lừa hoặc lừa đảo khách hàng vì có những nhà phân phối không tuân thủ đạo đức kinh doanh.
4. Kênh phân phối đại trà
Kênh phân phối đại trà là loại kênh phân phối mà hàng hóa được phân phối rộng rãi trên thị trường thông qua nhiều kênh phân phối khác nhau, từ nhà bán buôn, nhà bán lẻ, đại lý, môi giới,... Kênh phân phối đại trà thường được áp dụng cho các sản phẩm có tính đồng nhất, phổ biến, có nhu cầu cao và không cần tư vấn nhiều như các sản phẩm tiêu dùng nhanh, đồ gia dụng,...
Kênh phân phối đại trà
Kênh phân phối đại trà có ưu điểm là giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng tiếp cận khách hàng vì có nhiều kênh phân phối khác nhau. Kênh phân phối đại trà cũng giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng vì có nhiều khách hàng tiềm năng.
Dẫu vậy, kênh phân phối đại trà cũng có nhược điểm là làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp vì phải chia sẻ cho nhiều bên trung gian. Kênh phân phối đại trà cũng làm mất đi sự khác biệt và độc quyền của sản phẩm vì có nhiều đối thủ cạnh tranh.
5. Kênh phân phối độc quyền
Kênh phân phối độc quyền là loại kênh phân phối mà hàng hóa chỉ được phân phối thông qua một bên trung gian duy nhất trên một khu vực địa lý nhất định. Kênh phân phối độc quyền thường được áp dụng cho các sản phẩm có tính đặc thù, cao cấp, có nhu cầu thấp và cần tư vấn nhiều như các sản phẩm ô tô, điện tử, thời trang,...
Kênh phân phối độc quyền có ưu điểm là giúp doanh nghiệp tăng cường sự khác biệt và độc quyền của sản phẩm vì không có sự cạnh tranh từ các bên trung gian khác. Kênh phân phối độc quyền cũng giúp doanh nghiệp duy trì và nâng cao chất lượng, giá trị và giá cả của sản phẩm.
Còn nhược điểm của kênh này là giới hạn khả năng tiếp cận khách hàng bởi vì chỉ có một bên trung gian duy nhất. Kênh phân phối độc quyền cũng có thể gây ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa doanh nghiệp và bên trung gian, từ đó gây ra xung đột lợi ích.
Kênh phân phối độc quyền là loại kênh phân phối mà hàng hóa chỉ được phân phối thông qua một bên trung gian duy nhất trên một khu vực địa lý nhất định
6. Kênh phân phối chọn lọc
Kênh phân phối chọn lọc là một chiến lược quan trọng trong quản lý hệ thống phân phối, nhằm tối ưu hóa việc đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng thông qua một số kênh cụ thể được lựa chọn một cách tỉ mỉ. Việc này giúp tập trung năng lực và nguồn lực vào những kênh có hiệu suất cao nhất và đồng thời giảm thiểu sự lãng phí trong quá trình phân phối.
Ưu điểm của Kênh Phân Phối Chọn Lọc:
- Hiệu quả chi phí: Tối ưu hóa kênh phân phối giúp giảm thiểu chi phí vận chuyển, bảo quản, quảng cáo, tập trung vào những kênh có khả năng sinh lời cao nhất.
- Quản lý hiệu suất: Chọn lọc kênh phân phối giúp doanh nghiệp theo dõi và đánh giá hiệu suất của từng kênh một cách chặt chẽ. Từ đó có thể thực hiện các điều chỉnh cần thiết để tối ưu hóa doanh số bán hàng.
- Tạo ra trải nghiệm khách hàng tốt hơn: Bằng cách tập trung vào những kênh phân phối chất lượng, doanh nghiệp có thể cung cấp trải nghiệm mua sắm tích cực và nhất quán hơn cho khách hàng.
- Tăng cường quản lý rủi ro: Bằng cách giảm số lượng kênh, doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro về quản lý chất lượng và đảm bảo rằng sản phẩm được phân phối đến người tiêu dùng một cách an toàn và đồng đều.
- Tăng tính linh hoạt: Kênh phân phối chọn lọc mang lại tính linh hoạt cao hơn trong việc thí nghiệm và thích ứng với biến động của thị trường và nhu cầu của khách hàng.
Kênh phân phối chọn lọc là một chiến lược quan trọng trong quản lý hệ thống phân phối
Quy trình xây và phát triển kênh phân phối là gì?
Quy trình xây và phát triển kênh phân phối là quá trình mà doanh nghiệp thực hiện để lựa chọn, thiết lập, quản lý và đánh giá các kênh phân phối phù hợp với sản phẩm, thị trường và khách hàng của mình. Quy trình này gồm có 6 bước chính như sau:
1. Bước 1: Xác định thị trường và đối tượng khách hàng mục tiêu
Trước khi chọn kênh phân phối, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu và hiểu rõ thị trường mà mình muốn bán hàng. Những tiêu chí cần xem xét gồm kích thước, đặc điểm, xu hướng, cơ hội, thách thức,...
Doanh nghiệp cũng cần phải xác định đối tượng khách hàng mục tiêu của mình gồm các yếu tố như nhu cầu, mong muốn, hành vi, khả năng chi trả,... Việc xác định thị trường và đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn kênh phân phối phù hợp với nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
Xác định thị trường và đối tượng khách hàng mục tiêu
2. Bước 2: Lên danh sách các kênh phân phối tiềm năng
Sau khi xác định thị trường và đối tượng khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp cần phải lên danh sách các kênh phân phối tiềm năng mà mình có thể sử dụng để phân phối sản phẩm của mình.
Các kênh phân phối tiềm năng có thể bao gồm kênh phân phối trực tiếp, kênh phân phối gián tiếp, kênh phân phối đa cấp, kênh phân phối đại trà, kênh phân phối độc quyền, kênh phân phối chọn lọc,... Doanh nghiệp cần phải xem xét các ưu và nhược điểm của từng kênh phân phối, cũng như khả năng phù hợp với sản phẩm, thị trường và khách hàng của mình.
Lên danh sách các kênh phân phối tiềm năng
3. Bước 3: Thỏa thuận với các kênh phân phối
Sau khi lên danh sách các kênh phân phối tiềm năng, doanh nghiệp cần phải tiến hành thương lượng và thỏa thuận với các kênh phân phối mà mình muốn hợp tác. Việc thương lượng và thỏa thuận với các kênh phân phối cần phải dựa trên các tiêu chí như chi phí, lợi nhuận, quyền lợi, nghĩa vụ, rủi ro,... Doanh nghiệp cần phải đảm bảo rằng mình và các kênh phân phối có được lợi ích tương xứng, cũng như có sự minh bạch và tin tưởng trong quan hệ hợp tác.
4. Bước 4: Lựa chọn kênh phân phối phù hợp nhất để phát triển
Việc lựa chọn kênh phân phối phù hợp nhất cần phải dựa trên các tiêu chí như hiệu quả, chi phí, rủi ro, khả năng thực hiện,... Doanh nghiệp cần phải đánh giá và so sánh các kênh phân phối mà mình đã thương lượng và thỏa thuận, để chọn ra kênh phân phối có thể mang lại lợi ích cao nhất cho mình.
Chọn kênh phân phối phù hợp nhất để phát triển
5. Bước 5: Tổng hợp và xem xét lại để đưa ra những quyết định
Việc tổng hợp và xem xét lại cần phải dựa trên các thông tin như mục tiêu kinh doanh, chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing, ngân sách,... Doanh nghiệp cần phải đảm bảo rằng kênh phân phối mà mình đã chọn là kênh phân phối tốt nhất cho mình, cũng như có thể thực hiện được trong thực tế.
6. Bước 6: Phát triển và kiểm soát các kênh phân phối
Việc phát triển và kiểm soát các kênh phân phối cần phải dựa trên các hoạt động như thiết lập mối quan hệ, đào tạo, hỗ trợ, giám sát, đánh giá, khắc phục, cải tiến,... Doanh nghiệp cần phải duy trì và nâng cao hiệu quả của các kênh phân phối, cũng như giải quyết các vấn đề và xung đột có thể xảy ra trong quá trình phân phối.
Phát triển và kiểm soát các kênh phân phối
Kết luận
Kênh phân phối ảnh hưởng đến việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, cũng như tạo ra giá trị cho khách hàng. Có nhiều loại kênh phân phối khác nhau, mỗi loại đều có ưu và nhược điểm riêng. Doanh nghiệp cần phải lựa chọn kênh phân phối phù hợp với sản phẩm, thị trường và khách hàng của mình, cũng như xây dựng và quản lý kênh phân phối hiệu quả. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu kênh phân phối là gì cũng như nắm được những kiến thức cơ bản để xây kênh phân phối.
18/01/2024
833 Lượt xem
Mô hình kinh doanh quán cafe sách – “Lạ” nhưng không “Mới”
Kinh doanh đồ ăn, đồ uống là ngành “hot” mang lại rất nhiều lợi nhuận cho chủ đầu tư. Thế nhưng cũng vì vậy mà mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực này cực kỳ gay gắt. Nhiều người để giảm thiểu mức độ cạnh tranh, đã tập trung vào một mô hình kinh doanh cụ thể và mô hình kinh doanh cafe sách chính là mô hình đang dẫn đầu xu hướng. Trong nội dung bài viết hôm nay, Unica sẽ gợi ý cho bạn các kiểu mô hình kinh doanh quán cafe sách “lạ” và độc đáo nhất, bạn hãy tham khảo để có quá trình kinh doanh mang lại hiệu quả cao nhất nhé.
1. Mô hình kinh doanh cafe sách là gì?
Một quyển sách, môt tách cà phê là một sự kết hợp tuyệt vời để bạn thư giãn sau những giờ làm việc và học tập căng thẳng. Vì vậy, mô hình kinh doanh cà phê sách đang dần trở thành xu hướng. Đây là nơi để bạn vừa thưởng thức cafe, vừa hoà mình vào những trang sách. Đặc biệt, đây còn là nơi để bạn gặp gỡ bạn bè, giao lưu với những người cùng có niềm đam mê đọc sách.
Thiết kế không gian quán cafe sách sẽ khác so với những quán cafe thông thường khác. Thông thường tại không gian này, chủ quán sẽ thiết kế với “nhân vật chính” là những kệ sách lớn. Tại kệ sách này có hàng nghìn đầu sách khác nhau và được cập nhật liên tục để cho khách hàng thoải mái thưởng thức. Đồ uống trong quán cafe sách cũng thường là đồ uống đơn giản để phục vụ nhu cầu nhâm nhi của thực khách.
Mô hình kinh doanh cafe kết hợp sách giúp mọi người thư giãn hiệu quả
Đối tượng khách hàng chính của quán cafe sách đó là dân trí thức, bao gồm: doanh nhân, học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng, giáo viên, hay những người đam mê đọc sách. Quán cafe sách được xây dựng để dành cho những người mong muốn có một không gian yên tĩnh để học tập, đọc sách, sống chậm lại, suy nghĩ nhiều hơn về cuộc sống và những người xung quanh.
2. Tiềm năng của mô hình kinh doanh quán cafe sách
Hiện nay, các mô hình kinh doanh quán cafe bình thường như: sân vườn, nhượng quyền, bình dân,... đang dần bị bão hoà tại Việt Nam. Tuy vậy, cafe sách vẫn là một thị trường đầy tiềm năng, là xu hướng kinh doanh mới được rất nhiều các nhà đầu tư quan tâm. Sở dĩ mô hình kinh doanh quán cafe sách đang là thị trường “béo bở”, tiềm năng lớn là nhờ những lý do sau:
- Hiện tại số lượng quán cafe sách đẹp và rộng chưa có nhiều, bạn không khó để cạnh tranh với các đối thủ trong cũng lĩnh vực.
- Văn hoá đọc sách ngày càng được quan tâm và được khuyến khích lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng. Đọc sách không chỉ giúp tích luỹ thêm kiến thức, vốn hiểu biết mà còn giúp thư giãn đầu óc, tinh thần được thoải mái hơn.
- Cuộc sống hiện đại khiến con người ngày càng quan tâm đến không gian thư giãn, nghỉ ngơi thoải mái hơn. Mô hình kinh doanh quán cafe sách giúp đáp ứng mọi nhu cầu này cho khách hàng.
- Mô hình cafe sách tạo sự khác biệt và độc đáo so với các mô hình kinh doanh cafe thông thường. Vì vậy nên nó sẽ thu hút khách hàng giúp chủ quán kinh doanh hiệu quả, gặt hái được nhiều thành công hơn.
Chính bởi những lý do này nên có thể thấy mô hình kinh doanh quán cafe sách có tiềm năng phát triển rất cao. Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là kinh doanh mô hình cà phê này bạn chắc chắn thành công. Để phát triển và gặt hái được hiệu quả trong lĩnh vực này, bạn cần phải có một chiến lược bài bản và thực tế.
Mô hình kinh doanh cafe sách đang là thị trường “béo bở”
3. Cách xây dựng mô hình kinh doanh quán cafe sách
Trước khi bắt đầu kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào đi chăng nữa thì bạn cũng đều phải xây dựng mô hình, chiến lược kinh doanh. Sau đây là hướng dẫn cách xây dựng mô hình kinh doanh quán cafe sách chi tiết cho bạn tham khảo.
3.1. Xác định đối tượng khách hàng của cà phê sách
Việc xác định đối tượng khách hàng hướng đến sẽ giúp bạn thuê được mặt bằng phù hợp và xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp. Với sản phẩm/ dịch vụ mang lại là không gian yên tĩnh và đa dạng các loại sách khác nhau, đối tượng khách hàng hướng đến chính đó là dân trí thức, doanh nhân, những người sành cà phê và nghiện sách, yêu thích sự bình yên, giản dị trong một không gian yên tĩnh.
Xu hướng của học sinh, sinh viên hiện nay là ngồi cà phê đọc sách, học bài. Ngoài những đối tượng trên, học sinh và sinh viên cũng là những khách hàng tiềm năng mà chủ quán không nên bỏ lỡ.
Đối tượng khách hàng quán cafe sách là giới trí thức, doanh nhân
3.2. Địa điểm thích hợp nhất để khách hàng lui tới
Sau khi đã xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu, tiếp theo chủ quán cần phải xác định được địa điểm thích hợp để mở cửa hàng. Bởi địa điểm và vị trí là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả kinh doanh. Địa điểm mở quán cafe sách nên ở khu tập trung đông dân cư, vị trí càng gần trung tâm càng tốt để khách hàng dễ dàng tìm thấy bạn hơn. Địa điểm lý tưởng nhất để mở quán cafe sách đó là khu vực gần trường học, văn phòng, chung cư,...
Địa điểm thích hợp nhất để mở quán cafe sách đó là:
- Gần trung tâm, thuận tiện di chuyển.
- Không gian rộng, thoáng và yên tĩnh.
- Có bãi để xe rộng rãi để tránh sự bất tiện cho khách di chuyển bằng phương tiện cá nhân.
- Ưu tiên những nơi có ánh sáng tự nhiên để hạn chế bật đèn 24/7 trong quán. Điều này vừa giúp tiết kiệm điện, vừa giúp tránh cảm giác choáng ngợp ảnh hưởng tới mắt của khách hàng.
Địa điểm lý tưởng mở quán cafe sách là gần trung tâm
Lưu ý: Bạn không nhất thiết phải mở quán cafe ở mặt đường, ngã ba, ngã tư đông đúc vì như vậy vừa tốn kém, vừa mang hiệu quả không cao. Mô hình quán cafe sách cần sự quan tĩnh và không gian rộng rãi. Vì vậy bạn có thể mở trong ngõ hoặc những nơi có ít xe cộ đi lại. Như vậy mới đúng là địa điểm thích hợp nhất để khách hàng lui tới.
Trở thành chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh bằng cách đăng ký khoá học online qua video. Khoá học với giảng viên đầu ngành sẽ giúp bạn biết nên đâu là mô hình khởi nghiệp an toàn và ít rủi ro. Đồng thời, khoá học còn chia sẻ những bí quyết, phương pháp để kinh doanh thành công từ con số 0. Đăng ký ngay.
[course_id:1006,theme:course]
[course_id:2158,theme:course]
[course_id:1413,theme:course]
3.3. Lên chiến lược kinh doanh cafe sách chi tiết
Bước tiếp theo trong quá trình xây dựng mô hình kinh doanh quán cafe sách đó là lên chiến lược kinh doanh. Để lên được kế hoạch thực hiện quán cafe sách chi tiết không hề đơn giản, sau đây là hướng dẫn chi tiết cho bạn tham khảo:
3.3.1. Nghiên cứu thị trường cẩn thận
Khách hàng là “thượng đế”, là người mang lại lợi nhuận cho bạn. Để hiểu được khách hàng, bạn bắt buộc không được bỏ qua khâu nghiên cứu thị trường. Hãy dành ra một ít thời gian tìm hiểu, phân tích thị trường, mục đích để có cái nhìn kỹ hơn và cụ thể hơn về chân dung khách hàng.
Cách để nghiên cứu thị trường hiệu quả đó là: Sử dụng các công cụ đo lường, tạo ra các cuộc khảo sát online, đi tham khảo thực tế từ nhiều nơi có mô hình kinh doanh cà phê sách,...
Nghiên cứu thị trường kỹ càng trước khi mở quán cafe
3.3.2. Lên kế hoạch kinh doanh chi tiết
Sau khi đã nghiên cứu thị trường xong, để bản chiến lược kinh doanh thực tế và mang tính hiệu quả cao thì bạn cần lên kế hoạch chi tiết cho từng mục. Bao gồm: Vốn đầu tư ban đầu, kế hoạch vận hành, chiến lược marketing thu hút khách hàng, tình huống phát sinh,... Nếu bạn lên được một bản kế hoạch chi tiết thì bạn sẽ chủ động hơn với quá trình kinh doanh của mình, kịp thời ứng phó với trường hợp xảy ra.
3.3.3. Chi phí thuê mặt bằng
Tuỳ thuộc vào địa điểm thuê mặt bằng và chi phí của mỗi chủ quán mỗi khác. Nếu thuê mặt bằng rộng, nằm ở những khu trung tâm và ở các thành phố lớn thì chắc chắn chi phí sẽ tốn hơn thuê mặt bằng ở những khu thưa dân và ở quận, huyện.
Để mô hình kinh doanh quán cafe sách mang lại hiệu quả cao bạn nên thuê một bằng đẹp đáp ứng các tiêu chí đã chia sẻ ở phần địa điểm thích hợp đã chia sẻ ở trên. Thông thường, chi phí thuê mặt bằng cho một quán cafe ưng ý khoảng 10 - 20 triệu đồng.
3.3.4. Chi phí thiết kế, xây dựng
Mặt bằng quán cafe chỉ là vị trí cố định để khác ghé tới quán. Sau khi đã thuê mặt bằng xong, tiếp theo bạn cần thiết kế, xây dựng lại để sao cho nó thành đúng mô hình quán cafe sách. Chi phí trang hoàng quán thích hợp với mong muốn của chủ quán giao động từ 15 - 30 triệu đồng.
Trong trường hợp bạn thuê mặt bằng đã có sẵn mô hình quán cafe sách do người cũ sang nhược lại thì bạn cũng vẫn phải tu sửa lại để sao cho nó phù hợp với đúng phong cách mình muốn hướng tới. Tuy nhiên trong trường hợp này thì chi phí thiết kế, xây dựng sẽ tiết kiệm hơn.
Chi phí thiết kế, trang trí quán cafe sách khoảng 15 - 30 triệu đồng
3.3.5. Mua sắm máy móc và nội thất cho quán
Không gian quán cafe cũng chính là một trong những yếu tố để thu hút và giữ chân khách hàng. Bởi càng ngày nhu cầu khách hàng càng cao, thay vì những quán cafe đơn giản, bình dân thì họ muốn đến những quán cafe đẹp và có dấu ấn riêng để vừa có thể thư giãn, vừa chụp ảnh sống ảo đăng lên facebook. Sẽ thật là thiếu sót rất lớn nếu như bạn kinh doanh mô hình cafe sách mà không đầu tư nội thất cho quán.
Nội thất quán cafe sách nên hướng đến sự bình dị, mộc mạc để tạo không gian yên tĩnh, thanh bình, mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách. Ngoài ra để phục vụ tốt nhất cho khách, quán cafe cũng phải được đầu tư đầy đủ máy móc. Chi phí mua sắm máy móc và nội thất cho quán khoảng 50 - 70 triệu đồng.
3.3.6. Mua sắm nguyên liệu
Menu quán cafe càng đa dạng thì chủ quán càng cần chuẩn bị nhiều nguyên liệu. Chủ quán kinh doanh quán cafe phải đảm bảo mua nguyên liệu uy tín, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng để tạo nên được những thức uống ngon và an toàn nhất cho sức khỏe khách hàng. Nguồn nguyên liệu cung cấp quyết định trực tiếp đến hiệu quả của món ăn. Vì vậy, bạn cần phải đặc biệt chú trọng đến vấn đề này.
So với các loại chi phí trên thì chi phí mua sắm nguyên liệu sẽ ít hao tốn hơn. Thông thường, chi phí nhập nguyên liệu khoảng từ 5 - 7 triệu.
Lưu ý: Chủ quán nên nhập nguyên liệu vừa phải, không nên nhập nguyên liệu quá nhiều cùng một lúc vì như vậy rất dễ bị hàng huỷ và chất lượng nguyên liệu chế biến đồ uống cũng không được đảm bảo.
Nguyên liệu pha chế của quán cafe cần an toàn cho sức khoẻ
3.3.7. Tuyển và đào tạo nhân sự
Nếu chỉ có một mình chủ quán thì sẽ không thể phục vụ khách hàng hiệu quả được. Để đáp ứng một cách tốt nhất mọi nhu cầu của khách, chủ quán cần phải tuyển dụng và đào tạo được nhân sự tốt. Thông thường, quán kinh doanh cà phê cần phải có từ 1 - 2 nhân sự. Nếu mô hình kinh doanh quán cafe sách của bạn to thì sẽ có đông nhân viên hơn, bao gồm: 2 nhân viên pha chế, 2 nhân viên phục vụ.
Nhân sự làm việc tại quán cà phê cần phải có kinh nghiệm và có tác phong làm việc chuyên nghiệp. Nhân viên phải nhiệt tình, cởi mở và linh hoạt đối với khách hàng, coi khách hàng như “thượng đế”. Thông thường, chi phí chi trả tiền thuê nhân sự khoảng từ 20 - 25 triệu đồng.
3.3.8. Quảng Cáo, Marketing
Để vận hành một cửa hàng kinh doanh quán cafe trơn tru, cũng như để bắt kịp xu hướng kinh doanh trong thời điểm hiện tại, chủ quán bắt buộc phải đầu tư một khoản tiền cho chi phí quảng cáo, marketing. Chi phí quảng cáo quán cafe ban đầu có thể sẽ cao, tuy nhiên đổi lại quán của bạn sẽ được nhiều người biết đến, tiếp cận được rất nhiều khách hàng tiềm năng. Về sau khi quán đã hoạt động ổn định thì chi phí này sẽ giảm bớt. Chi phí quảng cáo marketing giao động khoảng từ 5 - 20 triệu đồng.
Đầu tư marketing giúp tiếp cận nhiều khách hàng
3.4. Đăng ký giấy phép kinh doanh
Khi chấp nhận kinh doanh đồng nghĩa với việc bạn sẽ gặp phải khó khăn liên quan đến giấy tờ, thủ tục đăng ký kinh doanh. Để yên tâm trong quá trình hoạt động, tránh bị pháp luật sờ gáy cũng như để khách hàng tin tưởng, chủ quán bắt buộc phải sở hữu giấy phép kinh doanh.
Những giấy tờ cần thiết cho hoạt động kinh doanh bạn cần chuẩn bị đó là: Đơn kinh doanh, chứng minh nhân dân, hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh,...
3.5. Đăng ký giấy phép an toàn thực phẩm
Bên cạnh giấy phép đăng ký kinh doanh, chủ quán nếu muốn mở mô hình kinh doanh quán cafe sách cũng phải đăng ký giấy phép an toàn thực phẩm. Bởi đây là loại giấy tờ minh chứng tốt nhất về chất lượng đồ uống giúp khách hàng cảm thấy yên tâm và tin tưởng.
Để đăng ký giấy phép an toàn thực phẩm chủ quán cần phải chuẩn bị những giấy tờ sau: Một bộ hồ sơ đăng ký, giấy phép đăng ký kinh doanh, bảng mô tả chi tiết quy trình chế biến, giấy chứng nhận nguyên liệu an toàn, giấy chứng nhận sức khỏe của người pha chế và những người có liên quan.
3.6. Chọn nguồn cung cấp nguyên liệu pha chế
Như đã chia sẻ ở trên, nguồn cung cấp nguyên liệu đóng vai trò vô cùng quan trọng để tạo nên những thức uống ngon giúp giữ chân khách hàng. Để tìm nguyên liệu pha chế đồ uống không khó, tuy nhiên để tìm nguồn cung cấp nguyên liệu ngon, đảm bảo chất lượng không hề đơn giản. Cách để chọn nguồn cung cấp nguyên liệu pha chế đảm bảo an toàn đó là tìm qua bạn bè, người thân. Hoặc tìm trên các hội nhóm chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh quán cafe sách.
Lưu ý: Chủ quán bắt buộc phải bảo đảm chọn được nhà cung cấp nguyên liệu đáng tin cậy để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho khách hàng tới quán.
Chọn nhà cung cấp nguyên liệu đáng tin cậy
3.7. Thiết kế quán
Để xây dựng lên được mô hình kinh doanh quán cafe sách mới lạ và độc đáo thì ngay từ đầu chủ quán phải xác định được phong cách mình muốn hướng đến. Điều này giúp tránh sự lan man trong khâu thiết kế hoặc lựa chọn nội thất. Chủ quán hãy xác định xem mình yêu thích phong cách nào? Chi phí đầu tư cho thiết kế quán là bao nhiêu?
Trong thời buổi cạnh tranh cao như hiện nay, để thu hút khách hàng chủ quán nhất định phải đầu tư kỹ lưỡng vào thiết kế. Quán cafe thiết kế đẹp sẽ tạo nên sự riêng biệt, thu hút khách hàng ghé tới quán để vừa đọc sách, vừa thưởng thức cafe nhiều hơn. Điều này giúp chủ quán kiếm được nhiều lợi nhuận.
Để có một quán cafe sách thiết kế đẹp và tối ưu nhất, chủ quán nên thuê kỹ sư thiết kế riêng. Với những quán cafe sách quy mô lớn, việc thuê người thiết kế là vô cùng cần thiết. Hãy gạt bỏ ngay suy nghĩ thiết kế quán không quan trọng đi nhé vì đây chính là bước đệm giúp bạn hướng tới kinh doanh chuyên nghiệp và bền vững.
3.8. Tạo menu cho quán
So với những quán cafe khác thì mô hình kinh doanh quán cafe sách không cần đầu tư quá kỹ lưỡng trong việc thiết kế menu. Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là menu quán cafe sách sơ sài. Thiết kế menu đồ uống và tạo menu cho quán cũng là một điều vô cùng cần thiết. Do tính chất quán cafe sách là khách sẽ tới để trò chuyện, đọc sách hoặc học bài nên menu đồ uống nên có món trà, các loại cafe hoặc là những thức uống basic khác như: trà đào cam sả, trà sữa, trà hoa quả,...
Menu đồ uống quán cafe sách không cần quá đa dạng nhưng phải ngon để giữ chân khách. Không nên dừng lại ở mỗi việc kinh doanh đồ uống, menu quán nên có thêm món ăn vặt để khách ngồi học, ngồi đọc sách có thể ăn.
Menu quán cafe độc đáo giúp gây ấn tượng với khách hàng
Menu quán cafe sách nên có giá rõ ràng để khách cân đối lựa chọn. Mức giá đồ uống không nên quá cao, bởi đối tượng khách hàng quán cafe sách rất đa dạng. Một menu với mức giá hợp lý sẽ phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.
3.9. Lựa chọn đầu sách
Tuỳ theo mỗi mô hình kinh doanh quán cafe sách mà chủ quán sẽ lựa chọn những đầu sách khác nhau. Nếu là quán cafe sách kiểu cổ kính, xưa cũ thì đầu sách nên là sách cũ, sách theo thể loại chiến tranh, thời xưa. Còn nếu là quán cafe sách theo kiểu hiện đại thì đầu sách nên mới và theo thể loại kinh doanh, đời sống,... Để phù hợp với mọi khách hàng mục tiêu, tốt nhất là quán nên có đa dạng nhiều đầu sách cho khách thoải mái lựa chọn.
Lưu ý: Chủ quán nên tham khảo và lựa chọn cho mình một nhà cung cấp mà đảm bảo họ luôn có nhiều đầu sách hay, mới, thích hợp với nhu cầu của khách hàng ghé quán. Chủ quán có thể hợp tác đăng ký làm điểm bán cho những nhà sách để luôn có thêm nhiều sách mới cho quán.
3.10. Kinh nghiệm quản lý cafe sách
Quản lý cafe sách là một công việc đòi hỏi nhiều kỹ năng và kinh nghiệm. Ngoài những kinh nghiệm về cách xây dựng mô hình kinh doanh như bên trên đã chia sẻ, chủ quán cần có những kỹ năng và phẩm chất sau để thành công trong việc quản lý cafe sách:
- Kỹ năng quản lý: Quản lý nhân sự, tài chính và thời gian.
- Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp tốt để giao tiếp với nhân viên, khách hàng, và đối tác.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Chủ quán cần có kỹ năng giải quyết vấn đề để xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình kinh doanh.
- Kỹ năng sáng tạo: Bạn cần có kỹ năng sáng tạo để tạo ra những ý tưởng mới cho quán cafe của mình.
Nếu bạn có thể trang bị cho mình những kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết, bạn sẽ có cơ hội thành công trong việc quản lý cafe sách.
Kinh nghiệm quản lý cafe sách hiệu quả
4. Một số quán cafe sách có thiết kế đẹp
Dưới đây là một số quán cafe sách có thiết kế đẹp tại Hà Nội và Sài Gòn cho bạn tham khảo.
- Book Cafe, Đà Nẵng: Quán cafe sách này có thiết kế độc đáo với những kệ sách được xếp chồng lên nhau tạo thành một không gian vừa ấm cúng vừa hiện đại.
- Cafe sách Phương Nam, Sài Gòn: Quán cafe sách này có thiết kế như một thư viện thu nhỏ, với những kệ sách được sắp xếp gọn gàng và ngăn nắp.
- Cafe sách Vĩ Thanh, Huế: Quán cafe sách này có thiết kế cổ điển, với những bức tường vàng và những chiếc bàn ghế gỗ mang phong cách vintage.
- Cafe sách The Library, Nha Trang: Quán cafe sách này có thiết kế sang trọng, với những chiếc ghế sofa êm ái và những chiếc đèn chùm lộng lẫy.
Tất cả những quán cafe sách này đều có những điểm chung là không gian rộng rãi, thoải mái và ngập tràn sách. Đây là những địa điểm lý tưởng để bạn thư giãn, đọc sách và gặp gỡ bạn bè.
5. Kết luận.
Bài viết là chi tiết thông tin có liên quan đến mô hình kinh doanh quán cafe sách cho bạn tham khảo. Hy vọng với những thông tin chia sẻ hữu ích này sẽ giúp chủ quán định hình được kiểu mô hình này. Từ đó có quá trình kinh doanh được hiệu quả nhất. Nếu bạn cũng đang đam mê bất tận với việc thưởng thức quán cafe và đọc sách khi chưa có nhiều kinh nghiệm thì bạn hãy tham khảo thật kỹ bài viết nhé. Chúc các bạn thành công.
13/01/2024
908 Lượt xem