Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Tổng hợp 10 kinh nghiệm kinh doanh quán đồ ăn vặt giúp “hái ra tiền”

Nội dung được viết bởi Trung Phạm

Kinh doanh đồ ăn vặt là hình thức kinh doanh phổ biến ở Việt Nam, thu hút nhiều người tham gia. Nếu bạn yêu thích, đã sẵn sàng vốn và đã có một số công thức chế biến đồ ăn vặt ngon thì có thể tham gia ngay vào thị trường này. Kinh doanh đồ ăn vặt có thể mang lại lợi nhuận cao, nhưng cũng có những khó khăn nhất định. Vì vậy bạn tuyệt đối đừng nên chủ quan. Dưới đây là những kinh nghiệm kinh doanh quán đồ ăn vặt giúp bạn khởi nghiệp thành công. Cùng khám phá nhé.

Kinh doanh đồ ăn vặt có lãi hay không?

Đã là kinh doanh thì chắc chắn là phải có lãi. Riêng đối với việc kinh doanh quán đồ ăn vặt được xem là một hình thức kinh doanh được ưu tiên lựa chọn. Bởi lẽ giá vốn hoặc chi phí nguyên vật liệu của đồ ăn vặt khá thấp. Và bạn có thể bán giá gấp 2 hoặc 3 đến 4 lần so với giá vốn.

Thêm nữa, đồ ăn vặt còn là món ăn phổ biến được nhiều người yêu thích. Do đó, nhu cầu về đồ ăn vặt luôn cao, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh.

Có thể nói kinh doanh đồ ăn vặt có lợi nhuận tốt, thời gian thu hồi vốn nhanh. Nếu bạn có kỹ năng quản lý bán hàng, bạn có thể thu về hàng chục triệu đồng mỗi tháng. 

kinh-doanh-do-an-vat.jpg

Kinh doanh đồ ăn vặt có lãi

Những khó khăn khi mở quán ăn vặt

Ưu điểm lớn nhất của việc kinh doanh quán đồ ăn vặt là lợi nhuận cao. Bên cạnh đó, việc kinh doanh đồ ăn vặt sẽ có những khó khăn mà bạn nên lường trước.

1. Công việc vất vả, ảnh hưởng đến sức khỏe

Đối với những món ăn vặt phải chế biến, bạn hải chuẩn bị rất nhiều loại nguyên vật liệu. Từ thu mua, sơ chế, chuẩn bị chi tiết cho đến dọn dẹp cửa hàng,... Công việc này tốt rất nhiều thời gian và sức khỏe, nhất là khi bạn là người trực tiếp làm hầu hết các công việc này. 

Trong quá trình bán hàng, phục vụ khách và cả sau khi đóng của cũng có rất nhiều việc cần phải làm. Thế nên, khi bạn bán quán ăn vặt, bạn sẽ ở trong chế độ "thức khuya dậy sớm" là chuyện bình thường.

cong-viec-vat-va.jpg

Công việc vất vả

2. Lợi nhuận thấp khi mới bắt đầu

Đặc tính của việc kinh doanh đồ ăn vặt là lời nhờ số nhiều. Đồng thời, nếu bạn bán được quá ít thì có thể bạn sẽ bị lỗ phần nguyên liệu hao hụt. Do đó, trong thời gian đầu kinh doanh, có thể lợi nhuận sẽ không được như ý cho đến khi bạn có lượng khách hàng ổn định.

kinh-doanh

3. Nhiều đối thủ cạnh tranh xung quanh

Đối thủ cạnh tranh của những quán ăn vặt là khá rộng và khá nhiều. Đó có thể là hàng quán bán đồ ăn vặt, những quán vỉa hè, các xe đồ ăn vặt dạo phố. Cho đến các shop bán đồ ăn vặt online,... Nếu món ăn của bạn không đủ hấp dẫn, giá không tốt và không có những chính sách chăm sóc khách hàng thì bạn sẽ rất khó cạnh tranh trong thị trường đồ ăn vặt.

nhieu-doi-thu-canh-tranh.jpg

Đối thủ cạnh tranh của những quán ăn vặt là khá rộng và khá nhiều

4. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm khắt khe

Thực trạng kinh doanh đồ ăn vặt hiện nay là nguyên liệu thường được nhập ở các nhà phân phối hoặc mua trực tiếp ở chợ. Việc đảm bảo nguồn gốc nguyên vật liệu như các nhà hàng lớn ở các quán ăn vặt giá rẻ là không khả thi. Tuy vậy, nếu trong đồ ăn vặt có vật thể lạ hoặc do quá trình sơ chế nguyên vật liệu khôn đảm bảo vệ sinh có thể khiến cho quán bị tẩy chay.

Bạn muốn kinh doanh ngành F&B đắt khách, hãy đăng ký ngay khoá học kinh doanh trên Unica. Khoá học với các bài giảng chia sẻ về cách lên menu, công thức pha chế và nấu ăn ngon. Kết hợp cùng tuyệt chiêu để làm hài lòng khách hàng sẽ giúp bạn gia tăng lợi nhuận bền vững trong lĩnh vực này.

Kinh doanh quán nhậu chuyên nghiệp A-Z
Đỗ Gia Trân
399.000đ
700.000đ

Kinh doanh quán cà phê, trà sữa cho người mới
Đỗ Gia Trân
299.000đ
700.000đ

Kinh doanh quán ốc
Đỗ Gia Trân
599.000đ
800.000đ

Kinh nghiệm kinh doanh quán đồ ăn vặt của những người không ngại thất bại

Kinh doanh đồ ăn vặt dành cho giới trẻ cần chuẩn bị những gì? Làm thế nào để kinh doanh quán đồ ăn vặt hiệu quả? Những kinh nghiệm kinh doanh quán đồ ăn vặt dưới đây sẽ giúp bạn tự tin hơn khi bắt tay vào khởi nghiệp.

1. Xác định khách hàng mục tiêu

Theo khảo sát, nhóm đối tượng thích ăn vặt sẽ gồm 2 nhóm:

Nhóm từ độ tuổi 10-15: Đây là nhóm học sinh thường thích những món ăn vặt rẻ, bắt mắt. Nhóm khách hàng này thường chi rất ít tiền cho việc ăn vặt. Và thông thường họ chỉ mua đủ cho 1 phần ăn. 

Và nhóm từ độ tuổi 16-30: Đây là nhóm đối tượng sẵn sàng chi tiền cho ăn vặt nhiều hơn. Họ thường dùng món ăn vặt để giao lưu, trò chuyện. Họ có thể đi theo nhóm đến các quán ăn vặt.

Căn cứ theo 2 nhóm đối tượng khách hàng cơ bản này, bạn hãy xác định chi tiết hơn về khách hàng mục tiêu của bạn. 

xac-dinh-muc-tieu-kinh-doanh.jpg

Xác định khách hàng mục tiêu

2. Chọn địa điểm kinh doanh đồ ăn vặt

Tùy theo đặc tính của đối tượng khách hàng mục tiêu mà bạn chọn địa điểm kinh doanh cho thích hợp. Ví dụ, nếu đối tượng khách hàng của bạn thuộc nhóm 10-15 tuổi, bạn hãy chọn địa điểm gần trường học, các trung tâm giáo dục,... Hoặc bạn có thể tìm địa điểm kinh doanh đồ ăn vặt có nhiều người qua lại, địa điểm thuận lợi cho bạn tiếp cận khách hàng mục tiêu.

3. Xây dựng được bộ nhận diện thương hiệu

Sự cạnh tranh trong khi kinh doanh quán bán đồ ăn vặt là rất cao. Do đó, bạn phải tạo được ấn tượng thương hiệu riêng. Có như vậy, bạn mới có thể thu hút và giữ chân khách hàng. Bộ nhận diện thương hiệu riêng có thể là:

- Concept trang trí quán.

- Điểm độc đáo của món ăn trong menu

- Logo và sự đồng bộ thương hiệu trong quán

- Phong cách phục vụ của quán,...

phong-cach-phuc-vu.jpg

Chú ý vào phong cách phục vụ

4. Lên thực đơn mở quán ăn vặt thu hút

Kinh nghiệm kinh doanh quán đồ ăn vặt là hãy đa dạng thực đơn để mang đến cho khách nhiều sự lựa chọn hơn. Ví dụ:

- Món chính của quán là xiên que chiên

- Bạn có thể bán thêm các món ăn phụ để giúp khách ăn no hơn như: mì xào, gỏi cuốn,...

- Bạn có thể bán thêm các món giải khát như nước ngọt, trà chanh, trà sữa,...

Bên cạnh đó, bạn có thể thêm món ăn vặt hot trend để bắt kịp nhu cầu ăn vặt của thực khách.

5. Trang trí nội thất quán ăn vặt ấn tượng

Như bạn đã biết, quán ăn vặt là nơi mà khách hàng đến để ăn uống, tụ họp bạn bè và thư giãn. Đây cũng có thể làn nơi bạn bè lưu giữ những kỷ niệm. Do đó, bạn hãy trang trí quán ăn của bạn thật bắt mắt. Một khi khách hàng check in ở quán là cơ hội để quán của bạn được quảng bá miễn phí mà hiệu quả thì khá là cao.

chu-y-trang-tri-quan.jpg

Trang trí nội thất quán ăn vặt ấn tượng

6. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Để đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, bạn hãy xây dựng một quy trình làm việc khoa học. Từ việc sắp xếp mọi dụng cụ, đồ dùng khoa học, dễ lấy, dễ cất. Tránh các góc khuất ẩm thấp trong khu vực chế biến thức ăn. Bên cạnh đó, khu chế biến, bếp, bàn ghế và khu phục vụ khách hàng luôn luôn phải được lau chùi sạch sẽ. 

7. Lựa chọn nguồn nguyên liệu sạch

Để xây dựng thương hiệu và tránh các rủi ro về an toàn thực phẩm, bạn nên chọn nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng. Đối với các sản phẩm bảo quản lạnh, bạn cần đầu tư tủ bảo quản tốt và thường xuyên kiểm soát nguyên vật liệu, tránh để tình trạng thực phẩm hết hạn. Có như vậy, bạn mới tránh được các rủi ro từ nguyên vật liệu.

8. Nhân viên chuyên nghiệp

Đối với những món ăn vặt phổ biến như nem rán, cá viên chiên, xúc xích chiên, khoai tây chiên,... Chất lượng thức ăn ở các quán hầu hết là tương đồng nhau. Thế nên để tạo sự hài lòng cao hơn cho khách hàng, bạn hãy chú trọng đến việc lựa chọn và đào tạo nhân viên phục vụ chuyên nghiệp. 

dao-tao-nhan-vien-chuyen-nghiep.jpg

Đào tạo nhân viên chuyên nghiệp

Bạn hãy tạo ra những quy tắc ứng xử giao tiếp với khách hàng. Hướng dẫn nhân viên cách xử lý nhanh các tình huống thường gặp khi phục vụ khách hàng. Quan trọng hơn cả, nhân viên phục vụ nên học cách tư vấn khách hàng lựa chọn món ăn theo nhu cầu, khẩu vị và biết giới thiệu đến khách hàng các món ăn đặc sắc của quán.

9. Sử dụng phần mềm quản lý quán ăn vặt

Kinh nghiệm kinh doanh quán đồ ăn vặt là bạn nên sử dụng phần mềm quản lý quán ăn vặt để hỗ trợ quản lý. Phần mềm quản lý ăn vặt sẽ hỗ trợ bạn một số công việc sau:

- Quản lý nguyên vật liệu đầu vào.

- Quản lý định lượng món ăn.

- Quản lý các món bán chạy.

- Hỗ trợ order món nhanh, chính xác theo số bàn phục vụ.

- Hỗ trợ quản lý bán hàng và quản lý doanh thu.

- Cho phép bạn xem báo cáo bán hàng mọi lúc mọi nơi

10. Quảng bá cho quán ăn vặt

Dù bạn bán online hay offline, bạn cũng nên xây dựng chiến lược marketing cho quán. Bằng một số hoạt động như treo băng rôn, phát tờ rơi, tạo chương trình khuyến mãi,... Bạn hãy tận dụng tối đa các kênh truyền thông mạng xã hội như facebook, tiktok,... để tăng khả năng tiếp cận khách hàng. Tùy theo khả năng tài chính bạn có thể tổ chức mini game hoặc minishow để tăng hiệu quả quảng cáo cho quán.

quang-ba-quang-an-vat.jpg

Quảng bá cho quán ăn vặt

Mở quán ăn vặt cần bao nhiêu vốn?

Theo kinh nghiệm kinh doanh quán bán đồ ăn vặt, bạn cần khoảng từ 50 triệu đồng trở lên. Tùy theo quy mô quán và địa điểm kinh doanh. Cụ thể là khi kinh doanh quán ăn vặt, bạn sẽ cần chuẩn bị các loại chi phí sau đây:

- Chi phí thuê mặt bằng, đặt cọc mặt bằng và chi phí đầu tư sửa chữa, nâng cấp mặt bằng (nếu cần)

- Chi phí đồ dùng trong quán như bàn, ghế, bếp, đồ dùng nhà bếp, quầy tính tiền, máy vi tính,...

- Chi phí nguyên vật liệu

- Chi phí nhân viên

- Chi phí dự trù kinh doanh. Đây là khoản chi dự phòng khi quán chưa có nguồn thu ổn định

von-mo-quan-an-vat.jpg

Vốn cần cho quán ăn vặt từ khoảng 50 triệu đồng trở lên

Kết luận 

Trong thời buổi kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ như hiện nay, việc kinh doanh quán đồ ăn vặt cũng được nâng lên một tầm cao mới. Nếu bạn không trang bị đủ kiến thức quản lý bán hàng, kỹ năng giao tiếp khách hàng, kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng,... Thì bạn rất khó thành công. Hy vọng với những kinh nghiệm kinh doanh quán đồ ăn vặt chúng tôi đã chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn khi khởi nghiệp kinh doanh.

Trở thành hội viên

Bạn muốn nâng cao khả năng quản lý và phát triển doanh nghiệp? Khóa học Kinh doanh của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức chiến lược, kỹ năng lãnh đạo và các phương pháp quản lý hiệu quả giúp bạn xây dựng và phát triển một doanh nghiệp bền vững.

Đăng ký học thử để trải nghiệm ngay hôm nay!
course_relate
Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh
2.999.000đ 4.999.999đ
0/5 - (0 bình chọn)