Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Tâm lý khách hàng là gì? Cách phân tích và kỹ năng nắm bắt tâm lý khách

Trong kinh doanh, để có thể gia tăng doanh số bán hàng thì việc nắm bắt được nhu cầu, tâm lý khách hàng là điều vô cùng cần thiết. Hiểu được chân lý đó, thế nhưng làm sao để nắm bắt được tâm lý, nhu cầu khách hàng một cách chính xác và hiệu quả nhất thì không phải ai cũng biết. Không để các bạn phải chờ đợi quá lâu, hãy cùng Unica tìm hiểu khóa học nắm bắt tâm lý khách hàng thông qua bài viết dưới đây nhé

1. Tâm lý khách hàng là gì?

Tâm lý học khách hàng là một lĩnh vực nghiên cứu dựa trên kết quả của nhiều chuyên ngành khác nhau, bao gồm tâm lý học xã hội, tiếp thị, kinh tế học hành vi và các lĩnh vực khác để hỗ trợ hiểu người tiêu dùng.

Các khái niệm tâm lý nhằm đánh giá, hiểu suy nghĩ người tiêu dùng và quá trình ra quyết định. Các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng như nhân khẩu học, tính cách, lối sống và các chỉ số hành vi như tỷ lệ sử dụng, dịp sử dụng, lòng trung thành, sự ủng hộ thương hiệu…..

tam-ly-khach-hang

Làm sao để thấu hiểu tâm lý và nhu cầu khách hàng

Có rất nhiều những cách khác nhau để nghiên cứu tâm lý khách hàng giúp họ đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng. Điển hình như: 

- Đưa ra những lời giới thiệu sản phẩm độc đáo, lôi cuốn và đặc biệt là nhấn mạnh vào tính năng nổi bật của sản phẩm.

- Tỏ ra đồng cảm với những trăn trở của khách hàng khi chưa thể đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng.

- Nhấn mạnh vào các chương trình ưu đãi, giảm giá, khuyến mãi, coupon để có thể chốt đơn nhanh chóng.

2. Tại sao phải nắm bắt tâm lý khách hàng

Như các bạn đã biết, hiểu được yếu tố tâm lý có ảnh hưởng đến quyết định hành vi của khách hàng là một thách thức vô cùng lớn đối với những nhà tiếp thị và chủ doanh nghiệp. Bởi lẽ nghiên cứu về hành vi của người tiêu dùng liên quan đến việc tìm hiểu cách thức để giúp sản phẩm trở nên thân thiện, gần gũi để khách hàng có sự trải nghiệm thực tế trước khi đưa ra quyết định mua hàng. 

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng vai trò của tâm lý học trong văn hóa tiêu dùng có thể khó dự đoán, ngay cả đối với các chuyên gia trong lĩnh vực này. Tuy nhiên với những phương pháp nghiên cứu khoa học mới đã dần làm sáng tỏ cách người tiêu dùng đưa ra quyết định, đặc biệt là trong việc đánh giá khoảng cách ý định và hành động, tức là sự khác biệt giữa những gì người tiêu dùng nói và những gì họ thực hiện. 

tam-ly-khach-hang-1

Nắm bắt tâm lý của khách hàng để đưa ra được chiến lược kinh doanh hợp lý

- Ngoài ra, việc nắm bắt, phân tích tâm lý khách hàng còn giúp doanh nghiệp phát triển mối quan hệ tốt với đối tượng mục tiêu là điều cần thiết cho việc quản lý thương hiệu. Các yếu tố hữu hình của thương hiệu bao gồm bản thân sản phẩm hoặc dịch vụ, hình thức, giá cả...Các yếu tố vô hình là sự trải nghiệm và mối quan hệ của khách hàng với sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu. Dựa trên kết quả phân tích tâm lý của khách hàng cũng như các liên cứu liên quan đến thị trường kinh doanh có thể giúp các quản lý doanh nghiệp xây dựng được chiến lược quảng cáo.

3. Đặc điểm tâm lý khách hàng thường gặp

Mục tiêu cốt lõi của nhân viên bán hàng đó là thuyết phục khách hàng mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ thành côn. Để làm được điều đó, bạn bắt buộc phải hiểu đặc điểm tâm lý khách hàng thường gặp. Cụ thể đó là:

3.1. Khách hàng quan tâm đến bảo hành

Đối với khách hàng, thứ mà họ quan tâm nhất đó là chính sách bảo hành, dịch vụ hậu mãi. Bởi vì người tiêu dùng nào cũng muốn sản phẩm/ dịch vụ mình sử dụng có độ bền về chất lượng, không bị hỏng hóc cũng như không bị gặp bất kỳ lỗi gì xảy ra trong quá trình sử dụng. Hầu hết khách hàng đều cho rằng, sản phẩm càng chất lượng càng tốt. 

Với nhóm khách hàng này, cách nắm bắt tâm lý khách hàng hiệu quả doanh nghiệp nhất định phải nhớ đó là đánh vào thời gian bảo hành và chất lượng sản phẩm. Nhân viên khi tư vấn, chăm sóc khách hàng cần nhấn mạnh về chất lượng sản phẩm, những chính sách mà khách hàng sẽ nhận được khi mua sản phẩm hoặc khi sử dụng dịch vụ.

nam-bat-tam-ly-khach-hang.jpg

Tâm lý khách hàng quan tâm đến bảo hành

3.2. Khách hàng muốn tìm hiểu chi tiết về sản phẩm

Đặc điểm tâm lý khách hàng thứ hai bạn cần biết đó là nhóm khách hàng quan tâm đến chi tiết sản phẩm. Đối với nhóm khách hàng này, cái mà họ quan tâm và muốn biết chính đó là thông tin về sản phẩm: Sản phẩm có ưu điểm gì? Tốt như thế nào? Doanh nghiệp nếu muốn bán được hàng nên tập trung vào giải đáp những vấn đề đó và phải nêu bật được ưu điểm vượt trội của sản phẩm hay dịch vụ của mình so với đối thủ cạnh tranh.

Nếu doanh nghiệp đặt những câu hỏi về nhu cầu của khách hàng thay vì cung cấp những thông tin liên quan đến sản phẩm thì khách hàng sẽ rời đi và không mua hàng. Vì vậy bạn cần hết sức chú ý nhé.

3.3. Khách hàng không biết mình phải làm gì

Có rất nhiều khách khi mua hàng không biết mình thích gì hay mua sản phẩm như thế nào? Họ hoang mang, rơi vào trạng thái không biết mình muốn gì? Nhóm khách hàng này bị ngợp trong vô vàn sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp.

Đối với nhóm khách hàng này, nhiệm vụ của doanh nghiệp nếu muốn chốt đơn là tư vấn tận tâm và nhiệt tình cho khách hàng. Doanh nghiệp cần phải đưa ra được những gợi ý để định hướng sản phẩm của khách hàng. Đồng thời cung cấp cho khách hàng những dịch vụ phù hợp. Để bán hàng hiệu quả với nhóm khách hàng này, nghệ thuật đó là nắm bắt 3 yếu tố: tư vấn khách hàng nhiệt tình, sản phẩm chất lượng, dịch vụ chăm sóc khách hàng hiệu quả.

tu-van-khach-hang-tan-tinh-de-thuyet-phuc-khach-hang.jpg

Để thuyết phục khách hàng doanh nghiệp cần phải tư vấn nhiệt tình

3.4. Khách hàng dễ mất kiên nhẫn

Khách hàng rất dễ mất kiên nhẫn nếu như bạn hỏi quá nhiều câu hỏi hoặc tư vấn quá nhiều. Nhóm khách hàng này thường có xu hướng muốn kết thúc giao dịch nhanh chóng vì thấy không hợp. Tuyệt chiêu nắm bắt tâm lý khách hàng đối với nhóm này đó là: Bạn chủ động tư vấn nhanh, tập trung vào ý chính và rút ngắn thời gian giao dịch xuống. Nếu làm được điều này, doanh nghiệp sẽ nhận được sự vui vẻ, thoải mái và tôn trọng của khách hàng nhờ tác phong làm việc chuyên nghiệp.

3.5. Khách hàng chú trọng các mối quan hệ

Đối với nhóm khách hàng này, điều mà họ quan tâm thực sự đó là làm sao để thiết lập mối quan hệ lâu dài, gắn bó với doanh nghiệp. Tâm lý khách hàng nhóm này là ưu tiên chọn mua của những doanh nghiệp quen và chọn mua từ người quen giới thiệu. Vì vậy, cách nắm bắt khách hàng hiệu quả đối với nhóm khách hàng này là chú trọng thiết lập mối quan hệ giữa 2 bên. Để làm được điều này, bạn cần phải giao tiếp tốt và hiểu khách hàng.

3.6. Khách hàng quan tâm tới danh tiếng

Đặc điểm tâm lý khách hàng này đó là họ quan tâm nhiều nhất đến danh tiếng và vị trí của thương hiệu. Với họ sản phẩm của những thương hiệu có tiếng mới là sản phẩm tốt và đáng tin cậy để sử dụng. Đối với trường hợp này, cách nắm bắt tâm lý khách hàng hiệu quả là giới thiệu, chia sẻ với họ những người từng mua hoặc sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp, mục đích để tạo được uy tín và thuyết phục khách hàng mua hàng.

tam-ly-khach-hang-4

Khách hàng quan tâm tới danh tiếng

4. Cách phân tích tâm lý khách hàng

Trong quá trình bán hàng, bạn sẽ gặp rất nhiều các khách hàng với tính cách và hành vi mua hàng khác nhau. Vì vậy, để bán hàng hiệu quả bạn cần phải linh hoạt. Dưới đây là cách phân tích để thấu hiểu tâm lý khách hàng cho bạn tham khảo.

4.1. Xác định khách hàng mục tiêu

Mỗi một sản phẩm, dịch vụ sẽ hướng đến một khách hàng mục tiêu khác nhau. Vì vậy, doanh nghiệp nếu muốn chốt đơn nhanh đầu tiên cần phải xác định được khách hàng mục tiêu của mình là gì. Để có thể xác định được khách hàng mục tiêu thành công, doanh nghiệp cần dựa vào các yếu tố bao gồm: nhân khẩu học, vị trí, tâm lý khách hàng, hành vi mua sắm, đối thủ cạnh tranh,...

Khách hàng mục tiêu là chìa khoá quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp. Việc xác định khách hàng mục tiêu không chỉ giúp doanh nghiệp hiểu tâm lý khách hàng mà còn giúp các doanh nghiệp có định hướng phát triển sản phẩm/dịch vụ đúng trọng tâm. Từ đó, tiết kiệm chi phí quảng cáo đáng kể.

xac-dinh-khach-hang-muc-tieu-de-xac-dinh-nhu-cau.jpg

Xác định khách hàng mục tiêu để đánh vào nhu cầu mua hàng

4.2. Nghiên cứu hành vi khách hàng

Nghiên cứu hành vi khách hàng là quá trình thu thập và phân tích dữ liệu về cách khách hàng mua sắm, sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ, và tương tác với doanh nghiệp. Nghiên cứu này có thể giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về tâm lý khách hàng, từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn.

Để nghiên cứu hành vi khách hàng thành công doanh nghiệp cần quan tâm đến một số các yếu tố sau: nhu cầu của khách hàng, yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng, điểm mạnh/ điểm yếu của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh.

4.3. Phân tích tâm lý khách hàng bằng CRM

CRM là một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp hiểu tâm lý, nhu cầu của khách hàng. Phân tích tâm lý khách hàng bằng CRM là quá trình sử dụng dữ liệu từ hệ thống CRM để hiểu rõ hơn về tâm lý người dùng. Dữ liệu từ CRM có thể bao gồm thông tin về nhân khẩu học, hành vi mua sắm, tương tác với doanh nghiệp, và phản hồi của khách hàng. Bằng cách hiểu tâm lý khách hàng, doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn, đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng.

phan-tich-khach-hang-bang-crm.jpg

Phân tích tâm lý khách hàng bằng CRM

4.4. Nhấn mạnh lợi thế cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh là những yếu tố giúp doanh nghiệp của bạn nổi bật so với đối thủ cạnh tranh. Những yếu tố này có thể bao gồm giá cả, chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ, dịch vụ khách hàng, vị trí, hoặc thương hiệu.

Nhấn mạnh lợi thế cạnh tranh trong quá trình bán hàng là một cách hiệu quả để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Khi khách hàng biết rằng doanh nghiệp của bạn cung cấp những gì mà đối thủ cạnh tranh không có, họ sẽ có nhiều khả năng lựa chọn doanh nghiệp của bạn.

4.5. Hội chứng “vụt mất cơ hội” (FOMO – Fear of missing out)

FOMO, hay nỗi sợ bỏ lỡ, là một cảm giác lo lắng và áp lực khi tin rằng bạn đang bỏ lỡ một cơ hội, sự kiện hoặc trải nghiệm nào đó. Trong kinh doanh, FOMO có thể ảnh hưởng đến cả khách hàng và doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể sử dụng FOMO để tạo cảm giác khan hiếm về sản phẩm hoặc dịch vụ, khiến khách hàng cảm thấy cần phải mua ngay trước khi hết hàng.

bi-quyet-nam-bat-tam-ly-khach-hang

Hội chứng vụt mất trong kinh doanh

5. Các kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng

Nắm bắt tâm lý khách hàng là một kỹ năng quan trọng trong kinh doanh, giúp doanh nghiệp hiểu được nhu cầu, mong muốn, và hành vi của khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra các sản phẩm, dịch vụ, và chiến lược marketing phù hợp, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đạt được mục tiêu kinh doanh. Dưới đây là một số những kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng doanh nghiệp cần nhớ:

5.1. Tập trung vào những gì bạn có thể làm

Kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng đầu tiên mà Unica muốn chia sẻ với bạn đó là tập trung vào những gì bạn có thể làm. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp cần tập trung vào việc cung cấp những giá trị và lợi ích mà khách hàng cần và mong muốn. Thay vì chỉ tập trung vào việc phân tích nhu cầu và mong muốn của khách hàng, doanh nghiệp cần đưa ra các giải pháp để đáp ứng nhu cầu và mong muốn đó.

Bằng cách tập trung vào những gì mình có thể làm, doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Từ đó đưa ra các sản phẩm, dịch vụ, và chiến lược marketing phù hợp, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đạt được mục tiêu kinh doanh.

nam-bat-tam-ly-khach-hang-hieu-qua.jpg

Nắm bắt tâm lý khách hàng hiệu quả

5.2. Sử dụng ngôn ngữ thân mật

Ngôn ngữ thân mật là ngôn ngữ sử dụng các từ ngữ, cách diễn đạt gần gũi, dễ hiểu để tạo cảm giác thoải mái cho người nghe. Ngôn ngữ thân mật có thể được sử dụng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau, bao gồm cả trong kinh doanh. Trong kinh doanh, việc sử dụng ngôn ngữ thân mật có thể giúp doanh nghiệp tạo ấn tượng tốt với khách hàng, xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng, đồng thời tăng lòng trung thành, nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng trung thành.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc sử dụng ngôn ngữ thân mật trong kinh doanh cần được sử dụng một cách phù hợp. Nếu sử dụng ngôn ngữ thân mật một cách quá mức hoặc không phù hợp, có thể gây phản tác dụng và khiến khách hàng cảm thấy không thoải mái hoặc thậm chí là khó chịu.

5.3. Thể hiện sự đồng cảm

Một trong những kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng hiệu quả đó là thể hiện sự đồng cảm với khách hàng. Trong kinh doanh, sự đồng cảm là một kỹ năng quan trọng giúp doanh nghiệp hiểu được nhu cầu và mong muốn của khách hàng, từ đó xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng và đạt được mục tiêu kinh doanh.

Việc thể hiện sự đồng cảm trong kinh doanh là một nghệ thuật đòi hỏi sự khéo léo và tinh tế. Bằng cách thể hiện sự đồng cảm một cách hiệu quả, doanh nghiệp có thể xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng và đạt được mục tiêu kinh doanh.

dong-cam-voi-khach-hang.jpg

Đồng cảm với khách hàng

5.4. Phản hồi nhanh chóng và luôn sẵn sàng

Phản hồi nhanh chóng và luôn sẵn sàng là một yếu tố quan trọng để nắm bắt tâm lý giúp bán hàng hiệu quả. Khi khách hàng có nhu cầu hoặc thắc mắc, doanh nghiệp cần phản hồi nhanh chóng và kịp thời để thể hiện rằng doanh nghiệp đang quan tâm và tôn trọng khách hàng. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tạo ấn tượng tốt với khách hàng, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, từ đó tăng được lượng khách hàng trung thành.

5.5. Trở nên đáng tin cậy

Trở nên đáng tin cậy với khách hàng để bán hàng là một yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân khách hàng. Khi khách hàng tin tưởng doanh nghiệp, họ sẽ có xu hướng mua hàng từ doanh nghiệp và trở thành khách hàng trung thành. Để trở nên đáng tin cậy doanh nghiệp cần: giữ chữ tín, cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ chất lượng cao, giải quyết các vấn đề nhanh chóng, cung cấp dịch vụ khách hàng tốt,...

6. Nghệ thuật nắm bắt tâm lý khách hàng

Để nắm bắt tâm lý khách hàng thành công không hề đơn giản, bởi tâm lý người tiêu dùng luôn thay đổi, chưa kể tâm lý mỗi người lại mỗi khác. Sau đây Unica sẽ bật mí cho bạn một số nghệ thuật trong kinh doanh giúp bạn nắm bắt tâm lý khách hàng hiệu quả, cùng khám phá nhé.

nghe-thuat-nam-bat-tam-ly-khach-hang.jpg

Nghệ thuật nắm bắt tâm lý khách hàng

6.1. Cung cấp các ưu đãi đăng ký

Cung cấp các gói ưu đãi, chương trình khuyến mãi là một cách hiệu quả để thu hút và giữ chân khách hàng. Khi khách hàng nhận được khuyến mãi họ sẽ cảm thấy rằng mình đang được mua hàng với giá rẻ, nếu không mua nhanh sẽ hết khuyến mãi mất. Thêm nữa, những ưu đãi cũng giúp gây ấn tượng và thu hút sự chú ý của khách hàng. Từ đó, thu hút khách hàng tiềm năng, giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng hiệu quả. Bằng cách cung cấp các gói ưu đãi hiệu quả, doanh nghiệp có thể nắm bắt tâm lý, nhu cầu khách hàng và nâng cao hiệu quả bán hàng.

6.2. Đơn giản hóa quy trình mua hàng

Quy trình mua hàng càng đơn giản thì khách hàng càng dễ dàng mua hàng. Bởi với một quy trình đơn giản, khách hàng sẽ không mất nhiều thời gian và công sức để mua hàng. Điều này sẽ giúp mang lại trải nghiệm tốt cho khách hàng, khách hàng hài lòng và có xu hướng mua hàng từ doanh nghiệp nhiều hơn.

Một số cách giúp doanh nghiệp đơn giản hoá quy trình bán hàng đó là:

- Thanh toán đơn giản chỉ vài thao tác.

- Có hướng dẫn chi tiết về việc chọn đơn vị vận chuyển.

don-gian-hoa-quy-trinh-mua-hang.jpg

Đơn giản hoá quy trình giúp mua hàng hiệu quả

6.3. Mang lại sự hài lòng tức thì

Một trong những nghệ thuật nắm bắt tâm lý khách hàng hiệu quả đó là làm hài lòng khách hàng ngay lập tức. Nói như vậy nghĩa là doanh nghiệp xem khách hàng đang cần gì, mong muốn điều gì, đang có nhu cầu giải đáp vấn đề nào,... sau đó đánh trực tiếp vào mong muốn và nhu cầu đó để khiến khách hàng hài lòng. Khi khách hàng hài lòng, họ có xu hướng chốt đơn ngay lập tức mà không suy nghĩ hay phân vân gì thêm. Như vậy, giao dịch mua hàng đã diễn ra thành công.

6.4. Kết nối trải nghiệm trực tuyến và ngoại tuyến

Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, xu hướng mua hàng online đang lên ngôi. Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là mua hàng trực tiếp không tồn tại. Trên thực tế, có rất nhiều khách hàng muốn đến tận nơi mua hàng để yên tâm với chất lượng sản phẩm. Vì vậy, doanh nghiệp nếu muốn nắm bắt tâm lý khách hàng hiệu quả cần phải kết nối được trải nghiệm mua hàng trực tuyến và ngoại tuyến. Ví dụ như: Bạn cho phép khách hàng đặt hàng trực tuyến và lấy hàng tại cửa hàng.

ket-noi-trai-nghiem-mua-hang-truc-tuyen-va-ngoai-tuyen.jpg

Kết nối trải nghiệm mua hàng trực tuyến và ngoại tuyến

6.5. Khuyến khích khách hàng chia sẻ trải nghiệm

Một trong những yếu tố mà khách hàng quan tâm hàng đầu trước khi quyết định mua hàng đó chính là xem đánh giá của người mua trước. Những đánh giá, phản hồi chân thật sẽ giúp khách hàng cảm thấy tin tưởng vào doanh nghiệp của bạn hơn. Vì vậy, hãy khuyến khích khách hàng chia sẻ trải nghiệm, để lại bình luận đánh giá nhé. Đây không phải lỗi lo lắng mà còn là yếu tố thúc đẩy hành vi mua hàng.

Tuy nhiên, để có được những đánh giá chân thực trước tiên bạn phải đảm bảo doanh nghiệp mình cung cấp dịch vụ chất lượng và sản phẩm tốt nhé. Bởi nếu như khách hàng đầu đánh giá không tốt thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới khách hàng sau.

6.6. Tạo tình huống “khan hiếm nhân tạo”

Tạo tình huống “khan hiếm nhân tạo” để bán hàng hiệu quả là một chiến lược marketing được sử dụng phổ biến. Khi khách hàng cảm thấy rằng một sản phẩm hoặc dịch vụ đang khan hiếm, họ sẽ có xu hướng muốn sở hữu nó hơn. Điều này có thể giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng.

Có nhiều cách để tạo tình huống “khan hiếm nhân tạo” như: Giới hạn số lượng sản phẩm hoặc dịch vụ có sẵn, sử dụng ngôn ngữ bán hàng như “số lượng có hạn”, “gần hết hàng”, hoặc “chỉ còn vài chiếc”,...

tao-tinh-huong-khan-hiem-de-ban-hang.jpg

Tạo tình huống "khan hiếm nhân tạo" để đánh vào tâm lý khách hàng

7. Các kiểu khách hàng thường gặp và cách giải quyết

Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều kiểu khách hàng khác nhau. Dưới đây là một số kiểu khách hàng thường gặp nhất và cách giải quyết hiệu quả đối với từng kiểu khách hàng tương ứng cho bạn tham khảo.

7.1. Khách hàng thích mặc cả

Đây là kiểu khách hàng có tâm lý nhạy cảm với giá cả, họ hiểu khá chi tiết về giá cả của các loại sản phẩm nên thường hay có xu hướng so sánh, sau đó mặc cả. Đối với kiểu khách hàng này, để thuyết phục họ mua hàng doanh nghiệp nên cho họ thấy được sự công bằng của doanh nghiệp đối với tất cả khách hàng. Đồng thời cho họ thấy được những quyền lợi hết sức hấp dẫn mà họ nhận được khi mua hàng hay sử dụng dịch vụ tại doanh nghiệp bạn.

khach-hang-thich-mac-ca.jpg

Khách hàng thích mặc cả doanh nghiệp cần phải thật kiên nhẫn

7.2. Khách hàng thông minh

Đặc điểm của kiểu khách hàng này đó là họ rất thông minh, họ đã có những kiến thức nhất định về sản phẩm hay dịch vụ mà họ dự định mua. Vì vậy họ sẽ luôn tự tin, thậm chí có phần tự tin thái quá. Tâm lý khách hàng kiểu này là luôn nghi ngờ về những gì mà doanh nghiệp cung cấp. Để giải quyết đối với những khách hàng này bạn cần phải thật nhẫn nại và kiên nhẫn, ưu tiên sử dụng ngôn ngữ chuyên ngành để thuyết phục họ.

7.3. Khách hàng khoe khoang

Đặc điểm của kiểu khách hàng này là họ thích khoe khoang mọi thứ, luôn cho rằng mình biết nhiều và đã hiểu rõ về sản phẩm, không cần doanh nghiệp phải tư vấn gì thêm. Đối với trường hợp này, để giải quyết bạn hãy dành lời khen ngợi cho họ. Doanh nghiệp nếu chạm được vào lòng kiêu hãnh của họ bằng cách đưa ra những lời khen ngợi với thái độ tích cực thì chắc chắn sẽ chốt được đơn nhanh chóng.

7.4. Khách hàng hách dịch

Đây là nhóm khách hàng rất khó ưa và luôn gây ra sự bực bội cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để kinh doanh thành công, mặc dù đang bực bội bạn cũng không nên bày tỏ thái độ với khách hàng. Đối với kiểu khách hách dịch, khó tính thì bạn phải nhẹ nhàng, kiên nhẫn, bình tĩnh xử lý một cách chuyên nghiệp. Như vậy mới có thể bán hàng thành công nhanh chóng.

nhom-khach-hang-hach-dich.jpg

Nhóm khách hàng hách dịch

7.5. Khách hàng lịch sự

Nếu như làm việc với nhóm khách hàng này, bạn sẽ thấy tương đối dễ chịu và thoải mái. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là cứ làm việc với nhóm khách hàng này là bạn sẽ chốt đơn thành công. Trong trường hợp này, để thuyết phục khách mua nhà kinh doanh cần phô ra được thái độ chân thành, nhiệt tình để xây dựng lòng tin với khách hàng.

7.6. Khách hàng luôn đồng tình

Trong kinh doanh, nhóm khách hàng luôn đồng tình là nhóm khách hàng khó nhằn nhất. Bởi tâm lý khách hàng nhóm này là luôn đồng tình dù doanh nghiệp có đưa ra lời khuyên đúng hay sai. Đặc điểm nhóm khách hàng này là không chịu đưa ra chính kiến của mình nên rất khó nắm bắt tâm lý. Khi gặp nhóm khách hàng luôn đồng tình, nhà kinh doanh cần đặt ra những câu hỏi để hỏi ngược lại khách hàng. Mục đích để thu thập xem họ muốn gì và đang cần gì ở sản phẩm mà họ đang có ý định sử dụng.

8. Kết luận

Thông qua nội dung chia sẻ trong bài viết, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ về tâm lý khách hàng và tầm quan trọng của việc thấu hiểu tâm lý khách hàng trong kinh doanh. Nắm bắt tâm lý khách hàng không chỉ là chìa khóa giúp các nhà kinh doanh hiểu rõ về nhu cầu thực sự của khách hàng mà còn giúp nhà kinh doanh được những chính sách đối phó nhất định với các kiểu khách hàng khác nhau. Để biết thêm những kiến thức kinh doanh khác, bạn hãy tham gia khóa học kinh doanh với giảng viên trên Unica nhé.

[Tổng số: 35 Trung bình: 2]
Trở thành hội viên