Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn
Ngoại Ngữ Kinh Doanh Thiết Kế Kỹ Năng Lập Trình & CNTT Sức Khoẻ Và Làm Đẹp Marketing Tin Học Văn Phòng Phong Cách Sống Hôn Nhân Và Gia Đình Tài Chính Kế Toán Âm Nhạc Nhiếp Ảnh Và Video Sách Hay Nên Đọc Sales Bán hàng Nuôi dạy con Google sheet Hoạt động Câu chuyện khách hàng Tiếng hàn Tiếng hàn Tiếng Đức Tiếng Hàn Tiếng Trung Tiếng Nhật Tiếng Anh Digital Marketing Quan Hệ Công Chúng Xây Dựng Thương Hiệu Microsoft Google Quản Trị Kinh Doanh Kinh Doanh Online Khởi Nghiệp Quản Trị Nhân Sự Thương Mại Điện Tử Bán Hàng Kế Toán Tài Chính Đầu Tư Thiết Kế Quảng Cáo Thiết Kế Web Thiết Kế Kiến Trúc Thiết Kế Nội Thất Ngoại Thất Thiết Kế Đồ Họa Thiết Kế UI/UX Kỹ Năng Lãnh Đạo Phần Mềm Thiết Kế Kỹ Năng Thuyết Trình Kỹ Năng Giao Tiếp Kỹ Năng Đàm Phán Kỹ Năng Phỏng Vấn Xin Việc Kỹ Năng Quản Lý Thời Gian Kỹ Năng Học Tập - Ghi Nhớ Cơ Sở Dữ Liệu Ngôn Ngữ Lập Trình Mạng Và Bảo Mật Yoga Thiền Định Massage Fitness - Gym Dinh Dưỡng Và Ăn Kiêng Sức Khỏe Tinh Thần Thể Thao Nghệ Thuật Nghệ Thuật Làm Đẹp Ẩm Thực Đồ Uống Phương Pháp Bí Truyền Tình Yêu Đời Sống Vợ Chồng Làm Cha Mẹ Nhạc Cụ Thanh Nhạc Sản Xuất Nhạc Chụp Ảnh Dựng Phim Biên Tập Video Sửa Chữa Và Chế Tạo Viết Nội Dung Thiết Kế Khác Nguyên Lý Marketing Phát Triển Web Phát Triển Ứng Dụng Di Động Kỹ Năng Khác Du Lịch Phong Cách Sống Khác Trí Tuệ Nhân Tạo Ngoại Ngữ Khác Âm Nhạc Khác Tin Học Văn Phòng Khác

Tin Học Văn Phòng

Quy định Luật thuế thu nhập cá nhân mới nhất năm 2023
Quy định Luật thuế thu nhập cá nhân mới nhất năm 2023 Với bất kỳ người lao động nào thì luật thuế thu nhập cá nhân cũng được rất nhiều người quan tâm. Đặc biệt là trong cách tính thuế thu nhập cá nhân như thế nào và mức đóng thuế ra sao thì hãy cùng Unica tìm hiểu cụ thể trong bài viết này nhé. Tổng quan về thuế thu nhập cá nhân  Thuế thu nhập cá nhân là gì? Thuế thu nhập cá nhân được hiểu là khoản tiền trích ra từ phần thu nhập hàng tháng của người lao động để đóng cho cơ quan Thuế nộp vào ngân sách của nhà nước. Với những người lao động có mức thu nhập chưa đến mức thu nhập quy định cần đóng thuế thì không phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế TNCN. Người lao động có người thân phụ thuộc sẽ được miễn giảm trừ thuế TNCN theo quy định của pháp luật. Do đó người có thu nhập càng cao thì mức thuế thu nhập cá nhân phải đóng cũng sẽ càng lớn. Tổng quan luật thuế thu nhập cá nhân Vai trò của thuế thu nhập cá nhân - Là nguồn thu quan trọng trong tổng thu của ngân sách nhà nước. Tiến trình tự do hóa thương mại làm cho thu nhập của nhà nước từ thuế XNK cũng bị giảm đáng kể, nhu cầu về chỉ tiêu tăng và điều kiện chức năng của nhà nước ngày càng lớn. - Đóng thuế thu nhập cá nhân sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng nền kinh tế đồng thời thu hút nguồn nhân lực, đảm bảo đảm tính cạnh tranh trong khu vực. - Điều chỉnh kinh tế của nhà nước giống như một công cụ điều tiết vĩ mô, thông qua chính sách ưu đãi sẽ giúp người dân có định hướng tốt hơn trong tiêu dùng và đầu tư. - Còn làm giảm thiểu chênh lệch thu nhập và tầng lớp. Tại Việt Nam vẫn còn sự phân biệt giữa thu nhập của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là những cá nhân làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam chiếm tỷ lệ nhỏ trong dân số nhưng lại có nguồn thu nhập lớn hơn so với người dân. Quy định khi đóng thuế thu nhập cá nhân Việc đóng thuế TNCN sẽ có những quy định đối với từng đối tượng và trường hợp cụ thể và rõ ràng như sau: Các đối tượng đóng thuế thu nhập cá nhân Điều 2 Luật Thuế TNCN được ban hành và sửa đổi năm 2012 có quy định về các đối tượng phải nộp thuế TNCN như sau: Đối tượng 1: Cá nhân cư trú Nhóm người lao động có nhà hoặc thuê nhà thường xuyên tại Việt Nam theo quy định của pháp luật và có thời hạn thuê phải trên 183 ngày trong năm tính thuế hoặc cá nhân có nơi ở thường xuyên tại  Việt Nam tính từ 183 ngày trở lên trong một năm hoặc 12 tháng kể từ lúc có mặt ở Việt Nam. Đối với các cá nhân cư trú thì có 2 trường hợp cần thực hiện đóng thuế thu nhập cá nhân đó là: - Cá nhân tiến hành ký kết hợp đồng lao động trong vòng 03 tháng trở lên - Cá nhân thực hiện ký kết hợp đồng lao động dưới 03 tháng hoặc không ký hợp đồng lao động Đối tượng 2: Gồm các cá nhân không cư trú Nhóm người không đủ điều kiện đáp ứng thành cá nhân cư trú thì được xác định vào nhóm đối tượng cá nhân không cư trú. Cá nhân không cư trú sẽ là những người nước ngoài đến Việt Nam sống và làm việc. Quy định đóng thuế thu nhập cá nhân Căn cứ pháp lý về đóng thuế TNCN - Luật Thuế TNCN vào năm 2007 - Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế thu nhập cá nhân trong năm 2012 - Thông tư 111/2013/TT-BTC - Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 Hướng dẫn tính thuế thu nhập cá nhân mới nhất năm 2023 Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với các cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú sẽ khác nhau cụ thể như sau: Tính thuế TNCN đối với cá nhân cư trú Trường hợp 1: Tính thuế TNCN đối với các cá nhân cư trú có hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên và có nguồn thu nhập từ tiền công, tiền lương Công thức áp dụng để tính thuế TNCN như sau: (1): Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất. (2): Thu nhập tính thuế = Thu nhập phải chịu thuế – các khoản giảm trừ. (3): Thu nhập chịu thuế = Tổng tiền lương nhận được – Các khoản miễn thuế. Sử dụng công thức trên theo thứ tự (1) (2) (3) để tính thuế thu nhập cá nhân theo các bước sau: Bước 1: Tính toán tổng thu nhập cá nhân đến từ nguồn tiền lương, tiền công. Bước 2: Tính các khoản được miễn thuế   Những khoản thu nhập từ tiền lương của cá nhân được miễn thuế đó là: - Khoản tiền lương tăng ca ngoài giờ, làm việc ban đêm thường có mức lương cao hơn trong giờ hành chính. - Thu nhập của công dân Việt Nam làm việc cho hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế hoặc làm việc tại các hãng tàu nước ngoài. Bước 3: Tính toán khoản thu nhập phải chịu thuế theo công thức số (3) Bước 4: Các khoản giảm trừ  Các khoản được giảm trừ theo quy định bao gồm: - Giảm trừ gia cảnh với cá nhân nộp thuế ở mức 123 triệu đồng/năm tương đương với 11 triệu đồng/tháng còn người phụ thuộc là 4.4 triệu đồng/tháng. - Giảm trừ những khoản đóng tiền tự nguyện gồm có: tiền đóng bảo hiểm,  tiền từ thiện, khuyến học hoặc đóng góp quỹ nhân đạo và hưu trí. Bước 5: Tính phần thu nhập tính thuế (2) Bạn sẽ áp dụng bảng biểu thuế lũy biến từng phần đối với người có thu nhập từ tiền lương, tiền công hoặc kinh doanh ở mục “mức đóng thuế thu nhập cá nhân”. Sau khi đã biết được thu nhập tính thuế và thuế suất, áp dụng công thức tính số (1) sẽ ra được số tiền thuế thu nhập cá nhân cần phải đóng. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng phương pháp rút gọn bằng cách tính “thu nhập tính thuế” và dựa vào bảng dưới đây để tính ra mức thuế TNCN cần phải đóng. Trường hợp 2: Tính thuế TNCN với cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký kết hợp đồng lao động dưới 03 tháng. Căn cứ vào điểm i khoản 1 Điều 25 theo Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định đối với các cá nhân cư trú ký kết hợp đồng lao động dưới 03 tháng hoặc không ký kết hợp đồng lao động có mức thu nhập dưới 2.000.000 đồng/tháng thì không phải chịu thuế với mức 10%. Cá nhân cư trú đã ký kết hợp đồng lao động dưới 03 tháng hoặc không ký kết hợp đồng lao động có mức thu nhập từ tiền lương, tiền công trên 2.000.000 đồng/tháng đều sẽ phải khấu trừ 10%. Công thức tính thuế thu nhập cá nhân cho trường hợp này là: Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 10% x Tổng thu nhập trước khi trả Tính thuế thu nhập cá nhân với cá nhân cư trú Tính thuế TNCN với các cá nhân không cư trú Theo quy định của pháp luật thì cá nhân không cư trú sẽ không được tính khoản giảm trừ gia cảnh cho nên chỉ cần có mức thu nhập lớn hơn 0 đều phải chịu mức khấu trừ thuế thu nhập cá nhân là 20%. Những khoản mà nhóm đối tượng cá nhân không cư trú được giảm chính là khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí hoặc đóng góp khuyến học, làm thiện nguyện. Công thức tính thuế thu nhập cá nhân cho cá nhân không cư trú:   Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 20% x Thu nhập chịu thuế Trong đó: Khoản thu nhập chịu thuế sẽ bao gồm tiền công, tiền lương và những khoản thu khác mà cá nhân nộp thuế nhận trong kỳ tính thuế. Quy định Luật thuế thu nhập cá nhân 1. Việc thu, nộp thuế thu nhập cá nhân đối với sĩ quan, hạ sĩ quan hoặc các công chức, viên chức và nhân viên hưởng lương trong Công an nhân dân được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư liên tịch số 206/2013/TTLT-BTC-BCA. 2. Việc thu nộp thuế thu nhập cá nhân với các sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, cán bộ, công chức cùng viên chức và nhân viên hưởng lương thuộc Bộ Quốc phòng được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư liên tịch 212/2013/TTLT-BTC-BQP. 3. Giãn thời hạn nộp thuế thu nhập cá nhân vào năm 2009 đã được hướng dẫn cụ thể tại Công văn 1823/BTC-TCT. 4. Miễn thuế thu nhập cá nhân năm 2009 theo Nghị quyết số 32/2009/QH12 được hướng dẫn ở Thông tư 160/2009/TT-BTC. Việc miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân năm 2011 với một số đối tượng theo Nghị quyết 08/2011/QH13 được quy định chi tiết tại Nghị định số 101/2011/NĐ-CP và Thông tư 154/2011/TT-BTC. Ngoài ra việc miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân năm 2011 đối với một số đối tượng dựa theo Nghị quyết 29/2012/QH13 đã được quy định tại Điều 3, Điều 4 thuộc Nghị định 60/2012/NĐ-CP và Chương III Thông tư 140/2012/TT-BTC. Thêm nữa quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2013 được hướng dẫn tại Công văn 336/TCT-TNCN trong ngày 24/01/2014. Quy định về luật thuế thu nhập cá nhân Quy định về thu nhập được miễn thuế TNCN Dựa vào Điều 4 của luật thuế thu nhập cá nhân thì các loại thu nhập được miễn thuế sẽ bao gồm: - Thu nhập từ việc chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ hoặc mẹ đẻ với con đẻ cùng cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau. - Chuyển nhượng nhà ở cũng như quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất. - Từ phần giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân đã được Nhà nước giao đất. -Từ việc nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ hoặc cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại hay anh, chị, em ruột với nhau. - Thu nhập của mỗi hộ gia đình, các cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường. - Chuyển đổi đất nông nghiệp của các hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để tiến hành sản xuất. - Khoản lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ chính hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. - Thu nhập từ các loại kiều hối. - Phần tiền lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ sẽ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật. - Tiền lương hưu do chính Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả; tiền lương hưu do quỹ hưu trí tự nguyện chi trả vào hằng tháng. Quy định miễn thuế TNCN - Thu nhập từ phần học bổng, bao gồm:  + Học bổng nhận được từ phía ngân sách nhà nước.  + Học bổng từ các tổ chức trong nước và ngoài nước theo chương trình hỗ trợ khuyến học. - Việc bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ hay khoản tiền bồi thường tai nạn lao động cùng khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật. - Nhận từ quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo và không nhằm mục đích lợi nhuận. - Nguồn viện trợ nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhân đạo dưới của hình thức chính phủ và phi chính phủ được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. - Thu nhập từ chính tiền lương, tiền công của thuyền viên người Việt Nam làm việc cho các hãng tàu nước ngoài hoặc hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế. - Cá nhân là chủ tàu và có quyền sử dụng tàu cũng như cá nhân làm việc trên tàu từ hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp phục vụ hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản xa bờ. Tổng kết Hy vọng rằng thông qua bài viết này các bạn đã nắm được chính xác luật thuế thu nhập cá nhân mới nhất. Từ đó có thể áp dụng và thực hiện theo các quy định cụ thể và rõ ràng trong quá trình kê khai và nộp thuế.
30/01/2023
1856 Lượt xem
Các hàm xuống dòng trong excel chi tiết và dễ hiểu nhất bạn nên biết
Các hàm xuống dòng trong excel chi tiết và dễ hiểu nhất bạn nên biết Excel là một phần mềm bảng tính mạnh mẽ và phổ biến, được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Một trong những tính năng cơ bản của Excel là cho phép người dùng nhập và hiển thị các chuỗi ký tự trên các ô bảng tính. Tuy nhiên, đôi khi bạn có thể muốn xuống dòng trong một ô để tạo ra một định dạng hoặc một bố cục khác cho dữ liệu của bạn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn các hàm xuống dòng trong excel, cũng như một số ứng dụng thực tế của chúng. Các hàm xuống dòng trong excel Trong Excel, có một số hàm có thể giúp bạn xuống dòng trong một ô hoặc trong một chuỗi ký tự. Chúng tôi sẽ trình bày chi tiết về các hàm sau: 1. Hàm CHAR Hàm char xuống dòng trả về ký tự tương ứng với một mã ASCII hoặc Unicode. Bạn có thể sử dụng hàm char trong excel để chèn các ký tự đặc biệt vào chuỗi ký tự của bạn, bao gồm cả ký tự xuống dòng. + Cú pháp chung =CHAR(Number) Trong đó: Number là số nguyên từ 1-255. Cú pháp hàm Char Để xuống dòng trong Excel, bạn có thể sử dụng các mã sau: - CHAR(10): Xuống dòng theo kiểu Unix hoặc Mac OS X - CHAR(13): Xuống dòng theo kiểu Windows - CHAR(13) & CHAR(10): Xuống dòng theo kiểu Windows và Unix + Cách sử dụng của hàm CHAR Ví dụ: Cho câu văn: Yêu cầu: Dùng hàm CHAR để tách câu văn trong bảng thành 2 dòng. Cách làm: - Bước 1: Ở ô B2, bạn nhập hàm xuống dòng trong excel sau: ="Các khóa học"&CHAR(10)&" của Unica". Nhập công thức xuống dòng trong excel CHAR - Bước 2: Nhấn enter và bấm vào nút lệnh Wrap Text sẽ thu được kết quả như sau: Nhấn enter và bấm vào nút lệnh Wrap Text sẽ thu được kết quả tách dòng Lưu ý: Để hiển thị kết quả xuống dòng trong ô, bạn cần bật tính năng Wrap Text cho ô đó. Bạn có thể làm điều này bằng cách nhấn chuột phải vào ô, chọn Format Cells, chọn tab Alignment và tích vào ô Wrap Text. >>> Tất cả đều có trong cuốn sách "HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH EXCEL TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO" [blog_custom:2] [trial-btn-v4[link=https://unica.vn/order/step1?id=2851&quantity=1][text=ĐĂNG KÝ MUA NGAY][color=#ffffff][width=275px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]] 2. Xuống dòng trong Excel bằng cách bỏ khoảng trắng trong chuỗi ký tự Ví dụ: Cho bảng dữ liệu sau, yêu cầu chuyển “sản phẩm” xuống cùng dòng với “Điện máy xanh”. - Bước 1: Nếu bạn muốn xuống dòng của ô A2, bạn nhập công thức =SUBSTITUTE(A2;CHAR(10);" "). Nếu chuỗi xuống dòng xuất hiện nhiều khoảng trắng như ô A3, bạn nhập hàm xuống dòng trong excel sau:  =TRIM(SUBSTITUTE(A2;CHAR(10);" ")) Sau đó nhấn Enter. - Bước 2: Kết quả sau khi hoàn thành như sau: >>> Xem thêm: 7 cách xuống dòng trong Excel trên Windows và Macbook 3. Xuống dòng cùng một ô sau khi nối chuỗi Ví dụ: Cho bảng dữ liệu dưới đây, yêu cầu nối chuỗi các ô “Điện”, “máy”, “xanh” thành một dòng và xuống dòng từng chữ một. - Bước 1: Nhập công thức =B1&CHAR(10)&C1&CHAR(10)&D1&CHAR(10) và nhấn Enter. Trong đó, CHAR(10) là dấu ngắt dòng. - Bước 2: Trong ô công thức, bạn tiếp tục chọn Wrap Text. Kết quả sau khi hoàn thành như sau: >> Xem thêm: Hàm tách số ra khỏi chuỗi trong Excel Một số cách xuống dòng khác trong Excel Ngoài các hàm xuống dòng trong excel đã nêu ở trên, bạn cũng có thể sử dụng một số cách khác để xuống dòng trong Excel, như sau: 1. Cách xuống dòng trong Excel sử dụng phím tắt Alt + Enter Đây là cách đơn giản và nhanh chóng nhất để xuống dòng trong một ô. Bạn chỉ cần di chuyển con trỏ đến vị trí bạn muốn xuống dòng, rồi nhấn phím tắt Alt + Enter. Excel sẽ tự động tạo một ký tự xuống dòng và chuyển con trỏ xuống hàng tiếp theo. Ví dụ: Cho câu văn “Hà Nội là thủ đô của Việt Nam” ở ô A25. Dùng lệnh Alt + Enter để tách câu văn này thành 2 dòng. Cách làm: - Bước 1: Copy câu văn ở ô A25 sang ô B25 bằng nút lệnh Ctrl+C và Ctrl+V. Copy câu văn sang B25 - Bước 2: Nhấn đúp chuột vào ô B25. Đặt con trỏ chuột đằng sau từ “thủ đô” rồi nhấn câu lệnh xuống dòng trong excel Alt + Enter. Kết quả thu được là: 2. Cách xuống dòng trong Excel bằng Wrap Text Đây là cách để Excel tự động xuống dòng cho bạn khi một chuỗi ký tự quá dài so với chiều rộng của ô. Bạn chỉ cần chọn ô hoặc vùng ô bạn muốn áp dụng, rồi bật chức năng Wrap Text trên thanh công cụ. Excel sẽ tự động xuống dòng ở những vị trí có khoảng trắng, sao cho chuỗi ký tự vừa với chiều rộng của ô. Ví dụ: Cho dòng chữ “Hà Nội là thủ đô của Việt Nam. Đây là một thành phố lớn và đông dân” ở ô A36. Yêu cầu: Dùng chức năng Wrap Text để tách câu văn trên thành 2 dòng.  Cách làm: - Bước 1: Copy câu văn ở ô A36 sang ô B36 bằng nút lệnh Ctrl+C và Ctrl+V. Copy câu văn ở ô A36 sang ô B36 - Bước 2: Đặt chuột vào ô B36. - Bước 3: Click chuột vào nút lệnh xuống dòng excel Wrap Text. Kết quả sẽ là: 3. Sử dụng chức năng căn lề Justify để xuống dòng trong Excel Đây là cách để Excel tự động xuống dòng và căn lề cho bạn khi một chuỗi ký tự quá dài so với chiều rộng của ô. Bạn chỉ cần chọn ô hoặc vùng ô bạn muốn áp dụng, rồi chọn chức năng Justify trên thanh công cụ. Excel sẽ tự động xuống dòng ở những vị trí có khoảng trắng, sao cho chuỗi ký tự vừa với chiều rộng của ô và căn lề hai bên. Ví dụ: Cho danh sách tên ứng viên như sau: Yêu cầu: Dùng chức năng Justify để tách dòng các câu văn trong bảng dữ liệu. Cách thực hiện: - Bước 1: Bôi đen toàn bộ vùng dữ liệu từ B2:B6. Bôi đen toàn bộ vùng dữ liệu từ B2:B6 - Bước 2: Nhấn chuột phải và chọn Format Cells. Chọn Format Cells - Bước 3: Trong hộp thoại Format Cells, bạn chọn lệnh xuống hàng trong excel Alignment. Chọn thẻ Alignment - Bước 4: Trong hộp Horizontal, bạn chọn mũi tên sổ xuống và chọn Justify. Chọn Justify - Bước 5: Nhấn vào OK sẽ thu được kết quả như sau: 4. Cách xuống dòng trong Excel bằng Find & Replace Đây là cách để bạn có thể tìm kiếm và thay thế một ký tự hoặc một chuỗi ký tự bất kỳ bằng ký tự xuống dòng trong Excel. Bạn chỉ cần mở hộp thoại Find & Replace (phím tắt Ctrl + H), nhập ký tự hoặc chuỗi ký tự bạn muốn thay thế vào ô Find what, nhập ký tự xuống dòng CHAR(10) vào ô Replace with, rồi nhấn nút Replace All. Ví dụ: Cho danh sách tên ứng viên như sau: Yêu cầu: Dùng chức năng Find & Replace để tách dòng các câu văn trong bảng dữ liệu. Cách thực hiện: - Bước 1: Bôi đen toàn bộ vùng dữ liệu từ B2:B6. Bôi đen toàn bộ vùng dữ liệu từ B2:B6 - Bước 2: Nhấn tổ hợp Ctrl+H để mở hộp thoại Find & Replace. Mở hộp thoại Find & Replace - Bước 3: Ở phần Find What bạn đặt khoảng trắng bằng cách gõ dấu cách. Còn ở phần Replace With, bạn nhấn tổ hợp phím Ctrl + J.  - Bước 4: Bạn nhấn Replace All để tất cả khoảng trắng được thay thế bằng lệnh xuống dòng. Nhấn Replace All Kết quả tách dòng Tổng kết Trong bài viết này, tôi đã giới thiệu cho bạn về các hàm xuống dòng trong Excel. Ngoài ra, chúng tôi cũng đã giới thiệu một số cách xuống dòng khác cho bạn tham khảo là dùng phím tắt Alt + Enter, sử dụng chức năng Wrap Text, sử dụng chức năng Justify và sử dụng chức năng Find & Replace. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu và sử dụng các hàm và cách xuống dòng trong Excel một cách hiệu quả và tiện lợi.  Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các khóa học tin học văn phòng Online, học Excel cơ bản đến nâng cao trên Unica để nâng cao kỹ năng Excel thực chiến cho mình. Cảm ơn và chúc các bạn thành công! >> Xem thêm: Hàm LOWER trong Excel - Cú pháp và cách sử dụng
30/01/2023
6216 Lượt xem
Cách hạch toán thanh lý tài sản cố định chi tiết, đơn giản
Cách hạch toán thanh lý tài sản cố định chi tiết, đơn giản Thanh lý tài sản cố định được biết đến là công việc quen thuộc được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Để giúp bạn có thể hạch toán thanh lý tài sản cố định chính xác thì cùng Unica tìm hiểu trong bài viết này nhé. Tài sản cố định là gì? Tài sản cố định được hiểu là những loại tài sản có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên và có giá trị tối thiểu 30 triệu đồng.  Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 45/2013/TT BTC thì thông tin về TSCĐ như sau: - Tài sản cố định hữu hình: Chính là tư liệu lao động chủ yếu ở dạng vật chất đáp ứng tiêu chuẩn của tài sản hữu hình và vẫn giữ được hình thái vật chất ban đầu gồm: nhà cửa, công trình, máy móc thiết bị và các phương tiện vận tải tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh.  - Tài sản cố định vô hình: Là các loại tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện giá trị đầu tư đáp ứng tiêu chí của tài sản vô hình và tham gia vào chu kỳ kinh doanh, bao gồm một số chi phí trực tiếp có liên quan đến việc đất sử dụng như: quyền phân phối, bằng sáng chế, bằng sáng chế hoặc chi phí bản quyền. Tài sản cố định là gì? Những quy định về thanh lý tài sản cố định Dựa theo quy định tại Điều 38 (1) Thông tư 200/2014/TT BTC và Điều 32 (1) Thông tư 133/2016/TT BTC: - Tài sản cố định đã khấu hao hết mà vẫn đang sản xuất, kinh doanh thì sẽ không được trích khấu hao tiếp.  - Đối với những TSCĐ chưa được khấu hao hết hoặc hư hỏng phải thanh lý thì được xử lý bồi thường và giá trị còn lại với TSCĐ chưa khấu hao hết, cần xác định rõ nguyên nhân và trách nhiệm của mỗi cá nhân. Tài sản được bồi thường và thay thế bằng thu nhập từ việc bán số tiền bồi thường của tài sản do ban quản lý xác định. - Nếu việc bù trừ không thể đủ bù đắp giá trị còn lại của TSCĐ chưa được thu hồi hay giá trị TSCĐ bị tổn thất thì phần chênh lệch còn lại sẽ được coi là mức tổn thất do bù trừ và được tính vào nguyên giá.  - Hội đồng bù trừ có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc bù trừ TSCĐ theo đúng trình tự, thủ tục quy định trong hệ thống quản lý tài chính và lập “Nghị định thư bù trừ TSCĐ” theo đúng quy định. Thanh lý tài sản cố định Những trường hợp nào cần thanh lý TSCĐ? Doanh nghiệp thường sẽ thanh lý TSCĐ trong các trường hợp sau: - TSCĐ bị hư hỏng và không thể sử dụng được nữa - TSCĐ lạc hậu và không phù hợp với nhu cầu của Doanh nghiệp - Doanh nghiệp sáp nhập, nhượng bán hoặc giải thể Trường hợp thanh lý các TSCĐ còn đang khấu hao nhưng bị hỏng: - Xác định trách nhiệm của các Tổ chức, Cá nhân đối với sự hư hỏng của TSCĐ để xử lý việc bồi thường. - Phần còn lại (chưa thu hồi hoặc không được bồi thường) thì phải được bù đắp bằng số thu thanh lý của TSCĐ đó. Lãnh đạo doanh nghiệp có trách nhiệm quyết định các khoản bồi thường này. - Nếu 2 khoản này vẫn chưa đủ để bù đắp thì phần giá trị còn lại của TSCĐ bị xem là Lỗ thanh lý TSCĐ và phải đưa vào chi phí khác. Thanh lý TSCĐ Các thủ tục thanh lý TSCĐ Khi có quyết định thanh lý TSCĐ, doanh nghiệp phải lập một Hội đồng thanh lý TSCĐ. Hội đồng này có trách nhiệm đảm bảo việc thanh lý TSCĐ tiến hành theo đúng quy trình và lập “Biên bản thanh lý TSCĐ” đúng mẫu quy định. Biên bản này sẽ được lập thành 2 bản và giao cho: - Phòng Kế toán để ghi sổ và lưu vào hồ sơ - Đơn vị sử dụng hoặc ban quản lý TSCĐ Quy trình thanh lý TSCĐ Bước 1: Bộ phận có TSCĐ cần thanh lý sẽ dựa vào kết quả kiểm kê tài sản và quá trình theo dõi, sử dụng TSCĐ để lập đơn đề nghị thanh lý và trình lên ban lãnh đạo công ty phê duyệt. Trong đơn đề nghị cần ghi rõ những danh mục TSCĐ cần thanh lý. Bước 2: Đại diện doanh nghiệp sẽ ra các quyết định thanh lý TSCĐ. Bước 3: Thành lập hội đồng thanh lý TSCĐ bao gồm: - Thủ trưởng: Chủ tịch Hội đồng - Kế toán trưởng cùng kế toán tài sản - Trưởng/phó bộ phận cơ sở vật chất và cán bộ phụ trách tài sản - Đại diện của đơn vị trực tiếp quản lý tài sản thanh lý - Cán bộ có kiến thức về đặc điểm, tính năng kỹ thuật của tài sản thanh lý - Đại diện đoàn thể: Công đoàn hoặc Thanh tra Nhân dân. Bước 4: Hội đồng thanh lý TSCĐ trình cho người đứng đầu doanh nghiệp quyết định hình thức xử lý TSCĐ như bán tài sản, hủy tài sản (tùy thuộc vào đặc điểm, tình trạng của TSCĐ cần thanh lý) Bước 5: Hội đồng thanh lý TSCĐ tiến hành lập “Biên bản thanh lý tài sản cố định” sau khi đã thanh lý. Đi kèm với quy trình này chính là bộ hồ sơ thanh lý TSCĐ gồm: - Biên bản cuộc họp hội đồng thanh lý TSCĐ. - Các Quyết định Thanh lý TSCĐ. - Biên bản kiểm kê tài sản cố định - Biên bản đánh giá lại TSCĐ - Biên bản thanh lý TSCĐ - Hợp đồng bán TSCĐ được thanh lý. - Hóa đơn bán TSCĐ - Biên bản giao nhận TSCĐ - Biên bản hủy tài sản cố định - Thanh lý hợp đồng bán TSCĐ Quy trình thanh lý TSCĐ Cách hạch toán thanh lý tài sản cố định đúng chuẩn Theo kiến thức tổng hợp trong khóa học nguyên lý kế toán. Khi thực hiện hạch toán bù trừ TSCĐ cho việc sản xuất kinh doanh thì kế toán phải hạch toán tài sản cố định theo nguyên tắc sau đây:  - Giảm tài khoản chi phí chính là khoản khấu hao lũy kế của tài sản này  - Phần doanh thu thanh lý TSCĐ được hạch toán vào TK 711 – Doanh thu khác  - Các khoản chi phí phát sinh bên trong quá trình thanh lý TSCĐ được hạch toán vào tài khoản 811 – Chi phí khác - Với việc bù trừ tài sản cố định đã khấu hao hết, kế toán sẽ ghi giảm nguyên giá của loại tài sản này (tài khoản 211) và khấu hao lũy kế (tài khoản 214) - Trường hợp thanh lý TSCĐ chưa khấu hao hết giá trị còn lại của TSCĐ sẽ được hạch toán vào tài khoản 811 - Hạch toán cụ thể khi doanh nghiệp thanh lý TSCĐ dùng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Hạch toán thanh lý tài sản cố định  Căn cứ vào chứng từ bổ sung, kế toán ghi nhận các khoản thu nhập như sau:  - TK 111, 112, 131… Tổng giá trị phát sinh từ chính việc thanh lý TSCĐ  - Tài khoản 711: Giá trị bù trừ của TSCĐ chưa bao gồm có thuế GTGT  - Kế toán ghi giảm khoản chi phí mua tài sản, nhà máy và máy móc thiết bị.  - Nợ tài khoản 214: Hao mòn tài sản, nhà máy và các thiết bị  - Nợ tài khoản 811: Giá trị còn lại của loại tài sản hữu hình giải thể   - Có tài khoản 211: Nguyên giá mua TSCĐ được thanh lý.  Nếu phát sinh khoản chi phí xử lý TSCĐ thì cần ghi các tài khoản sau:  - Nợ tài khoản 811: Chi phí thanh lý TSCĐ  - Các TK 111, 112: Tổng chi phí bù trừ TSCĐ. Ví dụ thanh lý TSCĐ Ví dụ: Bài tập hạch toán thanh lý tài sản cố định Ngày 20/12 công ty A bán các thiết bị đang sử dụng ở văn phòng có thông tin như sau: - Nguyên giá 24 triệu đồng - Hao mòn lũy kế 6 triệu đồng - Thời gian sử dụng 2 năm - Trước khi bán, công ty sửa chữa lại toàn bộ tài sản hết 500.000 đ trả bằng tiền mặt - Công ty bán tài sản với giá 8 triệu đồng, thuế GTGT 10% chưa thu tiền. Hạch toán các nghiệp vụ trên như sau (đơn vị tính: VNĐ) Ghi giảm phần nguyên giá tài sản cố định: - Nợ TK 214: 6.000.000 - Nợ TK 811: 18.000.000 - Có TK 211: 24.000.000 Ghi nhận chi phí có liên quan đến hoạt động thanh lý tài sản cố định: - Nợ TK 811:  500.000 - Có TK 111: 500.000 Ghi nhận nguồn thu nhập từ hoạt động thanh lý tài sản cố định: - Nợ TK 111: 8.800.000 - Có TK 333: 800.000 - Có TK 711: 8.000.000 Tổng kết Mong rằng qua bài viết này các bạn đã biết cách hạch toán thanh lý tài sản cố định chinh xác và nhanh chóng nhất. Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thì đây cũng là công việc thường xuyên phải thực hiện. Ngoài ra để nắm được nhiều thông tin hơn về thanh lý TSCĐ thì đừng bỏ qua khóa học kế toán tổng hợp online trên Unica nhé.
18/01/2023
2513 Lượt xem
Hàm TRUNC trong Excel: Cú pháp và cách sử dụng từ A-Z
Hàm TRUNC trong Excel: Cú pháp và cách sử dụng từ A-Z Việc xử lý và làm tròn số là một phần quan trọng khi bạn làm việc với bảng tính Excel. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá một trong những hàm quan trọng nhất để thực hiện công việc này - đó là hàm TRUNC. Hàm Trunc trong Excel không chỉ giúp làm tròn số mà còn có những ứng dụng linh hoạt khác trong việc xử lý dữ liệu. Hãy cùng tìm hiểu về cú pháp và cách sử dụng của hàm này để tận dụng tối đa khả năng mạnh mẽ của Excel trong việc làm tròn và xử lý số liệu. 1. Hàm Trunc là gì? Hàm Trunc trong Excel được dùng với mục đích làm tròn một số thành số nguyên bằng cách cắt bỏ các chữ số ở phần thập phân. Ứng dụng của hàm Trunc: - Làm tròn chữ thập phân đơn giản nhất. - Giúp bạn làm việc với Excel chuyên nghiệp hơn.  - Hàm Trunc có thể kết hợp với hàm khác trong Excel để hỗ trợ cho công việc.  >>> Xem thêm: Hướng dẫn nhanh 3 cách chỉnh kích thước ô trong excel 2. Cách sử dụng của hàm Trunc trong Excel Cú pháp hàm: Cú pháp hàm TRUNC:  =TRUNC(number, [num_digits]) Trong đó: - Number: Giá trị cần được làm tròn - Num_digits: Chữ số ở phần thập phân còn lại sau khi được làm tròn. Đây là tham số không bắt buộc và mặc định là 0. Lưu ý: - Hàm TRUNC sẽ trả về giá trị lỗi #VALUE nếu Number không phải là số.  - Hàm sẽ không được làm tròn nếu Number là số nguyên. - Giá trị được làm tròn khi có chứa các chữ số ở phần thập phân.  3. Số thập phân là gì? Số thập phân bao gồm phần nguyên và phần thập phân. Chúng được phân cách với nhau bằng dấu phẩy. Trong đó: - Phần Nguyên: Gồm số nguyên dương, số nguyên âm và số 0. Những số này đứng trước dấu phẩy.  - Phần thập phân: Là các số tự nhiên sau dấu phẩy.  >>> Xem thêm: Cách sử dụng conditional formatting trong excel để tô màu, đánh dấu ô 4. Cách sử dụng hàm TRUNC trong Excel Ví dụ minh họa: Làm tròn các số thập phân bằng hàm TRUNC.  - Bước 1: Tại ô muốn hiển thị kết quả, bạn nhập công thức =TRUNC(B4). Cách sử dụng hàm TRUNC trong Excel - Hình 1 - Bước 2: Nhấn Enter để hiển thị kết quả. Sau đó dùng chuột kéo xuống hết các ô để hiển thị kết quả còn lại của ô tính.  Cách sử dụng hàm TRUNC trong Excel - Hình 2 >>> Xem thêm: 4 cách tách họ và tên trong excel nhanh và đơn giản nhất 5. Tổng kết Thông qua nội dung bài viết trên, Unica đã cùng bạn tìm hiểu về hàm TRUNC trong Excel. Ngoài những kiến thức trên, nếu bạn muốn học Excel Online hiệu quả thì có thể tham khảo các khóa học Excel cơ bản trên Unica. Cảm ơn và chúc các bạn thành công!
18/01/2023
687 Lượt xem
Bật mí 2 cách xoá pivot table trong Excel siêu nhanh, đơn giản
Bật mí 2 cách xoá pivot table trong Excel siêu nhanh, đơn giản Pivot table là một tính năng rất hữu ích trong Excel, giúp bạn tổng hợp và phân tích dữ liệu một cách dễ dàng và nhanh chóng. Tuy nhiên, đôi khi bạn cũng cần xoá pivot table để giải phóng không gian hoặc tạo bảng mới. Trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn bạn 2 cách xoá pivot table trong Excel siêu nhanh và đơn giản. Chức năng của pivot table trong excel Pivot table là một bảng tương tác cho phép bạn nhóm và tổng kết lượng dữ liệu lớn thành định dạng bảng ngắn gọn, dễ báo cáo và phân tích. Pivot table có thể sắp xếp, đếm, cộng dữ liệu và tích hợp sẵn trong nhiều chương trình bảng tính. Với pivot table, bạn có thể nhóm dữ liệu, tính toán giá trị trung bình, tổng, trung vị và các hàm khác của một tập dữ liệu. Bạn cũng có thể xoay (pivot) các thông tin trên hàng và cột để tạo ra các báo cáo có cấu trúc khác nhau, giúp bạn nhanh chóng tìm thấy mẫu thông tin và các định dạng hiển thị phù hợp. Pivot table là một công cụ hữu ích cho việc phân tích và tổng hợp dữ liệu trong các báo cáo tài chính, thống kê, quản lý dự án,... >>> Xem thêm: Cách sử dụng remove duplicate xóa trùng nội dung trùng lặp trong Excel Pivot table là một bảng tương tác cho phép bạn nhóm và tổng kết lượng dữ liệu lớn thành định dạng bảng ngắn gọn >>> Tất cả đều có trong cuốn sách "HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH EXCEL TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO" [blog_custom:2] [trial-btn-v4[link=https://unica.vn/order/step1?id=2851&quantity=1][text=ĐĂNG KÝ MUA NGAY][color=#ffffff][width=275px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]] Cách dùng pivot table trong excel Để sử dụng pivot table trong Excel, bạn cần có một bảng dữ liệu chứa ít nhất một cột có giá trị trùng lặp và một cột có số liệu. Sau đó, bạn làm theo các bước sau: Bước 1: Trên thanh công cụ, bạn mở thẻ Insert > Chọn PivotTable. Chọn PivotTable Bước 2: Hộp thoại Create PivotTable hiện ra, bạn sẽ thấy phần “Choose the data that you want to analyze ta chọn Select a table or range” và “Choose where you want the PivotTable report to be placed chọn Existing Worksheet”. Trong đó: Choose the data that you want to analyze ta chọn Select a table or range Table/Range: là các dữ liệu bạn muốn thống kê. Use an external data source: sử dụng các dữ liệu bên ngoài (thường ít sử dụng do việc thống kê chủ yếu lấy dữ liệu từ bên trong trang tính của Excel). Choose where you want the PivotTable report to be placed chọn Existing Worksheet New Worksheet: nếu chọn phần này thì PivotTable sẽ xuất hiện ở 1 trang tính mới. Existing Worksheet: Sẽ xuất dữ liệu ở trang tính bạn đang sử dụng. Location: chọn vị trí mà bạn muốn tạo bảng PivotTable. Sau khi thao tác xong, bạn nhấn OK. Điều chỉnh các thông số rồi nhấn OK Bước 3: Sau đó bạn hãy đổi giao diện thành kiểu cơ bản bằng cách nhấn chuột phải vào vùng dữ liệu của Pivottable rồi chọn PivotTable Options… Chọn PivotTable Options… Bước 4: Trong PivotTable Options, bạn chọn thẻ Display. Tiếp đó là chọn Classic PivotTable layout (enables dragging of fields in the grid) > Chọn OK. Chọn Classic PivotTable layout (enables dragging of fields in the grid) Bước 5: Kéo các trường thích hợp vào các vùng tương ứng (bạn có thể kéo trực tiếp vào vùng PivotTable hoặc cũng có thể kéo xuống cái ô phía dưới). Chú thích: Filters: Bộ lọc báo cáo (bộ lọc này có khá nhiều tính năng, các bạn có thể tham khảo ở mục dưới nhé). Columns: Dữ liệu hiển thị theo cột. Rows: Dữ liệu hiển thị theo dòng. Values: Giá trị chủ yếu là số. Kéo các trường thích hợp vào các vùng tương ứng >>> Xem thêm: Cách ẩn công thức trong bảng tính excel cực nhanh và đơn giản Hướng dẫn cách xóa Pivot Table trong Excel Để xóa pivot table trong Excel, bạn có thể xóa dòng, cột liên quan hoặc xóa toàn bộ bảng tính. Mỗi phương pháp sẽ được thực hiện chi tiết như sau: Cách xóa bảng pivot table: Xóa toàn bộ dòng, cột liên quan tới Pivot Table Đây là cách đơn giản nhất để xoá pivot table trong Excel.  Bài tập pivot table trong excel: Cho bảng dữ liệu sau: Cho bảng dữ liệu Yêu cầu: Xóa toàn bộ dòng, cột liên quan tới Pivot Table Cách xoá pivot table: Bước 1: Phạm vi pivot table này nằm trong cột F và G nên bạn cần bôi đen hai cột này. Bước 2: Nhấn chuột trái và chọn nút lệnh Delete. Nhấn chuột trái và chọn nút lệnh Delete Một nhược điểm nhỏ của phương pháp này là việc xóa cả cột, cả dòng có thể làm mất cả những dữ liệu bên ngoài bảng PivotTable. Điều này sẽ dẫn tới việc mất các dữ liệu không mong muốn. Bởi vậy, khi dùng cách này, bạn phải chắc chắn không có dữ liệu khác trên cùng dòng (hoặc cột) của bảng PivotTable cần xóa. Cách xóa pivottable trong excel bằng thao tác chọn bảng Pivot Table Đây là cách hủy pivot table trong excel khác trong Excel, cho phép bạn xoá một phần hoặc toàn bộ pivot table. Bạn làm theo các bước sau: Bước 1: Trong thẻ PivotTable, ở mục Analyze, bạn chọn mục Select. Sau đó, bạn chọn tiếp Select Entire PivotTable (thẻ này chỉ xuất hiện khi bạn đang chọn 1 vị trí trong bảng PivotTable). Bước 2: Nhấn phím Delete để xóa vùng PivotTable đã chọn. Nhấn phím Delete để xóa vùng PivotTable đã chọn Những lỗi thường gặp khi sử dụng pivot table Việc xử lý và phân tích dữ liệu trong Excel trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết nhờ vào Pivot Table, công cụ mạnh mẽ cho phép người dùng tóm tắt và phân tích thông tin từ một tập hợp lớn dữ liệu. Tuy nhiên, khi thực hiện cách xoá pivot table, nhiều người dùng thường gặp phải một số vấn đề và một trong những lỗi phổ biến là việc xóa Pivot Table mà không nhận được kết quả như mong đợi. Nguyên nhân của lỗi pivot table Nguyên nhân chính của vấn đề này thường là do việc xóa không đúng cách hoặc do Pivot Table đang chứa các dữ liệu được liên kết hoặc các tính toán phụ thuộc. Dưới đây là một số nguyên nhân cụ thể: Liên kết với các dữ liệu khác: Pivot Table có thể liên kết với các bảng dữ liệu khác trong tệp Excel. Nếu bạn cố gắng xóa Pivot Table trong khi nó đang liên kết với các dữ liệu này, Excel sẽ cảnh báo về việc mất mát dữ liệu. Có các Field hoặc Item ẩn: Đôi khi, người dùng có thể ẩn các Field hoặc Item trong Pivot Table để tạm thời loại bỏ chúng khỏi báo cáo. Nếu như bạn quên hiển thị lại chúng trước khi xóa, Excel sẽ không cho phép thực hiện thao tác này. Bảng dữ liệu ban đầu bị thay đổi: Nếu bảng dữ liệu nguồn mà Pivot Table dựa vào đã bị thay đổi hoặc xóa đi, việc xóa Pivot Table cũng sẽ gặp lỗi. Nguyên nhân chính gây ra lỗi khi xóa Pivot Table >>> Xem thêm: 9 cách xóa khoảng trắng trong Excel tự động cho mọi phiên bản cực đơn Cách khắc phục Để khắc phục vấn đề này, bạn có thể thử các biện pháp sau: Kiểm tra các liên kết dữ liệu: Trước khi xóa Pivot Table, hãy đảm bảo rằng không có liên kết dữ liệu nào đang tồn tại. Bạn có thể kiểm tra điều này trong tab "Data" và xem xem có các liên kết dữ liệu nào đang hoạt động cùng với Pivot Table của bạn. Hiển thị lại các Field và Item ẩn: Mở lại cửa sổ Field List và đảm bảo rằng tất cả các Field và Item đang được hiển thị. Điều này đảm bảo rằng bạn sẽ không bỏ sót bất kỳ thứ gì trước khi xóa. Kiểm tra lại nguồn dữ liệu: Đảm bảo rằng bảng dữ liệu nguồn mà Pivot Table dựa vào vẫn tồn tại và chính xác. Nếu không, cập nhật lại nguồn dữ liệu hoặc thay đổi cách Pivot Table được cấu hình. Nhớ rằng trước khi xóa bất kỳ thành phần nào trong Excel, nên luôn nên sao lưu dữ liệu hoặc tạo một bản sao lưu của tệp tin để tránh mất mát dữ liệu quan trọng. Cách khắc phục lỗi Tổng kết Như vậy thông qua nội dung bài viết trên, Unica đã cùng bạn tìm hiểu về cách xóa Pivot Table trong Excel từ những thao tác vô cùng đơn giản. Đây sẽ là một trong những kiến thức giúp bạn học Excel hiệu quả hơn. Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo các khóa học Excel Online cơ bản trên Unica để nâng cao kỹ năng Excel cho mình. Cảm ơn và chúc các bạn thành công!
18/01/2023
4562 Lượt xem
Cách xác định nguyên giá tài sản cố định nhanh chóng, đúng chuẩn
Cách xác định nguyên giá tài sản cố định nhanh chóng, đúng chuẩn Nguyên giá tài sản cố định là gì? Cách xác định nguyên giá tài sản cố định thế nào là điều mà được rất nhiều người quan tâm. Cụ thể sẽ được trình bày trong bài viết này của Unica nhé. Tổng quan về Tài sản cố định hữu hình Khái niệm TSCĐ hữu hình Tài sản cố định hữu hình: được hiểu là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình và tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu bao gồm: nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị và phương tiện vận tải… TSCĐ hữu hình Nguyên giá tài sản cố định hữu hình Đây là toàn bộ phần chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được tài sản cố định hữu hình tính đến thời điểm tài sản đó ở trong trạng thái sẵn sàng được sử dụng. Ví dụ: Công ty GSOFT đầu tư mua sắm tài sản với 1 chiếc máy photocopy với giá 50.000.000 đồng, với giá trị của máy trên 50.000.000 đồng thì đạt đủ điều kiện của TSCĐ cho nên máy sẽ được kế toán tính nguyên giá sau khi máy được sử dụng trong doanh nghiệp. Cách nhận biết của tài sản cố định hữu hình - Nếu một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành sẽ có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng cho từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thỏa mãn 3 tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập. - Nếu con súc vật vừa làm việc vừa cho sản phẩm hoặc chỉ làm việc hay chỉ cho sản phẩm, thì từng con súc vật cũng thoả mãn đồng thời 3 tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một TSCĐ hữu hình. - Vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây, hoặc cây thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là TSCĐ hữu hình. Những khoản chi phí không thoả mãn được các tiêu chuẩn về TSCĐ hữu hình và vô hình thì sẽ được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào khoản chi phí kinh doanh của một doanh nghiệp. Nhận biết tài sản cố định hữu hình Tại sao phải xác định nguyên giá tài sản cố định? Các TSCĐ có giá trị lớn gồm nhà cửa, máy móc,… sẽ được ghi nhận giá trị khấu hao thường xuyên trong suốt “vòng đời sử dụng” của loại tài sản. Xác định nguyên giá TSCĐ sẽ giúp ngăn cản việc “phóng đại” giá trị của tài sản và ghi nhận tài sản cố định giúp việc tính toán chính xác giá trị còn lại qua các năm. Trong bảng cân đối kế toán, khấu hao tài sản được tích lũy qua các năm và được ghi nhận dưới dạng nguyên giá của tài sản, việc trừ đi phần khấu hao lũy kế ra khỏi phần nguyên giá tài sản sẽ giúp bạn kiểm soát được “giá trị thực” của tài sản, nhờ đó có thể đưa ra các quyết định phù hợp cho doanh nghiệp. Nguyên giá tài sản cố định chỉ có thể thay đổi khi được đầu tư nâng cấp, trang bị thêm hoặc tháo dỡ các bộ phận của tài sản cố định mà những bộ phận này được quản lý theo tiêu chuẩn nhất định. Đồng thời nguyên giá của tài sản cố định còn thay đổi trong trường hợp đánh giá lại giá trị TSCĐ. Tại sao cần xác định nguyên giá tài sản cố định? Cách xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình Để quản lý được phần tài sản cố định một cách hiệu quả, tối ưu chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí vận hành cho doanh nghiệp thì bạn cần phải biết được giá trị còn lại của loại tài sản cố định qua các năm đã sử dụng. Cụ thể cách tính nguyên giá tài sản cố định sẽ được tổng hợp trong khóa học nguyên lý kế toán online của Unica. Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá của TSCĐ + Số hao mòn của TSCĐ Việc tính toán nguyên giá TSCĐ chính xác ngay từ đầu để có thể tính được phần giá trị còn lại của TSCĐ, kiểm soát được độ hao mòn của TSCĐ qua các năm sử dụng. Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm Nguyên giá tài sản cố định theo hình thức mua sắm (bao gồm cả việc mua cũ) được xác định qua công thức: Nguyên giá TSCĐ = Giá trị mua hàng thực tế + Các khoản thuế + Các chi phí liên quan trực tiếp Trong đó: – Giá trị mua hàng thực tế: Chính là số tiền mà doanh nghiệp đã bỏ ra để mua tài sản, giá trên hóa đơn đã bao gồm cả VAT. – Các khoản thuế: Là các loại thuế (không bao gồm khoản thuế được hoàn lại) như: thuế nhập khẩu hoặc thuế bảo vệ môi trường,… – Các chi phí liên quan trực tiếp: Các chi phí doanh nghiệp bỏ ra để đưa TSCĐ vào hoạt động đúng như dự kiến: chi phí vận chuyển, lắp đặt hoặc  bốc dỡ, chi phí nâng cấp, lệ phí trước bạ và chi phí liên quan trực tiếp khác,… Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm Nguyên giá tài sản cố định mua theo hình thức trao đổi Xác định theo giá trị của TSCĐ hữu hình nhận về hoặc giá trị hợp lý của TSCĐ đem đi trao đổi. Giá trị của TSCĐ được xác định sau khi đã cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về, cộng thêm với các khoản thuế và các chi phí liên quan khác để đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Hình thức trao đổi TSCĐ này sẽ gồm 2 trường hợp sau:  – TSCĐ mua bằng hình thức trao đổi TSCĐ hữu hình, đây là một cách mua mà giá trị của TSCĐ mua về sẽ bằng với mức giá của TSCĐ được đem đi trao đổi. – TSCĐ mua bằng hình thức trao đổi TSCĐ hữu hình không tương tự, chính là hình thức mua TSCĐ mà giá trị của TSCĐ thường sẽ cao hơn hoặc thấp hơn so với mức giá của TSCĐ đem đi trao đổi. Nguyên giá tài sản cố định tự xây dựng hoặc tự sản xuất Nguyên giá TSCĐ tự sản xuất = Giá thành thực tế + Các chi phí lắp đặt chạy thử + Chi phí khác Chi phí khác: Tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng Nguyên giá tài sản cố định do đầu tư xây dựng Nguyên giá TSCĐ do đầu tư xây dựng cơ bản theo phương thức giao thầu = Giá quyết toán tại công trình xây dựng + Lệ phí trước bạ + Các chi phí liên quan khác Nguyên giá tài sản cố định đầu tư xây dựng Nguyên giá tài sản cố định trong các trường hợp khác Nguyên giá tài sản cố định hữu hình còn được xác định theo: – Tài sản cố định hữu hình được tài trợ, biếu hoặc tặng, do phát hiện thừa: Đây là đánh giá của Hội đồng giao nhận hoặc của tổ chức đấu giá chuyên nghiệp. – Tài sản cố định được cấp, được điều chuyển đến: Nguyên giá tài sản cố định trong trường hợp này được xác định như sau: Nguyên giá TSCĐ được điều chuyển đến = Giá trị còn lại trên sổ sách kế toán ở đơn vị điều chuyển + Chi phí liên quan khác Tài sản cố định nhận góp vốn hoặc nhận lại góp vốn là giá trị do: + Các thành viên hoặc cổ đông sáng lập định giá thỏa thuận + Doanh nghiệp và người góp vốn đồng thuận + Tổ chức chuyên nghiệp định giá theo quy định pháp luật và được các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận. Tổng kết Qua bài viết này bạn đã có thể nắm được cách xác định nguyên giá tài sản cố định một cách chính xác nhất nhất. Nếu bạn mong muốn tìm kiếm giải pháp quản lý tài sản cố định hiệu quả thì đừng bỏ lỡ khóa học kế toán tổng hợp trên Unica nhé
18/01/2023
1326 Lượt xem
Hướng dẫn cách giữ tiêu đề trong Excel
Hướng dẫn cách giữ tiêu đề trong Excel Với những bảng tính Excel có hàng nghìn dòng thì việc nhớ tiêu đề của các cột sẽ rất khó khăn. Vậy làm thế nào để có thể giữ tiêu đề trong Excel không bị trôi hoặc bị ẩn mất, mời bạn đọc tìm hiểu các nội dung chi tiết thông qua bài viết.  1. Giữ tiêu đề trong Excel bằng chức năng Freeze Panes Với chức năng này, bạn có thể cố định hàng hoặc cột theo ý muốn của mình. Cách thực hiện như sau: Vào View -> chọn Freeze Panes -> chọn Freeze Top Row nếu tiêu đề cột nằm ở dòng đầu tiên. Hoặc chọn dòng nằm bên dưới dòng bạn muốn cố định -> tiếp theo chọn Freeze Panes.  Giữ tiêu đề trong Excel bằng Freeze Panes 2. Giữ tiêu đề trong Excel bằng chức năng Split Chức năng Split giúp người dùng có thể chia tách bảng dữ liệu ra làm 2 phần để vừa tự do di chuyển, vừa có thể quan sát dễ dàng.  Cách thực hiện chức năng Split như sau: Chọn dòng cần cố định -> nhấn vào thẻ View -> chọn Split.  Giữ tiêu đề trong Excel bằng Split 3. Chuyển vùng thành bảng trong Excel Để giữ tiêu đề trong Excel, bạn có thể chuyển dữ liệu từ vùng thành bảng. Trước hết, vào thẻ Insert -> chọn Table.  Chuyển vùng thành bảng trong Excel Tiếp theo chọn My Table has headers nếu có. Như vậy khi ta cuộn bảng xuống, tiêu đề của bảng sẽ tự động hiển thị lên tiêu đề cột mặc định. Chuyển vùng thành bảng trong Excel 4. Tổng kết Với 3 cách giữ tiêu đề trong Excel mà Unica chia sẻ, chắc hẳn bạn đã trang bị được cho mình những kiến thức cần thiết để học Excel Online hiệu quả hơn. Ngoài ra, để nâng cao kỹ năng Excel của mình, bạn đọc có thể tham khảo các khóa học Excel từ cơ bản đến nâng cao trên Unica. Cảm ơn và chúc các bạn thành công!
17/01/2023
175 Lượt xem
Hướng dẫn cách tạo nút chọn trong excel dễ dàng, đơn giản nhất
Hướng dẫn cách tạo nút chọn trong excel dễ dàng, đơn giản nhất Nút chọn (checkbox) là một công cụ hữu ích trong excel, cho phép bạn đánh dấu các lựa chọn hoặc trạng thái của các mục trong một danh sách. Bạn có thể sử dụng nút chọn để tạo các bảng kiểm tra, các biểu mẫu khảo sát hoặc để lọc và phân tích dữ liệu. Trong bài học Excel online này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tạo nút chọn trong excel bằng thẻ Developer, cách sao chép, liên kết, định dạng và xóa nút chọn, cũng như một số lưu ý khi sử dụng nút chọn trong excel. Tại sao cần tạo nút check trong excel trong excel? Nút chọn có nhiều ứng dụng trong excel nên được nhiều người dùng. Một trong những lợi ích mà người dùng nhận được khi thực hiện cách làm nút chọn trong excel là: Có thể tạo các bảng kiểm tra để theo dõi các công việc hoặc mục tiêu đã hoàn thành hoặc chưa. Có thể tạo các biểu mẫu khảo sát để thu thập ý kiến của người dùng hoặc khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ hoặc chất lượng. Có thể sử dụng nút chọn để lọc và phân tích dữ liệu theo các tiêu chí khác nhau, ví dụ như giới tính, tuổi, khu vực hoặc trạng thái. Lợi ích của việc tạo nút chọn trong Excel Cách tạo checkbox trong excel bằng thẻ Developer Để tạo checkbox trong excel, bạn cần hiển thị thẻ Developer trên thanh Ribbon và sử dụng công cụ Insert Controls. Sau đó, bạn có thể kéo và thả checkbox vào vị trí mong muốn trên bảng tính. Các bước chi tiết như sau: Hiển thị thẻ Developer trên thanh Ribbon Bước 1: Sau khi mở File Excel cần tạo nút chọn, bạn nhấn vào thẻ File trên thanh công cụ. Chọn thẻ File trên thanh công cụ Bước 2: Tìm và chọn mục Options. Chọn mục Options Bước 3: Chọn Customize Ribbon. Bạn nhìn sang bên tay phải mục Customize the Rinbbon và chọn Main Tabs. Ở danh sách sổ xuống, bạn tích vào mục Developer. Tích vào mục Developer Bước 4: Nhấn OK để hoàn tất thao tác.  Nhấn OK để hoàn thành thao tác >>> Xem thêm: Cách tạo danh sách thả xuống trong excel có ví dụ chi tiết >>> Tất cả đều có trong cuốn sách "HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH EXCEL TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO" [blog_custom:2] [trial-btn-v4[link=https://unica.vn/order/step1?id=2851&quantity=1][text=ĐĂNG KÝ MUA NGAY][color=#ffffff][width=275px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]] Cách tạo nút chọn trong excel bằng thẻ Developer Bước 1: Trên thanh công cụ của Excel, bạn chọn lệnh Developer. Tiếp đó, bạn chọn Insert và chọn dấu tích.  Chọn Insert và chọn dấu tích Bước 2: Nhấn chuột trái vào ô muốn tạo nút trong excel. Dưới đây là kết quả của cách tạo nút tích chọn trong excel: Kết quả của cách tạo nút bấm trong excel Bước 3: Khi cần thay đổi tên Checkbox, bạn nhấn chuột phải vào check box. Sau đó, bạn nhấn chọn Edit Text.  Nhấn chọn Edit Text Sao chép checkbox Sau khi đã thực hiện cách tạo nút chọn trong excel, bạn có thể sao chép nó đến các vị trí khác trên bảng tính bằng một trong hai cách sau: Sao chép checkbox đến một vị trí bất kỳ Bước 1: Đặt chuột vào ô nút chọn và bấm chuột phải. Sau đó bạn chọn lệnh Copy. Chọn ô nút chọn và nhấn Copy Bước 2: Nhấn chuột phải vào vị trí ô muốn chèn, ở đây tôi muốn chèn checkbox trong excel vào ô D4 nên sẽ đặt chuột ở đây. Tiếp đó, bạn nhấn Paste. Nhấn vào lệnh Paste Sao chép checkbox đến nhiều ô liền kề Bước 1: Nhấn chuột trái vào ô chứa nút chọn. Ở đây sẽ là ô D2. Nhấn chuột trái vào ô chứa nút chọn Bước 2: Để chuột vào góc dưới bên phải của ô D2 tới khi hiện dấu cộng nhỏ thì kéo xuống các ô cần chèn nút chọn ở bên dưới.  Kết quả của cách tạo nút tick trong excel Liên kết checkbox với ô Ngoài cách tạo nút chọn trong excel, chắc hẳn nhiều người sẽ muốn thực hiện liên kết checkbox với ô. Vậy cách thực hiện cụ thể thế nào? Bước 1: Bạn nhấn phím Ctrl + ô chứa nút chọn mà mình muốn liên kết cùng một lúc. Ở đây, tôi sẽ nhấn vào ô D2. Nhấn phím Ctrl + ô chứa nút chọn cùng một lúc Bước 2: Trên thanh công thức, bạn gõ = rồi chọn vào ô bạn muốn liên kết. Ở đây, tôi chọn ô E2 là nơi mình muốn liê kết.  Chọn ô muốn liên kết Bước 3: Nhấn Enter sẽ thu được kết quả như sau: Nếu bạn tích vào Checkbox thì ô được liên kết sẽ hiên chữ TRUE. Trường hợp ra TRUE Nếu bạn bỏ tích Checkbox, ô được liên kết sẽ hiện chữ FALSE. Trường hợp ra FALSE >>> Xem thêm: Hướng dẫn làm checklist chi tiết trong excel đơn giản nhất Cách định dạng checkbox trong Excel Bước 1: Nhấn chuột phải và chọn vào ô Checkbox D2 mà bạn muốn định dạng. Tiếp đó, bạn nhấn chọn Format Control. Nhấn chọn Format Control Bước 2: Cửa sổ Format Control hiện lên, bạn chọn các tùy chọn theo ý thích của mình rồi nhấn OK.  Trong đó: Tab Colors and Lines: Color (Fill): Chọn màu ô checkbox theo ý thích. Transparency: Chỉnh độ đậm nhạt. Color (Line): Chọn màu đường viền ô checkbox. Dashed: Chọn kiểu đường viền. Style: Chọn độ dày đường viền. Weight: Chọn độ đậm/nhạt của đường viền. Điều chỉnh trong Format Control Tab Size: Size and Rotate: Điều chỉnh kích thước của checkbox. Scale: Điều chỉnh tỷ lệ ô Checkbox.  Điều chỉnh trong Format Control Tab Protection: Bạn có thể khóa hoặc bỏ khó checkbox.  Bỏ khoá hoặc bỏ check Tab Properties:  Move and size With Cells: Khi bạn điều chỉnh số lượng ô hoặc kích thước ô của trang tính thì checkbox sẽ di chuyển và thay đổi kích thước theo.  Move but don’t size With Cells: Khi bạn điều chỉnh số lượng ô hoặc kích thước của ô trong trang tính thì checkbox sẽ di chuyển nhưng không thay đổi kích thước.  Don’t move or size with cells: Checkbox sẽ giữ nguyên vị trí và kích thước khi bạn điều chỉnh số lượng ô hoặc kích thước của các ô trong trang tính Excel.  Print Object: In checkbox chung với trang tính. Lựa chọn Move and size With Cells Tab Alt Text: Cho phép đổi tên Checkbox.  Đổi tên Checkbox Tab Control:  Checked: Tất cả ô checkbox sẽ có dấu tích.  Mixed: Phù hợp khi sử dụng VBA. Unchecked: Checkbox được để trống.  3-D Shadiing: Tạo hiệu ứng cho Checkbox. Lựa chọn Unchecked Cách xóa checkbox trong Excel Không chỉ cách tạo nút chọn lọc trong excel được nhiều người quan tâm, mà cách xóa nút chọn cũng được nhiều người chú ý. Khi muốn xóa checkbox, bạn có thể tham khảo một trong những cách sau đây: Cách xóa 1 checkbox trong Excel Bước 1: Chọn Checkbox mình cần xóa. Bước 2: Nhấn Delete trên bàn phím để xóa Checkbox mình vừa chọn.  Xóa 1 Checkbox trong Excel Cách xóa nhiều checkbox trong Excel Bước 1: Bôi đen toàn bộ Checkbox cần xóa. Bước 2: Nhấn Delete trên bàn phím để xóa Checkbox mình vừa chọn. Xóa nhiều Checkbox trong Excel Cách xóa tất cả các Checkbox Để xóa tất cả các Checkbox, bạn thực hiện các bước như sau: Bước 1: Nhấn vào tab Home trên thanh công cụ. Sau đó, bạn chọn Find &Select rồi nhấn Go to Special. Nhấn Go to Special Bước 2: Trong hộp công cụ Go to special, bạn tích vào Object và nhấn OK.  Tích chọn Object Bước 3: Nhấn Delete để xóa. Một số lưu ý khi tạo nút chọn trong excel Trong quá trình làm việc với Excel, việc sử dụng tính năng nút chọn lọc là một trong những kỹ năng quan trọng giúp bạn nhanh chóng tìm kiếm, sắp xếp và phân tích dữ liệu. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa tiềm năng của tính năng này, bạn cần lưu ý một số điểm quan trọng sau đây: Tạo tiêu đề cho các cột dữ liệu Trước tiên, hãy đảm bảo rằng bạn đã tạo tiêu đề cho các cột dữ liệu của mình. Điều này giúp Excel nhận diện đúng các loại dữ liệu và cho phép bạn tận dụng tính năng nút chọn lọc một cách hiệu quả. Khi bạn chọn một phạm vi dữ liệu và vào tab "Dữ liệu", bạn sẽ thấy tùy chọn "Tạo nút chọn lọc". Bằng cách nhấp vào nút này, Excel sẽ tự động thêm các nút chọn lọc vào tiêu đề của các cột dữ liệu tương ứng. Tạo tiêu đề cho các cột dữ liệu Kiểm tra lại các giá trị của dữ liệu Trước khi áp dụng tính năng nút chọn lọc, hãy kiểm tra lại các giá trị của dữ liệu. Đảm bảo rằng không có giá trị trống hoặc dữ liệu không hợp lệ. Những giá trị này có thể làm sai lệch kết quả khi bạn sử dụng tính năng này. Sử dụng các tiêu chí chọn lọc hợp lý Một khi bạn đã tạo nút chọn lọc, hãy sử dụng chúng một cách linh hoạt. Bạn có thể chọn nhiều tiêu chí lọc cùng lúc để tìm ra các dòng dữ liệu phù hợp với yêu cầu của mình. Hãy tìm hiểu các tùy chọn lọc như sắp xếp, lọc theo giá trị hoặc lọc theo điều kiện để tận dụng tính năng này một cách hiệu quả. Sắp xếp lại dữ liệu trước khi sử dụng tính năng chọn lọc Trước khi áp dụng tính năng nút chọn lọc, bạn nên cân nhắc sắp xếp lại dữ liệu theo một thứ tự cụ thể. Điều này giúp bạn dễ dàng tìm kiếm, xem xét và phân tích dữ liệu một cách rõ ràng. Sử dụng tính năng tìm kiếm để tìm kiếm dữ liệu Nếu bạn đang tìm kiếm một dòng dữ liệu cụ thể hoặc một giá trị nhất định, hãy sử dụng tính năng tìm kiếm. Bằng cách nhấp vào ô tìm kiếm và nhập các từ khóa liên quan, Excel sẽ tự động lọc ra các dòng dữ liệu chứa các giá trị tương ứng. Sử dụng tính năng tìm kiếm để tìm kiếm dữ liệu Lưu ý các bộ lọc đang được sử dụng Cuối cùng, hãy nhớ kiểm tra và lưu ý các bộ lọc đang được sử dụng. Khi bạn sử dụng nhiều bộ lọc cùng một lúc, đôi khi có thể dễ dàng quên điều này. Việc lưu ý các bộ lọc sẽ giúp bạn duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu và tránh các lỗi không mong muốn. Tóm lại, việc sử dụng tính năng nút chọn lọc trong Excel là một cách mạnh mẽ để xử lý và phân tích dữ liệu. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa tính năng này, hãy tuân thủ các lưu ý trên. Điều này sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn và đảm bảo rằng dữ liệu của bạn được xử lý một cách chính xác. >>> Xem thêm: Hướng dẫn cách tạo form nhập liệu trong excel cho người mới Tổng kết Trong bài viết này, tôi đã hướng dẫn bạn cách tạo nút chọn trong excel bằng hai cách: sử dụng thẻ Developer và sử dụng danh sách xổ xuống. Tôi cũng đã giới thiệu một số lưu ý khi sử dụng nút chọn trong excel. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn làm việc với excel hiệu quả hơn. Cảm ơn bạn đã đọc! Cảm ơn và chúc bạn thành công!
17/01/2023
4096 Lượt xem
Cách cài đặt font chữ mặc định cho Excel
Cách cài đặt font chữ mặc định cho Excel Bạn muốn cài đặt Font chữ mặc định cho Excel để tiết kiệm thời gian trong quá trình làm việc nhưng chưa biết phải thực hiện thế nào? Mời bạn đọc tìm hiểu các bước thực hiện chi tiết thông qua bài viết. Cài đặt Font chữ mặc định cho Excel - Bước 1: Mở File Excel lên -> chọn vào File Cách đổi font chữ trong excel - Hình 1 - Bước 2: Chọn Options ở danh sách khung bên trái. Cách đổi font chữ trong excel - Hình 2 - Bước 3: Trong giao diện cửa sổ của Excel Options -> chọn General -> chọn Font chữ mặc định bạn muốn thiết lập trong phần Use this as the default font.  Cách đổi font chữ trong excel - Hình 3 - Bước 4: Trong Font size, bạn chọn kích thước khác làm kích thước font chữ mặc định. Cách đổi font chữ trong excel - Hình 4 - Bước 5: Nhấn Ok để lưu lại các thiết lập đã được thay đổi.  Cách đổi font chữ trong excel - Hình 5 Tiếp theo, bạn đóng File Excel lại và mở một File mới để xem các thay đổi. Lúc này bạn sẽ thấy Font chữ và kích thước Font đã được cài đặt mặc định trên File Excel.  Cách đổi font chữ trong excel - Hình 6 Tổng kết Như vậy thông qua nội dung bài viết trên, Unica đã cùng bạn tìm hiểu về cách cài đặt Font chữ mặc định trong Excel từ những thao tác vô cùng đơn giản. Đây là những thông tin hữu ích giúp bạn học Excel cơ bản hiệu quả hơn. Cảm ơn và chúc các bạn thành công!
16/01/2023
159 Lượt xem
Hướng dẫn cách đóng băng cột trong Excel
Hướng dẫn cách đóng băng cột trong Excel Khi làm việc với bảng tính Excel, bạn sẽ thấy rất khó chịu nếu sau mỗi lần kéo chuột, phần tiêu đề của trang cũng sẽ bị ẩn mất. Vậy làm thế nào để có thể cố định hay đóng băng cột trong Excel. Mời bạn đọc tìm hiểu các bước thực hiện chi tiết thông qua bài viết.  1. Cách đóng băng cột trong Excel 1.1. Cố định cột đầu tiên - Bước 1: Chọn cột bạn muốn đóng băng -> chọn vào View -> Freeze Panes -> Freeze First Column.  Đóng băng cột đầu tiên trong Excel - Bước 2: Phần cột cố định sẽ được đánh dấu bằng đường kẻ đậm hơn so với các đường kẻ khác. Đóng băng cột đầu tiên trong Excel 1.2. Cố định nhiều cột - Bước 1: Xác định nhóm cột bạn cần cố định, sau đó bạn chọn ô thuộc dòng đầu tiên của cột nằm bên phải nhóm cột cần cố định. Ví dụ: Nếu bạn muốn cố định 3 cột đầu trong bảng dưới, bạn cần chọn vào ô D12. Cố định nhiều cột trong Excel - Bước 2: Chọn View -> chọn Freeze Panes -> Freeze Panes.  Cột được cố định sẽ có màu đường kẻ đậm hơn so với các đường kẻ khác.  Cố định nhiều cột trong Excel 2. Cách đóng băng dòng trong Excel 2.1. Cách đóng băng dòng đầu tiên - Bước 1: Chọn ô bất kỳ trong bảng tính -> trên thanh công cụ chọn View -> chọn Freeze Panes -> Freeze Top Row. Đóng băng dòng đầu tiên trong Excel - Bước 2: Dòng được cố định sẽ được đánh dấu bằng 1 đường kẻ đậm hơn so với các đường kẻ dòng khác trong bảng.  Đóng băng dòng đầu tiên trong Excel 2.2. Đóng băng nhiều dòng trong Excel - Bước 1: Xác định nhóm dòng bạn cần cố định, sau đó bạn chọn ô đầu tiên của dòng nằm phía dưới nhóm dòng cần cố định. Ví dụ, bạn chọn ô A3 nếu muốn cố định 2 dòng đầu trong bảng.  Đóng băng nhiều dòng trong Excel - Bước 2: Chọn thẻ View -> chọn Freeze Panes > Freeze Panes.  Đóng băng nhiều dòng trong Excel Như vậy dòng được cố định sẽ có đường kẻ đậm hơn so với các đường kẻ khác trong bảng.  Đóng băng nhiều dòng trong Excel 3. Cách đóng băng cả cột và dòng trong Excel - Bước 1: Xác định dòng, cột bạn muốn cố định. Tiếp theo chọn vào ô bên dưới dòng cuối cùng và ở bên phải cột cuối cùng bạn muốn cố định.  Đóng băng cả cột và dòng trong Excel - Bước 2: Chọn View -> chọn Freeze Panes -> chọn Freeze Panes. Đóng băng cả cột và dòng trong Excel Nếu cột, dòng của bạn đã được cố định thì sẽ xuất hiện đường viền sẫm hơn so với các đường kẻ khác trong bảng.  Đóng băng cả cột và dòng trong Excel 5. Cách bỏ đóng băng dòng hoặc cột trong Excel Để bỏ cố định dòng hoặc cột trong Excel -> nhấn vào View -> Freeze Panes -> Unfreeze Panes.  Cách bỏ đóng băng dòng và cột trong Excel 6. Tổng kết Như vậy thông qua nội dung bài viết trên, Unica đã cùng bạn tìm hiểu về cách đóng băng cột trong Excel từ những thao tác vô cùng đơn giản. Đây là một trong những kiến bổ ích giúp bạn học Excel cơ bản hiệu quả hơn. Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo các khóa học tin học văn phòng Online trên Unica để nâng cao kỹ năng tin học văn phòng cho mình. Cảm ơn và chúc các bạn thành công!
16/01/2023
166 Lượt xem
Cách đổi từ độ C sang độ F trong Excel đơn giản nhất
Cách đổi từ độ C sang độ F trong Excel đơn giản nhất Có ba loại đơn vị nhiệt độ để ghi nhiệt độ trong Excel. Thế nhưng đối với một số công việc đặc thù, chúng ta phải chuyển độ C sang độ F để phục vụ cho mục đích của công việc đó. Trong bài viết này, Unica sẽ hướng dẫn bạn cách đổi độ C sang độ F từ những thao tác vô cùng đơn giản. Tham khảo ngay nhé! 1. Cách đổi từ độ C sang độ F bằng phép tính Tỷ lệ quy đổi từ độ C sang F được tính như sau: - 0 độ C =32 độ F - Mỗi 1 độ C tăng thêm = + 1,8 độ F - Mỗi 1 độ C giảm đi = -1,8 độ F.  Cách tính thông thường được miêu tả như sau:  - Công thức chung: Số độ F = Số độ C * 1.8 + 32 2. Cách đổi từ độ C sang độ F trong Excel bằng hàm CONVERT Cú pháp được sử dụng như sau: =CONVERT(number, from_unit, to_unit) Trong đó:  - Number: Số cần đổi - from_unit: đơn vị hiện tại của số cần đổi - to_unit: đơn vị cần chuyển của kết quả Lưu ý: Các đơn vị khi viết phải đặt trong cặp dấu nháy kép. Ví dụ: =CONVERT(số cần đổi, “C”, “F”) 3. Tổng kết Như vậy thông qua bài viết trên, Unica đã cùng bạn tìm hiểu về cách đổi từ độ C sang độ F trong Excel vô cùng đơn giản. Nếu bạn muốn học Excel cơ bản thì có thể tham khảo các khóa học Excel Online trên Unica. Cảm ơn và chúc các bạn thành công!
16/01/2023
129 Lượt xem
Cách chuyển File Excel sang XML chi tiết nhất
Cách chuyển File Excel sang XML chi tiết nhất Làm thế nào để có thể chuyển File Excel sang XML một cách dễ dàng. Mời bạn đọc tìm hiểu các nội dung chi tiết thông qua bài viết.  1. XML là gì? Ứng dụng của XML XML là một File ngôn ngữ đánh dấu mở rộng. XML có khả năng truyền dữ liệu và mô tả nhiều loại dữ liệu khác nhau.  Được tạo ra bởi World Wide Web Consortium (W3C), XML giúp cho con người và máy tính có thể đọc được.  Một số định dạng XML bao gồm: - RSS và ATOM: Sử dụng XML để xử lý nguồn cấp trên trang Web. - Microsoft.NET: Sử dụng XML cho các File cấu hình của nó.  - Microsoft Office 2007 và các phiên bản sau này: XML được sử dụng trong Excel (định dạng File XLSX) và PowerPoint (định dạng File PPTX).  Mục đích của XML là đơn giản hóa quy trình chia sẻ, trao đổi giữa các hệ thống. 2. Cách chuyển File Excel sang XML Chuyển đổi bằng trang Web Onlineconvertfree.com - Bước 1: Truy cập vào trang Web Onlineconvertfree.com -> nhấn vào mục Choose File để chọn và tải File Excel muốn chuyển đổi.  Cách chuyển File Excel sang XML  - Bước 2: Chọn File Excel -> nhấn Open.  Cách chuyển File Excel sang XML  - Bước 3: Nhấn Convert để chuyển.  Cách chuyển File Excel sang XML  - Bước 4: Nhấn vào Download để tải về. Cách chuyển File Excel sang XML  Chuyển đổi bằng trang Web Anycov.com - Bước 1: Truy cập vào trang Web Anycov.com -> nhấn vào chọn tệp và tải File Excel lên.  Cách chuyển File Excel sang XML  - Bước 2: Chọn File Excel -> nhấn Open.  Cách chuyển File Excel sang XML  - Bước 3: Nhấn vào chuyển đổi để thực hành chuyển. Cách chuyển File Excel sang XML  - Bước 4: Nhấn vào Tải về.XML. Cách chuyển File Excel sang XML  3. Hướng dẫn lưu File dưới dạng XML  - Bước 1: Mở File Excel cần chuyển đổi -> nhấn vào File trên thanh công cụ. Lưu file dưới dạng XML - Hình 1 - Bước 2: Nhấn vào Save As để lưu File -> chọn vị trí lưu File. Lưu file dưới dạng XML - Hình 2 - Bước 3:Trong cửa sổ Save as chọn định dạng XML -> nhấn Save để lưu File dưới định dạng XML. Như vậy là bạn đã hoàn thành thao tác lưu File. Lưu file dưới dạng XML - Hình 3 4. Tổng kết Như vậy thông qua nội dung bài viết trên, Unica đã cùng bạn tìm hiểu về cách chuyển File Excel sang XML từ những thao tác vô cùng đơn. Ngoài ra, để học Excel Online hiệu quả hơn, bạn đọc có thể tham khảo các khóa học Excel cơ bản đến nâng cao trên Unica để nâng cao kiến thức và kỹ năng cho mình.  Cảm ơn và chúc các bạn thành công!
13/01/2023
190 Lượt xem