Nuôi dạy con
Nhạc giao hưởng cho bà bầu có tốt cho thai nhi hay không
Nhạc giao hưởng cho bà bầu có thực sự tốt cho thai nhi hay không? là thắc mắc của nhiều mẹ bầu hiện nay. Vậy thực hư tác dụng của nó như thế nào? Cùng Unica.vn khám phá qua bài viết dưới đây nhé!
Nghe nhạc giao hưởng khi mang thai được nhiều mẹ bầu lựa chọn
1. Tác dụng của nhạc giao hưởng cho bà bầu đối với thai nhi
Bố mẹ có biết, từ tháng thứ 3 trở đi, thai nhi đã có sự ổn định và phát triển, có thể lắng nghe và cảm nhận âm thanh tốt. Nhạc giao hưởng là sự pha trộn của các loại nhạc cụ với nhau có cấu trúc âm phức tạp, giúp bộ não giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng.
Tuy chưa có nghiên cứu cụ thể rằng nghe nhạc có tác dụng giúp thai nhi thông minh hay phát triển trí tuệ ở mức độ nào, nhưng các nhà khoa học khuyến khích mẹ bầu nghe nhạc đặc biệt là nhạc giao hưởng. Bởi khi nghe, người mẹ sẽ cảm thấy thư giãn tránh những căng thẳng, buồn lo trong cuộc sống hàng ngày.
Khi tinh thần của người mẹ được giải phóng, trạng thái tâm lý thoải mái mẹ bầu sẽ vui vẻ hơn, ngủ sâu giấc và cải thiện sức khỏe. Khi đó âm nhạc chính là sợi dây tác động đến thai nhi, giúp bé khỏe mạnh, linh hoạt và thông minh hơn.
>>> Xem thêm: 3 Bản nhạc thính phòng cho bà bầu giúp mẹ vui con khỏe
Nghe nhạc giao hưởng có tác dụng tăng cường sự linh hoạt và thông minh cho thai nhi trong bụng mẹ
2. Nghe nhạc giao hưởng như thế nào là đúng cách đối với mẹ bầu
Nghe nhạc có tác dụng tốt đối với mẹ bầu, tuy nhiên nếu nghe với tần suất quá nhiều cũng ảnh hưởng tới sự phát triển về não bộ của thai nhi.
Cách tốt nhất bạn nên tới trực tiếp các buổi hòa nhạc trực tiếp hay ở rạp...nếu không bạn có thể tải nhạc, hay nghe trực tuyến trên mạng. Tuy nhiên mẹ bầu cũng cần cân đối thời gian nghe một cách khoa học để con có thể cảm nhận được âm thanh một cách tốt nhất.
Thay vì việc đeo tai nghe áp sát bụng bầu, mẹ có thể mở loa ngoài mức âm thanh vừa đủ ở mức 50 – 60DB như 2 người đang nói chuyện với nhau, nằm thư giãn bạn có thể kết hợp với kể chuyện hay tâm sự cùng với thai nhi.
Bạc có thể tham khảo danh sách các bài nhạc giao hưởng:
· Johann Sebastian Bach – Air on the G String
· Ludwig van Beethoven – Sonata No. 14 “Moonlight” – First movement
· Frederic Chopin – Berceuse in D flat opus 57
· Claude Debussy – Claire de Lune
· Gustav Mahler – Symphony No. 5 – Adagietto
· Wolfgang Amadeus Mozart – Piano Concerto in C major K 467 – Second movement
· Bela Bartok – Piano Concerto No. 3 – Second movement…
>>> Xem thêm: 5 Bí quyết giúp tăng cường trí nhớ sau sinh
Nghe nhạc với tần suất vừa phải sẽ giúp thai nhi trong bụng rất thích thú và phát triển tâm sinh lý tốt khi chào đời.
Lưu ý khi sử dụng nghe nhạc giao hưởng cho bé
- Thời điểm thích hợp để cho bé nghe nhạc: Mẹ nên cho bé nghe nhạc bắt đầu từ tuần thai thứ 16ch bởi đây là giai đoạn vàng khi bé đã có thể cảm nhận được các âm thanh khác nhau từ bên ngoài bụng mẹ. Để có thể giúp bé nghe nhạc hiệu quả, mẹ cần thả lỏng cơ thể sao cho thoái mái nhất để bé yêu có thể lắng nghe các giai điệu của bản nhạc một cách rõ nhất. Thời điểm thích hợp là khi mẹ nghỉ ngơi, thư giãn hoặc đọc sách.
- Âm lượng phù hợp: Các nhà khoa học đã khuyến cáo, âm lượng có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành não bộ và thính giác của bé sau này. Chính vì thế, nếu để âm lượng quá to, bé có thể ảnh hưởng đến thính giác như: ù tai, viêm tai, thậm chí là điếc tai. Ngược lại, nếu để âm lượng quá nhỏ thì bé sẽ không cảm nhận được hết giai điệu có trong bài nhạc. Chính vì thế, mẹ nên chọn một không gian yên tĩnh, tránh ồn ào và bật mức âm lượng vừa phải để bé có thể nghe một cách hiệu quả nhất. Ngoài ra, mẹ có thể chọn loại tai nghe dành riêng cho bà bầu để chất lượng âm thanh được rõ rệt và an toàn hơn đối với thai nhi.
- Thời gian nghe: Mỗi lần cho bé nghe nhạc, bạn chỉ nên để chế độ nghe 15-20 phút, ngày khoảng 2-3 lần để bé có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Không nên nghe thời lượng quá dài với tần suất dày đặc bởi bé sẽ cảm thấy mệt mỏi và không cảm thụ được giai điệu bản nhạc bằng chính tâm hồn mình.
Cách tốt nhất để nghe nhạc giao hưởng cho bà bầu hiệu quả là bạn nên kết hợp nghe nhạc giao hưởng và massage nhẹ nhàng sẽ giúp người mẹ thư giãn, khỏe mạnh và em bé phát triển toàn diện.
Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!
19/04/2019
2043 Lượt xem
Ra máu khi mang thai có nguy hiểm không
Để sinh ra một em bé khỏe mạnh, các bậc phụ huynh đặc biệt là người mẹ phải trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Trong suốt quá trình mang thai sức khỏe của người mẹ và thai nhi có nhiều sự thay đổi. Ra máu khi mang thai là hiện tượng rất dễ xảy ra đối với mẹ bầu. Tại sao lại có hiện tượng này, nó có nguy hiểm không, cách giải quyết vấn đề này là gì? Cùng Unica.vn đi tìm lời giải đáp trong bài viết sau đây nhé!
Ra máu khi mang thai có nguy hiểm không?
Theo thống kê, có tới ⅓ số phụ nữ mang thai đã từng bị ra máu khi đang mang bầu, có rất nhiều người lo lắng sợ rằng sẽ ảnh hưởng tới em bé, lo lắng rằng mình đã bị sảy thai. Các chuyên gia sức khỏe cũng cho biết rằng chảy máu không ảnh hưởng tới mẹ và bé. Tuy nhiên cũng khuyến cáo rằng bố mẹ không nên chủ quan và cần có những biện pháp khắc phục ngay tình trạng này, bởi nếu xảy ra thường xuyên sẽ có nguy cơ dẫn tới sảy thai cao.
>>> Xem thêm: 5 hiện tượng chuyển dạ báo hiệu mẹ sắp sinh
Nguyên nhân của hiện tượng ra máu khi mang thai
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc chảy máu khi mang thai, có thể kể đến các nguyên nhân sau đây:
Thay đổi nội tiết tố nữ
Đối với phụ nữ mang thai, cơ thể có sự xuất hiện của một sinh linh nhỏ bé, điều này khiến người mẹ có những sự thay đổi về mặt nội tiết tố, những phản ứng hóa học có thể xảy ra nên bạn có thể bị ra máu. Tuy nhiên hiện tượng này sẽ nhanh chóng chấm dứt khi cơ thể thích nghi được với sự có mặt của các hormone mới.
Thay đổi Hormones là nguyên nhân dẫn tới ra máu khi mang thai
Do quan hệ tình dục
Quan hệ tình dục là một điều không thể tránh khỏi trong quan hệ vợ chồng, tuy nhiên khi mang thai nó là nguyên nhân khiến các mẹ bầu ra máu, nguyên nhân là do các tư thế quan hệ không đúng khoa học. Vào những tháng đầu tiên hoặc tháng cuối cùng của thai kỳ bạn nên kiêng quan hệ, hoặc thực hiện một cách khoa học để thai nhi được bảo vệ một cách tốt nhất.
Viêm nhiễm vùng kín
Hầu hết phụ nữ đều gặp phải một số vấn đề phụ khoa như viêm nhiễm, chỉ là mức độ nặng hay nhẹ. Đặc biệt đối với mẹ bầu nội tiết tố không cân bằng các vi khuẩn rất dễ xâm nhập và gây hại, đây là nguyên nhân khiến ra máu ở bà mẹ mang thai.
Ngoài các nguyên nhân trên còn có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến ra máu ở phụ nữ khi mang thai như ảnh hưởng của các lần khám thai kỳ, do sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung…
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm chọn quần áo trẻ sơ sinh bố mẹ nên biết
Viêm nhiễm vùng kín gây nên chảy máu khi mang thai bạn cần lưu ý
Nhận biết ra máu khi mang thai hay là kinh nguyệt
Nhiều phụ nữ lần đầu làm mẹ thường nhầm lẫn giữa việc chảy máu âm đạo với một kỳ kinh nguyệt bình thường. Nhưng chúng có những điểm khác nhau như sau:
1. Lượng máu: Máu trong thời kỳ kinh nguyệt thường ra nhiều hơn buộc phụ nữ phải dùng băng vệ sinh để có thể thấm hút an toàn. Còn chảy máu âm đạo chỉ xuất hiện những đốm nhỏ trên quần lót.
2. Thời gian: Một chu kỳ kinh nguyệt thường diễn ra 3-7 ngày, còn chảy máu khi mang thai thường déo dài từ 1-3 ngày. Đây là khoảng thời gian để phôi phai làm tổ trong niêm mạc tử cung của người mẹ.
3. Màu sắc: Chảy máu khi mang thai có màu nân, hơi hồng nhạt. Còn máu trong chu kỳ kinh nguyệt có màu đỏ tươi.
4. Máu đông: Trong thời kỳ kinh nguyệt, có xuất hiện nhiều cục máu đông to nhỏ khác nhau. Còn chảy máy do làm tổ của phôi thai gần như không có thì lượng máu ra ít nên không thể đông lại được.
Các cách khắc phục đối với hiện tượng ra máu khi mang thai
- Chuẩn bị tình thần thoải mái để nội tiết tố được ổn định
- Vệ sinh thường xuyên để cơ thể luôn sạch sẽ không bị vi khuẩn xâm nhập
- Quan hệ tình dục một cách khoa học
- Bạn hãy tới bác sĩ ngay để kiểm tra khi ra máu để biết nguyên nhân cũng như cách chữa trị kịp thời.
Khi mang bầu cơ thể của người mẹ yếu hơn, cảm xúc thay đổi thất thường. Ngoài ra máu, các mẹ bầu còn bị ảnh hưởng tâm lý, thường có các hiện tượng đau lưng, đau bụng, mất ngủ ... ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé cưng. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp mẹ bầu trang bị cho mình những kiến thức cần thiết nhất, cho một thai kỳ khỏe mạnh. Mẹ cũng có thể nâng cao các kiến thức về thai giáo cũng như cách xây dựng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt một cách phù hợp để có một thai kỳ thật khỏe mạnh và hạnh phúc với khóa học Thai giáo - Phát triển trí tuệ, cảm xúc cho con trong bụng mẹ.
Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!
19/04/2019
2395 Lượt xem
Bà bầu nên kiêng ăn gì trong 3 tháng đầu của thai kỳ
Dinh dưỡng của bà bầu là một trong những yếu tố quan trọng tới sự phát triển của thai nhi đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên. Chính vì vậy bạn cần trang bị cho mình kiến thức cần thiết nhất để cơ thể khỏe mạnh cũng như để bé yêu phát triển toàn diện cả về trí tuệ lẫn thể chất. Trong phạm vi bài viết dưới đây, Unica sẽ tổng hợp giúp bạn những kiến thức về dinh dưỡng mẹ bầu trong 3 tháng đầu, cùng khám phá ngay nhé!
3 tháng đầu rất quan trọng trong quá trình mang thai, bạn cần trang bị kiến thức về dinh dưỡng một cách tốt nhất
Các loại trái cây mẹ bầu cần tránh trong 3 tháng đầu
Bà nầu nên kiêng ăn gì trong 3 tháng đầu của thai kỳ ? Như chúng ta đã biết hoa quả có nguồn gốc từ thiên nhiên chứa nhiều chất dinh dưỡng và an toàn đối với sức khỏe. Tuy nhiên, một số loại trái cây chứa những chất không tốt đối với bà bầu bạn cần tránh. Cụ thể những loại trái cây như:
- Đu đủ xanh: Theo nghiên cứu trong đu đủ xanh có chứa nhiều chất latex. Loại chất này sẽ làm co thắt tử cung và có thể dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Ngoài ra, các enzyme trong đu đủ xanh không tốt cho sự phát triển của thai nhi.
- Quả nhãn: Theo các tài liệu của Đông y nhãn là một loại trái cây gây nóng đối với bà bầu, khi ăn nhiều nhãn bạn sẽ dễ gặp các vấn đề như táo bón, nhiều trường hợp dọa sảy khi ăn nhãn khiến nhiều người không dám ăn loại quả này khi mang thai mặc dù có thể rất “thèm ăn”.
- Quả thơm: Quả thơm hay còn được gọi là quả dứa (đối với dân miền Bắc). Theo nghiên cứu loại quả này chứa Bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung, việc ăn dứa có thể gây sảy thai trong giai đoạn này.
- Dưa hấu: Dưa hấu tưởng chừng là một loại hoa quả rất mát, bởi nó có nhiều nước tuy nhiên, dưa hấu rất nóng và không tốt đối với bà bầu. Ăn dưa hấu lạnh dễ khiến bà bầu bị đau bụng và tiêu chảy.
>>> Xem thêm: 3 Cách chăm sóc da khi mang thai dành cho mẹ bầu
Đu đủ xanh là loại quả tuyệt đối không nên sử dụng trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ
Như vậy bạn hãy lưu ý những thức quả này nhé, thay bằng những loại quả này, bạn có thể thay thế bằng những loại quả như xoài, nho, lê, táo…
Những loại rau củ mẹ bầu nên tránh trong 3 tháng đầu
Bà nầu nên kiêng ăn gì trong 3 tháng đầu của thai kỳ? Như các bạn cũng đã biết, mỗi loại rau sẽ có những dưỡng chất khác nhau, tuy nhiên vẫn có những loại rau mẹ bầu không nên ăn trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ. Những loại rau bạn không nên ăn như:
- Rau sam: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thành phần của rau sam nó mang tính hàn cao nên sẽ khiến co cơ trơn tử cung, làm tử cung co bóp quá đà dẫn đến nguy cơ sảy thai.
- Rau răm: Ăn rau răm sẽ là nguyên nhân dẫn tới mất máu, co bóp tử cung. Nghiêm trọng hơn nếu ăn quá nhiều có thể khiến bị sảy thai hoặc làm cho thai nhi phát triển không bình thường.
- Rau ngót: Tuy chứa rất nhiều vitamin tốt cho sức khỏe bà bầu nhưng rau ngót cũng chứa chất Papaverin không tốt với sức khỏe của mẹ bầu.
- Ngải cứu: Ngải cứu có thể xem là một vị thuốc nam nhằm an thai, điều hòa khí huyết tuy nhiên theo bác sĩ Trần Vũ Quang, Bệnh viện phụ sản Trung Ương mùi vị của ngải cứu khá mạnh, dễ gây tình trạng kích ứng, mẹ bầu không nên sử dụng trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu tiên.
Thay vào những loại rau trên, mẹ bầu 3 tháng đầu nên sử dụng các loại rau như súp lơ xanh, cà chua, cà rốt, họ nhà đậu… để em bé được hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là được cung cấp đủ rau xanh.
Ngoài rau và củ quả, mẹ bầu không nên sử dụng những loại sản phẩm có chứa nhiều thủy ngân như cá thu, cá kiếm, lươn vàng, những loại đồ ăn nhanh, đồ ăn chưa chín kỹ hoặc sử dụng những sản phẩm kích thích, chứa cồn như rượu, bia, thuốc lá…
>>> Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng của bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ
Tổng hợp những loại rau củ tốt cho bà bầu bạn nên ăn
Thực phẩm tốt cho bà bầu trong 3 tháng đầu của thai kỳ
Sau khi tìm hiểu bà bầu nên kiêng gì, Unica sẽ cùng bạn tìm hiểu một số loại thực phẩm quan trọng để cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho bà bầu trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.
- Súp lơ: Súp lơ là một loại rau xanh rất tốt chơ cơ thể. Hàm lượng Axit Folic có trong Súp lơ sẽ giúp ngăn ngừa dị tật thai nhi và cung cấp sắt để bổ sung lượng máu dồi dào cho cơ thể mẹ.
- Cá hồi: Hàm lượng Omega 3 có trong cá hồi giúp thai thi phát triển tế bào não một cách nhanh hơn và thông minh hơn. Chính vì thế, đây là một trong những thực phẩm được rất nhiều mẹ lựa chọn trong suốt quá trình mang thai của mình.
- Thịt đỏ: Sắt có trong thịt bò rất tốt cho việc cung cấp máu ở các tế bào hồng cầu. Thế nhưng, mẹ bầu không nên ăn thịt bò không có nguồn gốc hoặc thịt bò sống, tái bởi nó sẽ rất nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi trong giai đoạn này.
- Sữa chua: Vitamin D,E có trong sữa chua không chỉ giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng, cải thiện sắc tố trên da mà nó còn giúp cho hệ tiêu hóa ổn định thông qua việc dung nạp lợi khuẩn. Vì thế, nếu bạn thường xuyên bị táo bón thì nên ăn sữa chua mỗi ngày để cải thiện tình hình nhé.
Thực phẩm tốt cho bà bầu
3 tháng đầu tiên là giai đoạn quan trọng của thai nhi, nếu mẹ bầu không biết giữ gìn ở giai đoạn này, nguy cơ dẫn đến sảy thai hay mang dị tật là rất cao. Chính vì vậy ngoài các loại rau củ quả và thực phẩm nên kiêng vừa kể trên, bạn cần có kiến thức về chế độ dinh dưỡng khoa học cũng như chế độ luyện tập và nghỉ ngơi phù hợp giúp mẹ nâng cao sức khỏe và thai nhi luôn khỏe mạnh, phát triển toàn diện với khóa học Thai giáo - Phát triển trí tuệ & cảm xúc cho con trong bụng mẹ.
Chúc bạn và bé yêu luôn khỏe mạnh!
19/04/2019
2973 Lượt xem
Mang thai tháng đầu tiên mẹ bầu cần lưu ý những gì?
Trong suốt quá trình mang thai, tháng đầu tiên được coi là tháng nhạy cảm nhất do thai nhi còn quá nhỏ và mẹ bầu chưa quen với những biến đổi của cơ thể. Trong giai đoạn này, thai nhi rất dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân từ bên ngoài. Chỉ một sai sót nhỏ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả mẹ và bé. Hôm nau Unica.vn sẽ chia sẻ cho bạn kiến thức mang thai tháng đầu tiên cần kiêng những gì để tốt cho cả mẹ và bé. Mời bạn đọc cùng theo dõi qua bài viết dưới đây.
Những điều kiêng kỵ khi mang thai tháng đầu tiên bạn nhất định phải biết
1. Mang thai tháng đầu tiên mẹ cần tránh không hoạt động mạnh
Tháng đầu tiên, phôi thai còn yếu và rất mỏng, đây là giai đoạn chưa ổn định nếu như hoạt động mạnh có thể dẫn tới sảy thai. Tốt nhất ở tháng đầu tiên bạn nên kiêng mang vác nặng, đi lại nhẹ nhàng, nếu là những công việc phải hoạt động nhiều bạn nên nghỉ ngơi một thời gian cho thai nhi ổn định sau đó có thể tiếp tục lại công việc.
>>> Xem thêm: 6 Dấu hiệu chửa ngoài dạ con mẹ nên biết
Mang thai tháng đầu tiên mẹ cần tránh không hoạt động mạnh
2. Mang thai tháng đầu tiên cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng
Khi mang thai không phải bạn “thích ăn gì thì ăn” mà phải nhớ rằng mình đang có em bé, bạn ăn gì đều có ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi. Bạn nên ăn chú ý đến chế độ dinh dưỡng, đặc biệt bổ sung chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất, đây là 4 loại chất cần thiết cần bổ sung giai đoạn này.
Bạn nên tránh là các loại cá có chứa nhiều thủy ngân như cá thu, cá kiếm, cá mập, đu đủ xanh, rau xam, quả mọc mầm, các thức ăn chưa chín kỹ, hay các loại đồ uống có ga, có chứa cồn… bởi những thực phẩm này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ bé hoặc có thể gây ra dị tật bẩm sinh.
Những tháng đầu tiên nhiều mẹ bầu sẽ bị ốm nghén, có thể không muốn ăn uống hoặc ăn có thể bị nôn, cách tốt nhất ở giai đoạn này là bạn chia nhỏ khẩu phần ăn, ăn đủ ba bữa chính và thêm 5 - 6 bữa phụ. Biết rõ dinh dưỡng cho những tháng đầu, mẹ bầu sẽ có sự chủ động hơn để có những sự khởi đầu suôn sẻ.
Khi mang thai tháng đầu tiên bạn cần chú ý đến thực đơn hàng ngày nên ăn gì và không nên ăn gì
3. Mang thai tháng đầu tiên bạn nên hạn chế việc làm đẹp nhờ hóa chất
Làm đẹp là vấn đề hầu hết mọi người quan tâm, bởi ai cũng thích cái đẹp, đặc biệt là đối với phụ nữ. Nhiều người mang bầu trở nên xấu đi và càng mong muốn làm đẹp. Tuy nhiên đây là một điều bạn không nên làm trong giai đoạn này.
Các loại mỹ phẩm như kem dưỡng da, phấn, son môi hay các loại thuốc nhuộm tóc… đều không tốt bởi nó có chứa hóa chất. Cách tốt nhất bạn nên làm là không sử dụng mỹ phẩm, không sử dụng hóa chất thay vào đó bạn có thể sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên.
>>> Xem thêm: 7 Món ăn vặt cho bà bầu "bớt nghén"
Tuyệt đối bạn không nên sử dụng hóa chất trong khi mang thai
4. Không nên quan hệ trong những tháng đầu mang thai
Ngoài việc kiêng một số loại thực phẩm, hóa chất và không nên hoạt động mạnh, bạn cũng nên tránh quan hệ trong giai đoạn này. Tháng đầu tiên thai nhi chưa ổn định, chưa tạo được điểm bám trong tử cung. Những cảm xúc khi quan hệ thường khiến hai vợ chồng tạo ra động tác mạnh. Điều này có thể tác động tới cổ tử cung làm tử cung co thắt mạnh, đẩy bào thai ra ngoài. Chính vì vậy, khi mang thai tháng đầu, hai vợ chồng nên hạn chế quan hệ tình dục.
Quan hệ trong thời kỳ mang thai tháng đầu tiên không tốt đối với thai nhi
Trên đây là những điều bạn cần tránh khi mang thai tháng đầu tiên, ngoài những điều cần tránh, bạn cũng cần biết nên làm gì ở thời điểm vàng này để con được phát triển toàn diện và khỏe mạnh.
5. Chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi khoa học khi mang thai tháng đầu
Trong những tháng đầu mang thai, cơ thể người mẹ thường dễ mệt mỏi, căng thẳng và nhạy cảm. Chính vì thế, để giúp thai mẹ có thể khỏe mạnh hơn, bạn cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất như: Vitamin, Axit Folic, khoáng chất. Đồng thời xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học hợp lý.
Cụ thể:
- Bổ sung các loại hạt như óc chó, hạt điều, hạnh nhân giàu Axit Folic để giúp thai nhi phát triển hệ thần kinh và não bộ, ngăn ngừa các dị tật liên quan đến thai nhi.
- Uống 2-3 lít nước mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng và cơ thể khỏe mạnh hơn
- Trong những tháng đầu mang thai, thai phụ có thể bị nghén ngẩm, chóng mặt, buồn nôn. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể chia nhỏ các bữa ăn để hấp thụ và tiêu hóa tốt hơn. Ngoài ra có thể sử dụng một số loại thực phẩm vừa tốt cho sức khỏe vừa cải thiện được tình trạng nghén ngẩm như: sữa chua, hoa quả xanh, socola....
- Không sử dụng các thực phẩm, đồ uống có cồn như: rượu, bi, thuốc lá, cà phê...
- Nên có chế độ sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi phù hợp để thai nhi phát triển tốt nhất. Những tháng đầu thai nhi còn nhỏ và yếu ớt, đồng thời sức khỏe của mẹ cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Chính vì thế bạn đên đi lại nhẹ nhàng, không vận động mạnh là làm việc quá sức để ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của thai nhi.
- Một trong những sự lựa chọn của nhiều mẹ bầu trong thời kỳ này là tham gia tập Yoga. Theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, yoga có tác dụng tốt đối với sức khỏe bà bầu, giúp giảm tăng cường sức khỏe và cân bằng cảm xúc cho bà bầu, đặc biệt là tốt cho sự phát triển của em bé. Mẹ có thể tìm hiểu rõ hơn về các bài tập Yoga nhẹ nhàng tại nhà tại khóa học Yoga bầu - Mẹ khỏe mạnh, con an nhiên để có một thai kỳ thật khỏe mạnh và hạnh phúc.
Trên đây là những điều bạn cần tránh khi mang thai tháng đầu tiên, ngoài những điều cần tránh, bạn cũng cần biết nên làm gì ở thời điểm vàng này để con được phát triển toàn diện và khỏe mạnh.
19/04/2019
1993 Lượt xem
6 Dấu hiệu chửa ngoài dạ con mẹ nên biết
Chửa ngoài dạ con là một hiện tượng rất nguy hiểm ở bất kỳ phụ nữ nào trong độ tuổi sinh sản cũng có thể gặp phải. Vậy các triệu chứng của chửa ngoài dạ con như thế nào, các bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây.
1. Chửa ngoài dạ con là gì?
Chửa ngoài dạ con hay còn gọi là hiện tượng mang thai ngoài tử cung là những trường hợp thai nhi không nằm trong tử cung mà nằm ở những nơi khác bên ngoài tử cung, thường gặp nhất là ở vòi trứng.
Mang thai ngoài dạ con rất nguy hiểm và cần phải được điều trị càng sớm càng tốt để giảm các biến chứng và tăng cơ hội sống sót của mẹ và thai nhi. Đồng thời nếu phát hiện và điều trị sớm sẽ giảm rủi ro sức khỏe mẹ và bé trong tương lai.
>>> Xem thêm: Đau bụng dưới khi mang thai? Nguyên nhân và cách khắc phục
Mô tả về mang thai ngoài tử cung
2. Những triệu chứng của chửa ngoài dạ con
Trong thời gian đầu mang thai, chửa ngoài dạ con không gây ra bất kỳ triệu chứng nào hoặc có những dấu hiệu tương tự như triệu chứng mang thai bình thường. Nhưng một thời gian sau, thì chửa ngoài dạ con có những dấu hiệu không bình thường như:
Đau bụng dữ dội
Thời gian đầu khi mang thai thì triệu chứng này chữa rõ rệt nhưng đến khoảng 6 – 8 tuần sau khi thụ thai, bà bầu sẽ có thể đau bụng nhẹ và vài tuần sau sẽ đau bụng dữ dội hơn theo từng cơn.
Đau bụng dữ dội là một trong những dấu hiệu nhận biết chửa ngoài dạ con
Chảy máu âm đạo
Mới đầu sẽ chỉ có những vết máu nhỏ chảy ra ở âm đạo, nhưng càng về sau máu càng chảy ra nhiều hơn
Đau vùng âm đạo
Vùng âm đạo sẽ bị đau sau khoảng vài tuần đặc biệt là khi khám vùng chậu hoặc khi quan hệ tình dục
Thai giáo từ sớm sẽ giúp bé phát triển tốt hơn về mặt thể chất và tư duy ngay từ trong bụng mẹ. Chính bởi vậy, khóa học Thai giáo Online ra đời sẽ giúp các mẹ có thêm kiến thức để giáo dục bé ngay từ sớm. Mỗi bài giảng đều được thiết kế một cách trực quan và dễ hiểu, thời lượng mỗi bài không quá 30 phút nên mẹ bầu an tâm sẽ không bị mệt mỏi hoặc buồn ngủ. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn:
[course_id:799,theme:course]
[course_id:1171,theme:course]
[course_id:1191,theme:course]
Chóng mặt
Do chảy máu trong nên bà bầu sẽ bị thiếu máu trầm trọng dẫn đến hoa mắt chóng mặt thậm chí là ngất xỉu
Đau cổ, vai, gáy
Chảy máu trong bụng làm kích thích cơ hoành dẫn đến đau nhức ở vai, cổ hoặc xương chậu theo từng cơn
Sốc
Nhiều người khi mang thai ngoài dạ con thường hay bị sốc. Những trường hợp này cần phải đưa đi cấp cứu ngay lập tức để không bị nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ
Tuy nhiên những triệu chứng chửa ngoài dạ con ở mỗi người là khác nhau. Đôi khi chỉ có một triệu chứng xảy ra và nó cũng rất đột ngột. Cho nên khi mang thai người mẹ nên đến các cơ sở y tế thăm khám để phát hiện kịp thời hiện tượng chửa ngoài dạ con.
3. Những đối tượng có nguy cơ dễ có nguy cơ chửa ngoài dạ con
Tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đều có nguy cơ bị chửa ngoài dạ con. Tuy nhiên những đối tượng dễ có nguy cơ chửa ngoài dạ con cao nhất :
+ Phụ nữ >35 tuổi
+ Những người từng phẫu thuật vùng chậu, bụng hoặc phá thai nhiều lần
+ Những người thụ tinh nhân tạo
+ Những phụ nữ hút thuốc lá
+ Người có tiền sử chửa ngoài tử cung
+ Người từng bị mắc các bệnh về đường tình dục: lậu, giang mai,…
+ Người có ống dẫn trứng có cấu trúc bất thường, bẩm sinh
4. Chửa ngoài dạ con nguy hiểm đến mức nào
Chửa ngoài dạ con hay còn được gọi là chửa ngoài tử cung, nếu không được phát hiện kịp thời thì sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Chửa ngoài dạ con vỡ gây xuất huyết trong ổ bụng
Khi mẹ chửa ngoài tử cung, vị trí làm tổ của thai không đúng theo tự nhiên, thai nhi muốn phát triển để lấy nguồn dinh dưỡng từ mẹ thì phải phá hủy cấu trúc của tổ chức mà thai đang bám vào làm tổ. Chính vì thế, bào thai có thể vỡ bất cứ lúc nào. Khi thai vỡ, mẹ bầu sẽ cảm thấy đau bụng duex dội, máu chảy ồ ạt và có thể ngất xỉu do mất màu, mạch đập nhanh. Trong trường hợp không được cấp cứu kịp thời, mẹ có thể tử vong bất cứ lúc nào.
Nguy cơ tái phát cao
Đối với những người đã từng bị mang thai ngoài tử cung thì sẽ có nguy cơ tái phát cao lên đến 13 lần so với những người không bao giờ mắc. Ngoài ra, với những phụ nữ chữa ngoài dạ con thì khó để có thể giải quyết các bệnh lý liên quan đến chức năng sinh sản như: viêm nhiễm âm đạo, u xơ hoặc các phương pháp tránh thai như đặt vòng.
Thai chết lưu
Do thai không được chui vào "tổ" để được bảo vệ và phát triển theo một chu trình bình thường nên rất có thể thai nhi sẽ bị chết lưu ngay cả trong bụng mẹ. Trong trường hợp này, nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời thì tế bào thai sẽ phân hủy ngay trong cơ thể mẹ dẫn đến hiện tượng viêm nhiễm, nhiễm trùng máu và đe dọa đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của mẹ.
Trên đây là những dấu hiệu nhận biết chửa ngoài dạ con mẹ bầu nên biết. Nếu mẹ bầu nào đang trong quá trình mang thai những tháng đầu mà có những triệu chứng như trên thì hãy đến các cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời nhé.
Hãy chuẩn bị một hành trang đầy đủ trước khi mang thai các bạn nhé. Chúc các bạn thành công!
19/04/2019
4603 Lượt xem
Danh sách đồ đi sinh từ A – Z cho mẹ và bé ?
Trước khi đi đẻ cần mang theo những đồ gì? Nên mang đồ nào cho mẹ, đồ nào cho con và đồ nào cho người thân? Đây là những câu hỏi được nhiều mẹ bầu quan tâm nhất khi chuẩn bị bước vào ngày chuyển dạ. Để giúp các chị em an tâm hơn Unica.vn xin chia sẻ tới các bạn những danh sách chuẩn bị đồ đi sinh từ A – Z cho mẹ và bé thông qua nội dung bài viết dưới đây nhé !
I.Chuẩn bị đồ đi sinh cho bé yêu
Nếu mẹ đang ở thời kỳ cuối của thai kỳ và đang mong chờ sự chào đón của bé yêu thì ngoài việc mẹ bầu phải biết chăm sóc sức khỏe ổn định và có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, mẹ bầu cũng nên dành ra một chút thời gian để lên danh sách các vật dụng cần thiết khi chuẩn bị bước vào ngày “vỡ chum” nhé. Tuy nhiên các mẹ cũng không cần phải chuẩn bị quá sớm, khoảng trước 2 tháng khi chuẩn bị sinh mẹ hãy bắt đầu chuẩn bị cho mình giỏ đồ đi sinh để lúc “chuyển dạ” không phải luống cuống. Dưới đây là danh sách đồ mẹ bầu cần chuẩn bị trước khi sinh em bé, các mẹ nên tham khảo nhé.
1. Quần áo sơ sinh
+ Số lượng: 8 – 10 bộ
+ Mẹ nên chọn những bộ quần áo dài tay, 100% cotton nhé. Mẹ không nên mua nhiều, 8 – 10 bộ là đủ vì bé sẽ phát triển từng ngày, ra tháng mẹ mua thêm cho bé đợt mới là vừa.
+ Mẹ nhớ kiểm tra quần áo của bé và loại bỏ những sợi chỉ thừa để khi bé mặc không bị chỉ thừa quấn hay siết chặt vào tay, chân sẽ rất nguy hiểm.
+ Mẹ cũng nên cắt hết mác áo ngay khi mua về để con không bị ngứa ngáy khó chịu.
>>> Xem thêm: 3 Bước thủ tục làm bảo hiểm thai sản bạn nên biết
Quần áo mua về các mẹ nên giặt sạch rồi gấp gọn lại
2. Bao tay, chân
+ Số lượng: 5 đôi
+ Mẹ hãy chuẩn bị 5 đôi bao tay, bao chân cỡ nhỏ và vừa cho con để giữ ấm cho bé vừa tránh bé lấy tay cào vào mặt
+ Mẹ cũng nhớ kiểm tra và cắt bỏ mác và chỉ thừa đi nhé
+ Nếu mẹ sinh bé vào mùa lạnh thì nên chọn cho con những bao tay, bao chân ấm hơn và chặt hơn để bé không bị lạnh
3. Mũ trẻ sơ sinh
+ Số lượng: 3 – 5 cái
+ Mẹ nên mua loại vải xốp, mềm dễ co giãn vì đầu bé sơ sinh rất mềm và mau tăng kích cỡ
+ Vì trẻ sơ sinh dễ ra mồ hôi nên mẹ hãy chú ý thay mũ cho bé thường xuyên và không nên sử dụng 1 mũ ngày này qua ngày khác sẽ rất mất vệ sinh
+ Vào mùa hè, mẹ nên cho con đội mũ chất liệu 100% cotton để bé luôn được thoáng mát còn mùa đông mẹ hãy chuẩn bị cho con mũ có chất liệu cotton pha len để giữ ấm cho con
4. Khăn voan màu trắng
+ Số lượng: 1- 2 cái
+ Khăn voan dùng để che cho bé tránh bụi, gió lùa khi ra viện
+ Mẹ nên chọn màu trắng vì nếu chọn những màu quá nổi bật sẽ càng làm tăng khả năng nhìn của bé
+ Khi trùm khăn, nên cho bé đội 1 chiếc mũ có vành để đảm bảo khoảng cách giữa khăn trùm và mặt bé được rộng, vừa tốt cho mắt lại không bị ngạt thở
Lưu ý: Bao tay, bao chân, khăn voan, mũ của bé mẹ nên để riêng vào 1 túi nhỏ để không bị lẫn lộn mỗi thứ 1 chiếc nhé.
5. Khăn bông
+ Số lượng: 4 – 5 cái loại 50 x 100 (đủ quấn cho cả người bé)
+ Mẹ chọn khăn có chất liệu 100% cotton, sờ vào thấy mịn, thoáng mát chứ không thô ráp
+ Khăn đạt yêu cầu là trên khăn có chỉ số GSM trên 700 là khăn cao cấp, thích hợp với làn da trẻ sơ sinh. Còn khăn có chỉ số GSM trên 800 là khăn quá dày và khó sử dụng
6. Khăn sữa
+ Số lượng: 20 cái loại 20 x 25 cm
+ Mẹ nhớ mua loại có 3 – 4 lớp nhé, loại 2 lớp giặt nhanh bị xù lông và nhanh bị giãn
+ Mẹ để riêng 5 cái để lau mặt, mắt cho con. Còn lại dùng để rửa ráy những lúc bé nôn, trớ, ị, tè giúp đảm bảo vệ sinh tối đa cho bé không bị vi khuẩn xâm hại
+ Mẹ có thể dùng khăn sữa của con để lót trong áo cho sữa không bị chảy ra ngoài ướt áo
+ Mẹ có thể dùng khăn sữa để quàng cổ cho bé không bị nôn, trớ ra ướt áo
+ Hoặc mẹ có thể dùng khăn sữa gấp lại làm gối đầu cho bé
7. Bông y tế
+ Số lượng: 1 kg
+ Mẹ cắt sẵn thành từng miếng dùng để thấm nước lau đít cho con khi ị đùn, dùng xong thì vứt đi luôn cho tiện đỡ phải dùng khăn sữa giặt vừa mệt lại không đảm bảo vệ sinh
8. Chăn
+ Số lượng: 1 cái loại 120x120cm
+ Mẹ nên mua loại chăn nhẹ để không làm bé bị khó chịu
+ Khi đắp chăn cho bé, mẹ chỉ nên đắp ngang người và không nên đắp chăn cao đến cổ bé để tránh trong khi ngủ bé cựa quậy khiến chăn xô dịch gây ngạt thở
Thai giáo từ sớm sẽ giúp bé phát triển tốt hơn về mặt thể chất và tư duy ngay từ trong bụng mẹ. Chính bởi vậy, khóa học Thai giáo Online ra đời sẽ giúp các mẹ có thêm kiến thức để giáo dục bé ngay từ sớm. Mỗi bài giảng đều được thiết kế một cách trực quan và dễ hiểu, thời lượng mỗi bài không quá 30 phút nên mẹ bầu an tâm sẽ không bị mệt mỏi hoặc buồn ngủ. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn:
[course_id:799,theme:course]
[course_id:1171,theme:course]
[course_id:1191,theme:course]
9. Miếng lót chống thấm
+ Số lượng: 1 cái
+ Dùng để đệm dưới mông bé khi thay đồ cho con
+ Mẹ nên chọn miếng lót chống thấm có 2 mặt, mặt trên là bằng vải mềm mịn, mặt dưới bằng nilon để khi bé đi vệ sinh không bị thấm ra giường
+ Mẹ lưu ý tuyệt đối không cho bé ngủ trên miếng lót chống thấm, vì tấm lót chống thấm rất bí và nóng, trẻ sơ sinh thường hay bị ra mồ hôi, sẽ rất dễ bị cảm cúm
10. Quần đóng bỉm
+ Số lượng: 5 cái
+ Mẹ nhớ chọn cái có 1 đầu miếng dính bằng vải thì khi mặc vào em bé sẽ không bị cọ sát vào da gây đỏ hay xước da. Vì trẻ sơ sinh lớn rất nhanh nên mẹ nhớ mua size to để bé mặc cho thoải mái nhé
11. Bình sữa
+ Số lượng: 2 cái loại 50ml -120ml
+ Mẹ nên mua bình sữa bằng nhựa “nguyên sinh” đó là loại nhựa không gây độc (mua loại bình có ghi None PPA)
12. Sữa bột cho bé hoặc thanh sữa meiji của Nhật
+ Số lượng: 5 thanh
+ Dùng khi sữa mẹ chưa về ngay hoặc mẹ thiếu sữa, ít sữa
13. Cọ rửa bình sữa và nước rửa bình sữa
+ Số lượng: 1 cái
+ Dùng để cọ bình sữa và núm ti cho bé
+ Nước rửa bình sữa mẹ nên san ra 1 lọ bé vì mình cũng chỉ ở viện vài ngày thôi
14. Giỏ đựng đồ
+ Số lượng: 1 cái
+ Để đựng tất cả các đồ của bé. Mẹ lưu ý nên lót miếng giấy sạch trước khi cho đồ dùng của bé vào để không bị dính đất bụi vào đồ nhé. Hoặc mẹ có thể cho vào túi du lịch.
Ngoài ra, mẹ có thể chuẩn bị thêm: dầu tràm, gạc lưỡi, nhiệt kế, kem chống hăm, dầu gội, sữa tắm cho bé.
Mẹ nên mua những đồ cần thiết thôi nhé không nên mua quá nhiều vì khi vào trong bệnh viện cũng sẽ có hết rồi
II. Chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ
1. Bàn chải đánh răng
2. Kem đánh răng
3. Lược chải đầu
4. Băng vệ sinh
5. Quần áo dài tay
6. Tất chân
7. Quần lót
8. Dao, tỏi, son
Chuẩn bị đồ đi sinh từ A-Z cho bé và mẹ
Đặc biệt mẹ không thể quên:
+ Hồ sơ khám thai: các mẹ mang the cả bản gốc và bản photocopy đi để phòng hành chính bệnh viện đối chiếu (nếu cần)
+ Chứng minh thư nhân dân (thẻ căn cước) bản gốc và bản photocopy
+ Giấy bảo hiểm y tế
+ Sổ hộ khẩu bản gốc và bản photocopy
+ Tiền mặt (đóng phí tạm ứng và chi tiêu khi nằm viện)
Lưu ý: Các mẹ không thể quên sổ khám thai và tất cả các hình ảnh siêu âm và kết quả xét nghiệm trong suốt thời gian mang thai nhé. Những giấy tờ này sẽ giúp bác sĩ đánh giá đúng hơn tình trạng sức khỏe của thai nhi và bệnh lý của mẹ.
>>> Xem thêm: Cách sử dụng que thử thai chuẩn xác 100%
III. Tại sao mẹ bầu nên chuẩn bị đồ đi sinh trước 2 tháng
+ Phòng trường hợp lỡ mẹ chuyển dạ sinh sớm thì không bị rơi vào trạng thái bị động
+ Chuẩn bị sớm sẽ có nhiều thời gian xem xét và bổ sung thêm và dễ kiểm tra lại và giặt giũ cẩn thận
+ Mẹ sẽ cảm thấy hạnh phúc và tâm hồn vui vẻ hơn để có tinh thần thoải mái nhất khi sinh
Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ tới các bạn danh sách chuẩn bị đồ đi sinh từ A-Z cho mẹ và bé. Mẹ hãy chuẩn bị cho mình một tinh thần thật thoải mái, tự tin để vượt cạn thành công, suôn sẻ nhé. Mẹ cũng đừng quên nâng cao cho mình các kiến thức thai giáo chăm sóc và bảo vệ bé yêu ngay từ những ngày đầu để bé luôn lớn khỏe và phát triển toàn diện nhé.
19/04/2019
7482 Lượt xem
Chế độ dinh dưỡng của bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ
3 tháng đầu của thai kỳ là giai đoạn người mẹ cần bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu để bổ sung các dưỡng chất cần thiết chuẩn bị cho sự phát triển của con. Vậy, chế độ dinh dưỡng của bà bầu trong giai đoạn này như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây.
1. Dưỡng chất cần thiết để bổ sung trong 3 tháng đầu thai kỳ
Đây được coi là giai đoạn mẹ bầu phải trải qua những thay đổi bất thường về mặt tâm sinh lý. Nhiều người cảm thấy mệt mỏi và chán ăn, có người ăn nhiều hơn bình thường hoặc thường xuyên nôn, ói. Một số dưỡng chất mà bà bầu cần bổ sung trong 3 tháng đầu thai kỳ đó là:
Axit folic
Axit folic hay còn gọi là vitamin B9. Đây được coi là một loại dưỡng chất quan trọng đối với cơ thể con người đặc biệt là phụ nữ trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, giúp tổng hợp AND và là một trong những vi chất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của bào thai, nhất là hệ thần kinh. Thiếu axit folic dễ gây ra các khiếm khuyết thần kinh ở trẻ, khiến thai vô sọ, thoát vị não – màng não, dị tật ở tim, đường tiểu, sứt môi, hở hàm ếch,…
Vì vậy, bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu axit folic hàng ngày tốt cho bà bầu như gan, thịt gà, ngũ cốc, rau xanh, đậu lima, đậu Hà Lan, cà chua, chuối, cam, chanh, bưởi,...
Theo Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo mọi phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ cần bổ sung hàm lượng 400mcg – 600mcg axit folic mỗi ngày tùy theo sự chỉ định của bác sĩ nhằm giảm thiểu nguy cơ dị tật ở trẻ.
>>> Xem thêm: Bà bầu nên kiêng ăn gì trong 3 tháng đầu của thai kỳ
Nhóm thực phẩm chứa Axit Folic
Sắt
Sắt rất cần thiết cho quá trình vận chuyển oxy và vi chất dinh dưỡng đến bào thai. Trong thai kỳ, thể tích máu của người mẹ tăng lên 50%. Sắt tham gia vào quá trình cấu tạo nên enzym miễn dịch, giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Thiếu sắt khiến cho mẹ bầu luôn trọng tình trạng mệt mỏi, khó chịu, da xanh xao,.. là nguyên nhân gây sinh non, thiếu cân ở trẻ sơ sinh. Do đó, bà bầu cần bổ sung những thực phẩm giàu sắt như: thịt bò, cải xoăn, cải bó xôi, rau dền, ngũ cốc,... trong bữa ăn hàng ngày để cải thiện chế độ dinh dưỡng.
Theo khuyến cáo, với một thai kỳ bình thường bà bầu nên chú ý bổ sung khoảng 30mg sắt mỗi ngày. Tuy nhiên nên lưu ý không nên uống sắt cùng với chè, cà phê vì chất tanin trong cà phê và chè sẽ làm giảm sự hấp thụ của sắt.
Nhóm thực phẩm chứa nhiều sắt
Canxi
Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố, làm chắc thêm hệ xương của mẹ và bé. Thiếu canxi, cơ thể người mẹ sẽ mệt mỏi, đau cơ và thường xuyên bị chuột rút,... nặng hơn là sẽ có biểu hiện bị co giật, tụt canxi huyết. Thai nhi thiếu canxi sẽ bị suy dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ, gây ra các dị tật về xương, còi xương bẩm sinh, thấp, lùn. Để bổ sung canxi, các mẹ nên dùng các thực phẩm như: cua đồng, tôm, sữa bò, sữa dê hay bột có nguồn gốc từ thực vật, cà rốt,… Thông thường, nhu cầu cung cấp canxi của mẹ bầu trong 3 tháng đầu là 800 – 100mg và tăng dần trong những quý tiếp theo.
Protein
Protein có vai trò xây dựng, củng cố và thay thế các mô mới trong cơ thể, giúp vận chuyển oxy trong máu và tạo ra một hệ thống miễn dịch giúp mẹ bầu luôn khỏe mạnh trong suốt quá trình mang thai. Protein có nhiều trong thịt gia cầm, cá, ngũ cốc, trứng, các loại hạt họ nhà đậu, lúa mạch, lúa mì,…Trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần cung cấp khoảng 70g protein/ngày để bé cưng có thể phát triển một cách toàn diện.
Nhóm thực phẩm chứa Protein
Vitamin và khoáng chất
Vitamin và khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu giúp mẹ bầu loại bỏ các hiện tượng xấu như táo bón, ợ nóng, đầy hơi, sạm da, rạn da,… trong quá trình mang thai. Vitamin và khoáng chất có nhiều trong rau xanh và các loại trái cây. Vì vậy, trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, mẹ bầu cần cung cấp tối thiểu 200 – 300gr vitamin và khoáng chất mỗi ngày.
2. Những thực phẩm mẹ bầu không thể bỏ qua khi mang thai 3 tháng đầu
Súp lơ xanh
Súp lơ xanh là một trong những thực phẩm có chứa axit folic dồi dào cho cơ thể. Vì vậy, trong những ngày đầu của thai kỳ mẹ bầu nên cho thêm món súp lơ xanh xào thịt bò hay món súp lơ xanh luộc vào thực đơn của mình nhé. Vừa có đủ axit folic và sắt, bạn không nên bỏ qua đâu đấy!
Súp lơ là thực phẩm bổ sung nhiều dưỡng chất rất tốt cho phụ nữ mang thai
Các loại quả có màu vàng như cam, quýt, bưởi
Không chỉ chứa axit folic, cam, quýt, bưởi còn chứa một lượng lớn vitamin C, rất tốt cho hệ miễn dịch của mẹ và bé. Mỗi ngày, các mẹ nên uống một ly cam ép để giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng nhé.
Trứng gà
Không chỉ chứa nhiều protein, trứng gà còn là thực phẩm có chứa nhiều vitamin D. Nhiều người khi mang bầu thường ăn trứng ngỗng vì cho rằng trứng ngỗng tốt nhưng trên thực tế thì chưa có nghiên cứu nào chứng minh trứng ngỗng tốt hơn. Tuy nhiên, trứng ngỗng không chứa nhiều protein như trứng gà nhưng lại chứa nhiều chất béo hơn. Cho nên, trong giai đoạn mang bầu, mẹ nên chú ý không nên ăn quá nhiều trứng ngỗng sẽ gây dư thừa một lượng chất béo cho mẹ và con.
Cá hồi
Cá hồi là một loại thực phẩm rất tốt cho phụ nữ mang thai. Trong cá hồi có chứa nhiều vitamin D và canxi rất tốt cho sức khỏe và thai kỳ của mẹ. Tuy nhiên, đối với phụ nữ trong quá trình mang thai thì không nên ăn cá hồi sống mà phải chế biến chín trước khi ăn nhé.
>>> Xem thêm: Chế độ thai sản 2021 mới nhất mà mẹ nên biết
Không nên ăn cá hồi sống trong quá trình mang thai
Thịt bò
Trong thịt bò có chứa nhiều chất sắt rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Bạn có thể kết hợp rất nhiều các món ăn từ thịt bò vừa dễ ăn lại đầy đủ dinh dưỡng. Tuy nhiên, với mẹ bầu thì nên chế biến thịt bò cho chín kỹ rồi hãy sử dụng không nên sử dụng thịt bò còn sống hoặc thịt bò tái.
Sữa chua
Sữa chua là loại thực phẩm rất dễ ăn và tốt cho hệ tiêu hóa. Trong sữa chua có chứa nhiều vitamin D, canxi sẽ giúp cho mẹ bầu ngăn ngừa được chứng táo bón khó chịu trong suốt quá trình mang thai.
3. Những thực phẩm mẹ bầu không nên sử dụng trong 3 tháng đầu thai kỳ
Giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ có thể coi là thời gian khó khăn nhất với mẹ bầu. Lúc này em bé chưa hoàn toàn làm tổ vững chắc, cơ thể người mẹ cũng chưa thích nghi và chưa chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho nên các mẹ vẫn giữ thói quen ăn uống như trước đây. Chính vì vậy, các bà mẹ cần đặc biệt chú ý hơn đến chế độ dinh dưỡng khi mang bầu. Dưới đây là những thực phẩm mẹ bầu không nên sử dụng trong 3 tháng đầu thai kỳ:
Thực phẩm tái sống
Trong quá trình mang thai, mẹ bầu không nên ăn những món ăn tái hoặc chưa chín hẳn như nem chua, phở tái, cá hồi sống,… Những loại thực phẩm chưa được nấu chín sẽ là nguyên nhân gây ra ngộ độc, tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng,.. Cho nên mẹ bầu cần ăn chín, uống sôi để tốt cho sự phát triển của mẹ và bé.
Thực phẩm đóng hộp
Các bạn biết đấy, những thực phẩm đóng hộp mặc dù tiện lợi nhưng chưa ai có thể chắc chắn rằng vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm được đảm bảo. Lượng đường cũng như lượng muối trong đồ đóng hộp là khá cao cho nên chúng sẽ là tác nhân xấu gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu. Trong quá trình mang thai 3 tháng đầu, các mẹ nên chú ý lựa chọn sử dụng những thực phẩm tươi mới và được chế biến chín trước khi sử dụng.
Mẹ bầu hãy tránh xa những thực phẩm đóng hộp
Rượu, bia, cafe
Đây được coi là những thức uống cực kỳ có hại cho sức khỏe mẹ bầu cần tránh xa. Đừng để tâm lý được thoải mái mà thường xuyên sử dụng cafe sẽ không tốt cho các bé sau này.
Mẹ bầu cũng nên lưu ý trong suốt quá trình mang thai tuyệt đối không sử dụng các loại thực phẩm như: rau răm, rau sam, rau ngót, dứa, nhãn, đu đủ xanh, khoai tây mầm,…
Trên đây là những thông tin mà Unica.vn muốn gửi đến các mẹ về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong quá trình mang thai 3 tháng đầu. Hy vọng rằng với những chia sẻ này mẹ bầu sẽ nắm rõ để sẵn sàng đón một thiên thần bé nhỏ xinh đẹp và khỏe mạnh chào đời. Cùng với đó, mẹ cũng đừng quên trang bị cho mình những kiến thức quan trọng nhất về cách xây dựng chế độ dinh dưỡng, luyện tập cũng như nghỉ ngơi phù hợp để nâng cao sức khỏe cho mẹ và thai nhi, cho mẹ một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc với khóa học Thai giáo – Phát triển trí tuệ và cảm xúc cho con trong bụng mẹ.
Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!
19/04/2019
2763 Lượt xem
Bảng cân nặng của thai nhi trong tuần bố mẹ nên biết
Khi mang thai làm thế nào để biết em bé của bạn đang khỏe mạnh và phát triển toàn diện? Đó là thông qua việc so sánh với bảng tiêu chuẩn cân nặng chiều cao cụ thể của tổ chức thế giới WHO. Bạn có biết các thông số trong bảng cân nặng của thai khi không? Hãy cùng Unica khám phá các nội dung thông qua bài viết dưới đây nhé.
Bảng cân nặng của thai nhi trong tuần bố mẹ nên biết
Tại sao cần có bảng cân nặng của thai nhi
Giai đoạn em bé nằm trong bụng mẹ là giai đoạn hình thành và phát triển cơ thể và trí não. Đối với từng giai đoạn của thai kỳ, bé sẽ có những sự phát triển khác nhau, chẳng hạn như phát triển về não bộ, về thần kinh, về các bộ phận khác trên cơ thể… Bé sẽ có cân nặng và chiều cao cụ thể, số tuần tuổi tương ứng với sự phát triển của các bộ phận. Theo dõi chiều cao và cân nặng của thai nhi giúp bạn điều chỉnh những chế độ dinh dưỡng cũng như thực hiện các chế độ luyện tập cần thiết để em bé được phát triển tốt nhất. Bảng cân nặng của thai nhi trong tuần cụ thể như thế nào?
Nhiều bậc phụ huynh rất “sốt ruột” khi đi siêu âm không biết con mình có số cân nặng và chiều cao chuẩn với bảng tiêu chuẩn của tổ chức WHO hay không? Có nhiều người chỉ biết số tuần và số cân nặng khi đi siêu âm được bác sĩ thông báo mà không hề quan tâm hoặc biết rằng số cân nặng và chiều cao có bảng tiêu chuẩn đối với từng tuần.
>>> Xem thêm: 5 Bí quyết giúp tăng cường trí nhớ sau sinh
Đối với giai đoạn từ 8 tuần tới dưới 20 tuần
Chiều cao của bé sẽ được đo từ đầu đến mông. Cụ thể bảng tiêu chuẩn được thể hiện ở bảng sau:
Bảng tiêu chuẩn chiều cao và cân nặng của bé từ 8 - 20 tuần tuổi
Như vậy nhìn vào bảng chiều cao và cân nặng này, bạn sẽ biết bé nhà mình có đủ chiều cao và cân nặng so với số tuần hay không. Chúng ta có thể thấy từ tuần 8 đến tuần 12, em bé tăng một cách rất từ từ, mỗi tuần chỉ tăng từ 1 - 3gr, đối với chiều cao tăng khoảng 3cm. Giai đoạn này người mẹ có thể bị nghén, nhưng vượt qua những tuần này thai nhi bắt đầu cứng cáp và mẹ sẽ khỏe hơn.
Bắt đầu từ tuần thứ 12 tới tuần thứ 20, em bé tăng nhanh cân nặng và chiều cao. Khoảng cách từ tuần 8 đến tuần 12 là 13gr, từ tuần 12 tới tuần 20 bé có thể tăng lên từ gần 300gr (từ 14 - 400gr). Trong giai đoạn này người mẹ cần bổ sung nhiều dưỡng chất, sắt và canxi cho sự phát triển của cả mẹ và bé.
Giai đoạn từ tuần thứ 21 - 32
Giai đoạn này là giai đoạn bé phát triển chiều cao và cân nặng một cách đều đặn. Đối với chiều cao mỗi tuần khoảng 1 - 2cm, đối với cân nặng từ tuần 20 - 27 bé tăng nhanh khoảng 100gr trên tuần. Đây cũng là giai đoạn hình thành và phát triển não bộ của trẻ, những mạch máu trong các cơ quan như tim, gan, phổi… Từ tuần 27 - 30 bé có chiều hướng tăng ít hơn về cân nặng, chỉ khoảng 100gr cho tới hơn 200gr mỗi tuần.
Bảng chiều cao và cân nặng của thai nhi từ tuần 20 - 32
Giai đoạn thai nhi từ tuần 33 - 40
Giai đoạn này hoàn thành toàn bộ các bộ phận của bé, em bé đã biết xoay ngang dọc và “biết đạp” trong bụng mẹ. Bé đã cảm nhận được tình cảm, tâm tư một cách rõ ràng từ người mẹ mang lại. Đây là giai đoạn hấp thụ thức ăn từ mẹ nhiều nhất, người mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi ở giai đoạn này, có người đã có thể trở dạ và sinh từ tuần 33.
>>> Xem thêm: 5 Bí quyết chăm sóc da cho bà bầu an toàn, hiệu quả
Bảng chiều cao và cân nặng của thai nhi từ tuần 33 - 40
Từ bảng cân nặng của thai nhi mà Unica đã cung cấp qua nội dung bài viết trên, bạn hãy theo dõi và đối chiếu với thai nhi của con bạn để có những điều chỉnh cho phù hợp nhé. Nếu như bé nhà bạn thiếu cân so với chỉ tiêu trên, rất có thể sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé trong từng tuần, chẳng hạn đối với tuần phát triển trí não, thiếu cân nặng cũng đồng nghĩa với việc thiếu dưỡng chất, em bé sẽ không thông minh như những đứa trẻ khác.
Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc!
18/04/2019
3153 Lượt xem
Thai nhi ở 23 tuần và những đặc điểm mẹ nên biết
Giây phút biết mình được làm cha, làm mẹ là những cung bậc cảm xúc tuyệt vời nhất, có thể nói trong hôn nhân đây là cái kết viên mãn nhất trong hôn nhân.. Để thai nhi được phát triển toàn diện nhất trong 9 tháng 10 ngày chúng ta phải trang bị đủ kiến thức về mỗi giai đoạn phát triển của bé. Thai nhi 23 tuần tuổi là một mốc cực kỳ quan trọng bạn cần lưu tâm. Hãy cùng Unica.vn khám phá sau bài viết dưới đây.
Thai nhi 23 tuần tuổi là giai đoạn quan trọng bạn cần đặc biệt quan tâm
Sản phụ có thay đổi gì khi thai nhi 23 tuần
Khi thai nhi bước vào giai doạn 23 tuần, sản phụ sẽ tăng khoảng 5-7kg và tử cung kéo dài khoảng 3.8cm phía trên rốn. Bằng quan sát, mọi người có thể dễ dàng nhận thấy kích thước bụng đang quá nhỏ hoặc quá lớn so với tuổi của thai nhi. Tuy nhiên, đó chỉ là những quan sát bằng mắt bên ngoài. Để biết chính xác xem các chỉ số có đạt tiêu chuẩn hay không, mẹ bầu cần phải đi khám để nghe kết luận của các bác sĩ để xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học.
Ngoài ra trong giai đoạn này, thai nhi đang lớn dần trong bào thai bụng mẹ, gây áp lực trực tiếp đè vào bàng quang khiến mẹ bầu thường xuyên bị đi tiểu tiện và rò rỉ nước ối. Trong trường hợp này, mẹ cần phải quan sát thật kỹ để phân biệt xem đó là nước ối hay chỉ là cặn nước tiểu bằng. Nếu khi sản phụ xác định được đó không phải là nước tiểu thì hãy đến các phòng khám sản khoa để được thăm khám và đưa ra kết luận chính xác nhất.
>>> Xem thêm: Bài tập Massage mẹ bầu tốt cho mẹ và bé
Thai nhi 23 tuần tuổi có cân nặng bao nhiêu?
Khi mang thai, sự phát triển của em bé bị ảnh hưởng trực tiếp bởi người mẹ, nếu như người mẹ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, cơ thể khỏe mạnh em bé ở giai đoạn này sẽ có cân nặng khoảng 501gr, chiều dài khoảng 28.9cm. Chúng ta có thể thấy hình ảnh của em bé khi người mẹ đi siêu âm. Đây là kích cỡ theo các nhà khoa học tính toán cũng có thể có sự chênh lệch tuy nhiên không đáng kể.
Thai nhi ở tuần thứ 23 bắt đầu có những sự phát triển nhanh chóng so với giai đoạn trước đó, lúc này em bé tăng khoảng 100 - 110gr so với tuần trước. Bằng mắt thường chúng ta sẽ thấy bụng của người mẹ lớn dần hơn.
Bảng chiều cao, cân nặng của bé giai đoạn 20 - 23 tuần tuổi
Thai nhi 23 tuần phát triển những bộ phận nào?
Trong giai đoạn này, người mẹ nên đi khám để theo dõi sự phát triển của em bé, tuần 23 bé bắt đầu phát triển về não bộ, các cơ quan bên trong cơ thể như: phổi đang được hình thành mạch máu, các nhánh của “cây” hô hấp và các tế bào sản xuất surfactant giúp phổi hít đầy không khí. Mặc dù trong giai đoạn này da của em bé vẫn còn rất mỏng nhưng em bắt đầu biết quay ngang và “quậy phá” trong bụng mẹ, biết cảm nhận những cung bậc khác nhau mà người mẹ trải qua.
>>> Xem thêm: Phù chân khi mang thai: 4 Cách điều trị hiệu quả
23 tuần tuổi là giai đoạn hình thành những bộ phận quan trọng trong cơ thể của bé
Mẹ nên chuẩn bị gì khi thai nhi ở tuần thứ 23?
Mang thai là một điều tuyệt vời của người mẹ mà bất kỳ phụ nữ nào cũng mong ước có được. Trong giai đoạn 23 tuần tuổi, bụng của mẹ đã cảm thấy nặng hơn, đi lại và làm việc bắt đầu khó khăn, tâm lý cảm xúc thay đổi thất thường. Bạn cần cố gắng kiềm chế cảm xúc nóng giận, bởi có thể rất ảnh hưởng đến em bé. Hãy nghĩ đến đứa trẻ trong bụng, bạn sẽ vượt qua những cảm giác cô đơn và căng thẳng cũng như những áp lực khi mang thai.
Để kiểm tra sự phát triển của thai kỳ cũng như sức khỏe của người mẹ trong giai đoạn này ngoài siêu âm, người mẹ nên tiến hành thêm một số xét nghiệm chẳng hạn như xét nghiệm đường huyết để kiểm tra lượng đường trong máu. Nếu lượng đường trong máu quá cao hoặc quá thấp sẽ ảnh hưởng tới thai nhi, bạn có thể khó sinh hoặc sinh non.
23 tuần là lúc bạn bắt đầu chuẩn bị sinh bé, nên hãy dần chuẩn bị những đồ dùng thiết yếu, quần áo của trẻ sơ sinh để không bị “rối” đặc biệt đối với những người mẹ mang thai lần đầu.
Thời kỳ này người mẹ cần ăn uống đầy đủ, nếu như không ăn được nhiều, mẹ nên chia làm nhiều bữa nhỏ, uống đầy đủ nước, hãy chọn những đồ ăn chứa nhiều ngũ cốc và trái cây để cả mẹ và bé được khỏe mạnh toàn diện.
Cách tốt nhất cho mẹ bà bé trong thời kỳ này là gì bạn có biết không? Đấy là việc thực hiện những bài tập để em bé phát triển toàn diện cả về mặt cơ thể và trí tuệ sau này, đồng thời những bài tập ấy giúp cho người mẹ không còn bị căng thẳng và mệt mỏi, chuẩn bị sẵn tâm lý để có thể vượt cạn thành công.
Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc!
18/04/2019
1933 Lượt xem
Chửa ngực - Lưu ý mẹ bầu nên biết để luôn được khỏe mạnh
Chửa ngực là một trong những hiện tượng thường gặp khi mang thai thời kỳ đầu. Nhiều chị em thường lo lắng trước hiện tượng này và không biết cách xử lý như thế nào. Để bảo vệ sức khỏe của mẹ bầu một cách tốt nhất, UNICA xin chia sẻ những lưu ý mà mẹ bầu nên biết khi chửa ngực qua bài viết dưới đây.
Chửa ngực là gì?
Trong quá trình mang thai, chắc chắn phụ nữ nào cũng trải qua hiện tượng chửa ngực. Thực tế, hiện tượng này là sự tăng vòng 1 một cách nhanh chóng khiến cho vòng ngực có thể to vượt vòng bụng. Vì vậy, buộc bà bầu phải thay size áo ngực lớn hơn.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chửa ngực là do sự phát triển quá nhanh của các ống sữa hoặc mô mỡ, khiến cho vòng 1 tăng lên một cách bất thường. Đối với những phụ nữ mang thai lần đầu mà gặp hiện tượng chửa ngực thì những lần mang thai tiếp theo cũng gặp hiện tượng này.
>>> Xem thêm: Những thực phẩm tốt cho tinh trùng và trứng ngon - bổ - rẻ
Chửa ngực là hiện tượng tăng vòng 1 trong thời kỳ đầu thai kỳ
Thực tế, vòng ngực tăng lên một cách bất thường sẽ khiến cho mẹ bầu cảm thấy khó thở, rạn da, đổ mồ hôi nhiều và nổi mẩn đỏ... Đặc biệt, việc vòng 1 tăng lên hoàn toàn không tỉ lệ thuận với tỉ lệ sữa của mẹ sau sinh, chính vì vậy các mẹ bầu nên chú ý đến điều này để chăm sóc sức khỏe của mình tốt nhất.
Những lưu ý khi bị chửa ngực
Việc chửa ngực sẽ khiến cho mẹ bầu cảm thấy khó chịu và bất tiện trong quá trình sinh hoạt. Chính vì vậy, để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất, mẹ bầu nên chú ý những điều dưới đây:
Lựa chọn quần áo phù hợp
Khi bị chửa ngực thì chắc chắn những chiếc áo ngực cũ không còn vừa vặn nên mẹ bầu vẫn cố mặc thì sẽ khiến khó thở, đồ mồ hôi nhiều, da nổi đỏ. Chính vì vậy, các mẹ nên lựa chọn những chiếc áo ngực có chất liệu cotton, thấm hút mồ hôi tốt, đặc biệt là không quá chật, không có gọng cứng. Trong trường hợp mẹ bầu thường xuyên đổ nhiều mồ hôi thì nên thay áo ngực thường xuyên để tránh bị mẩn đỏ.
Mẹ bầu nên thay đổi size áo để thoải mái hơn trong thời kỳ chửa ngực
Thay đổi tư thế ngồi
Thay đổi tư thế ngồi cũng là một trong những cách giúp mẹ bầu tránh được những bất tiện do hiện tượng chửa ngực gây nên. Cụ thể, các mẹ nên ngồi thẳng lưng, khi nằm ngủ nên đặt gối để nâng đầu và ngực lên cao giúp hơi thở được dễ chịu hơn.
Massage vùng ngực
Để máu vùng ngực được lưu thông tốt hơn, giúp giảm tình trạng đau tức thì mẹ bầu có thể áp dụng các phương pháp massage cho vùng ngực. Tuy nhiên, trong những tháng đầu thai kỳ thì bạn tuyệt đối không được massage vùng ngực vì có thể khiến cho tử cung bị co thắt. Trong trường hợp ngực bạn quá đau, đầu vú nứt nẻ, chảy máu nhiều thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn đúng cách.
Trong suốt quá trình mang thai, chắc hẳn các mẹ sẽ muốn thực hiện thai giáo từ sớm để bé khỏe và phát triển nhận thức từ sớm. Để giúp các mẹ hiểu hơn về thai giáo, Unica đã ra mắt các khóa học Thai giáo online. Mỗi bài giảng đều được thiết kế một cách trực quan và dễ hiểu, thời lượng mỗi bài không quá 30 phút nên mẹ bầu an tâm sẽ không bị mệt mỏi hoặc buồn ngủ. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn:
[course_id:799,theme:course]
[course_id:1576,theme:course]
[course_id:1820,theme:course]
Chú ý đến sinh hoạt hằng ngày
Khi bị chửa ngực, để giảm đau tức thì mẹ bầu có thể chườm lạnh hoặc tắm nước nóng để giúp máu được lưu thông tốt hơn. Ngoài ra, các mẹ bầu cũng có thể đắp bắp cải lạnh lên ngực để giúp thư giãn. Trong thực đơn hằng ngày, các mẹ bầu cũng nên chú ý không nên ăn đồ cay nóng vì sẽ khiến cho ngực càng căng tức hơn. Bên cạnh đó, mẹ bầu nên ăn những thực phẩm giàu vitamin D, E vừa giúp cải thiện tình trạng chửa ngực vừa giúp thai nhi được phát triển khỏe mạnh.
>>> Xem thêm: Thai máy là gì? Nhận biết tình trạng thai máy ở mẹ bầu
Mẹ bầu nên chú ý đến chú ý ăn uống khi bị chửa ngực
Thực tế, chửa ngực là một hiện tượng không thể tránh khỏi trong quá trình mang thai, chỉ cần các mẹ bầu thực hiện theo đúng những lưu ý nêu trên thì không có gì đáng lo ngại. Khi mang thai thì bên cạnh việc gặp hiện tượng chửa ngực thì mẹ bầu còn gặp nhiều triệu chứng khác, đòi hỏi mẹ bầu phải chuẩn bị tâm lý thật tốt để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và con.
Bên cạnh đó, việc nắm những kiến thức này sẽ giúp cho mẹ bầu có được một kỳ mang thai an toàn và thuận lợi vì vậy mẹ bầu nên tham khảo nhiều thông tin hơn từ những người có kinh nghiệm hoặc tham gia các khoá học thai giáo tại Unica, tại đây các giáo viên sẽ hướng dẫn chi tiết, bài bản cách chăm sóc thai nhi trong từng tháng. Mời bạn đọc theo dõi.
Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh!
18/04/2019
10508 Lượt xem
Thai máy là gì? Nhận biết tình trạng thai máy ở mẹ bầu
Trong quá trình mang thai, thai máy được xem là dấu hiệu giúp mẹ bầu có thể cảm nhận được rõ ràng về sự phát triển của thai nhi. Vậy, thai máy là gì? Thai máy và sôi bụng khác nhau ở những điểm nào? Thai máy bao nhiêu là tốt? Hãy cùng tìm hiểu những vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Khái niệm thai máy
Nhiều mẹ bầu khi mang thai thường thắc mắc không biết thai máy là gì. Thực tế, thai máy là một cách gọi khác của các cử động thai và điều này thường xảy ra khi thai nhi đã được khoảng 8 tuần tuổi. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp do thai nhi quá nhỏ nên các cử động thai rất nhẹ, khiến cho người mẹ khó có thể cảm nhận được thai máy.
Thai máy chính là các cử động của thai nhi
Bên cạnh đó, đối với những mẹ mang thai lần đầu tiên cũng dễ dàng bỏ qua những chuyển động của thai nhi. Thực tế, việc theo dõi quá trình thai máy rất quan trọng, nó giúp cho mẹ có thể cảm nhận được quá trình phát triển của trẻ vì vậy các mẹ không nên bỏ qua.
Cách nhận biết tình trạng của thai máy
Khi mang thai, nhiều mẹ bầu thường thắc mắc không biết bao nhiêu tuần thì thai máy. Thông thường, bạn có thể cảm nhận được thai máy vào tháng thứ 4 trở đi, đặc biệt từ tuần 30 – 38 thì hiện thai máy càng mạnh mẽ hơn. Trong nhiều trường hợp, thai máy có thể diễn ra 130 lần/ ngày, nhiều nhất là vào buổi tối và ít hơn vào buổi sáng.
Nhiều mẹ khi mới mang thai lần đầu thường sẽ không biết cảm giác thai máy như thế nào. Thực tế, thai máy có 4 trạng thái khác nhau như sau:
- Không cử động, tĩnh lặng, tim thai ít dao động.
- Cử động mạnh và thường xuyên hơn, tim thai dao động nhiều, trạng thái này chứng tỏ bé yêu của bạn đang ngủ rất tích cực.
- Mắt cử động liên tục, không gia tăng tim thai cũng không cử động thai.
- Cử động mắt và cử động thai liên tục và gia tăng tim thai.
Nếu chỉ dựa vào 4 trạng thái của thai máy nêu trên thì mẹ bầu vẫn chưa thể biết được em bé của mình có khỏe mạnh hay không, mà phải dựa vào các cách nhận biết dưới đây:
- Người mẹ nên đếm thai máy vào 3 thời điểm là sáng, trưa và tối sau đó cộng số lần thai máy trong 12 tiếng đồng hồ. Nếu thai máy của trẻ đạt 4 lần/ giờ thì chứng tỏ em bé hoàn toàn khỏe mạnh.
- Nếu cộng 12 giờ mà thai máy chỉ khoảng 10 lần thì chứng tỏ là trẻ đang khá yếu, mẹ nên đến bác sĩ để thăm khám.
- Nếu thai máy nhiều hơn (khoảng 20 lần/giờ) thì mẹ nên chú ý bởi đây có thể là biểu hiện mẹ hoặc thai nhi đang bị căng thẳng quá mức.
- Trong trường hợp thai cử động 3 lần/ giờ thì có thể là trẻ đang ngủ.
Mẹ nên đếm số lần thai máy để biết được trẻ có khỏe mạnh hay không
Phân biệt thai máy và sôi bụng
Một số mẹ bầu thường nhầm giữa sôi bụng với thai máy vì không biết thai máy ở vị trí nào. Thực tế, cách phân biệt hai trường hợp này rất đơn giản, cụ thể như sau:
- Sôi bụng: Đây là quá trình tạo ra âm thanh do sự nhu động của thức ăn và ruột trong ống tiêu hóa. Khi đó, mẹ sẽ cảm thấy như bụng đang sôi lên. Tình trạng này chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn.
- Thai máy: Đối với thai máy thì cũng tạo ra như cảm giác sủi nước trong bụng, nhưng lại xuất hiện rải rác và không có cảm giác khó chịu hay là những âm thanh như khi sôi bụng.
Thai máy và sôi bụng là hai trạng thái hoàn toàn khác nhau
Thai máy như thế nào là bất thường
Thai không máy
Trong những tháng đầu của quá trình thai kỳ, tùy theo mức độ mà thai nhi sẽ có những cử động khác nhau, có thai nhi cử động rất nhiều hoặc thậm chí ngược lại, vì thế mẹ rất khó có thể cảm nhận được. Thế nhưng, nếu bạn đã từng cảm nhận được thai máy nhiều lần những bỗng nhiên vào một khoảng thời gian nào đó, bé máy rất ít so với những ngày bình thường thì mẹ nên thăm khám ở các cơ sở ý tế để phát hiện xem thai nhi có gì bất thường không nhé.
Trong suốt quá trình mang thai, chắc hẳn các mẹ sẽ muốn thực hiện thai giáo từ sớm để bé khỏe và phát triển nhận thức từ sớm. Để giúp các mẹ hiểu hơn về thai giáo, Unica đã ra mắt các khóa học Thai giáo online. Mỗi bài giảng đều được thiết kế một cách trực quan và dễ hiểu, thời lượng mỗi bài không quá 30 phút nên mẹ bầu an tâm sẽ không bị mệt mỏi hoặc buồn ngủ. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn:
[course_id:799,theme:course]
[course_id:1576,theme:course]
[course_id:1820,theme:course]
Xuất hiện triệu chứng bất thường
Trong giai đoạn thai máy, nếu mẹ bầu thường xuyên mệt mỏi, chóng mắt, nôn mửa hoặc xuất huyết âm đạo khiến cho thai không máy trong một vài ngày thì mẹ cần khám ngay vì rất có thể thai nhi đang gặp phải một trong những tình trạng như: thiếu Oxy, cạn nước ổi hoặc những vấn đề khác đe dọa đến sức khỏe.
Thai máy quá nhiều
Hãy thử đặt giả thiết như sau, nếu bình thường thai máy của bé chỉ ở mức độ bình thường, đến một ngày thai máy có thể nhiều hơn bình thường thì chắc hẳn không phải là một dấu hiệu tốt. Vì rất có thể mẹ bầu đang bị mệt mỏi, căng thẳng hoặc Stress dẫn đến thi nhi bị ảnh hưởng. Điều cần làm lúc này là bạn nên bình tĩnh trở lại để cơ thể được thư giãn, nghỉ ngơi và không ảnh hưởng quá nhiều đến em bé.
Qua bài viết trên đây, chắc chắn các mẹ bầu đã nắm được những thông tin quan trọng về thai máy. Mời bạn đọc tham khảo thêm khoá học thai giáo cho bé trên Unica để biết thêm nhiều cách, kỹ năng chăm sóc thai nhi và mẹ bầu khoẻ mạnh.
>> Đau bụng dưới khi mang thai: Những thông tin quan trọng mẹ cần nắm
>> Nhịp tim thai tuần thứ 7 như thế nào là bình thường?
>> Bảng cân nặng của thai nhi trong tuần bố mẹ nên biết
18/04/2019
4639 Lượt xem
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu chuẩn khoa học
Trong quá trình mang thai, thời kỳ 3 tháng đầu đóng vai trò vô cùng quan trọng, bởi đây là thời điểm tạo nền tảng cho sự phát triển toàn diện của thai nhi trong suốt thai kỳ. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng đầu được nhiều mẹ đặc biệt quan tâm. Để biết được chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ cần bổ sung những gì, hãy tham khảo bài viết mà UNICA chia sẻ dưới đây.
Nhóm thực phẩm tốt cho bà bầu 3 tháng đầu
Đối với nhiều ông bố, bà mẹ thì những thực phẩm tốt cho bà bầu 3 tháng đầu là vấn đề vô cùng quan trọng. Cụ thể, các mẹ bầu nên bổ sung thêm những thực phẩm sau đây:
Rau củ quả
Rau củ quả chính là thực phẩm ưu tiên dành cho bà bầu trong 3 tháng đầu, bởi trong loại thực phẩm này có chứa nhiều chất xơ và axit folic giúp ngăn ngừa bệnh dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Những thực phẩm rau củ quả mà các mẹ nên bổ sung thường xuyên trong bữa ăn đó chính là: cải bó xôi, khoai tây, các loại đậu, ớt chuông xanh, măng tây, khoai lang.
Rau củ quả có chứa nhiều chất xơ rất tốt cho sự phát triển của thai nhi
Các loại trái cây
Trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu không thể không bổ sung các loại trái cây. Bởi trong trái cây có chứa rất nhiều các loại vitamin nên rất tốt cho sự phát triển đối với hệ thần kinh của trẻ. Theo đó, mẹ bầu nên ưu tiên bổ sung các loại trái cây có múi như: cam, quýt, chanh, bưởi. Ngoài ra, các mẹ cũng nên bổ sung thêm một số loại quả khác như: nho, bơ, chuối, lê, cherry, táo...
Chất đạm
Chất đạm cũng chính là thực phẩm cho bà bầu 3 tháng đầu. Chất đạm ở đây bao gồm cả chất đạm động vật và chất đạm thực vật, tuy nhiên bà bầu chỉ nên chọn những loại thực phẩm có chứa chất đạm lành mạnh như: thịt, trứng, cá, các loại hạt, đậu phộng...
Khi mang thai, mẹ bầu nên bổ sung các chất đạm lành mạnh
Các chế phẩm từ sữa
Trong thời kỳ mang thai 3 tháng đầu, các bác sĩ cũng đưa ra lời khuyên dành cho bà bầu là nên bổ sung thêm các chế phẩm từ sữa. Cụ thể là các loại sữa tốt cho thai nhi như: sữa bầu, sữa hạt, sữa chua, phô mai... Bên cạnh các chế phẩm từ sữa thì các mẹ cũng nên ăn thêm các thực phẩm ngũ cốc trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu như: bắp ngô, yến mạch, các loại hạt... Cùng với đó, mẹ cũng nên nâng cao các kiến thức về cách xây dựng chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi cũng như luyện tập một cách tốt nhất trong từng giai đoạn của thai kỳ để có một thai kỳ thật khỏe mạnh và hạnh phúc với khóa học Thai giáo - Phát triển trí tuệ, cảm xúc cho con trong bụng mẹ.
Những lưu ý trong chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ
Thời điểm mang thai 3 tháng đầu chính là nền tảng quan trọng để thai nhi phát triển khỏe mạnh toàn diện, chính vì vậy các mẹ nên chú ý một số điều khi thực hiện việc lên thực đơn thực phẩm cho bà bầu 3 tháng đầu như sau:
- Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ các thực phẩm cần thiết, không nên chỉ ăn một loại thực phẩm duy nhất. Tuy nhiên, các bà bầu cũng nên tránh tình trạng “ăn cố” mà chỉ nên ăn vừa phải vừa thể trạng của mình, không cần nạp quá nhiều calo cho đến tam ca nguyệt thứ ba.
Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng
- Trong thời kỳ 3 tháng đầu, bà bầu nên bổ sung khoảng 300 calo. Chú ý tăng cường thêm các thực phẩm giàu carbohydrate.
- Chất xơ là chất không thể thiếu trong mỗi bữa ăn.
- Để bảo vệ sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi, trong 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu không nên sử dụng thực phẩm chưa qua chế biến, sản phẩm đống hộp hoặc không đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Không sử dụng các loại thực phẩm làm ảnh hưởng đến thai như như: rau ngót, rau răm, rau sam, đu đủ xanh, dứa, khoai tây mọc mầm, hải sản có hàm lượng ngủy ngân cao, các chất kích như: rượu, bia, cà phê, các chất chứa cồn....
Như vậy, qua bài viết trên đây các mẹ đã biết được chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu để mẹ và con đều phát triển khỏe mạnh. Hy vọng những thông tin này sẽ thực sự hữu ích đối với mọi mẹ bầu.
>> Bà bầu nên kiêng ăn gì trong 3 tháng đầu của thai kỳ
>> Mẹ khỏe con vui với các bài tập yoga cho bà bầu theo từng tam cá nguyệt
>> Các bài tập giúp giảm đau lưng khi mang thai mẹ bầu cần ghi nhớ
18/04/2019
1762 Lượt xem