Marketing
Programmatic Advertising là gì? Thông tin chi tiết về Programmatic Advertising?
Nếu bạn là một “bậc lão làng” đã hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực Marketing thì thuật ngữ Programmatic Advertising chắc hẳn đã trở nên rất quen thuộc. Không chỉ được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần trong các chiến dịch truyền truyền thông Online mà nó còn đóng một một vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo ra các cơ hội mới cho các loại hình kinh doanh khác nhau. Vậy Programmatic Advertising là gì, mời bạn đọc tìm hiểu các nội dung thông qua bài viết dưới đây.
1. Programmatic Advertising là gì?
Dịch theo từ điển, Programmatic Advertising mang ý nghĩa là quảng cáo có lập trình. Quảng cáo có lập trình là quá trình tự động mua và bán không gian quảng cáo kỹ thuật số (trong khi định nghĩa của lập trình chỉ đơn giản là các quy trình quảng cáo hiện đã được tự động hóa). Quy trình được sắp xếp hợp lý thông qua quảng cáo có lập trình làm cho nó hoạt động hiệu quả hơn rất nhiều. Mọi định dạng và kênh đều có thể được truy cập theo chương trình, nhờ các nền tảng có lập trình đã xây dựng cơ sở dữ liệu và khoảng không quảng cáo của chúng.
Programmatic là gì
Có thể lấy ví dụ về quảng cáo có lập trình như sau: Một công ty muốn bán quần áo thiết kế cho phụ nữ. Họ thuê một nền tảng quảng cáo có lập trình có thể xác định người tiêu dùng theo các yếu tố như: Giới tính, Nhóm tuổi (18-35), Sở thích, Thói quen mua sắm, Hành vi (đọc blog thời trang vào đêm khuya), Thiết bị (máy tính xách tay / điện thoại thông minh / bàn).
Nền tảng quảng cáo đó sử dụng dữ liệu thời gian thực để phân tích và xác định đối tượng phù hợp nhất cho chiến dịch. Sau đó, quảng cáo được cá nhân hóa sẽ được hiển thị dựa trên sở thích và hành vi riêng của người tiêu dùng.
2. Một số thuật ngữ liên quan đến Programmatic
- Publisher: Là các thể dạng nền tảng khác nhau cho phép hiển thị quảng cáo. Đó có thể là Website, các ứng dụng như Zalo, Skype, các Video trực tuyến như Youtube, Facebook, Instagram, Lotus, Gapo.
- Advertiser: Là các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức mua quảng cáo.
- Agency: Là bên thứ 3 thực hiện các chiến dịch quảng cáo cho những đối tượng mua quảng cáo.
- Inventory: Các vị trí hiển thị các dạng quảng cáo mà Publisher đang có.
- Display Ads là gì: Là quảng cáo được hiển thị dưới các dạng khác như như hình ảnh, Video, Flash.
Thuật ngữ liên quan đến Programmatic
3. Thuật ngữ Display Advertising là gì?
Display Advertising được hiểu là hình thức quảng cáo được sử dụng để quảng bá và tiếp thị sản phẩm tới khách hàng thông qua các Publishers bằng Display Ads. Display Advertising có thể là những Video quảng cáo, các Website hoặc các loại Banner quảng cáo.
Việc mua bán quảng cáo Display được thể hiện dưới hai hình thức chính:
- Direct Buying: Đây là hình thức mua bán quảng cáo phổ biến khi bạn liên hệ với bên Publisher để Booking Banner quảng cáo trong một vị trí cụ thể nào đó. Hay nói cách khác, đây là hình thức mua trực tiếp nhưng thủ công. Tuy nhiên với hình thức này, người mua sẽ yên tâm rằng vị trí mình mua sẽ được đảm bảo.
- Programmatic Buying: Đây là hình thức mua quảng cáo tự động sử dụng hệ thống và không có yếu tố con người. Hệ thống Ad Network, Ad Exchange, SSP, DSP sẽ đảm nhận các công việc này. Ví dụ, khi bạn muốn mua quảng cáo, bạn chỉ cần thực hiện thao tác đăng nhập vào hệ thống và thiết lập lệnh mua quảng cáo. Bên trong Programmatic Buying cũng có 2 phương thức mua hàng khác nhau:
+ Direct Programmatic: Mua quảng cáo trực tiếp thông qua hệ thống tự động với mức định giá được định sẵn.
+ Real Time Bidding: Mua quảng cáo theo phương thức đấu giá với mức giá không cố định.
Marketing qua video là một trong những hình thức hot hiện nay giúp doanh nghiệp bán được nhiều sản phẩm và dịch vụ. Để hiểu hơn về bố cục kịch bản 1 video marketing, cách tạo video bán hàng chuẩn chỉnh cũng như các kiến thức liên quan, bạn hãy nhanh tay đăng ký khóa học Làm video marketing online:
[course_id:290,theme:course]
[course_id:355,theme:course]
[course_id:1608,theme:course]
4. Tổng quan hệ sinh thái Display Advertising
Việc mua bán quảng cáo ban đầu rất đơn giản và dễ dàng, muốn mua quảng cáo thì bạn liên hệ tới các publishers. Tuy nhiên, mọi thứ sẽ trở nên khó khăn hơn khi bạn muốn chạy quảng cáo trên nhiều publishers hơn. Khi này, nhu cầu cấp thiết ra đời đòi hỏi bạn phải có một hệ thống cụ thể.
- Giúp các publishers quản lý được inventory hiệu quả: nắm được các inventory nào còn lại, có thể bán và bán giá ra sao.
- Khi có nhiều advertisers cùng mua một inventory.
- Giúp người mua lựa chọn được vị trí quảng cáo sẽ xuất hiện dựa trên một số targeting có sẵn.
Hệ sinh thái Display Advertising
4.1. Ad Network xuất hiện
Ad Network xuất hiện phần nào để giải quyết những nhu cầu trên. Ad Network có thể được hiểu là một bên sở hữu hoặc liên kết với các publishers và bán quảng cáo trên các publishers này bằng một nền tảng kỹ thuật. Một số nền tảng có thể là sẵn như: OpenX, Revive, DoubleClick hoặc tự xây dựng. Hiện tại ở Việt Nam, một số network đang được biết đến nhiều nhất đó là: Admicro, Eclick, Adtima, Lava, BlueSeed, Google Display Network (GDN), v.v…
Hầu hết các network đều hoạt động độc lập, tuy nhiên chúng cũng có sự chồng chéo về các publishers mà chúng sở hữu. Tức là một publishers vừa có thể là thành viên của Ad Network A, vừa là thành viên của Network B, đồng thời cũng có thể tham gia vào Google Display Network.
4.2. Ad Exchange
Sau ad network sẽ đến Ad exchange. Ad exchange có chức năng như một cái chợ, tại đây các publishers, ad networks có thể kết nối với nhau. Bên cạnh đó các ad Exchange cũng thu thập các data của việc đấu giá để cung cấp dữ liệu cho cả 2 bên mua/ bán, đồng thời sử dụng data đó để phục vụ cho việc trao đổi quảng cáo tốt hơn.
Ad Exchange giúp giải quyết một số vấn đề như:
- Ad Exchange hỗ trợ publishers giảm bớt việc dư thừa inventory và tối đa giá bán.
- Hỗ trợ các advertised có thể nhắm chọn đối tượng khách hàng tốt hơn cùng với việc thu thập data, chủ động hơn trong chi phí và được định giá mua.
- Thuận tiện hơn cho advertisers, có thể mua được inventory từ nhiều publishers và ad network khác nhau.
Tại Ad Exchange các publishers và ad networks có thể kết nối với nhau
4.3. DSP, SSP và ATD
DSP (Demand-Side Platform), SSP (Supply-Side Platform) và ATD (Ad Traffic Data) là ba thuật ngữ quan trọng trong ngành quảng cáo kỹ thuật số, đặc biệt là quảng cáo hiển thị (Display Advertising).
DSP
- Nền tảng: Nền tảng DSP được sử dụng bởi các nhà quảng cáo (Advertiser) để mua quảng cáo hiển thị trên các trang web và ứng dụng.
- Chức năng: DSP cho phép nhà quảng cáo quản lý các chiến dịch quảng cáo, nhắm mục tiêu đối tượng, theo dõi hiệu quả và tối ưu hóa chi tiêu.
- Lợi ích: DSP giúp nhà quảng cáo tiếp cận đối tượng mục tiêu hiệu quả hơn, tăng khả năng hiển thị quảng cáo và tối ưu hóa chi phí quảng cáo.
SSP
- Nền tảng: Nền tảng SSP được sử dụng bởi các nhà xuất bản (Publisher) để bán vị trí quảng cáo trên trang web hoặc ứng dụng của họ.
- Chức năng: SSP giúp nhà xuất bản quản lý kho quảng cáo, kết nối với các nhà quảng cáo, tối ưu hóa giá thầu và tối đa hóa doanh thu quảng cáo.
- Lợi ích: SSP giúp nhà xuất bản kiếm được nhiều tiền hơn từ quảng cáo, tăng hiệu quả quản lý kho quảng cáo và tiếp cận nhiều nhà quảng cáo tiềm năng.
Nền tảng SSP
ATD
- Dữ liệu: ATD là dữ liệu về lưu lượng truy cập quảng cáo, bao gồm thông tin về lượt hiển thị, lượt nhấp chuột, tỷ lệ chuyển đổi và các chỉ số khác.
- Công dụng: ATD được sử dụng bởi cả nhà quảng cáo và nhà xuất bản để đo lường hiệu quả của chiến dịch quảng cáo, tối ưu hóa chiến dịch và cải thiện hiệu suất.
- Lợi ích: ATD giúp nhà quảng cáo và nhà xuất bản hiểu rõ hơn về hiệu quả của chiến dịch quảng cáo, từ đó đưa ra quyết định sáng suốt để tối ưu hóa hiệu quả.
Mối quan hệ giữa DSP, SSP và ATD:
- DSP và SSP kết nối với nhau thông qua các sàn giao dịch quảng cáo (Ad Exchange) để mua và bán vị trí quảng cáo.
- ATD được thu thập từ DSP và SSP để đo lường hiệu quả của chiến dịch quảng cáo.
- Cả ba yếu tố này đều đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo hiển thị.
5. Programmatic Advertising hoạt động như thế nào
Sau khi tìm hiểu thuật ngữ Programmatic marketing là gì, mời bạn đọc tìm hiểu cách thức hoạt động của quảng cáo có lập trình thông qua các luận điểm dưới đây.
1. Kết nối các nhà xuất bản - những người có trang web có không gian quảng cáo để bán và các nhà quảng cáo - những người muốn mua không gian quảng cáo đó để quảng bá thương hiệu của họ. Khi một nhà quảng cáo muốn khởi chạy chiến dịch kỹ thuật số để quảng bá sản phẩm/dịch vụ của họ, họ sẽ liên hệ với đại lý quảng cáo có lập trình. Đại lý sử dụng nền tảng DSP để tự động hóa quy trình mua số lần hiển thị quảng cáo (Impression) nhằm đáp ứng mục tiêu của chiến dịch.
2. DSP cho phép các nhà quảng cáo và đại lý của họ mua khoảng không quảng cáo có lập trình từ nhiều nhà xuất bản. DSP đảm bảo quảng cáo nhắm đến đúng đối tượng thông qua việc sử dụng nền tảng quản lý dữ liệu (DMP), nền tảng quản lý dữ liệu đối tượng. Dữ liệu này được sử dụng để nhắm mục tiêu đúng đối tượng, bao gồm nhiều yếu tố như: vị trí, nhân khẩu học, hành vi của người dùng và hoạt động trực tuyến.
Cách thức hoạt động của Programmatic Advertising
3. Khi một người nằm trong đối tượng mục tiêu của nhà quảng cáo truy cập vào trang web của nhà xuất bản, trang web đó sẽ gửi yêu cầu quảng cáo đến nền tảng bên cung (SSP). SSP được nhà xuất bản sử dụng để bán quảng cáo có lập trình, với mục đích tối đa hóa giá trị mà nhà xuất bản nhận được từ một lần hiển thị. SSP thực hiện một cuộc đấu giá giữa những người mua của nó và DSP được kết nối với nhau.
4. DSP sử dụng dữ liệu mà nó nhận được để đánh giá quảng cáo có lập trình và khớp nó với dữ liệu và thông số mục tiêu của chúng. Điều này được sử dụng để quyết định giá đấu thầu cho lần hiển thị đầu tiên. Được tổ chức trong SSP hoặc trao đổi quảng cáo theo thời gian thực, quy trình này thường được gọi là Đặt giá thầu (RTB) theo thời gian thực.
6. Tại sao Programmatic Advertising lại quan trọng đối với nhà quảng cáo
Trước khi quảng cáo có lập trình xuất hiện, các nhà quảng cáo rất khó tiếp cận khoảng không quảng cáo. Điều này có nghĩa là 60% không gian quảng cáo của nhà xuất bản đã không bán được. Tự động hóa đã giúp giải quyết vấn đề này bằng cách mua khoảng không quảng cáo dễ dàng hơn nhiều. Đối với nhà quảng cáo, lợi ích của quảng cáo có lập trình bao gồm:
- Khả năng mở rộng quy mô: cho phép các nhà quảng cáo tiếp cận một lượng lớn khán giả bằng cách mua không gian quảng cáo từ bất kỳ khoảng không quảng cáo nào có sẵn, thay vì bị giới hạn như trước đây.
- Tính linh hoạt trong thời gian thực: nhà quảng cáo có thể điều chỉnh quảng cáo theo thời gian thực dựa trên số lần hiển thị quảng cáo của họ và tận dụng nhiều tiêu chí nhắm mục tiêu.
- Khả năng nhắm mục tiêu: Với khả năng nhắm mục tiêu vượt trội, ngân sách của nhà quảng cáo có thể được sử dụng tốt hơn và chi tiêu hiệu quả hơn.
- Hiệu quả: Quy trình được sắp xếp hợp lý hơn và nhiều quảng cáo có liên quan hơn được phân phối thông qua nhắm mục tiêu. Tiếp cận với một nhóm lớn các nhà xuất bản có nghĩa là các nhà quảng cáo có thể nhận được lợi tức đầu tư tốt hơn, trong khi các nhà xuất bản cũng có thể tối đa hóa doanh thu của họ.
- Tiếp cận lớn, chi phí thấp: So với các hình thức quảng cáo truyền thống thì Programmatic Advertising có thể tiếp cận được nhiều được đối tượng khách hàng tiềm năng với ngân sách ít hơn. Ngoài ra, với loại hình này, các nhà quảng cáo có thể dễ dàng hơn trong việc theo dõi phạm vi tiếp cận của chiến dịch với người dùng.
Quảng cáo lập trình giúp nhắm mục tiêu hiệu quả
7. Phân loại Programmatic Advertising
Programmatic Advertising có 3 dạng chính đó là:
Mua trực tiếp (Programmatic Direct): Programmatic Direct sẽ hoạt động tương tự như cách quảng cáo được mua thông thường, tuy nhiên thay vào đó mọi thứ sẽ được tự động hoá và sẽ không cần đến sự tham gia của con người. Khi này, các publisher và advertiser sẽ quyết định các điều khoản. Cuối cùng họ sử dụng các điều khoản Ad Tech để tự động hoá việc phân phối chiến dịch cũng như báo cáo.
Real-Time Bidding (RTB): RTB chính là một dạng programmatic buying theo hướng xử lý dữ liệu cho phép các advertiser đấu thầu không gian quảng cáo vào thời gian thực. Tức là ngay khi người dùng nhấp chuột vào một trang web, phiên đấu thầu sẽ diễn ra. Khi này các advertiser cần phải cạnh tranh để có lượt hiển thị và bên thầu tốt nhất sẽ giành được không gian để hiển thị quảng cáo của họ. Toàn bộ quá trình này sẽ chỉ xảy ra trong tíc tắc.
Private marketplace (PMP): Đúng như tên gọi của nó, mở bán inventory quảng cáo được cho là advertisers chỉ được xem là lựa chọn chứ không phải tất cả. Các publishers cao cấp như the New York Times hay Forbes sử dụng hình thức bán độc quyền này khi họ muốn có sự kiểm soát chặt chẽ hơn các dạng nội dung quảng cáo hiển thị trên các trang của mình.
8. Làm sao để chạy quảng cáo programmatic một cách hiệu quả
Để chạy quảng cáo programmatic một cách hiệu quả không phải là một điều đơn giản. Sau đây là hướng dẫn chi tiết cách chạy cho bạn tham khảo.
8.1. Nắm rõ thị trường
Trước khi bắt tay vào quá trình chạy quảng cáo programmatic, việc đầu tiên bạn cần làm đó chính là tìm hiểu để nắm rõ thị trường. Là một người mạo hiểm trong lĩnh vực quảng cáo mới, bạn sẽ phải đối mặt với một số ý tưởng và thuật ngữ mới. Vì vậy hãy dành thời gian để tìm hiểu thị trường và hiểu rõ chúng nhé.
Nắm rõ thị trường để chạy quảng cáo Programmatic hiệu quả
8.2. Đặt mục tiêu cụ thể
Cũng giống như khi bạn theo đuổi lĩnh vực tiếp thị kỹ thuật số, việc quan trọng cần làm đầu tiên đó là đặt mục tiêu ngay từ đầu. Và để đặt được mục tiêu, bạn cần phải sử dụng dữ liệu hiện có để xác định loại nhận thức về quảng cáo bạn cần cũng như đưa ra những chiến lược phù hợp. Từ đó, bạn sẽ xác định được mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.
8.3. Quản lý con người
Về cơ bản quảng cáo có lập trình sẽ dựa vào thuật toán và máy móc. Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là bạn không cần sự đầu tư của con người. Có rất nhiều các loại nền tảng khác nhau, một số nền tảng sẽ cung cấp các dịch vụ được quản lý một nửa hoặc hoàn toàn. Những người khác sẽ chỉ đơn giản là cung cấp các nền tảng kỹ thuật, cho phép bạn tự chạy các hoạt động mua có lập trình của mình.
Bạn cần phải biết cách phân bổ con người để lập kế hoạch, kiểm soát và tối ưu hoá việc mua hàng của mình. Tuy nhiên vấn đề đặt ra ở đây là để đạt được thành công tối ưu, bạn sẽ cần phải tìm ra được sự kết hợp hoàn hảo giữa tự động hoá công nghệ với bộ não của con người. Đừng chỉ dựa vào thuật toán, hãy tận dụng con người để mang lại kết quả tốt nhất nhé.
8.4. Bảo vệ thương hiệu
Một thách thức của quảng cái programmatic đó là nếu như phụ thuộc vào thuật toán có thể dẫn đến việc quảng cáo xuất hiện ở vị trí sai. Để tránh điều này, bạn cần phải đảm bảo rằng danh sách đen từ phía bạn được cập nhật liên tục, đồng thời theo dõi các trang web không phù hợp. Nếu bạn sử dụng dịch vụ quảng cáo programmatic, hãy đảm bảo rằng họ đang làm tất cả những gì có thể với mục đích loại trừ các trang web nhạy cảm và chất lượng thấp. Như vậy quảng cáo của bạn sẽ được phân phát trên đó.
8.5. Để phòng gian lận
Thông thường, quảng cáo có lập trình sẽ được xem giao động từ 44 - 55% nhưng ước tính gian lận bot có thể khiến các nhà quảng cáo kỹ thuật số có nguy cơ thiệt hại 6,5 tỷ đô la/ năm. Mặc dù vậy thì quảng cáo có lập trình vẫn có tiêu chuẩn gian lận trong ngành từ 16%, thấp hơn nhiều so với các quảng cáo hiển thị hình ảnh khác. Tuy nguy cơ gian lận cố hữu thấp nhưng đây vẫn là điều bạn cần đề phòng.
Đề phòng gian lận khi chạy quảng cáo
9. So sánh giữa quảng cáo kỹ thuật số và quảng cáo Programmatic
Trong khi quảng cáo kỹ thuật số gặp khó khăn trong việc tìm kiếm đối tượng chính xác và mở rộng phạm vi tiếp cận thì quảng cáo Programmatic sử dụng các chiến thuật nhắm mục tiêu chính xác đề từng nhóm khách hàng cụ thể. Quảng cáo Programmatic kết hợp với các yếu tố tốt nhất của tiến bộ công nghệ để giúp cho quá trình mua, đặt và tối ưu quảng cáo dễ dàng hơn.
9.1. Xu hướng quảng cáo Programmatic trong tương lai
Cũng giống như các lĩnh vực khác, quảng cáo Programmatic ngày càng thay đổi và phát triển mạnh mẽ. Các xu hướng khác nhau xuất hiện khi lĩnh vực này phát triển, vì vậy bạn cần lưu ý đến những gì đang xảy ra với quảng cáo Programmatic.
Cũng giống như công nghệ, xu hướng trong quảng cáo Programmatic bị ảnh hưởng bởi các xu hướng và phương pháp khác.
9.2. Trí tuệ nhân tạo (AI)
Trí tuệ nhân tạo mà máy học được sử dụng để dự đoán kết quả theo thời gian thực theo nhiều điểm dữ liệu. Khi AI phát triển mạnh mẽ, nó sẽ kết hợp ánh xạ các chỉ số xem quảng cáo với dữ liệu người dùng để đặt các quảng cáo chính xác hơn với chi phí thấp hơn.
Quảng cáo kỹ thuật số và quảng cáo Programmatic
10. Một số hiểu sai về programmatic advertising
Nhiều người nhầm lẫn Programmatic advertising = display advertising, thực tế không phải vậy programmatic advertising chỉ là một phần của display advertising vốn còn bao gồm cả hoạt động non-programmatic.
Programmatic advertising = real time bidding: hiểu nhầm này cũng không đúng vì real time bidding chỉ là một phương thức mua bán quảng cáo trong programmatic advertising mà thôi.
Programmatic advertising = marketing automation: sai vì 2 khái niệm này hoàn toàn khác nhau. Programmatic advertising mang nghĩa thể hiện việc tự động hóa trong mua bán quảng cáo display, còn marketing automation lại là về việc tự động hóa các quy trình, các hoạt động marketing và tương tác giữa thương hiệu với khách hàng.
11. Kết luận
Như vậy thông qua bài viết trên đây, chúng tôi đã cùng các bạn tìm hiểu Programmatic Advertising là gì và cách thức hoạt động của quảng cáo có lập trình. Unica hy vọng các doanh nghiệp sẽ sử dụng quảng cáo có lập trình trong các chiến dịch của mình để có thể nhắm mục tiêu một cách hiệu quả nhất.
Cảm ơn và chúc các bạn thành công!
07/11/2020
6302 Lượt xem
RTB là gì? Lợi ích và thách thức của RTB 2024
Hiện nay tại Việt Nam, khái niệm RTB vẫn còn khá mới mẻ nên rất nhiều người chưa biết. Tuy nhiên, đây vẫn được đánh giá là phương pháp mua quảng cáo trực tuyến hiệu quả đang được nhiều người sử dụng, quá trình RTB xảy ra chỉ trong vòng vài mili giây trước khi trang web của bạn được đăng tải. Trong bài viết hôm nay, Unica sẽ cùng bạn tìm hiểu RTB là gì? Lợi ích và thách thức của RTB 2024? Bạn hãy cùng khám phá nhé.
1. Real-time bidding (RTB) là gì?
RTB là viết tắt của Real-time bidding nghĩa là đặt giá thầu theo thời gian thực. Đây là một danh mục phụ của mua phương tiện có lập trình. Nó đề cập đến hoạt động mua và bán quảng cáo trong thời gian thực trên cơ sở mỗi lần hiển thị trong một phiên đấu giá tức thì. Điều này thường được hỗ trợ bởi một nền tảng bên cung (SSP) hoặc một sàn giao dịch quảng cáo.
SSP là phần mềm cho phép nhà xuất bản bán số lần hiển thị quảng cáo hiển thị hình ảnh, thiết bị di động và quảng cáo video cho người mua tiềm năng - một cách tự động và theo thời gian thực. Điều này bao gồm trao đổi quảng cáo, mạng và nền tảng bên cầu (DSP), giúp nhà xuất bản kiểm soát tốt hơn khoảng không quảng cáo và CPM của họ.
Như vậy, hiểu một cách đơn giản nhất thì RBT là việc bạn đặt giá thầu theo thời gian thức, cho phép các nhà quảng cáo đặt giá thầu trên không gian quảng cáo từ các nhà xuất bản trên cơ sở giá mỗi nghìn lần hiển thị hoặc CPM.
RTB marketing là đặt giá thầu theo thời gian thực
1.1. RTB và quảng cáo có lập trình
Hiện nay trong quá trình sử dụng, bạn rất dễ nhầm lẫn giữa RTB với quảng cáo có lập trình. Thực tế, quảng cáo có lập trình sẽ bao gồm toàn bộ hệ sinh thái kỹ thuật số, nó cho phép mua và bán quảng cáo trong thời gian thực còn RTB chỉ là một phần mà thôi, nó bao gồm: từng mili giây nơi diễn ra quá trình đặt giá thầu.
Quảng cáo có lập trình có thể diễn ra mà không cần RTB. Nguyên nhân là bởi không phải tất cả các chiến dịch đều sử dụng loại chiến lược đặt giá thầu mở. Các phương pháp thay thế bao gồm: Thị trường tư nhân, giao dịch được đảm bảo theo lập trình, trong đó nhà quảng cáo và nhà sản xuất sẽ thương lượng một cách trực tiếp.
2. Quy trình hoạt động của RTB như nào?
Để hiểu rõ hơn về RTB là gì thì bạn cần nắm được quy trình 5 bước hoạt động của nó.
Quá trình RTB trong marketing bắt đầu với bạn. Khi bạn nhấp vào một liên kết để đến một trang web, đặt giá thầu thời gian thực sẽ bắt đầu.
5 bước đặt giá thầu rtb hiệu quả
- Khi bạn đến một trang web, trước khi tải trang, nhà xuất bản của trang web sẽ gửi các kích thước không gian quảng cáo có sẵn đến nền tảng bên cung.
- Sau đó, nền tảng bên cung cấp sẽ xem xét cookie của bạn. Đây là dữ liệu từ hoạt động web của bạn, sở thích, nhân khẩu học của bạn, v.v. Dữ liệu này giúp xác định quảng cáo nào phù hợp với bạn.
- Tiếp theo, nền tảng bên cầu chỉ định giá trị cho người dùng và đặt giá thầu trên không gian quảng cáo dựa trên thông tin đó.
- Chỉ là một lời nhắc nhở, điều này xảy ra giữa thời điểm bạn nhấp vào kết quả tìm kiếm và trang tải.
- Cuối cùng, nền tảng bên cung nhận giá thầu và chọn người chiến thắng dựa trên giá thầu cao nhất và phù hợp nhất.
Khi quảng cáo của bạn được chọn, trang web sẽ tải quảng cáo của bạn lên trên màn hình. Nhìn chung các bước làm rất phức tạp, nhưng không có một cuộc đấu giá nào lại diễn ra đơn giản cả.
3. Hình thức quảng cáo RTB phổ biến
Hình thức quảng cáo RTB được phân chia ra thành 2 loại chính đó là: RTB ads cho video và RTB ads trên thiết bị di động. Cụ thể 2 hình thức này như sau:
3.1. RTB ads cho video
Quảng cáo RTB cho video là một hình thức quảng cáo trực tuyến cho phép các nhà quảng cáo mua vị trí hiển thị quảng cáo video trên trang web ngay khi người dùng truy cập trang trong thời gian thực.
Hình thức quảng cáo này hoạt động như sau:
- Nhà quảng cáo: Cung cấp thông tin về đối tượng mục tiêu, ngân sách, loại quảng cáo video và các vị trí quảng cáo mong muốn.
- Nền tảng RTB: Phân tích thông tin từ nhà quảng cáo và tìm kiếm các vị trí quảng cáo phù hợp trên các trang web hoặc ứng dụng di động.
- Sàn giao dịch quảng cáo: Tiến hành đấu giá tự động để xác định nhà quảng cáo nào sẽ được hiển thị quảng cáo video của họ trên vị trí quảng cáo cụ thể.
- Nhà xuất bản: Hiển thị quảng cáo video của nhà quảng cáo chiến thắng trên trang web hoặc ứng dụng di động của họ.
Quảng cáo RTB ads cho video có một số ưu điểm như:
- Nhắm mục tiêu chính xác: Nhắm mục tiêu đến đối tượng mục tiêu dựa trên các yếu tố như nhân khẩu học, sở thích, hành vi, v.v.
- Hiệu quả cao: Tiếp cận người dùng có khả năng quan tâm đến quảng cáo video của bạn nhất.
- Tính minh bạch: Theo dõi hiệu suất chiến dịch quảng cáo theo thời gian thực.
- Tính linh hoạt: Điều chỉnh chiến dịch quảng cáo theo thời gian thực dựa trên hiệu suất.
3.2. RTB ads trên thiết bị di động
RTB ads trên thiết bị di động là hình thức quảng cáo trực tuyến cho phép các nhà quảng cáo mua vị trí hiển thị quảng cáo trên các thiết bị di động thông qua đấu giá tự động diễn ra trong thời gian thực.
Hình thức quảng cáo này hoạt động tương tự như RTB ads trên máy tính để bàn, nhưng có một số điểm khác biệt:
- Kích thước màn hình: Quảng cáo di động cần được thiết kế phù hợp với kích thước màn hình nhỏ hơn của thiết bị di động.
- Kết nối internet: Quảng cáo di động cần được tối ưu hóa cho tốc độ internet chậm hơn trên thiết bị di động.
- Vị trí: Quảng cáo di động có thể được hiển thị trên nhiều vị trí khác nhau trên thiết bị di động, như trong ứng dụng, trên trang web di động, hoặc trên màn hình khóa.
RTB ads trên thiết bị di động có một số ưu điểm như:
- Tiếp cận đối tượng mục tiêu rộng lớn: Hơn 50% người dùng internet sử dụng thiết bị di động để truy cập internet.
- Tính tương tác cao: Quảng cáo di động có thể được thiết kế để tương tác với người dùng, như thông qua các thao tác chạm hoặc vuốt.
- Tính linh hoạt: Quảng cáo di động có thể được điều chỉnh theo thời gian thực dựa trên hiệu suất.
Đăng ký khoá học Làm video marketing online ngay để nhận ưu đã hấp dẫni. Khóa học sẽ giúp bạn hiểu hơn về bố cục kịch bản 1 video marketing, cách tạo video bán hàng chuẩn chỉnh cũng như các kiến thức liên quan. Nhanh tay đăng ký ngay:
[course_id:876,theme:course]
[course_id:1049,theme:course]
[course_id:240,theme:course]
4. Ưu và nhược điểm của RTB là gì?
Quảng cáo có lập trình ra đời đã cách mạng hoá việc mua bán không gian quảng cáo kỹ thuật số, cho phép cá nhân hoá đạt hiệu quả cao hơn bao giờ hết. RTB sở hữu rất nhiều ưu điểm, tuy nhiên nó cũng tồn tại một số nhược điểm. Cụ thể vấn đề này như sau:
4.1. Ưu điểm của RTB
Hiện nay, hầu như các nhà quảng cáo và nhà sản xuất đều đánh giá rất cao về tính hiệu quả mà RTB mang lại. Một số ưu điểm của RTB có thể kể đến như:
- Nhắm mục tiêu chính xác: RTB cho phép các nhà quảng cáo nhắm mục tiêu đến đối tượng mục tiêu dựa trên nhiều yếu tố như: nhân khẩu học, sở thích, hành vi, v.v., giúp tăng hiệu quả chiến dịch quảng cáo.
- Hiệu quả cao: RTB giúp các nhà quảng cáo chỉ trả tiền cho các vị trí quảng cáo hiệu quả, giúp tiết kiệm ngân sách quảng cáo.
- Tính minh bạch cao: RTB cung cấp cho các nhà quảng cáo thông tin chi tiết về hiệu suất chiến dịch quảng cáo, giúp họ dễ dàng theo dõi và tối ưu hóa chiến dịch.
- Tính linh hoạt, thuận tiện: RTB cho phép các nhà quảng cáo điều chỉnh chiến dịch quảng cáo theo thời gian thực dựa trên hiệu suất.
- Tối ưu hoá thời gian thực: Như đã chia sẻ thì RTB sẽ diễn ra ngay trong thời điểm đó, vì vậy cả nhà quảng cáo và nhà xuất bản đều phải nhanh chóng điều chỉnh chiến lược để sao cho đạt được kết quả tốt nhất. Nhà quảng cáo có thể điều chỉnh việc đấu giá và mục tiêu, trong khi nhà sản xuất lại có thể xác định các vị trí được yêu cầu và tính phí tương ứng.
4.2. Nhược điểm của RTB
- Sự cạnh tranh cao: RTB là một thị trường cạnh tranh cao, do đó giá thầu cho các vị trí quảng cáo có thể cao.
- Tính phức tạp: RTB là một hệ thống phức tạp, do đó các nhà quảng cáo cần có kiến thức và kinh nghiệm để sử dụng hiệu quả.
- Vấn đề gian lận: RTB có thể tiềm ẩn nguy cơ gian lận, do đó các nhà quảng cáo cần cẩn trọng khi sử dụng.
5. RTB có giống với Programatic advertising không?
RTB là một loại hình của Programatic Advertising, nhưng phông phải tất cả các Programatic Advertising đều sử dụng RTB. Một số chương trình hoặc nền tảng quảng cáo dựa theo công nghệ cho phép các nhà xuất bản bán Inventory của họ trước với giá nhất định, trái ngược với hình thức bán đấu giá. Nó có thể được gọi với tên gọi khác là Programatic trực triếp hoặc đảm bảo.
6. Tại sao đặt giá thầu thời gian thực lại quan trọng?
RTB là gì cơ bản nó là hoạt động đặt giá thầu theo thời gian thực. RTB hiệu quả cho các nhà quảng cáo và nhà xuất bản. Hãy cùng xem RTB hữu ích như thế nào đối với từng loại:
6.1. Đối với nhà quảng cáo
RTB có nghĩa là mua được hợp lý, hiệu quả và có mục tiêu hơn. Nó cung cấp cho họ khả năng tinh chỉnh nhắm mục tiêu và tập trung vào khoảng không quảng cáo phù hợp nhất dẫn đến chỉ số ROI cao hơn. Cuối cùng, người dùng thấy nhiều quảng cáo có liên quan hơn.
6.2. Đối với nhà xuất bản
RTB tăng doanh thu và tỷ lệ lấp đầy bằng cách mở khoảng không quảng cáo cho nhiều người mua hơn trong một phiên đấu giá cạnh tranh. Cuối cùng, nhà xuất bản có được khả năng hiển thị của ai đang mua khoảng không quảng cáo nào và có thể tận dụng kiến thức này để tính phí nhiều hơn cho các vị trí cao cấp của họ.
6.3. Tiết kiệm thời gian
RTB có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian quý báu khi nói đến các chiến dịch quảng cáo của bạn. Quá trình được tự động hóa, vì vậy khi bạn đã thiết lập các thông số của mình, bạn sẽ để nó hoạt động cho bạn.
6.4. Tiết kiệm chi phí
Đặt giá thầu thời gian thực cũng tiết kiệm chi phí vì bạn đặt ngân sách của mình là một trong những điều mà người chạy quảng cáo quan tâm hàng đầu.. Ví dụ: Google đã sử dụng quảng cáo có lập trình và thấy CPM của họ giảm 30% .
6.5. Đảm bảo quảng cáo có sự liên quan các bên
Với đặt giá thầu thời gian thực, bạn cũng đảm bảo rằng quảng cáo của mình có liên quan đến người dùng. Bạn không chi tiền cho những người không quan tâm đến doanh nghiệp của bạn.
Những lợi ích khi sử dụng RTBs
7. Giá thầu thời gian thực là bao nhiêu?
Sau khi nắm một cách bài bản và cụ thể và khái niệm RTB là gì cũng như lợi ích mà nó đem lại cho doanh nghiệp thì bạn cũng cần bỏ túi được cách lên giá thầu hiệu quả cho nó.
Chi phí RTBs marketing sẽ thay đổi, tùy thuộc vào các giá thầu khác và những gì bạn đang nhắm mục tiêu với quảng cáo của mình, như:
- Từ khóa
- Vị trí
- Nhân khẩu học
- Sở thích
Đó là tất cả những gì bạn muốn đầu tư vào quảng cáo của mình.
Bạn có thể trả bất kỳ đâu từ $2000 đến trở lên $15000 cho một chiến dịch, nhưng bạn không bị giới hạn trong phạm vi đó. Hãy nhớ rằng đặt giá thầu thời gian thực hoạt động trên cơ sở CPM, vì vậy giá thầu của bạn có thể là 1 đô la hoặc 2 đô la.
Bạn kiểm soát ngân sách của mình bằng cách đặt giá thầu theo thời gian thực.
7. Ví dụ về nền tảng RTB
Có rất nhiều nền tảng RTB khác nhau trên thị trường, mỗi nền tảng có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Dưới đây là một số ví dụ về các nền tảng RTB phổ biến:
- Google AdX: Đây là nền tảng RTB lớn nhất thế giới, nền tảng này cung cấp nhiều tính năng và tùy chọn nhắm mục tiêu, phù hợp với các nhà quảng cáo có kinh nghiệm và ngân sách lớn.
- Rubicon Project: Đây là một nền tảng RTB độc lập có giao diện trực quan và dễ sử dụng nên phù hợp với các nhà quảng cáo ở mọi cấp độ.
- OpenX: Đây là một nền tảng RTB rất minh bạch và hiệu quả sở hữu nhiều tuỳ chọn nhắm tới mục tiêu nâng cao. Nền tảng RTB này phù hợp với các nhà quảng cáo muốn kiểm soát chi tiêu.
- AppNexus: Đây là nền tảng RTB tập trung vào programmatic advertising nên nó cung cấp nhiều giải pháp sáng tạo cho nhà quảng cáo. Nền tảng này phù hợp với các nhà quảng cáo muốn tiếp cận đối tượng mục tiêu trên nhiều kênh
- Index Exchange: Nền tảng RTB Index Exchange tập trung vào chất lượng quảng cáo, nó cung cấp môi trường quảng cáo an toàn và minh bạch, phù hợp với các nhà quảng cáo muốn bảo vệ thương hiệu
8. Lợi thế và thách thức của quảng cáo RTB
Trước khi bắt đầu lựa chọn nền tảng quảng cáo RTB, bạn cần phải hiểu rõ về lợi thế cũng như thách thức của quảng cáo này. Cụ thể vấn đề này như sau:
8.1. Lợi thế của RTB
- Định giá khoảng không quảng cáo được thực hiện: Khi sử dụng phương pháp quảng cáo này, nhà quảng cáo có thể đặt giá sàn cho khoảng không quảng cáo của họ và có thể thay đổi bất cứ lúc nào. Điều này có lợi rất nhiều trong việc tối ưu chi phí quảng cáo. Đồng thời còn cho phép nhà xuất bản trích xuất giá trị chính xác cho khoảng quảng cáo của họ trong thời gian thực.
- Xử lý các đơn vị quảng cáo "tồn kho": Nhà xuất bản nào cũng đau đầu và đặc biệt chú trọng tới hàng tồn kho còn sót lại. Bằng cách đưa chúng vào các cuộc đấu giá khác nhau, RTB giúp nhà xuất bản có được mức giá hợp lý cho các đơn vị quảng cáo "tồn kho".
- Điều chỉnh đơn vị quảng cáo: Nhà xuất bản có thể kiểm soát quảng cáo, đồng thời thay đổi giá sàn, vị trí đơn vị quảng cáo và tuỳ chọn nhắm vào mục tiêu bất cứ lúc nào. Điều này giúp việc thử nghiệm quảng cáo đưa ra được mức giá tốt nhất.
- Trải nghiệm người dùng tốt hơn: Với quảng cáo RTB, nhà xuất bản có thể kiểm tra chặt chẽ phản ứng của người dùng đối với các vị trí đặt quảng cáo. Từ đó, cải thiện trải nghiệm người dùng
8.2. Thách thức với Real Time Bidding
Gian lận quảng cáo
- Click giả: Gian lận click là hành vi tạo click ảo vào quảng cáo để tăng giá thầu và thu lợi bất chính.
- Vị trí quảng cáo giả: Vị trí quảng cáo giả là những vị trí quảng cáo không tồn tại hoặc không hiển thị được cho người dùng.
- Nhắm mục tiêu giả: Nhắm mục tiêu giả là hành vi nhắm mục tiêu quảng cáo đến đối tượng không phù hợp.
Thiếu minh bạch
- Hệ thống RTB phức tạp và khó hiểu khiến nhà quảng cáo và nhà xuất bản khó theo dõi hiệu quả chiến dịch.
- Thiếu dữ liệu minh bạch về hiệu quả của chiến dịch quảng cáo.
Chất lượng quảng cáo
- Quảng cáo chất lượng thấp có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng và thương hiệu của nhà quảng cáo.
- Khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng quảng cáo trong hệ thống RTB.
Quyền riêng tư
-Việc thu thập và sử dụng dữ liệu cá nhân của người dùng trong RTB có thể dẫn đến các vấn đề về quyền riêng tư.
- Nhu cầu tuân thủ các quy định về bảo vệ dữ liệu ngày càng tăng.
9. Làm thế nào để tận dụng tối đa RTB?
Để RTB có thể hoạt động với hiệu suất tối ưu trong phạm vi rộng thì nhà xuất bản cần phải xem xét trên rất nhiều các yếu tố khác nhau. Dưới đây là cách giúp bạn tối ưu RTB, hãy tham khảo nhé.
9.1. Sự hợp tác giữa 2 bên
Để thấy được sự tăng trưởng trong RTB, cả người bán và người mua đều cần phải đáp ứng được các yêu cầu liên quan đến an toàn dữ liệu, bảo mật người dùng. Bên cạnh đó, cả 2 bên đều phải thường xuyên kiểm tra dữ liệu được thu thập so với số tiền chi cho quảng cáo.
9.2. Nhà xuất bản phải kiểm soát luồng dữ liệu
Ban đầu, dữ liệu người dùng sẽ được tạo bởi các trang web và được lưu trữ bởi các nhà xuất bản. Do đó nhà xuất bản có trách nhiệm phải kiểm soát luồng dữ liệu một cách minh bạch nhất để không xảy ra bất cứ sự gian lận nào. Trong trường hợp nhà xuất bản chia sẻ công khai một phần dữ liệu của họ với nhà quảng cáo qua SSP thì phải đảm bảo một điều là nhà quảng cáo không liên quan đến gian lận dữ liệu.
9.3. Tránh gian lận quảng cáo
Thực tế, kẻ xấu dường như luôn tìm ra giải pháp để "đấu" với các kỹ thuật ngăn chặn gian lận quảng cáo. Tuy nhiên, những gian lận này hoàn toàn có thể tránh được bằng cách tuân thủ các biện pháp an toàn nhất định cho quảng cáo.
9.4. Cân nhắc đấu giá kín cho khoảng không quảng cáo cao cấp
Để tận dụng tối đa quảng cáo RTB bạn cũng cần phải cân nhắc đấu giá kín cho khoảng không quảng cáo cao cấp. Với tư cách là nhà xuất bản, bạn phải nắm được phần nào trong kho hàng là “mỏ vàng”. Phân đoạn cẩn thận các khoảng không quảng cáo và đưa phần cao cấp ra thị trường tư nhân để có lợi nhuận tốt hơn.
9.5. Cải thiện tốc độ tải trang
Cách tận dụng tối đa RTB cuối cùng mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đó là cải thiện tốc độ tải trang. Việc chạy quá nhiều phiên đấu giá cùng một lúc chắc chắn sẽ khiến web bị chậm hơn so với bình thường. Vì vậy, bạn nhất định phải tối ưu hoá trang web để phân phát quảng cáo nhanh hơn.
10. Kết luận
Như vậy, UNICA đã giới thiệu đến các bạn RTB là gì cũng như quy trình 5 bước để đặt giá thầu theo thời gian thực thành công chỉ với 5 phút cũng như marketing rtb. Hy vọng bài viết này có ích cho bạn đọc.
07/11/2020
6218 Lượt xem
Augmented Reality là gì? Tiềm năng phát triển trong tương lai
Cuộc sống chúng ta đang thay đổi vô cùng nhanh chóng, công nghệ, khoa học, kỹ thuật ngày càng phát triển mạnh mẽ. Những bước nhảy vọt trong thế giới công nghệ gần đây có thể kể đến Augmented Reality. Đây không còn là một giấc mơ xa vời khi mà thế giới đang cố gắng thực hiện hóa. Vậy Augmented Reality là gì và nó tiềm năng lớn như nào trong tương lai.
Augmented Reality là gì?
Hiểu theo nghĩa tiếng việt thì Augmented Reality có nghĩa là thực tế tăng cường, viết tắt là AR, nó là một trải nghiệm người dùng trong đó các nhà thiết kế nâng cao các phần trong thế giới thực của người dùng bằng đầu vào do máy tính tạo ra. Các nhà thiết kế tạo ra các đầu vào - từ âm thanh đến video, đồ họa đến lớp phủ GPS và hơn thế nữa - trong nội dung kỹ thuật số phản ứng trong thời gian thực với những thay đổi trong môi trường của người dùng, điển hình là chuyển động.
Augmented Reality có nghĩa là thực tế tăng cường, viết tắt là AR
Vị trí của AR trong thế giới thực
Theo thuật ngữ thực tế mở rộng (XR), AR khác với thực tế ảo (VR) và thực tế hỗn hợp (MR). Một số nhầm lẫn tồn tại, đáng chú ý là giữa AR và MR. Đặc biệt là trong bối cảnh bùng nổ công nghệ những năm 2020, cuộc tranh luận đáng kể vẫn tiếp tục về những gì mỗi thuật ngữ bao hàm. Trong thiết kế trải nghiệm người dùng (UX), bạn có:
AR - Bạn thiết kế để các yếu tố kỹ thuật số xuất hiện trên các chế độ xem trong thế giới thực, đôi khi có sự tương tác hạn chế giữa chúng , thường là thông qua điện thoại thông minh. Ví dụ bao gồm ARKit của Apple và ARCore của Android (bộ dụng cụ dành cho nhà phát triển), trò chơi Pokemon Go.
VR - Bạn thiết kế trải nghiệm sống động tách biệt người dùng với thế giới thực , thường là thông qua thiết bị tai nghe. Các ví dụ bao gồm PSVR để chơi game, Oculus và Google Cardboard, nơi người dùng có thể khám phá, chẳng hạn như Stonehenge bằng cách sử dụng điện thoại thông minh gắn tai nghe.
MR - Bạn thiết kế để kết hợp các yếu tố AR và VR để các đối tượng kỹ thuật số có thể tương tác với thế giới thực ; do đó, bạn thiết kế các yếu tố được gắn với môi trường thực tế. Một phần do có sự trùng lặp nhỏ về tính tương tác, các thương hiệu đôi khi sử dụng AR thay thế cho MR. “Thực tế tăng cường” vẫn phổ biến - mặc dù ý nghĩa ban đầu của thiết kế AR là phủ các yếu tố kỹ thuật số lên chế độ xem thế giới thực
AR khác với thực tế ảo (VR) và thực tế hỗn hợp (MR)
Các bước thiết kế một AR
Nhìn chung Augmented Reality là gì vẫn còn rất khó hiểu với nhiều người đọc trên thế giới. Nhưng chúng tôi chỉ ra một dẫn chứng sau đây bạn sẽ phần nào nắm được AR là gì.
Những năm 2010, thế giới chao đảo với game Pokemon GO trên ứng dụng định hướng GPS chèn các nhân vật Pokemon vào môi trường của người dùng để tìm được và chụp được hình nhân vật trên màn hình thiết bị.
- Làm quen với thuật ngữ AR và một dạng kiến trúc thông tin mới .
- Liên tục hỏi “ Người dùng ở đâu? ” Và làm thế nào họ “sẽ áp dụng và áp dụng thiết kế của bạn .
- Hãy nhớ các giới hạn vật lý - người dùng giữ thiết bị lâu hơn khi ngồi, v.v.
- Tạo giao diện tự động , vì vậy người dùng không cần phải nhắc bằng lệnh. Cân nhắc điều khiển bằng giọng nói.
- Sử dụng tối ưu tài nguyên tạo phần mềm AR (ví dụ: ARKit của Apple).
- Cung cấp giới thiệu dễ dàng .
- Cung cấp manh mối và khả năng dự đoán tối đa .
- Ưu tiên bất động sản màn hình .
- Thiết kế cho khả năng tiếp cận.
- Thiết kế hoạt ảnh trong đó bạn xem xét tốc độ khung hình và sức mạnh xử lý ảnh hưởng như thế nào đến khả năng tương thích của thiết bị .
- Đảm bảo diễn giải thiết kế của bạn và đáp ứng cho người dùng ' phong trào đầu và cử chỉ cơ thể động, vì vậy người dùng có thể hoạt động bằng trực giác và tự do mà không đưa lệnh.
Augmented Reality sử dụng trong thế giới ngày nay
Cơ bản Augmented Reality là gì không còn lạ lẫm với nhiều người nhưng nó được sử dụng như thế nào đã đạt hiệu quả.
AR được trình bày và sử dụng như một công nghệ tương lai, nhưng hình thức thì có vẻ như nó đã xuất hiện từ lâu.
Cụ thể, năm 2013, Google tung ra kính Google Glass nó di chuyển thực tế mở rộng sang một giao diện mà người dùng có thể đeo được. Màn hình hiển thị thông qua một máy chiếu nhỏ và phản hồi lệnh, các hình ảnh, âm thanh lên màn hình.
Game Pokemon Go ra mắt sử dụng AR
Không những thế, AR còn được sử dụng cho các máy tính bảng, điện thoại di động cho nhiều đối tượng dùng khác nhau.
Một trong những cách mà Augmented Reality xâm nhập vào cuộc sống hàng ngày thường là qua những trò chơi điện tử di động. Các nhà nghiên cứu cũng đang phát triển hình ảnh ba chiều để có thể đưa VR vào vì hình ảnh ba chiều có thể được nhìn thấy, nghe thấy và không giới hạn.
Với những bước tiến trong thế giới công nghệ hiện nay chúng ta có thể nhận định được rằng Augmented Reality là giấc mơ của rất nhiều quốc gia muốn thực hóa. Hy vọng với những chia sẻ về Augmented Reality là gì các bạn sẽ phần nào hiểu được cục diện quan trong của AR.
06/11/2020
2157 Lượt xem
Công cụ tìm kiếm là gì? Các công cụ tìm kiếm phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam
Ngày nay, khi mạng Internet đang phát triển mạnh mẽ và bùng nổ trên phạm vi toàn cầu, việc người dùng thường xuyên có thói quen tìm kiếm, tra cứu những thông tin chưa biết trên các công cụ tìm kiếm đã trở nên rất quen thuộc. Chỉ cần một vài thao tác cơ bản đi kèm với KeyWord chủ đề là sẽ có rất nhiều trang web xuất hiện với nội dung đa dạng khác nhau. Để giúp cho người dùng cũng như các doanh nghiệp có thêm nhiều lựa chọn trong việc tìm kiếm thông tin, trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ các công cụ tìm kiếm vô cùng hữu ích và tiết kiệm thời gian, cùng khám phá nhé.
1. Công cụ tìm kiếm là gì?
Công cụ tìm kiếm hay còn được gọi là Search engine là công cụ cho phép người dùng tìm kiếm và đọc thông tin trên tất cả mạng internet. Khi bạn nhập một truy vấn vào công cụ tìm kiếm, nó sẽ trả về danh sách các trang web có liên quan đến truy vấn của bạn. Khi bạn nhập một truy vấn vào công cụ tìm kiếm, nó sẽ trả về danh sách các trang web có liên quan đến truy vấn của bạn. Thông thường thông qua việc tìm kiếm cơ sở dữ liệu thông tin, máy tìm kiếm sẽ trả kết quả về dưới dạng danh sách liệt kê phù hợp nhất cho người dùng.
Công cụ tìm kiếm cho phép người dùng tìm kiếm tất cả thông tin trên mạng internet
Công cụ tìm kiếm giúp các cá nhân, tổ chức đang marketing những sản phẩm, dịch vụ tiếp cận được với khách hàng mục tiêu của mình. Từ đó, tăng cao hiệu quả bán hàng, kiếm lại được nhiều lợi nhuận về cho cá nhân hoặc tổ chức.
2. Các tính năng của công cụ tìm kiếm
Các tính năng của công cụ tìm kiếm có thể kể đến như:
- Crawling – Thu thập dữ liệu: Sau khi bạn nhập từ khoá tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm, các con bot sẽ bắt đầu truy cập vào các trang web trên internet để truy xuất dữ liệu, thu thập thêm thông tin.
- Indexing - Phân loại, sắp xếp dữ liệu: Tiếp theo dựa ttrên những dữ liệu đã truy xuất và thu thập được, công cụ tìm kiếm tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin vào kho lưu trữ.
- Retrieval - Truy xuất dữ liệu: Sau khi có yêu cầu tra cứu của người dùng, quá trình truy xuất dữ liệu sẽ diễn ra. Trước khi hiển thị kết quả cho người dùng, dữ liệu sẽ được sắp xếp lại và hiển thị sao cho phù hợp nhất với mong muốn của người dùng.
3. Phân loại các công cụ tìm kiếm
Có rất nhiều cách phân loại công cụ tìm kiếm. Trong bài viết sau, chúng tôi sẽ phân loại công cụ tìm kiếm ra thành 2 loại đó là theo chức năng và theo hoạt động chính. Cụ thể như sau:
3.1. Phân loại các công cụ tìm kiếm theo chức năng
Công cụ tìm kiếm theo chức năng bao gồm:
- Chức năng tìm kiếm địa chỉ trên bàn.
- Chức năng tìm kiếm công việc theo nhu cầu.
- Chức năng tìm địa chỉ các trang web.
- Chức năng tìm thông tin về tổ chức qua internet.
Công cụ tìm kiếm theo chức năng
3.2. Phân loại các công cụ tìm kiếm theo phương pháp hoạt động chính
Phân loại các công cụ tìm kiếm theo phương pháp hoạt động bao gồm 4 phương pháp chính, bao gồm:
- Phương pháp Crawl (Thu thập thông tin): Phương pháp này hoạt động theo nguyên lý dò tìm, tạo các chỉ mục website trên internet để lưu vào hệ thống. Bên cạnh việc dò tìm dữ liệu, phương pháp tìm kiếm này cũng trả về các báo cáo liên kết không phù hợp. Điều này giúp máy tìm kiếm trả về kết quả khớp với nhu cầu của người dùng nhất.
- Phương pháp Directionary: Phương pháp này hoạt động theo nguyên lý phân lớp. Tức là ban đầu máy tìm kiếm sẽ phân lớp sẵn các đối tượng rồi đưa vào các thư mục. Sau đó, người tìm kiếm sẽ đi theo các thư mục lớn ban đầu, rẽ sang các thư mục nhỏ hơn cho tới khi tìm được website mà mình mong muốn.
- Phương pháp Meta: Phương pháp này hoạt động theo nguyên tắc chung là truy tìm dữ liệu, tiến hành gửi từ khoá đến tất cả các truy tìm đồng loạt để thu về dữ liệu. Với nguồn thông tin thu được này, người dùng có thể sử dụng để phân tích hoặc xếp hạng lại các dữ liệu trên Internet.
- Phương pháp dùng cơ sở dữ liệu đặc biệt: Đặc điểm của phương pháp này là dữ liệu tìm ra và thu được không thực sự tồn tại trên bất kỳ một trang web nào mà nó sẽ tồn tại trong các cơ sở dữ liệu của máy tính. Hoặc nó cũng được sử dụng trên internet mà các trang web được cấp phép sử dụng.
Đăng ký khoá học SEO online ngay để nhận ưu đãi cực kỳ hấp dẫn. Khóa học sẽ giúp bạn hiểu về SEO, tối ưu hóa nội dung, xác định từ khóa, tăng cường trải nghiệm người dùng và nhiều kiến thức bổ ích khác.
[course_id:3008,theme:course]
[course_id:1592,theme:course]
[course_id:2417,theme:course]
4. Các công cụ tìm kiếm hoạt động như thế nào?
Mặc dù có nhiều công cụ tìm kiếm khác nhau, mỗi công cụ lại có thuật toán hoạt động khác nhau nhưng về cơ bản, các công cụ tìm kiếm sẽ hoạt động chính theo 3 bước sau:
4.1. Bước 1: Crawling (thu thập dữ liệu)
Ở bước này công cụ tìm kiếm đã được lập trình sẽ tạo ra các loại con bot, ví dụ: robot, crawler hay spider để truy cập vào các website trên mạng internet nhằm thu thập dữ liệu. Nhiệm vụ của những con bot này là đi theo trang web và những trang web có liên quan khác để tiến hành thu thập dữ liệu. Dữ liệu con bot này thu thập được càng nhiều sẽ càng tốt.
Cách công cụ tìm kiếm hoạt động
4.2. Bước 2: Indexing (Phân loại, sắp xếp dữ liệu)
Xong bước thu thập dữ liệu là đến bước Indexing (phân loại, sắp xếp dữ liệu). Quá trình này dường như hay được diễn ra đồng thời cùng với quá trình thu thập và tìm kiếm dữ liệu. Với các dữ liệu thu thập được, công cụ tìm kiếm ngay lập tức được sắp xếp và lưu trữ để tiếp tục chuyển sang bước thứ 3.
4.3. Bước 3: Retrieval (Truy xuất dữ liệu)
Khi đã đến bước này thì các dữ liệu ở bước 1 và bước 2 đã được truy xuất để làm sao đúng với mục đích, yêu cầu của người dùng nhất. Tại bước này, tuỳ vào các máy tìm kiếm cũng như các thuật toán khác nhau mà kết quả trả về cũng sẽ được sắp xếp khác nhau. Vì vậy, không phải máy tìm kiếm nào cũng cho ra kết quả giống nhau, các kết quả tìm kiếm có thể khác nhau khi sử dụng các công cụ tìm kiếm khác nhau.
5. Vai trò của các công cụ tìm kiếm trong marketing
Trong marketing, công cụ tìm kiếm đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến SEO và đến SEM, cụ thể như sau:
5.1. Yếu tố quan trọng bậc nhất trong SEO
SEO là từ viết tắt của Search Engine Optimization tức là tối ưu công cụ tìm kiếm. Bất cứ trang web nào cũng đều muốn tối ưu công cụ tìm kiếm, hiển thị top cao trên Google để tiếp cận được nhiều người dùng. Việc có một thứ hạng tốt, nằm trong top 10 là điều mà doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân nào cũng đều cần để xây dựng được vị thế với khách hàng. Khi ở top đầu, website của bạn sẽ tiếp cận được nhiều người dùng hơn, nhiều khách hàng hơn. Điều này giúp tăng khả năng chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực tế.
Đối với mỗi công cụ tìm kiếm sẽ hoạt động theo một thuật toán khác nhau. Vì vậy để làm việc hiệu quả, người làm SEO cần có những cách thức riêng để tối ưu hóa nội dung trên bảng xếp hạng kết quả, làm sao càng ở vị trí cao càng tốt.
Vai trò của các công cụ tìm kiếm trong marketing
5.2. Ảnh hưởng đến SEM
SEM là viết tắt của Search Engine Marketing tức là tiếp thị, quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm. SEM sẽ bao gồm cả SEO và PPC (quảng cáo trả tiền cho mỗi lượt click). Mục đích chính của SEM là tăng tần suất website xuất hiện top 1 trên các công cụ tìm kiếm để thu hút nhiều người dùng giúp tăng chuyển đổi.
Để hoạt động SEM hiệu quả, bạn cần nắm vững về nguyên lý hoạt động của các công cụ tìm kiếm. Bởi nếu không nắm vững, chẳng may vi phạm quy định thì tài khoản của bạn có nguy cơ sẽ bị khoá và không thể thực hiện thêm bất kỳ thao tác nào.
[trial-btn-v4[link=https://seoai.unica.vn/88?ref=teamseo][text=ĐĂNG KÝ NGAY][color=#ffffff][width=300px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]]
6. 9 công cụ tìm kiếm phổ biến nhất trên internet
Trên thế giới có rất nhiều các công cụ tìm kiếm khác nhau mà không phải ai cũng biết. Thấu hiểu điều đó, trong bài viết sau Unica sẽ chia sẻ cho bạn 9 công cụ tìm kiếm phổ biến nhất trên internet, bạn hãy tham khảo nhé.
6.1. Google
Không cần phải giới thiệu quá nhiều, Google là công cụ tìm kiếm giữ vị trí đầu tiên về tìm kiếm với sự khác biệt đáng kinh ngạc. Google được 89,43% người dùng bình chọn là một công cụ tìm kiếm thông tin hữu ích và vươn lên vị trí đầu bảng so với Bing.
Điều khiến Google trở thành công cụ tìm kiếm phổ biến và đáng tin cậy nhất là chất lượng kết quả tìm kiếm của nó. Google đang sử dụng các thuật toán phức tạp để đưa ra kết quả chính xác nhất cho người dùng. Những người sáng lập Google là Larry Page và Sergey Brin đã đưa ra ý tưởng rằng các trang web được các trang web khác tham chiếu quan trọng hơn các trang web khác và do đó xứng đáng được xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm.
Qua nhiều năm, thuật toán xếp hạng của Google đã được bổ sung thêm hàng trăm yếu tố khác và vẫn là công cụ đáng tin cậy để tìm kiếm những thông tin chính xác trên mạng Internet.
Google được bình chọn là công cụ tìm kiếm hữu ích số 1
6.2. Yahoo.com
Yahoo là một trong những nhà cung cấp email phổ biến nhất và công cụ tìm kiếm web của nó giữ vị trí thứ ba về tìm kiếm với trung bình 1% thị phần.
Từ tháng 10 năm 2011 đến tháng 10 năm 2015, tìm kiếm Yahoo được cung cấp độc quyền bởi Bing. Vào tháng 10 năm 2015 Yahoo đã đồng ý với Google để cung cấp các dịch vụ liên quan đến tìm kiếm và cho đến tháng 10 năm 2018, kết quả của Yahoo đã được cung cấp bởi cả Google và Bing.
Cổng thông tin điện tử của Yahoo rất phổ biến và được xếp hạng là 11 trang web được truy cập nhiều nhất trên Internet (Theo Alexa).
Yahoo được xếp hạng trong top 9 trang Web truy cập nhiều nhất
6.3. Bing
Trong các công cụ tìm kiếm hữu ích, không thể không nhắc tới Microsoft Bing. Công cụ tìm kiếm thay thế tốt nhất cho Google là Microsoft Bing. Thị phần công cụ tìm kiếm của Bing là từ 2,83% đến 12,31%.
Bing là nỗ lực của Microsoft để thách thức Google trong lĩnh vực tìm kiếm, nhưng bất chấp nỗ lực của họ, họ vẫn không thuyết phục được người dùng rằng công cụ tìm kiếm của họ có thể đáng tin cậy như Google.
Bing có nguồn gốc từ các công cụ tìm kiếm trước đây của Microsoft (MSN Search, Windows Live Search, Live Search), và theo xếp hạng Alexa, Bing là trang web được truy cập nhiều nhất thứ 30 trên Internet.
6.4. Ask.com
Ask.com là một công cụ tìm kiếm và trang web hỏi đáp được thành lập vào năm 1995. Ask.com cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau, bao gồm:
- Tìm kiếm web: Ask.com sử dụng thuật toán tìm kiếm riêng để trả về kết quả cho các truy vấn của người dùng.
- Hỏi đáp: Ask.com có một cộng đồng lớn nơi người dùng có thể đặt câu hỏi và nhận câu trả lời từ những người khác.
- Từ điển và bách khoa toàn thư: Ask.com cung cấp truy cập vào từ điển và bách khoa toàn thư trực tuyến.
- Trò chơi và giải trí: Ask.com cung cấp một số trò chơi và hoạt động giải trí miễn phí.
Ask.com là một công cụ tìm kiếm phổ biến với hơn 300 triệu người dùng trên toàn thế giới. Ask.com được biết đến với khả năng cung cấp các câu trả lời hữu ích và chính xác cho các câu hỏi của người dùng.
Ask.com là một công cụ tìm kiếm được thành lập vào năm 1995
6.5. AOL.com
AOL.com là trang web của America Online (AOL), một công ty cung cấp dịch vụ internet toàn cầu có trụ sở tại Hoa Kỳ. AOL.com cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau, bao gồm: Email, Tin tức, Tài chính, Thời tiết, Thể thao, Giải trí,... AOL.com được biết đến với tư cách là một trang web hữu ích cho những người đang tìm kiếm một nơi để truy cập email, tin tức, tài chính, thời tiết, thể thao, giải trí và video.
AOL.com từng là một trong những trang web phổ biến nhất trên thế giới vào đầu những năm 1990. Tuy nhiên, sự phổ biến của AOL.com đã giảm dần trong những năm gần đây do sự cạnh tranh từ các công ty internet khác như Google và Yahoo!.
6.6. Baidu
Baidu có thị phần toàn cầu từ 0,68% đến 11,26%. Thành lập vào năm 2000 và Baidu nhanh chóng trở thành công cụ tìm kiếm phổ biến nhất ở Trung Quốc. Thị phần của nó đang tăng đều đặn và theo Wikipedia , Baidu đang phục vụ hàng tỷ truy vấn tìm kiếm mỗi tháng. Nó hiện đang được xếp ở vị trí 4, trong Bảng xếp hạng Alexa. Thế nhưng, mặc dù Baidu có thể truy cập trên toàn thế giới nhưng nó chỉ có sẵn bằng tiếng Trung.
6.7. Yandex
Nhắc đến một trong những công cụ tìm kiếm lớn trên internet, nhất định không được bỏ qua Yandex. Yandex là một công cụ tìm kiếm lớn của Nga với hơn 60% người dùng web ở Nga đã và đang sử dụng. Như trang Baidu của Trung Quốc thì người Nga sẽ sử dụng Yandex. Hiện tại, Yandex đang là một công ty tìm kiếm lớn thứ 4 trên thế giới với khoảng hơn 150 triệu lượt tìm kiếm mỗi ngày và hiện tại công cụ có khoảng hơn 50 triệu người dùng thường xuyên.
Yandex là một công cụ tìm kiếm lớn của Nga
6.8. DuckDuckgo
Nằm trong Top các công cụ tìm kiếm hữu ích không thể không nhắc tới DuckDuckGo. Thị phần công cụ tìm kiếm của DuckDuckGo là khoảng 0,45%.
Theo số liệu thống kê về lưu lượng truy cập của DuckDuckGo, họ đang phục vụ trung bình 47 triệu lượt tìm kiếm mỗi ngày nhưng thị phần tổng thể của họ vẫn liên tục dưới 0,5%.
Không giống như những gì hầu hết mọi người tưởng tượng, DuckDuckGo không có chỉ mục tìm kiếm của riêng họ (như Google và Bing) nhưng họ tạo ra kết quả tìm kiếm của họ bằng cách sử dụng nhiều nguồn khác nhau .
Nói cách khác, họ không có dữ liệu của riêng mình mà phụ thuộc vào các nguồn khác (như Yelp, Bing, Yahoo, StackOverflow) để cung cấp câu trả lời cho câu hỏi của người dùng.
Đây là một hạn chế lớn so với Google khi Google có một tập hợp các thuật toán để xác định kết quả tốt nhất từ tất cả các trang web có sẵn trên Internet.
Về mặt tích cực, DuckDuckGo có một giao diện sạch sẽ, nó không theo dõi người dùng và nó không được tải đầy đủ các quảng cáo.
Giao diện của công cụ Duck DuckGo
6.9. WolframAlpha
WolframAlpha là một công cụ tính toán và trả lời câu hỏi trực tuyến do Wolfram Research phát triển. Nó được ra mắt vào năm 2009 và được coi là một "cỗ máy tri thức" có khả năng trả lời các câu hỏi về nhiều lĩnh vực khác nhau, từ khoa học, toán học đến lịch sử, văn học và nhiều hơn nữa. Đối với công cụ tìm kiếm WolframAlpha, thay vì hiển thị nhiều kết quả một lúc như những trang web khác thì trang tìm kiếm này mỗi lần tìm kiếm chỉ trả về một kết quả duy nhất. Điều này vừa giúp tiết kiệm thời gian, vừa giúp câu hỏi và câu trả lời có độ chính xác cao hơn. Tuy nhiên với những câu hỏi mở thì nó lại có nhược điểm là làm hạn chế các câu trả lời.
7. Kết luận
Như vậy thông qua bài viết trên đây, chúng tôi đã cùng các bạn tìm hiểu thông tin về công cụ tìm kiếm là gì? Các công cụ tìm kiếm phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam. Unica hy vọng những thông tin trên đây sẽ thật sự hữu ích để giúp người dùng có thể lựa chọn được một công cụ hiệu quả với những tính năng nổi bật nhất.
06/11/2020
4222 Lượt xem
5 Bước xây dựng mẫu quy trình làm việc của Content Marketing
Như các bạn đã biết, Content Marketing đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong chiến lược Marketing tổng thể. Để cho hoạt động Content Marketing được hoạt động trở nên hiệu quả thì toàn bộ quy trình làm việc phải được thống nhất dựa trên cơ sở kế hoạch đã được xây dựng trước đó. Để có thể hiểu hơn về mẫu quy trình làm việc của bộ phận Content Marketing, mời bạn đọc tìm hiểu các nội dung liên quan thông qua bài viết dưới đây.
Quy trình làm việc Marketing là gì?
Quy trình làm việc Marketing là cách thức thực hiện công việc theo một một thứ tự, tuần tự có sẵn đã xây dựng, nhằm biến đổi khắc phục các yếu tố đầu vào thành các kết quả đầu ra theo đúng như kì vọng. Để hoàn thành công việc một cách hiệu quả thì việc xây dựng quy trình làm việc là điều vô cùng quan trọng trong ngành Marketing.
Quy trình content marketing
Việc xây dựng quy trình làm việc phòng marketing sẽ bảo đảm chất lượng, tiến độ và tính hiệu quả trong công việc (loại bỏ nút thắt trong quy trình làm việc và phòng ngừa các rủi ro). Tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình làm việc Marketing còn là cơ sở cho việc tính toán năng suất làm việc, và cải tiến đổi mới liên tục cách làm việc sao cho hiệu quả nhất cho bộ phận Marketing cũng như doanh nghiệp.
Các bước xây dựng quy trình làm việc trong doanh nghiệp
Để xây dựng được một quy trình làm việc Marketing bài bản, mang lại hiệu quả cao là điều không hề đơn giản. Sau đây là hướng dẫn chi tiết cách xây dựng cho bạn tham khảo:
Bước 1: Xác định nhu cầu
Xác định nhu cầu là công việc không thể thiếu khi xây dựng quy trình. Nhu cầu này có thể xuất phát từ nhân viên hoặc người quản lý.
Bước 2: Xác định mục đích
Xác định mục đích
Xây dựng quy trình làm việc với mục đích gì?
Quy trình cần có chính sách, mục tiêu nào cần tuân thủ.
Quy trình bàn giao công việc
Bước 3: Xác định phạm vi
Ai sẽ là người có thể áp dụng quy trình này?
Quy trình này áp dụng cho các phòng ban nào.
Bước 4: Xác định nội dung chính của quy trình
Nội dung chính của quy trình
Quy trình làm việc gồm bao nhiêu bước?
Các bước cụ thể được thực hiện như thế nào?
Xác định nguồn lực dựa trên phương pháp 5M: Man - con người, Money - tài chính, Machine - máy móc, Material - nguyên vật liệu, Method - phương pháp làm việc.
Bước 5: Xác định người thực hiện
Xác định người thực hiện
Với mỗi một bước của quy trình, cần phải xác định bước đó do cá nhân hay bộ phận nào thực hiện.
Xác định người thực hiện chính, người hỗ trợ.
Bước 6: Mô tả các bước công việc
Mô tả cụ thể các bước trong quy trình làm việc
Cách thực hiện các bước công việc
Bước 7: Hoàn thiện các định nghĩa, tài liệu kèm theo
Tài liệu kèm theo
Quy trình làm việc trong doanh nghiệp sau khi hoàn thành cần được kèm theo bản giải thích các định nghĩa, thuật ngữ trong quy trình, diễn giải các từ ngữ viết tắt.
Để nâng cao tay nghề viết content của bản thân, bạn hãy đăng ký khoá học online qua video ngay. Khoá học giúp bạn tư duy đúng về nghề content, gợi ý cách viết content đơn giản nhưng vẫn có sức hút, đồng thời chia sẻ công cụ giúp bạn viết content rảnh tay mà vẫn mang lại hiệu quả cao.
[course_id:2283,theme:course]
[course_id:2366,theme:course]
[course_id:1156,theme:course]
5 bước trong mẫu quy trình làm việc của Content Marketing
Rất nhiều người đang quan tâm tới mẫu quy trình làm việc của Content Marketing, sau đây Unica sẽ chia sẻ chi tiết cho bạn tham khảo:
Bước 1: Liệt kê các nguồn hiện có
Bước đầu tiên để tạo quy trình tiếp thị nội dung là liệt kê mọi nội dung đơn lẻ được liên kết với chiến dịch của bạn. Danh sách này nên bao gồm các bài đăng trên blog, sách điện tử, bài đăng trên mạng xã hội, trang đích, Email và bất kỳ phần nội dung hỗ trợ nào khác. Nếu bạn không biết chính xác có bao nhiêu quảng cáo trả phí của mình sẽ chạy hoặc bao nhiêu Email bạn sẽ gửi ở giai đoạn đầu này trong quy trình làm việc, thì không sao. Lập danh sách ban đầu và cập nhật nó để có thể thu thập thêm dữ liệu nhằm phục vụ cho chiến dịch của mình.
Facebook, Website là nguồn sẵn có của doanh nghiệp
Bước 2: Xác định nhu cầu
Sau khi bạn có danh sách nội dung của mình, hãy xác định những người cần tham gia để biến từng phần nội dung thành hiện thực. Ví dụ, một eBook sẽ cần một số chú ý về thiết kế, hãy tìm ra những nhu cầu thiết kế cụ thể đó là gì? Quảng cáo tìm kiếm có trả tiền sẽ cần bao nhiêu ngân sách? Email sẽ cần phải nằm gọn trong lịch trình tiếp thị của bạn như thế nào?....Bạn càng cụ thể về nhu cầu nội dung của mình, thì quá trình thực hiện càng diễn ra nhanh chóng và dễ dàng.
Bước 3: Liệt kê các nhiệm vụ nội dung
Sau khi đã liệt kê các nguồn hiện có và xác định được nhu cầu, mục tiêu của chiến dịch. Bây giờ, đã đến lúc tìm hiểu chi tiết hơn. Đối với mỗi nội dung, hãy liệt kê các công việc của content marketing cụ thể phải hoàn thành trước, trong và sau khi xuất bản. Một lần nữa, hãy càng cụ thể nhiệm vụ nội dung càng tốt để đảm bảo không có gì xuất hiện vào phút cuối.
Ví dụ: các tác vụ liên quan đến nội dung bài đăng trên blog không nên chỉ là “gửi” và “xuất bản”. Bạn cũng nên bao gồm nhiệm vụ “đánh giá”, nhiệm vụ “thêm ảnh / tác phẩm nghệ thuật”, nhiệm vụ “phê duyệt cuối cùng” và nhiệm vụ “lên lịch xã hội”...
Xây dựng chiến lược Content Marketing tổng thể
Bước 4: Chỉ định vai trò
Sau khi bạn đã liệt kê các nhiệm vụ nội dung cho toàn chiến dịch, quy trình làm việc của phòng marketing là hãy chỉ định người thực hiện và chịu trách nhiệm cho từng nhiệm vụ. Đối với những người được phân công, họ cần cần phải xây dựng cho mình một ý tưởng hay về chiến dịch, với mục đích cụ thể và mục tiêu rõ ràng.
Bước 5: Lên lịch cho nội dung
Lên lịch cho nội dung
Lên lịch cho các nhiệm vụ của bạn là một phần quan trọng của mẫu quy trình làm việc. Bạn nên chia sẻ dòng thời gian của chiến dịch với các bên liên quan chính trong nhóm tiếp thị và đảm bảo rằng nó không ảnh hưởng đến thời gian của một chiến dịch khác. Lịch trình nội dung phải hiển thị trên lịch biên tập được chia sẻ, vì vậy người được phân công nhiệm vụ biết họ chịu trách nhiệm về việc gì và khi nào.
Vai trò thực hiện mẫu quy trình làm việc Content Marketing
Để chiến dịch Content Marketing thực hiện một cách hiệu quả nhất, sẽ có rất nhiều người tham gia và đóng vai trò trong việc tạo các bài đăng trên Blog cũng như một phần của hoạt động tiếp thị nội dung. Mặc dù lý tưởng nhất là mỗi vai trò được thực hiện bởi một người khác nhau, nhưng các công ty khởi nghiệp có thể coi đây là những vai trò hợp lý được thực hiện bởi cùng một người, mặc dù nó có thể sẽ kém hiệu quả hơn.
Biên tập viên quản lý: Đây là người đứng đầu nhóm nội dung của bạn, người quản lý lịch biên tập và phê duyệt các bài báo.
SEO Analyst: Người này xác định các từ khóa tốt nhất để tập trung vào cho mỗi bài viết.
Người viết nội dung: Bạn có thể sử dụng người viết nội dung cố định hoặc tự do.
Người truyền bá cộng đồng: Đây là người phân phối nội dung trong đúng cộng đồng nơi khách hàng tiềm năng và những người có ảnh hưởng thường xuyên lui tới.
Xác định những nhiệm vụ khác nhau trong chiến lược Content tổng thể
Để có thêm được nhiều kiến thức về content marketing bạn đọc có thể tham khảo những khóa học content marketing từ Unica.vn để có thể học viết content marketing hay và chất lượng nhất.
Lợi ích của quy trình làm việc
Thực hiện quy trình làm việc marketing bài bản sẽ mang lại rất nhiều lợi ích. Vậy lợi ích đó là gì, sau đây Unica sẽ chia sẻ chi tiết cho bạn:
Tối ưu nhân sự nguồn lực chi phí
Tối ưu nhân sự
Việc xây dựng hệ thống quy trình marketing chuẩn, quy định rõ ràng công việc và trình tự ông việc hợp lý sẽ giúp rút ngắn thời gian đào tạo, nhân sự làm việc chuẩn chỉ theo timeline, quy trình. Nhân sự dễ bắt nhịp hơn với công việc hơn, mà không phụ thuộc vào sự đào tạo, hay nhân sự trước đó.
Cải tiến, nâng cao năng suất làm việc
Với quy trình làm việc được triển khai, người quản lý dễ dàng đo lường được hiệu quả, nhìn thấy rõ vấn đề cần điều chỉnh trong quy trình và đánh giá hiệu suất công việc (dựa theo khối lượng công việc xử lý tại các bước đã được chỉ dẫn rõ ràng).
Lưu ý khi triển khai mẫu quy trình làm việc
Lưu ý khi triển khai mẫu quy trình làm việc
Dù là quy trình làm việc liên quan đến Content Marketing hay bất cứ một lĩnh vực, ngành nghề nào khác thì yêu cầu tất cả các nhân viên trong cùng một bộ phận cần phải hiểu rõ mục tiêu, kế hoạch và các bước thực hiện để có thể phối hợp một cách ăn ý nhằm hoàn thành công việc trong thời gian ngắn nhất, hiệu quả nhất. Bên cạnh đó thì kỹ năng làm báo cáo cũng phải thuần thục cũng như nắm bắt được tất cả những chiến lược và nội dung của đội nhóm mình. Có như vậy thì bạn mới có thể viết được một báo cáo hoàn chỉnh và chi tiết nhất.
Quy trình phòng marketing tiếp theo là những người quản lý giám sát có vai trò vô cùng quan trọng trong việc lên kế hoạch và theo dõi tiến độ công việc đang diễn ra.
Bản thân mỗi nhân viên đã được phân công nhiệm vụ cần có thái độ tích cực, ý thức trách nhiệm với công việc để có thể mang lại một kết quả tốt nhất.
Tổng kết
Như vậy thông qua bài viết trên đây, chúng tôi đã cùng các bạn tìm hiểu cách xây dựng quy trình làm việc của Content Marketing. Unica hy vọng những thông tin trên đây sẽ thực sự hữu ích nhằm giúp các bạn có thể tự xây dựng được cho mình một mẫu quy trình để làm việc hiệu quả và đúng tiến độ. Để biết thêm nhiều kiến thức, ý tưởng mới lạ về content marketing mời bạn đọc tham khảo thêm những khoá học Content Marketing trên Unica.
Cảm ơn và chúng các bạn thành công!
06/11/2020
3850 Lượt xem
Quảng Cáo Billboard Là Gì? Lợi ích và các hình thức Billboard
Hiện nay, trên thị trường xuất hiện rất nhiều các loại hình quảng cáo hiện đại, góp phần rất lớn đến sự thành công của mỗi chiến dịch Marketing. Có thể bạn không biết, quảng cáo Billboard là một loại quảng cáo phổ biến được sử dụng tại rất nhiều các trung tâm, quảng trường ở các thành phố lớn. Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu các bạn Billboard là gì và lý do tại sao những “gã khổng lồ” của thế giới ưa chuộng nó để tấn công vào khách hàng?
Quảng cáo Billboard là gì?
Quảng cáo Billboard là hình thức quảng cáo ngoài trời thông qua việc sử dụng biển quảng cáo lớn, thường được đặt tại các vị trí chiến lược như ven đường, các khu vực tập trung dân cư, hoặc trên các cấu trúc cao để thu hút sự chú ý của người đi đường. Biển quảng cáo Billboard thường chứa thông điệp quảng cáo ngắn gọn và hấp dẫn, kèm theo hình ảnh, slogan hoặc thông tin sản phẩm/dịch vụ.
Billboard thường được thiết kế để nổi bật và dễ nhận diện từ xa và chúng có thể được in trên các loại vật liệu chất lượng cao như vinyl, canvas hoặc màn hình LED. Đặc điểm của quảng cáo Billboard là khả năng hiển thị thông điệp quảng cáo với một số lượng lớn người qua lại trên các tuyến đường chính, giúp tăng cường nhận thức thương hiệu và thu hút khách hàng tiềm năng.
Billboard là loại biển quảng cáo ngoài trời
Đặc điểm của Billboard là gì?
Đươi đây sẽ là những đặc điểm của quảng cáo Billboard:
1. Kết cấu của Billboard quảng cáo
Billboard thường được làm từ các vật liệu bền như kim loại hoặc nhựa, được thiết kế để chịu được các điều kiện thời tiết khác nhau. Mặt trước của billboard thường được in hình ảnh và thông điệp quảng cáo.
2. Kích thước và chiều cao của Billboard quảng cáo
Kích thước của billboard có thể thay đổi tùy thuộc vào vị trí và mục đích quảng cáo nhưng thường rất lớn để dễ dàng thu hút sự chú ý. Chiều cao của billboard cũng có thể thay đổi nhưng thường được đặt ở một độ cao đủ để người đi đường có thể nhìn thấy.
>>> Xem thêm: Các chiến lược quảng cáo tại môi trường sống
Kích thước của billboard có thể thay đổi tùy thuộc vào vị trí và mục đích quảng cáo nhưng thường rất lớn để dễ dàng thu hút sự chú ý
3. Triển khai quảng cáo Billboard như thế nào?
Để triển khai một chiến dịch quảng cáo billboard, doanh nghiệp cần phải lên kế hoạch chi tiết, bao gồm việc xác định mục tiêu, thiết kế hình ảnh và thông điệp quảng cáo, chọn vị trí đặt billboard và theo dõi hiệu quả của chiến dịch.
4. Thời gian triển khai chiến dịch quảng cáo Billboard
Thời gian triển khai một chiến dịch quảng cáo billboard có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, tùy thuộc vào mục tiêu và ngân sách của doanh nghiệp. Thời gian này cũng bao gồm cả việc thiết kế, sản xuất và lắp đặt billboard.
Thời gian triển khai một chiến dịch quảng cáo billboard có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng
Các hình thức biển Billboard quảng cáo thường gặp
Các hình thức biển Billboard quảng cáo thường gặp gồm có quảng cáo 2 mặt, quảng cáo 3-4 mặt hiển thị, quảng cáo vòng xoay, quảng cáo chuyển động và quảng cáo điện tử. Chi tiết như sau:
1. Billboard quảng cáo 2 mặt
Billboard quảng cáo 2 mặt là một loại billboard có hai mặt hiển thị thông điệp quảng cáo. Loại billboard này thường được đặt ở những vị trí có lưu lượng giao thông lớn từ cả hai hướng.
>>> Xem thêm: Giới thiệu quảng cáo Standee
Billboard quảng cáo 2 mặt là một loại billboard có hai mặt hiển thị thông điệp quảng cáo
2. Billboard quảng cáo có nhiều hơn 2 mặt (3 – 4 mặt hiển thị)
Billboard quảng cáo có nhiều hơn 2 mặt là một loại billboard có từ 3 đến 4 mặt hiển thị thông điệp quảng cáo. Loại billboard này thường được đặt ở những vị trí có lưu lượng giao thông lớn từ nhiều hướng khác nhau.
3. Quảng cáo vòng xoay billboard là gì?
Billboard quảng cáo vòng xoay là một loại billboard có khả năng xoay 360 độ để hiển thị thông điệp quảng cáo. Loại billboard này thường được sử dụng ở những vị trí có lưu lượng giao thông lớn và có tầm nhìn rộng.
Billboard quảng cáo vòng xoay là một loại billboard có khả năng xoay 360 độ
4. Trivision billboard là gì? - Billboard quảng cáo chuyển động
Billboard quảng cáo chuyển động, còn được gọi là Trivision Billboard, là một loại billboard có khả năng thay đổi hình ảnh quảng cáo sau một khoảng thời gian nhất định. Loại billboard này thường được sử dụng để hiển thị nhiều thông điệp quảng cáo khác nhau trên cùng một billboard.
5. Billboard quảng cáo điện tử (Billboard Led)
Billboard quảng cáo điện tử, còn được gọi là Billboard Led, là một loại billboard sử dụng công nghệ LED để hiển thị thông điệp quảng cáo. Loại billboard này có khả năng hiển thị hình ảnh động, video và thậm chí cả nội dung tương tác.
Billboard quảng cáo điện tử
Lợi ích của quảng cáo Billboard là gì?
Lợi ích của quảng cáo Billboard là tăng nhận diện thương hiệu, thu hút khách hàng, tăng doanh thu và có thể kết hợp với hình thức quảng cáo khác tạo chiến dịch Marketing toàn diện. Chi tiết như sau:
1. Tăng nhận diện thương hiệu
Billboard là một cách hiệu quả để tăng nhận diện thương hiệu. Với kích thước lớn và vị trí nổi bật, billboard có thể thu hút sự chú ý của hàng ngàn người mỗi ngày.
>>> Xem thêm: Giới thiệu về POSM
Billboard là một cách hiệu quả để tăng nhận diện thương hiệu
2. Thu hút khách hàng và kích thích chuyển đổi thương hiệu
Billboard không chỉ giúp tăng nhận diện thương hiệu, mà còn có thể thu hút khách hàng và kích thích họ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang cố gắng mở rộng thị trường của mình.
Trở thành chuyên gia Email Marketing bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn biết được cách để tăng khách hàng tiềm năng chất lượng qua Email, cách cá nhân hóa trong marketing bằng email để tăng sự tương tác, tự động hóa công việc marketing bán hàng,... Đăng ký ngay:
[course_id:390,theme:course]
[course_id:519,theme:course]
[course_id:2247,theme:course]
3. Tăng doanh thu
Cuối cùng, billboard cũng có thể giúp tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Bằng cách thu hút khách hàng và kích thích họ mua hàng, billboard có thể giúp tăng doanh số bán hàng và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Tăng doanh thu cho doanh nghiệp nhờ billboard
4. Kết hợp với hình thức quảng cáo khác tạo chiến dịch Marketing toàn diện
Billboard có thể kết hợp với nhiều hình thức quảng cáo khác như quảng cáo trực tuyến, quảng cáo trên báo chí hoặc quảng cáo trên truyền hình để tạo ra một chiến dịch marketing toàn diện. Điều này giúp tăng hiệu quả của chiến dịch marketing và tạo ra một ảnh hưởng mạnh mẽ hơn đối với khách hàng.
Phân biệt Pano và billboard
Cả Pano và Billboard đều là các hình thức quảng cáo ngoại trời nhưng chúng có một số khác biệt quan trọng như sau:
Định nghĩa
- Pano: Loại quảng cáo ngoài trời có kích thước lớn, thường trải dài dọc theo các tuyến đường lớn hoặc khu vực tập trung dân cư.
- Billboard: Biển quảng cáo ngoài trời có kích thước lớn, thường được đặt dọc theo các tuyến đường hoặc trên các cấu trúc cao, nhưng không nhất thiết phải trải dài như Pano.
Phân biệt Pano và billboard dựa trên định nghĩa
Hình Dạng
- Pano: Thường có dạng bảng chữ nhật hoặc vuông, với chiều dài lớn hơn chiều rộng.
- Billboard: Thường có dạng bảng chữ nhật hoặc vuông, với chiều dài lớn hơn chiều rộng.
Kích Thước
- Pano: Thường có kích thước lớn, thường từ vài chục mét đến cả trăm mét theo chiều dài.
- Billboard: Có thể có kích thước lớn hoặc nhỏ, tùy thuộc vào vị trí cụ thể và mục đích sử dụng.
Vị Trí
- Pano: Thường được đặt tại các vị trí chiến lược dọc theo các tuyến đường chính hoặc trong các khu vực có mật độ giao thông cao.
- Billboard: Thường được đặt tại các vị trí có tầm nhìn tốt từ xa, nhưng không nhất thiết phải là tuyến đường chính.
Phân biệt Pano và billboard dựa trên vị trí
Mục Đích
- Pano: Thường được sử dụng để quảng bá thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ, có thể chứa nhiều thông điệp và hình ảnh.
- Billboard: Thường được sử dụng để truyền đạt thông điệp quảng cáo ngắn gọn và dễ nhớ, thường là về một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể.
Chi Phí
- Pano: Thường có chi phí cao hơn do kích thước lớn và vị trí đắc địa.
- Billboard: Chi phí có thể thấp hơn so với Pano nhưng vẫn phụ thuộc vào kích thước và vị trí.
Hiệu Quả
- Pano: Thường thu hút sự chú ý lớn từ người đi đường do kích thước và vị trí đắc địa.
- Billboard: Có thể hiệu quả trong việc truyền đạt thông điệp ngắn gọn và dễ nhớ nhưng có thể ít thu hút sự chú ý hơn so với Pano.
Phân biệt Pano và billboard dựa trên hiệu quả
Chi phí quảng cáo Billboard ngoài trời
Chi phí quảng cáo Billboard ngoài trời có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm kích thước của billboard, vị trí đặt billboard, thời gian quảng cáo và chi phí thiết kế và sản xuất. Trong một số trường hợp, chi phí cũng có thể bao gồm cả chi phí thuê đất hoặc chi phí giấy phép. Doanh nghiệp cần phải xem xét tất cả những chi phí này khi lập kế hoạch cho chiến dịch quảng cáo billboard của mình.
Các mức giá cho các dịch vụ quảng cáo ngoài trời như sau:
- Pano quảng cáo ngoài trời: Từ 15.000 USD đến 60.000 USD mỗi năm.
- Billboard: Từ 20.000 USD đến 100.000 USD mỗi năm.
- Màn hình LED ngoài trời: Từ 8.000 USD đến 22.000 USD mỗi tháng. Đây là giá dành cho việc phát sóng các spot quảng cáo có thời lượng từ 15 đến 30 giây, với tần suất từ 120 đến 240 spot mỗi ngày.
- Biển chợ: Từ 3.000 USD đến 15.000 USD mỗi năm.
Chi phí quảng cáo Billboard ngoài trời
Triển khai Billboard quảng cáo hiệu quả cần lưu ý những điểm gì?
Khi triển khai Billboard, bạn cần lưu ý những điểm sau để có thể thực hiện marketing hiệu quả:
1. Chọn vị trí đặt Billboard quảng cáo đẹp
Vị trí đặt billboard là một yếu tố quan trọng cần được xem xét khi triển khai một chiến dịch quảng cáo billboard. Một vị trí tốt sẽ là nơi có lưu lượng giao thông lớn, tầm nhìn rõ ràng và ít sự cạnh tranh về quảng cáo.
Chọn vị trí đặt Billboard quảng cáo đẹp
2. Thiết kế Billboard quảng cáo ngoài trời
Thiết kế của billboard cũng rất quan trọng. Một thiết kế tốt sẽ thu hút sự chú ý của người đi đường, truyền tải thông điệp một cách rõ ràng và hiệu quả, từ đó tạo ra ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng.
3. Nắm rõ Luật, Quy định và Xin giấy phép quảng cáo Billboard
Trước khi triển khai một chiến dịch quảng cáo billboard, doanh nghiệp cần phải nắm rõ luật và quy định về quảng cáo ngoại trời tại địa phương của mình. Điều này bao gồm việc xin giấy phép quảng cáo, tuân thủ các quy định về kích thước và vị trí đặt billboard, cũng như tuân thủ các quy định về nội dung quảng cáo.
Nắm rõ luật và quy định về quảng cáo ngoại trời tại địa phương của mình
Những quảng cáo Billboard gây ấn tượng mạnh của các nhãn hàng
Ờ phần này, chúng tôi sẽ giới thiệu một số quảng cáo billboard ấn tượng của một số nhãn hàng:
1. Panasonic – “Mũi tóc tông đơ”
Quảng cáo billboard của Panasonic với hình ảnh “Mũi tóc tông đơ” đã tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng. Hình ảnh này không chỉ thu hút sự chú ý của người đi đường, mà còn truyền tải một cách rõ ràng và hiệu quả thông điệp về chất lượng cũng như hiệu suất của sản phẩm của Panasonic.
Quảng cáo billboard của Panasonic với hình ảnh “Mũi tóc tông đơ”
2. BBDO New York – “Người phụ nữ” cho đài BBC World
Quảng cáo billboard của BBDO New York với hình ảnh “Người phụ nữ” cho đài BBC World cũng đã tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ. Hình ảnh này không chỉ thu hút sự chú ý của người đi đường, mà còn truyền tải một cách rõ ràng và hiệu quả thông điệp về vai trò cũng như tầm quan trọng của phụ nữ trong xã hội.
3. Cadbury – "Socola khổng lồ"
Quảng cáo billboard của Cadbury với hình ảnh “Socola khổng lồ” đã tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng. Hình ảnh này không chỉ thu hút sự chú ý của người đi đường, mà còn truyền tải một cách rõ ràng và hiệu quả thông điệp về hương vị ngọt ngào và thú vị của socola Cadbury.
Cadbury – "Socola khổng lồ"
4. McDonald’s – “Giant Egg”
Quảng cáo billboard của McDonald’s với hình ảnh “Giant Egg” cũng đã tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ. Hình ảnh này không chỉ thu hút sự chú ý của người đi đường, mà còn truyền tải một cách rõ ràng và hiệu quả thông điệp về sự tươi ngon và chất lượng của thực phẩm tại McDonald’s.
Tạm kết
Billboard là một hình thức quảng cáo ngoại trời hiệu quả, giúp doanh nghiệp tăng nhận diện thương hiệu, thu hút khách hàng, và tăng doanh số bán hàng. Để tạo ra một chiến dịch quảng cáo billboard hiệu quả, doanh nghiệp cần phải lên kế hoạch chi tiết, bao gồm việc xác định mục tiêu, thiết kế hình ảnh và thông điệp quảng cáo, chọn vị trí đặt billboard và theo dõi hiệu quả của chiến dịch. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm nhiều kiến thức và hiểu biết về quảng cáo billboard là gì và cách sử dụng nó trong chiến lược marketing của mình. Chúc bạn thành công trong việc kinh doanh và marketing!
06/11/2020
4064 Lượt xem
PWA là gì? Lợi ích của PWA trong hoạt động Marketing
Với những người đam mê công nghệ điện tử cùng các tính năng hiện đại thì chắc hẳn thuật ngữ Progressive Web Apps không còn trở nên quá xa lạ. Công nghệ Progressive Web Apps ngày càng chiếm lĩnh được tình cảm của người dùng bởi những tính năng nổi bật. Vậy Progressive Web App là gì hay PWA là gì? Mời bạn đọc tìm hiểu các nội dung liên quan về các khóa học marketing thông qua bài viết dưới đây.
PWA là gì?
PWA là tên viết tắt của Progressive Web App. Hiểu theo dịch nghĩa, PWA là ứng dụng Web tiền bộ. Đây là một phần mềm ứng dụng được xây dựng bằng các công nghệ nhứ HTML,CSS, JavaScript. Nói tóm lại, PWA là một trang Web có giao diện và hoạt động giống như một ứng dụng di động gốc.
PWA là gì?
Ưu nhược điểm của Progressive Web App
Ưu nhược điểm của Progressive Web App như sau:
Ưu điểm
PWA là một ứng dụng nhẹ.
Ứng dụng này không cần phải sử dụng mã nguồn Native.
Thao tác thực hiện nhanh gọn, tối ưu. Người dùng không cần vào Appstore để tìm kiếm, chỉ cần mở Website là được.
Tiết kiệm thời gian cho mỗi lần cập nhật phiên bản mới.
So với các phần mềm khác PWA hỗ trợ Deep Links tốt hơn.
Có thể truy cập PWA khi bạn đang ở chế độ Offline.
PWA có tính bảo mật khá tốt.
Bounce rates cao.
Giảm khoảng cách trải nghiệm giữa ứng dụng di động và Website.
Nhược điểm
Hạn chế trên các trình duyệt
Native API Access hạn chế
Khó khăn trong việc tìm kiếm và sử dụng kho PWA sử dụng các link khác nhau.
>> Xem thêm: DMP là gì? 4 Bước xây dựng 1 DMP
Khái niệm thường gặp khi sử dụng PWA
Responsive: Giao diện phù hợp với tất các kích thước màn hình trên các thiết bị sử dụng khác nhau.
App-like feel: Trải nghiệm trên Web giống như trải nghiệm trên App.
Offline Support: Sử dụng ngay cả khi ở chế độ Offline.
Re-engaging: Có tác dụng đẩy thông báo, giúp người dùng tra cứu và tìm hiểu ứng dụng khi đã cài đặt.
Discoverable: Công cụ giúp tối ưu bài viết chuẩn SEO để nhiều người biết đến ứng dụng.
Fresh: Ứng dụng tự động cập nhật khi người dùng chuyển sang chế độ Online.
Safe: Ứng dụng để tăng tính bảo mật.
Linkable: Thông qua đường dẫn URL, giúp chia sẻ và kết nối ứng dụng.
Bạn yêu thích công nghệ thông tin và muốn học các kỹ năng về lập trình, hãy đăng ký khoá học online lập trình trên Unica. Khoá học không chỉ tập trung vào việc hướng dẫn học viên thành thạo một loại ngôn ngữ cụ thể như: Java, Python, JavaScript, PHP. Mà còn cải thiện kỹ năng tư duy, giải quyết vấn đề trong quá trình code.
[course_id:202,theme:course]
[course_id:1703,theme:course]
[course_id:621,theme:course]
Vậy PWA hoạt động như thế nào?
Như đã đề cập ở trên, PWA là một trang web hoạt động và trông giống như một ứng dụng di động. Sử dụng PWA dễ hơn ứng dụng dành cho thiết bị di động vì người dùng không cần cài đặt bất cứ thứ gì.
Giải thích thuật ngữ PWA
Sự khác biệt giữa ứng dụng gốc, PWA và các trang Web truyền thông
So với trang web truyền thống, các ứng dụng di động gốc khởi động nhanh chóng và có xu hướng tải ngay cả khi mạng khả dụng thấp hoặc không có. Các ứng dụng này cho phép PWA có thể đẩy thông báo và chia sẻ vị trí. Đây là những lợi ích mà cho đến nay web vẫn chưa cung cấp cho người dùng. PWA có khả năng tương tự như ứng dụng dành cho thiết bị di động và cải thiện trải nghiệm người dùng web, nhưng không cần sử dụng hết dung lượng bộ nhớ di động để tải xuống ứng dụng.
Các trang web di động truyền thống có nhiều hạn chế về hiệu suất, bởi tốc độ tải không đủ nhanh. Nếu cuộn và tải lâu hơn 3 giây, 53% người dùng di động sẽ rời khỏi trang. Với mỗi năm trôi qua, người dùng có khoảng thời gian chú ý ngắn hơn, vì vậy tải ngay lập tức là một cách để đảm bảo bạn không mất khách truy cập và doanh nghiệp tiềm năng.
Lợi ích của việc sử dụng Progressive Web App
Hiểu được PWA là gì,vậy PWA có những lợi ích gì đối với nền tảng công nghệ trong thời đại kỹ thuật số ngày càng phát triển mạnh mẽ như hiện nay.
Không giống như các ứng dụng gốc, PWA hợp nhất các tính năng để tương thích với tất cả các loại điều hành điện thoại di động khác nhau. Điều này có nghĩa là bạn có thể sử dụng PWA trên nhiều thiết bị, trong khi đối với các ứng dụng dành cho thiết bị di động, một ứng dụng khác phải được tạo cho từng cửa hàng cụ thể như Android, IOS...
PWA có những tính năng nổi bật so với ứng dụng gốc
>>Xem thêm: 5 Hiệu quả không ngờ của Video Review trong Marketing
Các lợi ích PWA bổ sung bao gồm:
Tốc độ và tính nhất quán: PWA tải ngay lập tức, ngay cả khi kết nối mạng không tối ưu vì chúng lưu trữ trước các tài nguyên quan trọng của bạn. Điều này đảm bảo rằng bạn luôn mang đến cho khách hàng trải nghiệm tại chỗ tối ưu - và ngăn họ từ bỏ trang web của bạn.
Giao diện của một ứng dụng gốc: PWA trông giống như một ứng dụng di động gốc. Người dùng thậm chí có thể thêm hình ảnh và nhấp vào màn hình chính của họ, giống như một ứng dụng di động “bình thường”. Chúng cũng mang đến cho khách hàng trải nghiệm phong phú mà không cần phải chiếm dung lượng bộ nhớ để cài đặt ứng dụng.
Tăng tỷ lệ chuyển đổi: AliExpress báo cáo rằng việc có PWA đã cải thiện 104% chuyển đổi cho người dùng mới đến từ tất cả các trình duyệt và 82% từ người dùng đến từ iOS.
Mối quan tâm Seo của một PWA là gì?
PWA vốn tập trung vào web. Nó được sinh ra từ web và được phát triển với các công cụ tìm kiếm để giúp bạn dễ dàng khám phá. Tất nhiên, bạn có thể tạo ra một ứng dụng web tiến bộ từ bất kỳ trang web cũ nào và không mất nhiều thời gian để làm như vậy. Tuy nhiên, nhiều PWA sử dụng JavaScript để xây dựng các chức năng phức tạp hơn và trong khi các công cụ tìm kiếm đã trở nên thích hợp trong việc hiển thị JavaScript, nó vẫn có thể là một nguyên nhân đáng lo ngại.
Khi thiết lập PWA, bạn phải đảm bảo rằng JavaScript của bạn có thể truy cập được. Không chặn tệp cho bot và đảm bảo rằng các liên kết có sẵn. Để cải thiện quá trình kết xuất, bạn có thể đặt khung JavaScript của mình sử dụng kết xuất phía máy chủ.
Chuyển trang web của bạn thành PWA không có nghĩa là bạn trực tiếp cải thiện SEO của trang web đó. Nếu việc biến trang web của bạn thành PWA là hợp lý, hãy làm như vậy, nhưng đừng làm điều đó vì bất kỳ lợi ích SEO nào. Nếu bạn có một PWA tuyệt vời, bạn đang cung cấp cho người dùng của mình trải nghiệm tuyệt vời, điều này có thể khiến bạn trở thành đối thủ của mình. Về vấn đề này, bạn nên xem xét chúng cho chiến lược SEO trên thiết bị di động của mình.
PWA cho phép tải dữ liệu ngay cả khi không có kết nối Wifi
Kết luận
Như vậy thông qua bài viết trên đây, chúng tôi đã cùng các bạn tìm hiểu PWA là gì, cách thức hoạt động cũng như lợi ích của PWA. Unica hy vọng những thông tin trên đây sẽ thật sự hữu ích để giúp các bạn có thể sử dụng ứng dụng PWA trong các hoạt động Marketing của mình.
Cảm ơn và chúc các bạn thành công!
06/11/2020
3439 Lượt xem
Demographic Là Gì? Từ A-Z Về Demographic Trong Marketing Bạn Cần Biết! 2024
Demographic là gì? Đây là một yếu tố nền tảng trong Marketing, đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu rõ khách hàng mục tiêu và xây dựng chiến lược tiếp thị hiệu quả. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn kiến thức toàn diện về Demographic trong Marketing, từ định nghĩa, tầm quan trọng, ưu nhược điểm cho đến cách chia phân khúc thị trường theo Demographic, bạn hãy tham khảo nhé.
1. Demographic là gì?
Theo dịch nghĩa tiếng Việt, Demographic có nghĩa là nhân khẩu học. Vậy nhân khẩu học trong Marketing là gì? Nhân khẩu học phổ biến bao gồm tuổi, giới tính, chủng tộc và nguồn gốc dân tộc. Các công ty cũng theo dõi nhân khẩu học như giáo dục, quy mô hộ gia đình và nghề nghiệp. Hầu hết nhân khẩu học được xác định hoặc mô tả theo các phạm vi cụ thể.
Ví dụ: nhân khẩu học độ tuổi có thể được chia thành các phạm vi như 18 đến 24; 25 đến 34; 35 đến 54; và 55 tuổi trở lên. Những người trong các nhóm tuổi này có giá trị khác nhau. Sở thích của họ đối với các sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định cũng có thể khác nhau. Tương tự, các nhà thống kê có thể chia thống kê thu nhập thành các nhóm để phân biệt những người ở tầng lớp trung lưu thấp, trung lưu và thượng lưu.
Demographic giống như một bức tranh toàn cảnh về đối tượng mục tiêu, mỗi mảnh của bức tranh sẽ đại diện cho những vấn đề cụ thể như: trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, tuổi tác, giới tính, mức thu nhập,v.v. Hiện nay, hầu như các công ty đều sử dụng nhân khẩu học để vẽ nên một bức tranh toàn diện về đối tượng mục tiêu trong tương lai.
Demographic là nhân khẩu học mà doanh nghiệp cần thống kế
Trong bản kế hoạch Marketing ta có thể khẳng định rằng thương hiệu rất thích sử dụng Demographic để tìm những đặc điểm nhận dạng khác nhau cho khách hàng của mình như theo nhóm tuổi, giới tính, thu nhập. Không những thế, nó còn tạo ra một hiệu quả phân khúc tập khách hàng rất lớn. Đồng thời bạn cũng phải thường xuyên đổi mới quy trình và hoạt động tiếp thị quảng cáo nhằm thu hút khách hàng với sản phẩm của mình.
2. Tầm quan trọng của Demographic trong Marketing là gì?
Bình thường chúng ta nhận thấy rằng, nhân khẩu học chỉ đóng vai trò rất quan trọng y tế nhưng bạn không ngờ được trong marketing nó có một khả năng vô cùng mạnh mẽ. Demographic đóng vai trò quan trọng trong Marketing bởi vì nó giúp doanh nghiệp:
2.1. Hiểu rõ khách hàng tiềm năng
Bằng cách nghiên cứu về Demographic, bạn sẽ hiểu rõ hơn về thị trường, đặc biệt là khách hàng tiềm năng, cụ thể như:
- Xác định các đặc điểm chung của khách hàng mục tiêu như: tuổi tác, giới tính, thu nhập, trình độ học vấn, nghề nghiệp, v.v.
- Hiểu rõ nhu cầu, sở thích, hành vi mua sắm của khách hàng mục tiêu.
- Phân chia khách hàng mục tiêu thành các nhóm nhỏ hơn với những đặc điểm tương đồng để dễ dàng tiếp cận và đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng nhóm.
Điều này giúp bạn xây dựng được chiến lược marketing phù hợp với từng tệp khách hàng. Đồng thời giúp bạn tối ưu hoá nguồn lực, thời gian và chi phí cho đúng đối tượng khách hàng tiềm năng.
Nghiên cứu về Demographic bạn sẽ hiểu rõ về khách hàng tiềm năng
2.2. Xây dựng điểm khác biệt cho riêng mình
Nhờ vào tìm hiểu nhân khẩu học, chắc chắn bạn sẽ xây dựng được điểm khác biệt riêng cho sản phẩm/ doanh nghiệp của mình. Bởi thông qua việc thấu hiểu tuổi tác, giới tính, hành vi,... của khách hàng bạn sẽ biết khách hàng cần gì. Từ đó, bạn xây dựng điểm khác biệt đáp ứng vào sở thích của khách hàng tiềm năng. Điều này không chỉ giúp bạn thu hút khách hàng mà còn giúp bạn tạo dựng được thương hiệu vững chắc.
2.3. Thúc đẩy doanh số
Từ việc xác định nhân khẩu học, bạn sẽ xây dựng được chiến lược marketing phù hợp, đó có thể là Facebook Ads hoặc SEO giúp thúc đẩy doanh số từ nhiều kênh khác nhau. Như Unica đã chia sẻ ở trên, việc tìm hiểu Demographic sẽ giúp bạn biết chính xác và cụ thể khách hàng muốn gì, cần gì. Dựa vào đó bạn sẽ đưa ra những chiến lược marketing nhằm thu hút khách hàng tốt nhất và thúc đẩy doanh số cao hơn.
2.4. Mở ra cơ hội kinh doanh mới
Bất kỳ chiến lược kinh doanh nào cũng có lỗ hổng, ngay cả những chiến lược kinh doanh hoàn hảo nhất cũng vậy và Demographics chính là cách để giúp bạn tìm thấy lỗ hỏng đó. Demographics mở ra nhiều cơ hội mới để xây dựng chiến lược và tăng trưởng kinh doanh tốt hơn.
2.5. Tối ưu chi phí
Nếu bạn triển khai càng nhiều chiến lược marketing thì bạn sẽ càng tốn kém chi phí mà hiệu quả mang lại không cao, bởi đôi khi nó sẽ nhắm đến cả những đối tượng không cần thiết. Demographics chính là giải pháp tối ưu, thông qua Demographics bạn có thể dễ dàng tìm thấy list khách hàng tiềm năng và đưa ra các quảng cáo đỉnh cao nhất, giảm thiếu những khoản chi phí thừa thãi.
Tầm quan trọng của Demographic trong Marketing
3. Ưu & Nhược điểm của demographic là gì?
Demographic sở hữu rất nhiều ưu điểm tuyệt vời, dưới đây là tổng hợp một số ưu điểm và nhược điểm chủ yếu nhất, bạn hãy tham khảo nhé.
3.1. Ưu điểm
- Dễ dàng thu thập dữ liệu: Dữ liệu Demographic có thể được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như khảo sát, điều tra dân số, dữ liệu khách hàng, v.v.
- Giá rẻ: So với các phương pháp nghiên cứu thị trường khác, nghiên cứu Demographic có chi phí tương đối thấp.
- Cung cấp thông tin chi tiết về khách hàng: Dữ liệu Demographic giúp doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu, sở thích và hành vi mua sắm của khách hàng.
- Hỗ trợ phân khúc thị trường: Dữ liệu Demographic giúp doanh nghiệp chia thị trường thành các nhóm nhỏ hơn với những đặc điểm tương đồng, từ đó dễ dàng tiếp cận và đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng nhóm.
- Hỗ trợ xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả: Dữ liệu Demographic giúp doanh nghiệp lựa chọn kênh tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ, cung cấp dịch vụ khách hàng phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
3.2. Nhược điểm
- Tính giả định cao: Dữ liệu Demographic chỉ cung cấp thông tin chung về khách hàng, không thể phản ánh đầy đủ nhu cầu và sở thích của từng cá nhân.
- Dễ bị lỗi thời: Dữ liệu Demographic có thể thay đổi theo thời gian, do đó doanh nghiệp cần cập nhật dữ liệu thường xuyên.
- Có thể dẫn đến định kiến: Dữ liệu Demographic có thể dẫn đến định kiến về khách hàng, khiến doanh nghiệp đưa ra quyết định sai lầm.
- Thiếu thông tin chi tiết về hành vi mua sắm: Dữ liệu Demographic không cung cấp thông tin chi tiết về hành vi mua sắm của khách hàng, do đó doanh nghiệp cần kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khác để có được thông tin đầy đủ.
Nhân khẩu học rất quan trọng trong quá trình làm Marketing
4. Cách phân khúc thị trường theo Demographic như nào?
Các bạn cơ bản đã phần nào nắm được Demographic trong Marketing là gì rồi phải không nhưng làm cách nào để xác định phân khúc thị trường một cách cụ thể và rõ ràng nhất. Mời bạn đọc tiếp tục tham khảo những nội dung dưới đây.
4.1. Tuổi tác
Một trong những cách để phân khúc được thị trường khách hàng theo nhân khẩu học đó chính là việc phân chia theo tuổi tác. Chúng ta có thể ngầm hiểu rằng, nhu cầu của con người luôn thay đổi theo tuổi, cụ thể là thời gian. Ví dụ, những bạn trẻ có xu hướng sở hữu một chiếc đoạn thoại di động hỗ trợ chức năng chụp ảnh đỉnh cao, chuyên nghiệp. Những người trong độ tuổi tứ tuần thì lại muốn tìm kiếm những chiếc điện thoại có khả năng kết hợp chỉnh sửa email hay các loại tệp tin để phù hợp cho khả năng làm việc dù không có laptop bên cạnh.
Trở thành chuyên gia Marketing bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn hiểu được những nền tảng cốt lõi của marketing, hình thành tư duy marketing cơ bản cũng như biết được tất tần tật những kiến thức về marketing để hỗ trợ công việc kinh doanh của mình. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn:
[course_id:1752,theme:course]
[course_id:207,theme:course]
[course_id:538,theme:course]
4.2. Giới tính
Các bạn đã đọc cuốn sách “Đàn ông đến từ sao và đàn bà đến từ sao Kim chưa”, sau khi nắm được nội dung cuốn sách các sẽ hiểu được rằng sở thích tiêu dùng của 2 nhóm này hoàn toàn khác nhau. Ví dụ, đàn ông họ muốn những đồ công nghệ mới nhất thể hiện bản lĩnh trong khi phụ nữ họ lại yêu thích những thứ phù hợp và làm đẹp bản thân. Xã hội hiện đại, phụ nữ càng thích thể hiện bản thân nên họ chăm chút nhiều hơn để khẳng định mình ngay cả những nước có nền kinh tế chưa phát triển hoặc kém phát triển.
Cách phân loại phân khúc thị trường Demographic
4.3. Thu nhập
Nghiên cứu nhân khẩu học theo thu nhập sẽ giúp doanh nghiệp bạn phân khúc khách hàng rõ nét hơn. Ví dụ, với những người có thu nhập thấp, lương chỉ từ 5 đến 10 triệu thì việc BMW, Mercedes, Ferrari là điều họ không mơ tưởng. Chính vì thế, nhóm mục tiêu tiếp thị của những sản phẩm này của bạn cần phải chú trọng đến những khách hàng cao cấp, có thu nhập cao, địa vị lớn trong xã hội.
4.4. Giai đoạn cuộc đời
Kết nối chặt chẽ với tuổi tác, giai đoạn cuộc đời của một nhóm người tiêu dùng sẽ xác định nhu cầu cụ thể của họ
Ví dụ: Đối tượng trẻ em nhu cầu là thức ăn đồ chơi, còn những người trung niên họ sẽ cần đến bảo hiểm và kế hoặc đầu tư và cuối cùng một người già có thể cần kế hoạch nghỉ hưu.
Phân khúc nhân khẩu học này không thể được coi là phân khúc tuổi bởi khách hàng này đang ở giai đoạn cụ thể trong cuộc sống của họ.
4.5. Tôn giáo, Chủng tộc, Quốc tịch
Đối với những quảng cáo của các thươn ghiệu lớn như Coca hay Pepsi họ thường có những chiến lược quảng cáo nội địa riêng cho từng quốc gia. Tất cả những thông điệp ở những quảng cáo nào hoàn toàn khác nhau và dựa trên phong tục, tôn giá và quốc tịch tại địa phương đó. Với sự gia tăng to lớn trong kinh doanh quốc tế, sự gia tăng trong việc sử dụng phân khúc nhân khẩu học trên cơ sở tôn giáo, chủng tộc và quốc tịch cũng ngày càng trở nên phổ biến hơn.
Vì sao Markeitng cần áp dụng nhân khẩu học
5. Những câu hỏi thường gặp về Demographic
Để hiểu biết thêm nhiều thông tin hơn về Demographic, bạn hãy tham khảo thêm một số câu hỏi thường gặp kèm câu trả lời sau nhé:
5.1. Một vài Advertisers cho phép chạy quảng cáo dựa trên Demographic?
Một vài Advertisers cho phép chạy quảng cáo dựa trên Demographic đó là
- Facebook Ads: Nền tảng quảng cáo phổ biến nhất cho phép nhắm mục tiêu dựa trên Demographic chi tiết, bao gồm tuổi tác, giới tính, vị trí, thu nhập, trình độ học vấn, sở thích, v.v.
- Google Ads: Cung cấp tùy chọn nhắm mục tiêu Demographic rộng rãi, bao gồm tuổi tác, giới tính, vị trí, thu nhập, sở thích, v.v.
- YouTube Ads: Cho phép nhắm mục tiêu dựa trên Demographic như tuổi tác, giới tính, vị trí, sở thích, v.v.
- Twitter Ads: Cung cấp tùy chọn nhắm mục tiêu Demographic như tuổi tác, giới tính, vị trí, sở thích, v.v.
- LinkedIn Ads: Nền tảng quảng cáo hiệu quả để nhắm mục tiêu các chuyên gia dựa trên tuổi tác, giới tính, vị trí, ngành nghề, chức danh, v.v.
- Pinterest Ads: Cho phép nhắm mục tiêu dựa trên Demographic như tuổi tác, giới tính, vị trí, sở thích, v.v.
Ngoài ra, còn có nhiều Advertisers khác cho phép chạy quảng cáo dựa trên Demographic, bao gồm:
- Amazon Advertising: Nhắm mục tiêu dựa trên Demographic như tuổi tác, giới tính, vị trí, thu nhập, sở thích mua sắm, v.v.
- TikTok Ads: Nền tảng quảng cáo mới nổi cho phép nhắm mục tiêu dựa trên Demographic như tuổi tác, giới tính, vị trí, sở thích, v.v.
- Snapchat Ads: Cung cấp tùy chọn nhắm mục tiêu Demographic như tuổi tác, giới tính, vị trí, sở thích, v.v.
Advertisers cho phép chạy quảng cáo dựa trên Demographic
5.2. Demographic có liên quan đến Consumer Behavior (Hành vi của người tiêu dùng)?
Demographic có liên quan mật thiết đến Consumer Behavior (Hành vi của người tiêu dùng). Mối liên hệ giữa Demographic và Consumer Behavior đó là:
- Hiểu rõ khách hàng: Demographic giúp doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu, sở thích và hành vi mua sắm của khách hàng mục tiêu.
- Phân khúc thị trường: Dựa vào các yếu tố Demographic, doanh nghiệp có thể chia thị trường thành các nhóm nhỏ hơn với những đặc điểm tương đồng để dễ dàng tiếp cận và đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng nhóm.
- Lựa chọn kênh tiếp thị: Demographic giúp doanh nghiệp lựa chọn kênh tiếp thị phù hợp nhất để tiếp cận khách hàng mục tiêu.
- Phát triển sản phẩm và dịch vụ: Demographic giúp doanh nghiệp phát triển sản phẩm và dịch vụ phù hợp với thị hiếu và khả năng chi trả của khách hàng.
- Đo lường hiệu quả chiến dịch Marketing: Demographic giúp doanh nghiệp theo dõi và đánh giá hiệu quả của các chiến dịch Marketing, từ đó điều chỉnh chiến lược phù hợp để đạt được mục tiêu đề ra.
Demographic có liên quan mật thiết đến Consumer Behavior
5.3. Vì sao các Startup thích sử dụng Demographic?
Startup thích sử dụng Demographic vì một số những lý do sau:
- Tiết kiệm chi phí: So với các phương pháp nghiên cứu thị trường khác, nghiên cứu Demographic có chi phí tương đối thấp. Điều này rất quan trọng đối với các Startup có ngân sách hạn hẹp.
- Dễ dàng thu thập dữ liệu: Dữ liệu Demographic có thể được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như khảo sát, điều tra dân số, dữ liệu khách hàng, v.v. Điều này giúp các Startup dễ dàng thu thập thông tin về khách hàng mục tiêu.
- Hiểu rõ khách hàng mục tiêu: Dữ liệu Demographic giúp các Startup hiểu rõ nhu cầu, sở thích và hành vi mua sắm của khách hàng mục tiêu. Điều này giúp các Startup phát triển sản phẩm và dịch vụ phù hợp với thị hiếu và khả năng chi trả của khách hàng.
- Phân khúc thị trường: Dựa vào các yếu tố Demographic, các Startup có thể chia thị trường thành các nhóm nhỏ hơn với những đặc điểm tương đồng. Điều này giúp các Startup dễ dàng tiếp cận và đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng nhóm khách hàng.
- Lựa chọn kênh tiếp thị: Demographic giúp các Startup lựa chọn kênh tiếp thị phù hợp nhất để tiếp cận khách hàng mục tiêu.
6. Kết luận
Như thế, các bạn đã phần nào hiểu được Demographic là gì, Demographic trong Marketing là gì và lý do tại sao Demographic lại rất quan trọng trong việc phân khúc khách hàng. Hy vọng bài viết này giúp ích cho bạn.
Chúc các bạn thành công
05/11/2020
7923 Lượt xem
Sponsor là gì? Những điều về Sponsor Marketing mà Marketer cần biết
Marketing là một lĩnh vực không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Marketing giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận, thu hút và giữ chân khách hàng, đồng thời tăng cường độ nhận diện và uy tín của thương hiệu. Trong số các chiến lược marketing, có một chiến lược được nhiều doanh nghiệp áp dụng và đạt được hiệu quả cao, đó là sponsor marketing. Vậy sponsor là gì? Sponsor marketing thường xuất hiện ở đâu? Ưu điểm và hạn chế của sponsor là gì trong marketing? Cách thực hiện sponsor marketing hiệu quả là gì? Hãy cùng Unica tìm hiểu qua bài viết này.
Sponsor là gì?
Sponsor là một hình thức hợp tác giữa hai bên, trong đó một bên (gọi là sponsor) cung cấp tài chính, vật chất hoặc dịch vụ cho bên kia (gọi là sponsee), để được quảng bá thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.
Sponsor thường là các doanh nghiệp, tổ chức, hoặc cá nhân có khả năng tài chính và uy tín cao. Sponsee thường là các sự kiện, hoạt động, tổ chức hoặc cá nhân có tầm ảnh hưởng và tiềm năng lớn.
Hình thức tiếp thị tài trợ được xuất hiện phổ biến trong các MV ca nhạc, phim truyền hình, giao lưu biểu diễn, triển lãm nghệ thuật và các chương trình truyền thông xã hội khác. Ở Việt Nam, bạn có thể thấy hình thức này xuất hiện ở rất nhiều các chương trình lớn như: cuộc thi Hoa Hậu Hoàn Vũ Việt Nam, The Face, VTV Awards….cùng với các MV ca nhạc nổi tiếng trên mạng xã hội như” Người ơi người ở đừng về - Đức phúc”, “Ăn sáng nha- Erik và Suni Hạ Linh”, “Big City Boy- Binz”.... họ sử dụng các Celeb để tiếp thị quảng cáo với các đơn vị tài trợ.
Sponsor là một hình thức hợp tác giữa hai bên, trong đó một bên (gọi là sponsor) cung cấp tài chính, vật chất hoặc dịch vụ cho bên kia (gọi là sponsee)
Ví dụ: Một số ví dụ về sponsor là:
- Coca-Cola là sponsor chính của FIFA World Cup, một sự kiện bóng đá lớn nhất thế giới, được tổ chức mỗi bốn năm. Coca-Cola cung cấp tài chính, vật chất và dịch vụ cho FIFA để được quảng bá thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của mình trên các sân bóng, khán đài, truyền hình hoặc mạng xã hội.
- Samsung là sponsor chính của BTS, một nhóm nhạc K-pop nổi tiếng trên toàn thế giới, với hàng triệu fan hâm mộ. Samsung cung cấp tài chính, vật chất và dịch vụ cho BTS. Mục đích là để được quảng bá thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của mình trên các sân khấu, video hoặc mạng xã hội.
- Nike là sponsor chính của Cristiano Ronaldo, một cầu thủ bóng đá nổi tiếng thế giới, với hàng triệu người theo dõi. Nike cung cấp tài nguyên cho Cristiano Ronaldo quảng bá thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của hãng trên các sân bóng, quảng cáo hoặc mạng xã hội.
Nike là sponsor chính của Cristiano Ronaldo
Sponsor Marketing thường xuất hiện ở đâu?
Sponsor marketing là một chiến lược marketing, trong đó doanh nghiệp sử dụng sponsor để quảng bá thương hiệu, sản phẩm, hoặc dịch vụ của mình thông qua các kênh truyền thông, đặc biệt là mạng xã hội. Sponsor marketing thường xuất hiện ở các lĩnh vực như:
- Thể thao: Đây là một lĩnh vực phổ biến và hiệu quả cho sponsor marketing vì thể thao có sức hút và tầm ảnh hưởng lớn đối với công chúng. Các doanh nghiệp thường sponsor cho các sự kiện, hoạt động, đội hoặc cá nhân liên quan đến thể thao để được quảng bá thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ của mình trên các kênh truyền thông như truyền hình, báo chí hoặc mạng xã hội. Ví dụ: Adidas sponsor cho UEFA Champions League, Pepsi sponsor cho NFL hoặc Puma sponsor cho Usain Bolt.
- Giải trí: Đây là một lĩnh vực phổ biến và hiệu quả cho sponsor marketing vì giải trí có sức hút và tầm ảnh hưởng lớn đối với công chúng. Các doanh nghiệp thường sponsor cho các sự kiện, hoạt động, tổ chức hoặc cá nhân liên quan đến giải trí. Mục đích là để được quảng bá thương hiệu, sản phẩm, hoặc dịch vụ của mình trên các kênh truyền thông như truyền hình, điện ảnh hoặc mạng xã hội. Ví dụ: Netflix sponsor cho Oscar, Apple sponsor cho The Voice, hoặc Dior sponsor cho Natalie Portman.
- Từ thiện: Từ thiện có sức hút và tầm ảnh hưởng lớn đối với công chúng nên đây là lĩnh vực phổ biến và hiệu quả cho sponsor marketing. Các doanh nghiệp thường sponsor cho các sự kiện, hoạt động, tổ chức hoặc cá nhân liên quan đến từ thiện để được quảng bá thương hiệu, sản phẩm, hoặc dịch vụ của mình trên các kênh truyền thông như truyền hình, báo chí hoặc mạng xã hội. Ví dụ: Unilever sponsor cho UNICEF, Starbucks sponsor cho Red Cross hoặc Microsoft sponsor cho Bill & Melinda Gates Foundation.
Sponsor marketing thường xuất hiện ở các lĩnh vực khác nhau
Ưu điểm của sponsor là gì trong Marketing?
Sponsor là một chiến lược marketing hiệu quả, mang lại nhiều ưu điểm cho doanh nghiệp, như:
1. Công cụ quảng bá hình ảnh
Sponsor giúp doanh nghiệp có thể quảng bá được hình ảnh, thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ của mình đến với một lượng khách hàng lớn, đa dạng và tiềm năng thông qua các kênh truyền thông, đặc biệt là mạng xã hội. Sponsor cũng giúp doanh nghiệp có thể tạo ra được sự nhận biết, nhớ lâu và tin tưởng của khách hàng đối với thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.
Sponsor giúp doanh nghiệp có thể quảng bá được hình ảnh, thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ của mình
2. Thúc đẩy doanh số bán hàng
Sponsor giúp doanh nghiệp có thể thúc đẩy được doanh số bán hàng, bằng cách tạo ra được sự hứng thú, hài lòng và hành động của khách hàng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.
Sponsor cũng giúp doanh nghiệp có thể tăng cường được lợi nhuận bằng cách giảm được chi phí quảng cáo, tăng được giá trị thương hiệu và tận dụng được nguồn khách hàng tiềm năng từ sponsee.
Zalo là một trong những công cụ Marketing hiệu quả giúp doanh nghiệp tiếp cận nhanh chóng với khách hàng. Thông qua khóa học Zalo Marketing online, bạn sẽ biết được các công cụ để tiếp cận khách hàng trong Zalo một cách hiệu quả nhất. Đồng thời, bạn cũng sẽ biết cách tận dụng tối đa các tính năg của Zalo OA để tương tác, chăm sóc khách hàng, ứng dụng Zalo trong Quản Trị - Kinh Doanh,... Đăng ký ngay:
[course_id:2191,theme:course]
[course_id:962,theme:course]
[course_id:2937,theme:course]
3. Tạo sự tích cực trong công chúng
Sponsor giúp doanh nghiệp có thể tạo ra được sự tích cực, thiện chí và tôn trọng trong công chúng bằng cách thể hiện được sự quan tâm, trách nhiệm và đóng góp của mình đối với các sự kiện, hoạt động, tổ chức hoặc cá nhân có ý nghĩa và giá trị xã hội.
Sponsor cũng giúp doanh nghiệp có thể tạo ra được sự liên kết, hợp tác và hỗ trợ với các đối tác, khách hàng hoặc cộng đồng, bằng cách chia sẻ, trao đổi và cung cấp các lợi ích cho nhau.
Tạo sự tích cực trong công chúng
4. Tỷ lệ chuyển đổi cao với mức chi phí thấp
Sponsor giúp doanh nghiệp có thể có được tỷ lệ chuyển đổi cao, bằng cách tận dụng được sức ảnh hưởng, uy tín và niềm tin của sponsee đối với khách hàng. Sponsor cũng giúp doanh nghiệp có thể có được mức chi phí thấp, bằng cách lựa chọn được các sponsee phù hợp, thương lượng được các điều khoản hợp lý, kiểm soát được các rủi ro và hậu quả.
Sponsor giúp doanh nghiệp có thể có được tỷ lệ chuyển đổi cao
Hạn chế của sponsor là gì trong Marketing?
Sponsor là một chiến lược marketing hiệu quả, nhưng cũng có những hạn chế và thách thức như:
1. Chi tiêu ngân sách mà không đạt hiệu quả
Sponsor có thể đòi hỏi doanh nghiệp phải chi tiêu một khoản ngân sách lớn để có thể tài trợ cho các sự kiện, hoạt động, tổ chức hoặc cá nhân có tầm ảnh hưởng và tiềm năng lớn. Tuy nhiên, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có thể đạt được hiệu quả mong muốn nếu không có sự nghiên cứu, phân tích và đánh giá kỹ lưỡng về sponsee, khách hàng và thị trường.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể gặp phải những rủi ro như sponsee không tuân thủ các điều khoản, không thực hiện tốt vai trò hoặc có hành vi gây ảnh hưởng xấu đến thương hiệu của doanh nghiệp.
Chi tiêu ngân sách mà không đạt hiệu quả
2. Mang lại hình ảnh xấu
Sponsor có thể mang lại hình ảnh xấu nếu doanh nghiệp sponsor cho các sự kiện, hoạt động, tổ chức hoặc cá nhân có hình ảnh, thái độ hoặc hành vi gây sốc, phản cảm hoặc vi phạm pháp luật, đạo đức hoặc văn hóa của xã hội.
Điều này có thể làm giảm được sự tích cực, thiện chí và tôn trọng của công chúng đối với thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể gặp phải sự phản đối, chỉ trích, tẩy chay từ khách hàng, đối tác hoặc cộng đồng.
>>> Xem thêm: Các loại pano quảng cáo
Sponsor có thể mang lại hình ảnh xấu nếu doanh nghiệp làm không đúng cách
Triển khai Sponsor Marketing giúp mang lại hiệu quả qua hình thức nào?
Sponsor marketing có thể được triển khai qua nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc vào mục tiêu, đối tượng, ngân sách và kết quả mong muốn của doanh nghiệp. Dưới đây là một số hình thức phổ biến và hiệu quả của sponsor marketing:
- Sponsor cho các sự kiện, hoạt động, tổ chức, cá nhân có liên quan đến thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp: Đây là hình thức phổ biến và hiệu quả nhất của sponsor marketing vì nó giúp doanh nghiệp có thể tạo ra được sự liên kết, phù hợp và đồng nhất với sponsee. Đồng thời, nó tăng cường được sự nhận biết, nhớ lâu và tin tưởng của khách hàng đối với thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
Ví dụ: Red Bull sponsor cho các sự kiện, hoạt động, tổ chức hoặc cá nhân liên quan đến thể thao mạo hiểm để tạo ra được hình ảnh năng động, mạnh mẽ và đột phá cho thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.
- Sponsor cho các sự kiện, hoạt động, tổ chức hoặc cá nhân có tầm ảnh hưởng và tiềm năng lớn: Đây là hình thức phổ biến và hiệu quả của sponsor marketing vì nó giúp doanh nghiệp có thể tận dụng được sức ảnh hưởng, uy tín và niềm tin của sponsee đối với khách hàng. Sponsor cũng giúp doanh nghiệp có thể tăng cường được độ phổ biến và độ nóng của thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ của mình trên các kênh truyền thông, đặc biệt là mạng xã hội.
Ví dụ: McDonald’s sponsor cho BTS, một nhóm nhạc K-pop nổi tiếng trên toàn thế giới để tạo ra được sự hợp tác, kết nối và quảng bá cho thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.
- Sponsor cho các sự kiện, hoạt động, tổ chức hoặc cá nhân có ý nghĩa và giá trị xã hội: Đây là hình thức phổ biến và hiệu quả của sponsor marketing vì nó giúp doanh nghiệp có thể thể hiện được sự quan tâm, trách nhiệm và đóng góp của mình đối với các sự kiện, hoạt động, tổ chức hoặc cá nhân có ý nghĩa và giá trị xã hội. Sponsor cũng giúp doanh nghiệp có thể tạo ra được sự tích cực, thiện chí và tôn trọng trong công chúng, đồng thời tăng cường được sự liên kết, hợp tác và hỗ trợ với các đối tác, khách hàng hoặc cộng đồng.
Ví dụ: Starbucks sponsor cho Red Cross, một tổ chức từ thiện quốc tế, để tạo ra được sự hỗ trợ, cứu trợ và phòng chống cho các nạn nhân của các thiên tai, chiến tranh hoặc đại dịch.
Sponsor cho các sự kiện, hoạt động, tổ chức hoặc cá nhân có ý nghĩa và giá trị xã hội
Cách thực hiện Sponsorship Marketing hiệu quả
Sponsor marketing là một chiến lược marketing hiệu quả, nhưng cũng cần phải có sự chuẩn bị, nghiên cứu và thực hiện kỹ lưỡng. Dưới đây là một số cách thực hiện sponsor marketing hiệu quả:
- Xác định mục tiêu, đối tượng, ngân sách và kết quả mong muốn của sponsor marketing: Doanh nghiệp cần phải xác định rõ mục tiêu, đối tượng, ngân sách và kết quả mong muốn của sponsor marketing để có thể lựa chọn, thương lượng và hợp tác với sponsee phù hợp, hiệu quả và hợp lý. Doanh nghiệp cũng cần phải đặt ra các chỉ tiêu, phương pháp và công cụ để đo lường, đánh giá, cải thiện hiệu quả của sponsor marketing.
- Tìm kiếm, phân tích và lựa chọn sponsee phù hợp: Doanh nghiệp cần phải tìm kiếm, phân tích và lựa chọn sponsee phù hợp với mục tiêu, đối tượng, ngân sách và kết quả mong muốn của sponsor marketing. Doanh nghiệp cần phải xem xét các yếu tố như sức ảnh hưởng, uy tín, niềm tin, tầm nhìn, giá trị, hoạt động, đối tượng và kênh truyền thông của sponsee để có thể tạo ra được sự liên kết, phù hợp và đồng nhất với thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
- Thương lượng, ký kết và thực hiện hợp đồng sponsor: Doanh nghiệp cần phải thương lượng, ký kết và thực hiện hợp đồng sponsor với sponsee để có thể đảm bảo được quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của cả hai bên. Doanh nghiệp cần phải xem xét các yếu tố như mức độ hỗ trợ, thời gian hợp tác, phương thức thanh toán, quyền sử dụng thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ, quyền kiểm soát và giám sát hoạt động và các điều khoản khác của hợp đồng sponsor. Mục đích là để có thể tạo ra được sự minh bạch, công bằng và hợp tác của cả hai bên.
- Quảng bá và tương tác với khách hàng qua sponsor: Doanh nghiệp cần phải quảng bá và tương tác với khách hàng qua sponsor để có thể tạo ra được sự thu hút, hài lòng và hành động của khách hàng đối với thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Doanh nghiệp cần phải sử dụng các kênh truyền thông, đặc biệt là mạng xã hội để đăng tải, chia sẻ hoặc livestream các nội dung, sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan đến sponsor. Doanh nghiệp cũng cần phải sử dụng các hashtag, từ khóa, hoặc biểu tượng liên quan đến sponsor để tăng cường tìm kiếm và tương tác của khách hàng. Doanh nghiệp cũng cần phải lắng nghe, trả lời hoặc thảo luận với khách hàng về các nội dung, sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.
Cách thực hiện Sponsorship Marketing hiệu quả
Kết luận
Như vậy thông qua bài viết trên đây, chúng tôi đã cùng các bạn tìm hiểu Sponsor là gì và những lợi ích tuyệt vời của hình thức Sponsorship Marketing. Unica hy vọng những thông tin trên đây sẽ thật sự hữu ích để giúp các doanh nghiệp triển khai hình thức tiếp thị tài trợ nhằm quảng bá cho thương hiệu doanh nghiệp và thu hút được khách hàng tiềm năng.
Bạn có thể tham khảo tại các khoá học marketing trên UNICA để được gặp gỡ các chuyên gia hàng đầu Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm nhiều năm thực chiến của mình.
Cảm ơn và chúc các bạn thành công!
05/11/2020
7331 Lượt xem
Social Network là gì? Những điều bạn cần biết về mạng xã hội
Là một Marketer, chắc hẳn bạn đã rất quen thuộc với với cụm từ Social Media. Thế nhưng, là một tân binh mới, thuật ngữ Social Network lại rất dễ gây nhầm lẫn và nó mang ý nghĩa, bản chất khác. Vậy Social Network là gì, mời bạn đọc tìm hiểu các nội dung liên quan thông qua bài viết dưới đây nhé.
Social network là gì?
Mạng xã hội (Social Network) là một nền tảng trực tuyến nơi mọi người có thể tạo ra một hồ sơ cá nhân và tương tác với nhau thông qua các hình thức như chia sẻ tin tức, hình ảnh, video và thậm chí là âm nhạc. Mạng xã hội không chỉ giúp mọi người kết nối với bạn bè và gia đình, mà còn là một công cụ quảng cáo và tiếp thị hiệu quả cho doanh nghiệp.
Giải thích thuật ngữ Social Network
Các tính năng chính của social network là gì?
Mạng xã hội (Social Network) có các tính năng chính sau:
- Tạo hồ sơ cá nhân: Người dùng có thể tạo ra hồ sơ cá nhân chứa thông tin về bản thân, bao gồm hình ảnh, sở thích, thông tin cá nhân và nhiều hơn nữa.
- Kết nối với người khác: Mạng xã hội cho phép người dùng kết nối và tương tác với bạn bè, gia đình và người khác trên toàn thế giới thông qua kết nối trực tuyến.
- Chia sẻ nội dung: Người dùng có thể chia sẻ nội dung đa dạng như hình ảnh, video, trạng thái, bài viết, liên kết và nhiều loại thông điệp khác trên các nền tảng mạng xã hội.
- Tương tác: Mạng xã hội cho phép người dùng tương tác thông qua việc thích (like), bình luận, chia sẻ (share), nhắn tin và nhiều hoạt động tương tác khác.
- Theo dõi và đánh giá: Người dùng có thể theo dõi các hồ sơ và trang cá nhân của người khác để cập nhật thông tin và hoạt động mới nhất. Họ cũng có thể đánh giá và đánh giá nội dung mà họ đã xem.
- Tạo nhóm và cộng đồng: Mạng xã hội cung cấp tính năng tạo ra nhóm và cộng đồng với sở thích hoặc mục đích chung, cho phép người dùng kết nối và giao tiếp với những người có cùng sở thích hoặc mục tiêu.
- Quảng cáo và tiếp thị: Do mạng xã hội thu thập được thông tin cá nhân và hành vi của người dùng, các doanh nghiệp có thể sử dụng các nền tảng này để quảng cáo và tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ của họ đến một đối tượng mục tiêu cụ thể.
- Bảo mật và quản lý dữ liệu: Cung cấp các cài đặt bảo mật để người dùng kiểm soát quyền riêng tư và quản lý dữ liệu cá nhân của họ trên mạng xã hội.
Những tính năng này cùng nhau tạo nên trải nghiệm tương tác đa chiều và phong phú trên các nền tảng mạng xã hội.
Các tính năng chính của Mạng xã hội (Social Network)
Hoạt động chủ yếu trên Social Network là gì?
Hoạt động chủ yếu trên Social Network gồm có kết nối, tạo lập và chia sẻ profile cá nhân, tạo chiến lược Marketing và quảng cáo. Chi tiết như sau:
1. Kết nối cá nhân với nhau
Mạng xã hội cho phép người dùng kết nối với nhau thông qua việc kết bạn, theo dõi hoặc thậm chí là tham gia vào các nhóm có chung sở thích. Điều này giúp tạo ra một mạng lưới liên kết giữa các người dùng, tạo ra một cộng đồng trực tuyến.
Kết nối cá nhân với nhau
2. Tạo lập thông tin và chia sẻ profile cá nhân
Người dùng có thể tạo ra một hồ sơ cá nhân, cung cấp thông tin về bản thân và chia sẻ nó với cộng đồng. Hồ sơ cá nhân có thể bao gồm tên, tuổi, giới tính, sở thích và nhiều thông tin khác.
3. Tạo chiến lược Marketing và quảng cáo hiệu quả
Doanh nghiệp có thể sử dụng mạng xã hội như một công cụ tiếp thị hiệu quả, thông qua việc tạo ra các chiến dịch quảng cáo, tương tác với khách hàng và thu thập phản hồi từ khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu và mong muốn của khách hàng, từ đó tạo ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp.
Tạo chiến lược Marketing và quảng cáo hiệu quả
Ưu, nhược điểm của mạng xã hội
Mạng xã hội đã trở nên rất phổ biến với người dùng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, chắc hẳn nhiều người dùng sẽ lo ngại về những rủi ro mà nó mang tới. Để hiểu hơn, mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu những ưu và nhược điểm của mạng xã hội như sau:
1. Ưu Điểm của social network là gì?
Mạng xã hội (MXH) đã đem lại nhiều lợi ích đáng kể cho người sử dụng trên khắp thế giới. Dưới đây là một số ưu điểm quan trọng của MXH:
- Kết Nối và Giao Tiếp: MXH cho phép người dùng kết nối với bạn bè, người thân và cộng đồng từ mọi nơi trên thế giới. Điều này tạo ra cơ hội giao lưu, trao đổi thông tin và duy trì mối quan hệ một cách dễ dàng.
- Chia Sẻ Thông Tin: MXH cung cấp một nền tảng để người dùng chia sẻ ý kiến, suy nghĩ, hình ảnh, và video với một số lượng lớn người khác. Điều này tạo ra sự tiện lợi và tăng cơ hội cho việc lan truyền thông điệp hoặc thông tin quan trọng.
- Tạo Dựng Thương Hiệu Cá Nhân hoặc Doanh Nghiệp: MXH là một công cụ mạnh mẽ để xây dựng và quản lý hình ảnh cá nhân hoặc doanh nghiệp. Việc sử dụng các nền tảng như Facebook, Instagram hoặc LinkedIn có thể giúp tạo ra một thương hiệu mạnh mẽ và tăng cơ hội tương tác với khách hàng hoặc đối tác.
- Tiếp Cận Thông Tin và Tin Tức: MXH cung cấp một kênh để người dùng tiếp cận thông tin và tin tức mới nhất từ khắp nơi trên thế giới. Điều này giúp cải thiện kiến thức và nhận thức của người dùng về các vấn đề quan trọng và sự kiện hiện tại.
Ưu điểm của mạng xã hội
2. Nhược điểm của social network là gì?
Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, MXH cũng vẫn tồn tại một số nhược điểm như sau:
- Nguy Cơ Bảo Mật và Quyền Riêng Tư: Sự phổ biến của MXH đã tạo ra các vấn đề liên quan đến bảo mật và quyền riêng tư. Thông tin cá nhân của người dùng có thể bị lộ ra ngoài hoặc sử dụng một cách không đúng mục đích, gây ra nguy cơ về lừa đảo, hack tài khoản, hoặc xâm phạm quyền riêng tư.
- Gây Nghiện: Sử dụng MXH có thể dẫn đến việc nghiện, khiến người dùng dành quá nhiều thời gian để duyệt, cập nhật hoặc tương tác trên các nền tảng này, gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và hiệu suất làm việc.
- Tăng Cường Thách Thức Trí Não và Tình Dục: Sự phổ biến của MXH đã tạo ra một môi trường mà các thách thức liên quan đến sức khỏe tinh thần và tình dục được tăng cường. Các vấn đề như bạo lực trực tuyến, tình trạng tự hại và quấy rối trực tuyến là những rủi ro mà người dùng có thể phải đối mặt khi tham gia vào MXH.
- Tạo Ra Sự Phân Biệt và Gia Tăng Sự Mất Điểm Tự Tin: MXH có thể tạo ra áp lực để so sánh bản thân với người khác, gây ra sự phân biệt và giảm tự tin của người dùng khi họ cảm thấy không thể đạt được tiêu chuẩn hoặc lối sống được biểu hiện trên MXH.
Nhược điểm của mạng xã hội
5 bước tạo social network nhanh nhất
Để tạo social network, bạn cần thực hiện các bước như sau:
1. Bước 1: Xác định cộng đồng của bạn
Bạn cần xác định cộng đồng của mình, quá trình nhận dạng cần phải thực hiện trong giai đoạn brainstorm. Nền tảng mạng xã hội được tạo ra nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu của dân số. Việc xác định được sở thích và không thích của cộng đồng giúp bạn hiểu rõ hơn các yếu tố ảnh hưởng đến chúng như một người dùng và những gì bạn có thể làm để thu hút sự chú ý của cộng đồng.
Ngoài ra, bạn cũng cần thu thập nhân khẩu học và dữ liệu tâm lý học sẽ cung cấp cho bạn sức mạnh để kích hoạt và tạo ra nhu cầu đó.
Xác định cộng đồng của bạn
2. Bước 2: Xác định các tính năng và chức năng
Tất cả những tính năng và chức năng liên quan chặt chẽ đến chất lượng nhận diện cộng đồng của bạn. Bạn cần biết người dùng của mình làm gì, làm thế nào có thể xác định được sự riêng tư của dữ liệu.
Tầm nhìn tổng thể của trang web đóng vai trò rất quan trọng, bạn cần chia nhỏ thành các danh mục như chức năng người dùng, chức năng quản trị và quảng các. Xác định được loại dữ liệu sẽ lưu hành, những gì có thể đăng, cách người dùng đăng ký và những gì bạn nên sử dụng công cụ tự động hóa nào...
Xác định các tính năng và chức năng
3. Bước 3: Chọn công nghệ phù hợp
Bạn cần xác định được tính năng và chức năng của social network sẽ xác định nền tảng và công ty nơi bạn có thể tạo social network của riêng mình. Điều quan tâm lớn nhất ở giai đoạn này chính là tìm hiểu và xác định phương pháp nào sẽ hiệu quả cho mạng xẽ hội của bạn.
Đánh giá công nghệ cần phải được thực hiện bởi các chuyên gia hoặc thuê một nhà đầu từ giúp bạn so sánh công nghệ đây là giải pháp hay. Nếu bạn muốn tự mình xem xét vấn đề này thì bạn cầu tư kỹ lưỡng vào quá trình chuẩn bị.
Điều cuối cùng bạn có thể làm là phân tích các nền tảng mạng xã hội hiện có và những công nghệ xây dựng mà họ đã sử dụng. Quá trình này sẽ giúp bạn tìm ra nhiều vấn đề và cơ hội khác nhau cho mạng xã hội của bạn.
Chọn công nghệ phù hợp
4. Bước 4. Xây dựng cấu trúc
Khi các tính năng dành riêng cho người dùng được liệt kê thì bạn cần chuẩn bị môi trường tăng trưởng. Xây dựng một số quy tắc chung áp dụng cho vây dựng cho tất cả trang. Cần phải kết hơp 3 điều nếu bạn muốn mạng truyền thông tin của mình thành công và đem lại lợi nhuận.
- Dịch vụ khách hàng: tiến hành hợp tác với một công ty lưu trữ để họ giải quyết các vấn đề kỹ thuật và bất cứ vấn đề liên quan khác đến nền tảng của bạn.
- Bảo mật: sử dụng các hệ thống bảo mật đáng tin cậy điều này sẽ làm cho người dùng của bạn cảm thất họ có thể làm mọi thứ trên nền tảng truyền thông xã hội của bạn mà không cần lo lắng về sự xâm nhập quyền riêng hoặc rò rỉ dữ liệu.
- Khả năng mở rộng: khi bắt đầu xây dựng mootk mạng xã hội nào đó bạn nên xem xét tốc độ tăng trưởng cũng như khả năng tương thích với người dùng như thế nào.
Xây dựng cấu trúc
5. Bước 5: Tạo tính năng cập nhật trạng thái
Tính năng cập nhật trạng thái đóng vai trò quan trọng thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của họ một cách tự nhiên nhất bất cứ lúc nào trong ngày. Nếu tính năng này không thân thiệ và dễ sử dụng thì người dùng sẽ từ bỏ mạng xã hội này ngay lập tức. Vậy nên việc thiết kế một nền tảng mạng xã hội cần phải đảm bảo tính thân thiện cho người dùng.
Email là một trong những công cụ Marketing hiệu quả giúp doanh nghiệp tiếp cận nhanh chóng với khách hàng. Thông qua khóa học Email Marketing online, bạn sẽ biết được cách để tăng khách hàng tiềm năng chất lượng qua Email, cách cá nhân hóa trong marketing bằng email để tăng sự tương tác, tự động hóa công việc marketing bán hàng,... Đăng ký ngay:
[course_id:377,theme:course]
[course_id:519,theme:course]
[course_id:2052,theme:course]
Một số nền tảng Social Network phổ biến hiện nay
Sau khi tìm hiểu Social Network là gì, Unica sẽ cung cấp tới bạn đọc một số nền tảng Social Network phổ biến nhất hiện nay.
Facebook
Facebook, được coi là một trong những mạng xã hội phát triển nhanh nhất đến nay, đã trải qua một hành trình từ việc chỉ hướng đến sinh viên đại học để trở thành một trang web toàn cầu với đa dạng độ tuổi và văn hóa. Với hàng trăm triệu người dùng và hàng triệu lượt tham gia mỗi tháng, Facebook cung cấp một nền tảng kết nối bạn bè và gia đình thông qua tìm kiếm tên hoặc khám phá mạng kết nối xung quanh trường học, địa điểm hoặc nơi làm việc.
Myspace
Myspace, là một trong những mạng xã hội lớn đầu tiên, hiện vẫn có hơn 200 triệu người dùng, mặc dù việc sử dụng của nó đã giảm dần từ khi Facebook trở nên phổ biến. Myspace thường thu hút nhóm người trẻ hơn và đặc biệt phổ biến trong cộng đồng âm nhạc, là nơi quảng bá cho các nghệ sĩ và ban nhạc.
Linkedin
LinkedIn là mạng xã hội chuyên nghiệp dành cho doanh nhân và chuyên gia, hỗ trợ việc kết nối với đồng nghiệp và các mối quan hệ kinh doanh. Nó cũng là một công cụ quan trọng để liên lạc với khách hàng tiềm năng và đối tác, cho phép người dùng chia sẻ sơ yếu lý lịch và nhận được lời giới thiệu từ người đồng nghiệp và quản lý.
Một số nền tảng Social Network
Ngoài ra, có thể kể đến rất nhiều các mạng xã hội khác như:
- Instagram: Dịch vụ chia sẻ ảnh di động cho phép người dùng chia sẻ hình ảnh trên các nền tảng di động khác nhau.
- Mix: Một cộng đồng người dùng Internet phổ biến, cho phép người dùng bình chọn và chia sẻ các trang web mà họ thích.
- Twitter: Dịch vụ cho phép đăng tin nhắn dưới 140 ký tự, giúp người dùng nắm bắt tin tức và sự kiện trên toàn cầu.
- Yik Yak: Mạng xã hội trên điện thoại thông minh kết nối người dùng ở gần nhau.
- YouTube: Nền tảng cho phép người dùng chia sẻ video trên kênh cá nhân của họ.
Người dùng sẽ sử dụng Social này để làm marketing hay còn gọi là social marketing giúp bạn có thể bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội.
Mạng Social Network giúp kết mối người dùng có cùng sở thích
Kết luận
Như vậy thông qua bài viết trên đây, chúng tôi đã cùng các bạn tìm hiểu Social Network là gì và những nền tảng Social Network vô cùng hữu ích đối với người học marketing. Unica hy vọng những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp các bạn có những hiểu đúng về vai trò cũng như lợi ích tuyệt vời của Social Network đối với người dùng là các cá nhân hoặc các tổ chức doanh nghiệp.
Cảm ơn và chúc các bạn thành công.
05/11/2020
4889 Lượt xem
Corporation là gì? “Ông trùm” của những chiến lược Marketing lớn
Có lẽ bạn không biết Corporation chiếm một thế lực vô cùng mạnh mẽ trong nền kinh tế của thế giới. Nếu bạn ở Việt Nam thì không còn cảm thấy từ này xa lạ nhưng để hiểu được bản chất thì không phải đơn giản. Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu các bạn khái niệm Corporation là gì và ví dụ về corporation Marketing đỉnh cao.
1. Corporation là gì?
Corporation là công ty, một pháp nhân được tạo ra bởi các cá nhân, cổ đông hoặc cổ đông, với mục đích hoạt động vì lợi nhuận. Các tập đoàn được phép ký kết hợp đồng, khởi kiện và bị kiện, sở hữu tài sản, nộp thuế liên bang và tiểu bang, và vay tiền từ các tổ chức tài chính.
Việc thành lập một công ty bao gồm một quy trình pháp lý được gọi là thành lập, trong đó các văn bản pháp lý có mục đích chính của doanh nghiệp, tên và địa điểm, số lượng cổ phiếu và loại cổ phiếu đã phát hành được soạn thảo.
Quá trình thành lập mang lại cho pháp nhân kinh doanh một đặc điểm riêng biệt để bảo vệ chủ sở hữu của nó không phải chịu trách nhiệm cá nhân trong trường hợp có vụ kiện hoặc khiếu nại pháp lý.
Corporation là công ty, một pháp nhân được tạo ra bởi các cá nhân, cổ đông hoặc cổ đông
>>Xem thêm: Thị phần là gì? Vai trò quan trọng của Thị phần đối với doanh nghiệp
2. Các loại hình Corporation phổ biến nhất
Một công ty có thể được tạo ra bởi một cổ đông hoặc nhiều cổ đông cùng nhau theo đuổi một mục tiêu chung. Một công ty có thể được hình thành như một tổ chức vì lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận.
Các pháp nhân vì lợi nhuận hình thành phần lớn các tập đoàn và chúng được thành lập để tạo ra doanh thu và mang lại lợi nhuận cho các cổ đông của họ, theo tỷ lệ sở hữu của họ trong tập đoàn.
Các bạn đã cơ bản nắm được Corporation là gì. Hiện nay, chúng có 3 loại hình đặc trưng đó là:
Tổng công ty C
C Corporation là hình thức hợp nhất phổ biến nhất giữa các doanh nghiệp và chứa đựng hầu hết các thuộc tính của một công ty. Chủ sở hữu nhận được lợi nhuận và bị đánh thuế ở cấp độ cá nhân, trong khi bản thân công ty bị đánh thuế như một thực thể kinh doanh.
Tổng công ty S
Công ty S được thành lập giống như Công ty C nhưng khác về giới hạn chủ sở hữu và mục đích thuế. Một công ty Cổ phần S bao gồm tối đa 100 cổ đông và không bị đánh thuế là riêng lẻ - thay vào đó, lợi nhuận / lỗ do các cổ đông xác định trên tờ khai thuế thu nhập cá nhân của họ.
Một công ty Cổ phần S bao gồm tối đa 100 cổ đông
Công ty phi lợi nhuận
Thường được sử dụng bởi các tổ chức từ thiện, giáo dục và tôn giáo để hoạt động mà không tạo ra lợi nhuận. Một tổ chức phi lợi nhuận được miễn thuế. Mọi đóng góp, tài trợ hoặc doanh thu nhận được đều được giữ lại trong đơn vị để chi tiêu cho hoạt động, mở rộng hoặc các kế hoạch trong tương lai.
3. Ưu và nhược điểm của Corporation
Corporation là gì đã được bật mí chi tiết nhưng bạn có nắm được ưu và nhược điểm của loại hình này mang lại không?
Ưu điểm
Pháp nhân riêng biệt
Độc lập với chủ sở hữu và được coi là một pháp nhân có thể tiến hành kinh doanh, sở hữu tài sản, ký kết các hợp đồng ràng buộc, vay tiền, khởi kiện và bị kiện, và nộp thuế.
Tuổi thọ không giới hạn
Cổ đông, cổ đông hoặc thành viên là chủ sở hữu của một công ty và được quản lý bởi một hội đồng quản trị. Việc họ chết hoặc không có khả năng thực hiện nhiệm vụ không ảnh hưởng đến tính liên tục của pháp nhân này; chỉ những thay đổi trong điều lệ của công ty mới có thể được gia hạn hoặc thanh lý.
Trách nhiệm hữu hạn
Chủ sở hữu công ty chỉ chịu trách nhiệm về số tiền họ đã đầu tư. Các chủ nợ và người cho vay không có quyền đòi tài sản cá nhân của chủ sở hữu đối với các khoản thanh toán mà các cổ đông nợ.
Dễ dàng chuyển nhượng cổ phần sở hữu
Các công ty đại chúng không yêu cầu người sở hữu cổ phiếu khác chấp thuận bán cổ phiếu hoặc cổ phiếu của chủ sở hữu cá nhân. Cổ phiếu hoặc cổ phiếu có thể dễ dàng giao dịch trên thị trường, bất kể khối lượng của chúng.
Quản lý theo thẩm quyền
Các nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu không được trực tiếp xử lý các hoạt động kinh doanh hàng ngày. Họ bỏ phiếu cho ban giám đốc, những người cuối cùng thuê một đội ngũ quản lý chuyên nghiệp.
Nguồn vốn
Các tổng công ty có thể tạo nguồn vốn từ việc bán cổ phiếu và phát hành trái phiếu.
>> Xem thêm: Offer là gì? Những khái niệm Offer phổ biến hiện nay
Corporation có rất nhiều ưu điểm tuyệt vời
Nhược điểm
Các bạn cơ bản nắm được ưu điểm và Corporation là gì nhưng không có gì là hoàn hảo khi nó vẫn tồn tại một số nhược điểm sau:
Chi phí thành lập
Quá trình thành lập sẽ tốn kém hơn so với việc hình thành một công ty sở hữu hoặc quan hệ đối tác duy nhất.
Đánh thuế hai lần
Hai loại thuế được nộp, từ thu nhập của công ty và từ việc trả cổ tức cho cổ đông.
Tài liệu
Ngoài tài liệu thành lập, các công ty phải nộp báo cáo hàng năm và tờ khai thuế, cũng như duy trì hồ sơ kế toán, giấy phép và các tài liệu quan trọng khác.
4. Yếu tố để khiến một Corporation thành công
Theo đuổi mục tiêu cụ thể
Mục tiêu quan trọng là người sáng lập và quản lý điều phối hoạt động lên chiến lược phát triển cho cả công ty. Từ đó giúp cho các nhân viên có định hướng, mục tiêu rõ ràng trong quá trình làm việc, giúp khách hàng biết sản phẩm và cách thức hoạt động kinh doanh của bạn.
Tập trung vào khách hàng
Để làm nên một Corporate thành công thì dịch vụ cung cấp tới khách hàng luôn là vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Điều quan trọng là phải làm sao để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng cũng như mang lại những giá trị cho họ.
Có cộng sự tuyệt vời
Để có thể xây dựng công ty phát triển vững mạnh thì đội ngũ nhân viên phải là những người có trình độ chuyên môn và nhiệt huyết với công việc. Quan trọng hơn hết, nhà lãnh đạo phải chấp hành nghiêm các tiêu chuẩn và quy tắc, định hướng tốt và làm gương để nhân viên noi theo và nể phục. Có như vậy thì đội đội ngũ nhân viên mới đồng lòng trong việc xây dựng và phát triển công ty.
Giữ chân nhân viên
Người lãnh đạo có tầm nhìn phải là người có khả năng giữ chân những nhân viên giỏi, nhất là những người tài năng, có triển vọng sẽ mang lại hiệu quả cho công ty. Với những người này, công ty cần có chế độ đãi ngộ tương xứng, lương thưởng cạnh trạn và những lợi ích đi kèm với những thành công họ đạt được trong công việc.
Đảm bảo hồ sơ tài chính đầy đủ và chi tiết
Việc quản lý hồ sơ tài chính hệ thống, chi tiết sẽ giúp doanh nghiệp phát hiện được lỗ hổng trong kinh doang, sự tăng trưởng theo từng giai đoạn và các nguy cơ tài chính có thể xảy ra. Khi doanh nghiệp nắm rõ được tình hình tài chính của mình thì sẽ dễ dàng hơn trong việc đầu tư, đổi mới hoặc thay đổi chiến lược kinh doanh phù hợp.
Ứng dụng công nghệ mới
Trong thời đại 4.0, công nghệ phát triển không ngừng và thay đổi mỗi ngày. Vì thế buộc các doanh nghiệp phải bắt kịp sự đổi mới này để không bị tụt hậu lại phía sau. Sự cải tiến về công nghệ giúp doanh nghiệp giảm chi phí, cải thiện trải nghiệm của người dùng. Ngoài ra việc áp dụng hệ thống tự động hóa, doanh nghiệp có thể giảm nguồn nhân lực thừa để tập trung cho sản xuất.
Bên cạnh đó nếu bạn là một Corporation thì ngoài việc quan tâm tới doanh nghiệp của mình có mang lại lợ nhuận hay không thì bạn cũng cần nắm rõ các kỹ năng quản trị thì mới có thể quản lý doanh nghiệp của mình. Hãy tham khảo thêm khoá học quản lý doanh nghiệp từ các trung tâm hoặc địa chỉ uy tín.
5. Corporation với những chiến lược Marketing đỉnh cao
Có lẽ cái tên mà các bạn nghĩ đến đầu tiên đó chính là SamSung với chiến lược thông minh giúp gắn kết các mối quan hệ. Sự sáng tạo từ Galaxy Note 8 chính là tiếng nói “Anh yêu em’ theo nhiều cách mà họ truyền thông.
Những quảng cáo được tạo ra bởi Wieden + Kennedy Portland và đạo diễn bởi Isaiah Seret của Biscuit với những nét vẽ đơn sơ, nghịch ngợm.
Sự thông minh của SamSung cực kỳ thu hút người xem khi trưng bày những tính năng của điện thoại với giá trị đích thực của cuộc sống.
>> Xem thêm: SBU là gì? Tầm quan trọng của nó đến sự tồn tại của doanh nghiệp
Như vậy các bạn đã phần nào nắm được Corporation là gì rồi phải không? Nó thực sự rất quan trọng trong nền kinh tế của thế giới. Hy vọng bài viết này sẽ có ích cho bạn đọc.
05/11/2020
1566 Lượt xem
Hướng dẫn cách live stream Youtube hiệu quả nhất
Youtube đã trở thành kênh mạng xã hội video lớn nhất toàn cầu hiện nay với khoảng 2 tỷ người đăng nhập mỗi tháng lên nền tảng này, cũng là nền tảng được nhiều người trẻ truy cập nhất từ 15 - 21 tuổi (riêng ở Mỹ) chiếm tới 81%. Đó chỉ là một trong rất nhiều lý do mà Youtube có thêm tính năng live stream để đáp ứng thêm nhu cầu sử dụng của người dùng. Vậy Live stream
Youtube là gì? Có những phần mềm livestream như thế nào và cách livestream Youtube như thế nào, mời bạn đọc quan tâm tìm hiểu ngay trong bài viết học làm Youtube này nhé!
Live stream Youtube là gì?
Live stream trên nền tảng Youtube
Live stream (hay livestream) là một hình thức phát video trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội có tính năng này như Facebook, Youtube, Bigo Live... nhằm chia sẻ cho người xem những hình ảnh, sự kiện hoặc chia sẻ một vấn đề, quan điểm cá nhân nào đó. Người xem sẽ xem video phát trực tiếp gần đúng với thời gian mà người livestream đang quay. Hình thức tương tác trên các video livestream là like, share, bình luận tương tự như đối với một bài được up lên mạng xã hội khác.
Với mỗi nền tảng khác nhau sẽ có hình thức livestream khác nhau. Trong đó phải nói đến live stream Youtube và live stream Facebook - đồng thời là hai nền tảng mạng xã hội mạnh mẽ nhất hiện nay.
Những người thực hiện làm video trên Youtube nói chung và làm phát trực tiếp video lên Youtube nói riêng đều được gọi là Youtuber. Thông thường các Youtuber, Streamer sẽ thực hiện livestream trên Youtube bằng PC, bằng cách Phát trực tiếp video có sẵn lên Youtube hoặc sử dụng điện thoại để quay trực tiếp.
Gợi ý 3 phần mềm livestream Youtube dành cho bạn
Để có thể thực hiện quay video livestream và học Livestream bán hàng hiệu quả trên Youtube, bạn sẽ cần đến một số công cụ hỗ trợ quay video livestream như sau:
- Vmix: là một phần mềm sản xuất video trực tiếp hiệu quả và chuyên nghiệp, tích hợp bên trong một bộ sưu tập 3D khổng lồ và khả năng ghi/phát trực tiếp video dạng 4K, HD và Full HD cho phép bạn thực hiện livestream hiệu quả, và chúng miễn phí.
- xSplit Broadcaster: phần mềm cho phép bạn có thể xử lý nhạc và video ngay trên nền tảng để chuẩn bị phát trực tiếp lên các nền tảng mạng xã hội. Ngoài ra có cũng có thể lấy dữ liệu và kết nối qua Skype, và chúng có hai phiên bản miễn phí và trả phí.
- Stream PRO: là một phần mềm ghi phát video trực tiếp cũng rất được ưa chuộng bởi các streamer, bạn có thể thực hiện thay đổi bố cục livestream, được hỗ trợ các tiện ích cảnh báo hoạt động, báo donate, thăm dò ý kiến... và chúng miễn phí.
- Open Broadcast Software: cũng là một phần mềm để quay và phát trực tiếp video rất hay và miễn phí, tích hợp nhiều tính năng như chỉnh bố cục livestream, các tiện ích cảnh báo, bình luận... cùng nhiều tính năng hấp dẫn khác.
Hướng dẫn cách live stream trên Youtube
Cách live stream Youtube trên PC
Bước 1: Truy cập kênh Youtube của bạn: https://www.youtube.com/ bằng máy tính xách tay hoặc PC. Tiếp tục click vào đăng nhập để vào tài khoản Youtube của bạn bằng địa chỉ email và password.
Bước 2: Click vào biểu tượng máy quay gắn dấu cộng gần với tài khoản Youtube của bạn và chọn Phát trực tiếp.
Hướng dẫn cách livestream Youtube bằng PC - 1
Bước 3: Nếu là lần đầu tiên bạn thực hiện livestream trên Youtube, bạn sẽ có được giao diện như hình:
Hướng dẫn cách livestream Youtube bằng PC - 2
Tiếp tục thực hiện theo các hướng dẫn: nhập số điện thoại để xác nhận và đồng ý với các điều khoản yêu cầu bắt buộc của Youtube, tới trang Dashboard .
Bước 3: Trong mục Live Streaming Checklist sẽ hướng dẫn bạn livestream.
Hướng dẫn cách livestream Youtube bằng PC - 3
Giao diện khung chat trong khi phát livestream
Hướng dẫn cách livestream Youtube bằng PC - 4
Có một lưu ý nhỏ dành cho bạn, bạn có thể thực hiện kiếm tiền bằng các video stream với mục Monetize with ads nhưng với điều kiện kênh của bạn đã hoạt động lâu và có lượt sub tối thiểu đủ để bắt đầu kiếm tiền online từ Youtube.
Bước 4: Sử dụng phần mềm Open Broadcast Software để bắt đầu quay video trực tiếp trên Youtube. Bạn có thể tìm thấy phần mềm này khi mở phần mềm lên, chọn Setting và chọn Stream.
Bước 5: Trở về trang Youtube >> chọn Encoder Setup >> Sao chép hai dòng Server URL và Stream name/key để dán vào phần mềm Open Broadcast Software.
Hướng dẫn cách livestream Youtube bằng PC - 5
Bước 6: Trong phần mềm Open Broadcast Software, bạn chọn Soucre (nguồn) để lựa chọn các tính năng chính trong quá trình livestream. Cụ thể trong phần này bạn có thể lựa chọn các tính năng như nói chuyện trực tiếp (Display Capture), Audio, quay màn hình, chơi game trực tiếp (Game Capture)...
Hướng dẫn cách livestream Youtube bằng PC - 6
Bước 7: Chọn Start Streaming để bắt đầu phát video trực tiếp của mình trên Youtube.
Hướng dẫn cách livestream Youtube bằng PC - 7
Vậy là xong!
Cách phát trực tiếp trên Youtube bằng điện thoại
Cách phát video livestream trên Youtube đơn giản hơn nhiều. Sau khi bạn truy cập và ứng dụng Youtube trên điện thoại, bạn chọn biểu tượng như hình để bắt đầu livestream.
Hướng dẫn cách livestream bằng điện thoại - 8
Bạn có thể chọn Record để phát video trực tiếp luôn hoặc up sẵn các video có trước trước khi phát trực tiếp, hoặc chọn Go Live để livestream Youtube luôn.
Đặt tiêu đề, chế độ hiển thị và ảnh bìa chuẩn bị để live stream.
Sau khi hoàn thành các bước trên bạn sẽ được thông báo các thông tin như số người xem, số lượt sub mới, thời gian livestream...
Hướng dẫn cách livestream bằng điện thoại - 10
Như vậy Unica đã giới thiệu tới bạn hướng dẫn Live stream Youtube một cách chi tiết nhất, xin cảm ơn và chúc bạn thành công!
05/11/2020
1158 Lượt xem