Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Support

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Value Proposition là gì? Cách tạo một Value Proposition chất lượng

Nội dung được viết bởi Nguyễn Tài Tuệ

Trong các hoạt động phát triển và quảng bá hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp, Value Proposition đóng một vai trò vô cùng quan trọng giúp truyền tải những thông điệp tổng thể đến với những khách hàng tiềm năng. Có thể nói, Value Proposition là một thuật ngữ không còn quá mới mẻ trong bất cứ chiên lược nào. Tuy nhiên, với những “tân binh mới” trong ngành Marketing thì cụm từ này vẫn còn khá xa lạ. Để có cái nhìn tổng quan về vấn đề này, mời bạn đọc tìm hiểu Value Proposition là gì thông qua bài viết dưới đây nhé. 

1. Thuật ngữ Value Proposition là gì?

Hiểu theo dịch nghĩa, Value Proposition được hiểu là những đề xuất có giá trị. Trong marketing, Value Proposition là bản tóm tắt về thông điệp sản phẩm, dịch vụ một cách tổng thể, thống nhất nhằm mang lại lợi ích cho khách hàng. 

Doanh nghiệp có thể sử dụng các đề xuất có giá trị trong các phần khác nhau của chiến lược tiếp thị tổng thể của mình. Tuy nhiên, nhiều thương hiệu biến nó thành tiêu điểm trên trang chủ website của mình. Ngoài ra, Value Proposition còn trình bày những lý do thuyết phục nhất tại sao một người mua tiềm năng nên trở thành khách hàng và nêu bật lợi ích, tính năng của của sản phẩm, dịch vụ nhằm tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. 

Value Proposition bao gồm một văn bản (chẳng hạn như dòng tiêu đề chính, dòng tiêu đề phụ và một đoạn văn bản) cùng với hình ảnh, video hoặc đồ họa. 

Value-Propositions-la-gi-3

Giải thích thuật ngữ Value Proposition

2. Tiêu chí cơ bản của Value Prosition

- Tập trung vào vấn đề: Sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp có khắc phục được các vấn đề của khách hàng hay không?

- Tính độc quyền: Làm thế nào để những tuyên bố này có thể khiến thương hiệu của doanh nghiệp nổi nật và có sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường. Khi thị trường cạnh tranh khốc liệt thì lời tuyên bố cần có điểm nhấn.

- Mang tính trực quan: Trực quan được hiểu là khi không cần có những giải thích kèm theo, khách hàng vẫn có thể nghe và hiểu được những giá trị mà sản phẩm mag lại.

- Tiêu đề mạnh mẽ, rõ ràng: Tiêu đền ấn tượng sẽ truyền đạt được lợi ích để giới thiệu tới khách hàng. Tiêu đề nên là một câu nói đáng nhớ, một cụm từ hoặc thậm chí là một khẩu hiệu. Bạn đọc quan tâm hãy theo dõi bài viết UGC vũ kí lợi hại trong tiếp thị nội dung.

3. Thế nào là một Value Proposition không hiệu quả

Có thể chắc chắn một điều rằng, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể triển khai được một Value Proposition hiệu quả, các Value Propositon không hiệu quả sẽ được gọi là Value Proposition tồi. Hãy cùng Unica tìm hiểu xem thế nào là một Value Proposition tối nhé.

3.1. Nội dung không rõ ràng

Value Proposition được đánh giá là không hiệu quả khi khách hàng đọc nội dung lên mà vẫn mãi không thể hiểu được ý của doanh nghiệp. Khách hàng dù đọc và nghiền ngẫm vẫn không hiểu được là doanh nghiệp muốn triển khai và truyền tải điều gì. Thông thường, Value Proposition được đánh giá là tồi khi sở hữu nội dung tối nghĩa hoặc sử dụng quá nhiều từ đa nghĩa khiến khách hàng hiểu nhầm.

3.2. Nội dung mơ hồ, lan man

Value Proposition không hiệu quả cũng là những Value Proposition lan man, mơ hồ, không tập trung giải quyết được vấn đề cho khách hàng. Với những nội dung kém chất lượng như vậy, khách hàng thường có xu hướng bỏ qua, không còn muốn quan tâm đến sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp nữa. Những nội dung quá dài dòng văn tự thường dẫn đến việc khó hiểu, thậm chí ngay cả người trong ngành cũng không hiểu doanh nghiệp đang viết gì và muốn truyền tải gì. Từ đó, hiệu quả đem lại không cao.

3.3. Nội dung đại trà

Nói về một Value Proposition không hiệu quả, nhất định phải nói về nội dung đại trà, viết như không viết, không thể giải thích được những lợi ích, giá trị về sản phẩm/ dịch vụ hay quyền lợi mà khách hàng được hưởng. Nội dung Value Proposition kém chất lượng thường không đồng nhất, không có gì đặc biệt và cũng không có mấy khác biệt với đối thủ cạnh tranh cùng ngành.

Zalo là một trong những công cụ Marketing hiệu quả giúp doanh nghiệp tiếp cận nhanh chóng với khách hàng. Thông qua khóa học Zalo Marketing online, bạn sẽ biết được các công cụ để tiếp cận khách hàng trong Zalo một cách hiệu quả nhất. Đồng thời, bạn cũng sẽ biết cách tận dụng tối đa các tính năg của Zalo OA để tương tác, chăm sóc khách hàng, ứng dụng Zalo trong Quản Trị - Kinh Doanh,... Đăng ký ngay:

Trọn bộ bí quyết Marketing Zalo
Mai Trung Đức
599.000đ
800.000đ

Ứng dụng Zalo trong Quản Trị - Kinh Doanh - Marketing
Giàng Thuận Ý
499.000đ
700.000đ

Affiliate Master - Kiếm tiền với Affiliate Marketing
Nguyễn Trọng Thơ
999.000đ
5.000.000đ

4. Hướng dẫn tạo một Value Proposition chất lượng

Để tạo được một Value Proposition chất lượng, đem lại cho doanh nghiệp những giá trị và lợi ích của sản phẩm/ dịch vụ đến với khách hàng thì doanh nghiệp cần phải thực hiện rất nhiều bước. Sau đây là từng bước hướng dẫn cách tạo một Value Proposition chất lượng và hiệu quả, bạn hãy tham khảo nhé.

4.1. Xác định vấn đề và nhu cầu tìm kiếm của khách hàng

Muốn xác định được vấn đề và hiểu được nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp cần phải dựa trên các hành vi thu thập dữ liệu. Các thông tin này có thể bao gồm các vấn đề hiện tại mà khách đang gặp phải, những mong muốn của họ trong tương lai hay những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định và hành vi mua hàng.

Để xác định được vấn đề và nhu cầu tìm kiếm của khách hàng, các doanh nghiệp có thể sử dụng bản khảo sát, hay tổ chức những buổi phỏng vấn, chăm sóc khách hàng. Sau đó, doanh nghiệp sẽ dành thời gian để tổng hợp cac dữ liệu đó giúp hiểu nhu cầu khách hàng, Như vậy, doanh nghiệp có thể tạo ra được Value Proposition mang lại giá trị tốt nhất, thu hút được lượng khách hàng tiềm năng nhanh chóng.

Một điều cực kỳ quan trọng khi xây dựng Value Proposition đó là phải chú ý đến keyword - những cụm từ hay từ khoá mà khách hàng thường nhắc đến. Bởi từ khoá chính là điểm giúp kết nối với khách hàng và tuyên bố giá trị của thương hiệu.

4.2. Lợi ích được tuyên bố rõ ràng

Một Value Proposition sẽ được đánh giá là hiệu quả khi tuyên bố rõ ràng những lợi ích và quyền lợi đáp ứng được nhu cầu mong đợi của khách hàng. Để có thể xác định được lợi ích của sản phẩm hoặc dịch vụ, doanh nghiệp cần liệt kê những lợi ích, sau đó tập trung vào lợi ích chính là những nhu cầu của khách hàng. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần trả lời các câu hỏi sau:

- Sản phẩm/ dịch vụ doanh nghiệp đang cung cấp là gì?

- Khách hàng mục tiêu của sản phẩm/ dịch vụ là ai?

- Sản phẩm hoặc dịch vụ này mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích gì?

- Sản phẩm/ dịch vụ doanh nghiệp của doanh nghiệp bạn có điểm gì nổi bật và khác biệt trên thị trường? Tại sao khách hàng nên sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp bạn chứ không phải doanh nghiệp khác.

Lưu ý: Tuyên bố về lợi ích hoặc các giá trị thông thường nên có khoảng từ 2 - 3 câu, không quá dài nhưng cần phải đủ ý và phù hợp với mục đích của doanh nghiệp.

4.3. Tập trung đem lại giá trị cho khách hàng

Số đông khách hàng khi nghe những lợi ích mà doanh nghiệp cung cấp đều sẽ nghĩ rằng doanh nghiệp đang cường điệu hoá sản phẩm, dịch vụ lên chứ thực tế không phải là như vậy. Chính vì vậy, sau khi cam kết các giá trị, doanh nghiệp cần phải tập trung nhiều hơn vào những giá trị cụ thể của sản phẩm/ dịch vụ, bên cạnh đó cũng phải đảm bảo lợi ích vật chất và tinh thần cho khách hàng.

Khi giao tiếp hay giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ với khách hàng, doanh nghiệp không nên sử dụng từ ngữ sáo rỗng hoặc từ ngữ cường điệu quá mức. Như vậy sẽ khiến khách hàng cảm thấy tin tưởng hơn. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải đảm bảo rằng lợi ích này sẽ thực sự giải quyết được các vấn đề của khách hàng. Nếu không, Value Proposition sẽ rất có thể là nguyên nhân gây nguy hiểm ngầm cho doanh nghiệp.

4.4. Tạo ra sự khác biệt

Bước cuối cùng nhưng cũng rất quan trọng trong quá trình tạo Value Proposition đó là cần phải tạo ra được sự khác biệt. Điều này không chỉ giúp gây sự ấn tượng mà còn giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm sản phẩm/ dịch vụ hơn. Sự khác biệt giúp tránh được các mối đe doạ từ sản phẩm cạnh tranh cùng ngành.

Để tạo ra được sự khác biệt trong kinh doanh, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thật kỹ lưỡng đối thủ cạnh tranh. Nắm rõ điểm yếu, điểm mạnh của đối thủ cạnh tranh là gì. Điều này sẽ giúp bạn tạo ra được sự độc đáo để thuyết phục khách hàng.

5. Những lưu ý để tạo một Value Proposition tốt

- Luôn có sự nhất quán trong thông điệp để xây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực đối với khách hàng tiềm năng.

- Khách hàng cần thấy giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn không chỉ là duy nhất hay khác biệt, các điểm bán hàng không chỉ thuật tiền mà cần có sự khác biệt, sáng tạo.

- Một sản phẩm, dịch vụ có những nét độc đáo riêng biệt là điều quan trọng nhưng điều đó không đủ. Nổi bật giữ đám đông có thể khiến hàng chú ý nhưng điều đó sẽ không bắt buộc họ phải mua hàng từ bạn. 

- Bạn cần cân nhắc những nhu cầu nào của khách hàng là phù hợp với doanh nghiệp. Tập trung khả năng của mình để thực hiện các chiến dịch và đưa ra nhưng Customer Value Proposition thích hợp. Bên cạnh đó thì nghệ thuật giao tiếp (Communication) của những nhân viên tư vấn bán hàng cũng cần phải được nâng cao, họ cần phải hiểu về sản phẩm thông qua kỹ năng giao tiếp của mình để thuyết phục khách mua sản phẩm của công ty mình.

6. Value Proposition huyền thoại trong lịch sử

Sau khi giải thích thuật ngữ Value Proposition là gì, mời bạn đọc tham khảo một số Value Proposition huyền thoại trong lịch sử.

6.1. Unbounce

Thoát khỏi thế giới điện tử và ứng dụng hướng đến người tiêu dùng và chuyển sang lãnh thổ B2B, ví dụ đầu tiên về một Value Proposition mà Unica cung cấp đến từ nền tảng tối ưu hóa trang đích Unbounce.

Như bạn có thể mong đợi từ một công ty chuyên về tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi, đề xuất giá trị của Unbounce rất rõ ràng ngay từ khi bạn truy cập trang chủ, cụ thể là khả năng xây dựng, xuất bản và thử nghiệm các trang đích mà không cần bất kỳ hỗ trợ công nghệ thông tin nào. Đối với nhiều doanh nghiệp nhỏ (và thậm chí cả các công ty lớn hơn), chi phí kỹ thuật được nhận thức của thử nghiệm A/B là một rào cản lớn để gia nhập, làm cho đề xuất giá trị của Unbounce trở nên đặc biệt hấp dẫn.

Value-Propositions-la-gi-3

Huyền thoại Value Proposition Unbounce

6.2. Digit (chữ số)

Thế giới tài chính cá nhân là một môi trường cạnh tranh tàn khốc bởi có hàng chục nghìn ứng dụng được thiết kế để giúp mọi người dùng quản lý tiền của họ hiệu quả hơn. Tuy nhiên, ít có đề xuất giá trị nào tốt như Digit, một dịch vụ tương đối mới giúp người dùng “tiết kiệm tiền mà không cần suy nghĩ về nó”.

Digit cho phép người dùng kết nối an toàn tài khoản ngân hàng của họ với dịch vụ Digit, dịch vụ này sau đó sẽ kiểm tra thói quen chi tiêu và chi phí thường xuyên của người dùng. Sau đó, nó bắt đầu “tối ưu hóa” tài khoản của người dùng để chuyển tiền từ chỗ này sang chỗ khác vào tài khoản tiết kiệm được FDIC đảm bảo, từ đó người dùng có thể rút tiền tiết kiệm của họ bất cứ lúc nào.

Điểm khác biệt chính của Digit với các ứng dụng tiết kiệm khác là quá trình này hoàn toàn tự động. Người dùng thực sự không phải làm gì để Digit bắt đầu đưa tiền vào tài khoản tiết kiệm; một vài đô ở đây, một vài đô ở đó, và trước khi bạn biết điều đó, bạn đã có một khoản kha khá, trong khi vẫn duy trì đủ tiền để lo cho các chi phí bên ngoài khác. Đây là một ưu điểm thực sự rất tuyệt vời mà Digit mang lại.

6.3. LessAccounting

Đối với hầu hết mọi người, nếu bạn không phải là một CPA hoặc chuyên gia kế toán thì việc ghi sổ sách kế toán là một khó khăn bởi nó khó hiểu và tốn thời gian ngay cả khi số sách kinh doanh tương đối đơn giản. Đó là điều làm cho Value Proposition trở nên hấp dẫn. 

LessAccounting

Giao diện LessAccounting

Toàn bộ tiền đề của LessAccounting được xây dựng dựa trên việc đơn giản hóa kế toán và ghi sổ sách, đồng thời đề xuất giá trị của nó được củng cố trên toàn bộ trang web. Khẩu hiệu của trang chủ “Làm cho cuộc sống của bạn dễ dàng hơn với phần mềm kế toán của chúng tôi” làm cho điều này trở nên rõ ràng ngay lập tức và khi bạn điều hướng qua trang web, bạn liên tục được nhắc nhở về đề xuất giá trị của sản phẩm, cụ thể là không có phần mềm kế toán nào khác làm cho việc kế toán trở nên đơn giản và tiết kiệm thời gian như LessAccounting điều này sẽ mang lại những sự hài lòng tức thì Instant Gratification của người tiêu dùng.

Ngoài ra, huyền thoại trong lịch sử nhân loại còn xuất hiện rất nhiều những Value Proposition “đáng gờm” như”: Apple iPhone- trải nghiệm là sản phẩm, Slack- Năng suất hơn trong công việc với nỗ lực ít hơn, Uber- Cách thông minh nhất để di chuyển…

7. Một số Case Study về Value Proposition

Để có thể tạo ra được Value Proposition hiệu quả, yếu tố cần thiết và quan trọng hàng đầu đó là doanh nghiệp phải nắm được nhu cầu của khách hàng mục tiêu và những yếu tố thúc đẩy họ lựa chọn dịch vụ hoặc sản phẩm của doanh nghiệp bạn thay vì lựa chọn của đối thủ. Dưới đây là 3 thương hiệu nổi tiếng toàn cầu đã sử dụng Value Proposition cho doanh nghiệp của minh, bạn hãy tham khảo nhé.

7.1. Apple iPhone

Apple đã rất thành công trong việc sử dụng Value Proposition "The Experience Is The Product - Trải nghiệm là sản phẩm". để xác định giá trị của sản phẩm iphone. Apple không chỉ tập trung vào thiết kế ngoại hình sang trọng, hợp thời trang mà còn đảm bảo tính hữu ích và tiện lợi cho người dùng. Nhờ đó dòng điện thoại iphone không chỉ là một chiếc điện thoại thường mà còn là một chiếc điện thoại thông minh, độc đáo với đầy đủ các loại tính năng.

Value Proposition "The Experience Is The Product - Trải nghiệm là sản phẩm" là tuyên bố rõ ràng nhất và đem lại hiệu quả kinh doanh vượt trội cho họ. Thay vì chỉ đề cập đến các tính năng của điện thoại Iphone, công ty tập trung vào trải nghiệm của người dùng, mang đến cho người dùng trải nghiệm hài lòng nhất. Apple rất hay thử nghiệm và phát triển nhiều tính năng mới qua các sản phẩm của họ, sau đó cho người dùng thoải mái khám phá và trải nghiệm tính năng độc đáo này.

7.2. Uber

Uber cũng là một ví dụ điển hình về việc ứng dụng Value Proposition cho doanh nghiệp. Uber đã xây dựng một Value Proposition hiệu quả là "The Smartest Way To Get Around - Cách thông minh để di chuyển". Với Value Proposition này Uber đã làm nổi bật được dịch vụ đặt xe của họ so với các đối thủ khác ở trên thị trường. Trên trang chủ của Uber, người dùng có thể dễ dàng thấy được những ưu điểm vượt trội mà Uber mang lại bao gồm:

- Đặt xe nhanh chóng chỉ bằng vài cái chạm tay vào ứng dụng, sau đó xe sẽ đón bạn ngay tại vị trí.

- Tài xế sẽ đón bạn chính xác tại điểm đến, giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và tránh được những điều không cần thiết.

- Thanh toán online nhanh chóng mà không cần dùng tiền mặt, đảm bảo an toàn và tiện lợi hơn cho người dùng.

Uber tập trung truyền tải giá trị của mình thông qua phong cách riêng, cho phép khách hàng di chuyển đơn giản, nhanh chóng. Đặt xe theo nhu cầu cá nhân mỗi người mà không cần phải chờ đợi lâu, mức giá Uber cũng hợp lý, rẻ hơn nhiều so với taxi truyền thống.

7.3. Slack

Slack là một ứng dụng nhắn tin trực tuyến rất linh hoạt giúp doanh nghiệp hoặc cá nhân có thể cải thiện được hiệu quả làm việc của mình. Với những lợi ích mà nó đang sở hữu và bằng những giá trị riêng biệt của mình, Slack đã chinh phục được mọi người dùng

Slack xây dựng một Value Proposition hiệu quả là “Be More Productive at Work with Less Effort – Năng suất hơn trong công việc với ít nỗ lực hơn”. Với Value Proposition này, Slack đã giúp cho việc cộng tác trở nên đơn giản hơn. Hiện nay, có rất ít ứng dụng có khả năng linh hoạt được như Slack. Slack đảm bảo phù hợp với bất cứ quy trình làm việc của công ty nào. Chính sự linh hoạt và phù hợp này đã giúp Slack thống trị được không gia hoạt động, cải thiện năng suất làm việc cho doanh nghiệp.

8. Câu hỏi thường gặp

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ đề Value Proposition là gì để giúp mọi người có thêm những thông tin hữu ích về vấn đề này:

8.1. Ý nghĩa của Value Proposition

Value Proposition đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút sự chú ý của khách hàng, tạo dựng sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh và thuyết phục họ lựa chọn sản phẩm/dịch vụ của bạn. Ý nghĩa của Value Proposition đó là:

- Truyền tải thông điệp rõ ràng: Giá trị đề xuất giúp bạn truyền tải thông điệp rõ ràng về những gì bạn cung cấp và lợi ích mà khách hàng nhận được. Vì vậy, nó giúp khách hàng hiểu rõ sản phẩm/dịch vụ của bạn và nhận thức được giá trị mà nó mang lại.

- Tạo sự khác biệt: Trong thị trường cạnh tranh, giá trị đề xuất giúp bạn tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Nó làm nổi bật những điểm mạnh và lợi thế độc đáo của sản phẩm/dịch vụ, thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng.

- Thuyết phục khách hàng: Giá trị đề xuất đóng vai trò thuyết phục khách hàng lựa chọn sản phẩm/dịch vụ của bạn. Nó giải quyết điểm đau của khách hàng và cung cấp giải pháp phù hợp, khiến họ tin tưởng và sẵn sàng mua hàng.

8.2. Value proposition của Starbucks là gì?

Value Proposition của Starbucks đó là trải nghiệm cà phê cao cấp, kết nối cộng đồng và lan tỏa cảm hứng. Starbucks hiện đang cung cấp cho khách hàng rất nhiều loại cà phê cao cấp do chính họ sản xuất. Sử dụng 100% hạt cà phê Arabica thượng hạng, được rang xay thủ công theo bí quyết độc đáo. Starbucks cam kết mạnh mẽ về việc tạo ra tác động xã hội toàn cầu.

Ngoài các loại cà phê cao cấp, Starbucks còn phục vụ khách hàng trong một không gian sang trọng, có nhân viên chào đón nồng nhiệt. Cửa hàng cafe Starbucks là nơi khách hàng và mọi người có cảm giác thoải mái, thư thái như ở nhà.

8.3. Một số nhầm lẫn về Value Proposition

Value Proposition chỉ dành cho sản phẩm

Nhiều người lầm tưởng rằng Value Proposition chỉ áp dụng cho sản phẩm. Tuy nhiên, Value Proposition có thể được sử dụng cho bất kỳ sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu nào. Mục đích chính của nó là truyền tải giá trị cốt lõi mà bạn mang đến cho khách hàng, bất kể họ mua gì.

Value Proposition là một câu slogan:

Value Proposition không chỉ là một câu slogan ngắn gọn. Mặc dù slogan có thể được sử dụng để truyền tải một phần giá trị cốt lõi, Value Proposition cần được phát triển chi tiết hơn để giải thích rõ ràng lợi ích mà khách hàng nhận được.

Value Proposition tập trung vào tính năng sản phẩm:

Value Proposition không nên tập trung vào việc liệt kê các tính năng của sản phẩm. Thay vào đó, nó cần tập trung vào lợi ích mà những tính năng đó mang lại cho khách hàng.

Value Proposition chỉ dành cho marketing:

Value Proposition đóng vai trò quan trọng trong nhiều khía cạnh của doanh nghiệp, không chỉ giới hạn ở marketing. Nó cần được thống nhất và thể hiện xuyên suốt trong các hoạt động như bán hàng, dịch vụ khách hàng, phát triển sản phẩm, v.v.

Value Proposition là một tuyên bố chung chung:

Value Proposition cần được cá nhân hóa để phù hợp với từng đối tượng khách hàng mục tiêu. Nó cần nhấn mạnh vào những lợi ích cụ thể mà khách hàng quan tâm nhất.

9. Kết luận

Như vậy thông qua bài viết trên đây, chúng tôi đã cùng bạn tìm hiểu Value Proposition là gì? Unica hy vọng những minh chứng cụ thể về những Value Proposition tuyệt vời sẽ giúp các doanh nghiệp xây dựng được những thông điệp tiếp thị thống nhất và mang tính tổng thể để thu hút khách hàng tiềm năng một cách dễ dàng.

Ngoài ra, chúng tôi còn có rất nhiều khóa học marketing như Facebook, Youtube, SEO... với sự hướng dẫn của những chuyên gia hàng đầu được nhiều người săn đón nhất trên Unica.

Cảm ơn và chúc các bạn thành công!

Trở thành hội viên
0/5 - (0 bình chọn)