Mua 3 tặng 1

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Top 8 phép lịch sự trong giao tiếp không phải ai cũng biết

Mua 3 tặng 1

Ngày nay, trong cuộc sống những nguyên tắc trong giao tiếp, thói quen hay cách ứng xử đúng mực... sẽ luôn gây ấn tương lịch sự trong mắt người khác. Mọi người đang dần cố gắng, hoàn thiện mình hơn với những phép lịch sự trong giao tiếp. Vậy bạn đã biết có những phép lịch sự trong giao tiếp nào chưa? Cùng Unica tìm hiểu dưới đây nhé!

Lịch sự trong giao tiếp là gì?

Lịch sự trong giao tiếp là khi bạn có thái độ nhã nhặn, lễ phép khi tiếp xúc hợp với quan niệm và phép tắc xã giao của xã hội. Hoặc có thể hiểu đơn giản chính là thái độ ứng xử phù hợp với văn hoá xã hội nhất định., những ngôn ngữ, cử chỉ, hành vi mà người tham gia giao tiếp sử dụng trong hoạt động giao tiếp một cách có ý thức nhằm thể hiện sự tôn trọng với đối tượng giao tiếp với mình. Khiến đối phương giao tiếp cảm thấy tốt hơn, dễ chịu hơn tạo ra sự hoà hợp giữa các đối tác và bạn trong giao tiếp.  Trong đó điều quan trọng nhất để biểu hiện của phép lịch sự trong giao tiếp là sự tôn trọng – nguyên tắc hàng đầu trong giao tiếp. 

phep-lich-su-trong-giao-tiep

Phép lịch sự trong giao tiếp

Ý nghĩa của phép lịch sự trong giao tiếp

- Danh tiếng của chính mình: Cách bạn cư xử trong giao tiếp với người khác sẽ để lại ấn tượng tốt hoặc xấu đối với họ. Khi bạn cư xử lịch sự, người khác sẽ đánh giá bạn là một người trưởng thành, tinh tế, có trách nhiệm đồng thời sẽ đối đãi với bạn lại như vậy. Còn nếu bạn cư xử thô lỗ, trong mắt họ, bạn cũng chẳng đáng được đối xử một cách tử tế. Qua đó bạn có thể đánh mất nhiều cơ hội hơn trong cuộc sống, công việc vì trong mắt người khác, bạn là người thiếu lịch sự.

- Bạn bè: Bạn bè là một yếu tố rất quan trọng đối với sự thành bại của một người trong cuộc sống. Người ta thường nói, gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Khi bản thân bạn là một người lịch sự thì các mối quan hệ của bạn, đặc biệt là bạn bè cũng sẽ đối xử với bạn như vậy và ngược lại. Có thể những người thô lỗ sẽ làm bạn được với những kẻ cục cằn nhưng sẽ chẳng có người lịch sự, nho nhã nào muốn làm bạn với một kẻ thô lỗ, khó ưa. 

- Cách người khác đối xử với bạn: Bạn không thể yêu cầu người khác đối đãi tử tế, lịch thiệp với mình trong khi mình lại chính một kẻ cục cằn, thô bỉ. Cách người khác đối xử với bạn còn phụ thuộc vào chính cách bạn cư xử với họ và những người xung quanh. 

Phép lịch sự trong cuộc sống

1. Phép lịch sự trong ăn uống

Trong sinh hoạt hàng ngày, việc ăn uống chiếm một vai trò quan trọng. Trong giao tiếp, ăn uống là cách để người ta làm quen, trò chuyện và thậm chí là để đánh giá lẫn nhau qua các cử chỉ ăn uống. Vì thế, trong việc ăn uống bạn cần biết giữ một số trong những phép lịch sự tối thiểu khi giao tiếp sau:

- Nên “Ăn trong nồi ngồi trong hướng”, khi ăn nên từ tốn, không vội vàng. 

- Trong bữa ăn, người kém tuổi không được ngồi vào bàn trước người lớn, khách mời không nên ngồi vào bàn trước chủ nhà. Điều này vừa thể hiện phép lịch sự cũng là để bày tỏ sự tôn trọng của khách đến gia chủ.

- Khi ăn, nên ăn tuần tự các món, không nên ăn nhiều món cùng một lúc.

- Tuyệt đối không dùng đũa để gắp các món canh, súp. Bởi khi bạn ăn, đầu đũa đã được đưa vào miệng, nếu bạn dùng đũa để gắp canh thì sẽ khiến người khác cảm thấy mất vệ sinh và rất mất lịch sự và đây được coi là phép lịch sự tối thiểu mà ai cũng cần biết và lưu ý để không phạm phải.

- Không nói chuyện quá nhiều trong bữa ăn, cũng không cắm cúi ăn từ đầu đến cuối bữa, tốt nhất là hãy nói một vài câu chuyện để tạo không khí vui tươi, cởi mở trong bữa ăn.

 

phep-lich-su-trong-an-uong

Phép lịch sự trong ăn uống

Ở cuộc sống hiện nay, khi nhu cầu thưởng thức cuộc sống ngày càng cao thì việc “học ăn học nói học gói học mở” là vô cùng cần thiết và quan trọng, bạn cần học cách ăn nói lịch sự. Đặc biệt là những người làm trong lĩnh vực kinh doanh hay công việc thường xuyên phải giao tiếp. Và văn hóa bàn tiệc là yếu tố cực kỳ quan trọng với chúng ta. 

2. Hãy giữ phép lịch sự khi ở nơi công cộng

- Ở những nơi công cộng, bạn không nên cười lớn hay nhìn chằm chằm vào người khác. Điều này dễ khiến người khác cảm thấy khó chịu.

- Không mở loa ngoài khi nghe điện thoại

- Khi xem phim, nghe nhạc, chơi game, bạn nên sử dụng tai nghe hoặc điều chỉnh âm thanh nhỏ lại tránh làm phiền người bên cạnh.

- Nếu bạn là người hút thuốc lá thì hãy tìm một nơi trống trải, thoáng khí để không làm ảnh hưởng đến phụ nữ, trẻ em và những người xung quanh.

3. Lịch sự trong giao tiếp và trong các mối quan hệ

- Dù bạn là ai, khi bước vào phòng, bạn nên là người đầu tiên chào hỏi mọi người.

- Trong khi đang trò chuyện với người khác, đừng nên đặt điện thoại lên bàn. Làm như vậy là bạn đang tỏ ra chán nản với những gì đang diễn ra và bạn sẵn sàng dừng cuộc trò chuyện vô ích này lại để kiểm tra điện thoại. 

- Nếu bạn nói chuyện với người lớn tuổi hơn mình thì luôn dùng những từ như dạ vâng, vâng ạ để trả lời. Xưng hô như cháu, con,... đây là cách nói chuyện lịch sự với người lớn tuổi mà bạn cần làm khi giao tiếp với người lớn tuổi.

- Nếu bạn đang đi cùng ai đó và người ấy chào một người mà bạn không quen biết thì bạn cũng nên lịch sự chào họ.

nhung-phep-lich-su-trong-giao-tiep

Cách giao tiếp lịch sự với mọi người

- Nếu bạn bị xúc phạm, thì biện pháp để giải quyết là nên mỉm cười, không nên đáp trả hoặc to tiếng với họ.

- Khi đi ăn bên ngoài, nếu bạn nói “tôi mời” thì có nghĩa là bạn sẽ là người thanh toán. Trường hợp bạn nói “đi ăn đi” có nghĩa là chúng ta ai sẽ tự trả phần của người đó, nếu đó là phụ nữ thì bạn có thể đề nghị thanh toán cả phần của cô ấy.

- Nên chú ý đến đôi giày của mình, giữ chúng trong tình trạng luôn sạch sẽ sáng bóng.

- Sử dụng nước hoa vừa phải, tránh để người đối diện bị “choáng” vì hương thơm quá nồng từ bạn.

4. Phép lịch khi sử dụng điện thoại 

Điện thoại hiện đang là một công cụ hỗ trợ giao tiếp quan trọng trong thời đại công nghệ số. Vì vậy, khi bạn sử dụng điện thoại có thể gây khó chịu cho người ở đầu dây bên kia nếu như chúng ta không lưu ý một số vấn đề sau: 

- Nếu bạn là người gọi, hãy chủ động xưng tên với đầu dây bên kia ngay sau khi họ nhấc máy. 

- Nếu thấy có số điện thoại lạ được gọi đến lần đầu thì trước tiên bạn nên xác định xem người đó có gọi đúng mình hay không và ngược lại.

- Nếu ai đó gọi cho bạn một cách thô lỗ, bạn không nên trả lời. Hãy là tấm gương về việc hành xử lịch sự.

phep-lich-su-trong-giao-tiep-1.jpg

Không nói chuyện điện thoại to nơi công cộng

- Nếu có một cuộc gọi nhỡ, hãy lịch sự nhắn tin lại khi bạn chưa có thể gọi lại đây chính là phép lịch sự khi giao tiếp qua tin nhắn.

5. Lựa chọn trang phục phù hợp

- Lựa chọn trang phục trong giao tiếp cũng là tôn trọng người khác và cũng là tôn trọng chính bản thân mình. 

- Cách ăn mặc lịch sự cũng góp phần không nhỏ vào thành công của việc giao tiếp. Hãy đảm bảo bạn luôn gọn hàng, lịch sự.

Có thể bạn chưa biết lựa chọn trang phục trong thuyết trình cũng là cách thể hiện bạn đang tôn trọng buổi thuyết trình này cũng như những người tham dự. Để có được bài thuyết trình ấn tượng và thành công nhất mời bạn tham khảo khoá học kỹ năng thuyết trình online các chuyên gia sẽ giúp cho bạn trở lên tự tin và thuyết trình một cách trôi chảy nhất.

6. Biết lắng nghe, trò chuyện rõ ràng, đủ ý

-  Để thực hiện được điều này, bắt buộc người giao tiếp phải có tài quan sát đối phương mà mình đang giao tiếp. Vừa giao tiếp vừa quan sát thái độ của người nghe nếu người nghe không chú ý, ngáp dài... thì bạn hãy nhanh chóng dừng hoặc chuyển sang câu chuyện khác.

- Để cho cuộc giao tiếp hứng thú với đối phương bạn nên đặt câu hỏi để cuộc nói chuyện không nhàm chán, có sự lắng nghe, tương tác đôi bên.

7. Khoảng cách khi giao tiếp

- Giữ một khoảng cách vừa phải khi giao tiếp, tránh ngó nghiêng xung quang, tập trung vào người đang giao tiếp với bạn 

khoang-cach-khi-giao-tiep.jpg

Giữ khoảng cách đúng mực khi giao tiếp

- Trong trường hợp nói chuyện đông người bạn không nên thì thầm to nhỏ vào tai người bên canh hay viết giấy nhớ gửi cho họ, đó thể hiện phép thiếu lịch sự trong giao tiếp. Bên cạnh đó thì cách bắt tay trong giao tiếp cũng là điều bạn cần quan tâm đứng bắt tay với khoảng cách vừa phải.

8. Phép lịch sự tôn trọng quyền riêng tư

- Phép lịch sự nơi công cộng đó là khi bạn sử dụng điện thoại, laptop cá nhân của người khác đừng nên xem những thông tin hay thư mục cá nhân của họ khi chưa được sự cho phép

- Hãy tôn trọng quyền riêng tư cá nhân của mỗi người, đây là cách thiếu khiếm nhã trong giao tiếp chúng ta cần tránh.

Những phép lịch sự tối thiểu khi giao tiếp

Trong giao tiếp hằng ngày bạn cần phải nắm được những quy tắc cũng như phép lịch sự của người việt nam tối thiểu để trở thành một biết cách ứng xử với mọi người xung quanh.

- Sử dụng các từ ngữ lịch sự và tôn trọng đối phương.

- Đặt tay và chào hỏi khi gặp mọi người.

- Biết lắng nghe và trả lời một cách lịch sự.

- Tôn trọng thời gian của người khác và không làm gián đoạn hoặc làm phiền khi họ đang bận rộn.

- Không sử dụng từ ngữ thô tục, xúc phạm hoặc phê bình người khác.

- Biết gửi lời cảm ơn và chào tạm biệt khi kết thúc cuộc trò chuyện.

- Đối xử tình cảm và lịch sự với người khác bao gồm đồng nghiệp, đối tác, khách hàng, gia đình và bạn bè.

- Biết giữ bí mật và không tiết lộ thông tin riêng tư của đối phương.

- Biết tránh sử dụng các chủ đề nhạy cảm hoặc không phù hợp trong cuộc trò chuyện.

cach-giao-tiep-lich-su-voi-nguoi-lon

Các phép lịch sự trong giao tiếp

Cách nói chuyện lịch sự với người lớn

Trong quá trình nói chuyện với người lớn thì bạn cần chú ý câu nói để tránh thiếu lịch sự và tôn trọng họ. Cụ thể gợi ý một vài cách nói chuyện lịch sự như sau:

Bắt chuyện khéo léo

Vì sự chênh lệch về tuổi tác cho nên giữa 2 đối tượng sẽ ít nói chuyện cùng nhau. Đặc biệt các bạn trẻ cũng sẽ ngại khi phải tiếp xúc trò chuyện cùng người lớn. Cho nên nắm được cách nói chuyện khéo léo, lịch sự sẽ ghi được điểm trong mắt những người lớn tuổi khiến họ thoải mái và đánh giá cao khả năng giao tiếp của bạn hơn.

Đầu tiên về thái độ phải tôn trọng và lắng nghe lời người lớn nói. Chú ý câu nói lịch sự đầy đủ với một phong cách từ tốn nhẹ nhàng. Quan trọng là sự chân thành sẽ chính là điểm cộng trong mắt người lớn tuổi đấy.

Nói chuyện gì với người lớn tuổi?

Vấn đề nhiều người gặp phải là không biết nói về câu chuyện, chủ đề nào phù hợp mà khiến cả hai có thể nói chuyện một cách thoải mái mà không bị coi là thiếu lịch sự. Bạn cần tìm hiểu xem đối phương yêu thích hay có hứng thú với những chủ đề như nào để dần khai thác và cùng nhau bàn luận về vấn đề đó. Thông thường người lớn sẽ thích nói đến những chuyện trong quá khứ, thời họ còn trẻ cho nên bạn cũng có thể khơi gợi câu chuyện như vậy.

nhung-cach-giao-tiep-lich-su-voi-nguoi-lon

Những cách nói chuyện với người lớn

Sử dụng ngôn ngữ hình thể

Ngoài việc dùng lời nói nhã nhặn, lịch sự thì ngôn ngữ cơ thể cũng đóng vai trò quan trọng giúp nâng cao hiệu quả của cuộc trò chuyện. Đặc biệt nó sẽ giúp bạn thể hiện những điều mà mình nói tốt hơn trong trường hợp bạn bị bí từ hoặc khó có thể diễn đạt bằng lời nói.

Thông qua ánh mắt, cử chỉ tay chân, thế đứng cũng góp phần làm cho câu chuyện trở nên sinh động thu hút đối phương hơn. Chú ý hãy hướng về phía người nói và hành động cửa chỉ khiêm tốn, lịch sự nhẹ nhàng bạn nhé.

Tổng kết

Trên đây Unica đã tổng hợp những câu nói lịch sự trong giao tiếp mà bạn cần biết. Tất cả những kiến thức đều có trong khóa học kỹ năng giao tiếp ứng xử bởi kỹ năng giao tiếp đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong công việc cũng như cuộc sống mà bất kỳ ai cũng cần phải học.

Chúc các bạn thành công!

[Tổng số: 331 Trung bình: 2]
Trở thành hội viên