Trong quá trình mang thai, thai máy được xem là dấu hiệu giúp mẹ bầu có thể cảm nhận được rõ ràng về sự phát triển của thai nhi. Vậy, thai máy là gì? Thai máy và sôi bụng khác nhau ở những điểm nào? Thai máy bao nhiêu là tốt? Hãy cùng tìm hiểu những vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Khái niệm thai máy
Nhiều mẹ bầu khi mang thai thường thắc mắc không biết thai máy là gì. Thực tế, thai máy là một cách gọi khác của các cử động thai và điều này thường xảy ra khi thai nhi đã được khoảng 8 tuần tuổi. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp do thai nhi quá nhỏ nên các cử động thai rất nhẹ, khiến cho người mẹ khó có thể cảm nhận được thai máy.
Thai máy chính là các cử động của thai nhi
Bên cạnh đó, đối với những mẹ mang thai lần đầu tiên cũng dễ dàng bỏ qua những chuyển động của thai nhi. Thực tế, việc theo dõi quá trình thai máy rất quan trọng, nó giúp cho mẹ có thể cảm nhận được quá trình phát triển của trẻ vì vậy các mẹ không nên bỏ qua.
Cách nhận biết tình trạng của thai máy
Khi mang thai, nhiều mẹ bầu thường thắc mắc không biết bao nhiêu tuần thì thai máy. Thông thường, bạn có thể cảm nhận được thai máy vào tháng thứ 4 trở đi, đặc biệt từ tuần 30 – 38 thì hiện thai máy càng mạnh mẽ hơn. Trong nhiều trường hợp, thai máy có thể diễn ra 130 lần/ ngày, nhiều nhất là vào buổi tối và ít hơn vào buổi sáng.
Nhiều mẹ khi mới mang thai lần đầu thường sẽ không biết cảm giác thai máy như thế nào. Thực tế, thai máy có 4 trạng thái khác nhau như sau:
- Không cử động, tĩnh lặng, tim thai ít dao động.
- Cử động mạnh và thường xuyên hơn, tim thai dao động nhiều, trạng thái này chứng tỏ bé yêu của bạn đang ngủ rất tích cực.
- Mắt cử động liên tục, không gia tăng tim thai cũng không cử động thai.
- Cử động mắt và cử động thai liên tục và gia tăng tim thai.
Nếu chỉ dựa vào 4 trạng thái của thai máy nêu trên thì mẹ bầu vẫn chưa thể biết được em bé của mình có khỏe mạnh hay không, mà phải dựa vào các cách nhận biết dưới đây:
- Người mẹ nên đếm thai máy vào 3 thời điểm là sáng, trưa và tối sau đó cộng số lần thai máy trong 12 tiếng đồng hồ. Nếu thai máy của trẻ đạt 4 lần/ giờ thì chứng tỏ em bé hoàn toàn khỏe mạnh.
- Nếu cộng 12 giờ mà thai máy chỉ khoảng 10 lần thì chứng tỏ là trẻ đang khá yếu, mẹ nên đến bác sĩ để thăm khám.
- Nếu thai máy nhiều hơn (khoảng 20 lần/giờ) thì mẹ nên chú ý bởi đây có thể là biểu hiện mẹ hoặc thai nhi đang bị căng thẳng quá mức.
- Trong trường hợp thai cử động 3 lần/ giờ thì có thể là trẻ đang ngủ.
Mẹ nên đếm số lần thai máy để biết được trẻ có khỏe mạnh hay không
Phân biệt thai máy và sôi bụng
Một số mẹ bầu thường nhầm giữa sôi bụng với thai máy vì không biết thai máy ở vị trí nào. Thực tế, cách phân biệt hai trường hợp này rất đơn giản, cụ thể như sau:
- Sôi bụng: Đây là quá trình tạo ra âm thanh do sự nhu động của thức ăn và ruột trong ống tiêu hóa. Khi đó, mẹ sẽ cảm thấy như bụng đang sôi lên. Tình trạng này chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn.
- Thai máy: Đối với thai máy thì cũng tạo ra như cảm giác sủi nước trong bụng, nhưng lại xuất hiện rải rác và không có cảm giác khó chịu hay là những âm thanh như khi sôi bụng.
Thai máy và sôi bụng là hai trạng thái hoàn toàn khác nhau
Thai máy như thế nào là bất thường
Thai không máy
Trong những tháng đầu của quá trình thai kỳ, tùy theo mức độ mà thai nhi sẽ có những cử động khác nhau, có thai nhi cử động rất nhiều hoặc thậm chí ngược lại, vì thế mẹ rất khó có thể cảm nhận được. Thế nhưng, nếu bạn đã từng cảm nhận được thai máy nhiều lần những bỗng nhiên vào một khoảng thời gian nào đó, bé máy rất ít so với những ngày bình thường thì mẹ nên thăm khám ở các cơ sở ý tế để phát hiện xem thai nhi có gì bất thường không nhé.
Trong suốt quá trình mang thai, chắc hẳn các mẹ sẽ muốn thực hiện thai giáo từ sớm để bé khỏe và phát triển nhận thức từ sớm. Để giúp các mẹ hiểu hơn về thai giáo, Unica đã ra mắt các khóa học Thai giáo online. Mỗi bài giảng đều được thiết kế một cách trực quan và dễ hiểu, thời lượng mỗi bài không quá 30 phút nên mẹ bầu an tâm sẽ không bị mệt mỏi hoặc buồn ngủ. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn:
Xuất hiện triệu chứng bất thường
Trong giai đoạn thai máy, nếu mẹ bầu thường xuyên mệt mỏi, chóng mắt, nôn mửa hoặc xuất huyết âm đạo khiến cho thai không máy trong một vài ngày thì mẹ cần khám ngay vì rất có thể thai nhi đang gặp phải một trong những tình trạng như: thiếu Oxy, cạn nước ổi hoặc những vấn đề khác đe dọa đến sức khỏe.
Thai máy quá nhiều
Hãy thử đặt giả thiết như sau, nếu bình thường thai máy của bé chỉ ở mức độ bình thường, đến một ngày thai máy có thể nhiều hơn bình thường thì chắc hẳn không phải là một dấu hiệu tốt. Vì rất có thể mẹ bầu đang bị mệt mỏi, căng thẳng hoặc Stress dẫn đến thi nhi bị ảnh hưởng. Điều cần làm lúc này là bạn nên bình tĩnh trở lại để cơ thể được thư giãn, nghỉ ngơi và không ảnh hưởng quá nhiều đến em bé.
Qua bài viết trên đây, chắc chắn các mẹ bầu đã nắm được những thông tin quan trọng về thai máy. Mời bạn đọc tham khảo thêm khoá học thai giáo cho bé trên Unica để biết thêm nhiều cách, kỹ năng chăm sóc thai nhi và mẹ bầu khoẻ mạnh.
>> Đau bụng dưới khi mang thai: Những thông tin quan trọng mẹ cần nắm