Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Lần đầu làm mẹ: Cẩm nang kỹ năng vô cùng bổ ích

Nội dung được viết bởi Phạm Thị Nam Thanh

Với những chị em lần đầu làm mẹ sẽ có rất nhiều điều bỡ ngỡ khiến việc chăm sóc bản thân và con yêu gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ chia sẻ những kỹ năng quan trọng khi làm mẹ mà các chị em nhất định không thể bỏ lỡ. 

Lần đầu làm mẹ - Những điều mẹ nên biết 

1. Khi làm mẹ, trong giai đoạn đầu, bạn sẽ không có được những giấc ngủ ngon trọn vẹn bởi bạn phải quay cuồng với việc vắt sữa, cho bé ăn cữ đêm, thay bỉm và dỗ dành mỗi khi bé gào khóc.

2. Sau khi sinh em bé, "đèn đỏ" sẽ trở lại vào vào một thời điểm bạn không thể xác định được, chính vì thế hãy chuẩn bị những phương an tránh thai an toàn và hiệu quả nhất.

3. Sữa là nguồn dưỡng chất vô cùng cần thiết cho bé trong giai đoạn đầu đời. Vì thế việc ăn uống đủ chất là điều quan trọng đối với các mẹ bỉm sữa. Và chính nó là nguyên nhân khiến bạn tăng cân nhanh chóng chỉ trong một thời gian ngắn. 

4. Nếu bạn cảm thấy việc chăm sóc con quá mệt mỏi, áp lực và không có ai để quan tâm, chia sẻ, dẫn đến bế tắc thì rất có thể bạn đang gặp phải vấn đề trầm cảm sau sinh. 

5. Nếu bạn muốn bé tăng cường sức đề kháng còn bản thân giảm cân một cách an toàn, nhanh chóng thì hãy tích cực cho con bú trong giai đoạn đầu đời. 

>>> Xem thêm: Danh sách đồ bầu mùa đông giúp mẹ ấm áp và thoải mái

lan-dau-lam-me-1.jpg

Lần đầu làm mẹ - những điều mẹ chưa biết

Cách chăm sóc bản thân sau khi sinh

1. Chăm sóc thể chất

Sau khi sinh, các chị em cần tranh thủ ngủ nhiều hơn và bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là các thực phẩm giàu chất đạm để tạo sữa cho con yêu. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên bổ sung rau xanh để tránh táo bón sau sinh. 

Để lợi sữa, mẹ hãy bổ sung vào thực đơn hằng ngày một số thực phẩm như: rau ngót, khoai lang, chuối, móng giò, quả sung, thịt nạc, các loại đậu… Ngoài ra, mẹ cũng nên dành thời gian từ 10 đến 15 phút vận động nhẹ nhàng để máu lưu thông tốt hơn.

2. Chăm sóc bầu ngực

Việc chăm sóc bầu ngực rất quan trọng đối với các chị em lần đầu làm mẹ, đặc biệt là phần núm vú. Thông thường, muộn nhất là 3 ngày sau khi sinh cơ thể mẹ sẽ tiết ra sữa.  Do đó, để tránh tình trạng tắc tia sữa, mẹ cần phải massage bầu ngực, tắm vòi sen hoặc đắp lá bắp cải.

lan-dau-lam-me.jpg

Chăm sóc ngực rất quan trọng với những phụ nữ lần đầu làm mẹ

3. Vệ sinh vùng kín

Ngoài bầu ngực, vùng kín cũng là bộ phận mà mẹ cần quan tâm. Nếu biết cách vệ sinh thì sau từ 20 ngày đến 1 tháng dạ con sẽ co lại như ban đầu. Mẹ hãy vệ sinh vùng kín thường xuyên. Đồng thời, tăng cường tập thể dục nhẹ bằng cách đi lại, vận động thường xuyên.

Không giống với quan niệm xưa, mẹ bầu có thể tắm sau khi sinh 1 ngày, nhưng phải tắm trong nơi kín gió, tắm bằng nước ấm với thời gian ngắn. Tuyệt đối không được ngâm mình trong bồn nước, sử dụng các loại dung dịch, thụt rửa âm đạo.

4. Chăm sóc da và vóc dáng

Để chăm sóc da sau sinh, mẹ có thể sử dụng nghệ tươi trong vòng 1 tháng. Hoặc thoa cao bí đao, mặt nạ hoa hồng với nghệ, dầu oliu, dầu dừa… Còn đối với vùng bụng để “đánh bay” mỡ bụng, vùng da nhăn nheo, mẹ có thể chườm muối gừng và ngải cứu. Nhằm cải thiện dịch sản bên trong, mẹ hãy uống thêm tinh nghệ và mật ong.

Trong suốt quá trình mang thai, chắc hẳn các mẹ sẽ muốn thực hiện thai giáo từ sớm để bé khỏe và phát triển nhận thức từ sớm. Để giúp các mẹ hiểu hơn về thai giáo, Unica đã ra mắt các khóa học Thai giáo online. Mỗi bài giảng đều được thiết kế một cách trực quan và dễ hiểu, thời lượng mỗi bài không quá 30 phút nên mẹ bầu an tâm sẽ không bị mệt mỏi hoặc buồn ngủ. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn:

Thai giáo - Phát triển trí tuệ & cảm xúc cho con trong bụng mẹ
Phạm Thị Thúy
299.000đ
700.000đ

Mẹ học thông thái - Thai giáo toàn diện 360 ngày
Trần Hoa
199.000đ
1.200.000đ

Khóa thai giáo đỉnh cao dành cho bà bầu
Lại Thị Hải Lý
699.000đ
900.000đ

5. Điều chỉnh tâm trạng

Sau khi sinh, nhiều bà mẹ thường cảm thấy tâm trạng tồi tệ, nhiều trường hợp dẫn đến trầm cảm, đặc biệt là những chị em lần đầu làm mẹ. Vì vậy, mẹ hãy cởi mở, nói chuyện với người thân nhiều hơn. Nếu thấy tâm lý bất ổn mẹ hãy gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị.

lan-dau-lam-me.1.jpg

Với những chị em lần đầu làm mẹ cần phải điều chỉnh tâm trạng để tránh trầm cảm

6. Khi nào mẹ phải đi gặp bác sĩ

- Ngất hoặc bất tỉnh, liên tục sốt cao.
- Ra máu nhiều.
- Màu sản dịch chuyển sang màu đỏ tươi hoặc có những cục máu đông.
- Đau dữ dội vùng bụng.
- Nôn và tiêu chảy.
- Đi tiểu buốt, có nước tiểu hoặc phân chảy ra từ âm đạo.
- Mệt mỏi, móng tay trắng nhợt, mạch đập nhanh, thở hổn hển, hoa mắt chóng mặt.

Kỹ năng chăm sóc trẻ sơ sinh khi lần đầu làm mẹ

1. Cách bế trẻ sơ sinh

Với những chị em lần đầu được làm mẹ, phần lớn sẽ không biết bế con như thế nào cho đúng cách. Cổ của trẻ sơ sinh còn yếu nên mẹ phải thật cẩn thận, hãy giữ tay mình dưới cổ bé. Tư thế bế con đúng là một tay đỡ phần đầu, một tay đỡ dưới hông và ôm bé nhẹ nhàng. 
Bên cạnh đó, mẹ cần đặc biệt chú ý đến điểm mềm trên phần đầu của trẻ sơ sinh. Tuyệt đối không được chạm tay vào những điểm này, hãy bế bé sát vào ngực để bé được an toàn. Mẹ có thể tìm hiểu rõ hơn về cách bế, tắm cho trẻ và chăm sóc cho trẻ đặc biệt trong giai đoạn đầu đời để trẻ có thể lớn khỏe và phát triển toàn diện với khóa học Nuôi dưỡng và chăm sóc bé yêu trong những tháng đầu tiên.

lan-dau-lam-me.2.jpg

Mẹ cần phải bế trẻ sơ sinh thật cẩn thận 

2. Cách quấn khăn/ tã cho trẻ sơ sinh

Quấn tã đúng cách sẽ giúp trẻ giữ được sự bình tĩnh và thoải mái. Đầu tiên, mẹ hãy đặt khăn the hình thoi, sau đó gấp góc trên của khăn và đặt trẻ nằm lên trên. Tiếp theo, hãy kéo một góc của tấm khăn qua ngực trẻ, phủ qua cả tay, rồi kéo cạnh dưới cảy khăn lên để bao bọc chân và cài khăn trước ngực cho trẻ. Với cạnh khăn còn lại mẹ hãy làm tương tự như bước 2, quấn vòng qua người trẻ và cài lại.

3. Cách tắm cho trẻ

Với các chị em lần đầu làm đẹp, trong những ngày đầu tiên khi tắm mẹ cần chú ý phần dây rốn của trẻ. Khi rốn chưa rụng mẹ hãy dùng khăn sạch lau rửa cho con mà không cần tắm. Để đảm bảo an toàn mẹ có thể nhờ đến sự giúp đỡ của các bác sĩ, y tá chuyên khoa sản. Bên cạnh đó, mẹ cần phải tắm cho trẻ hằng ngày. Trước khi cho trẻ tắm mẹ cần kiểm tra nhiệt độ nước.

mang-thai

3. Cách cho trẻ bú đúng tư thế

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Do đó, việc cho trẻ bú đúng tư thế rất quan trọng. Có rất nhiều cách cho bé bú mà mẹ có thể áp dụng, nhưng hãy chọn cách mang lại sự thoải mái nhất cho cả mẹ và bé. Nếu bé buồn bủ, mẹ có thể gãi nhẹ vào lòng bàn chân để bé tỉnh và tập trung bú hơn.

4. Cách cấp cứu khi bé ngưng tuần hoàn hô hấp

Trong những tình huống khẩn cấp như trẻ bị hóc dị vật, mẹ cần phải áp dụng kỹ thuật CPR. Hãy đặt trẻ nằm ngửa trên hai chân của mình, sau đó dùng 2 ngón tay ấn lên ngực của trẻ khoảng 5 lần, cho đến khi trẻ ho và trở lại bình thường. 

Như vậy, UNICA đã chia sẻ cho các chị em những kỹ năng cần thiết khi lần đầu làm mẹ. Chắc chắn, qua bài viết này, các mẹ đã bỏ túi những cách chăm sóc bản thân và con yêu dễ dàng hơn. Bạn đọc muốn biết thêm nhiều kiến thức và kỹ năng chăm sóc bé yêu cùng tham khảo khóa học thai giáo online trên Unica, các bài giảng được thiết kế bài bản, các bước chăm sóc thai nhi, bé yêu. 

Cảm ơn bạn đọc quan tâm.

Chúc bé yêu nhà bạn luôn khỏe mạnh!


Tags: Mang Thai
Trở thành hội viên

Bạn có bao giờ cảm thấy bối rối khi đối diện với những vấn đề trong việc nuôi dạy con? Tham gia khóa học nuôi dạy con để học cách giải quyết mọi thách thức và giúp con phát triển khỏe mạnh, hạnh phúc.

Đăng ký học thử để trải nghiệm ngay hôm nay!
course_relate
Giáo dục sớm 0-3 tuổi: Để con phát triển ngôn ngữ vượt trội
599.000đ 900.000đ
0/5 - (0 bình chọn)