Cuộc sống hiện đại, khiến cho con người ta cảm thấy mệt mỏi, tâm không thanh thản, luôn phiền não bất ổn. Do đó, nhiều người tìm đến tọa thiền để tìm lại sự an yên, an lạc cho bản thân. Trong bài viết này, UNICA sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin xoay xung quanh phương pháp tọa thiền sao cho đạt được hiệu quả cao.
Tọa thiền là gì? Dụng cụ để tọa thiền
Tọa thiền được hiểu đơn giản là ngồi thiền, là phương pháp tự đưa con người ta đến giác ngộ. Hiểu đơn giản, “thiền” có nghĩa là “trầm lắng”, “tọa” có nghĩa là ngồi, tọa thiền được hiểu là ngồi trong sự trầm lắng. Mới đầu tọa thiền, nó đòi hỏi con người ta phải tập trung tâm trí lên đối tượng hoặc quan sát một khái niệm trừu tượng nào đó. Sau đó, thiền giả phải giải thoát ra được sự vướng mắc tư tưởng, hình ảnh, khái niệm. Bởi vì, mục đích của tọa thiền là tiến đến một trình trạng vô niệm, tỉnh giác.
>>> Xem ngay: 5 tác dụng “tuyệt đỉnh” của thiền bạn không nên bỏ lỡ?
Tọa thiền theo phương pháp Phật giáo. Ảnh minh họa
Nếu bạn muốn tọa thiền đạt hiệu quả bạn nên chuẩn bị dụng cụ kỹ lưỡng bao gồm:
- Bạn cần chuẩn bị một bồ đoàn hình tròn, có đường kính khoảng 20cm, bề cao khoảng 20cm, dồn gòn, khi ngồi xuống chỉ còn một tấc 10 cm.
- Một tọa cụ vuông 8 tấc để trải dưới, bồ đoàn để lên trên.
- Một chiếc khăn hoặc gối nhỏ dùng để chêm bên lòng bàn chân cho trũng.
Sau khi đã chuẩn bị dụng cụ đầy đủ, mọi người tiến hành lựa chọn tọa thiền.
Lợi ích của Thiền có thể kể đến là cải thiện sức khỏe, trẻ hóa làn da, tăng tuổi thọ, giảm căng thẳng và mệt mỏi. Thông qua khóa học Thiền online này, bạn sẽ biết cách thiền ăn, thiền ngủ, thiền hành,... Chuyên gia của chúng tôi sẽ chia sẻ những bí kíp hữu ích nhất để giúp bạn có thể thực hành Thiền một cách miên mật và hiệu quả. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn:
Phương pháp tọa thiền
Có 3 giai đoạn để tọa thiền đạt hiệu quả cao đó là nhập, trụ và xuất.
Giai đoạn nhập thiền
Bạn cần lưu ý trước khi nhập thiền phải chọn cho mình một không gian thật yên tĩnh, quần áo cần ăn mặc thật thoải mái và nên bắt đầu thiền vào buổi sáng. Sau khi chuẩn bị kỹ lưỡng dụng cụ, bạn cần trải tọa ra, đặt các bồ đoàn lên trên tọa cụ. Bạn từ từ ngồi lên bồ đoàn, xương cùng đứng giữa bồ đoàn và nghiêng qua nghiêng lại cho an ổn mới kéo chân ngồi xuống.
Lựa chọn một không gian yên tĩnh trước khi tọa thiền
Trong giai đoạn tọa thiền này, có 2 tư thế bạn lựa chọn là kiết già và bán già.
- Nếu bạn lựa chọn ngồi bán già: Tư thế ngồi thẳng lưng, kéo chân trái gác lên đùi phải và ngược lại.
- Tư thế ngồi kiết già: Hai chân khóa vào nhau, chân phải của bạn cần đặt lên đùi trái rồi đêm bàn chân trái đặt lên đùi phải. Kéo sát chân vào trong lòng để ngồi được lâu hơn. Tay trái để lên lòng bàn tay phải hoặc tay phải đặt lên lòng bàn tay trái. Hai bàn tay của bạn đặt lên hai lòng bàn chân và những ngón tay chồng lên nhau.
Tuy nhiên, trong 2 tư thế trên, các thiền giả khuyên bạn nên lựa chọn tư thế kiết già để tọa thiền là tốt nhất. Dù bạn có lựa chọn tư thế nào đi nữa thì chỉ cần nhớ quan trọng nhất của tọa thiền là tâm tọa.
Khi nhập thiền, lưng bạn phải thẳng, đừng quá ưỡn lưng quá cong hay vẹo, đầu hơi cúi theo chiều chóp mũi, gương mặt thả lỏng, nhẹ nhàng hít thở thật sâu để hơi thở được lưu thông. Sau đó, bạn há miệng thở không khí ra, lặp lại cách thở đó 3 lần, rồi bạn mím môi lại, môi và răng vừa khít, lưỡi để lên trên và chỉ được thở bằng mũi.
Giai đoạn trụ
Trong giai đoạn này, 3 phương pháp bạn lựa chọn là sổ tức quán, tùy tức và tri vọng.
- Phương pháp sổ tức quán: Phương pháp này có nghĩ là quan sát hơi thở ra vào từ một đến mười. Có 2 cách để quán sổ tức là nhặt và khoan.
+ Nhặt: Bạn đếm một khi hút hơi vào cơ thể, đếm hai khi thở hơi ra ngoài. Bạn lần lượt nhặt hơi cho đến khi đếm đến mười rồi quay trở lại từ một.
+ Khoan: Bạn sẽ hít vào thở ra là một nhịp số 1, lần lượt cứ hít vào thở ra cho đến khi đếm đến số mười. Cứ lặp lại cho đến khi hết thời gian tọa thiền.
- Phương pháp tùy tức: Đây là cách theo dõi hơi thở. Bạn hít hơi thở đến đâu là thở ra đến đó nhưng bạn phải nắm được rõ việc mình thở.
- Phương pháp tri vọng: Bạn sẽ theo dõi hơi thở ra, buông hơi thở để tâm an tịnh. Nếu trong lúc thực hiện bạn có mơ màng ngủ quên thì hãy mở mắt ra chấn chỉnh lại tư thế.
Giai đoạn xả thiền
Khi xả thiền là kết thúc giai đoạn phải tọa thiền, bạn cần đọc thuộc bài nguyện hồi hướng:
"Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Ðệ tử và chúng sanh
Ðều trọn thành Phật đạo".
Sau khi kết thúc bài đọc tọa thiền, bạn chỉ cần dùng mũi hít một hơi thật sâu rồi dùng miệng thở ra ba hơi liên tục từ nhẹ đến mạnh để cho máu huyết lưu thông toàn cơ thể, mọi phiền não, bệnh hoạn, lo lắng, mệt mỏi được tan biến.
>>> Xem ngay: 10 Lưu ý khi ngồi thiền về tâm lý bạn cần “khắc cốt ghi tâm”
Bạn cần hít thở thật sâu trước khi kết thúc quá trình tọa thiền. Ảnh minh họa
Tiếp đến, bạn cần làm bả vai mỗi bên lên xuống 5 lần, đầu cúi xuống ngước lên 5 cái. Hai bàn tay co duỗi 5 lần, cả cơ thể 7 lần cử động. Tiếp tục, bạn sẽ xoa mặt, lỗ tai, đầu, cổ từ 20 đến 30 lần. Lòng bàn tay phải đặt lên ngực, lưng bàn tay xoa lên lưng, xoa 3 điểm thượng tiêu, trung, hạ 5 lần rồi dùng bàn tay xoa mạnh lên xuống đùi, bàn chân, lòng bàn chân, thân rướn về đằng trước rồi mới được dời khỏi người khỏi bồ đoàn.
Lưu ý trước khi tọa thiền
Khi tọa thiền, điều quan trọng là làm thể nào để tâm không còn đi lang thang nữa, tức là tâm tọa. Để làm được điều này, người thiền cần chú ý một số điểm như sau:
- Cần lựa chọn không gian tọa thiền ở nơi yên tĩnh, thoáng mát, tránh tiếng ồn để tăng sự tập trung trong khi thiền.
- Trong khi tạo thiền, cần giữ tâm trung lập, không phân biệt chấp chước và giảm từ từ các ý nghĩ trong đầu.
- Tọa thiền nên bắt đầu vào buổi sáng khi thức dậy là tốt nhất bởi lúc này cơ thể thực sự thư giãn, chưa bị vướng bận và áp lực bởi quá nhiều yếu tố xung quanh công việc và cuộc sống.
- Chọn tư thế tọa thiện phù hợp để thời gian ngồi thời được lâu nhất. Bạn có thể tham khảo các tư thế như: ngồi thiền Miến Điện, ngồi thiền bán kết già, ngồi thiền toàn kiết già, tư thế ngồi Seiza.
- Lựa chọn trang phục thiền mềm mại, rộng rãi và không bó sát để cơ thể được thoải mái nhất khi ngồi thiền.
- Trước khi tọa thiền cần ăn uống có chừng mực để cơ thể cảm thấy nhẹ nhàng, không bị khó chịu vì quá no trong khi tập thiền.
- Tập trung vào luồng suy nghĩ, hạn chế giao tiếp với thế sự trong khi ngồi thiền.
Tọa thiền là phương pháp tu được áp dụng cho tất cả mọi người vì đức Phật không phân biệt người học thiền, nó mang lại cho thiền giả một tâm hồn thanh tịnh, biết cách đối nhân xử thế, phòng chống được bệnh tật...