Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Support

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Nhịp tim thai tuần thứ 7 như thế nào là bình thường?

Nội dung được viết bởi Phạm Thị Thúy

Nhịp tim thai tuần thứ 7 như thế nào là bình thường? Đây có lẽ là câu hỏi được các bà mẹ mong đợi nhất khi mang thai. Hãy cùng Unica.vn tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

1. Khám phá sự phát triển và hình thành tim thai tuần thứ 7

Bắt đầu từ ngày thứ 16, thai nhi đã bắt đầu xuất hiện các mạch máu để hình thành ống dẫn tim thai nhưng cơ bản là hình dáng tim thai lúc này vẫn chưa hình thành rõ ràng. Thế nhưng, tim thai vẫn có những hoạt động co bóp bước đầu để thực hiện chức năng như một tim thai trưởng thành thực sự.
- Thai nhi đạt độ dài khoảng hơn 1cm vào cuối tháng đầu tiên và tim thai lúc này đã hoàn thiện hơn trước. 

- Đến tuần thứ 5, phôi thai hình thành rất nhiều tế bào và có sự phát triển về hình dáng ban đầu. 

- Tim thai tuần thứ 7 bắt đầu tăng dần về kích thước bên trong cơ thể bé và có sự phân chia thành 2 ngăn, ngăn bên trái và ngăn bên phải. Khi bước sang tuần thứ 11, tim thai bắt đầu đập nhẹ và hoàn thiện dần hơn.

- Tuần thứ 12, tim thai nhi gần như là hoàn chỉnh và tuần thứ 14, nhịp đập của tim thai trở nên rõ ràng hơn rất nhiều.

- Tuần thứ 16, tim thai có thể hoạt động bơm máu. Thời điểm này, tim thai cơ bản đã hoàn thiện về mặt cấu trúc để thực hiện tốt chức năng của mình.

- Khi cấu trúc tim thai đã hoàn chỉnh, ở những tuần tiếp theo, kích thước và khối lượng tim thai sẽ lớn hơn. 120-160 lần/phút chính là nhịp đập của tim thai và nhịp đập này có thể tăng lên tới 180 lần khi bé chính thức hoạt động.

Theo một vài nghiên cứu cho thấy, thông thường tim thai mang giới tính là nữ sẽ đập nhanh hơn so với tim thai mang giới tính là nam.

Nhịp tim thai như thế nào là bình thường

Siêu âm tim thai ở tuần thứ 7 là rất quan trọng

2. Nhịp tim thai 7 tuần tuổi như thế nào là bình thường

Mẹ có biết, sự phát triển của thai nhi 7 tuần tuổi như thế nào không? Đó là các hoạt động của tim thai diễn ra một cách mạnh mẽ. Mặc dù, tim thai lúc này chỉ bé bằng kích thước của một hạt gạo nhưng đã có thể bơm tới 24 lít mỗi ngày và sẽ không ngừng tăng để phục vụ mức phát triển trung bình của bé.
- Trong tuần thứ 7, tim thai vẫn chưa hoàn chỉnh nhiều về mặt cấu tạo nhưng cơ bản là chức năng của tim đã hoạt động nhất định rồi.

- Tim thai tuần 7 đã có hình dáng và bắt đầu phân chia thành buồng trái và buồng phải để tăng cường mọi hoạt động tuần hoàn máu diễn ra.

- Từ tuần 10-12 tim thai hoàn thiện và tuần 14 trở đi, mẹ đã có thể cảm nhận rõ những nhịp đập dồn dập trong bụng mình.

Nhịp tim thai như thế nào là bình thường

Siêu âm nhịp tim thai nhi ở tuần thứ 7 là rất quan trọng

Thường thì tần suất nhịp đập của tim thai sẽ ngang bằng hoặc nhanh hơn gấp đôi so với tim người bình thường. Lưu ý, nếu nhịp tim thai tuần thứ 7 ở dưới mức 70 nhịp/phút thì khả năng có thể thai nhi không được khỏe mạnh là rất cao. Và trường hợp xấu nhất có thể xảy ra là thai nhi 7 tuần tuổi không phát triển, thậm chí là thai chết lưu nhưng mẹ không thể nhận biết được nên rất dễ gây ra nhiều biến chứng bất lợi đặc biệt nguy hiểm.

Thai giáo từ sớm sẽ giúp bé phát triển tốt hơn về mặt thể chất và tư duy ngay từ trong bụng mẹ. Chính bởi vậy, khóa học Thai giáo Online ra đời sẽ giúp các mẹ có thêm kiến thức để giáo dục bé ngay từ sớm. Mỗi bài giảng đều được thiết kế một cách trực quan và dễ hiểu, thời lượng mỗi bài không quá 30 phút nên mẹ bầu an tâm sẽ không bị mệt mỏi hoặc buồn ngủ. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn:

Thai giáo - Phát triển trí tuệ & cảm xúc cho con trong bụng mẹ
Phạm Thị Thúy
299.000đ
700.000đ

Thai giáo và Yoga cho mẹ khỏe, bé thông minh
Đỗ Thị Mai (Mai Đỗ)
399.000đ
700.000đ

Thai giáo yêu thương, thai giáo từ trái tim
Nguyễn Thị Thanh Thủy
499.000đ
900.000đ

3. Vì sao siêu âm thai ở tuần thứ 7 là cần thiết?

Siêu âm tuần thứ 7 cần thiết là vì:
+ Siêu âm thai ở giai đoạn này có thể xác định được mẹ có một thai, song thai hay đa thai
+ Giúp kiểm tra kích thước của phôi thai và đảm bảo thai nhi có kích thước phù hợp với tuổi thai
+ Siêu âm thai 7 tuần để xác định được tuổi thai
+ Có thể nghe được nhịp tim thai

Nhịp tim thai tuần thứ 7

Mẹ nên đi siêu âm tim thai từ tuần thứ 7 để biết sự phát triển của bé yêu

4. Mẹ nên làm gì nếu ở tuần thứ 7 con chưa có tim thai?

Trong nhiều trường hợp, thai phụ đi siêu âm thai trong tuần thứ 7 nhưng nhận được kết quả là em bé chưa có tim thai? Vậy, nguyên nhân do đâu?

Các bác sĩ đưa ra câu trả lời đó là, thường thì điều này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm của từng bé nhưng nếu thai 7 tuần tuổi chưa có phôi thai thì khả năng cao là phôi đã ngừng phát triển hoặc mẹ bị sảy thai mà không hề hay biết. Còn nếu tim thai vẫn chưa thấy xuất hiện ở tuần này, bác sĩ sản khoa có thể hẹn mẹ vào một ngày khám gần nhất để tiến hành kiểm tra lại cho chính xác.

Ngoài ra, có một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của tim thai như gen, tuổi thai hoặc sự nhầm lẫn của mẹ về thời gian thụ thai cũng khiến cho việc nhịp tim thai nhi 7 tuần tuổi xuất hiện muộn hơn so với dự kiến ban đầu. Để chắc chắn hơn về kết quả tim thai, bà bầu nên đợi tới khoảng tuần thứ 8 rồi hãy khám thai bởi lúc này, nếu bạn đã siêu âm và xét nghiệm máu cùng một lúc, tim thai tại thời điểm này mà vẫn chưa xuất hiện thì rất có thể thai đã chết lưu trong bụng mẹ rồi đấy.

5. Mẹ có nên lo lắng khi mang thai 7 tuần vẫn chưa có tim thai?

Thông thường, thai nhi sẽ bắt đầu có tim thai vào khoảng cuối tuần thứ 6 trở đi nhưng khoảng thời gian này tim thai còn yếu nên chưa thể phát hiện được. Bước sang tuần thứ 7,8 tim thai sẽ trở nên rõ ràng hơn. Tuy nhiên, nếu ở tuần thứ 7 mà vẫn chưa có dấu hiệu của tim thai thì các mẹ cần phải chú ý về tình trạng sức khỏe hiện tại của mình hoặc cần thiết nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được theo dõi và kiểm tra sức khỏe cụ thể hơn.

Ngoài những lưu ý về về tim thai, thì mẹ cũng cần quan tâm đến sức khỏe bản thân để tăng cường sức khỏe đề kháng cho mẹ và bé để có thể vượt cạn an toàn.

mang-thai

6. Khi nào mẹ có thể nghe được tim thai nhi?

Với những thai phụ lần đầu mang thai, chắc hẳn sẽ rất háo hức để được nhịp tim em bé của mình. Mẹ có thể nghe được tim thai của con mình trong tuần từ 6-7 của thai kỳ. Tuy nhiên, tùy vào sự phát triển của bé mà có những thai nhi phải đến tuần 8-10 mới có thể nghe được nhịp tim.

Bước sang giai đoạn tuần 20 của thai nhi, tim thai sẽ nghe rõ hơn rất nhiều. Chỉ cần sử dụng một chiếc tai nghe bình thường là mẹ có thể nghe thấy nhịp tim của em bé đập mỗi ngày. Nhịp đập càng to chứng tỏ thai nhi đang phát triển bình thường và khỏe mạnh. 

nhịp tim thai tuần thứ 7

Tim thai nghe được vào thời điểm nào của thai kỳ

7. Nhịp tim thai nhi có dự đoạn giới tính không ?

Có rất nhiều ý kiến cho rằng, việc lắng nghe nhịp tim thai nhi có thể xác định được giới tính khi em bé còn trong bụng mẹ. Cụ thể: nếu thai nhi là bé gái thì nhịp tim sẽ đập trên 140 nhịp/phút. Ngược lại, nếu thai nhi là bé trai thì nhịp tim sẽ đập dưới 140 nhịp/phút. Tuy nhiên, đây chỉ là những phỏng đoán thiếu căn cứ và chưa được chứng minh một cách chính xác. Để biết giới tính chính xác của thai nhi, thai phị phải bắt buộc siêu âm về mặt hình ảnh.

Tuy nhịp tim không thể nói lên được giới tính của thai nhi nhưng mẹ vẫn cần siêu âm thường xuyên bởi nó phản ánh tính trạng sức khỏe của em bé qua từng giai đoạn phát triển của thai kỳ. Nếu thai nhi có nhịp tim không ổn định hoặc xảy ra những bất thường thì rất có thể thai đang đang gặp vẫn đề như: suy tim, suy thai. Chính vì vậy, thai phụ cần phải khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ. 

Hy vọng rằng với những chia sẻ thiết thực trong bài viết này các bạn đã có thể biết được nhịp tim thai nhi tuần thứ 7 của con như thế nào là bình thường. Từ đó giúp mẹ đối chiếu với tình trạng của mình để có phương án khám và chăm sóc sức khỏe phù hợp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh và thông minh hơn. Để biết thêm nhiều kiến thức chăm sóc thai nhi trong quá trình mang thai bạn đọc có thể tham khảo thêm khoá học thai giáo trên Unica, các chuyên gia sẽ phân tích và đưa ra những lời khuyên tốt nhất về cách chăm sóc thai nhi giúp bé khoẻ mẹ an tâm hơn.

>> Bảng cân nặng của thai nhi trong tuần bố mẹ nên biết

>> Mang thai tháng đầu tiên cần kiêng những gì để tốt cho cả mẹ và bé

>> Đau bụng dưới khi mang thai: Những thông tin quan trọng mẹ cần nắm


Tags: Mang Thai
Trở thành hội viên
0/5 - (0 bình chọn)