Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Support

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Employer là gì? Mối quan hệ giữa Employer - Employee

Nội dung được viết bởi Nguyễn Đức Hải

Trong tuyển dụng, “Employer” là thuật ngữ được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần. Employer có trách nhiệm quản lý, giám sát, giao việc và có quyền xử lý vi phạm kỷ luật của người lao động. Vậy Employer là gì? Hãy cùng Unica tham khảo các nội dung thông qua bài viết dưới đây nhé. 

Employer là gì?

Hiểu theo dịch nghĩa, Employer là nhà tuyển dụng (hay còn được gọi là những người sử dụng lao động). Người sử dụng lao động là cơ quan có thẩm quyền sử dụng và trả lương cho nhân viên cho sức lao động của họ. Nó có thể là một cá nhân hoặc nó có thể là một công ty đại diện cho nhiều người. Trong mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động của họ, người sử dụng lao động là bên thường xác định các điều khoản lao động và viết hợp đồng. Sau đó, họ có nghĩa vụ cung cấp khoản bồi thường đã thỏa thuận cho người lao động đối với bất kỳ công việc nào mà họ thực hiện được quy định trong các điều khoản của hợp đồng của họ. Người sử dụng lao động cũng là bên chịu trách nhiệm pháp lý về điều kiện làm việc, duy trì luật lao động và xử lý bất kỳ hành động pháp lý nào mà người lao động có thể vi phạm.

Vậy Employee là gì? Nếu Employer là người sử dụng lao động thì Employee được hiểu là người lao động.

Employer được hiểu là người sử dụng lao động

Employer được hiểu là người sử dụng lao động

Vai trò của Employer

Employer có vai trò quan trọng trong một tổ chức vì đây là người trực tiếp tạo ra các cơ hội việc làm, cung cấp môi trường làm việc tích cực, quản lý nhân viên và tạo ra các chính sách cũng như quy trình nội bộ. Từng vai trò một sẽ được đề cập ở dưới đây:

Tạo ra các cơ hội việc làm

Vai trò đầu tiên của một employer là tạo ra cơ hội việc làm cho các ứng viên tiềm năng. Quy trình tuyển dụng sẽ được phòng nhân sự lên kế hoạch chi tiết sao cho trong thời gian ngắn nhất có thể tìm được ứng cử viên phù hợp cho vị trí còn trống. Còn employer sẽ là người tham gia vào quy trình phỏng vấn để chọn được ứng viên thích hợp nhất.

tuyen-dung

Cung cấp môi trường làm việc tích cực

Employer là một trong những người tạo ra môi trường làm việc tích cực cho nhân sự. Các chính sách làm việc, thưởng, phạt sẽ được người chủ sử dụng lao động thông qua. Một employer giỏi sẽ là người tạo ra môi trường vui vẻ, hòa đồng giúp nhân viên cảm thấy thoải mái trong quá trình làm việc. 

Quản lý nhân viên và tài nguyên

Người sử dụng lao động là người chịu trách nhiệm quản lý nhân viên trong công ty. Bất kể vấn đề nào đó liên quant tới nhân sự đều phải thông qua employer. Còn tài nguyên của công ty gồm máy móc, bàn nghế, trang thiết bị,... cũng sẽ được employer trực tiếp quản lý. 

Người sử dụng lao động là người chịu trách nhiệm quản lý nhân viên trong công ty

Người sử dụng lao động là người chịu trách nhiệm quản lý nhân viên trong công ty

Tạo ra các chính sách và quy trình nội bộ

Nhiệm vụ tiếp theo của employer là tạo ra chính sách và quy trình nội bộ. Việc này sẽ giúp bộ máy nhân sự hoạt động trôi chảy, tránh những sai sót không đáng có. Muốn tạo ra được bộ chính sách tốt nhất, employer sẽ cần trao đổi với quản lý của từng bộ phận. Việc đưa ra chính sách mà không có sự trao đổi có thể dẫn tới bất hòa trong nội bộ doanh nghiệp. 

Quyền và trách nhiệm của Employer

Những quyền và nghĩa vụ của Employer trong một tổ chức đó là cung cấp mức lương và phúc lợi, bảo vệ quyền lợi nhân viên, đảm bảo môi trường làm việc, phát triển và đào tạo nhân viên. Chi tiết sẽ được trình bày ở dưới đây:

Cung cấp mức lương và các phúc lợi

Employer là người sẽ đề ra mức lương và phúc lợi cho nhân viên. Bởi vậy, trách nhiệm của một Employer cực kỳ lớn. Áp lực về chi phí và doanh thu khiến người sử dụng lao động phải suy nghĩ cẩn thận, kỹ càng từng đường đi nước bước. Nếu đưa ra được mức lương hấp dẫn cùng nhiều quyền lợi, doanh nghiệp sẽ thu hút được nhiều nhân tài và có thể giữ chân được những nhân sự cũ.

Bảo vệ quyền lợi của nhân viên

Employer là người đặt ra những yêu cầu cho nội bộ công ty để bảo vệ quyền lợi của từng nhân viên. Do vậy, ngay khi gặp phản hồi của nhân viên về chính sách, người quản lý lao động phải nhanh chóng tìm hướng xử lý ổn thỏa.

Đảm bảo môi trường làm việc an toàn

Người sử dụng lao động cần đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho nhân viên. An toàn ở đây không chỉ được hiểu theo nghĩa là bảo vệ an toàn về mặt thân thể và sức khỏe, mà còn là đảm bảo về bảo mật thông tin cho từng nhân viên. Muốn làm được điều này, doanh nghiệp cần đầu tư hệ thống bảo mật cao cấp. 

Người sử dụng lao động cần đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho nhân viên

Người sử dụng lao động cần đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho nhân viên

Phát triển và đào tạo nhân viên

Phát triển và đào tạo nhân viên cũng là một trong những nghĩa vụ mà Employer cần thực hiện. Làm sao để tạo ra nhân sự tốt và chất lượng là bài toán khó nhất đối với hầu hết các doanh nghiệp. Cách để xử lý vấn đề này là xây dựng chương trình đào tạo bài bản, sở hữu đội ngũ giảng viên chất lượng, ứng dụng triệt để công nghệ vào đào tạo,...

Đăng ký khoá học Tuyển dụng online ngay để nhận ưu đãi. Khóa học sẽ giúp bạn bóc tách những sai lầm cố hữu trong khâu tuyển dụng, biết cách lên hệ thống câu hỏi phỏng vấn dành cho ứng viên và nhanh chóng tuyển chọn được nhân tài cho doanh nghiệp của bạn.

Trang điểm cá nhân pro tại nhà
Nguyễn Thu Thủy
399.000đ
599.000đ

Trang điểm cơ bản cho người mới bắt đầu
Mai Phan
349.000đ
500.000đ

Trang điểm cá nhân cho người mới bắt đầu
Nguyễn Mỹ Duyên
499.000đ
600.000đ

Quan hệ giữa Employer và Employee

Hiểu được Employer là gì, Unica mời bạn đọc cùng tìm hiểu các xu hướng trong mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và nhân viên của họ đã thay đổi theo một số cách đáng kể trong những năm qua nhưng mối quan hệ này vẫn tuân theo 3 nguyên tắc sau:

Điều khoản hợp đồng lao động

Trên hợp đồng, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm cung cấp công việc cho Employee. Còn Employee sẽ là người trực tiếp làm việc để tạo ra giá trị cho chủ sở hữu. Cả hai bên liên kết với nhau bởi hợp đồng lao động. Nếu một trong hai bên phá vỡ hợp đồng này sẽ phải chịu trách nhiệm như trong hợp đồng đã ghi. 

 

Phân biệt employee và employer

Phân biệt employee và employer

Đối xử công bằng và tôn trọng

Employer và Employee cần đối xử công bằng và tôn trọng lẫn nhau để có được mối quan hệ lâu dài. Người chủ không nên dùng uy quyền để lấn át nhân viên mà nên lắng nghe và trao đổi để biết được nguyện vọng của cấp dưới. Ngày nay, phổ biến hơn là thấy một nhà tuyển dụng (Headhunter) tích cực lắng nghe những mối quan tâm của nhân viên của họ và khuyến khích thảo luận. Trong các công ty nhỏ hơn, người sử dụng lao động có thể chia sẻ cùng không gian làm việc với nhân viên của họ. Cho dù bạn thích làm quen với nhân viên hay duy trì mối quan hệ chính thức hơn, điều quan trọng là bạn phải hoàn thành một số nhiệm vụ để tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả và ổn định. Còn cấp dưới cần tôn trọng lãnh đạo, hạn chế việc nói xấu lãnh đạo vì điều này sẽ làm mất hình ảnh của doanh nghiệp.

Phản hồi và đánh giá hiệu quả làm việc

Employer sẽ là người trực tiếp quan sát, theo dõi và đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên. Còn Employee sẽ là người tiếp thu ý kiến, tìm cách khắc phục để hoàn thiện bản thân trong công việc. Toàn bộ quy trình đánh giá và phản hồi phải được diễn ra minh bạch, tránh tình trạng mập mờ sẽ khiến nội bộ doanh nghiệp rạn nứt. 

Tổng kết

Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu Employer là gì và mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Một kiến thức mà bạn đọc cần biết chính là quản trị nguồn nhân lực (HRM) mời bạn cùng khám phá.

Trở thành hội viên
0/5 - (0 bình chọn)