Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Kỹ năng phỏng vấn xin việc thành công bạn cần phải biết

Nội dung được viết bởi Nguyễn Đức Hải

Phỏng vấn là một trong những bước quy trình không thể thiếu trước khi bạn trở thành nhân viên chính thức của công ty. Vậy làm thế nào để có thể gây được ấn tượng đối với các nhà tuyển dụng ngay ở lần gặp gỡ đầu tiên. Đừng quá lo lắng, hãy cùng Unica tham khảo các kỹ năng phỏng vấn xin việc thông qua nội dung bài viết dưới đây nhé. 

Kỹ năng phỏng vấn là gì?

Kỹ năng phỏng vấn xin việc bao gồm kỹ năng nói chuyện, phân tích và xử lý vấn đề của cả nhả tuyển dụng và ứng cử viên. Thông qua nói chuyện, doanh nghiệp sẽ tìm ra những ứng cử viên phù hợp với vị trí công việc đang thiếu nhân sự. 

Mục tiêu của cuộc phỏng vấn:

  • Phỏng vấn giúp xác minh thông tin mà ứng viên cung cấp.
  • Phỏng vấn giúp ứng viên có thể trình bày những thế mạnh của mình nhằm thuyết phục nhà tuyển dụng.
  • Phỏng vấn không chỉ cung cấp cho người tuyển dụng thông tin về kiến ​​thức kỹ chuyên môn của ứng viên mà còn cung cấp cái nhìn sâu sắc về các kỹ năng sáng tạo và phân tích vấn đề của ứng viên.
  • Một cuộc phỏng vấn có lợi cho người phỏng vấn và người được phỏng vấn với tư cách cá nhân, bởi vì cả hai đều tích lũy được kinh nghiệm, cả về chuyên môn lẫn các kỹ năng quan trọng khác như: lắng nghe, giao tiếp, thuyết phục….
  • Phỏng vấn giúp ứng viên đánh giá kỹ năng của mình và biết mình còn thiếu ở đâu và cần cải thiện những chỗ nào.
  • Cuộc phỏng vấn cũng giúp công ty xây dựng uy tín và hình ảnh của mình trong số các ứng viên đang tìm kiếm việc làm. Đối với những nhà tuyển dụng thì bạn cần nên chuẩn bị kỹ càng một kế hoạch tuyển dụng nhân sự chi tiết nhất.

Phỏng vấn là gì?

Phỏng vấn là gì?

Tầm quan trọng của phỏng vấn xin việc

Phỏng vấn xin việc đóng vai trò quan trọng đối với cá nhân ứng viên và doanh nghiệp. Về phía doanh nghiệp, phỏng vấn chính là cơ hội để họ tìm ra những ứng viên có nghiệp vụ, chuyên môn và kinh nghiệm phù hợp với lĩnh vực mà công ty đang cung cấp. Thông qua buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ đưa ra thông tin cơ bản về công ty, đây giống như là một cách pr gián tiếp giúp danh tiếng và hình ảnh của doanh nghiệp được nhiều người biết hơn.

Còn đối với ứng cử viên, phỏng vấn xin việc là cơ hội để bạn rèn luyện kỹ năng giao tiếp và tư duy của bản thân. Càng tham gia nhiều các cuộc phỏng vấn chất lượng, bạn sẽ hiểu hơn về nhu cầu thị trường và biết được những thiếu sót của mình để tự cải thiện kỹ năng của bản thân. 

Trở thành chuyên gia tuyển dụng bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn xây dựng quy trình tuyển dụng nội bộ phù hợp, nắm vững & sử dụng thành thạo các Nguồn/ Kênh tuyển dụng hiện nay, xây dựng được tiêu chí đánh giá ứng viên, hệ thống bản JD phù hợp,... Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn:

Hướng dẫn thực hành nghiệp vụ tuyển dụng - X-Hunter 4.0
Nguyễn Đức Hải
399.000đ
900.000đ

Hướng dẫn tuyển dụng và đào tạo lãnh đạo cấp độ 5
Vũ Thùy Linh (Linh Vũ)
699.000đ
1.200.000đ

Tuyển dụng thực chiến
Lương Ngọc Sơn
399.000đ
600.000đ

Các loại câu hỏi trong phỏng vấn xin việc

Trong một buổi phỏng vấn, ứng cử viên sẽ phải trả lời từ 3 - 8 câu hỏi từ nhà tuyển dụng. Những câu hỏi này thường nằm trong các loại sau đây:

Câu hỏi thông thường

Đây là dạng câu hỏi mà bất kỳ doanh nghiệp nào đều sử dụng để làm quen với ứng cử viên cũng như khai thác thông tin cơ bản của họ. Dưới đây sẽ là một số mẫu câu hỏi cho bạn tham khảo:

  • Bạn hãy giới thiệu về bản thân (tên, tuổi, địa chỉ, trình độ học vấn)
  • Chuyên ngành học của bạn là gì?
  • Tại sao bạn lại ứng tuyển vào vị trí này?
  • Tại sao bạn lại chuyển việc?
  • Mục tiêu trong công việc của bạn là gì? 
  • Mức lương mong muốn của bạn là bao nhiêu?

Bạn hãy bắt đầu rèn luyện kỹ năng phỏng vấn xin việc bằng cách trả lời những câu hỏi này nhé. Việc chuẩn bị không bao giờ là thừa, đặc biệt là với những buổi phỏng vấn xin việc ở tập đoàn lớn.

Câu hỏi thông thường 

Câu hỏi thông thường 

Câu hỏi trực tiếp và gián tiếp

Câu hỏi trực tiếp thường là những câu hỏi ngắn mà nhà tuyển dụng đưa ra để thử phản ứng và tư duy của ứng cử viên. Còn những câu hỏi gián tiếp thường là câu hỏi dài với mục đích khai thác tính cách, năng lực tư duy và suy nghĩ của ứng viên. Dạng câu hỏi này thường rất đa dạng, tùy vào từng mục đích tuyển dụng sẽ có những câu hỏi khác nhau. Dưới đây sẽ là một vài ví dụ cho bạn tham khảo:

Câu hỏi trực tiếp

  • Bạn đã làm nghề này bao lâu rồi?
  • Những khách hàng bạn đã từng hợp tác?
  • Bạn có sẵn sàng đi công tác?
  • Bạn có cam kết làm việc với công ty trong 1 năm?

Câu hỏi gián tiếp

  • Bạn biết sử dụng phần mềm nào không? (Câu hỏi để đánh giá khả năng sử dụng công cụ của ứng viên)
  • Chúng tôi muốn đưa ra một đề bài, bạn có 5 phút để suy nghĩ và đưa ra đáp án của mình
  • Nếu bạn trúng tuyển cùng một lúc ở đơn vị chúng tôi và một đơn vị x, bạn sẽ chọn nơi nào?

Câu hỏi đặt vấn đề

Những câu hỏi đặt vấn đề thường là những câu hỏi kiểm tra tư duy và trình độ chuyên môn của ứng cử viên. Kiểu câu hỏi này rất đa dạng, một số kiểu câu hỏi phỏng vấn dạng đặt vấn đề thường gặp là:

  • Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?
  • Nếu đối thủ cạnh tranh cùng cung cấp sản phẩm giống mình, bạn cần làm gì trong trường hợp này?
  • Nếu ngày mai cần đi công tác gấp, bạn cần chuẩn bị những gì?

Đây là câu hỏi kiểm tra năng lực và tư duy cá nhân nên mỗi ững viên sẽ có những đáp án khác nhau. Việc của nhà tuyển dụng là xem xét từng trường hợp cụ thể để đưa ra nhận xét và đánh giá xem người đó có phù hợp với vị trí công việc doanh nghiệp đang tuyển không.

tuyen-dung

Câu hỏi về kinh nghiệm và kỹ năng

Trong một buổi phỏng vấn, câu hỏi kinh nghiệm và kỹ năng được rất nhiều nhà tuyển dụng đưa ra cho ứng viên. Kiểu câu hỏi này có thể ở dạng câu hỏi trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào từng nhà tuyển dụng. Dù hỏi dưới hình thức nào, nhà tuyển dụng đều có chung một mong muốn là tìm được những ứng cử viên giàu kinh nghiệm và sở hữu nhiều kỹ năng liên quan tới công việc. 

Câu hỏi kinh nghiệm và kỹ năng luôn được các nhà tuyển dụng đề cập tới trong buổi phỏng vấn

Câu hỏi kinh nghiệm và kỹ năng luôn được các nhà tuyển dụng đề cập tới trong buổi phỏng vấn

Câu hỏi về mục tiêu nghề nghiệp và dự định tương lai

Những câu hỏi như "mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?" "dự định trong tương lai của bạn thế nào?" gần như xuất hiện trong hầu hết bộ câu hỏi phỏng vấn của các doanh nghiệp. Kiểu câu hỏi này sẽ giúp nhà tuyển dụng biết được định hướng nghề nghiệp của ứng viên để chọn ra những nhân tố phù hợp với đơn vị của mình.

Các kỹ năng cần có để phỏng vấn xin việc hiệu quả

Muốn nhận được kết quả phỏng vấn tốt, bạn cần có những kỹ năng như tự tin, lắng nghe, giao tiếp, tư duy logic và khả năng chịu được áp lực. Từng mục cụ thể sẽ được giới thiệu ở dưới đây:

Kỹ năng tự tin và thể hiện bản thân

Muốn tự tin trong một cuộc phỏng vấn, bạn cần hiểu thông tin chính về công ty bạn đang phỏng vấn. Sử dụng trang web của công ty, các bài đăng trên mạng xã hội và thông cáo báo chí gần đây sẽ cung cấp hiểu biết vững chắc về các mục tiêu của công ty để bạn có thể đưa ra những câu trả lời phỏng vấn phù hợp nhất.

Một trong những kỹ năng phỏng vấn xin việc ứng viên nên ghi nhớ là làm sạch hồ sơ trên mạng xã hội của mình. Lý do là bởi các nhà tuyển dụng sẽ dựa vào các tài khoản mạng xã hội của bạn sẽ biết được phần nào con người của bạn, nếu hồ sơ của bạn tốt thì sẽ được các nhà tuyển dụng nhìn trúng.

Trong lúc phỏng vấn, bạn nên điều chỉnh giọng điệu, tốc độ nói sao cho phù hợp để tạo được sự thu hút. Cách thể hiện bản thân tốt nhất là chân thành và nói sự thật, tránh phóng đại vấn đề lên vì các nhà tuyển dụng không thích điều này. Thêm một điều nữa bạn cần thực hiện trong lúc phỏng vấn là hãy biết chừng mực, giữ một thái độ chuyên nghiệp, không nên quá tự nhiên cũng không nên quá nghiêm túc.

Kỹ năng lắng nghe và trả lời câu hỏi một cách chính xác

Lắng nghe là một trong những kỹ năng phỏng vấn xin việc vô cùng quan trọng. Bởi bằng một cách nào đó, dù là trực tiếp hay gián tiếp thì nhà tuyển dụng cũng sẽ mang lại cho bạn những thông tin khác nhau liên quan đến vị trí mà bạn đang ứng tiếp. Nếu bạn không chú ý lắng nghe các thông tin có chọn lọc, có thể bạn đang tự mình đánh mất những cơ hội rất lớn. Chính vì vậy, lắng nghe sẽ giúp bạn có thể đưa ra được những câu trả lời phỏng vấn khôn ngoan và thông minh nhất. 

Muốn trả lời câu hỏi một cách chính xác, bạn cần chuẩn bị câu trả lời cho các câu hỏi phỏng vấn phổ biến, đại loại như "Hãy cho tôi biết về bản thân bạn và tại sao bạn quan tâm đến vị trí này của công ty?". Ý tưởng là nhanh chóng thông báo cho nhà tuyển dụng biết bạn là ai và bạn sẽ mang lại giá trị gì cho công ty. Đây chính là một hình thức quảng cáo chiêu hàng về cá nhân bản thân bạn.

Bạn cũng nên chuẩn bị một số câu hỏi của riêng bạn để hỏi trong cuộc phỏng vấn. Nó không chỉ mang đến cho bạn cơ hội hiểu sâu hơn về công ty, vai trò và văn hóa mà còn cho người quản lý tuyển dụng thấy rằng bạn thực sự quan tâm đến tổ chức. Trong buổi phỏng vấn, bạn nên dành thời gian để đánh giá xem nhà tuyển dụng có phù hợp với bạn hay không, chứ không chỉ cố gắng chứng minh với nhà tuyển dụng rằng bạn phù hợp với công việc.

Luyện tập kỹ năng lắng nghe và trả lời câu hỏi một cách chính xác

Luyện tập kỹ năng lắng nghe và trả lời câu hỏi một cách chính xác

Kỹ năng giao tiếp và tạo mối quan hệ

Phỏng vấn là cuộc nói chuyện trực tiếp giữa ứng viên và nhà tuyển dụng nên kỹ năng giao tiếp sẽ là điều quan trọng nhất. Bạn nên tự luyện tập giao tiếp thông qua các tình huống và hoàn cảnh sống thường ngày, đừng chỉ chờ tới khi phỏng vấn xin việc mới bắt đầu học cách nói chuyện. 

Nếu kỹ năng giao tiếp của bạn tốt, đó chính là điểm cộng giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Dù bạn không đậu, nhà tuyển dụng vẫn sẽ nhớ tới bạn và lưu lại hồ sơ của bạn cho những lần phỏng vấn tiếp theo. Đây là một trong những cách tạo mối quan hệ khéo léo và khôn ngoan.

Kỹ năng tư duy logic và phản biện

Thời gian phỏng vấn thông thường là từ 10 - 30 phút, một số đơn vị sẽ phỏng vấn trong 60 phút để chọn lọc kỹ các ứng viên cho công ty mình. Thời gian dù ngắn hay dài thì bạn vẫn phải tư duy vấn đề nhà tuyển dụng đưa ra và phản biện lại nhanh chóng. Cách xử lý vấn đề càng khéo léo sẽ càng giúp bạn tạo được ấn tượng tốt và có thêm cơ hội trúng tuyển. 

Kỹ năng quản lý stress và áp lực

Một số nhà tuyển dụng sẽ chọn cách phỏng vấn khắt khe để chọn lọc ứng viên. Mỗi câu hỏi họ đưa ra đều rất khó, lời lẽ đanh thép khiến ứng viên cảm thấy áp lực và lo lắng. Lời khuyên từ những người đã có nhiều kỹ năng phỏng vấn xin việc là bạn cần quản lý cảm xúc cá nhân, hạn chế căng thẳng và giữ thái độ trung lập.

Các lỗi thường gặp khi phỏng vấn xin việc và cách khắc phục

Phỏng vấn xin việc là hoạt động phổ biến ở nhiều doanh nghiệp nên số lần một ứng viên tham gia phỏng vấn trong 1 năm tối thiểu là 1. Mặc dù vậy, không phải ứng viên nào cũng có thể tìm được công việc như ý, lý do là vì các bạn thường mắc một trong những vấn đề dưới đây:

Thiếu sự chuẩn bị trước khi phỏng vấn

Nhà tuyển dụng thường không hài lòng cũng như không đánh giá cao những ứng viên thiếu sự chuẩn bị. Họ sẽ đánh giá bạn không nghiêm túc với công việc. Trong khi đó thái độ vẫn luôn là tiêu chí quan trọng để đánh giá nhân sự, nếu thái độ của bạn không tốt thì rất khó để thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn có thể làm tốt công việc họ giao.

Không chuẩn bị phỏng vấn là điểm trừ rất lớn cho các ứng viên

Không chuẩn bị phỏng vấn là điểm trừ rất lớn cho các ứng viên

Không trả lời câu hỏi một cách cụ thể

Thời gian một buổi phỏng vấn thường bị giới hạn nên nhà tuyển dụng không có nhiều thời gian cho ứng viên. Bởi vậy, điều họ mong muốn ở ứng viên là hiểu và trả lời đúng câu hỏi, trả lời ngắn gọn và xúc tích sẽ tốt hơn dài dòng không có trọng tâm. Muốn đưa ra đáp án ngắn gọn và chính xác, bạn cần luyện tập trước, chớ nên chờ tới sát giờ phỏng vấn mới nghiên cứu bản mô tả công việc và chuẩn bị câu hỏi. 

Nói quá nhiều hoặc quá ít

Như đã nói ở trên, thời gian phỏng vấn bị giới hạn nên không một nhà tuyển dụng nào sẵn lòng nghe bạn nói quá nhiều. Ngược lại, nếu bạn nói quá ít cũng sẽ không được nhà tuyển dụng đánh giá cao vì họ sẽ không biết được năng lực, kinh nghiệm và kỹ năng của ứng viên. Hãy học cách dẫn dắt câu chuyện khéo léo, đừng khiến người đối diện bạn cảm thấy chán nản và muốn kết thúc buổi phỏng vấn sớm. Mặc dù đây là một trong những kỹ năng phỏng vấn xin việc khó nhưng nếu bạn cố gắng vẫn có thể làm được.

Không thể hiện được sự đồng tình và tôn trọng đối với nhà tuyển dụng

Nhà tuyển dụng thường mong muốn ứng viên có thái độ tôn trọng mình vì đó là phép ứng xử căn bản trong giao tiếp. Đối với những vấn đề doanh nghiệp đưa ra mà chưa phù hợp với mong muốn của bạn thì hãy nói chuyện nhẹ nhàng để cùng họ tìm ra hướng xử lý. Chớ vội đưa ra thái độ phản đối kịch liệt vì điều này sẽ khiến đối phương cảm thấy bạn là người nóng nảy, không sâu sắc và có chút bồng bột.

Không tập trung và mất tư duy

Đây là lỗi nhiều ứng viên gặp phải khi tham gia phỏng vấn, đặc biệt là với những ứng viên mới chưa có nhiều kinh nghiệm. Sự mất tập trùng đó có thể tới từ nhiều nguyên nhân như:

  • Ánh mắt không nhìn thẳng vào người đối diện, mắt nhìn trước nhìn sau không có trọng điểm.
  • Tâm trạng không ổn định hoặc đang mệt mỏi.
  • Câu hỏi quá khó khiến ứng viên không thể đưa ra câu trả lời trong thời gian ngắn.

Kỹ năng phỏng vấn và xin việc

Kỹ năng phỏng vấn và xin việc

Tổng kết

Qua bài viết trên đây chúng tôi đã thông tin đến bạn các kỹ năng phỏng vấn xin việc thành công được nhiều người quan tâm. Hi vọng rằng bạn bạn đọc sẽ áp dụng thành công trong cuộc phỏng vấn gần nhất của mình.

Trở thành hội viên
0/5 - (0 bình chọn)