Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn
Kinh Doanh Ngoại Ngữ Thiết Kế Kỹ Năng Lập Trình & CNTT Sức Khoẻ Và Làm Đẹp Marketing Tin Học Văn Phòng Phong Cách Sống Hôn Nhân Và Gia Đình Tài Chính Kế Toán Âm Nhạc Nhiếp Ảnh Và Video Sách Hay Nên Đọc Sales Bán hàng Nuôi dạy con Google sheet Tesst Hoạt động Câu chuyện khách hàng Tiếng hàn Tiếng hàn Tiếng Đức Tiếng Hàn Tiếng Trung Tiếng Nhật Tiếng Anh Digital Marketing Quan Hệ Công Chúng Xây Dựng Thương Hiệu Microsoft Google Quản Trị Kinh Doanh Kinh Doanh Online Khởi Nghiệp Quản Trị Nhân Sự Thương Mại Điện Tử Bán Hàng Kế Toán Tài Chính Đầu Tư Thiết Kế Quảng Cáo Thiết Kế Web Thiết Kế Kiến Trúc Thiết Kế Nội Thất Ngoại Thất Thiết Kế Đồ Họa Thiết Kế UI/UX Kỹ Năng Lãnh Đạo Phần Mềm Thiết Kế Kỹ Năng Thuyết Trình Kỹ Năng Giao Tiếp Kỹ Năng Đàm Phán Kỹ Năng Phỏng Vấn Xin Việc Kỹ Năng Quản Lý Thời Gian Kỹ Năng Học Tập - Ghi Nhớ Cơ Sở Dữ Liệu Ngôn Ngữ Lập Trình Mạng Và Bảo Mật Yoga Thiền Định Massage Fitness - Gym Dinh Dưỡng Và Ăn Kiêng Sức Khỏe Tinh Thần Thể Thao Nghệ Thuật Làm Đẹp Ẩm Thực Đồ Uống Phương Pháp Bí Truyền Tình Yêu Đời Sống Vợ Chồng Làm Cha Mẹ Nhạc Cụ Thanh Nhạc Sản Xuất Nhạc Chụp Ảnh Dựng Phim Biên Tập Video Sửa Chữa Và Chế Tạo Viết Nội Dung Thiết Kế Khác Nguyên Lý Marketing Phát Triển Web Phát Triển Ứng Dụng Di Động Kỹ Năng Khác Du Lịch Phong Cách Sống Khác Trí Tuệ Nhân Tạo Ngoại Ngữ Khác Âm Nhạc Khác Tin Học Văn Phòng Khác Phân Tích Dữ Liệu

Quản Trị Nhân Sự

Layoff là gì? Phải làm sao để vượt qua làn sóng Layoff
Layoff là gì? Phải làm sao để vượt qua làn sóng Layoff Layoff là thuật ngữ vô cùng quen thuộc trong doanh nghiệp dùng để chỉ việc cắt giảm, sa thải nhân viên từ phía doanh nghiệp. Layoff xảy ra khi công ty tái cấu trúc, cắt giảm chi phí hoặc gặp khó khăn về vấn đề tài chính. Với người lao động, layoff là một cú sốc lớn, là một trải nghiệm đau buồn và hụt hẫng nhưng đây cũng có thể là cơ hội để người lao động chuyển hướng sự nghiệp. Bài viết sau Unica sẽ giúp bạn hiểu rõ về bản chất của layoff là gì và cách đối mặt hiệu quả. Cùng tìm hiểu ngay. Layoff là gì? Layoff là thuật ngữ tiếng anh phổ biến trong quản trị nhân sự dịch ra tiếng việt nghĩa là “sa thải”. Layoff dùng để chỉ việc buộc nhân viên ngừng làm việc tạm thời hoặc vĩnh viễn tại một công ty hoặc tổ chức. Layoff khác với hình thức sa thải thông thường vì nó không nằm ở phía nhân viên làm sai hay không làm đạt hiệu suất nên bị sa thải. Layoff là quyết định sa thải xuất phát từ các yếu tố khách quan như: tình hình kinh tế khó khăn, nhu cầu tái cấu trúc công ty hoặc yêu cầu cắt giảm chi phí,... khiến công ty buộc phải cho nhân viên nghỉ việc. Khái niệm layoff là gì Trước đây, thuật ngữ Layoff thường đi kèm với khái niệm “tạm thời”, nghĩa là công ty sẽ cho nhân viên nghỉ trong giai đoạn khó khăn và có thể tái tuyển dụng khi tình hình ổn định. Tuy nhiên, sau đại dịch COVID-19, layoff ngày càng được hiểu là việc sa thải vĩnh viễn, chấm dứt hợp đồng lao động. Đây là giải pháp cuối cùng khi công ty không thể tiếp tục duy trì hoạt động. Tại sao lại xảy ra tình trạng Layoff Layoff là hệ quả của nhiều yếu tố khách quan, phản ánh những biến động lớn trong nội bộ doanh nghiệp cũng như thị trường bên ngoài. Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như: Kinh tế suy thoái: Khi nền kinh tế bước vào giai đoạn suy giảm, doanh thu của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Để duy trì hoạt động, việc cắt giảm chi phí – bao gồm cả chi phí nhân sự – trở thành lựa chọn bắt buộc. Tái cấu trúc tổ chức: Trong quá trình thay đổi mô hình kinh doanh hoặc định hướng phát triển, doanh nghiệp có thể tiến hành điều chỉnh cơ cấu nhân sự. Những vị trí không còn phù hợp với chiến lược mới sẽ bị loại bỏ. Dư thừa nguồn lực: Việc tuyển dụng vượt quá nhu cầu thực tế hoặc tổ chức vận hành không hiệu quả có thể dẫn đến tình trạng thừa nhân sự, nhiều người cùng đảm nhận một vai trò, gây lãng phí tài nguyên. Biến động thị trường: Những yếu tố bên ngoài như hậu quả của đại dịch COVID-19, xung đột địa chính trị, giá nguyên vật liệu tăng cao hay sự bất ổn của thị trường tài chính đều có thể làm gián đoạn hoạt động kinh doanh, buộc doanh nghiệp phải tinh giản bộ máy. Tác động của công nghệ: Sự phát triển nhanh chóng của tự động hóa, trí tuệ nhân tạo và các giải pháp phần mềm hiện đại khiến nhiều vị trí truyền thống không còn cần thiết. Việc thay thế con người bằng máy móc là xu hướng ngày càng rõ rệt trong nhiều ngành nghề. Layoff phản ánh những biến động lớn trong nội bộ doanh nghiệp Ảnh hưởng của Layoff tới người lao động Layoff không chỉ dừng lại ở việc chấm dứt hợp đồng lao động, mà còn kéo theo hàng loạt hệ quả sâu rộng đối với cả cá nhân và tổ chức. Vậy ảnh hưởng của layoff là gì? Dưới đây là những ảnh hưởng phổ biến có thể xảy ra: Mất việc làm đột ngột: Người lao động có thể rơi vào tình trạng thất nghiệp ngoài ý muốn, gây xáo trộn trong kế hoạch tài chính và cuộc sống cá nhân. Việc tìm kiếm công việc mới cũng cần thời gian, khiến quá trình thích nghi thêm phần khó khăn. Gián đoạn thu nhập: Mất nguồn thu nhập ổn định ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chi trả sinh hoạt, các khoản vay hoặc nghĩa vụ tài chính khác, đặc biệt đối với những người là lao động chính trong gia đình. Tác động tâm lý: Việc bị sa thải có thể khiến nhân viên trải qua cảm giác thất vọng, mất tự tin và lo lắng về tương lai nghề nghiệp. Tâm lý tiêu cực này nếu kéo dài có thể ảnh hưởng đến hành vi và khả năng quay lại thị trường lao động. Ảnh hưởng sức khỏe: Áp lực tài chính và tâm lý có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe thể chất và tinh thần như mệt mỏi, suy nhược, mất ngủ, stress, thậm chí là trầm cảm nếu không được hỗ trợ kịp thời. Tác động đến tổ chức: Về phía doanh nghiệp, việc mất đi những nhân sự có kinh nghiệm đồng nghĩa với việc đánh mất nguồn tri thức và kỹ năng quan trọng. Không khí làm việc cũng có thể bị ảnh hưởng tiêu cực, khiến những người ở lại cảm thấy bất an và giảm tinh thần làm việc. Thực trạng làn sóng Layoff hiện nay Hậu quả từ đại dịch COVID-19 khiến tình trạng Layoff diễn ra mạnh mẽ, Covid 19 để lại những tác động sâu rộng lên nền kinh tế toàn cầu, kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với thị trường lao động. Cụ thể thực trạng làn sóng Layoff hiện nay như sau: Thị trường việc làm thế giới Từ năm 2020 đến nay, làn sóng sa thải trong ngành công nghệ lan rộng với quy mô chưa từng có. Đại dịch gây ra làn sóng sa thải lớn nhất lịch sử, đặc biệt là sa thải nhân viên ngành du lịch, hàng không, bán lẻ và khách sạn. Giai đoạn này tỷ lệ người thất nghiệp cao đến mức kỷ lục. Năm 2021 - 2022 kinh tế bắt đầu hồi phục hơn. Tuy nhiên các công ty vẫn phải đối mặt với chi phí tăng cao do lạm phát và khủng hoảng năng lượng. Bởi vậy nên nhân sự doanh nghiệp vẫn tiếp tục bị cắt giảm. Ngành công nghệ được coi là ngành bùng nổ trong đại dịch đến nay cũng bắt đầu phải đối mặt với các đợt sa thải lớn. Đại dịch Covid-19 khiến tỷ lệ người thất nghiệp cao đến mức kỷ lục Năm 2023 - 2024, làn sóng Layoff lan sang cả lĩnh vực công nghệ. Theo thống kê từ Layoffs.fyi, chỉ trong vài tuần đầu năm, đã có hơn 75.000 nhân sự bị mất việc. Những “ông lớn” trong ngành đều không nằm ngoài xu hướng này: Meta cắt giảm khoảng 11.000 vị trí, tương đương 13% tổng nhân sự Google và Twitter lần lượt sa thải 12.000 nhân viên trên toàn cầu Amazon vượt dự kiến khi loại bỏ hơn 18.000 việc làm Các tên tuổi khác như Microsoft, Netflix, Snapchat, Shopee cũng thực hiện những đợt cắt giảm quy mô lớn Ngoài hậu quả từ đại dịch, các yếu tố khác như lạm phát tăng cao, xung đột Nga – Ukraine, biến động giá năng lượng và sự bất ổn của thị trường tài chính toàn cầu đã khiến bức tranh việc làm càng thêm ảm đạm. Thị trường việc làm Việt Nam Tác động từ làn sóng layoff trên thế giới cũng lan đến Việt Nam, khiến nhiều doanh nghiệp trong nước buộc phải cắt giảm nhân sự nhằm ổn định dòng tiền và đảm bảo tính bền vững. Đại dịch COVID-19 vào năm 2020 đã khiến nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam bị lung lay, đặc biệt là doanh nghiệp làm việc trong ngành dịch vụ, du lịch, và sản xuất. Giai đoạn này, hàng triệu lao động tại Việt Nam bị mất việc, tạo nên làn sóng thất nghiệp lớn nhất trong nhiều năm. Tuy nhiên, tình trạng sa thải tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào giai đoạn cao điểm của đại dịch. Giai đoạn 2021-2022, nền kinh tế dần phục hồi hơn, thị trường lao động cũng có sự chuyển biến. Tuy nhiên những thách thức từ lạm phát cũng làm nhu cầu tiêu dùng sụt giảm. Ngành công nghệ và sản xuất đối mặt với cắt giảm nhân sự. Lạm phát khiến ngành công nghệ và sản xuất đối mặt với cắt giảm nhân sự Sang năm 2023, thị trường lao động trong nước đã dần hồi phục. So với bối cảnh lao đao của nhiều tập đoàn quốc tế, bức tranh việc làm tại Việt Nam cho thấy tín hiệu tích cực hơn. Dù chưa hoàn toàn thoát khỏi khó khăn, nhưng nhiều ngành nghề đã bắt đầu tái tuyển dụng và từng bước ổn định trở lại. Cách để vượt qua tình trạng Layoff hiệu quả Dù việc bị sa thải là một cú sốc lớn về mặt tinh thần và tài chính, nhưng nếu biết cách ứng phó, người lao động vẫn có thể biến khủng hoảng thành cơ hội. Dưới đây là một số bước giúp bạn chủ động vượt qua giai đoạn này: Đảm bảo quyền lợi của bản thân lên hàng đầu Ngay sau khi nhận thông báo layoff, hãy rà soát kỹ các điều khoản hợp đồng lao động và chính sách hỗ trợ của công ty để nhận về quyền lợi của mình. Những hình thức hỗ trợ và quyền lợi cần kiểm tra ngay khi bị Layoff đó là: Tiền lương còn lại: Tiền lương và tiền phép còn lại doanh nghiệp thanh toán nốt trước khi người lao động nghỉ việc. Trợ cấp thôi việc: Nhiều doanh nghiệp có thể cung cấp trợ cấp thôi việc theo hình thức thanh toán một lần hoặc định kỳ trong vài tháng. Trợ cấp thất nghiệp: Doanh nghiệp hướng dẫn bạn làm hồ sơ xin trợ cấp thất nghiệp tại cơ quan có thẩm quyền. Hồ sơ tái định hướng nghề nghiệp: Trong một số trường hợp doanh nghiệp có thể sẽ tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho bạn. Bao gồm: Tài liệu, khóa học hoặc tư vấn việc làm cho bạn sang lĩnh vực khác. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế: Kiểm tra xem doanh nghiệp bạn làm đã đóng đủ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế chưa. Nếu chưa hãy liên hệ với bộ phận nhân sự để họ đóng hoàn tất các khoản còn thiếu. Quản lý tài chính một cách nghiêm túc Nếu bạn đang tìm kiếm cách vượt qua tình trạng Layoff là gì thì đừng bỏ qua cách quản lý tài chính. Khi đối mặt với tình trạng bị sa thải, việc quản lý tài chính cá nhân trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Một chiến lược tài chính hợp lý sẽ giúp bạn duy trì cuộc sống ổn định và giảm thiểu áp lực trong giai đoạn chuyển tiếp. Cách giúp vượt qua tình trạng Layoff hiệu quả Cách quản lý tài chính nghiêm túc đó là: Đánh giá lại tình hình tài chính: Bắt đầu bằng cách rà soát toàn bộ tài sản hiện có, bao gồm: tiền tiết kiệm, quỹ dự phòng, các khoản đầu tư hoặc nguồn hỗ trợ tài chính khác. Đây là cơ sở để bạn lên kế hoạch chi tiêu sát thực tế nhất. Lập danh sách chi tiêu thiết yếu: Xác định rõ các khoản chi bắt buộc như tiền thuê nhà, điện nước, ăn uống, y tế, di chuyển... Đồng thời, cân nhắc cắt giảm hoặc tạm ngưng các khoản chi không thiết yếu như: mua sắm giải trí, du lịch hay ăn ngoài. Thiết lập ngân sách cụ thể: Đặt ra hạn mức chi tiêu hàng tháng và tuân thủ nghiêm ngặt để tránh rơi vào tình trạng “cháy túi”. Việc sử dụng các ứng dụng quản lý chi tiêu cũng có thể giúp bạn theo dõi dòng tiền hiệu quả hơn. Tìm thêm nguồn thu nhập: Nếu có thể, hãy tận dụng kỹ năng cá nhân để nhận việc freelance, làm thêm ngắn hạn hoặc bán hàng online. Ngoài ra, thu nhập từ lãi ngân hàng hoặc đầu tư nhỏ lẻ cũng là nguồn hỗ trợ không nên bỏ qua. Quản lý tốt tài chính không chỉ giúp bạn “sống sót” trong giai đoạn bị layoff mà còn là bước đệm vững chắc để chuẩn bị cho những cơ hội tiếp theo trong tương lai. Chăm sóc sức khỏe tinh thần của bản thân Khi bị Layoff chắc chắn bạn sẽ cảm thấy rất hụt hẫng và thất vọng. Tuy nhiên điều cần làm lúc này là bạn cần phải vượt qua cảm giác đó bằng cách suy nghĩ tích cực. Hãy coi như đây là thời gian nghỉ ngơi, cho bản thân thời gian để chọn hướng đi mới. Việc duy trì một tinh thần tích cực trong giai đoạn này không chỉ giúp bạn vượt qua khủng hoảng mà còn là yếu tố quan trọng để sẵn sàng cho những cơ hội mới. Ngoài ra, bạn cũng nên chủ động chia sẻ cảm xúc và hoàn cảnh hiện tại với người thân, bạn bè hoặc đồng nghiệp cũ. Đây không chỉ là cách để giải tỏa tâm lý, mà còn để mở rộng kết nối và tìm kiếm sự hỗ trợ trong hành trình tìm việc. Việc cô lập bản thân hoặc giấu kín tình trạng thất nghiệp có thể khiến áp lực tinh thần gia tăng và làm giảm năng lượng sống. Bên cạnh đó, hãy dành thời gian chăm sóc bản thân, tập luyện thể thao nhẹ nhàng, duy trì lối sống lành mạnh và tham gia các hoạt động tích cực cũng sẽ giúp cải thiện sức khỏe tâm lý. Đặc biệt, hãy tận dụng giai đoạn này để học hỏi thêm kỹ năng mới, nâng cấp bản thân. Chăm sóc sức khỏe tinh thần của bản thân khi bị Layoff Tìm kiếm, xây dựng các mối quan hệ mới Cách để vượt qua tình trạng layoff là gì tiếp theo mà chúng tôi muốn chia sẻ cho bạn đó là tìm kiếm, xây dựng các mối quan hệ mới. Khoảng thời gian sau khi nghỉ việc không chỉ là lúc để nghỉ ngơi, mà còn là cơ hội quý giá để bạn kết nối lại với bản thân và xây dựng những mối quan hệ ý nghĩa. Việc mở rộng mạng lưới kết nối xã hội sẽ giúp gia tăng cơ hội việc làm và giúp bạn phát triển kỹ năng giao tiếp, tư duy mở và khả năng thích nghi với môi trường mới. Hãy mạnh dạn tham gia các khóa học, hội thảo chuyên ngành, workshop kỹ năng hoặc các cộng đồng nghề nghiệp trực tuyến. Những hoạt động này không chỉ mang lại kiến thức chuyên môn mà còn giúp bạn gặp gỡ những người có cùng định hướng, từ đó mở ra những cơ hội hợp tác hoặc giới thiệu việc làm tiềm năng. Không ngừng học hỏi, trau dồi cho bản thân Thị trường lao động liên tục biến động, để không bị đào thải, bạn bắt buộc phải trau dồi thêm nhiều các kỹ năng cho bản thân. Việc chủ động trau dồi kỹ năng mới chính là cách giúp bạn giữ vững lợi thế cạnh tranh và mở rộng cánh cửa nghề nghiệp. Những kiến thức về công nghệ, dữ liệu, ngoại ngữ hay kỹ năng mềm như: giao tiếp, lãnh đạo, tư duy phản biện… luôn được các nhà tuyển dụng đánh giá cao. Mỗi kỹ năng bạn tích lũy hôm nay sẽ là bước đệm vững chắc cho sự bứt phá trong tương lai, nó không chỉ giúp cải thiện thu nhập mà còn tạo ra những bước tiến dài hơn trong hành trình phát triển bản thân. Vì vậy dù đang thất nghiệp thì bạn vẫn nên trau dồi cho mình các kỹ năng này nhé. Bắt đầu tìm kiếm một công việc mới Sau khi đã ổn định tinh thần và củng cố kỹ năng, đây là lúc bạn nên chủ động lên kế hoạch cho hành trình tìm kiếm công việc tiếp theo. Hãy cập nhật lại hồ sơ xin việc, CV ấn tượng đảm bảo thể hiện rõ những thành tựu, kỹ năng nổi bật và định hướng nghề nghiệp phù hợp với xu thế thị trường. Bên cạnh việc ứng tuyển trên các nền tảng tuyển dụng uy tín, bạn cũng có thể tận dụng mạng lưới quan hệ cá nhân, tham gia các sự kiện nghề nghiệp, hội thảo hoặc kết nối lại với đồng nghiệp cũ để mở rộng cơ hội. Quan trọng hơn cả, hãy giữ thái độ tích cực và kiên nhẫn. Tìm việc là một hành trình đòi hỏi thời gian và sự bền bỉ. Mỗi buổi phỏng vấn là một trải nghiệm giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân và tiến gần hơn tới cơ hội phù hợp nhất. Chủ động lên kế hoạch cho hành trình tìm kiếm công việc mới Câu hỏi thường gặp Khi tìm hiểu về layoff là gì, nhiều lao động vẫn còn rất nhiều thắc mắc mong muốn được giải đáp. Để giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn và chủ động hơn về chủ đề này, dưới đây Unica sẽ giải đáp cho những câu hỏi thường gặp xoay quanh layoff, tham khảo nhé. Câu 1: Sa thải và buộc thôi việc giống nhau không? Không giống nhau. Layoff mang nghĩa là “thôi việc” nhưng không phải là “buộc thôi việc”. Layoff áp dụng trong phạm vi doanh nghiệp (bao gồm cả nhà nước và tư nhân) trong khi buộc thôi việc lại chỉ áp dụng trong phạm vi nhà nước hay những cơ quan công lập mà thôi. Người sử dụng lao động có quyền sa thải người lao động vì nhiều lý do, còn công nhân viên chức nhà nước khi buộc thôi việc phải có quyết định của đơn vị có thẩm quyền. Câu 2: Sa thải và đơn phương chấm dứt hợp đồng có phải là một? Không phải là một. Sa thải xuất phát từ phía doanh nghiệp cho người lao động nghỉ việc, còn đơn phương chấm dứt hợp đồng là hành vi từ một phía (người lao động hoặc người sử dụng lao động) tự ý chấm dứt hợp đồng lao động mà không có sự đồng thuận của bên còn lại. Câu 3: Bị sa thải có được nhận lương không? Có. Nếu doanh nghiệp vì một lý do nào đó mà sa thải nhân viên thì sẽ phải trả đầy đủ lương theo đúng bảng chấm công. Dù bị sa thải, bạn vẫn được trả đầy đủ lương cho những ngày đã làm việc, các khoản phụ cấp, tiền lương chưa thanh toán và những quyền lợi tài chính khác (nếu có) tính đến thời điểm chấm dứt hợp đồng. Câu 4: Bị sa thải có được hưởng bảo hiểm xã hội không và trợ cấp thất nghiệp không? Đối với bảo hiểm xã hội: Người lao động vẫn được chốt sổ bảo hiểm và bảo lưu thời gian tham gia BHXH trước đó. Đối với bảo hiểm thất nghiệp: Người lao động vẫn sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp trong điều kiện đã chấm dứt hợp đồng đi kèm quyết định nghỉ việc và đã đóng bảo hiểm tối thiểu 12 tháng trước khi bị sa thải.  Kết luận Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ Layoff là gì và những ảnh hưởng mà nó mang lại đối với người lao động và doanh nghiệp. Mặc dù Layoff là một giai đoạn khó khăn, nhưng nếu nhìn nhận tích cực, bạn hoàn toàn có thể biến nó thành cơ hội để phát triển bản thân. Hãy nhớ rằng một cánh cửa khép lại luôn mở ra nhiều cơ hội mới. Chúc bạn vững vàng vượt qua và sớm tìm được hướng đi phù hợp.
12/04/2025
92 Lượt xem
Senior là gì? Mức lương của Senior bao nhiêu?
Senior là gì? Mức lương của Senior bao nhiêu? Trong quá trình tìm hiểu về thị trường lao động, chắc hẳn ít nhiều bạn đã từng nghe qua đến các thuật ngữ như: Intern, Junior hay Senior. Đây đều là những thuật ngữ phổ biến thể hiện các mức độ nắm giữ quyền hạn trong lĩnh vực đang làm việc. Trong nội dung bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn đọc thông tin Senior là gì? Kỹ năng cần trang bị để trở thành Senior xuất xắc? Hãy cùng theo chân Unica tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé. Senior là gì? Senior là thuật ngữ chuyên ngành dùng để chỉ những nhân sự có nhiều năm kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực mà họ đang làm việc. Họ là những người dày dặn kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn. Bởi vậy nên họ có khả năng xử lý công việc một cách độc lập, nhanh nhạy và đưa ra được các quyết định hiệu quả trong công việc. Senior là gì? Thông thường, để được xét vào vị trí Senior, ứng viên cần có ít nhất từ 4–5 năm kinh nghiệm trở lên. Khác với các vị trí như Intern hay Fresher vốn thiên về học hỏi, Senior là “người cầm lái” trong nhóm, Senior thường là người định hướng và hỗ trợ các cấp thấp hơn. Vì thế, ngoài năng lực chuyên môn vững chắc, họ còn cần có tư duy quản lý, khả năng huấn luyện đội nhóm và giao tiếp hiệu quả. Phân loại Senior Bên cạnh khái niệm Senior là gì thì phân loại Senior như thế nào cũng là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Tùy vào từng doanh nghiệp và lĩnh vực hoạt động, vị trí Senior có thể được phân chia thành nhiều cấp độ khác nhau, dựa theo quy mô công ty, phạm vi công việc hoặc chức năng phòng ban. Thông thường, Senior được chia thành 2 loại chính sau: Senior Executive Senior Executive là chuyên viên cấp cao hay giám đốc điều hành trong một bộ phận cụ thể của doanh nghiệp. Họ chịu trách nhiệm định hướng toàn bộ tổ chức và đưa ra những quyết định chiến lược. Senior Executive là những người có chuyên môn sâu, đã trải qua nhiều năm kinh nghiệm trong ngành và có khả năng xử lý công việc độc lập, đưa ra giải pháp cho những tình huống phức tạp trong lĩnh vực phụ trách. Công việc thực hiện: Trực tiếp thực hiện các công việc chuyên môn có tính chất chuyên sâu. Đề xuất giải pháp cải tiến quy trình làm việc để tăng hiệu suất và chất lượng. Hỗ trợ, hướng dẫn Junior và Fresher trong bộ phận, đóng vai trò mentor trong nhóm. Báo cáo kết quả công việc cho cấp quản lý trực tiếp (Manager hoặc Trưởng phòng). Đảm bảo các đầu việc được thực hiện đúng tiến độ, đúng yêu cầu chuyên môn. Senior được phân ra thành Senior Executive và Senior Manager Senior Manager Senior Manager là quản lý cấp cao, người đứng đầu một phòng ban hoặc chịu trách nhiệm điều hành một nhóm lớn trong doanh nghiệp. Họ chịu trách nhiệm chính trong việc định hướng và điều hành các hoạt động của phòng ban mà họ quản lý,. Đồng thời họ cũng là người chịu trách nhiệm chính cho các quyết định. Senior Manager không chỉ là người có chuyên môn mà còn sở hữu kỹ năng lãnh đạo, tư duy chiến lược và khả năng quản trị nhân sự hiệu quả. Công việc thực hiện: Lập kế hoạch và định hướng chiến lược cho bộ phận/phòng ban phụ trách. Quản lý đội ngũ nhân sự dưới quyền, phân công công việc, đánh giá hiệu quả làm việc. Phối hợp với các phòng ban khác để đảm bảo vận hành thông suốt toàn doanh nghiệp. Đưa ra quyết định quan trọng liên quan đến tài chính, nhân sự, kế hoạch phát triển,... Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về kết quả hoạt động của bộ phận mình quản lý. Mô tả công việc của Senior Khác với Intern, Fresher hay Junior, vị trí Senior không chỉ đơn thuần là việc thực hiện các đầu việc chuyên môn mà còn đảm nhận vai trò kết nối, dẫn dắt và tối ưu hóa hiệu quả công việc trong nhóm. Với kinh nghiệm dày dặn, họ thường là người đảm bảo chất lượng, đồng thời hỗ trợ cấp quản lý trong nhiều hoạt động vận hành. Cụ thể, một nhân sự ở vị trí Senior sẽ thực hiện các nhiệm vụ như sau: Tiếp cận và tìm hiểu nhu cầu khách hàng: Chủ động giao tiếp với khách hàng để nắm bắt nhu cầu, từ đó tích hợp các yếu tố phù hợp vào quy trình làm việc nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ. Phát triển chuyên môn theo hướng chuyên sâu: Tối ưu hóa nghiệp vụ dựa trên kiến thức và kinh nghiệm tích lũy, đóng góp vào việc cải tiến quy trình, công nghệ hoặc mô hình vận hành hiện có. Hướng dẫn, đào tạo nhân sự mới: Hỗ trợ Junior, Fresher và Intern trong việc tiếp cận công việc, chia sẻ kinh nghiệm và góp phần xây dựng đội ngũ nhân viên kề cận chất lượng. Đề xuất giải pháp cải tiến: Chủ động đưa ra những ý tưởng, giải pháp mới giúp cải thiện hiệu quả công việc, tiết kiệm chi phí, thời gian hoặc mở rộng cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp. Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu: Bao gồm việc lập báo cáo, đánh giá hiệu suất, tham gia họp nhóm, họp bộ phận và thực hiện các nhiệm vụ được giao từ cấp trên. Senior có nhiệm vụ kết nối, dẫn dắt và tối ưu hóa hiệu quả công việc trong nhóm. Những kỹ năng cần thiết để trở thành Senior Để chinh phục vị trí Senior và khẳng định năng lực trong doanh nghiệp, Senior không chỉ cần kinh nghiệm chuyên môn mà còn phải trang bị một loạt kỹ năng mềm và kỹ năng quản lý. Dưới đây là những kỹ năng quan trọng giúp bạn trở thành một Senior thực thụ, hãy khám phá nhé. Kỹ năng lãnh đạo Lãnh đạo là yếu tố tiên quyết để khẳng định vai trò của vị trí Senior trong đội ngũ. Ở vị trí Senior, bạn không chỉ làm việc độc lập mà còn thường xuyên phải hướng dẫn, hỗ trợ và đôi khi quản lý một nhóm nhỏ gồm các Junior, Fresher hay Intern. Vì vậy, kỹ năng lãnh đạo đóng vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết. Việc sở hữu kỹ năng lãnh đạo tốt sẽ giúp bạn: Phân chia công việc hợp lý cho các thành viên trong nhóm. Xử lý linh hoạt các mâu thuẫn hoặc vướng mắc phát sinh. Tạo động lực và truyền cảm hứng để cả nhóm cùng phát triển. Đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc theo đúng kỳ vọng của cấp trên. Kỹ năng làm việc nhóm Senior phải đảm nhiệm những nhiệm vụ khó hơn và hầu như những nhiệm vụ này phải cần sự hỗ trợ của đội nhóm mới hoàn thành hiệu quả được. Vì vậy, để trở thành một Senior xuất sắc bạn bắt buộc phải trau dồi kỹ năng làm việc nhóm. Đây là yếu tố then chốt giúp họ phối hợp hiệu quả với đồng nghiệp trong cùng bộ phận hoặc liên phòng ban. Senior có kỹ năng làm việc nhóm tốt sẽ dễ dàng phối hợp với các đồng nghiệp để hoàn thành công việc đúng tiến độ và đạt chất lượng cao. Kỹ năng làm việc nhóm hỗ trợ thúc đẩy công việc hợp tác hiệu quả hơn. Kỹ năng đàm phán Ở vị trí Senior, đàm phán trở thành một phần không thể thiếu trong công việc hàng ngày. Bởi khi ở vị trí cao họ sẽ thường xuyên phải làm việc trực tiếp với khách hàng, trao đổi với đối tác hoặc thương lượng kế hoạch cùng cấp trên để đưa ra phương án tối ưu. Sở hữu kỹ năng đàm phán tốt không chỉ giúp Senior đạt được kết quả cao trong giao tiếp, mà còn tạo điều kiện để nâng cao hiệu suất làm việc và khẳng định năng lực cá nhân. Senior cần có kỹ năng đàm phán tốt để đạt kết quả cao trong công việc Đối với vị trí Senior kỹ năng đàm phán đóng vai trò vô cùng quan trọng. Một Senior biết cách đàm phán hiệu quả sẽ dễ dàng tạo dựng được lòng tin với cả nội bộ và khách hàng, từ đó mở rộng cơ hội phát triển và thăng tiến trong sự nghiệp. Kỹ năng giải quyết vấn đề Nhắc đến các kỹ năng cần có của Senior là gì không thể không nhắc đến kỹ năng giải quyết vấn đề. Ở vị trí Senior, việc đưa ra các phương án xử lý cho những tình huống khó khăn không còn là lựa chọn, mà là một phần không thể thiếu trong công việc. Những vấn đề mà Junior và Fresher không xử lý được thì Senior chính là người đứng ra giải quyết. Chính vì thế, để trở thành một Senior tài năng bạn bắt buộc phải có kỹ năng giải quyết vấn đề. Kỹ năng giải quyết vấn đề đóng vai trò quan trọng, nó không chỉ giúp giải quyết linh hoạt và nhanh chóng các vấn đề mà còn giúp giảm thiểu những rủi ro trong quá trình làm việc. Kỹ năng quan sát Ngoài những kỹ năng đã chia sẻ ở trên thì để trở thành một Senior xuất sắc bạn cũng không thể bỏ qua kỹ năng quan sát. Với Senior, kỹ năng quan sát không đơn thuần là nhìn thấy mà còn là hiểu sâu và nắm bắt kịp thời những vấn đề đang diễn ra. Nhờ sự nhạy bén khả năng quan sát chính xác, họ có thể sớm phát hiện các rủi ro tiềm ẩn và chủ động đưa ra biện pháp xử lý trước khi vấn đề trở nên nghiêm trọng. Kỹ năng này giúp Senior đánh giá được tình hình thực tế để đề xuất những giải pháp cải thiện đóng góp cho quá trình phát triển chung của doanh nghiệp. Trong vai trò hỗ trợ và dẫn dắt các Fresher hay Junior, kỹ năng quan sát cũng là “chìa khóa” để nhận diện điểm mạnh, điểm yếu của từng thành viên, từ đó có phương pháp kèm cặp, định hướng hiệu quả hơn cho đội nhóm. Kỹ năng tư duy, phân tích Một trong những kỹ năng quan trọng bắt buộc một Senior cần có đó là khả năng tư duy, phân tích vấn đề và giải quyết vấn đề ở mức độ phức tạp . Đối với các vấn đề đang đối diện, Senior không chỉ tiếp nhận một cách thụ động mà còn biết cách đặt câu hỏi, nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau để tìm ra nguyên nhân cốt lõi. Từ đó, đưa ra được phương hướng giải quyết đúng đắn và hiệu quả nhất. Tư duy phân tích từ góc độ sâu giúp Senior đưa ra được những đánh giá chính xác và các quyết định chiến lược phù hợp giúp tối ưu quy trình làm việc, cải thiện hiệu suất và góp phần định hướng phát triển cho cả nhóm. Đây cũng là nền tảng giúp họ đưa ra những đề xuất có giá trị, mang lại lợi ích dài hạn cho doanh nghiệp. Tư duy phân tích từ góc độ sâu giúp Senior đưa ra được những đánh giá chính xác Kỹ năng ra quyết định Senior nên có kỹ năng ra quyết định để đảm bảo công việc được thực hiện đúng tiến độ, đạt hiệu quả tối ưu và hướng đến các mục tiêu kinh doanh đã đề ra. Trong quá trình làm việc, sẽ có nhiều tình huống phát sinh đòi hỏi phải đưa ra lựa chọn nhanh chóng nhưng chính xác. Những lúc này, Senior nếu có kỹ năng ra quyết định thì doanh nghiệp sẽ không gặp khó khăn và không bị gián đoạn trong quá trình hoạt động. Việc ra quyết định kịp thời và hợp lý không chỉ giúp công việc diễn ra trôi chảy mà còn thể hiện tư duy chiến lược, khả năng chịu trách nhiệm cũng như độ nhạy bén trong xử lý vấn đề. Một Senior có kỹ năng ra quyết định tốt sẽ là chỗ dựa tin cậy cho đội nhóm, đồng thời góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của tổ chức. Kỹ năng giao tiếp Kỹ năng cuối cùng mà một Senior cần có mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đó là kỹ năng giao tiếp. Senior sở hữu kỹ năng giao tiếp tốt giúp đảm bảo việc truyền đạt thông tin rõ ràng, mạch lạc đến các thành viên trong nhóm và khách hàng. Đồng thời, giúp xây dựng môi trường làm việc tích cực, tăng khả năng hợp tác, giảm thiểu hiểu lầm và nâng cao hiệu suất chung. Bên cạnh đó, kỹ năng giao tiếp cũng là yếu tố quan trọng giúp Senior tạo dựng uy tín cá nhân và lan tỏa ảnh hưởng tích cực đến tập thể. Phân biệt Senior và Junior Hiện nay rất nhiều người đang nhầm lẫn giữa 2 khái niệm là Senior và Junior, nghĩ rằng nó là một, tuy nhiên nó lại là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Sau đây là bảng phân biệt Junior và Senior là gì cho bạn đọc tham khảo: Tiêu chí phân biệt Senior Junior Kinh nghiệm Có từ 3–5 năm kinh nghiệm trở lên trong lĩnh vực chuyên môn. Có từ 1–2 năm kinh nghiệm làm việc thực tế. Kỹ năng chuyên môn Thành thạo kỹ năng chuyên môn, có khả năng xử lý các vấn đề phức tạp và đưa ra giải pháp hiệu quả. Đã áp dụng được kiến thức vào thực tế và đang trong quá trình hoàn thiện kỹ năng chuyên môn. Mức độ làm việc độc lập Làm việc độc lập, chủ động giải quyết công việc và hỗ trợ các thành viên cấp dưới.i Có thể làm việc độc lập ở mức cơ bản, nhưng vẫn cần sự hỗ trợ từ cấp trên. Nhiệm vụ chính Làm nhiệm vụ chủ chốt trong nhóm; dẫn dắt dự án, phân công công việc và đảm bảo tiến độ, chất lượng công việc. Tham gia vào các dự án với vai trò hỗ trợ; bắt đầu đảm nhận một số nhiệm vụ độc lập.  Tiếp xúc, làm quen dần với các vấn đề đơn giản, bình tĩnh, linh hoạt để giải quyết các vấn đề phức tạp hơn Mức độ trách nhiệm Trách nhiệm trung bình; bắt đầu chịu trách nhiệm về chất lượng công việc của bản thân. Trách nhiệm cao; chịu trách nhiệm về kết quả công việc của nhóm, hỗ trợ và phát triển năng lực cho các thành viên cấp dưới. Cơ hội phát triển Có thể thăng tiến lên các vị trí quản lý cấp cao như Team Leader, Manager hoặc chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn. Sau khi hoàn thiện kỹ năng và tích lũy đủ kinh nghiệm, có thể thăng tiến lên vị trí Senior. Phân biệt Senior và Junior Mức lương của Senior bao nhiêu? Cũng như những vị trí khác thì mức lương của Senior sẽ không cố định vì nó còn bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nhau như: kinh nghiệm, lĩnh vực đang làm,... Theo như thống kê cho biết: Mức lương của Senior thường cao hơn mặt bằng chung do yêu cầu cao về chuyên môn, kinh nghiệm và kỹ năng. Tùy theo ngành nghề và khu vực làm việc, mức lương trung bình của vị trí Senior tại Việt Nam có thể dao động từ 22 triệu đến hơn 60 triệu đồng/tháng. Lộ trình trở thành Senior của một sinh viên mới ra trường Lộ trình trở thành Senior của một sinh viên mới ra trường không chỉ là quá trình tích lũy kinh nghiệm, mà còn là hành trình phát triển kỹ năng, tư duy và trách nhiệm nghề nghiệp. Dưới đây là hành trình cụ thể cung cấp cái nhìn khách quan nhất cho bạn tham khảo: Bắt đầu với vị trí Intern hoặc Fresher (0 – 1 năm kinh nghiệm): Giai đoạn đầu, sinh viên mới ra trường thường đảm nhận các vị trí như Intern (thực tập sinh) hoặc Fresher (nhân viên mới chưa có kinh nghiệm). Mục tiêu của giai đoạn này là làm quen với môi trường làm việc thực tế, học hỏi quy trình, rèn luyện thái độ chuyên nghiệp và kỹ năng mềm cơ bản. Phát triển tại vị trí Junior (1 – 3 năm kinh nghiệm): Sau khi đã quen với công việc và tích lũy được một số kỹ năng chuyên môn, bạn sẽ được nâng cấp lên vị trí Junior. Đây là thời điểm bạn bắt đầu làm việc độc lập hơn, xử lý các đầu việc rõ ràng và nhận được sự đánh giá trực tiếp từ cấp trên. Kỹ năng làm việc nhóm, tư duy logic và khả năng chịu áp lực sẽ được trau dồi mạnh mẽ trong giai đoạn này. Vươn lên thành Senior (từ 3 – 5 năm kinh nghiệm trở lên): Khi bạn đã nắm vững chuyên môn, có khả năng tự ra quyết định, và biết đề xuất, cải tiến quy trình làm việc, bạn sẽ dần bước vào vị trí Senior. Ở cấp bậc này, bạn không chỉ làm việc chuyên sâu, mà còn hỗ trợ, đào tạo các Junior/Fresher, đồng thời gánh vác trách nhiệm lớn hơn trong các dự án của công ty. Tích lũy thêm kỹ năng quản lý và định hướng phát triển lâu dài: Sau khi trở thành Senior, nếu có định hướng, bạn có thể tiếp tục phát triển lên các vị trí cao hơn như Team Leader, Manager, hoặc chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực của mình. Kết luận Với những nội dung chia sẻ trên đây chắc chắn bạn đọc đã hiểu rõ về Senior, nắm chắc khái niệm Senior là gì và những thông tin có liên quan. Tóm lại, Senior là vị trí quan trọng, là cấp bậc mà nhiều người hướng đến trong sự nghiệp. Để trở thành Senior, bạn cần không ngừng học hỏi, nâng cao năng lực và kiên trì phát triển từng ngày. Chúc bạn thành công nhé.
12/04/2025
73 Lượt xem
CV là gì? Một số lưu ý khi viết CV xin việc
CV là gì? Một số lưu ý khi viết CV xin việc CV không chỉ là bản tóm tắt thông tin cá nhân mà còn là phương tiện giúp ứng viên tiếp cận nhà tuyển dụng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Vì vậy trong thị trường tuyển dụng. CV đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó giống như là “giấy thông hành” không thể thiếu với bất kỳ ai đang có nhu cầu kiếm việc. Để hiểu cụ thể CV là gì? Một bản CV chuẩn chỉnh cần có những mục nào và cách làm CV như thế nào? Bạn hãy tham khảo nội dung trong bài viết dưới đây nhé. CV là gì?  CV là gì? CV là viết tắt của “Curriculum Vitae” – cụm từ gốc Latin dịch ra theo nghĩa Tiếng việt nghĩa là sơ yếu lý lịch dùng để xin việc. Trong lĩnh vực tuyển dụng, CV không đơn thuần là sơ yếu lý lịch mà còn là bản tóm tắt ngắn gọn, cô đọng các thông tin quan trọng về quá trình học tập, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng, điểm mạnh - điểm yếu và thành tích cá nhân của ứng viên. CV là gì? Khác với tờ khai lý lịch thông thường, CV sẽ được thiết kế chuyên nghiệp và được đầu tư kỹ lưỡng về hình thức. Mục đích gây ấn tượng đầu tiên với nhà tuyển dụng. Một bản CV rõ ràng, súc tích và trình bày khoa học chính là chìa khóa giúp bạn gây được ấn tượng mạnh mẽ với nhà tuyển dụng. Ở phương diện nhà tuyển dụng, CV giống như công cụ hỗ trợ phân loại ứng viên. Thông qua CV, nhà tuyển dụng “sàng lọc” được những ứng viên tiềm năng để mời đi phỏng vấn. Tại sao cần chuẩn bị CV xin việc Trong tuyển dụng, CV được xem là tài liệu quan trọng nhất. Việc chuẩn bị một CV xin việc chuyên nghiệp là điều bắt buộc nếu bạn muốn ghi điểm với nhà tuyển dụng. Dưới đây là những lý do giải đáp vì sao CV lại quan trọng đến vậy: Công cụ sàng lọc đầu tiên: Nhà tuyển dụng thường nhận được hàng chục, thậm chí hàng trăm hồ sơ cho một vị trí. . Với số lượng hồ sơ gửi về cho mỗi vị trí thường rất lớn, không phải nhà tuyển dụng nào cũng có thời gian phỏng vấn từng người. CV trở thành công cụ sàng lọc hiệu quả, giúp họ nhanh chóng nhận diện những ứng viên tiềm năng và loại bỏ những hồ sơ chưa phù hợp ngay từ vòng đầu. Tổng hợp thông tin quan trọng: CV cung cấp cái nhìn tổng quan về ứng viên: từ thông tin cá nhân, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc cho đến kỹ năng chuyên môn. Tiết kiệm thời gian cho nhà tuyển dụng: Thay vì phải phỏng vấn từng người, CV giúp họ nhanh chóng lọc ra những hồ sơ tiềm năng, phù hợp với yêu cầu công việc. Tạo ấn tượng ban đầu: Một bản CV được trình bày khoa học, rõ ràng và chuyên nghiệp sẽ giúp bạn nổi bật hơn so với các ứng viên khác. Đầu tư thời gian để hiểu và viết CV đúng cách chính là bước đi đầu tiên – nhưng vô cùng quan trọng trên hành trình chinh phục nhà tuyển dụng. CV xin việc gồm những nội dung gì? Sau khi đã hiểu CV là gì, bước tiếp theo bạn cần nắm rõ để thiết kế được những CV chuyên nghiệp đó là hiểu về nội dung, nắm chắc các thành phần cơ bản cấu tạo nên một bản CV đầy đủ, chuyên nghiệp. Dưới đây là những mục không thể thiếu trong CV xin việc: Thông tin cá nhân Đây là phần quan trọng và bắt buộc CV phải có. Thông tin cá nhân bao gồm: Họ tên, ngày sinh, số điện thoại, địa chỉ thường trú, email,... Những thông tin này giúp nhà tuyển dụng biết bạn là ai và dễ dàng liên hệ với bạn khi cần. Phần thông tin là phần bắt buộc của bản CV Trình độ học vấn Trình độ học vấn thể hiện mức độ kiến thức, kỹ năng mà ứng viên đã tích lũy được qua quá trình học tập và đào tạo. Nhà tuyển dụng sẽ nhìn vào yếu tố này để xem ứng viên có kỹ năng chuyên môn và trình độ phù hợp với công việc hay không. Vì vậy ở phần này bạn hãy liệt kê đầy đủ những chứng chỉ và bằng cấp bạn đã học được nhé. Hãy liệt kê các cấp học từ cao đẳng, đại học trở lên, kèm theo thời gian học, chuyên ngành, tên trường và kết quả (loại bằng cấp). Bạn cũng có thể bổ sung các khóa học nghiệp vụ, chuyên môn từng tham gia. Kinh nghiệm làm việc Nếu bạn là sinh viên mới ra trường, có thể thay thế bằng các hoạt động thực tập, tình nguyện hoặc dự án cá nhân liên quan. Kinh nghiệm làm việc là thước đo để nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên. Vì vậy tại phần này bạn nên trình bày thật kỹ. Kinh nghiệm làm việc chính là “chìa khóa vàng” để ứng viên gây ấn tượng với nhà tuyển dụng nên cần trình bày cụ thể. Tại phần này, bạn hãy nêu rõ những công việc đã làm trước đây – đặc biệt là các vị trí liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển. Trình bày đầy đủ các thông tin, bao gồm: Tên công ty, Thời gian công tác/làm việc, Tên vị trí/chức danh, Mô tả ngắn gọn về vai trò, trách nhiệm, Thành tựu đã đạt được,... Kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm Nhà tuyển dụng thường sẽ nhìn vào phần kỹ năng chuyên môn để đánh giá xem bạn có đủ khả năng hoàn thành tốt các nhiệm vụ công việc không. Từ đó, đánh giá xem bạn có phù hợp với vị trí ứng tuyển không. Vì vậy ở phần này bạn cần nhấn mạnh vào những kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm mà bản thân đang sở hữu. Thông thường những kỹ năng này bao gồm: Kỹ năng tối thiểu (tin học, ngoại ngữ, thiết kế, lập trình...) và kỹ năng mềm (giao tiếp, teamwork, thuyết trình, giải quyets vấn đề, thích nghi, quản lý thời gian,...). Đây là yếu tố quan trọng giúp nhà tuyển dụng đánh giá khả năng thích nghi và làm việc của bạn. Mục tiêu nghề nghiệp Nhà tuyển dụng nào cũng muốn tuyển người có mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng để hiểu rõ hơn về định hướng công việc của bạn. Vì vậy, phần nội dung này trong CV ứng viên cũng phải chú trọng đầu tư. Hãy trình bày ngắn gọn định hướng nghề nghiệp ngắn hạn và dài hạn để nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về bạn. Ngoài ra, mục tiêu nghề nghiệp cũng nên viết ngắn gọn, xúc tích, nhấn mạnh trực tiếp vào mục tiêu và định hướng của bản thân. Một mục tiêu rõ ràng sẽ thể hiện bạn là người có kế hoạch, biết mình muốn gì và đang nỗ lực vì điều đó. Mục tiêu nghề nghiệp nên viết ngắn gọn, xúc tích Giải thưởng và chứng chỉ Nếu từng đạt được thành tích nổi bật hoặc sở hữu các chứng chỉ quốc tế như IELTS, TOEIC, MOS..., đừng ngần ngại đưa vào để tăng điểm cộng cho hồ sơ của bạn. Đây chính là điểm cộng để bạn hơn những ứng viên khác bởi nhà tuyển dụng nào cũng muốn tuyển dụng người có nhiều thành tích. Hoạt động ngoại khóa Các hoạt động tình nguyện, câu lạc bộ, dự án xã hội... cũng sẽ là điểm cộng giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng. Trong mắt nhà tuyển dụng những người có sự năng động, chủ động trong học tập và công việc sẽ yếu tố mà họ đánh giá cao. Sở thích cá nhân Mục này tuy nhỏ nhưng cũng có thể tạo sự kết nối giữa bạn và văn hóa doanh nghiệp. Một vài sở thích phù hợp cũng giúp CV của bạn trở nên gần gũi và thu hút nhà tuyển dụng hơn. Những lưu ý khi viết CV xin việc Viết CV xin việc tưởng chừng đơn giản nhưng lại đòi hỏi sự chỉn chu và cẩn thận trong từng chi tiết. Để hồ sơ của bạn nổi bật giữa hàng trăm hồ sơ của các ứng viên khác, bạn hãy đặc biệt lưu ý những điều sau: Trình bày rõ ràng, đẹp mắt: CV cần được trình bày gọn gàng, chuyên nghiệp, hạn chế sử dụng quá nhiều màu sắc gây rối mắt. Một CV đơn giản nhưng khoa học, dễ nhìn sẽ giúp nhà tuyển dụng tập trung hơn vào nội dung bạn muốn thể hiện. Chọn lọc thông tin – ngắn gọn và súc tích: Nội dung CV chỉ nên gói gọn trong 1–2 trang A4. Tránh lan man, dài dòng bởi nhà tuyển dụng thường không có nhiều thời gian đọc hết các CV quá dài. Định dạng chuyên nghiệp – ưu tiên file PDF: Khi nộp CV online, hãy lưu ở định dạng PDF để tránh lỗi hiển thị font chữ hay bố cục. Hạn chế gửi file Word hoặc các định dạng thiết kế không phổ biến dễ gây khó khăn khi mở file. Loại bỏ thông tin không liên quan: Những kinh nghiệm không phù hợp, chứng chỉ không cần thiết... chỉ khiến CV của bạn loãng và thiếu trọng tâm. Hãy đảm bảo mỗi dòng trong CV đều có giá trị thuyết phục nhà tuyển dụng. CV xin việc cần tập trung vào những thông tin chính có liên quan đến công việc ứng tuyển Tạo điểm nhấn cá nhân: Hãy thể hiện phong cách và cá tính riêng  từ thiết kế cho đến cách mô tả bản thân để tạo điểm nhấn cá nhân của mình. Một chi tiết nhỏ nhưng khác biệt cũng có thể khiến bạn được nhớ đến giữa “rừng” CV đồng dạng. Trung thực và có dẫn chứng: Mọi thông tin đưa vào CV cam kết phải đúng sự thật. Trong quá trình phỏng vấn có thể nhà tuyển dụng sẽ đặt câu hỏi liên quan. Vì vậy ứng viên cần tuyệt đối tránh thổi phồng hay "tô vẽ" thông tin quá mức. Kiểm tra lỗi chính tả, ngữ pháp: Một lỗi chính tả nhỏ cũng đủ khiến CV của bạn bị đánh giá thiếu chuyên nghiệp. Vì vậy, hãy đọc lại thật kỹ hoặc nhờ người khác kiểm tra giúp trước khi gửi đi. Đưa thông tin quan trọng lên đầu: Nhà tuyển dụng có rất ít thời gian nên để gây ấn tượng trong khoảng thời gian ngắn, bạn nên đưa những thông tin quan trọng lên đầu. Việc đề cập kỹ năng chuyên môn, thành tựu, phù hợp với tiêu chí của nhà tuyển dụng ngay từ đầu giúp đảm bảo rằng bạn sẽ ghi điểm ngay với nhà tuyển dụng. Những sai lầm cần tránh trong lúc viết CV Một bản CV chuyên nghiệp không chỉ nằm ở việc bạn viết gì, mà còn là cách bạn trình bày và chọn lọc nội dung như thế nào để ghi điểm đối với nhà tuyển dụng. Dưới đây là những lỗi phổ biến khiến CV mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng, bạn cần đặc biệt chú ý nhé: Nội dung không có giá trị ở phần giới thiệu Phần mở đầu CV – giới thiệu/tóm tắt bản thân chính là nội dung đầu tiên mà nhà tuyển dụng tiếp cận. Vì vậy ở phần này ứng viên cần phải viết những thông tin có giá trị của bản thân để thu hút nhà tuyển dụng khiến họ nghĩ họ cần bạn. Ở phần này nếu bạn viết chung chung, sáo rỗng hoặc không thể hiện điểm mạnh nổi bật thì khả năng cao nhà tuyển dụng sẽ bỏ qua phần còn lại và đánh trượt CV của bạn. Kinh nghiệm viết CV đó là: Hãy viết phần giới thiệu ngắn gọn, rõ nét về chuyên môn, kinh nghiệm nổi bật và định hướng nghề nghiệp. Tập trung vào giá trị bạn mang lại cho công việc, đừng chỉ liệt kê thông tin cá nhân một cách khô khan. Trình bày tất cả kinh nghiệm làm việc và không theo trình tự nhất định CV không phải cứ dài, cứ chi tiết là sẽ ấn tượng. Một bản CV được coi là hoàn hảo và được đánh giá cao là phải nhất quán, kinh nghiệm làm việc theo một trình tự nhất định. Việc liệt kê tất cả công việc từng làm, kể cả những việc không liên quan đến vị trí ứng tuyển, khiến CV bị loãng và thiếu trọng tâm. Sai lầm cần tránh trong quá trình viết CV Hãy ưu tiên sắp xếp kinh nghiệm theo thứ tự thời gian đảo ngược, tức là gần nhất đến xa hơn. Đồng thời, chỉ ưu tiên chọn những kinh nghiệm thực sự phù hợp với vị trí bạn đang ứng tuyển. Ngoài ra nếu có thể bạn hãy đưa ra dẫn chứng để những thông tin kinh nghiệm làm việc được thuyết phục hơn. Tất cả những điều này giúp CV của bạn rõ ràng và chuyên nghiệp hơn trong mắt nhà tuyển dụng. Tránh sai chính tả, ngữ pháp Sai chính tả, lỗi ngữ pháp trong CV llà lỗi tối kỵ bắt buộc phải không được mắc phải. Dù bạn có kinh nghiệm phong phú hay mục tiêu rõ ràng đến đâu nhưng mắc lỗi chính tả hoặc câu văn sai ngữ pháp cũng đủ khiến CV mất điểm nghiêm trọng. Việc này khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn thiếu cẩn thận, thiếu chuyên nghiệp – điều không nên có ở bất kỳ vị trí công việc nào. Trước khi gửi CV, hãy dành thời gian kiểm tra lại kỹ nội dung, có thể dùng công cụ kiểm tra chính tả hoặc nhờ người có chuyên môn đọc lại giúp bạn. Hướng dẫn cách viết CV xin việc đơn giản Hiện nay trên mạng có nhiều mẫu để ứng viên lựa chọn sử dụng làm CV cho mình. Tuy đã có mẫu sẵn nhưng ứng viên vẫn phải nắm được cách điền các thông tin để hoàn thành tốt nhất bản CV của mình. Sau đây là hướng dẫn chi tiết cách viết CV xin việc cho bạn tham khảo: Cách viết phần thông tin cá nhân Thông tin cá nhân của bản thân phải bao gồm đầy đủ các thông tin như: họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, địa chỉ liên lạc. Thông tin này nhà tuyển dụng sẽ cần để liên lạc với ứng viên khi cần nên cần phải đảm bảo chính xác 100%. Ngoài thông tin liên lạc cá nhân, phần thông tin bạn cũng phải cập nhật thông tin ảnh đại diện. Hãy ưu tiên chèn ảnh chân dung phù hợp và trực diện, tránh ảnh mờ và không liên quan. Ảnh CV cần mặc trang phục lịch sự, chỉn chu, tránh chọn những tấm ảnh mặc trang phục quá thoải mái. Khi làm CV bạn cần cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân của mình Cách viết mục tiêu công việc Mục tiêu nghề nghiệp thể hiện định hướng tương lai và thái độ nghiêm túc với công việc, mong muốn cống hiến cho công ty. Vì vậy nội dung mục tiêu công việc cần: Nêu rõ vị trí ứng tuyển hoặc tên công ty. Trình bày mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cụ thể, có thể đo lường. Hướng mục tiêu gắn với lợi ích doanh nghiệp (ví dụ: tăng doanh thu, mở rộng thị trường). Cách viết phần học vấn Tóm tắt ngắn gọn quá trình học tập và những thành tựu nổi bật liên quan đến vị trí ứng tuyển. Bao gồm: Thời điểm nhập học, tốt nghiệp, tên trường, chuyên ngành và thông tin mô tả thêm như điểm trung bình. Nội dung phần học vấn nên:  Ghi rõ thời gian học, tên trường, chuyên ngành, tổng kết điểm trung bình (nếu cao). Đính kèm đề án, nghiên cứu, giải thưởng hoặc khóa học chuyên môn nếu có. Cách viết phần kinh nghiệm làm việc Kinh nghiệm làm việc là phần quan trọng hàng đầu giúp nhà tuyển dụng đánh giá khả năng phù hợp của bạn với vị trí. Phần kinh nghiệm làm việc cần mô tả một cách ngắn gọn về công việc chính bản thân đã từng làm. Bao gồm: Liệt kê theo thứ tự thời gian, công việc làm gần đây nhất nêu trước các công việc trước đó. Đưa ra minh chứng cụ thể, hoặc số liệu xác thực ( ví dụ doanh thu tăng bao nhiêu %, kiếm về bao nhiêu khách hàng …). Chọn lọc ra các công việc có liên quan đến vị trí đang ứng tuyển để ghi vào trong CV. Trình bày thật kỹ phần kinh nghiệm làm việc trong CV Cách viết sở thích, các kỹ năng Ngoài những phần đã chia sẻ ở trên thì phần sở thích và các kỹ năng cũng là phần mà nhà tuyển dụng rất thích và quan tâm khi đọc CV của ứng viên. Khi viết phần này, bạn nên chọn những sở thích, kỹ năng phù hợp với vị trí ứng tuyển để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Hãy liệt kê những sở thích, kỹ năng mềm để nhà tuyển dụng cảm thấy tò mò. Các kỹ năng mềm như: kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp, giải quyết vấn đề,... đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của mỗi cá nhân. Vì vậy, ứng viên nên cho vào CV để tạo nên sự khác biệt, thể hiện rằng bạn là ứng viên toàn diện. Các mẫu CV xin việc ấn tượng cho ứng viên tham khảo Dưới đây là các mẫu CV ấn tượng cho bạn đọc tham khảo: Mẫu CV theo style đơn giản (Tại đây) Mẫu CV theo vị trí ứng tuyển (Tại đây) Mẫu CV kiểu thư pháp (Tại đây) Mẫu CV đơn giản miễn phí (Tại đây) Mẫu CV xin việc đẹp mới 2025 (Tại đây) Kết luận Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến CV là gì? Cách viết CV hiệu quả để thu hút nhà đầu tư. Có thể nói, CV đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó là phương tiện cần thiết nhất để chúng ta xin được việc làm thành công và nhanh chóng nhất. Hy vọng với những thông tin trên đây, chúng tôi đã giúp bạn tạo được một CV tiêu chuẩn để cơ hội làm việc với vị trí mà bạn ứng tuyển. Chúc bạn tìm được việc làm và ứng tuyển thành công được vào vị trí mình mong muốn.
12/04/2025
77 Lượt xem
COO là gì? Điểm khác nhau giữa COO và CEO, CPO, CFO, CHRO
COO là gì? Điểm khác nhau giữa COO và CEO, CPO, CFO, CHRO COO là một trong những chức danh quan trọng trong bộ máy quản trị doanh nghiệp. COO đóng vai trò chủ chốt, là người chịu trách nhiệm và điều hành trực tiếp mọi hoạt động vận hành hàng ngày của doanh nghiệp, đảm bảo mọi quy trình nội bộ diễn ra hiệu quả và đồng bộ với chiến lược phát triển chung. Để hiểu rõ hơn định nghĩa COO là gì? Vai trò chức danh COO? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong nội dung bài viết mà Unica chia sẻ dưới đây. COO là gì? COO là viết tắt của Chief Operations Officer, được hiểu theo nghĩa tiếng Việt là Giám đốc vận hành hoặc Giám đốc điều hành hoạt động. Đây là vị trí lãnh đạo cấp cao trong doanh nghiệp, chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ các hoạt động hàng ngày và đảm bảo mọi quy trình vận hành doanh nghiệp diễn ra trơn tru, hiệu quả. COO là gì? Trước kia, COO chủ yếu chịu trách nhiệm quản lý hoạt động sản xuất và chuỗi cung ứng. Tuy nhiên cùng với sự phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp thì COO phải gánh vác nhiều trách nhiệm hơn. Không chỉ chịu trách nhiệm liên quan đến hoạt động của công ty, COO còn phối hợp chặt chẽ và báo cáo trực tiếp với CEO (Tổng Giám đốc điều hành). Do đó, COO được ví như “trợ thủ chiến lược - cánh tay phải đắc lực” giúp CEO tập trung vào các định hướng phát triển lâu dài. Mô tả cụ thể công việc chính của COO Bên cạnh khái niệm COO là gì, công việc cụ thể của COO là gì cũng là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Dưới đây là một số đầu việc tiêu biểu mà COO thường đảm nhiệm: Dẫn dắt và quản lý đội ngũ nhân sự thực hiện các mục tiêu trong phạm vi phụ trách. Đánh giá hiệu quả công việc, đồng thời tham gia vào việc xây dựng và điều chỉnh chiến lược phát triển. Giám sát hoạt động của các phòng ban, đảm bảo mọi quy trình vận hành đúng chuẩn và hiệu quả. Hỗ trợ CEO trong công tác điều hành, phân công và tổ chức nguồn lực nội bộ. Thiết lập và duy trì mối quan hệ với đối tác, nhà cung cấp cũng như khách hàng để thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Thiết kế các chỉ số đo lường hiệu quả công việc (KPIs) cho từng phòng ban và đánh giá tiến độ theo định kỳ. Kết nối các bộ phận như: marketing, tài chính, nhân sự và sản xuất để đảm bảo hoạt động liên thông, tránh chồng chéo hoặc gián đoạn trong quy trình làm việc. COO cần có những tố chất gì? COO đảm nhiệm vai trò vận hành cốt lõi trong doanh nghiệp. Vì vậy, một COO không chỉ cần kỹ năng chuyên môn vững vàng mà còn phải sở hữu những phẩm chất nổi bật để lãnh đạo hiệu quả và thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho doanh nghiệp. Dưới đây là những tố chất quan trọng bắt buộc một COO phải có. Khả năng lãnh đạo tốt COO cần có tư duy chiến lược, khả năng quản lý linh hoạt và biết lắng nghe ý kiến từ các bộ phận. COO là một trong những người chèo lái quan trọng của doanh nghiệp, vì vậy họ bắt buộc phải sở hữu tư duy chiến lược và có khả năng nhìn xa trông rộng. Không chỉ vậy, COO còn phải có khả năng đưa ra quyết định nhanh chóng, chính xác và định hướng rõ ràng cho cấp dưới thực thi. COO cần có tư duy chiến lược, khả năng quản lý linh hoạt  Ngoài ra, COO cần lắng nghe, tôn trọng ý kiến của các trưởng bộ phận để đưa ra quyết sách cân bằng và hiệu quả. Như vậy nhân viên mới tín nhiệm và tâm phục khẩu phục. Khi có được sự tín nhiệm của nhân sự cấp dưới, họ sẽ tạo ra môi trường làm việc tích cực và thúc đẩy sự phát triển chung. Đó là nền tảng cho một hệ thống vận hành trơn tru và vững mạnh. Khả năng thuyết phục Một COO không thể thiếu kỹ năng giao tiếp và khả năng thuyết phục, bởi họ thường xuyên phải gặp gỡ và làm việc với nhiều đối tượng như: nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp hay đối tác chiến lược. COO giỏi sẽ biết cách nói đúng lúc, đúng người và dùng ngôn từ thuyết phục để xây dựng lòng tin, tăng sức ảnh hưởng. Nhờ đó, họ không chỉ tạo được sự đồng thuận trong nội bộ mà còn mở rộng quan hệ bên ngoài. Khả năng thuyết phục của COO không chỉ giúp doanh nghiệp kết nối được với những khách hàng và nhà đầu tư tiềm năng mà còn giúp nhân viên được khai sáng và truyền cảm hứng. Khi nhân viên cảm thấy được truyền cảm hứng và tin tưởng vào ban lãnh đạo, hiệu suất làm việc sẽ được nâng cao đáng kể. Đây chính là yếu tố góp phần tạo nên một tập thể đoàn kết và gắn bó. Khả năng xử lý những tình huống khủng hoảng tốt Khủng hoảng là điều không thể tránh khỏi trong quá trình vận hành doanh nghiệp. Một COO giỏi sẽ luôn giữ được bình tĩnh, tư duy mạch lạc để đưa ra quyết định đúng đắn trong thời điểm then chốt giúp xử lý những tình huống khủng hoảng hiệu quả. Dù cho vấn đề khủng hoảng là gì, COO nếu như có kỹ năng xử lý thì tất cả đều sẽ được giải quyết triệt. Kỹ năng xử lý những tình huống khủng hoảng tốt không chỉ giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn mà còn giúp doanh nghiệp củng cố lòng tin từ cả nhân viên và đối tác. Chính vì vậy, đây được xem là tố chất quan trọng bậc nhất của một người điều hành cấp cao. Khả năng làm việc độc lập và sáng tạo Trong vai trò quản trị điều hành doanh nghiệp, COO thường xuyên đối mặt với rất nhiều tình huống khó nhằn, thậm chí còn có những tình huống chưa từng có tiền lệ. Vì thế, COO cần có khả năng làm việc độc lập. Họ cần có sự chủ động, khả năng tự ra quyết định và tính sáng tạo để tự giải quyết vấn đề, không phụ thuộc quá nhiều vào CEO hay các cố vấn khác. Một COO làm việc độc lập, không ngừng đổi mới tư duy sẽ giúp doanh nghiệp thích nghi tốt hơn với thị trường. Tố chất này sẽ đặc biệt cần thiết trong những giai đoạn tái cấu trúc hoặc chuyển đổi mô hình kinh doanh. COO cần có khả năng làm việc độc lập và sáng tạo Khả năng quản trị nhân sự, làm việc đội nhóm tốt Một COO giỏi bắt buộc phải hiểu rõ cách tổ chức bộ máy nhân sự và biết cách tối ưu hiệu suất làm việc của từng cá nhân và cả tập thể. COO tài năng cũng cần có tư duy chiến lược trong việc phân bổ nguồn lực, biết cách làm việc đội nhóm, xây dựng quy trình phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban và xử lý linh hoạt các mâu thuẫn nội bộ. Khả năng nắm bắt tâm lý, đánh giá đúng năng lực và tạo điều kiện phát triển cho đội ngũ là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp duy trì hiệu quả vận hành và tăng trưởng bền vững. Khả năng ảnh hưởng đến người khác Ngoài những tố chất đã chia sẻ ở trên, một COO xuất sắc còn phải có người có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ, họ khiến người khác tự nguyện làm theo, họ khiến nhân viên nể phục và yêu quý. COO có khả năng truyền cảm hứng mạnh mẽ, giúp nhân viên cảm thấy công việc có giá trị và muốn cống hiến nhiều hơn. Thay vì chỉ ra lệnh, những COO giỏi sẽ dẫn dắt bằng hành động thực tế, bằng sự tận tâm và trách nhiệm. Khi đó, COO không chỉ là người quản lý mà còn là hình mẫu lý tưởng, giúp gắn kết nhân viên với văn hóa và mục tiêu chung của công ty. Vai trò của COO đối với doanh nghiệp Tùy vào lĩnh vực và cơ cấu tổ chức, vai trò của COO sẽ có sự thay đổi linh hoạt. Tuy nhiên nhìn chung COO vẫn sẽ bao gồm những vai trò cốt lõi sau: Tham gia xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp. Đóng góp ý kiến và hỗ trợ trong việc đưa ra các quyết định quan trọng ở cấp điều hành. Giám sát, kiểm tra và thúc đẩy hoạt động của các phòng ban, đảm bảo tiến độ và hiệu quả công việc. Hỗ trợ CEO trong công tác quản lý, điều hành doanh nghiệp trên toàn hệ thống. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công hoặc yêu cầu trực tiếp từ CEO. COO đóng vai trò vô cùng quan trọng với doanh nghiệp Sự khác nhau giữa COO và CEO, CFO, CPO, CCO, CHRO, CMO Trong mô hình doanh nghiệp hiện đại, các chức danh C-level thường khiến nhiều người nhầm lẫn vì sự tương đồng trong vai trò lãnh đạo. Tuy nhiên, mỗi vị trí sẽ đảm nhận một chức năng khác nhau, góp phần vận hành tổ chức một cách hiệu quả. Để bạn có cái nhìn rõ ràng hơn, bảng dưới đây sẽ so sánh COO với các vị trí như CEO, CFO, CMO, CHRO, CCO, CPO. Bạn hãy tham khảo nhé. Chức danh Khái niệm Công việc chính COO (Chief Operations Officer) Giám đốc vận hành – người quản lý toàn bộ hoạt động nội bộ của doanh nghiệp, trực tiếp hỗ trợ CEO trong quá trình điều hành. Quản lý hoạt động hàng ngày, giám sát quy trình vận hành, tối ưu hiệu suất làm việc và phối hợp giữa các phòng ban. CEO (Chief Executive Officer) Giám đốc điều hành – người đứng đầu doanh nghiệp, chịu trách nhiệm cao nhất trước Hội đồng quản trị. Xây dựng chiến lược phát triển, ra quyết định cấp cao, điều phối toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. CFO (Chief Financial Officer) Giám đốc tài chính – người chịu trách nhiệm về tình hình tài chính và dòng tiền của doanh nghiệp. Quản lý ngân sách, lập báo cáo tài chính, hoạch định chiến lược tài chính và làm việc với nhà đầu tư. CMO (Chief Marketing Officer) Giám đốc marketing – người lãnh đạo chiến lược tiếp thị và thương hiệu. Xây dựng chiến dịch truyền thông, định vị thương hiệu, phân tích thị trường và hành vi khách hàng. CHRO (Chief Human Resources Officer) Giám đốc nhân sự – người phụ trách toàn bộ hoạt động về con người và văn hóa doanh nghiệp. Tuyển dụng, đào tạo, quản lý phúc lợi, xây dựng văn hóa nội bộ và chiến lược phát triển nguồn nhân lực. CCO (Chief Customer Officer) Giám đốc khách hàng – người đảm bảo trải nghiệm và mối quan hệ với khách hàng. Quản lý dịch vụ khách hàng, đo lường mức độ hài lòng, xây dựng chiến lược chăm sóc khách hàng. CPO (Chief Product Officer) Giám đốc sản phẩm – người chịu trách nhiệm phát triển và tối ưu hóa sản phẩm/dịch vụ. Xây dựng tầm nhìn sản phẩm, cải tiến tính năng, phối hợp đội ngũ kỹ thuật và nghiên cứu thị trường. Phân biệt COO với các chức danh C-level Mức lương trung bình của COO có cao không? Thu nhập của một COO phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: quy mô doanh nghiệp, phạm vi trách nhiệm và tầm ảnh hưởng của thương hiệu nên không cố định trong một con số cụ thể. Tuy nhiên, xét trên mặt bằng chung, mức lương của vị trí này được đánh giá là khá cao, thường dao động từ 30 đến 80 triệu đồng mỗi tháng. Đối với các tập đoàn lớn hoặc công ty có vốn đầu tư nước ngoài, mức lương COO có thể vượt mốc 100 triệu đồng/tháng, chưa kể các khoản thưởng và quyền lợi đi kèm. Lộ trình để trở thành COO là gì? Trở thành một COO – Giám đốc vận hành không phải là điều dễ dàng mà cần rất nhiều nỗ lực, nó là cả một hành trình rèn luyện lâu dài. Dưới đây là những bước đi tiêu biểu trong lộ trình phát triển để vươn tới vị trí này: Bắt đầu từ vị trí chuyên viên/nhân viên vận hành: Giai đoạn đầu, bạn cần tích lũy kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực quản lý vận hành, quản trị doanh nghiệp hoặc các phòng ban liên quan. Thăng tiến lên các vị trí quản lý cấp trung: Sau một thời gian, bạn có thể đảm nhận các chức vụ như Trưởng phòng, Giám đốc bộ phận, nơi bạn được thử thách với vai trò quản lý nhóm, lập kế hoạch và kiểm soát quy trình. Phát triển năng lực lãnh đạo chiến lược: COO không chỉ là người giỏi quản lý, mà còn phải có tư duy chiến lược và khả năng đưa ra quyết định tác động toàn công ty. Việc học thêm các chương trình MBA hoặc khoá học về quản trị cấp cao là một lợi thế lớn. Tích lũy kinh nghiệm đa lĩnh vực: COO thường phải làm việc với nhiều bộ phận khác nhau. Vì vậy, bạn cần có kiến thức tổng quan về tài chính, nhân sự, marketing, sản xuất,... để đảm bảo khả năng điều hành toàn diện. Xây dựng uy tín và năng lực nội bộ: Cuối cùng, yếu tố con người đóng vai trò rất quan trọng. Việc tạo được sự tin tưởng từ CEO và các cổ đông chính là bàn đạp đưa bạn đến vị trí COO. Kết luận COO là một trong những vị trí cấp cao không thể thiếu trong doanh nghiệp, đóng vai trò then chốt trong việc vận hành, điều phối và thực thi chiến lược nội bộ. Để trở thành một COO giỏi, không chỉ cần chuyên môn vững vàng mà còn đòi hỏi tư duy lãnh đạo và khả năng quản trị xuất sắc. Hy vọng qua bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ COO là gì và các thông tin liên quan. Nếu bạn muốn tham khảo thêm những thông tin khác, hãy theo dõi thêm tại blog Unica nhé.
10/04/2025
78 Lượt xem
Intern là gì? Vị Trí Intern Phổ Biến Dành Cho Sinh Viên
Intern là gì? Vị Trí Intern Phổ Biến Dành Cho Sinh Viên Intern là thuật ngữ tương đối quen thuộc với mọi người, đặc biệt là với sinh viên và người trẻ mới đi làm. Ở vị trí này, sinh viên và người mới đi làm có thể tiếp cận công việc thực tế để tích lũy kinh nghiệm và rèn luyện kỹ năng cho bản thân. Vậy Intern là gì và vì sao nó lại đóng vai trò quan trọng như vậy? Bạn hãy tham khảo nội dung trong bài viết dưới đây để biết rõ câu trả lời nhé. Intern là gì? Intern là từ viết tắt của "Internship" nghĩa tiếng việt dùng để chỉ các thực tập sinh – những người đang làm việc tại một công ty hoặc tổ chức trong thời gian ngắn để học hỏi, tích lũy thêm kinh nghiệm để áp dụng kiến thức đã học được vào thực tế. Mục đích của người đảm nhiệm vị trí Intern đó là tìm hiểu, làm quen dần với môi trường làm việc thực tế, rèn luyện bản thân, tích lũy kinh nghiệm và xây dựng các mối quan hệ cho bản thân. Thông thường, vị trí Intern hay dành cho sinh viên năm cuối hoặc người mới tốt nghiệp đang tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực mình theo đuổi. Dù chưa phải là nhân viên chính thức nhưng Intern vẫn được phép tham gia vào các dự án, công việc thực tế dưới sự hướng dẫn của các quản lý hoặc người hướng dẫn. Intern là gì? Internship là gì? Internship là chương trình thực tập dành cho sinh viên hoặc người mới ra trường, giúp họ tiếp cận môi trường làm việc thực tế và tích lũy kinh nghiệm trước khi chính thức bước vào thị trường lao động. Trong kỳ thực tập, Inter sẽ được giao các nhiệm vụ cụ thể, có cơ hội học hỏi từ các anh chị đi trước. Đồng thời được rèn luyện kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm cần thiết cho công việc sau này. Hiện nay, tùy thuộc vào quy mô cũng như chính sách của mỗi doanh nghiệp mà Internship có thể là chương trình có lương hoặc không lương, kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Dù có lương hay không lương thì Internship cũng cho phép sinh viên/ người mới tốt nghiệp cơ hội để tìm hiểu về ngành nghề mình đang theo đuổi. Từ đó, xác định xem bản thân có phù hợp hay không. 4 Tiêu chí lựa chọn nơi thực tập Việc lựa chọn nơi thực tập phù hợp đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sinh viên. Để có được một kỳ thực tập ý nghĩa và hiệu quả, bạn nên cân nhắc kỹ các tiêu chí dưới đây: Mức độ phù hợp Trước khi đăng ký thực tập, hãy xác định rõ định hướng nghề nghiệp của bản thân là gì? Bản thân muốn gì từ kỳ thực tập này. Bởi chỉ khi hiểu rõ mong muốn của bản thân thì mới có thể chọn được nơi thực tập phù hợp. Địa điểm thực tập lý tưởng là nơi giúp bạn tiến gần hơn đến mục tiêu đã đề ra. Vì vậy, tuyệt đối không được lựa chọn phiên phiến. Cần lựa chọn kỹ để chọn được nơi phù hợp nhất. Gợi ý cách để chọn nơi thực tập có mức độ phù hợp cao đó là: Nếu bạn học ngành kỹ thuật điện, hãy ưu tiên những công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất phần mềm, điện tử, tự động hóa hay an ninh mạng để có thể áp dụng kiến thức và tích lũy kinh nghiệm thực tế phù hợp. Xây dựng và mở rộng mối quan hệ Một trong những lợi ích quan trọng mà kỳ thực tập mang lại chính là cơ hội xây dựng và phát triển các mối quan hệ có ích. Vì vậy, sinh viên khi lựa chọn địa chỉ thực tập hãy đánh giá khách quan xem nếu thực tập tại đây bạn có cơ hội được tiếp xúc với nhiều người để mở rộng các mối quan hệ hay không? Hãy ưu tiên chọn thực tập tại những doanh nghiệp có nhiều phòng ban, đối tác và khách hàng để có cơ hội mở rộng mạng lưới quan hệ. Việc xây dựng và mở rộng các mối quan hệ giúp bạn có nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn cho tương lai. Thêm nữa, việc được làm việc cùng những người có kinh nghiệm trong ngành còn giúp bạn dễ dàng tạo dựng kết nối nghề nghiệp có ích về sau. Đây chính là tiền đề để phát triển sự nghiệp lâu dài và tìm kiếm cơ hội việc làm chất lượng trong tương lai. Ưu tiên lựa chọn những nơi thực tập giúp bạn mở rộng mạng lưới quan hệ Mức lương/đãi ngộ Nếu đang trong quá trình tìm hiểu để lựa chọn địa điểm thực tập thì bạn có thể dựa vào tiêu chí lương, chế độ đãi ngộ để cân nhắc. Mặc dù hiện nay phần lớn chương trình thực tập dành cho sinh viên không đi kèm lương, nhưng vẫn có một số doanh nghiệp sẵn sàng hỗ trợ các khoản phụ cấp hoặc thưởng cho thực tập sinh. Không dừng lại ở đó, nhiều công ty còn tạo điều kiện cho sinh viên được tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu, hội thảo nội bộ hoặc các buổi gặp gỡ chuyên gia. Đây là những đãi ngộ không thể quy đổi thành tiền nhưng lại cực kỳ giá trị trong việc trau dồi kiến thức, kỹ năng và tạo thêm động lực cho bạn trong suốt quá trình thực tập. Người hướng dẫn Ở vị trí thực tập sinh tức là bạn chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa có nhiều kỹ năng chuyên môn nên rất cần một người hướng dẫn giỏi. Người hướng dẫn giỏi chính là "chìa khóa vàng" giúp bạn học hỏi nhanh hơn và hiệu quả hơn trong suốt kỳ thực tập. Vì vậy hãy chú ý tới tiêu chí này để lựa chọn được địa điểm thực tập phù hợp nhé. Hãy tìm hiểu xem nơi thực tập có người hướng dẫn tận tình, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm thực tế hay không. Người hướng dẫn không chỉ hỗ trợ bạn trong công việc hằng ngày mà còn truyền cảm hứng, giúp bạn định hình cách tư duy và tiếp cận công việc một cách chuyên nghiệp hơn. Đây chính là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng kỳ thực tập và sự tiến bộ của bạn nên nhất định không được bỏ qua. Top các vị trí Intern phổ biến hiện nay Hầu như tất cả các ngành nghề đều có vị trí Intern, dưới đây là top các vị trí Intern phổ biến cho bạn đọc tham khảo. Account Intern Account Intern là vị trí thực tập sinh trong bộ phận Account - cầu nối giữa khách hàng và các bộ phận sản xuất nội dung, thiết kế, media,… trong công ty, đặc biệt là các công ty truyền thông, quảng cáo, marketing. Nhiệm vụ chính của một Account Intern là hỗ trợ các Account Executive hoặc Account Manager trong việc quản lý dự án, tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng, phối hợp với nội bộ để đảm bảo tiến độ công việc, cũng như theo dõi, báo cáo hiệu quả dự án. Account Intern không chỉ yêu cầu khả năng giao tiếp tốt mà còn đòi hỏi sự tỉ mỉ, linh hoạt và tinh thần trách nhiệm cao. Dù là thực tập sinh, Account Intern vẫn sẽ được rèn luyện các kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, được tiếp cận trực tiếp với khách hàng và hiểu cách vận hành thực tế của ngành dịch vụ. Account Intern là vị trí thực tập sinh trong bộ phận Account HR Intern HR Intern là vị trí thực tập sinh trong bộ phận Nhân sự – nơi phụ trách các công việc liên quan đến tuyển dụng, đào tạo, quản lý hồ sơ nhân viên, xây dựng văn hóa doanh nghiệp và các chính sách nội bộ. Người làm HR Intern sẽ hỗ trợ các chuyên viên nhân sự trong các công việc hành chính như: đăng tin tuyển dụng, lọc CV, sắp xếp phỏng vấn, cập nhật dữ liệu nhân sự, giám sát và quản trị nhân sự hoặc tổ chức các hoạt động gắn kết nội bộ. Design intern Design Intern là thực tập sinh trong lĩnh vực thiết kế, thường thuộc các bộ phận như: thiết kế đồ họa (graphic design), thiết kế UI/UX, thiết kế truyền thông hoặc sáng tạo hình ảnh cho thương hiệu. Design intern là vị trí thực tập phù hợp cho những ai yêu thích sự sáng tạo, đam mê thiết kế đồ họa đang học ngành thiết kế hoặc có định hướng theo đuổi nghề này trong tương lai. Công việc của một Design Intern thường xoay quanh việc hỗ trợ thiết kế các ấn phẩm truyền thông (poster, banner, brochure), chỉnh sửa hình ảnh, tham gia xây dựng giao diện người dùng, hỗ trợ lên ý tưởng thiết kế cùng team…  IT Intern IT Intern là thực tập sinh trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Đây là vị trí dành cho sinh viên đang học hoặc mới tốt nghiệp các ngành liên quan đến CNTT như Khoa học máy tính, Kỹ thuật phần mềm, An ninh mạng, Hệ thống thông tin, v.v. Mục tiêu chính của vị trí này là giúp thực tập sinh tiếp cận thực tế công việc, áp dụng kiến thức đã học vào môi trường làm việc chuyên nghiệp và phát triển kỹ năng nghề nghiệp. Tùy vào định hướng chuyên môn, một IT Intern có thể đảm nhiệm các công việc như hỗ trợ viết và kiểm thử code, xử lý lỗi phần mềm, hỗ trợ người dùng, quản lý hệ thống máy chủ, cập nhật tài liệu kỹ thuật hoặc tham gia vào các dự án phát triển ứng dụng. Sales Intern Sales Intern là vị trí thực tập sinh kinh doanh, dành cho những bạn sinh viên hoặc người mới tốt nghiệp có định hướng theo đuổi lĩnh vực bán hàng. Vai trò của một Sales Intern là hỗ trợ đội ngũ kinh doanh trong các hoạt động liên quan đến tiếp cận khách hàng, tư vấn sản phẩm – dịch vụ, xây dựng mối quan hệ và chăm sóc khách hàng tiềm năng. Sales Intern phù hợp với sinh viên có định hướng theo đuổi lĩnh vực bán hàng Công việc cụ thể của Sales Intern thường bao gồm: tìm kiếm khách hàng mới, chuẩn bị tài liệu bán hàng, hỗ trợ nhập liệu dữ liệu khách hàng, cập nhật thông tin vào hệ thống CRM, tham gia các cuộc họp bán hàng hoặc gọi điện chào hàng. Ngoài ra, Sales Intern còn được quan sát cách xử lý tình huống thực tế từ đội ngũ Sales chính thức để học hỏi thêm kỹ năng giao tiếp, đàm phán và thuyết phục. Marketing Intern Marketing Intern là thực tập sinh trong lĩnh vực tiếp thị, đóng vai trò hỗ trợ các hoạt động truyền thông – quảng bá thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp. Công việc của vị trí này thường bao gồm: viết nội dung cho các kênh truyền thông (Facebook, Instagram, website…), hỗ trợ chạy quảng cáo, lên kế hoạch cho các chiến dịch marketing, nghiên cứu thị trường, phân tích đối thủ cạnh tranh và thu thập phản hồi từ khách hàng. Vị trí này phù hợp với những bạn yêu thích sự sáng tạo, năng động, thích học hỏi về thị trường và hành vi người tiêu dùng. Marketing Intern là cơ hội tuyệt vời để sinh viên tiếp xúc với thực tế, rèn luyện khả năng làm việc nhóm và quản lý dự án nhỏ. Accounting Intern Accounting Intern là thực tập sinh kế toán, hỗ trợ phòng tài chính – kế toán trong việc thu thập, xử lý và lưu trữ các chứng từ kế toán. Một số công việc điển hình của vị trí này bao gồm: nhập liệu hóa đơn, kiểm tra sổ sách, đối chiếu công nợ, hỗ trợ làm báo cáo thuế và lập báo cáo tài chính dưới sự hướng dẫn của kế toán viên. Accounting Intern là vị trí lý tưởng để sinh viên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính được tiếp xúc với các nghiệp vụ thực tế trong doanh nghiệp, làm quen với phần mềm kế toán và nắm rõ quy trình quản lý tài chính nội bộ. Từ đó, rèn luyện được tính cẩn thận, tỉ mỉ và tuân thủ quy định. Customer Service Intern Customer Service Intern là thực tập sinh chăm sóc khách hàng, có nhiệm vụ hỗ trợ giải đáp thắc mắc, tiếp nhận phản hồi và duy trì mối quan hệ tích cực giữa doanh nghiệp với khách hàng. Công việc của vị trí này bao gồm: trực tổng đài, trả lời email hoặc tin nhắn, hỗ trợ giải quyết khiếu nại đơn giản, theo dõi đơn hàng và cập nhật thông tin cho khách. Vị trí Customer Service Intern giúp Intern rèn luyện kỹ năng giao tiếp Vị trí Customer Service Intern giúp Intern rèn luyện kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống. Đồng thời rèn luyện cách giữ bình tĩnh, kiên nhẫn và thể hiện thái độ chuyên nghiệp trong mọi hoàn cảnh. Đây là nền tảng quan trọng nếu bạn muốn theo đuổi nghề chăm sóc khách hàng hoặc chuyển hướng sang các bộ phận như kinh doanh, marketing. Logistics Intern Logistics Intern là thực tập sinh trong ngành hậu cần – chuỗi cung ứng, đảm nhiệm vai trò hỗ trợ các hoạt động liên quan đến vận chuyển, lưu kho, kiểm soát đơn hàng và quản lý chuỗi cung ứng. Một số nhiệm vụ cụ thể của Logistics Intern gồm: theo dõi tình trạng vận chuyển hàng hóa, nhập dữ liệu tồn kho, liên hệ với nhà cung cấp, phối hợp với bộ phận giao nhận hoặc lập các báo cáo logistics. Vị trí này rất phù hợp với những bạn học chuyên ngành logistics, quản trị chuỗi cung ứng, hoặc kinh tế – quản trị kinh doanh. Khi làm việc thực tế, bạn sẽ hiểu rõ quy trình luân chuyển hàng hóa, các chứng từ liên quan và vai trò quan trọng của hậu cần trong hoạt động vận hành của doanh nghiệp. Lưu ý khi trở thành Intern chuyên nghiệp Để trở thành một Intern chuyên nghiệp và tạo được dấu ấn trong thời gian thực tập, sinh viên cần chú ý đến rất nhiều vấn đề. Cụ thể như sau: Xác định mục tiêu: Trước khi bắt đầu kỳ thực tập bạn cần xác định mục tiêu cụ thể, bạn nên đặt ra cho mình câu hỏi: “Mình muốn đạt được điều gì sau kỳ thực tập này?” Mục tiêu càng rõ ràng, bạn càng dễ định hướng hành động của mình và tận dụng tốt thời gian thực tập. Tìm hiểu về công ty/ tổ chức: Tìm hiểu các thông tin về công ty bao gồm: lĩnh vực hoạt động, văn hóa nội bộ, sứ mệnh và giá trị cốt lõi,... để bạn dễ dàng hòa nhập và ứng xử chuyên nghiệp hơn trong mọi tình huống. Phong cách ăn mặc: Phong cách ăn mặc là phản ánh sự tôn trọng với môi trường làm việc. Vì vậy bạn cần ăn mực lịch sự, chỉn chu và phù hợp với tính chất công việc của mình để thể hiện mình là một người chuyên nghiệp. Thái độ làm việc: Luôn luôn giữ thái độ cầu tiến và tích cực trong công việc. Ngoài ra bạn cũng phải là người trung thực, có ý chí phấn đấu, không ngại khó khăn hay nề hà bất kỳ điều gì. Tinh thần chủ động và ham học cũng sẽ giúp bạn được đánh giá cao và có thêm nhiều cơ hội phát triển lâu dài tại nơi thực tập. Giờ giấc làm việc: Đừng vì là thực tập sinh mà cho phép mình đi trễ, về sớm hay làm việc thiếu tập trung. Nếu có việc cá nhân đột xuất, hãy thông báo trước và xin phép rõ ràng. Ngoài ra, một số công ty có thể yêu cầu làm thêm giờ – hãy đảm bảo rằng bạn hiểu rõ và đồng ý với các quy định này trước khi bắt đầu. Xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp: Chủ động giao tiếp, hợp tác trong công việc và thể hiện tinh thần đồng đội. Những mối quan hệ tốt sẽ giúp bạn dễ dàng hòa nhập, tiếp cận được nhiều kiến thức mới và biết đâu, đó lại là cầu nối giúp bạn mở ra cơ hội nghề nghiệp sau này. Intern chuyên nghiệp cần ăn mặc phù hợp và có tinh thần cầu tiến Cơ hội và mức lương của vị trí Intern Intern là vị trí cho người trẻ rất nhiều cơ hội để thành công. Một thống kê gần đây nhất đã chỉ ra được rằng, có tới 35% intern có cơ hội trở thành nhân viên chính thức cho công ty ở vị trí tương đương. Đây là cơ hội rất tiềm năng để người trẻ tìm được công việc phù hợp với mong muốn của bản thân. Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp sử dụng chương trình thực tập như một vòng tuyển dụng thử. Nếu thể hiện tốt, bạn có thể được giữ lại làm nhân viên chính thức ngay sau khi thực tập kết thúc. Mức lương ở vị trí Intern nhiều hay ít tùy thuộc vào ngành nghề, quy mô doanh nghiệp và hình thức thực tập (part-time hay full-time). Thông thường, mức đãi ngộ dành cho Intern có thể dao động từ 1 – 5 triệu đồng/tháng. Một số công ty lớn hoặc tập đoàn đa quốc gia có thể trả mức lương cao hơn, kèm theo hỗ trợ ăn trưa, gửi xe, thưởng KPI hoặc cơ hội tham gia các khóa đào tạo nội bộ. Câu hỏi thường gặp Để biết thêm được nhiều thông tin bổ ích khác xoay quanh chủ đề Intern là gì, bạn đọc hãy tham khảo những nội dung chia sẻ dưới dây nhé. Unpaid internship là gì? Unpaid Internship (thực tập không lương) là chương trình mà thực tập sinh không nhận được thù lao tài chính trong suốt thời gian làm việc. Tuy nhiên, đổi lại, họ có cơ hội tiếp cận môi trường thực tế, được đào tạo, rèn luyện kỹ năng, làm quen với văn hóa doanh nghiệp và mở rộng mối quan hệ nghề nghiệp. Unpaid internship đặc biệt phù hợp với những ai mới bắt đầu sự nghiệp, chưa có kinh nghiệm và mong muốn xây dựng nền tảng vững chắc trước khi bước vào thị trường lao động chính thức. Remote internship là gì? Remote Internship (thực tập từ xa) là hình thức thực tập mà sinh viên không cần đến trực tiếp văn phòng, thay vào đó sẽ làm việc và trao đổi công việc thông qua các phương tiện trực tuyến như email, nền tảng quản lý công việc, hoặc các công cụ họp trực tuyến như Zoom, Google Meet,... Dù không hiện diện tại nơi làm việc, sinh viên vẫn được phép tham gia vào các dự án thực tế, đảm nhận nhiệm vụ cụ thể và tương tác thường xuyên với người hướng dẫn. Ưu điểm của Remote internship: Linh hoạt về thời gian và địa điểm, giúp sinh viên vừa học tập vừa tích lũy kinh nghiệm làm việc thực tế mà không bị giới hạn bởi khoảng cách địa lý. Internship trái ngành có được không? Có. Thực tập trái ngành không chỉ khả thi mà còn là cơ hội để sinh viên mở rộng kiến thức, rèn luyện kỹ năng đa dạng và khám phá những hướng đi mới cho sự nghiệp trong tương lai. Nếu bạn có niềm đam mê hoặc hứng thú với một ngành nghề khác ngoài chuyên ngành đang học, hãy mạnh dạn ứng tuyển. Quan trọng là biết cách vận dụng những kỹ năng nền tảng sẵn có như: kỹ năng giao tiếp, phân tích, tư duy phản biện để thuyết phục nhà tuyển dụng và bản thân có thể nhanh chóng thích nghi với công việc. Tuy nhiên, trước khi quyết định, bạn nên cân nhắc về mức độ phù hợp với định hướng cá nhân, khả năng học hỏi và cảm giác khi làm việc trong lĩnh vực mới. Nếu thấy thoải mái, tự tin và thực sự có hứng thú, thực tập trái ngành sẽ là trải nghiệm quý giá giúp bạn khám phá những khía cạnh khác của bản thân. Kết luận Trên đây là tất tần tật thông tin liên quan đến chủ đề Intern là gì? Có thể nói, Intern là bước đệm quan trọng giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm và khám phá môi trường làm việc thực tế. Dù là thực tập đúng ngành hay trái ngành, mỗi cơ hội đều có thể mở ra hướng đi mới nếu bạn biết nắm bắt và học hỏi. Để trở thành một Intern chuyên nghiệp, hãy chuẩn bị kỹ lưỡng từ thái độ, kiến thức đến kỹ năng mềm nhé.
10/04/2025
68 Lượt xem
KPI là gì? Hướng dẫn xây dựng và áp dụng KPI trong doanh nghiệp
KPI là gì? Hướng dẫn xây dựng và áp dụng KPI trong doanh nghiệp Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, doanh nghiệp không thể thiếu công cụ đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, tiêu biểu trong đó là KPI. KPI – chỉ số đo lường hiệu suất chính là chìa khóa giúp doanh nghiệp xác định đúng hướng đi và tối ưu nguồn lực. Tuy quan trọng nhưng không phải ai cũng hiểu rõ khái niệm KPI là gì? Bản chất và vai trò thực sự của KPI trong vận hành doanh nghiệp. Bài viết sau Unica sẽ cung cấp cho bạn thêm những thông tin cần thiết về KPI, cùng khám phá nhé. KPI là gì? KPI là viết tắt của từ Key Performance Indicator, nghĩa tiếng việt là chỉ số đánh giá hiệu suất công việc. Chỉ số này cho biết các cá nhân hay doanh nghiệp đang hoạt động như thế nào trong việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra ban đầu, xác định xem doanh nghiệp/ cá nhân có đang đi đúng hướng hay không. Hiểu một cách đơn giản, KPI chính là những con số biết nói, giúp trả lời câu hỏi: “Chúng ta đang tiến gần đến mục tiêu như thế nào?” KPI của doanh nghiệp thường bao gồm: lợi nhuận, chi phí trung bình hàng năm, số lượng bán hàng, doanh thu,.... Việc phân tích KPI thường xuyên giúp doanh nghiệp/ cá nhân có cái nhìn tổng quan về hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp để có những điều chỉnh cần thiết. KPI được xem là một trong những công cụ thiết yếu giúp doanh nghiệp theo dõi và định lượng mức độ hiệu quả trong hoạt động của cá nhân, phòng ban hay toàn tổ chức. KPI là gì? Trong môi trường doanh nghiệp, KPI được thiết lập ở nhiều cấp độ, từ tầm chiến lược đến vận hành nhằm vừa định hướng mục tiêu, vừa làm căn cứ để đo lường kết quả công việc theo từng giai đoạn. Ở cấp độ vĩ mô, KPI sẽ gắn với mục tiêu lớn như: Tăng trưởng 120% doanh thu trong tháng 10, triển khai thành công 35 dự án cấp tỉnh trong quý IV… Ở cấp độ vi mô, KPI tập trung vào những đầu việc cụ thể, ví dụ như: Tìm kiếm 150 khách hàng tiềm năng mỗi tháng, tuyển dụng 2 nhân sự mới mỗi tuần,… Tại sao doanh nghiệp cần phải xây dựng KPI KPI giúp doanh nghiệp nhìn rõ bức tranh toàn cảnh về hiệu suất công việc. KPI giúp trả lời các câu hỏi: Ai đang làm tốt? Bộ phận nào đang chững lại? Mục tiêu nào đang trễ tiến độ? Nhờ việc đánh giá cụ thể thông qua KPI,, nhà quản lý có thể phân bổ nguồn lực hợp lý, điều chỉnh chiến lược kịp thời và thúc đẩy từng cá nhân phát huy tối đa năng lực của mình. Không chỉ là công cụ đo lường, KPI còn là kim chỉ nam định hướng hành động, giúp mọi người trong tổ chức đi đúng hướng, cùng hướng đến mục tiêu chung một cách rõ ràng và nhất quán. Vai trò của KPI trong việc kết nối nhân sự và phòng ban Trong một tổ chức, mỗi phòng ban đều có vai trò riêng biệt, nhưng nếu thiếu sự liên kết, toàn bộ hệ thống sẽ vận hành rời rạc và thiếu hiệu quả. Đó là lý do KPI trở thành cầu nối quan trọng. Vậy vai trò cụ thể của KPI là gì? Dưới đây Unica sẽ chia sẻ cụ thể cho bạn nắm rõ. Kết nối các phòng ban, nhân sự tập trung vào 1 mục tiêu: KPI giúp gắn kết các phòng ban lại với nhau, mỗi phòng ban là một nhiệm vụ nhưng vẫn cùng nhau cống hiến để tiến về mục đích chung. KPI giúp gắn kết các phòng ban, nhân sự lại với nhau, đưa chúng về cùng một quỹ đạo chiến lược. Khi mọi người đều hướng đến các chỉ số cụ thể phản ánh hiệu quả kinh doanh tổng thể, họ sẽ hiểu được rằng công việc của mình không chỉ phục vụ bộ phận, mà còn đóng góp trực tiếp vào thành công của cả doanh nghiệp. Kết nối công việc của nhân viên với mục tiêu của doanh nghiệp: KPI không chỉ là công cụ đo lường mà còn là cách để truyền tải chiến lược một cách rõ ràng đến từng cá nhân. Khi có KPI cụ thể, nhân viên sẽ biết mình đang làm gì, vì sao công việc đó quan trọng, và nó đóng vai trò gì trong hoạt động phát triển của toàn công ty. Thay vì bị cuốn vào chuỗi nhiệm vụ hằng ngày mà không biết mình đang hướng về đâu, KPI giúp từng nhân viên xác định được mục tiêu rõ ràng, nhìn thấy giá trị mình tạo ra và hình dung được lộ trình phát triển phía trước. KPI đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối nhân sự và phòng ban Phân loại KPI trong doanh nghiệp KPI đóng vai trò quan trọng trong việc đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động của các bộ phận. Tùy thuộc vào lĩnh vực và mục tiêu cụ thể, KPI trong doanh nghiệp được phân chia thành các loại sau: KPI kinh doanh KPI kinh doanh là các chỉ số then chốt dùng để đo lường mức độ hiệu quả trong việc đạt được các mục tiêu kinh doanh dài hạn của doanh nghiệp. Đây là công cụ giúp ban lãnh đạo theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh một cách định lượng, từ đó đưa ra những điều chỉnh phù hợp để tối ưu hóa hiệu suất và thúc đẩy tăng trưởng bền vững. Việc xây dựng và theo dõi KPI kinh doanh không chỉ giúp doanh nghiệp nắm bắt được những gì đang diễn ra trong từng giai đoạn phát triển, mà còn phát hiện kịp thời những vấn đề để cải tiến quy trình và tối ưu nguồn lực. Tùy vào mô hình và mục tiêu cụ thể, doanh nghiệp có thể lựa chọn áp dụng nhiều KPI khác nhau. Dưới đây là những chỉ số KPI kinh doanh được sử dụng phổ biến hiện nay: Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu (Revenue Growth Rate): Đo lường mức độ tăng trưởng doanh thu trong một khoảng thời gian nhất định. Chi phí thu hút khách hàng (Customer Acquisition Cost - CAC): Cho biết chi phí trung bình để có được một khách hàng mới. Tỷ lệ giữ chân khách hàng (Customer Retention Rate): Phản ánh khả năng doanh nghiệp duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng hiện tại. Giá trị vòng đời khách hàng (Customer Lifetime Value - CLV): Ước tính tổng giá trị doanh thu mà một khách hàng mang lại trong suốt thời gian họ gắn bó với doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin): Đo lường hiệu quả trong việc quản lý chi phí đầu vào so với doanh thu. Vòng quay hàng tồn kho (Inventory Turnover): Đánh giá tốc độ luân chuyển hàng hóa trong kho, giúp quản lý tồn kho hiệu quả hơn. Tỷ suất lợi nhuận đầu tư (Return on Investment - ROI): Phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn vốn để tạo ra lợi nhuận. Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng (Lead Conversion Rate): Đo lường khả năng biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực tế. KPI kinh doanh dùng để đo lường mức độ hiệu quả công việc đạt được KPI tài chính KPI tài chính là những chỉ số phản ánh tình hình tài chính tổng thể của doanh nghiệp, thường được theo dõi sát sao bởi ban lãnh đạo và bộ phận tài chính. Thông qua các chỉ số này, doanh nghiệp có thể đánh giá mức độ sinh lời, khả năng thanh toán, hiệu quả quản lý dòng tiền cũng như mức độ sử dụng vốn. Trong lĩnh vực tài chính KPI là gì? KPI tài chính được đánh giá là nhóm KPI cốt lõi, đóng vai trò then chốt trong việc ra quyết định chiến lược. KPI tài chính giúp doanh nghiệp duy trì sự ổn định và tăng trưởng bền vững trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Dưới đây là một số KPI tài chính quan trọng: Tỷ suất lợi nhuận (Profit Margin): Phản ánh tỷ lệ lợi nhuận thu được từ doanh thu sau khi đã trừ mọi chi phí. Tỷ suất lợi nhuận gộp (Gross Margin): Cho biết phần trăm lợi nhuận còn lại sau khi trừ chi phí hàng hóa hoặc dịch vụ. Tỷ suất lợi nhuận đầu tư – ROI (Return on Investment): Đo lường hiệu quả của một khoản đầu tư hoặc chiến dịch kinh doanh. Dòng tiền (Cash Flow): Thể hiện lượng tiền mặt thực tế ra vào doanh nghiệp trong một giai đoạn cụ thể. Tỷ suất quay vòng phải thu (Accounts Receivable Turnover): Đánh giá tốc độ thu hồi các khoản nợ từ khách hàng. Tỷ suất quay vòng phải trả (Accounts Payable Turnover): Cho biết mức độ nhanh chóng mà doanh nghiệp thanh toán cho nhà cung cấp. Tỷ suất vốn hoạt động (Working Capital Ratio): So sánh tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn để đánh giá khả năng thanh khoản. Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (Debt-to-Equity Ratio): Đo lường mức độ sử dụng nợ vay so với nguồn vốn tự có. Lợi nhuận gộp (Gross Profit): Khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bán hàng. Lợi nhuận ròng (Net Profit): Khoản lợi nhuận cuối cùng sau khi đã trừ hết tất cả chi phí và thuế. Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu – EPS (Earnings per Share): Phản ánh mức thu nhập mà cổ đông nhận được trên mỗi cổ phiếu. KPI tài chính là chỉ số phản ánh tình hình tài chính tổng thể KPI bán hàng KPI bán hàng là những chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động của đội ngũ kinh doanh trong việc đạt được mục tiêu doanh số. Chức năng theo dõi tiến độ, đánh giá hiệu suất làm việc cũng như phát hiện sớm các vướng mắc trong quy trình bán hàng. Việc sử dụng KPI bán hàng không chỉ giúp các cá nhân và nhóm bán hàng nắm bắt kết quả theo từng giai đoạn (ngày, tuần, tháng) mà còn là cơ sở để doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược tiếp cận khách hàng và cải thiện tỷ lệ chuyển đổi. Một số KPI bán hàng phổ biến hiện nay Doanh số bán hàng (Sales Revenue): Tổng doanh thu thu được từ hoạt động bán hàng trong một khoảng thời gian cụ thể. Tỷ lệ tăng trưởng doanh số (Sales Growth Rate): Đo tốc độ tăng doanh số theo thời gian – phản ánh hiệu quả mở rộng thị trường và gia tăng khách hàng. Chi phí thu hút khách hàng mới (Customer Acquisition Cost - CAC): Tổng chi phí trung bình để có được một khách hàng mới. Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng (Customer Conversion Rate): Phản ánh số lượng khách hàng tiềm năng trở thành người mua thực sự. Giá trị đơn hàng trung bình (Average Order Value - AOV): Cho biết trung bình mỗi đơn hàng mang về bao nhiêu doanh thu, từ đó giúp tối ưu chiến lược tăng doanh số. Tỷ lệ chuyển đổi từng bước trong quy trình bán hàng (Sales Pipeline Conversion Rate): Đo hiệu quả tại từng giai đoạn trong phễu bán hàng. Tỷ lệ giữ chân khách hàng (Customer Retention Rate): Đo lường khả năng doanh nghiệp duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng hiện có. Tỷ lệ bán thêm (Upsell Rate): Phản ánh khả năng tăng giá trị đơn hàng thông qua việc bán thêm sản phẩm hoặc dịch vụ bổ sung. KPI bán hàng dùng để đo lường hiệu quả hoạt động của đội ngũ kinh doanh KPI Marketing KPI Marketing là những số liệu cụ thể được đưa ra để giúp phòng Marketing theo dõi, đánh giá và tối ưu hiệu quả các chiến dịch quảng bá trên đa kênh như: digital, social, SEO, email, paid ads… Những chỉ số này cung cấp cái nhìn tổng quan về khả năng tiếp cận khách hàng, mức độ tương tác và tỷ lệ chuyển đổi. Từ đó, giúp doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược kịp thời, nâng cao hiệu quả chi tiêu và gia tăng lợi nhuận. Trong bộ phận marketing, KPI là gì? KPI Marketing cụ thể đó là: Brand Awareness (Nhận diện thương hiệu): Đo lường mức độ khách hàng biết đến thương hiệu của bạn. Website Traffic (Lưu lượng truy cập trang web): Cho biết số lượt truy cập website trong một khoảng thời gian cụ thể. Click-Through Rate – CTR (Tỷ lệ nhấp chuột): Tỷ lệ người dùng nhấp vào quảng cáo hoặc đường link trong chiến dịch. Social Media Engagement (Tương tác mạng xã hội): Tổng hợp các lượt thích, chia sẻ, bình luận trên nền tảng mạng xã hội. Conversion Rate (Tỷ lệ chuyển đổi): Phản ánh tỷ lệ người dùng thực hiện hành động mong muốn (mua hàng, đăng ký…). Customer Acquisition Cost – CAC (Chi phí thu hút khách hàng): Tổng chi phí cần bỏ ra để có được một khách hàng mới. Cost per Lead (Chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng): Chi phí trung bình cho mỗi lead từ các chiến dịch marketing. MQLs (Marketing Qualified Leads): Số lượng khách hàng tiềm năng được đánh giá đạt tiêu chuẩn từ marketing. SQLs (Sales Qualified Leads): Khách hàng tiềm năng sẵn sàng chuyển sang bước bán hàng. Social Program ROI (Lợi nhuận từ truyền thông xã hội): ROI trên từng nền tảng mạng xã hội cụ thể. ROAS (Return on Ad Spend): Tỷ suất lợi nhuận thu về từ ngân sách chi cho quảng cáo. ROI (Return on Investment): Đo hiệu quả tổng thể của các khoản đầu tư trong marketing. Customer Lifetime Value (Giá trị vòng đời khách hàng): Tổng doanh thu ước tính một khách hàng sẽ mang lại trong suốt thời gian gắn bó. KPI Marketing là chỉ số để đánh giá các chiến dịch quảng bá trên đa kênh KPI phòng hành chính nhân sự KPI phòng Hành chính – Nhân sự là hệ thống các chỉ số giúp đo lường hiệu quả công việc của bộ phận nhân sự từ tuyển dụng, đào tạo đến quản lý nhân sự và phát triển nguồn lực nội bộ. Việc áp dụng KPI trong quản trị nhân sự giúp tối ưu hóa quy trình làm việc và tạo điều kiện nâng cao chất lượng môi trường làm việc, gia tăng sự gắn kết và hiệu suất tổng thể của toàn tổ chức. Một số KPI phổ biến cho phòng hành chính nhân sự đó là: Employee Turnover Rate (Tỷ lệ luân chuyển nhân sự): Phản ánh tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên trong một khoảng thời gian. Average Time to Hire (Thời gian tuyển dụng trung bình): Thời gian trung bình để hoàn tất quá trình tuyển dụng cho một vị trí. Absenteeism Rate (Tỷ lệ nghỉ làm): Tỷ lệ vắng mặt không lý do của nhân viên so với tổng thời gian làm việc. Training Participation Rate (Tỷ lệ tham gia đào tạo): Tỷ lệ nhân viên tham gia đầy đủ các chương trình đào tạo nội bộ hoặc bên ngoài. Employee Satisfaction Index (Chỉ số hài lòng của nhân viên): Đo lường mức độ hài lòng với môi trường làm việc, chính sách và văn hóa doanh nghiệp. Employee Retention Rate (Tỷ lệ giữ chân nhân viên): Tỷ lệ nhân viên gắn bó với công ty trong thời gian dài. Recruitment Success Rate (Tỷ lệ tuyển dụng thành công): Số lượng ứng viên được tuyển dụng và gắn bó sau thời gian thử việc. Average Cost of Hire (Chi phí tuyển dụng trung bình): Tổng chi phí cho một quy trình tuyển dụng (marketing, nhân sự, thời gian, công cụ…). Workforce Stability Index (Chỉ số ổn định nhân sự): Phản ánh sự ổn định của lực lượng lao động theo thời gian. KPI phòng Hành chính – Nhân sự là các chỉ số đo lường hiệu quả công việc của bộ phận nhân sự KPI phòng Kế toán KPI phòng Kế toán là tập hợp các chỉ số dùng để đo lường hiệu suất làm việc, độ chính xác và mức độ tuân thủ quy trình tài chính – kế toán trong doanh nghiệp. KPI được đưa ra nhằm mục đích đánh giá khả năng kiểm soát dòng tiền, xử lý báo cáo, lập kế hoạch tài chính, đồng thời hỗ trợ đưa ra quyết định quản trị dựa trên dữ liệu tài chính đáng tin cậy và kịp thời. Đối với bộ phận kế toán, KPI là gì? Một số KPI quan trọng cho phòng Kế toán bao gồm: Financial Reporting Lead Time (Thời gian hoàn tất báo cáo tài chính): Khoảng thời gian từ khi kết thúc kỳ tài chính đến khi hoàn tất báo cáo. Tax Submission Compliance (Tỷ lệ tuân thủ nộp thuế): Đo lường mức độ đúng hạn và chính xác trong việc kê khai, nộp thuế cho nhà nước. Cash Flow Management Efficiency (Hiệu quả quản lý dòng tiền): Phản ánh khả năng theo dõi, kiểm soát và tối ưu hóa dòng tiền vào – ra của doanh nghiệp. Timely Processing Rate (Tỷ lệ xử lý đúng hạn): Tỷ lệ hóa đơn, chứng từ, nghiệp vụ được xử lý đúng thời hạn đã đề ra. Accounting Cost as a Percentage of Revenue (Chi phí kế toán trên doanh thu): Tỷ lệ chi phí vận hành bộ phận kế toán so với tổng doanh thu. Accuracy of Financial Forecasting (Độ chính xác dự báo tài chính): So sánh giữa kế hoạch dự báo và kết quả thực tế. Accounting Standards Compliance Rate (Tỷ lệ tuân thủ chuẩn mực kế toán): Đo mức độ phù hợp giữa các hoạt động kế toán với chuẩn mực, quy định hiện hành. Accounting Process Automation Efficiency (Hiệu quả tự động hóa quy trình): Đánh giá hiệu suất của hệ thống tự động trong việc xử lý các nghiệp vụ kế toán. KPI chăm sóc khách hàng KPI chăm sóc khách hàng là những chỉ số cụ thể để đo lường hiệu quả hoạt động của bộ phận dịch vụ khách hàng. Thông qua chỉ số này, doanh nghiệp đánh giá được chất lượng hỗ trợ, mức độ hài lòng và trải nghiệm của khách hàng với dịch vụ chăm sóc khách hàng. Dựa vào KPI chăm sóc khách hàng, doanh nghiệp có thể xác định được điểm mạnh – yếu trong dịch vụ, từ đó xây dựng chiến lược cải thiện nhằm giữ chân khách hàng và nâng cao uy tín thương hiệu. Dưới đây là một số KPI phổ biến trong lĩnh vực chăm sóc khách hàng: Total Number of Customer Complaints (Tổng số khiếu nại của khách hàng): Phản ánh số lượng phản hồi tiêu cực hoặc vấn đề khách hàng gặp phải trong quá trình sử dụng sản phẩm/dịch vụ. Average Response Time (Thời gian phản hồi trung bình): Thời gian trung bình để đội ngũ hỗ trợ tiếp nhận và phản hồi yêu cầu từ khách hàng. First Contact Resolution Rate (Tỷ lệ giải quyết ngay lần đầu): Tỷ lệ vấn đề được xử lý ngay trong lần liên hệ đầu tiên mà không cần tiếp xúc lại. Customer Satisfaction Score – CSAT (Chỉ số hài lòng khách hàng): Được thu thập qua khảo sát, phản ánh mức độ hài lòng của khách hàng sau khi nhận hỗ trợ. Net Promoter Score – NPS (Chỉ số sẵn sàng giới thiệu): Đo mức độ sẵn sàng giới thiệu sản phẩm/dịch vụ cho người khác – một chỉ số quan trọng về lòng trung thành. Customer Retention Rate (Tỷ lệ giữ chân khách hàng): Tỷ lệ khách hàng quay lại sử dụng dịch vụ sau một khoảng thời gian. Average Resolution Time (Thời gian giải quyết trung bình): Thời gian trung bình để xử lý và hoàn tất một yêu cầu hoặc khiếu nại. Cancellation Rate (Tỷ lệ hủy dịch vụ): Tỷ lệ khách hàng hủy hợp đồng, tài khoản hoặc ngừng sử dụng dịch vụ. KPI chăm sóc khách hàng là những chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động của bộ phận dịch vụ khách hàng KPI quản lý dự án KPI quản lý dự án là các chỉ số được sử dụng để đo lường mức độ hiệu quả trong việc triển khai và hoàn tất một dự án. Chức năng giúp nhà quản lý theo dõi tiến độ, ngân sách, chất lượng công việc và hiệu suất của đội nhóm. Dựa vào KPI quản lý dự án, doanh nghiệp dễ dàng nhận diện rủi ro, tối ưu hóa tài nguyên và đảm bảo dự án đạt được mục tiêu đúng thời hạn. Một số KPI phổ biến trong quản lý dự án có thể kể đến như: Project Completion Time (Thời gian hoàn thành dự án): Đo khoảng thời gian thực tế so với thời gian dự kiến để hoàn tất toàn bộ dự án. Cost Performance Index – CPI (Chỉ số hiệu suất chi phí): Đánh giá hiệu quả tài chính của dự án thông qua tỷ lệ giữa giá trị công việc hoàn thành và chi phí đã chi tiêu. Schedule Performance Index – SPI (Chỉ số hiệu suất tiến độ): Cho biết mức độ đáp ứng tiến độ dự án theo kế hoạch ban đầu. Earned Value (Giá trị đạt được): Giá trị công việc đã hoàn thành tính theo ngân sách dự kiến, giúp so sánh với chi phí thực tế và thời gian thực hiện. Project Scope Change Rate (Tỷ lệ thay đổi phạm vi dự án): Theo dõi số lần và mức độ thay đổi về yêu cầu, mục tiêu hoặc quy mô dự án. Defect Density (Mật độ lỗi): Số lượng lỗi phát sinh trên mỗi đơn vị công việc – thường dùng trong dự án phần mềm hoặc kỹ thuật. Resource Utilization (Mức độ sử dụng tài nguyên): Đo hiệu quả sử dụng nhân lực, thiết bị và ngân sách trong suốt quá trình triển khai dự án. Customer Satisfaction (Mức độ hài lòng của khách hàng): Chỉ số phản ánh cảm nhận, đánh giá của khách hàng sau khi dự án được bàn giao. Team Morale Index (Chỉ số tinh thần đội ngũ): Đánh giá mức độ gắn kết, động lực và sự hài lòng của nhân sự trong đội dự án. 5 Bước xây dựng KPI trong doanh nghiệp Qua những nội dung chia sẻ ở trên, chắc chắn mọi người ai cũng hiểu tầm quan trọng của KPI. Tuy nhiên, làm sao để xây dựng KPI hiệu quả và các bước xây dựng KPI là gì thì không phải ai cũng biết. Thấu hiểu điều đó, sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cụ thể từng bước. Bước 1: Xác định bộ phận/người xây dựng KPI Trước khi bắt tay vào xây dựng KPI, điều quan trọng đầu tiên là xác định rõ ai sẽ là người phụ trách công việc này. Thông thường, đó là trưởng các phòng ban – những người nắm rõ nhất cơ cấu, nhiệm vụ và đặc thù công việc của từng vị trí trong bộ phận mình. Với các phòng ban lớn, việc phân quyền cho quản lý cấp trung hoặc cấp thấp hơn tham gia xây dựng KPI là cách hợp lý để đảm bảo tính sát thực và bao quát. Xác định bộ phận sẽ xây dựng KPI Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn cách giao nhiệm vụ xây dựng KPI cho bộ phận nhân sự hoặc đội ngũ chuyên trách về hoạch định chiến lược. Phương án này đảm bảo được tính khách quan và tính khoa học về phương pháp, nhưng đôi khi lại thiếu sự phù hợp với thực tiễn công việc hàng ngày của từng bộ phận. Dù lựa chọn phương pháp nào để định bộ phận/người xây dựng KPI thì hệ thống KPI sau khi được thiết kế vẫn phải được thẩm định bởi chính các phòng ban chức năng. Việc rà soát, điều chỉnh sẽ giúp các chỉ số không chỉ mang tính đo lường mà còn phản ánh đúng vai trò và nhiệm vụ thực tế của từng bộ phận trong doanh nghiệp. Bước 2: Xác định các chỉ số KPI Mỗi cá nhân trong doanh nghiệp đều đảm nhận một vai trò khác nhau, vì thế hệ thống KPI cũng cần được thiết kế riêng biệt để phản ánh đúng trách nhiệm của từng vị trí. Các chỉ số KPI phải gắn liền với mục tiêu cụ thể của phòng ban cũng như định hướng phát triển chung của doanh nghiệp. Chỉ khi đó, KPI mới thực sự có ý nghĩa trong việc đo lường hiệu quả công việc. Khi đã xác định rõ mục tiêu cần đạt được, doanh nghiệp nên áp dụng nguyên tắc SMART để xây dựng từng chỉ số KPI: cụ thể, đo lường được, có thể đạt được, thực tế và có thời hạn rõ ràng. Nếu thiếu những tiêu chí này, KPI sẽ trở nên mơ hồ, khó theo dõi và dễ gây ra hiểu lầm trong quá trình đánh giá hiệu suất. Nghiêm trọng hơn, nó còn làm ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống quản trị và hiệu quả hoạt động của tổ chức. Bước 3: Đánh giá mức độ hoàn thành KPI Khi hệ thống KPI đã được thiết lập cho từng vị trí, doanh nghiệp bắt đầu bước vào giai đoạn vận hành và đánh giá hiệu quả công việc dựa trên các chỉ số đó. Để việc theo dõi và phân tích trở nên chính xác hơn, các đầu việc có thể được phân loại thành 3 nhóm chính: Nhóm A: Công việc tiêu tốn nhiều thời gian và có tác động lớn đến mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp. Nhóm B: Bao gồm các công việc hoặc mất ít thời gian nhưng ảnh hưởng đáng kể, hoặc tốn nhiều thời gian nhưng tác động không quá lớn. Nhóm C: Những đầu việc đơn giản, ít tốn thời gian và ít ảnh hưởng đến kết quả chung. Tùy theo mức độ quan trọng, mỗi nhóm sẽ được gán trọng số khác nhau để phản ánh đúng giá trị đóng góp vào mục tiêu của tổ chức — ví dụ phổ biến là: A (50%), B (30%) và C (20%). Khi đánh giá hiệu suất của một nhân sự, cần dựa trên tổng thể cả 3 nhóm KPI, đảm bảo sự công bằng và phản ánh đúng năng lực thực tế. Đây là bước quan trọng để tạo cơ sở cho việc khen thưởng, điều chỉnh công việc hoặc đề xuất phát triển nhân sự phù hợp hơn trong tương lai. Đánh giá mức độ hoàn thành KPI đảm bảo sự công bằng Bước 4: Liên hệ giữa đánh giá KPI và lương thưởng Sau khi đánh giá được mức độ hoàn thành KPI của mỗi cá nhân, việc gắn kết kết quả đó với chế độ lương – thưởng là điều cần thiết để tạo động lực và khuyến khích hiệu suất làm việc. Tùy vào tỷ lệ hoàn thành KPI, người lao động sẽ được nhận phần thưởng tương ứng, có thể là tiền mặt, phúc lợi bổ sung hoặc cơ hội thăng tiến. Chính sách thưởng có thể được xác lập theo nhiều cách khác nhau: do ban lãnh đạo cấp cao định hướng sẵn, do trưởng bộ phận quyết định hoặc có thể là kết quả của sự thống nhất giữa người lao động và cấp quản lý. Dù được xây dựng theo phương pháp nào, điểm mấu chốt vẫn là sự rõ ràng, minh bạch và nhất quán trong cách áp dụng, giúp nhân viên hiểu được giá trị công sức mà họ bỏ ra. Bước 5: Điều chỉnh và tối ưu KPI Không có một hệ thống KPI nào là hoàn hảo ngay từ lần đầu tiên. Vì thế, sau khi áp dụng, doanh nghiệp cần theo dõi sát sao hiệu quả thực tế để kịp thời điều chỉnh những chỉ số chưa phù hợp. Ở giai đoạn đầu, việc điều chỉnh là điều gần như bắt buộc, việc điều chỉnh có thể sẽ mất vài tháng để tinh chỉnh và đồng bộ hóa KPI với mục tiêu dài hạn. Khi hệ thống KPI đã được tối ưu và chứng minh hiệu quả, doanh nghiệp nên duy trì ổn định ít nhất trong một chu kỳ (thường là 1 năm) để đánh giá một cách toàn diện. Những sai lầm thường gặp khi xây dựng KPI  KPI khi sử dụng đúng cách sẽ là công cụ mạnh mẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát hiệu quả công việc. Tuy nhiên, nếu như xây dựng sai cách có thể nó sẽ trở thành “con dao hai lưỡi”. Dưới đây là những lỗi phổ biến mà nhiều doanh nghiệp dễ mắc phải trong quá trình xây dựng và triển khai hệ thống KPI. KPI không liên kết với mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp Một sai lầm nghiêm trọng nhưng rất thường gặp đó là việc đặt KPI chỉ để cho đủ nên nó không có liên quan gì đến mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. KPI đúng nghĩa là những chỉ số “chủ chốt” tức là phải gắn liền với mục tiêu chiến lược, phải phản ánh được những gì quan trọng nhất với mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp hay phòng ban. Nếu KPI không bám sát chiến lược, doanh nghiệp sẽ dễ rơi vào tình trạng hoạt động sai hướng, đầu tư thời gian, nguồn lực cho những hoạt động không thực sự tạo giá trị. Ví dụ: Một website bán hàng đặt KPI là tăng lượng truy cập thay vì tăng tỷ lệ chuyển đổi, thì dù có nhiều lượt xem nhưng doanh số có thể vẫn không nhúc nhích. Sai lầm hay gặp trong quá trình xây dựng KPI Chỉ tập trung tới các chỉ số KPI kết quả mà bỏ qua KPI dẫn dắt Sai lầm thứ hai của việc đặt KPI đó là chỉ quan tâm kết quả mà quên mất quá trình. KPI kết quả giúp đo lường đầu ra, nhưng để đạt được kết quả đó, doanh nghiệp cần hiểu rõ nguyên nhân và quá trình để đạt được nó.  Ví dụ: KPI “tăng tỷ lệ chuyển đổi bán hàng 20%” nghe có vẻ rõ ràng, nhưng nếu không có thêm các chỉ số như “ra mắt sản phẩm mới”, “cải tiến trải nghiệm mua hàng” thì nhân viên sẽ không biết nên làm gì để đạt được mục tiêu đó. Điều này khiến KPI trở nên chung chung, thiếu tính hành động. Một hệ thống KPI hiệu quả cần là sự kết hợp nhịp nhàng giữa chỉ số kết quả và chỉ số quá trình để KPI không chỉ đo lường mà còn điều hướng hành vi thực tế. Xây dựng KPIs cố định, không có sự cập nhật và tùy chỉnh theo thời gian KPI không phải là con số cố định bất biến, mà cần được cập nhật thường xuyên dựa trên tình hình hoạt động thực tế. Nếu không linh hoạt, doanh nghiệp có thể tự giới hạn sự phát triển của chính mình. KPI cần liên tục được rà soát và điều chỉnh để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tổ chức. Ví dụ: Nếu KPI “tăng tỷ lệ chuyển đổi lên 20%” đã được hoàn thành chỉ trong vòng 3 tháng thay vì cả năm, thì việc giữ nguyên KPI cũ sẽ khiến đội ngũ mất động lực. Ngược lại, khi tình hình kinh doanh gặp khó khăn, không điều chỉnh KPI sẽ tạo ra áp lực không cần thiết và dễ gây chán nản. Câu hỏi thường gặp  Để hiểu biết thêm được nhiều thông tin bổ ích khác xoay quanh chủ đề KIP là gì, bạn hãy tham khảo thêm nội dung mà chúng tôi chia sẻ dưới đây nhé. Ai là người xác định KPI cho doanh nghiệp? Người xác định KPI cho doanh nghiệp có thể là bất kỳ ai. Tuy nhiên thông thường trong doanh nghiệp, ban lãnh đạo từ cấp Managers, Leaders,... sẽ là người thiết lập KPI. Đối với các KPI tổng quan, Giám đốc điều hành và ban lãnh đạo doanh nghiệp sẽ là người đặt ra KPI cụ thể. KPI có cần review thường xuyên không? Có. KPI bắt buộc phải được review thường xuyên, bởi trong quá trình hoạt động các mục tiêu của doanh nghiệp có thể thay đổi theo thời gian. KPI quá cũ chắc chắn sẽ không phù hợp với thời điểm hiện tại. KPI cần review KPI thường xuyên, theo tháng, quý, thậm chí là mỗi tuần để phù hợp với thực tế. Kết luận Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến vấn đề KPI là gì mà Unica đã tổng hợp được. KPI là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp đo lường, theo dõi và cải thiện hiệu suất làm việc một cách rõ ràng, khoa học. Khi được xây dựng đúng cách và gắn kết chặt chẽ với mục tiêu chiến lược, KPI sẽ trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng.
10/04/2025
86 Lượt xem
Tiệc tất niên là gì? 15 ý tưởng tổ chức tiệc tất niên công ty
Tiệc tất niên là gì? 15 ý tưởng tổ chức tiệc tất niên công ty Tiệc tất niên là dịp đặc biệt để các công ty nhìn lại chặng đường một năm đã qua, đồng thời gắn kết nội bộ và tri ân sự đóng góp của nhân viên. Mặc dù không phải là hoạt động bắt buộc nhưng nhiều doanh nghiệp đều tổ chức để tạo hình ảnh cho họ. Qua bài viết này, Unica sẽ gợi ý cho các công ty 15 ý tưởng tổ chức Year End Party sáng tạo, hiệu quả, chuyên nghiệp và có nhiều kỷ niệm đáng nhớ. Tiệc tất niên là gì? Theo nghĩa Hán Việt, từ "tất" mang ý nghĩa hoàn thành, kết thúc, trong khi "niên" là năm. Vì thế, "tất niên" được hiểu là đánh dấu sự kết thúc của một năm cũ để chuẩn bị chào đón năm mới. Phong tục tất niên thường xuất hiện dưới nhiều hình thức như cúng tất niên, lễ tất niên hay tổ chức tiệc tất niên. Đây là một nét văn hóa đẹp trong dịp Tết cổ truyền của người Việt, thể hiện lòng biết ơn với năm cũ và mong ước cho một năm mới tốt đẹp. Tiệc tất niên thường là một phong tục quan trọng trong gia đình Việt Nam vầ được tổ chức vào những ngày cuối cùng của tháng Chạp âm lịch, từ ngày 29 hoặc 30 (năm thiếu). Người Việt thường chuẩn bị hai mâm cỗ: một để cúng gia tiên trên bàn thờ trong nhà và một để cúng trời đất ở sân trước. Sau nghi lễ cúng, gia đình quây quần bên mâm cơm để cùng nhau chia sẻ niềm vui ngày cuối năm. Tại miền Bắc, các món ăn trong mâm cơm tất niên thường bao gồm: thịt gà luộc, bánh chưng, giò lụa, canh mọc, miến, dưa hành, nem rán... Trong khi đó, mâm cỗ tất niên ở miền Nam thường có bánh tét, thịt kho hột vịt, canh khổ qua, nem rán và các món nguội như dưa giá, kiệu. Trong thời hiện đại, tiệc tất niên không chỉ là dịp gắn kết gia đình mà còn được các doanh nghiệp tổ chức rộng rãi. Tiệc tất niên công ty là cơ hội để nhân viên từ nhiều bộ phận có thể tụ họp, giao lưu, và tổng kết lại những thành quả đã đạt được trong năm. Các buổi tiệc tất niên công ty, hay Year End Party, có thể được tổ chức tại nhà hàng, không gian làm việc chung, hoặc các địa điểm ngoài trời với quy mô lớn. Ngoài phần tiệc ăn uống, nhiều công ty còn kết hợp với các chương trình sân khấu, tiết mục văn nghệ, trao giải thưởng để vinh danh nhân viên xuất sắc. Điều này không chỉ tạo động lực mà còn giúp xây dựng hình ảnh công ty chuyên nghiệp và đoàn kết. Tiệc tất niên hay còn gọi là Year End Party hiện đang được các doanh nghiệp tổ chức để tổng kết cuối năm  Tại sao nên tổ chức tiệc tất niên công ty cuối năm? Tạm biệt năm cũ và đón chào năm mới Tiệc tất niên là dịp để gia đình hay các công ty cùng nhìn lại hành trình đã qua. Đối với người Việt, bữa cơm tất niên tổ chức vào đêm 30 thường gắn liền với các nghi lễ truyền thống như rước ông Công ông Táo về nhà để cầu mong sự ấm no, may mắn và tài lộc trong năm mới. Gắn kết nội bộ Trong các doanh nghiệp, công việc bận rộn thường khiến nhân viên ít có cơ hội gặp gỡ và giao lưu. Tiệc tất niên công ty là cơ hội lý tưởng để phá vỡ những rào cản, giúp mọi người hiểu nhau hơn thông qua các hoạt động giao lưu, team building hay văn nghệ. Buổi tiệc cuối năm còn giúp xóa bỏ khoảng cách giữa các cấp bậc trong công ty, tạo không khí thân thiện, gần gũi. Nhân viên có thể trao nhau những cái bắt tay, chia sẻ lời chúc năm mới đầy ý nghĩa, qua đó xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn. Việc tổ chức tiệc tất niên cuối năm giúp nhân viên gắn kết với nhau, nâng cao hình ảnh doanh nghiệp với khách hàng và đối tác. Tổng kết hoạt động doanh nghiệp, tạo động lực trong năm mới Tiệc tất niên công ty không chỉ là một bữa tiệc thông thường mà còn mang ý nghĩa tổng kết lại những gì đã đạt được trong năm vừa qua. Đây là dịp để doanh nghiệp nhìn lại các sự kiện, dự án, và thành tựu nổi bật, đồng thời đặt ra mục tiêu mới cho năm sắp tới. Việc tổng kết này không chỉ giúp đội ngũ hiểu rõ hơn về định hướng của công ty mà còn truyền cảm hứng để họ cùng nhau nỗ lực đạt được những mục tiêu cao hơn. Đây là dịp để các doanh nghiệp có thời gian tổng kết lại tình hình kinh doanh trong năm vừa rồi Lời tri ân của doanh nghiệp đến nhân viện Một trong những điểm đặc biệt của tiệc tất niên là cơ hội để ban lãnh đạo bày tỏ sự cảm ơn chân thành đến toàn thể nhân viên. Những nỗ lực và đóng góp trong suốt một năm được ghi nhận thông qua các chương trình trao giải, rút thăm trúng thưởng, hay vinh danh cá nhân xuất sắc. Điều này không chỉ động viên tinh thần mà còn tạo động lực để nhân viên cống hiến hơn trong năm mới. Quảng bá hình ảnh công ty đến đối tác Bên cạnh việc gắn kết nội bộ, tiệc tất niên còn là một cơ hội quan trọng để quảng bá hình ảnh công ty. Khi các đối tác, khách hàng được mời tham dự, đây sẽ là dịp để doanh nghiệp giới thiệu văn hóa, giá trị và định hướng phát triển của mình. Những buổi tiệc tất niên được tổ chức chỉn chu và sáng tạo sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp, góp phần nâng cao hình ảnh thương hiệu trong mắt đối tác và khách hàng. Tiệc tất niên cũng là dịp để doanh nghiệp quảng bá hình ảnh đến đối tác Các hạng mục tổ chức tiệc tất niên cuối năm Tiệc tất niên công ty, hay còn gọi là Year End Party, không chỉ là dịp để tổng kết một năm mà còn là cơ hội để gắn kết nội bộ, tri ân nhân viên, và quảng bá hình ảnh doanh nghiệp. Để buổi tiệc diễn ra thành công và tạo dấu ấn, cần phải có sự chuẩn bị chu đáo với các hạng mục sau: Trang trí Trang trí không gian là một yếu tố quan trọng để tạo ấn tượng mạnh mẽ cho tiệc tất niên công ty. Cổng chào, hoa tươi, bóng bay và các phụ kiện khác không chỉ làm nổi bật không gian mà còn thể hiện sự chuyên nghiệp và lòng hiếu khách. Đặc biệt, một không gian trang trí đẹp mắt có thể thu hút sự chú ý từ truyền thông, mang lại cơ hội quảng bá thương hiệu hiệu quả. Trang trí tiệc tất niên sang trọng, thể hiện tinh thần của buổi tiệc Set up sân khấu Sân khấu là trung tâm của mọi hoạt động trong buổi tiệc tất niên. Thiết kế sân khấu cần phải phù hợp với chủ đề của sự kiện và phong cách đặc trưng của doanh nghiệp. Một sân khấu ấn tượng không chỉ tạo điểm nhấn cho chương trình mà còn mang đến trải nghiệm khó quên cho người tham dự. Sân khấu là trung tâm của mọi hoạt động nên cần thiết kế phù hợp với chủ đề Âm thanh ánh sáng Các thiết bị âm thanh và ánh sáng đóng vai trò không thể thiếu trong mọi sự kiện, đặc biệt là Year End Party. Doanh nghiệp nên chọn các đơn vị cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp để đảm bảo chất lượng hệ thống âm thanh, ánh sáng phù hợp với quy mô buổi tiệc. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa âm thanh và ánh sáng sẽ tạo nên không khí sôi động và hấp dẫn. Văn nghệ Văn nghệ là linh hồn của buổi tiệc tất niên, giúp khuấy động không khí và kết nối mọi người. Các tiết mục như ca hát, nhảy múa, hài kịch hay trình diễn thời trang sẽ mang đến nhiều cung bậc cảm xúc cho khách mời. Lựa chọn các tiết mục phù hợp với chủ đề và thời điểm trong chương trình sẽ giúp buổi tiệc trở nên đáng nhớ hơn. Tiệc tất niên thường có các tiếc mục văn nghệ để tăng không khí sôi động trong bữa tiệc Thiết kế, in ấn Sự chuyên nghiệp của buổi tiệc được thể hiện rõ qua các chi tiết thiết kế như thiệp mời, backdrop, và banner. Một tấm thiệp mời tinh tế hay backdrop được thiết kế chỉnh chu không chỉ là cách thể hiện sự trân trọng đối với khách mời mà còn góp phần nâng tầm hình ảnh doanh nghiệp. Tổ chức thêm các trò chơi, quà tặng để khích lệ tinh thần  Trò chơi, quà tặng  Để tạo không khí vui nhộn và khích lệ tinh thần, các trò chơi tương tác giữa nhân viên là lựa chọn lý tưởng. Ngoài ra, phần quà tặng dành cho người thắng cuộc hay chương trình bốc thăm trúng thưởng sẽ là lời cảm ơn ý nghĩa từ công ty dành cho những nỗ lực và đóng góp của nhân viên trong suốt năm qua. Tổ chức mini game để khích lệ tinh thần và tăng tương tác giữa nhân viên Chi phí dự phòng, chi phí phát sinh Một trong những yếu tố quan trọng nhưng dễ bị bỏ qua chính là dự trù kinh phí. Việc chuẩn bị ngân sách dự phòng giúp công ty giải quyết các tình huống bất ngờ, đảm bảo buổi tiệc tất niên diễn ra suôn sẻ và trọn vẹn. 15 ý tưởng tổ chức tiệc tất niên cuối năm Việc áp dụng đa dạng các chủ đề sẽ luôn khiến bữa tiệc trở nên độc đáo, vui vẻ và hấp dẫn hơn. Dưới đây là tổng hợp các ý tưởng tổ chức tiệc tất niên cuối năm cho các doanh nghiệp. Chủ đề tiệc tất niên - Lễ kỷ niệm Chủ đề tiệc tất niên dạng lễ kỷ niệm mang ý nghĩa đặc biệt khi đánh dấu những cột mốc thời gian quan trọng như 5 năm, 10 năm, hoặc thậm chí 30 năm phát triển của doanh nghiệp. Buổi tiệc này không chỉ là dịp để nhìn lại chặng đường đã qua mà còn tổng kết những thành tựu nổi bật. Thông thường, sự kiện được tổ chức quy mô lớn với sự tham gia của nhân viên, đối tác, khách hàng và báo chí. Tất cả khâu chuẩn bị đều được đầu tư kỹ lưỡng nhằm tạo ra không khí trang trọng và chuyên nghiệp. Chủ đề tiệc tất niên - Dạ tiệc sang trọng Dạ tiệc là một lựa chọn phổ biến khi tổ chức Year End Party. Không khí thanh lịch, sang trọng với ánh đèn lung linh và âm nhạc du dương tạo nên sự khác biệt. Nhân viên tham dự thường được yêu cầu tuân thủ dress code, giúp sự kiện trở thành cơ hội kết nối và mở rộng mối quan hệ. Các bữa tiệc này thường diễn ra tại nhà hàng hoặc khách sạn cao cấp, với không gian được trang trí bắt mắt, tạo dấu ấn mạnh mẽ với khách mời. Dạ tiệc sang trọng tạo ra không gian cao cấp với không gian trang trí bắt mắt Chủ đề tiệc tất niên - Mô phỏng bộ phim kinh điển Cosplay theo chủ đề phim ảnh luôn thu hút sự quan tâm lớn. Với cách tổ chức này, nhân viên có thể hóa thân thành các nhân vật nổi tiếng trong những bộ phim kinh điển. Ban tổ chức có thể thêm phần sôi động bằng việc trao giải cho những màn hóa trang sáng tạo và độc đáo nhất. Chủ đề tiệc tất niên - Pool Party Pool Party mang phong cách phóng khoáng, thoải mái, thường được tổ chức tại các hồ bơi ngoài trời. Chủ đề này hứa hẹn mang lại bầu không khí mát mẻ, thư giãn nhưng vẫn đòi hỏi khâu chuẩn bị kỹ lưỡng, đặc biệt là về an toàn. Tổ chức Pool Party là một ý tưởng mới mẻ, tạo không khí sảng khoáng thư giãn Chủ đề tiệc tất niên - Liveshow âm nhạc Liveshow âm nhạc mang đến không khí sôi động, rất phù hợp với các doanh nghiệp trẻ. Buổi tiệc có thể tổ chức trong nhà hoặc ngoài trời, với sự tham gia của ca sĩ, ban nhạc hoặc chính nhân viên trong công ty. Chủ đề tiệc tất niên - Teambuilding Kết hợp tiệc tất niên với hoạt động Teambuilding là lựa chọn lý tưởng để gắn kết nhân viên. Các trò chơi và hoạt động ngoài trời sẽ giúp cải thiện tinh thần đội nhóm, đồng thời tạo không khí phấn khởi cho một năm mới. Tổ chức kèm hoạt động team building để gắn kết nhân viên Chủ đề tiệc tất niên - Neon Party Chủ đề Neon Party được yêu thích bởi sự trẻ trung, sáng tạo và tự do. Buổi tiệc với ánh sáng rực rỡ, âm nhạc sôi động sẽ giúp nhân viên xả stress và tận hưởng không gian đầy màu sắc. Chủ đề tiệc tất niên - Phong cách Vintage Phong cách Vintage mang lại cảm giác hoài niệm với trang phục và trang trí mang đậm hơi thở của thập niên 70-80. Đây là cơ hội để nhân viên thể hiện cá tính thời trang, đồng thời trải nghiệm không khí cổ điển, mới lạ. Phong cách vintage đem lại cảm giác hoài niệm, thể hiện không khí cổ điển mới lạ Chủ đề tiệc tất niên - Tiệc cooktail Tiệc cocktail là sự kiện sang trọng, được tổ chức trong không gian ấm cúng với ánh đèn huyền ảo. Doanh nghiệp có thể mời bartender pha chế các loại thức uống độc đáo và tổ chức trò chơi tương tác để tăng sự gắn kết. Chủ đề tiệc tất niên - Tết xưa Tết xưa mang đến không gian ấm áp với cây mai, cây đào, bánh chưng, và các vật dụng trang trí ngày Tết truyền thống. Nhân viên có thể tham gia các trò chơi dân gian, tạo nên một buổi tiệc giàu giá trị văn hóa. Chủ đề Tết tạo nên một buổi tiệc giàu giá trị văn hóa Chủ đề tiệc tất niên - Tự do sáng tạo Chủ đề này cho phép nhân viên tự do thể hiện cá tính qua phong cách thời trang và ý tưởng sáng tạo. Không cần nhiều công đoạn chuẩn bị, nhưng vẫn tạo ra không khí gần gũi và vui tươi. Chủ đề tiệc tất niên - Vinh danh cá nhân Buổi tiệc được tổ chức để tri ân các cá nhân có đóng góp xuất sắc trong năm qua. Đây là dịp để công ty gửi lời cảm ơn và khích lệ tinh thần cho toàn bộ nhân viên. Chủ đề tiệc tất niên - Cuộc thi tài năng Tổ chức cuộc thi tài năng tại tiệc tất niên là cơ hội để nhân viên thể hiện sở trường của mình. Các tiết mục biểu diễn, cùng với hệ thống sân khấu, âm thanh, ánh sáng được đầu tư sẽ làm buổi tiệc thêm phần ấn tượng. Tổng kết Tiệc tất niên không chỉ là cơ hội để doanh nghiệp tri ân nhân viên, tổng kết hoạt động mà còn là dịp quảng bá hình ảnh công ty đến đối tác và khách hàng. Việc tổ chức một bữa tiệc chu đáo, sáng tạo sẽ góp phần tăng sự gắn kết nội bộ và tạo động lực cho năm mới thành công hơn. Với những ý tưởng tiệc ở trên, hy vọng các doanh nghiệp sẽ tổ chức được một buổi tiệc ý nghĩa và đáng nhớ.
02/01/2025
293 Lượt xem
Lương tháng 13 là gì? Hướng dẫn tính lương tháng 13 chuẩn
Lương tháng 13 là gì? Hướng dẫn tính lương tháng 13 chuẩn Lương tháng thứ 13 là gì? Đây là một trong những khái niệm quan trọng trong lĩnh vực lao động và tiền lương, đặc biệt là vào dịp cuối năm đang cận kề. Mặc dù vậy, nhiều người vẫn còn mơ hồ về khoản này và các quy định có liên quan hay cách tính chính xác. Qua bài viết này, Unica sẽ giải đáp chi tiết các thắc mắc và cung cấp các thông tin hữu ích để các bạn nắm rõ quyền lợi của mình một cách hiệu quả. Lương tháng 13 là gì? Lương tháng 13 là một khoản tiền thưởng mà người lao động nhận được ngoài mức lương hàng tháng thông thường. Khoản tiền này thường được chi trả vào dịp cuối năm hoặc đầu năm mới. Cách tính lương tháng 13 có thể dựa trên lương tháng cơ bản, thu nhập bình quân của người lao động trong năm, hoặc theo một mức cố định do doanh nghiệp quy định. Lương tháng 13 là một khoản tiền thưởng cho người lao động ngoài mức lương hàng tháng thông thường Theo quy định hiện hành, khái niệm lương tháng 13 chưa được nêu cụ thể trong bất kỳ văn bản pháp luật nào. Tuy nhiên, trên thực tế, ở Điều 104 trong Bộ Luật Lao động 2019 đã đặt ra khái niệm tiền thưởng được quy định như sau: Thưởng là khoản tiền, tài sản, hoặc các hình thức khác mà người sử dụng lao động dành cho người lao động dựa trên kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và phải công khai tại nơi làm việc, sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có). Như vậy, lương tháng 13 được hiểu là một khoản tiền thưởng mà người sử dụng lao động có thể chi trả cho người lao động vào dịp cuối năm hoặc khi doanh nghiệp kinh doanh có lợi nhuận. Mục đích chính là để động viên, khuyến khích người lao động, đồng thời ghi nhận những đóng góp của họ trong suốt năm làm việc. Những quy định về tiền lương tháng 13 Tại Điều 104 trong Bộ Luật Lao động 2019 mới nhất đã có những đề cập, sửa đổi liên quan đến tiền thưởng cho người lao động như sau. Một số quy định pháp luật về tiền lương tháng 13 Người lao động thường nhận được lương tháng 13 cùng với tiền lương tháng 12 hoặc vào đầu năm mới. Thời gian cụ thể phụ thuộc vào chính sách trả lương của từng công ty, vì không có quy định pháp lý cụ thể về vấn đề này. Để biết mình có được nhận lương tháng 13 hay không, người lao động nên kiểm tra kỹ các điều khoản trong hợp đồng lao động hoặc quy định về chế độ lương thưởng của doanh nghiệp. Theo luật, lương tháng 13 không phải là một khoản bắt buộc mà người sử dụng lao động phải chi trả. Đây cũng không phải quyền lợi mặc định của người lao động. Việc nhận lương tháng 13 phụ thuộc vào thỏa thuận trong hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể. Trong trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn tài chính hoặc người lao động không hoàn thành công việc theo yêu cầu, doanh nghiệp có quyền không chi trả lương tháng 13. Ngoài ra, còn có một số lưu ý về lương tháng 13: Không có mức lương cụ thể: Lương tháng 13 có thể khác nhau tùy thuộc vào quy chế của từng doanh nghiệp và từng cá nhân. Không phải tiền thưởng Tết: Lương tháng 13 và tiền thưởng Tết Nguyên Đán là hai khoản hoàn toàn tách biệt tại nhiều doanh nghiệp. Chính sách cụ thể sẽ được quy định trong nội bộ của từng đơn vị. Quy định lương tháng 13 là một khoản không bắt buộc, phụ thuộc vào thỏa thuận trong hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp và cá nhân Quyền lợi của người lao động khi không được trả lương tháng 13 Một số quyền lợi của người lao động khi không được trả lương tháng 13: Nếu bạn đã có thỏa thuận rõ ràng về việc nhận lương tháng 13 trong hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể với doanh nghiệp, bạn có quyền yêu cầu công ty thực hiện đúng cam kết này. Lương tháng 13 là một khoản thưởng thêm ngoài lương cơ bản hàng tháng. Dù không phải là quyền lợi bắt buộc theo quy định của pháp luật, nhưng nếu đã được thống nhất, công ty cần tuân thủ và chi trả đúng quy định. Trong trường hợp công ty không chi trả lương tháng 13 mà không có lý do hợp lý, bạn có quyền khiếu nại hoặc tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để bảo vệ quyền lợi. Người lao động có thể liên hệ tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, cơ quan quản lý nhà nước về lao động, hoặc tòa án để được tư vấn và hỗ trợ giải quyết vấn đề này. Nếu công ty có lý do hợp lý để không trả lương tháng 13, chẳng hạn như gặp khó khăn tài chính hoặc bạn không hoàn thành công việc theo tiêu chuẩn đề ra, bạn có thể thảo luận với công ty để tìm kiếm một giải pháp phù hợp. Một số phương án có thể được xem xét như đề nghị công ty chi trả một phần lương tháng 13 hoặc hoãn việc chi trả sang thời điểm khác khi tình hình tài chính của công ty được cải thiện. Hướng dẫn cách tính lương tháng 13 Lương tháng 13 thực chất là khoản thưởng mà doanh nghiệp chi trả cho người lao động, và cách tính có thể khác nhau tùy thuộc vào chính sách của từng công ty. Dưới đây là cách tính lương tháng 13 phổ biến dựa trên mức lương trung bình, giúp người lao động dễ dàng tham khảo: Hướng dẫn cách tính lương tháng 13 Đối với người lao động làm đủ 12 tháng trở lên Nếu người lao động đã làm việc đủ 12 tháng hoặc hơn, mức lương thưởng tháng 13 thường được tính dựa trên mức lương trung bình của 12 tháng trong năm. Công thức áp dụng như sau: Mức lương thưởng tháng 13 = Tiền lương trung bình 12 tháng Ví dụ như sau: Từ tháng 01/2022 đến tháng 06/2022, nhân viên A nhận mức lương cố định là 8 triệu đồng/tháng. Từ tháng 07/2022, mức lương tăng lên 10 triệu đồng/tháng. Áp dụng công thức trên, lương tháng 13 của nhân viên A sẽ được tính như sau: Lương thưởng tháng 13 = [(8 × 6) + (10 × 6)] / 12 tháng = 9 triệu đồng Như vậy, nhân viên A sẽ nhận được 9 triệu đồng tiền lương tháng 13 cuối năm. Đối với người lao động làm chưa đủ 12 tháng  Nếu tính đến ngày 31/12, người lao động chưa làm việc đủ 12 tháng, tiền lương tháng 13 sẽ được tính dựa trên số tháng làm việc thực tế. Công thức như sau: Mức lương thưởng tháng 13 = (Số tháng làm việc trong năm / 12) × Mức lương trung bình Ví dụ minh họa: Nhân viên A bắt đầu làm việc chính thức từ tháng 07/2022 với mức lương cố định là 8 triệu đồng/tháng. Tính đến hết tháng 12/2022, thời gian làm việc là 6 tháng. Áp dụng công thức: Lương thưởng tháng 13 = (6 / 12) × 8 = 4 triệu đồng Như vậy, nhân viên A sẽ nhận được 4 triệu đồng tiền lương tháng 13. Trong một số trường hợp, tiền thưởng tháng 13 có thể được tính bằng mức lương tháng 12 của người lao động trong năm đó. Đây là cách tính giúp đảm bảo tối đa phúc lợi cho người lao động, nhưng việc áp dụng phụ thuộc vào quy định của từng doanh nghiệp. Câu hỏi thường gặp Câu 1: Khi nào thì được trả lương tháng 13? Thời gian trả lương tháng 13 sẽ tùy thuộc vào quy định của từng công ty hoặc thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Phần lớn doanh nghiệp chọn chi trả vào cuối năm, thường rơi vào tháng 12 âm lịch hoặc ngay trước kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán. Điều này giúp nhân viên có thêm tài chính để chuẩn bị cho kỳ lễ quan trọng trong năm. Câu 2: Tiền lương tháng 13 có phải đóng thuế thu nhập cá nhân hay không? Theo Khoản 2, Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC, thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm cả tiền thưởng như lương tháng 13, thuộc diện phải chịu thuế TNCN. Điều này áp dụng cho tất cả các hình thức thưởng, dù bằng tiền mặt hay hiện vật. Do đó, khi nhận lương tháng 13, người lao động cần thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân theo đúng quy định. Câu 3: Lương tháng 13 có tính thời gian thử việc không? Hiện tại, pháp luật không có quy định cụ thể nào về cách tính lương tháng 13. Thông thường, các doanh nghiệp sẽ áp dụng cách tính dựa trên thời gian làm việc chính thức, thâm niên hoặc năng lực của người lao động. Việc lương tháng 13 có tính thời gian thử việc hay không phụ thuộc vào chính sách và quy định nội bộ của từng công ty, cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Câu 4: Lương tháng 13 có phải là thưởng Tết không? Nhiều người thường nhầm lẫn giữa lương tháng 13 và thưởng Tết Nguyên Đán. Trên thực tế, đây là hai khoản tiền riêng biệt và không hoàn toàn giống nhau. Một số doanh nghiệp trả đồng thời cả hai khoản: “lương tháng 13” và “thưởng Tết” riêng biệt cho người lao động. Một số công ty chỉ chi trả một trong hai khoản, tùy vào chính sách thưởng cuối năm. Cũng có những đơn vị không áp dụng bất kỳ khoản thưởng nào vào dịp cuối năm. Câu 5: Nghỉ việc trước Tết có được hưởng lương tháng 13 không? Pháp luật không quy định cụ thể việc người lao động có được nhận lương tháng 13 hay không nếu nghỉ việc trước Tết. Quyền lợi này phụ thuộc vào thỏa thuận trong hợp đồng lao động hoặc quy chế thưởng của từng công ty. Người lao động có thể tham khảo quy định nội bộ hoặc trao đổi trực tiếp với người sử dụng lao động để xác định rõ ràng về khoản lương tháng 13 trong trường hợp nghỉ việc trước Tết. Câu 6: Lương tháng thứ 13 có tính đóng BHXH không? Theo quy định hiện hành, lương tháng 13 không nằm trong danh mục các khoản thu nhập phải tính đóng bảo hiểm xã hội (BHXH). Nguyên nhân là vì khoản tiền này mang tính chất là tiền thưởng, không phải là tiền lương cơ bản hay các khoản phụ cấp cố định. Tổng kết Hiểu rõ lương tháng 13 là gì và các quy định liên quan sẽ giúp người lao động bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Việc nắm bắt cách tính lương tháng 13 chính xác không chỉ mang lại sự minh bạch mà còn giúp bạn dự trù tài chính cá nhân tốt hơn. Hi vọng, bài viết trên đã giúp bạn trang bị kiến thức để hiểu rõ quyền lợi của mình.
02/01/2025
220 Lượt xem