Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Support

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Bốn cấp độ của tứ thiền mà bạn nên biết

Nội dung được viết bởi Nguyễn Hiếu

Khi ngồi thiền, có 4 cấp độ của  tứ thiền mà người thực hành có thể đạt được. Trong bài viết này, UNICA sẽ chia cho bạn tất cả những cảnh giới, cấp độ mà người ngồi thiền có thể đạt được. Các bạn cùng Unica theo dõi ngay sau đây nhé!

1. Sự ra đời của tứ thiền

Trước khi bước vào cấp độ đầu tiên, UNICA muốn giới thiệu cho bạn nguồn gốc ra đời của tứ thiền định này. 4 cấp độ tứ thiền này ra đời từ thời thái tử Tất Đạt Đa trong buổi lễ hạ điền ngồi dưới gốc cây Hồng Táo nhập định. Trên lộ trình giác ngộ của thiền định, ngài đã đạt đến cảnh giới của tứ thiền. Đây chính là nền tảng căn bản đi đến đạo quả giác ngộ. Điều này cho thấy tầm quan trọng của tứ thiền trên con đường giác ngộ, giải thoát.

>>> Xem ngay: Giải đáp thắc mắc: Có nên nghe nhạc thiền?

tu-thien-1-min

Tứ thiền là các cấp độ mà người ngồi thiền có thể đạt được khi tu luyện

Tứ thiền được hiểu đơn giản là mức độ nhập định được chia ra là 4 cấp: sơ thiền, nhị thiền, tam thiền và tứ thiền. Bốn mức thiền này đều có thể nhập và xuất, nghĩa là khi người ngồi thiền muốn an trú mức thiền nào thì phải có thời gian dụng công. Và ngược lại, nếu muốn trở lại trạng thái cũ thì phải mất một khoảng thời gian nhất định chứ không thể muốn nó biến mất là được.

2. 4 cấp độ của tứ thiền

2.1. Sơ thiền

Sơ thiền được hành giả ngồi theo tư thế kiết già, lưng thẳng để niệm trước mặt với cơ thể thư giãn, tâm không “vướng bận lòng trần”. Bạn cần chú ý khi nhập thiền không cần quá ép bản thân nhập tâm nhưng không được để bản thân lơ đà suy nghĩ linh tinh. Mức thiền này rất phù hợp cho những người có quyết tâm tu tập và phải chuẩn bị một môi trường yên tĩnh, cách ly với cuộc sống.

Để người ngồi thiền đạt được cấp độ tứ thiền này, tâm người thiền phải vắng lặng, hầu như người thiền không còn biết mình đang còn ý niệm. Trong sơ thiền, các hành giả và người ngồi thiền phải lìa bỏ được tất cả các ham muốn thế gian như hỉ - lộ - ái - ý vì khi đạt được mức độ này, nội tâm của người thiền đã có niềm vui, có sự thanh khiết, không cần phải giải trí bằng những điều tiêu khiển bên ngoài. Ngoài ra, sau khi chết nếu vẫn còn giữ được trình độ này thì người ngồi thiền sẽ được vào cõi trời sơ thiền.

2.1.1. Khái niệm về "Chánh niệm tỉnh giác"

"Chánh niệm tỉnh giác" có nghĩa là sự thức tỉnh, ta biết tự nhìn lại mình để sống có ý nghĩa và hòa hợp với bản thân và những người xung quanh. Đây là một cuộc sống thanh thản, an lạc giúp tâm tự sáng suốt, thư thái và khoan thai, chuẩn xác.

2.1.2. Khái niệm về "Năm chướng ngại"

"Năm chướng ngại" là năm màn ngăn che làm cho con người không thấy được sự vố minh trong tâm mình như tham lam, sân si, ngã mạn, nghi nhờ, nó làm cản trở sự thành công trong hành thiền và làm cho thân tâm luôn lo lắng, bất an. 

Năm chướng ngại bao gồm:

- Tham: Tham chỉ trạng thái mong cầu dục lạc. Lòng tham làm cho con người gây ra nhiều nghiệp ác với chính mình và mọi người, tạo khổ đau cho một kiếp người.

- Sân: Sân bao gồm hai trạng thái sân và hận, thể hiện sự thù hằn, uốt ức, ganh tị trong tâm. Sân có thể gây ra các tâm bệnh như điên loạn, trầm uất và tai biến tim mạch.

- Hôn trầm: Hôn trầm chỉ trạng thái mệt mỏi, uể oải, lười biếng của con người khiến bản thân mất đi sự nhanh nhẹn, hoạt bát và linh hoạt. 

- Trạo hối: Trạo hối nghĩa là trạo cử và hối quá. Trạo cử có nghĩa là thân không bao giờ chịu yên, còn tâ,m hay suy nghĩ lung tung. Hối quá chỉ sự hối hận và day dứt mãi không nguôi về những lỗi lầm đã qua trong quá khứ. 

- Nghi: Nghi là sự nghi ngờ, hoài nghi về khả năng của bản thân.

Loại bỏ được năm chướng ngại của thân và thân trong cấp độ sơ thiền thanh hay chậm phù thuộc và khả năng và sự siêng năng thiền tập của mỗi người. 

Thiền

2.2. Nhị thiền

Khi bạn đã đạt tới mức sơ thiền thuần phục thì để đạt được mức độ nhị thiền là không hề khó. Nhị thiền là kết quả tiếp theo nếu hành đủ tư nạp đủ công đức. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy toàn thân mình như một dòng nước mát tuôn trào bất tận mà trong Phật pháp đã diễn tả như hồ nước được suối phun và mưa tuôn mãi không bao giờ lọt được khỏi hồ. 

>>> Xem ngay: Bạn đã tìm được lớp học thiền ở Hà Nội chất lượng chưa?

tu-thien-2

Nhị thiền là mức độ thứ hai trong tứ thiền định. Ảnh minh họa

Để đạt được mức độ nhị thiền, tất cả các ý niệm thầm kín trong tâm người thiền hoàn toàn biến mất, bạn không được phô trương và phải hiền lành.

2.3. Tam thiền

Mức độ này là cấp thứ 3 trong tứ thiền, được Phật giả diễn tả người thiền đạt tới cảnh giác như một bông hoa sen đang vươn lên từ trong nước, được bao phủ bởi nội tâm dứt bỏ hết ý niệm, thường xuyên an lạc. Với một trạng thái cao thượng hơn nhị thiên vì có lạc và nhất tâm không bị ảnh hưởng bởi “hỷ”.

Sau một thời gian ngồi thiền, niềm vui của người đạt cảnh giới này rất tự tại, bình an và vượt khỏi cơ thể giống như một bông sen ngập trong làn nước mát những cánh hoa không hề bị thấm nước, rất hoan hỉ và an lạc.

Lúc này, nếu bạn ngồi nhập thiền định, bạn sẽ không còn thấy bị chi phối bởi mọi thứ xung quanh, mọi tiếng động bên ngoài, bạn hoàn toàn an trú trong thế giới nội tâm sáng suốt, thanh tịnh của mình.

Đăng ký khoá học Thiền online ngay để nhận ưu đãi cực kỳ hấp dẫn. Khóa học sẽ giúp bạn có được thói quen tập Thiền hàng ngày đơn giản và hiệu quả, làm chủ cảm xúc, thấu hiểu bản thân và mọi người xung quanh. Đặc biệt, bạn có thể chữa lành tổn thương bên trong nhờ ứng dụng tập thiền.

Bí mật Thiền ứng dụng thay đổi cuộc đời
Nguyễn Hiếu
279.000đ
700.000đ

Khí Công Dịch Cân Kinh - Thiền
Trần Thế Long
299.000đ
900.000đ

Thiền Cơ Bản
Thiền Hiên Dương
299.000đ
700.000đ

2.4. Tứ thiền

Đây là mức độ thiền cuối cùng trong tứ thiền mà ai khi thiền cũng mong đạt được. Khi bạn đạt cảnh giới này, Phật diễn tả đó là tâm trạng thái xả niệm, thanh tịnh, không lạc, không khổ. Lúc này, tâm của người hành giả ngồi thiền hoàn toàn bất động, hoàn toàn vô cảm với thế giới bên ngoài, sự từ bỏ đau khổ của bản thân.

Bốn cấp độ trong tứ thiền đều đi theo lộ trình của tâm từ thô đến tế. Từ sự thăng tiến của bậc thiền này lên một bậc thiền khác. Tuy nhiên để leo lên được các mức thang này, dù nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào căn cơ của từng người, có người chỉ cần vài này, vài tuần là đạt được cảnh giới cao nhất nhưng có người lại mất vài chục năm hoặc cả đời người ngồi thiền để đạt.

tu-thien-3

Tứ thiền là cảnh giới cao nhất của người thiền không còn lo lắng, suy nghĩ sự đời. 

Trong bài viết trên, UNICA đã chia sẻ cho tất tần tật những điều cần biết về các cấp độ trong tứ thiền mà người ngồi thiền có thể đạt được trong quá trình luyện tập. Hy vọng bài viết này sẽ thật hữu ích cho tất cả mọi người. Thiền chính là bộ môn giúp bạn giảm căng thẳng, giúp tâm an,... cùng Unica theo dõi khoá học Thiền để có thêm nhiều kiến thức hơn cho bản thân bạn nhé.

Chúc các bạn  thành công!

Trở thành hội viên
0/5 - (0 bình chọn)