Hiện nay, thai trứng là một trong những tình trạng thai nghén thường gặp ở nhiều chị em phụ nữ. Thực tế, thai trứng hoàn toàn lành tính, tuy nhiên nếu không biết cách điều trị thì nó sẽ để lại những hậu quả khó lường. Nhằm giúp cho chị em bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất, UNICA sẽ chia sẻ những thông tin quan trọng về thai trứng qua bài viết dưới đây.
Khái niệm thai trứng
Thai trứng hay còn được gọi là chửa trứng là một khối u lành tính phát triển bên trong tử cung. Theo đó, một phần hoặc toàn bộ bánh rau thai bị thái hóa thành những túi dịch nhỏ, dính vào nhau, chiếm át diện tích của tử cung ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai. Đối với bệnh thai trứng, nếu không điều trị kịp thời có thể gây tử vong.
>>> Xem thêm: Thời điểm dễ thụ thai giúp chị em săn "trứng vàng"
Bệnh thai trứng là một khối u lành tính những cần được điều trị kịp thời
Nguyên nhân của thai trứng
Hiện nay vẫn chưa có kết luận chính xác về nguyên nhân của tình trạng chưa chửa trứng, nhưng y học đã đưa ra một vài yếu tố làm ảnh hưởng đến tình trạng thai trứng như sau:
- Thai trứng xảy ra do yếu tố di truyền trong quá trình thị tinh với 90% bắt nguồn từ tinh trừng và 10% bắt nguồn từ trứng gây ra những bất thường ở bộ nhiếm sắc thể.
- Chưa trứng có thể xảy ra ở phụ nữ 40 tuổi hoặc dưới 20 tuổi.
- Chửa trứng có thể bắt nguồn từ phụ nữ đã trải qua nhiều lần sinh nở, tiền sử thai nghén hoặc những bất thường ở dạ tử cung.
- Thiếu chất dinh dưỡng: Việc người mẹ bị thiếu chất dinh dưỡng như: Vitamin A, đam, Axxit Folic trước và sau khi có bầu cũng là một yếu tố gây nên hiện tượng chửa trứng.
Cách phân biệt thai trứng
Theo các bác sĩ cho biết, dựa vào đặc điểm, thai trứng được chia làm hai loại chính, cụ thể như sau:
- Thai trứng bán phần: Đây là loại thai trứng cho thai nhi hoặc 1 phần thai nhi. Trong đó, một phần rau bình thường còn 1 phần lại biến thành túi nước.
- Thai trứng hoàn toàn: Loại này thì không có tổ chức thai nhi, gai rau phình to, lớp tế bào nuôi tăng sinh mạnh và mạch máu lông rau thì biến mất.
Còn nếu dựa vào tính chất thì thai trứng được chia làm 2 loại như sau:
- Thai trứng lành tính: Loại này thì có lớp đơn bào không ăn vào cơ tử cung còn lớp hợp bào thì không bị phá vỡ.
- Thai trứng ác tính: Loại này có lớp hợp bào mỏng, từng vùng có thể bị phá vỡ. Lớp đơn bào tràn ra ngoài và đi vào bên trong niêm mạc tử cung, ăn sâu lớp tử cung. Thậm chí còn ăn thủng tử cung gây chảy máu ổ bụng.
>>> Xem thêm: Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu có quan trọng không ?
Dựa vào đặc điểm và tính chất, thai trứng được chia thành 2 loại chính
Triệu chứng của bệnh thai trứng
Để bảo vệ sức khỏe của mình một cách tốt nhất thì chị em phụ nữ cần nắm được những triệu chứng của bệnh thai trứng sau đây:
- Thường xuyên buồn nôn và ói mửa nhiều
- Khi bị chửa trứng sẽ xuất hiện máu ở âm đạo có màu đỏ tươi hoặc nâu đậm ở ba tháng kinh nguyệt đầu tiên.
- Nặng vùng bụng dưới và thường xuyên đau trằn
- Phần tử cung lớn hơn so với tuổi của thai nhi
- Một số biểu hiện của cường giáp: cảm thấy lo lắng, nhịp tim nhanh, mệt mỏi, đồ mồ hôi nhiều...
Cách điều trị thai trứng
Theo các bác sĩ, thai trứng là một bệnh lành tính, tuy nhiên khi phát hiện thì chị em nên điều trị kịp thời để bảo vệ sức khỏe, tránh những hệ quả không tốt. Cụ thể, khi có biểu hiện của bệnh thai trứng, bạn nên đến gặp bác sĩ để khám nhằm xác nhận có phải đang bị thai trứng hay không.
Khi bị thai trứng, bạn nên đến gặp bác sĩ để điều trị kịp thời
Trong trường hợp bạn bị thai trứng thì bác sĩ sẽ nới rộng tử cung và dùng chân không để hút thai trứng ra ngoài. Trường hợp thai trứng lấn quá sâu thì bác sĩ sẽ cắt bỏ tử cung nếu bạn không có ý định sinh con. Sau khi đã cắt bỏ thai trứng, bạn sẽ được kiểm tra mức độ hormone HCG trong máu. Việc kiểm tra này sẽ kéo dài trong vòng 6 tháng hoặc 1 năm. Bên cạnh đó, bạn nên kết hợp với chế độ sinh hoạt phù hợp và thăm khám theo định kỳ.
Trên đây là những thông tin cần nắm về thai trứng mà chị em phụ nữ không nên bỏ lỡ khi chuẩn bị mang thai để biết cách chuẩn bị cho quá trình mang thai một cách tốt nhất.