Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Support

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Yoga cho mẹ bầu - Những điểm cần lưu ý dành cho mẹ

Nội dung được viết bởi Milena Nguyễn

Nghiên cứu cho thấy, mẹ bầu thường xuyên duy trì việc tập luyện thể thao nhẹ nhàng kết hợp chế độ ăn đầy đủ, hợp lý thì trẻ khi sinh ra sẽ khỏe mạnh và tỷ lệ thông minh cao hơn nhiều so với trẻ khác. Yoga được xem là một trong những sự lựa chọn an toàn, phù hợp và mang lại những lợi ích tuyệt vời không thể bỏ qua với mẹ bầu. Vậy Yoga cho mẹ bầu mang lại những lợi ích gì và những lưu ý nào “buộc phải nhớ” khi luyện tập để mẹ bầu bảo vệ sức khỏe và mang lại tác động tốt nhất với thai nhi? Mẹ bầu hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Những lợi ích không thể bỏ qua của Yoga cho mẹ bầu

⦁    Mẹ bầu thường cảm thấy đau mỏi lưng trong quá trình mang bầu, đặc biệt là khi thai nhi ngày một lớn hơn. Các bài tập Yoga nhẹ nhàng sẽ giúp mẹ bầu tăng sức chống đỡ của lưng, cột sống và vai, giảm thiểu tối đa các vấn đề đau mỏi và giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn.

⦁    Mọi động tác Yoga bầu đều là sự kết hợp của các động tác nhẹ nhàng cùng việc duy trì nhịp thở đều, sâu, điều này giúp mẹ bầu tăng lượng oxi vào máu và các cơ, tăng khả năng tuần hoàn máu, giảm thiểu nguy cơ đau mỏi cơ và cải thiện các vấn đề về hô hấp, tim mạch, đồng thời giúp mẹ bầu bước vào kỳ sinh nở một cách thuận lợi nhất.

Yoga cho mẹ bầu mang lại rất nhiều lợi ích đối với sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ

Yoga cho mẹ bầu mang lại rất nhiều lợi ích đối với sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ

⦁    Yoga luôn được biết đến với khả năng cải thiện tinh thần, giảm thiểu tối đa các vấn đề căng thẳng, mệt mỏi, điều này sẽ giúp mẹ bầu tránh stress, nóng nảy và khó chịu khi mang thai, cho một tinh thần luôn thoải mái, thư thái, đặc biệt là ngăn chặn tuyệt đối nguy cơ trầm cảm trước và sau khi sinh.

⦁    Tăng sức đề kháng cho mẹ và bé đồng thời cải thiện vấn đề tăng cân quá mức, giúp mẹ nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau sinh, đặc biệt giúp thai nhi luôn khỏe mạnh và thông minh, lanh lợi.

Yoga cho mẹ bầu không chỉ giúp cải thiện sức khỏe mà còn mang lại rất nhiều lợi ích không ngờ đối với mẹ bầu và thai nhi, tác động vô cùng tích cực đến quá trình mang thai. Vậy làm thế nào để mẹ bầu luyện tập Yoga một cách an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất? 

yoga

7 lưu ý “buộc phải nhớ” khi tập Yoga cho mẹ bầu

Tư thế phù hợp với thai kỳ

Trước khi tham gia các lớp học Yoga hay tự học yoga tại nhà mẹ bầu cần trình bày rõ mình đang trong thời kỳ nào để người hướng dẫn đưa ra các bài tập phù hợp. Trong 3 tháng đầu, mẹ bầu chưa bị giới hạn quá nhiều trong các bài tập, tuy nhiên vẫn cần tuân thủ những quy tắc cần thiết để bảo vệ sức khỏe và tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Giữa thai kỳ là khoảng thời gian khớp xương dần nới lỏng vì vậy, mẹ bầu cần hạn chế việc duy trì một động tác trong thời gian quá lâu và thực hiện các động tác chậm rãi, từ từ để đảm bảo an toàn. Cuối thai kỳ là thời điểm khá nhạy cảm cũng như khó khăn khi thực hiện các động tác, vì vậy việc luyện thở và sử dụng các công cụ hỗ trợ là điều vô cùng cần thiết để đảm bảo sự an toàn cho mẹ bầu và thai nhi.

Mẹ bầu cần lưu ý những điều cần thiết để bảo vệ mẹ và bé

Mẹ bầu cần lưu ý những điều cần thiết để bảo vệ mẹ và bé


Luôn chú ý đến cơ thể mình

Đây là điều mẹ bầu cần thực sự quan tâm để bảo vệ sự an toàn của mình, hãy chắc là bạn luôn lắng nghe cơ thể mình, nếu cảm thấy chóng mặt, khó chịu hay đau xương khớp, việc dừng lại và nhờ sự trợ giúp của huấn luyện viên là vô cùng cần thiết bởi đây là lúc bạn đang luyện tập quá sức mình và có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của bạn. Đồng thời duy trì việc uống đủ nước cũng như sử dụng quần áo thoáng, mát thoải mái nhằm tạo thuận lợi trong quá trình luyện tập.

>>> Xem ngay: 7 Lợi ích của Yoga dành cho bà bầu mẹ nên biết

Không vặn xoắn

Yoga được biết đến với những động tác vặn xoắn và kéo giãn nhẹ nhàng mang lại những tác động rất tốt tới sức khỏe nhưng đối với mẹ bầu thì đây là những động tác cần tránh đặc biệt là các tư thế tác động trực tiếp đến bụng và lưng bởi điều này sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến sự phát triển của thai nhi.

Không thực hiện các động tác vặn xoắn

Không thực hiện các động tác vặn xoắn

Không đưa đầu gối cao hơn xương chậu

Có rất nhiều người khi luyện tập Yoga thường lựa chọn các động tác thăng bằng, đưa cao chân nhằm tăng sức bền đồng thời giúp đốt cháy mỡ thừa tự nhiên cho cơ thể nhưng điều này không dành cho các mẹ bầu bởi những ảnh hưởng mà nó mang lại. Việc đưa đầu gối lên cao hơn xương chậu khi thực hiện các động tác này sẽ khiến thai nhi nằm sai vị trí và ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của thai nhi.

Không đưa đầu gối cao hơn xương chậu

Không đưa đầu gối cao hơn xương chậu

Không cuộn tròn

Tương tự như vặn xoắn, các động tác cuộn tròn cũng làm ảnh hưởng đến thai nhi bởi sự tác động trực tiếp của nó đến bụng của mẹ bầu. Đó là lý do mà bạn thực sự phải hạn chế việc thực hiện các động tác lăn, cuộn tròn hay gập bụng để bảo vệ sức khỏe của bạn và thai nhi.

Không thực hiện các tư thế tác động trực tiếp đến vùng bụng mẹ bầu

Không thực hiện các tư thế tác động trực tiếp đến vùng bụng mẹ bầu

Không nhảy

Chắc hẳn mẹ bầu nào cũng hiểu rằng việc thực hiện các động tác nhảy cao, nhảy xa là bất khả thi trong quá trình luyện tập Yoga phải không nào? Vì vậy thay vì nhảy bạn có thể bước cao từng chân để co giãn và tăng tính linh hoạt cho cơ thể.

Không tập quá lâu 1 động tác

Việc duy trì ở một tư thế quá lâu không chỉ khiến mẹ bầu đau mỏi lưng, khớp và cơ mà còn gây mất sức và mệt mỏi, vì vậy, khoảng thời gian luyện tập của mẹ bầu chỉ nên thu hẹp lại khoảng từ 30-40 phút và đặc biệt chú ý các tư thế thư giãn, tập thở và thư giãn sau khi tập để thả lỏng cơ, tránh đau mỏi đồng thời giảm nhiệt cho cơ thể.

Yoga bầu giúp phòng tránh các bệnh thường gặp ở bà bầu như chuột rút, đau lưng, đau cơ xương chậu. Các động tác yoga cũng giúp tăng cường sức khỏe sức đề kháng, làm mềm mại khớp háng, xương chậu giúp dễ sinh nở, tăng cường sức bền, sự dẻo dai. Cùng với đó, yoga cũng sẽ điều chỉnh cảm xúc cho mẹ bầu giảm căng thẳng, hay tránh trầm cảm, lo âu , sợ hãi và cô đơn. Đăng ký ngay khóa học để nhận ưu đãi hấp dẫn nhất:

Yoga bầu - Mẹ khỏe mạnh, con an nhiên
Thu Mint
299.000đ
700.000đ

Yoga bầu - Mẹ khỏe con vui
Luna Thái
479.000đ
700.000đ

Yoga bầu mẹ khỏe - con thông minh
Nguyễn Giang
299.000đ
900.000đ

Nên tập Yoga cho bà bầu khi nào?

Theo các chuyên gia, thời điểm thích hợp nhất để tập Yoga cho mẹ bầu là từ tuần 14 của thai kỳ. Bởi trong giai đoạn 3 tháng đầu đời, thai nhi đang trong giai đoạn hình thành và phát triển, nếu không biết tập luyện đúng cách sẽ dễ dẫn đến tình trạng sảy thai hoặc thai lưu. Ngoài ra, trong suốt giai đoạn mang thai, thể trạng và sức khỏe của từng mẹ bầu sẽ khác nhau. Vì thế nếu bạn muốn đảm bảo an toàn tuyệt đối cho thai nhi thì nên tham khảo ý kiến và sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn một thời điểm tập Yoga phù hợp nhất.

>>> Xem ngay: 6 Bài tập yoga sau sinh giúp bạn lấy lại vóc dáng cực chuẩn

Thời gian tập Yoga cho bà bao nhiêu là đủ?

Khi đã lựa chọn được những bài tập Yoga phù hợp trong giai đoạn mang thai, mẹ chỉ cần tập 3 buổi trong một tuần, mỗi buổi kéo dài từ 50-60 phút là được. Ngoài ra, mẹ có thể tranh thủ vào các thời gian buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ để tập luyện thêm 30 phút, giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu, sảng khoái và ngủ sâu giấc hơn.

Yoga-bau.jpg

Tập Yoga bầu vào buổi sáng và buổi tối để giúp cơ thể khỏe mạnh, sảng khoái

Nên tập Yoga bà bầu ở đâu?

Trong giai đoạn mang bầu, cơ thể mẹ những thay đổi nhất định, dễ tác động đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Vì thế, nếu mẹ muốn tập Yoga trong giai đoạn này thì nên tập ở các trung tâm uy tín. Dưới sự hướng dẫn chi tiết, bài bản của các huấn luyện viên Yoga chuyên nghiệp, mẹ bầu có thể hạn chế được những tổn thương ở mức cao nhất để bảo vệ an toàn cho thai nhi. 

Kết luận

Hi vọng nội dung trên giúp bạn hiểu rõ những lợi ích của Yoga cho mẹ bầu, giúp mẹ bầu có sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần. Ngoài ra, mẹ bầu có thể kết hợp tập yoga bầu kết hợp đi bộ nhẹ nhàng, ngồi thiền,...Tuyệt đối không tập yoga bầu khi đang gặp vấn đề về sức khỏe. 


Tags: Yoga
Trở thành hội viên
0/5 - (0 bình chọn)