Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Support

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Kỹ năng lãnh đạo là gì? 7 Kỹ năng để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi

Nội dung được viết bởi Ts. Lê Thẩm Dương

Với vai trò là một trưởng nhóm, người quản lý hay giám đốc điều hành thì lãnh đạo là một kỹ năng không thể thiếu. Sở hữu kỹ năng lãnh đạo sẽ giúp họ dẫn dắt nhân viên của mình thành công hơn trong sự nghiệp. Vậy kỹ năng lãnh đạo là gì? Hãy cùng Unica tham khảo các nội dung thông qua bài viết dưới đây nhé. 

Kỹ năng lãnh đạo là gì?

- Một trong những kỹ năng mềm cần có để thành công ở nơi làm việc đó chính là kỹ năng lãnh đạo. Kỹ năng lãnh đạo chính xác là những quyết định, phương hướng để kết nối các thành viên trong cùng một đội nhóm nhằm thực hiện thành công những mục tiêu đã đề ra. 

- Kỹ năng lãnh đạo là một trong những yếu tố quan trọng giúp người quản lý đưa ra các quyết định một cách chính xác về sứ mệnh và mục tiêu của tổ chức, đồng thời phân bổ các nguồn lực một cách hợp lý để đạt được các chỉ thị đó. Các kỹ năng lãnh đạo có giá trị bao gồm khả năng ủy quyền, truyền cảm hứng và giao tiếp hiệu quả. Các đặc điểm lãnh đạo khác bao gồm trung thực, tự tin, cam kết và sáng tạo. Dưới đây là những kỹ năng mềm giúp bạn trở thành quản lý giỏi.

ky-nang-lanh-dao.jpg

Lãnh đạo là gì?

Các yếu tố ảnh hưởng tới kỹ năng lãnh đạo

1. Sự quyết đoán

Quyết đoán sẽ giúp người lãnh đạo đưa ra được quyết định trong những tình huống cấp bách một cách nhanh chóng. Nhất trong những trường hợp như các kế hoạch, dự án cần sự chấp thuận để triển khai, từ đó đưa ra quyết định. Điều này yêu cầu người lãnh đạo cần có tầm nhìn xa trông rộng cũng như sự quyết đoán trong mọi trường hợp. 

2. Công bằng

Công bằng chính trực là một trong những yếu tố cần có trong mỗi người quản lý, lãnh đạo. Chính trực trong công việc là một người đưa ra các định hướng, lựa chọn được người có đọa đức tốt .

3. Xây dựng các đội ngũ phát triển

Việc xây dựng đội ngũ phát triển đòi hỏi người lãnh đạo có các kỹ năng như giao tiếp, kỹ năng giải quyết xung đột.

4. Giải quyết vấn đề

-  Kỹ năng giải quyết vấn đề cũng là kỹ năng quan trọng của nhà quản lý. Người lãnh đọa cần có kỹ năng giải quyết vấn đề phát sinh trong công việc, thường đòi hỏi phải giữ bình tĩnh. Điều này giúp họ có thể đối mặt với những khó khăn trong quá trình kinh doanh hay bất cứ tình huống nào.

- Đặc biệt, mỗi vấn đề diễn ra đều khác nhau đòi hỏi người lãnh đạo vận dụng kỹ năng và kinh nghiệm mà mình có để phân tích tình huống, đưa ra cách giải quyết vấn đề tốt nhất.

5. Độ tin cậy

Để trở thành một nhà lãnh đạo đáng tin cậy có nghĩa là mọi người có thể tin tưởng và dựa vào bạn. Một người đáng tin cậy sẽ luôn làm theo các kế hoạch và giữ lời hứa. Làm việc với một người lãnh đạo đáng tin cậy thì nhân viên cũng cảm thấy an tâm và cống hiến hết mình cho công việc.

Đăng ký khoá học Làm chủ bản thân online ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn. Khóa học sẽ giúp bạn hiểu rõ được bản thân một cách toàn diện. Đồng thời, bạn sẽ khám phá được nhiều góc cạnh của bản thân và phát huy được tiềm năng của mình. Đăng ký học ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn:

Thấu hiểu bản thân - Định hướng tương lai
Thạch Ruby
299.000đ
800.000đ

Khám phá bản thân - làm chủ sự nghiệp qua sinh trắc vân tay
LÊ VIẾT DƯƠNG
299.000đ
600.000đ

Sinh trắc vân tay - Chìa khóa thấu hiểu bản thân
Trịnh Thị Thanh Nga
299.000đ
600.000đ

Phát triển kỹ năng lãnh đạo

Hiểu được kỹ năng lãnh đạo là gì, Unica mời bạn đọc tìm hiểu cách phát triển khả năng lãnh đạo thông qua một số kỹ năng dưới đây.

1. Giao tiếp hiệu quả

Tất cả các nhà lãnh đạo vĩ đại cần phải là người giao tiếp tốt bởi vì họ cần khả năng giải thích ý tưởng của mình, mô tả tầm nhìn của công ty cho nhân viên, đảm bảo công việc được hoàn thành đúng thời hạn, tạo điều kiện cho các cuộc trò chuyện tại văn phòng và biết khi nào là thời điểm đúng hay sai cho một cuộc gặp gỡ.

Các nhà lãnh đạo cần có kỹ năng giao tiếp trôi chảy thông qua việc học giao tiếp từ những người xung quanh. Cởi mở để thảo luận vấn đề, giải quyết vấn đề hoặc hình thành mục tiêu với nhân viên là tất cả các yếu tố quan trọng của lãnh đạo tốt . Một nhà lãnh đạo cũng sẽ phải chủ trì các cuộc họp nhóm, thuyết trình thuyết phục và liên lạc hiệu quả với khách hàng.

2. Chia sẻ tầm nhìn

Kỹ năng quan sát này đề cập đến việc một nhà lãnh đạo có thể nhìn thấy tầm nhìn của mình một cách rõ ràng như thế nào, chia sẻ nó với nhân viên và truyền cảm hứng để họ ủng hộ nó. Khả năng lãnh đạo cũng đòi hỏi một nhà lãnh đạo có thể thúc đẩy nhân viên tốt như thế nào để đạt được kết quả kinh doanh mong muốn. 

Ví dụ, mỗi nhân viên nên hiểu công việc của mình đóng góp như thế nào vào các mục tiêu tổng quát của công ty. Việc thấm nhuần thông tin này là một phần trách nhiệm của nhà lãnh đạo và sẽ giúp nhân viên cảm thấy có động lực và ý thức về mục đích.

ky-nang-lanh-dao.jpg

Dẫn dắt đội nhóm 

3. Trách nhiệm

Là một nhà lãnh đạo, trách nhiệm đối với cả thất bại và thành công đều phải đặt lên vai bạn. Điều này có nghĩa là có toàn quyền sở hữu đối với các hành động của bản thân hoặc nhóm của bạn, cũng như sẵn sàng nhận lỗi và tìm kiếm giải pháp khi được yêu cầu.

4. Xây dựng mối quan hệ

Tạo dựng và bồi đắp mối quan hệ với cả nhân viên và khách hàng là một trong những dấu hiệu của một nhà lãnh đạo thực sự tận tâm với vị trí của mình và công ty. Cần đầu tư thời gian, tình cảm và nỗ lực để duy trì các mối quan hệ kinh doanh và điều này không bị các thành viên trong nhóm hoặc khách hàng của bạn bỏ qua. Những mối quan hệ này sẽ giúp truyền cảm hứng cho nhóm của bạn làm việc chăm chỉ hơn và thậm chí vượt lên trên cả nhiệm vụ.

phát triển bản thân

5. Đáng tin cậy

Những nhà lãnh đạo đáng tin cậy nhất nhận được sự tin tưởng và tôn trọng của nhân viên và khách hàng bởi vì họ thể hiện sự chính trực và trung thực. Được coi là đáng tin cậy sẽ làm tăng cam kết của các thành viên trong nhóm của bạn đối với các mục tiêu của họ và truyền cảm hứng cho những nỗ lực tốt nhất của họ. Điều này bao gồm nhiều yếu tố như năng lực và ý định nhận thức. Được nhóm của bạn tin tưởng cũng giúp ích cho quá trình giao tiếp, vì các thành viên trong nhóm sẽ có nhiều khả năng chấp nhận rủi ro hơn và tìm đến bạn với bất kỳ vấn đề nào cản trở khả năng thực hiện công việc của họ.

6. Giải quyết vấn đề

ky-nang-lanh-dao.jpg

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Tất cả các nhà lãnh đạo phải có kỹ năng giải quyết vấn đề liên quan đến nhóm và công ty. Các công ty tốt nhất cung cấp các sản phẩm và dịch vụ giải quyết các vấn đề cụ thể cho khách hàng cũng như nội bộ của họ. Nếu một nhân viên đến gặp bạn để giải quyết vấn đề, mục tiêu số một của bạn với tư cách là người lãnh đạo là giúp họ giải quyết vấn đề đó vì lợi ích tốt nhất của họ và của công ty.

7. Quản lý thời gian

Trách nhiệm của nhà lãnh đạo không chỉ là quản lý các mối quan hệ tại nơi làm việc. Điều quan trọng nữa là họ phải nhìn ra bức tranh toàn cảnh hơn khi hoàn thành công việc, đặc biệt là quản lý các mốc thời gian và lịch trình. Đưa ra thời hạn thực tế, thông báo rõ ràng và hiểu nhu cầu về sự linh hoạt là rất quan trọng.

8. Kỹ năng tạo động lực

Những nhà lãnh đạo tài ba thường biết cách tạo động lực cho chính nhân viên của mình, nhằm tăng thêm tính hiệu quả cho công việc. Kỹ năng tạo động lực cho nhân viên được thể hiện qua một số hành động cụ thể như: động viên bằng lời nói, khen thưởng, tăng lương, cân nhắc thăng chức... Ngoài ra, trong những tình huống mang tính tiêu cực thì người lãnh đạo cũng phải biết tạo động lực cho nhân viên một cách khéo léo và mềm mỏng. Ví dụ, có thể gặp mặt để nhắc nhở riêng, tránh có những đánh giá không tốt trước mặt nhiều người. Điều này sẽ giúp cho nhân viên đó tin tưởng và khâm phục hơn.

9. Kỹ năng giao việc cho nhân viên

Đối với mỗi nhà lãnh đạo thì giao việc cho mỗi nhân viên là điều rất cần thiết, đây không chỉ đơn thuần là thực hiện kế hoạch công việc mà còn là kỹ năng quản lý. Thực tế, những nhà lãnh đạo gặt hái được nhiều thành công trong công việc là nhà lãnh đạo biết cách làm thế nào để phân công công việc đúng người, đúng năng lực. Điều này sẽ phụ thuộc vào tính sát sao của nhà lãnh đạo đối với nhân viên, thường xuyên giao tiếp với nhân viên, qua đó sẽ nắm được sở trường cũng như sở đoản của họ để biết cách điều chỉnh.

10. Kỹ năng thấu hiểu

Nhiều người thường nghĩ, đối với một nhà lãnh đạo thì cần có “tầm nhìn xa trông rộng” là đủ. Thực tế, suy nghĩ này không hoàn toàn là sai lầm, tuy nhiên nó chưa thực sự trọn vẹn. Mà đối với một nhà lãnh đạo tài ba thì bên cạnh “tầm nhìn xa trông rộng” cũng cần có kỹ năng thấu hiểu, thấu hiểu đối tác, thấu hiểu đồng nghiệp và thấu hiểu cả chính mình. Có thấu hiểu thực sự thì công việc mới được thực hiện dễ dàng và thành công hơn.

Như vậy thông qua bài viết trên đây, chúng tôi đã cùng các bạn tìm kiểu kỹ năng lãnh đạo là gì và những khía cạnh của một nhà lãnh đạo giỏi. Có thể nói rằng kỹ năng mềm đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống và công việc. Một người lãnh đạo có kỹ năng mềm tốt họ sẽ thường gặt hái được nhiều thành công và tự tin hơn. Để làm được điều này bạn cần thường xuyên trau dồi học hỏi kiến thức thực tế hoặc tham gia các khóa học thay đổi bản thân tại các trung tâm hoặc học online. 

Cảm ơn và chúc các bạn thành công!

Trở thành hội viên
0/5 - (0 bình chọn)