Mua 3 tặng 1

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

7 mô hình kinh doanh giày dép vốn ít nhưng lãi khủng

Mua 3 tặng 1

Bên cạnh kinh doanh quần áo thì kinh doanh giày dép cũng là mô hình kinh doanh được rất nhiều người yêu thích, đặc biệt là các bạn trẻ. Bạn muốn khởi nghiệp mô hình kinh doanh giày dép nhưng không có nhiều vốn? Bạn muốn học kinh doanh giày dép hiệu quả để mang về thêm thu nhập? Nội dung bài viết này chính là dành cho bạn. Trong bài viết dưới đây, Unica sẽ gợi ý cho bạn những mô hình kinh doanh mặt hàng giày dép với số vốn bỏ ra ít ỏi nhưng mức lãi mang về thì vô cùng lớn. 

1. Có nên buôn bán giày dép hay không?

Xã hội càng phát triển thì nhu cầu sống của mọi người ngày càng tăng cao. Bên cạnh cuộc sống no đủ, con người có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến đời sống vật chất và tinh thần. Chính vì vậy, các mặt hàng thiên về thời trang đang được rất nhiều người quan tâm. Theo sự phát triển của kinh tế - xã hội, quần áo, giày dép và mỹ phẩm cũng được đề cao và phát triển. Giày dép đang là thị trường kinh doanh đầy tiềm năng, vì vậy đối với câu hỏi: Có nên buôn bán giày dép hay không? thì câu trả lời là có.

buon-ban-giay-dep-la-thi-truong-day-tiem-nang.jpg

Buôn bán giày dép là thị trường đầy tiềm năng

Dưới đây là những lý do giải đáp tại sao bạn nên lựa chọn mô hình kinh doanh giày dép.

- Nhu cầu sử dụng cao, tiêu thụ lớn: Thực tế cho thấy, hầu như ai cũng đều sở hữu một số lượng giày dép không ít. Giày dép là một nhu cầu thiết yếu của con người mọi lứa tuổi, mọi giới tính, và mọi ngành nghề. Trung bình mỗi người sẽ sở hữu từ 2 - 3 đôi giày, dép cho mình. Như vậy, nhân lên với dân số Việt Nam có thể thấy nhu cầu của người tiêu dùng về mặt hàng này nhiều như thế nào.

- Lợi nhuận cao: Giày dép là một mặt hàng có giá trị, vì vậy chỉ cần bạn nhập được hàng với giá gốc và bán với giá hợp lý thì bạn đã có thể thu được lợi nhuận cao. Lợi nhuận kinh doanh quần áo bao nhiêu sẽ tuỳ theo chiến lược kinh doanh và loại sản phẩm của mỗi người.

- Đơn giản hóa quy trình kinh doanh: Quy trình kinh doanh giày dép tương đối đơn giản, không đòi hỏi nhiều kỹ năng chuyên môn. Bạn chỉ cần nhập hàng từ các nhà cung cấp uy tín và bán cho khách hàng với giá hợp lý là được.

2. 7 mô hình kinh doanh giày dép phổ biến

Nếu bạn đang có ý định kinh doanh giày dép thì thị trường này đang rất rộng mở và thực sự là một mặt hàng đáng để khởi nghiệp. Dưới đây là 7 mô hình kinh doanh giày dép phổ biến mà bạn có thể lựa chọn:

2.1. Mô hình kinh doanh giày dép online

Kinh doanh giày dép có lãi không? Câu trả lời là  nếu bạn biết khai thác các mô hình kinh doanh giày dép hiệu quả.

Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, mỗi ngày 1 người Việt dành ra khoảng 4 tiếng đồng hồ để lướt Facebook và các trang mạng xã hội. Xem các Livestream bán háng trên mạng để học Livestream bán hàng hoặc chỉ đơn giản là mua đồ. Chính vì vậy, mạng xã hội đã và đang trở thành địa điểm bán hàng online cực kỳ hiệu quả. Do đó, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn học bán hàng online kinh doanh giày dép online để khởi nghiệp. 

mô hình kinh doanh giày dép

Bạn có thể lựa chọn kinh doanh giày dép online để khởi nghiệp

Mặt hàng giày dép luôn là mặt hàng không thể thiếu đối với mỗi cá nhân, đặc biệt là với các bạn trẻ. Cho nên, bạn luôn phải nắm bắt xu hướng thời trang, các hot trend mà giới trẻ đang yêu thích sẽ giúp cho công việc kinh doanh giày dép thuận lợi hơn. Hơn nữa, với mô hình kinh doanh này, bạn không cần phải bỏ ra số vốn quá lớn mà vẫn có thể nhập được khá nhiều mẫu mã giày dép để bán online.

2.2. Nhập hàng từ các trang web nước ngoài

Một trong những mô hình kinh doanh giày dép ưu việt mà bạn có thể lựa chọn khi số vốn ít ỏi đó là mua đồ giá rẻ trên các trang web nước ngoài và bán lại. Đây là một hình thức kinh doanh nhỏ nhưng mang lại hiệu quả bất ngờ.

Bạn có thể đặt hàng thông qua các trang mạng điện tử như Taobao.com, Alibaba, Tmall.com. Những trang mạng điện tử này có rất nhiều chính sách hỗ trợ khách hàng như: cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm, có nhiều hình thức thanh toán, cho phép người mua liên hệ với người bán… Không những thế, đây chính là chợ thương mại điện tử với sự đa dạng về mẫu mã, nhờ đó mà bạn có thể dễ dàng lựa chọn những sản phẩm giày dép phù hợp. Bạn có thể tham khảo thêm khóa học xuất nhập khẩu để có thêm kinh nghiệm và kiến thức nhập hàng chuẩn và chất lượng với giá siêu hấp dẫn nhé!

2.3. Kinh doanh giày thể thao

Hiện nay, nhu cầu tập luyện thể thao của con người ngày càng tăng lên. Do đó, đây cũng là cơ hội để các bạn kinh doanh giày thể thao, cùng quần, áo, giày, vớ, bảo hộ tay chân. Bởi đây đều là những mặt hàng thể thao phổ biến và là nhu cầu không bao giờ thiếu. Hơn nữa, việc nhập nguồn hàng thể thao cũng rất đơn giản và đa dạng mẫu mã.

/mo-hinh-kinh-doanh-giay-dep

Việc nhập nguồn hàng thể thao cũng rất đơn giản

2.4. Nhập giày dép nguồn xưởng và bỏ sỉ/lẻ

Hiện nay, nhu cầu kinh doanh giày dép online ngày càng phát triển. Do đó, việc nhập hàng tại xưởng giày dép giá sỉ kiếm lời là một ý tưởng không tồi. Mô hình căn bản của hình thức kinh doanh giày dép này là tạo mối quan hệ với các xưởng. Sau đó, quảng cáo lên mạng để tìm nguồn khách mua, khi khách gọi đặt hàng thì mới liên hệ xưởng để lấy sản phẩm. 

Với kinh nghiệm bán giày dép là bỏ sỉ, nên mỗi đơn bạn chỉ cần lãi khoảng 5.000đ thì mỗi ngày bạn cũng kiếm bộn tiền. Trên thực tế, đã có rất nhiều trường hợp thành công khi lựa chọn mô hình kinh doanh giày dép này rồi đấy.

2.5. Kinh doanh giày đồng phục và giày đôi

Với thị trường đa dạng, lại không cần bỏ quá nhiều vốn mà vẫn có thể khởi nghiệp thì kinh doanh giày đồng phục và giày đôi là một ý tưởng kinh doanh không tồi dành cho những bạn nào muốn thử sức. Với mô hình kinh doanh này bạn sẽ không cần nhiều khách, đôi khi chỉ cần 1 khách là đủ, vì họ có thể mua với số lượng lên đến vài chục đôi. Do đó, việc kinh doanh mặt hàng này có phần nhàn hơn các mặt hàng khác. Thậm chí, Bạn không cần phải mở cửa tiệm, chỉ cần 1 trang web cũng có thể kinh doanh.

2.6. Mở cửa hàng giày dép giá rẻ cho sinh viên

Việc mở cửa hàng bán giày dép giá rẻ cho sinh viên sẽ là lựa chọn tuyệt vời đối với những bạn trẻ muốn khởi nghiệp. Để mô hình kinh doanh này đạt hiệu quả cao, thì bạn cần thực hiện 2 tiêu chí đó là đẹp và rẻ. Do đó, bạn nên chấp nhận lãi ít một chút. Tuy nhiên, nhờ đó mà sinh viên sẽ sẽ mua nhiều và mua thường xuyên hơn. Do đó, bạn hãy tập trung vào chăm sóc nguồn khách hàng tiềm năng này để bán được hàng lâu dài bạn nhé!

mo-hinh-kinh-doanh-giay-dep-2

Mở cửa hàng giày dép giá rẻ cho sinh viên là một mô hình kinh doanh giày dép tuyệt vời

2.7. Mở cửa hàng giày đồng giá

Hiện nay, việc kinh doanh giày dép đồng giá đang là loại hình kinh doanh khá độc đáo và thu hút. Ngay từ cái tên gọi “đồng giá” đã tạo nên sự tò mò và lôi cuốn cho khách hàng. Với mô hình kinh doanh giày dép đồng giá, khách hàng sẽ có xu hướng mua nhiều, gom hàng để thỏa mãn sở thích mua sắm của bản thân.

Chính vì vậy, bạn không nên quá chú trọng đến tiền lãi cao, mà hãy tận dụng khuyến mãi hết cỡ để thúc đẩy khách mua nhiều món cùng lúc. Nếu lựa chọn mô hình này, bạn có thể bán giày dép online hay bán tại cửa hàng đều thích hợp.​

3. Những khó khăn khi kinh doanh giày dép

Không có mô hình kinh doanh nào suôn sẻ và kinh doanh giày dép cũng không phải ngoại lệ. Kinh doanh giày dép là một lĩnh vực tiềm năng với lợi nhuận cao, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều khó khăn. Dưới đây là một số khó khăn thường gặp khi kinh doanh giày dép:

- Cạnh tranh cao: Thị trường giày dép hiện nay rất cạnh tranh với sự tham gia của nhiều thương hiệu lớn, nhỏ khác nhau. Để cạnh tranh được với các đối thủ khác, bạn cần có chiến lược kinh doanh hiệu quả, bao gồm: lựa chọn thị trường mục tiêu phù hợp, xây dựng thương hiệu riêng, và cung cấp dịch vụ khách hàng tốt.

- Thị hiếu khách hàng thay đổi nhanh chóng: Thị hiếu khách hàng về giày dép sẽ thay đổi nhanh chóng theo thời gian. Vì vậy, bạn cần cập nhật xu hướng mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nếu không theo kịp xu hướng, bạn sẽ rất khó thu hút khách hàng.

- Rủi ro về chất lượng sản phẩm: Nếu không lựa chọn được nguồn cung cấp sỉ uy tín bạn sẽ mất đi chữ tín trong mắt khách hàng. Khi đã mất đi chữ tín trong ngành này thì sẽ rất khó lấy lại.

- Rủi ro về tồn kho: Giày dép là một mặt hàng có thời gian sử dụng lâu dài. Tuy nhiên nó lại rất dễ lỗi mốt. Một khi đã lỗi mốt thì sẽ rất khó bán, tình trạng ứ đọng hàng hoá ảnh hưởng rất nhiều đến vốn kinh doanh.

- Rủi ro về tài chính: Kinh doanh giày dép đòi hỏi một số vốn nhất định để nhập hàng, trang trí cửa hàng, và chi trả các chi phí khác. Bạn cần có kế hoạch tài chính hợp lý để đảm bảo hoạt động kinh doanh của mình được diễn ra ổn định nhất.

Để giảm thiểu những khó khăn này, bạn cần nghiên cứu kỹ thị trường, lập kế hoạch kinh doanh chi tiết và thực hiện kế hoạch một cách nghiêm túc.

kho-khan-khi-kinh-doanh-giay-dep.jpg

Khó khăn khi kinh doanh giày dép

4. Kinh nghiệm kinh doanh giày dép hiệu quả cho người mới bắt đầu

Kinh doanh giày dép là thị trường tiềm năng nhưng không phải ai kinh doanh cũng thành công. Để thực hiện cách bán giày dép hiệu quả bạn cần phải bỏ túi ngay cho mình những xương máu sau:

4.1. Lựa chọn đối tượng khách hàng mục tiêu

Lựa chọn đối tượng khách hàng mục tiêu là một trong những bước quan trọng nhất khi kinh doanh giày dép. Việc lựa chọn đúng đối tượng khách hàng sẽ giúp bạn xác định được loại giày dép, giá cả, và chiến lược marketing phù hợp.

Một số yếu tố bạn cần cân nhắc khi lựa chọn đối tượng khách hàng mục tiêu đó là: giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập,... Sau khi cân nhắc các yếu tố trên, bạn có thể lựa chọn một hoặc nhiều nhóm khách hàng mục tiêu cho cửa hàng của mình. Ví dụ, bạn có thể lựa chọn kinh doanh giày dép cho nữ giới, độ tuổi từ 20 đến 35, có thu nhập trung bình.

Để hiểu rõ hơn về đối tượng khách hàng mục tiêu của mình, bạn có thể thực hiện một số chiến lược nghiên cứu thị trường như: Khảo sát khách hàng, phân tích dữ liệu bán hàng, nghiên cứu xu hướng thị trường,...

4.2. Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh

Việc tìm hiểu đối thủ cạnh tranh sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thị trường, xác định được điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ, và xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp. Một số thông tin bạn cần tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh đó là: Sản phẩm đối thủ đang bán, đối tượng khách hàng chính của đối thủ, chiến lược marketing,... Để tìm hiểu được những thông tin này bạn có thể dựa vào các kênh như:

- Đến trực tiếp cửa hàng đối thủ để trải nghiệm trực tiếp nhằm mục đích thăm dò.

- Tìm kiếm thông tin đối thủ tên facebook, website, google để xem họ đang chạy chiến dịch marketing gì.

- Tìm hiểu thông tin về đối thủ thông qua các đối tác hoặc các doanh nghiệp cùng trong ngành.

Việc tìm hiểu đối thủ cạnh tranh sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về thị trường. Từ đó, xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả và cạnh tranh tốt hơn với đối thủ.

tim-kiem-khach-hang-tiem-nang.jpg

Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh giúp xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả

4.3. Nguồn hàng giày dép

Nguồn hàng bán cho khách hàng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng và việc khách có quay lại lần sau hay không. Khi hoạt động mô hình kinh doanh giày dép bạn phải đặc biệt quan tâm và chú trọng đến vấn đề này để kinh doanh mang lại hiệu quả cao nhất.

Kinh nghiệm kinh doanh sản phẩm giày dép để có nguồn hàng chất lượng và an toàn đó là:

- Nhập hàng trực tiếp từ nhà sản xuất để đảm bảo chất lượng và có mức giá phải chăng.

- Nhập hàng từ chợ đầu mối, chủ kinh doanh tốt nhất nên đến chợ và khảo sát thật kỹ để chọn được địa điểm cung cấp hàng sỉ tốt nhất.

- Nhập hàng trên các trang sàn thương mại điện tử như: Taobao, Alibaba,... 

Việc lựa chọn nguồn hàng uy tín sẽ giúp bạn kinh doanh giày dép hiệu quả và cạnh tranh tốt hơn với đối thủ.

4.4. Mặt bằng kinh doanh giày dép

Mặt bằng kinh doanh giày dép cần nằm ở vị trí thuận tiện cho khách hàng đi lại và dễ dàng tìm thấy. Bạn nên lựa chọn mặt bằng ở khu vực đông dân cư, có nhiều người qua lại để thu hút được nhiều khách hàng. Thêm nữa, mặt bằng kinh doanh cũng không nên quá nhỏ và hẹp. Kích thước mặt bằng cần phù hợp với quy mô kinh doanh. Nếu bạn kinh doanh cửa hàng nhỏ, khoảng diện tích 30 - 60m2 là đủ. 

Mặt bằng kinh doanh giày dép cũng phải được trang trí khoa học, bắt mắt để tạo ấn tượng cho khách hàng. Ngoài ra cũng phải được trang bị đẩy đủ các trang thiết bị cần thiết, bao gồm: kệ trưng bày giày dép, bàn ghế, máy tính, máy in, máy tính tiền,...

mat-bang-giay-dep-phu-hop.jpg

Tìm kiếm mặt bằng kinh doanh giày dép phù hợp

4.5. Định giá sản phẩm

Giá sản phẩm là giày dép phụ kiện vào nhà cung cấp, giá nhập, thị trường và chất liệu nên không cố định. Khi đã quyết định kinh doanh mặt hàng này, bạn cần liên tục cập nhật giá để phù hợp với giá chung trên thị trường. Nếu sợ mình đang định giá sản phẩm quá thấp hoặc quá cao thì bạn có thể tham khảo giá ở những cửa hàng của đối thủ cạnh tranh.

4.6. Trang thiết bị cần thiết cho cửa hàng giày dép

Dù là kinh doanh sản phẩm nào đi chăng nữa thì khâu trang bị các thiết bị bị cần thiết cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Cửa hàng giày dép cần được trang bị đầy đủ:

- Kệ trưng bày sản phẩm cho khách hàng xem.

- Bàn ghế cho khách ngồi nghỉ ngơi và thử giày dép.

- Máy tính, máy in phục vụ cho quá trình thanh toán được nhanh và chính xác.

- Hệ thống đèn chiếu sáng cần được đảm bảo đủ ánh sáng để khách hàng dễ dàng lựa chọn sản phẩm.

- Hệ thống camera an ninh giúp bảo đảm an ninh cho cửa hàng.

- Hệ thống chống trộm giúp bảo vệ tài sản của cửa hàng, tránh việc hàng hoá bị mất cắp.

dau-tu-trang-thiet-bi-cho-cua-hang-giay-dep.jpg

Đầu tư trang thiết bị cần thiết cho cửa hàng giày dép

Ngoài ra, cửa hàng giày dép cũng có thể trang bị thêm một số trang thiết bị khác như:

- Gương soi: Gương soi giúp khách hàng dễ dàng nhìn thấy mình khi thử giày dép để xem sản phẩm mình đi có đẹp không.

- Tủ đựng giày dép: Tủ đựng giày dép giúp bảo quản giày dép khỏi bụi bẩn và va đập.

- Tủ đựng đồ đạc: Tủ đựng đồ đạc giúp cất giữ các vật dụng cần thiết trong cửa hàng.

4.7. Phần mềm quản lý cửa hàng giày dép

Phần mềm quản lý cửa hàng giày dép là một công cụ hữu ích giúp bạn quản lý hoạt động kinh doanh của cửa hàng một cách hiệu quả, trơn tru và tiết kiệm thời gian nhất. Phần mềm giúp quản lý tồn kho, quản lý kho hàng, quản lý khách hàng và tối ưu năng suất làm việc của nhân viên. Bên cạnh đó, phần mềm quản lý bán hàng còn giúp tạo báo cáo, tính toán lãi lỗ trong quá trình kinh doanh một cách nhanh chóng.

dau-tu-phan-mem-ban-hang-cho-quan.jpg

Phần mềm quản lý cửa hàng giày dép

4.8. Mẹo marketing hiệu quả

Ý tưởng kinh doanh giày dép hiệu quả là đầu tư cho marketing. Marketing là một yếu tố quan trọng trong kinh doanh giày dép, giúp thu hút khách hàng và tăng doanh thu. Dưới đây là một số mẹo marketing hiệu quả khi kinh doanh cửa hàng giày dép cho bạn tham khảo:

- Xây dựng thương hiệu: Thương hiệu là yếu tố quan trọng giúp khách hàng nhận diện cửa hàng. Bạn cần xây dựng thương hiệu một cách rõ ràng và nhất quán, bao gồm: tên thương hiệu, logo, slogan, màu sắc,...

- Tăng cường hoạt động trên mạng xã hội: Mạng xã hội là một kênh marketing hiệu quả giúp kết nối với khách hàng tiềm năng. Trang mạng xã hội cần được cập nhật hàng ngày, đăng các sản phẩm có hình ảnh đẹp mắt và thường xuyên có ưu đãi, khuyến mãi để thu hút khách hàng.

- Tham gia các hội chợ, triển lãm: Hội chợ, triển lãm là cơ hội tốt để bạn giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của cửa hàng đến với khách hàng tiềm năng. Bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng cho các hoạt động tại hội chợ, triển lãm để tạo ấn tượng tốt với khách hàng nhé.

chien-luoc-da-dang-hoa-hon-hop.jpg

Xây dựng chiến lược marketing hiệu quả

4.9. Mở kênh bán hàng trực tuyến

Kinh doanh giày dép online là một xu hướng tất yếu trong thời đại công nghệ số. Việc mở kênh bán hàng trực tuyến sẽ giúp bạn tiếp cận với khách hàng ở mọi nơi, mọi lúc, nâng cao doanh thu và lợi nhuận cho cửa hàng.

Hiện nay có rất nhiều kênh bán hàng trực tuyến cho bạn lựa chọn đó là: website, sàn thương mại điện tử, mạng xã hội,... Bạn hãy tìm hiểu các kênh này thật kỹ sau đó lựa chọn kênh kinh doanh phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình. 

5. Kết luận

Như vậy, UNICA đã chia sẻ cho bạn 7 mô hình kinh doanh giày dép với số vốn ít ỏi nhưng mang lại số lãi cao. Với những kinh nghiệm kinh doanh giày dép trên, mong rằng bạn sẽ lựa chọn được mô hình kinh doanh phù hợp với bản thân. Chúc các bạn kinh doanh cửa hàng giày dép thành công.

[Tổng số: 86 Trung bình: 2]
Trở thành hội viên