Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Support

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn
Ngoại Ngữ Kinh Doanh Thiết Kế Kỹ Năng Lập Trình & CNTT Sức Khoẻ Và Làm Đẹp Marketing Tin Học Văn Phòng Phong Cách Sống Hôn Nhân Và Gia Đình Tài Chính Kế Toán Âm Nhạc Nhiếp Ảnh Và Video Sách Hay Nên Đọc Sales Bán hàng Nuôi dạy con Google sheet Hoạt động Câu chuyện khách hàng Tiếng hàn Tiếng hàn Tiếng Đức Tiếng Hàn Tiếng Trung Tiếng Nhật Tiếng Anh Digital Marketing Quan Hệ Công Chúng Xây Dựng Thương Hiệu Microsoft Google Quản Trị Kinh Doanh Kinh Doanh Online Khởi Nghiệp Quản Trị Nhân Sự Thương Mại Điện Tử Bán Hàng Kế Toán Tài Chính Đầu Tư Thiết Kế Quảng Cáo Thiết Kế Web Thiết Kế Kiến Trúc Thiết Kế Nội Thất Ngoại Thất Thiết Kế Đồ Họa Thiết Kế UI/UX Kỹ Năng Lãnh Đạo Phần Mềm Thiết Kế Kỹ Năng Thuyết Trình Kỹ Năng Giao Tiếp Kỹ Năng Đàm Phán Kỹ Năng Phỏng Vấn Xin Việc Kỹ Năng Quản Lý Thời Gian Kỹ Năng Học Tập - Ghi Nhớ Cơ Sở Dữ Liệu Ngôn Ngữ Lập Trình Mạng Và Bảo Mật Yoga Thiền Định Massage Fitness - Gym Dinh Dưỡng Và Ăn Kiêng Sức Khỏe Tinh Thần Thể Thao Nghệ Thuật Nghệ Thuật Làm Đẹp Ẩm Thực Đồ Uống Phương Pháp Bí Truyền Tình Yêu Đời Sống Vợ Chồng Làm Cha Mẹ Nhạc Cụ Thanh Nhạc Sản Xuất Nhạc Chụp Ảnh Dựng Phim Biên Tập Video Sửa Chữa Và Chế Tạo Viết Nội Dung Thiết Kế Khác Nguyên Lý Marketing Phát Triển Web Phát Triển Ứng Dụng Di Động Kỹ Năng Khác Du Lịch Phong Cách Sống Khác Trí Tuệ Nhân Tạo Ngoại Ngữ Khác Âm Nhạc Khác Tin Học Văn Phòng Khác

Tin Học Văn Phòng

Cú pháp và cách sử dụng của các hàm thời gian trong Excel
Cú pháp và cách sử dụng của các hàm thời gian trong Excel Hàm thời gian trong Excel bao gồm các giá trị như giờ, phút, giây. Trong nội dung bài viết này, Unica sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng hàm HOUR, MINUTE, SECOND trong Excel thông qua cú pháp và cách sử dụng của các hàm. 1. Hàm thời gian là gì? Hàm thời gian bao gồm: - Hàm HOUR: Là hàm giờ. Hàm này trả về các giá trị giờ ở dạng số nguyên từ 0 (12:00 AM) đến 23 (11:00 P.M). - Hàm Minute: Là hàm phút. Hàm này trả về giá trị phút ở dạng số nguyên từ 0-59. - Hàm SECOND: Là hàm giây. Hàm này trả về các giá trị giây ở dạng số nguyên từ 0-59.  2. Cách sử dụng hàm HOUR trong Excel 2.1. Cú pháp hàm Cú pháp hàm: =HOUR(serial_number) Trong đó: - Serial_number: Đối số bắt buộc, là thời gian có chứa giờ bạn muốn tách ra.  2.2. Cách sử dụng Ví dụ: Cho bảng dữ liệu sau: - Bước 1: Tại ô đầu tiên của cột giờ, bạn nhập công thức =HOUR(A2). - Bước 2: Nhấn Enter để hiện kết quả. - Bước 3: Dùng chuột kéo xuống hết các ô còn lại để hiển thị kết quả.  3. Cách sử dụng hàm MINUTE trong Excel 3.1. Cú pháp hàm Cú pháp hàm: =MINUTE(serial_number) Trong đó: - Serial_Number: là đối số bắt buộc, là thời gian chứa phút bạn muốn tách ra.  3.2. Cách sử dụng Ví dụ: Cho bảng thời gian như sau: - Bước 1: Nếu bạn muốn tách giá trị phút ở cột thời gian, tại ô đầu tiên của cột phút -> bạn nhập công thức =MINUTE(A2).  - Bước 2: Nhấn Enter để nhận kết quả. - Bước 3: Dùng chuột kéo xuống hết các ô còn lại để hiển thị kết quả.  4. Cách sử dụng hàm SECOND trong Excel 4.1. Cú pháp Cú pháp hàm: =SECOND(serial_number) Trong đó: Serial_Number: Đối số bắt buộc, là thời gian chứa giây bạn muốn tách ra.  4.2. Cách sử dụng Ví dụ: Cho bảng thời gian như sau: - Bước 1: Tại ô đầu tiên của cột giây -> nhập công thức =SECOND(A2) - Bước 2: Nhấn Enter để hiện kết quả. - Bước 3: Dùng chuột kéo xuống hết các ô còn lại để hiển thị kết quả.  5. Tổng kết Như vậy thông qua nội dung bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu về hàm thời gian trong Excel. Nếu bạn muốn học Excel Online cơ bản hiệu quả thì nhất định không nên bỏ lỡ những kiến thức hữu ích này. Cảm ơn và chúc các bạn thành công!
13/01/2023
144 Lượt xem
Cách sử dụng hàm IF với điều kiện ngày tháng trong Excel
Cách sử dụng hàm IF với điều kiện ngày tháng trong Excel Hàm IF là một trong những hàm thông dụng của Excel. Sử dụng hàm IF giúp bạn kiểm tra một điều kiện cụ thể trong bảng tính. Nếu bạn đang tìm hiểu về hàm IF với điều kiện ngày tháng năm để trả về kết quả theo điều kiện đặt ra thì đây là bài viết hữu ích dành cho bạn. Trong nội dung bài viết này, Unica sẽ hướng dẫn bạn sử dụng hàm IF với điều kiện ngày tháng thông qua công thức và ví dụ thực tế đơn giản, dễ hiểu. Bên cạnh đó, Unica còn hướng dẫn bạn sử dụng hàm IF 2 điều kiện, hàm IF có 3 điều kiện và những điều cần lưu ý khi sử dụng hàm IF có điều kiện. Hàm IF trong Excel có chức năng gì? Hàm IF được xem là một trong những hàm được sử dụng phổ biến trong excel. Chức năng của hàm IF là: Cho phép bạn tạo ra so sánh logic giữa các giá trị dựa theo điều kiện kiểm tra. Nói dễ hiểu hơn, hàm IF là hàm biện luận, “Nếu giá trị đạt điều kiện thì kết quả trả về sẽ là…, nếu không đạt điều kiện thì kết quả trả về sẽ là…”  Hàm IF còn được kết hợp với các hàm khác trong excel để hỗ trợ công việc. Hàm IF trong excel Cú pháp hàm IF =IF (logical_test, [value_if_true], [value_if_false]) Trong đó: Logical_test: là giá trị hoặc biểu thức có tính logic Value_if_true: Giá trị mà hàm trả về nếu biểu thức trả về giá trị đúng Value_if_false: Giá trị trả về nếu hàm logic có kết quả sai >>> Tất cả đều có trong cuốn sách "HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH EXCEL TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO" [blog_custom:2] [trial-btn-v4[link=https://unica.vn/order/step1?id=2851&quantity=1][text=ĐĂNG KÝ MUA NGAY][color=#ffffff][width=275px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]] Ví dụ minh họa: Cho bảng dữ liệu sau, từ điểm số của học sinh, kiểm tra kết quả đậu - Trượt. Nếu điểm số >5 hoặc =5 thì được lên lớp, nếu nhỏ hơn 5 thì học lại.  Công thức áp dụng như sau: =IF(C2>=5;"Lên lớp";"Học lại") Áp dụng công thức >>> Xem thêm: Hàm đếm có nhiều điều kiện trong excel COUNTIFS: Công thức và cách dùng Cách sử dụng hàm IF với điều kiện ngày tháng Trong nội dung bài chia sẻ này, chúng tôi sẽ tập trung vào các ví dụ minh họa để giúp bạn biết cách dùng hàm điều kiện ngày tháng trong excel. Hàm IF 2 điều kiện Chúng ta có bảng tính Bảng tính minh hoạ dữ liệu Yêu cầu: Hãy tính giá ưu đãi với 2 điều kiện sau: Nếu tuổi người mua dưới 30 tuổi và ngày mua hàng trước ngày 20/10/2023 sẽ được tính giá ưu đãi là 40.000  Cách thực hiện: Bước 1: Xác định công thức sử dụng Trong trường hợp này, chúng ta có 2 điều kiện để xác định giá trị trả về. Do đó, để biện luận chúng ta sẽ sử dụng hàm AND để liên kết các điều kiện với nhau. Công thức áp dụng cụ thể như sau: =IF(AND(DATEVALUE("10/20/2023")>=D3,C3<30),40000,50000) Bước 2: Áp dụng công thức vào bảng tính Công thức hàm IF Bước 3: Nhấn Enter để nhận kết quả Kết quả tính hàm IF 2 điều kiện Bước 4: Sử dụng chuột phải để fill công thức vào các ô còn lại. Áp dụng công thức cho những hàng còn lại Hàm IF có 3 điều kiện Chúng ta có bảng tính Bảng tính minh hoạ dữ liệu Yêu cầu: Hãy tính giá ưu đãi với 3 điều kiện sau: Nếu ngày mua là ngày 15/10/2023 thì giá ưu đãi sẽ là 50% giá gốc. Nếu tuổi người mua nhỏ hơn hoặc bằng 16 thì giá ưu đãi là 40.000 Nếu tuổi người mua lớn hơn hoặc bằng 60 thì giá ưu đãi là 0. Cách thực hiện: Bước 1: Xác định công thức sử dụng Căn cứ theo 3 điều kiện yêu cầu trên, chúng ta sẽ có công thức sau: =IF(DATEVALUE("10/15/2023")=D3,E3/2,IF(C3<=16,40000,IF(C3>=60,0,50000))) Bước 2: Áp dụng công thức vào bảng tính Áp dụng công thức hàm IF 3 điều kiện Bước 3: Nhấn Enter để nhận kết quả Kết quả hàm IF 3 điều kiện Bước 4: Dùng chuột phải để fill công thức vào các ô còn lại Fill công thức cho các ô còn lại Các cách sử dụng hàm IF khác Ở phần trên, chúng tôi đã hướng dẫn bạn cách dùng hàm IF với ngày tháng. Để giúp bạn hiểu rõ hơn cách dùng hàm IF trong excel, chúng tôi sẽ tổng hợp thêm các trường hợp thường dùng khác của hàm IF ở nội dung bên dưới. Hàm IF với điều kiện là chữ Chúng ta có bảng tính dưới đây Bảng dữ liệu cho trước Yêu cầu: Hãy xác định điểm cộng cho học sinh theo điều kiện sau: Nếu học sinh ở vùng 1 sẽ không cộng điểm. Nếu học sinh ở vùng 2 sẽ được cộng 0.5 điểm Nếu học sinh ở vùng 3 sẽ được cộng 1 điểm Cách thực hiện như sau: Bước 1: Chúng ta cần xác định công thức hàm IF cần sử dụng trong trường hợp này. =IF(D3="Vùng 1",0,(IF(D3="Vùng 2",0.5,1))) Ở công thức này, bạn hãy chú ý: Do điều kiện của chúng ta là chữ, nên khi đưa vào hàm IF bạn cần đặt điều kiện chữ trong dấu ngoặc kép “Vùng 1”, “vùng 2”,... Bước 2: Áp dụng công thức vào bảng tính Công thức hàm IF với điều kiện số Bước 3: Nhấn Enter để nhận kết quả Kết quả hàm IF với điều kiện số Bước 4: Sử dụng chuột trái để fill công thức xuống các ô tính còn lại Fill công thức cho ô còn lại Lưu ý: Bạn hãy kiểm tra cột kết quả trả về (tức cột H). Bạn sẽ thấy, kết quả hiển thị không đúng với các học sinh ở vùng 2 sẽ được cộng 0,5. Tuy nhiên, kết quả trả về lại là 1. Đây là do lỗi định dạng. Do đó, bạn cần thực hiện thêm bước tùy chỉnh lại định dạng số ở cột kết quả.  Bước 5: Định dạng lại kết quả hiển thị số ở cột kết quả.  Chọn vùng dữ liệu cần định dạng lại Chọn vùng dữ liệu cần định dạng Nhấn chuột phải vào vùng chọn rồi chọn “Format Cells…”.  Chọn Format Cells Khi hộp thoại hiển thị, bạn hãy chọn tab "Number". Chọn tiếp mục "Number". Sau đó nhìn qua bên phải hộp thoại, ở mục "Decimal places" bạn hãy nhập số 1. Sau đó tick chọn "Use 1000 Separator (,1).  Thao tác định dạng lại dữ liệu Cuối cùng nhấn “OK” để nhận kết quả Hàm IF cho dữ liệu và ô trống Chúng ta có bảng tính Bảng dữ liệu cho trước Yêu cầu: Đối với các học sinh không có điểm số môn Lý hãy ghi chú là “Bỏ thi” Cách thực hiện như sau: Bước 1: Phân tích yêu cầu bảng tính. Theo yêu cầu bảng tính, chúng ta sẽ có, đối với cột điểm môn Lý (cột F). Nếu cột không có điểm, tức là cột bỏ trống kết quả, có nghĩa là học sinh “Bỏ thi” Bước 2: Xác định công thức sử dụng Theo phân tích yêu cầu bảng tính, chúng ta sẽ sử dụng công thức tính sau: =IF(ISBLANK(F3),"Bỏ thi",F3) Trong đó: ISBLANK(F3) là hàm giúp kiểm tra F3 có phải ô có trống hay không. Bước 3: Áp dụng công thức vào bảng tính Nhập công thức vào bảng tính Bước 4: Nhấn Enter để nhận kết quả Kết quả hàm IF nhận được Bước 5: Sử dụng chuột phải để fill công thức vào các ô còn lại. Kết quả của toàn bộ bảng tính Hàm IF trong việc xếp loại theo điểm số Chúng ta có bảng tính Ví dụ bảng tính cho trước Yêu cầu: Hãy xếp loại học sinh theo điều kiện sau đây: Nếu điểm trung bình lớn hơn hoặc bằng 8 là loại giỏi. Nếu điểm trung bình lớn hơn hoặc bằng 6.5 và nhỏ hơn 8 là loại khá Nếu điểm trung bình lớn hơn 5 và nhỏ hơn 6.5 là loại trung bình.  Nếu điểm trung bình lớn hơn hoặc bằng 3.5 và nhỏ hơn 5 là loại yếu. Nếu điểm trung bình nhỏ hơn 3.5 là loại kém. Cách thực hiện như sau: Bước 1: Lập công thức tính theo điều kiện yêu cầu =IF(H3>=8,"Giỏi",IF(H3>=6.5,"Khá",IF(H3>=5,"Trung bình",IF(H3>=3.5,"Yếu","Kém")))) Bước 2: Đưa công thức vào bảng tính Công thức xếp loại theo điểm số Bước 3: Nhấn Enter để nhận kết quả Kết quả xếp loại hàm IF nhận được Bước 4: Sử dụng chuột phải để fill công thức vào các ô còn lại Áp dụng công thức cho toàn bộ ô >>> Xem thêm: Cách copy bảng từ word sang excel mà vẫn giữ nguyên định dạng Hướng dẫn cách tính hàm IF với hàm tính khác Hàm IF có thể kết hợp với rất nhiều hàm khác trong excel. Trong phần nội dung này chúng tôi sẽ tiếp tục đề cập đến các kết hợp với hàm điều kiện ngày tháng trong excel để giúp bạn hiểu rõ cách dùng hàm IF có điều kiện ngày tháng. Hàm IF ngày tháng kết hợp với hàm TODAY Chúng ta có bảng tính Ví dụ cho một bảng dữ liệu Yêu cầu: Nếu ngày nhập hàng đã quá 15 ngày thì ghi nhận là “Hết hạn”. Nếu ngày nhập hàng ít hơn hoặc bằng 15 ngày ghi nhận là “Bán tiếp” Cách thực hiện Bước 1: Xác định công thức sử dụng theo yêu cầu Để có thể xác định được số ngày nhập hàng chúng ta cần sử dụng hàm IF so sánh ngày tháng hiện tại với ngày nhập hàng. Trong trường hợp này chúng ta sẽ sử dụng hàm IF kết hợp với hàm Today theo công thức sau: =IF(TODAY()-C2>15,"Hết hạn","Bán tiếp") Bước 2: Áp dụng công thức vào bảng tính Nhập công thức hàm IF kết hợp hàm TODAY Bước 3: Nhấn Enter để nhận kết quả Kết quả nhận được Bước 4: Sử dụng chuột phải để fill công thức đến các ô còn lại Kết quả hiển thị toàn bộ bảng tính Sử dụng hàm IF điều kiện ngày tháng kết hợp với hàm Datevalue Chúng ta có bảng tính: Ví dụ bảng dữ liệu  Yêu cầu:  Nếu ngày bán hết sản phẩm là ngày trước ngày 19/10/2023 thì ghi nhận là “Hoàn thành”, nếu ngày bán hết sản phẩm sau ngày 19/10/2023 thì ghi nhận là “Cần xem xét” Cách thực hiện: Bước 1: Phân tích điều kiện và xác định công thức sử dụng: Trong trường hợp này, chúng ta có thể áp dụng 1 trong 2 công thức sau: Trường hợp 1: Công thức so sánh điều kiện lớn hơn ngày trong excel =IF(DATEVALUE("10/19/2023") Trường hợp 2: Công thức so sánh điều kiện nhỏ hơn ngày trong excel =IF(D2 Bước 2: Áp dụng công thức vào bảng tính Trường hợp 1:  Công thức tính trường hợp 1 Nhấn Enter để nhận kết quả   Kết quả tính theo trường hợp 1 Trường hợp 2:    Công thức tính theo trường hợp 2 Nhấn Enter để nhận kết quả   Kết quả tính trường hợp 2 Bước 3: Sử dụng chuột phải để fill công thức vào các ô còn lại   Áp dụng công thức cho các ô trong bảng Những điều cần lưu ý khi sử dụng hàm IF có điều kiện Khi bạn sử dụng hàm điều kiện ngày tháng trong excel để thuận tiện và đạt được kết quả như mong muốn thì bạn cần lưu ý những điểm sau:  Đảm bảo cú pháp chính xác Bạn hãy lưu ý công thức hàm IF sẽ luôn có 3 giá trị lần lượt là Giá trị điều kiện so sánh Kết quả trả về nếu đúng Kết quả trả về nếu sai Mỗi giá trị sẽ được phân biệt với dấu “,”. Đồng thời, nếu giá trị trong cú pháp ở dạng chữ (ký tự văn bản) thì phải đặt trong dấu ngoặc kép “”. Nếu cú pháp công thức sai hoặc tên hàm sai thì kết quả trả về luôn bị lỗi. Bạn hãy tham khảo ví dụ minh họa dưới đây   Lưu ý khi sử dụng hàm if với điều kiện ngày tháng Lỗi cú pháp trong trường hợp này là giữa kết quả đúng theo điều kiện là “Hoàn Thành” và kết quả sai theo điều kiện “Cần xem xét” phải là dấu “,”. Tuy nhiên, cú pháp sử dụng là dấu “;”. Do đó, excel đã báo lỗi cú pháp. Bạn chỉ cần điều chỉnh lại cú pháp đúng sẽ nhận được kết quả. Xác định rõ điều kiện Đối với công thức IF 2 điều kiện trở lên, chúng ta cần xác định rõ các điều kiện yêu cầu để đảm bảo kết quả chính xác nhất.  Ví dụ, chúng ta có bảng tính   Bảng tính cho trước  Yêu cầu: Nếu thời gian bán hàng ít hơn 7 ngày là bán chạy, 10 ngày là bình thường, và hơn 10 ngày là bán chậm. Trong trường hợp này chúng ta sẽ xác định rõ điều kiện (Ngày bán hết - ngày nhập)<7 thì ghi nhận là bán chạy; (Ngày bán hết - ngày nhập)<10 thì ghi nhận là bình thường, còn lại là bán chậm. Như vậy công thức áp dụng vào bảng tính như sau: =IF((D2-C2)<7,"Bán chạy",IF((D2-C2)<10,"Bình thường","Bán chậm"))   Kết quả bảng tính Đảm bảo đúng thứ tự Nếu cú pháp công thức không đúng thứ tự biện luận, kết quả trả về sẽ không đảm bảo được độ chính xác. Ví dụ:  Nếu công thức đúng là =IF((D2-C2)<7,"Bán chạy",IF((D2-C2)<10,"Bình thường","Bán chậm")) Mà chúng ta sắp xếp thứ tự điều kiện biện luận là =IF((D2-C2)<7,"Bán chạy",IF((D2-C2)<10,"Bán chậm""Bình thường"))  Như vậy, dù kết quả trả về không bị báo lỗi nhưng kết quả hiển thị đã không đúng với điều kiện yêu cầu. Kiểm tra kết quả cẩn thận Khi sử dụng hàm IF kết quả trả về sẽ gặp một số trường hợp sau: Kết quả hiển thị sẽ xuất hiển thị là số nhưng có thể định dạng kết quả là dạng văn bản.  Kết quả hiển thị không đúng với kết quả gốc do chế độ tự động làm tròn phân số trong excel. Ví dụ: 0.5 sẽ được tự động làm tròn là 1 hoặc 2.25 sẽ được tự động làm tròn là 2,...  Trong trường hợp này, nếu bạn sử dụng kết quả vào phép tính sẽ trả về kết quả sai. Do đó, nếu muốn sử dụng chính xác hơn ở các bước tính tiếp theo, bạn hãy chú ý đến định dạng kết quả.  Kết quả trả về Do tính năng tự động làm tròn của excel nên kết quả không đúng với điều kiện. Trong trường hợp này chúng ta cần định dạng lại để nhận kết quả đúng.   Bảng hiển thị kết quả đúng Kiểm tra dữ liệu đầu vào Khi sử dụng hàm IF với điều kiện ngày tháng mà kết quả trả về không đúng mặc dù cú pháp, điều kiện đều đúng. Lúc này, bạn cần kiểm tra lại dữ liệu đầu vào. Cụ thể là: Định dạng dữ liệu ngày tháng năm Định dạng văn bản Định dạng ký tự  Độ chính xác của dữ liệu đầu vào. >>> Xem thêm: Cách sử dụng hàm NETWORKDAYS trong excel để tính ngày Một số lỗi sai thông thường trong hàm điều kiện và cách sửa Dưới đây là một số lỗi thường gặp khi bạn sử dụng hàm IF có điều kiện và giải pháp khắc phục cho bạn tham khảo, hãy bỏ túi ngay nhé. Kết quả hiển thị bằng 0 Nguyên nhân: Lỗi này xảy ra khi giá trị value_IF_true hoặc value_IF_false bị bỏ trống. Giải pháp: Nếu bạn muốn kết quả trả về là ô trống thay vì 0 thì hãy thay đổi value_IF_false thành giá trị khoảng trắng đặt trong dấu ngoặc kép “ “. Kết quả hiển thị #NAME? Nguyên nhân: Đây là lỗi xuất hiện khi bạn nhập sai tên hàm. Ví dụ tên hàm bạn nhập là IFf hoặc uf, of,... thì kết quả hiển thị sẽ là #NAME.   Lỗi khi sử dụng hàm Giải pháp: Bạn hãy sửa lại tên hàm và nhận kết quả đúng   Kết quả sửa lỗi Tổng kết Như vậy là chúng tôi đã hoàn thành chia sẻ với bạn kiến thức về hàm IF với điều kiện ngày tháng năm. Và cách sử dụng hàm IF với các hàm kết hợp khác cũng như những lưu ý khi sử dụng hàm IF. Nếu bạn muốn thực hành thêm các yêu cầu phức tạp với hàm IF hãy đăng ký ngay khóa học excel nâng cao.
13/01/2023
9348 Lượt xem
Cách vẽ mũi tên trong Excel cực đơn giản cho mọi phiên bản
Cách vẽ mũi tên trong Excel cực đơn giản cho mọi phiên bản Mũi tên là một trong những ký hiệu thường được sử dụng trong Excel để biểu diễn sự liên kết, hướng dẫn hoặc biến đổi giữa các ô, các đối tượng, hoặc các đồ thị. Trong bài học excel online này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ký hiệu mũi tên trong Excel, khi nào cần vẽ mũi tên trong Excel, và cách vẽ mũi tên trong excel cũng như chỉnh sửa, di chuyển và khóa phím mũi tên trong Excel. Ký hiệu mũi tên trong Excel Biểu tượng mũi tên trong excel là một loại đối tượng hình học có hai đầu là đầu nhọn và đầu rộng. Đầu nhọn biểu diễn hướng của mũi tên, còn đầu rộng biểu diễn nguồn của mũi tên. Mũi tên có thể có nhiều kiểu dáng khác nhau, như mũi tên thẳng, mũi tên cong, mũi tên đôi, mũi tên chéo,... Mũi tên cũng có thể có nhiều màu sắc và kích thước khác nhau. Để chèn hình mũi tên trong excel, bạn có thể sử dụng công cụ Hình (Shapes) trên thanh công cụ Chèn (Insert). Sau đó, bạn chọn loại mũi tên bạn muốn từ danh sách các hình có sẵn. Bạn có thể kéo chuột để vẽ mũi tên trên bảng tính theo kích thước mong muốn. Mũi tên trong Excel là một loại đối tượng hình học có hai đầu là đầu nhọn và đầu rộng Khi nào cần vẽ mũi tên trong Excel Mũi tên trong Excel có nhiều ứng dụng khác nhau, tuỳ thuộc vào mục đích của người dùng. Dưới đây là một số trường hợp thường gặp khi cần vẽ mũi tên trong Excel: Khi thực hiện vẽ các sơ đồ tư duy Sơ đồ tư duy là một công cụ hữu ích để tổ chức và trình bày các ý tưởng, thông tin, hoặc quy trình. Sơ đồ tư duy thường bao gồm các khối thông tin được nối với nhau bởi các mũi tên để biểu diễn sự liên quan hoặc sự phân cấp giữa chúng. Ví dụ, bạn có thể vẽ một sơ đồ tư duy để lập kế hoạch cho một dự án, phân tích một vấn đề, hoặc tổng hợp kiến thức. Để vẽ sơ đồ tư duy trong Excel, bạn có thể sử dụng công cụ SmartArt trên thanh công cụ Chèn (Insert). Bạn chọn loại sơ đồ bạn muốn từ danh sách các SmartArt có sẵn. Bạn có thể nhập nội dung cho các khối thông tin và điều chỉnh kích thước, màu sắc, và hình dạng của chúng. Bạn cũng có thể thêm hoặc xóa các khối thông tin hoặc các mũi tên theo ý muốn. Dùng mũi tên khi vẽ sơ đồ tư duy Khi muốn chỉ dẫn cho người xem đến một ô nào đó Một trường hợp khác cần thực hiện cách vẽ mũi tên trong excel là khi bạn muốn chỉ dẫn cho người xem đến một ô nào đó trên bảng tính. Đây là một cách hiệu quả để thu hút sự chú ý, làm nổi bật, hoặc giải thích một ô quan trọng hoặc có chứa công thức phức tạp. Ví dụ, bạn có thể vẽ một mũi tên để chỉ dẫn cho người xem đến ô tổng kết kết quả của một bảng tính. Để vẽ mũi tên để chỉ dẫn cho người xem đến một ô nào đó, bạn có thể sử dụng công cụ Hình (Shapes) trên thanh công cụ Chèn (Insert) như đã nói ở trên. Bạn chọn loại mũi tên bạn muốn và vẽ nó từ nguồn đến đích. Bạn có thể thêm một khung văn bản để ghi chú hoặc giải thích cho mũi tên. >>> Tất cả đều có trong cuốn sách "HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH EXCEL TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO" [blog_custom:2] [trial-btn-v4[link=https://unica.vn/order/step1?id=2851&quantity=1][text=ĐĂNG KÝ MUA NGAY][color=#ffffff][width=275px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]] Khi vẽ các đồ thị hàm số Một ứng dụng khác của mũi tên trong Excel là khi bạn muốn vẽ các đồ thị hàm số. Đồ thị hàm số là biểu diễn hình học của sự biến thiên của một hàm số theo một biến số. Đồ thị hàm số thường được vẽ trên một hệ trục toạ độ, trong đó trục hoành biểu diễn biến số, còn trục tung biểu diễn giá trị của hàm số. Mũi tên được sử dụng để chỉ dẫn hướng của các trục và các giới hạn của đồ thị. Dùng mũi tên khi vẽ đồ thị hàm số Để vẽ các đồ thị hàm số trong Excel, bạn có thể sử dụng công cụ Đồ thị (Chart) trên thanh công cụ Chèn (Insert). Bạn chọn loại đồ thị bạn muốn từ danh sách các đồ thị có sẵn. Bạn nhập dữ liệu cho đồ thị và điều chỉnh các thuộc tính như tiêu đề, nhãn, lưới,... Bạn có thể thêm các mũi tên để chỉ dẫn cho các trục và các giới hạn của đồ thị bằng cách sử dụng công cụ Hình (Shapes) như đã nói ở trên. >>> Xem thêm: Gợi ý 8 cách thêm dấu tích trong excel, bạn đã biết chưa? Cách vẽ mũi tên trong Excel Cách thêm mũi tên trong excel sẽ gồm những bước sau: Bước 1: Trong File Excel cần vẽ mũi tên, bạn chọn Insert -> Chọn Shapes trong Illustrations. Chọn Shapes trong Illustrations Bước 2: Trong phần Lines, bạn chọn Arrow để vẽ mũi tên.  Chọn Arrow để vẽ mũi tên Bước 3: Chọn một vị trí bất kỳ trong Excel để thực hiện cách làm mũi tên trong excel. Để mũi tên không bị xiên lên hoặc xuống, bạn nhấn giữ phím Shift trong lúc vẽ. Cách chỉnh sửa mũi tên trong Excel Sau khi thực hiện cách chèn mũi tên trong excel, có thể bạn sẽ cần tới chỉnh sửa để hoàn thiện mũi tên của mình. Vậy cách chỉnh sửa này sẽ như thế nào? Mời bạn theo dõi những bước dưới đây: Bước 1: Nhấn chuột phải vào mũi tên vừa vẽ, tìm và chọn Format Shape. Chọn Format Shape Bước 2: Trong cửa sổ Format Shape, bạn sẽ thấy các tùy chọn như sau: Color: Màu sắc của mũi tên. Transparency: Độ mờ của mũi tên (càng tiến tới 100% sẽ càng mờ). Width: Độ dày cho mũi tên. Compound type: Nếu bạn có 2 mũi tên hãy chọn lệnh này để so sánh chúng. Dash type: Kiểu mũi tên. Begin Arrow type: Chỉnh sửa cho hình dạng ở đầu mũi tên. Begin Arrow size: Độ lớn cho hình dạng ở đầu mũi tên. End Arrow type: Chỉnh sửa cho hình dạng ở cuối mũi tên. End Arrow size: Chỉnh sửa độ lớn cho hình dạng ở cuối mũi tên. Chỉnh sửa mũi tên trong Excel Bước 3: Trên thanh công cụ, bạn chọn Insert để thêm ký hiệu cho đoạn thẳng. Chọn Insert Bước 4: Trong phần Text, bạn chọn Text Box. Chọn Text Box Bước 5: Tạo 1 ô Text Box rồi điền ký hiệu vào phần Text Box. Bước 6: Di chuyển chuột đến gần Textbox cho đến khi hiện mũi tên 4 chiều.  Bước 7: Bấm chuột phải và chọn Format Shape.  Chọn Format Shape Bước 8: Vào phần Line và tích chọn No Line. Tích chọn No Line Bước 9: Trong phần Fill, bạn tích chọn No fill.  Tích chọn No fill Bước 10: Bạn di chuyển ký tự đến phần đầu và cuối đoạn thẳng là hoàn thành.  Hướng dẫn cách di chuyển mũi tên Sau khi thực hiện cách tạo mũi tên trong excel, để có thể di chuyển được tất cả các đường thẳng 1 lúc, bạn hãy sử dụng tính năng Group của Excel. Bước 1: Để chọn toàn bộ các ký tự cần nhóm, bạn nhấn giữ Ctrl và nhấn chuột trái.  Bước 2: Nhấn chuột phải và chọn Group sau đó bạn chọn tiếp lệnh Group. Chọn tiếp lệnh Group Bước 3: Tiến hành di chuyển tất cả mũi tên cùng 1 lúc cho đến khi đạt vị trí như mong muốn là hoàn thành. >>> Xem thêm: Hướng dẫn cách viết dấu lớn hơn hoặc bằng dấu khác trong excel Cách khóa phím mũi tên trong Excel Một tính năng hữu ích khác của mũi tên trong Excel là bạn có thể khóa phím mũi tên trong Excel để ngăn không cho người dùng di chuyển hoặc chỉnh sửa mũi tên. Đây là cách khóa phím mũi tên trong Excel: Bước 1: Chọn mũi tên bạn muốn khóa. Bước 2: Trên thanh công cụ Định dạng (Format) trong nhóm Công cụ hình (Drawing Tools), chọn Bảo vệ (Protect) và chọn Khóa (Lock). Bước 3: Trong hộp thoại Bảo vệ bảng tính (Protect Sheet), nhập mật khẩu (nếu có) và chọn các tuỳ chọn bạn muốn áp dụng cho việc bảo vệ bảng tính. Sau đó, nhấp vào OK. Bước 4: Lưu và đóng bảng tính của bạn. Khi bạn mở lại bảng tính, bạn sẽ không thể di chuyển hoặc chỉnh sửa mũi tên nữa, trừ khi bạn nhập lại mật khẩu và bỏ bảo vệ bảng tính. Khóa phím mũi tên trong Excel Kết luận Trong bài viết này, chúng ta đã cùng tìm hiểu về cách vẽ mũi tên trong Excel cực đơn giản cho mọi phiên bản. Chúng ta đã biết về ký hiệu mũi tên trong Excel, khi nào cần vẽ mũi tên trong Excel, và cách vẽ, chỉnh sửa, di chuyển, và khóa phím mũi tên trong Excel. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn sử dụng được mũi tên trong Excel hiệu quả hơn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này. Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết tiếp theo của Bing. Chúc bạn thành công!
12/01/2023
7768 Lượt xem
Hàm COS trong Excel - Cú pháp và cách sử dụng
Hàm COS trong Excel - Cú pháp và cách sử dụng Hàm Cos trong Excel được dùng để làm gì? Mời bạn đọc tìm hiểu về cấu trúc và cách sử dụng của hàm Cos thông qua nội dung bài viết dưới đây của Unica.  1. Hàm COS là gì? Hàm COS trong Excel là hàm trả về Cosin của một góc đã cho trước, được tính bằng Radian.  Hàm COS được ứng dụng để: - Tìm Cosin của một góc cho trước.  - Sử dụng bảng tính Excel một cách chuyên nghiệp hơn. - Hàm COS có thể kết hợp với nhiều hàm khác để xử lý công việc tốt hơn.  2. Cú pháp hàm COS trong Excel Cú pháp: =COS(number) Trong đó: - Number: Đối số (Số) là góc tính bằng Radian. - Nếu đối số của bạn được tính bằng độ, bạn phải nhân số đó với PI()/180 hoặc dùng hàm RADIANS để chuyển đổi thành radian.  3. Cách sử dụng của hàm COS - Để sử dụng hàm Cos thì trước tiên bạn nên chuyển đổi góc sang radian. Có 2 công thức bạn có thể áp dụng như sau: =COS(RADIANS(A1)) =COS(A1*PI()/180) Trong đó: A1 là tham chiếu có thể thay đổi tùy ý.  Ví dụ minh họa: Dùng hàm COS để tìm kết quả của các dữ liệu trong bảng. - Bước 1: Trong ô C5 cần hiển thị kết quả, bạn nhập hàm =COS(RADIANS(B5)) Ví dụ về hàm COS trong Excel - Bước 2: Nhấn Enter để hiển thị kết quả. Sau đó bạn dùng trỏ chuột kéo xuống hết các ô dưới để hiển thị kết quả ở tất cả các ô.  Ví dụ về hàm COS trong Excel 3. Hàm ACOS trong Excel Cú pháp hàm ACOS: =ACOS(number) Trong đó: - Number: là Cosin của góc bạn muốn tìm. - Number phải là số đêm từ -1 đến 1. Nếu số cần tính không thuộc phạm vi này thì công thức sẽ trả về lỗi giá trị #NUM.  Cách sử dụng Ví dụ: Tìm kết quả của các số trong bảng bằng hàm ACOS.  - Bước 1: Trong ô C5 muốn hiển thị kết quả, bạn nhập công thức =ACOS(B5). Ví dụ về hàm ACOS trong Excel - Bước 2: Nhấn Enter để hiển thị kết quả. Sau đó dùng chuột kết xuống hết các ô để hiển thị đầy đủ trong bảng tính.  Ví dụ về hàm ACOS trong Excel 4. Tổng kết Như vậy thông qua nội dung bài viết trên, Unica đã cùng bạn tìm hiểu về hàm COS trong Excel. Chúng tôi hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích để giúp bạn học Excel Online hiệu quả hơn. Cảm ơn và chúc các bạn thành công
12/01/2023
188 Lượt xem
Phiếu kế toán là gì? Nguyên tắc, cách điền phiếu kế toán
Phiếu kế toán là gì? Nguyên tắc, cách điền phiếu kế toán Phiếu kế toán là một dạng chứng từ kế toán được thiết lập trong mỗi doanh nghiệp nên đóng vai trò quan trọng đối với việc quản lý kế toán. Cụ thể phiếu kế toán là gì và cách sử dụng thế nào cùng Unica tìm hiểu trong bài viết này nhé. Phiếu kế toán là gì? Phiếu kế toán là loại giấy tờ xuất hiện trong quá trình thực thi việc của nhân viên kế toán, nó có vai trò quản lý, hạch toán một cách đầy đủ chi tiết và chính xác nhất. Phiếu kế toán chính là một dạng của chứng từ kế toán, phiếu kế toán do người kế toán lập ra. Dựa vào đó để người lập hoặc kế toán có thể hạch toán các nghiệp vụ vào sổ và nhật ký chứng từ. Phiếu kế toán là gì? Phiếu kế toán được dùng làm gì? Phiếu kế toán là một giấy tờ không thể thiếu đi kèm với các định khoản kế toán và để hạch toán các nghiệp vụ kế toán mà không có chứng từ đi kèm. Ví dụ: Bút toán kết chuyển kế toán cuối kỳ, khấu trừ thuế GTGT cuối tháng… Đối với phiếu kế toán thì chỉ được dùng để hạch toán nội bộ. Điểm khác biệt giữa phiếu kế toán và chứng từ kế toán Để thấy được sự khác biệt giữa phiếu kế toán với chứng từ kế toán thì  cùng phân tích định nghĩa và mục đích của từng loại. Phiếu kế toán - Đây là loại giấy tờ do kế toán lập ra để làm căn cứ ghi chép thông tin vào sổ khi chưa có bất kỳ chứng từ nào được ghi chính xác và chi tiết.  - Mục đích là để hạch toán những nghiệp vụ kế toán khi không có chứng từ đi kèm và chỉ để hạch toán nội bộ. Cho nên nó không có tên gọi cụ thể và cũng không có biểu mẫu. Khác nhau giữa phiếu kế toán và chứng từ kế toán Chứng từ kế toán - Là loại giấy tờ lưu lại những vấn đề phát sinh, đã hoàn thành, sau đó lấy làm căn cứ để ghi vào sổ. - Mục đích: Chứng từ kế toán không chỉ là giấy tờ để hạch toán nội bộ mà còn là tài liệu quan trọng phục vụ cho công tác kiểm tra của các cơ quan chức năng khi có yêu cầu. Đây chính là bằng chứng để chứng minh tài sản, giấy tờ trước pháp luật. Điểm đặc biệt của chứng từ kế toán đó là mỗi chứng từ kế toán đều có tên, biểu mẫu có sẵn cùng phiếu chi, phiếu thu, bảng chấm công và chi trả tiền lương … Nguyên tắc điền phiếu kế toán Để đảm bảo được tính minh bạch, rõ ràng, tránh những tiêu cực trong kế toán, mọi nhân viên đều phải có trách nhiệm và nghĩa vụ tuân thủ theo đúng nguyên tắc điền phiếu kế toán. Cụ thể và chi tiết sẽ được thể hiện trong khóa học nguyên lý kế toán online tại Unica. Kế toán viên cần đảm bảo các nguyên tắc như sau: - Phải thể hiện rõ ràng, đầy đủ, chi tiết và chính xác theo nội dung quy định - Điền nội dung theo từng mục, từ trên xuống dưới để đảm bảo không bỏ sót bất cứ một hạng mục nào - Hạn chế viết tắt, tẩy xóa hay  sửa chữa trong phiếu kế toán. Nếu có sai sót và cần phải sửa chữa, cần có giải trình hoặc ghi chú - Số liệu phải được ghi chép một cách cẩn thận, chính xác và căn cứ rõ ràng - Lập phiếu kế toán đúng thời điểm và đúng pháp lý - Người lập phải chịu trách nhiệm pháp lý trước mọi nội dung mà mình thực hiện. Nguyên tắc điền phiếu kế toán Cách điền phiếu kế toán chính xác nhất Phiếu kế toán được dùng để ghi nhận các bút toán kết chuyển kế toán cuối kỳ hoặc khấu trừ VAT cuối tháng. Phiếu này được thực hiện theo sự phân công và chỉ đạo của kế toán trưởng tiến hành lập ra và sử dụng để hạch toán. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cho người mới bắt đầu tìm hiểu về công việc này:  - Số chứng từ: Nhập đúng thứ tự và theo đúng yêu cầu quản lý doanh nghiệp - Ngày lập chứng từ: Là ngày điền vào phiếu kế toán - Ngày hạch toán: Là ngày lớn hơn so với ngày khóa sổ và được dùng tính toán - Tỷ giá: Thường tiền hạch toán tỷ giá sẽ bằng 1 hoặc không cập nhật; - Diễn giải: Chứa nội dung nghiệp vụ ở trong phiếu kế toán - Tài khoản: Là mã số được chọn lựa trong danh mục tài khoản - Phát sinh Nợ và phát sinh Có: Là đồng tiền giao dịch, thay đổi khi giá trị phát sinh khác nhau. Nếu phát sinh Nợ khác 0 thì phát sinh Có bằng 0 và ngược lại - Bằng chữ: Kế toán viên tiến hành ghi tổng cộng các phát sinh Nợ và Có ghi bằng chữ. Cách điền phiếu kế toán  Để đảm bảo các nghiệp vụ kế toán trong trường hợp không có sẵn chứng từ được chính xác nhất, thì bạn cần lưu ý một số điều sau, trước khi điền phiếu kế toán: - Cần sử dụng các tài khoản chi tiết - Phải nhập cột mã khách nếu là các tài khoản ngoại lệ - Ngày khoá sổ theo chứng từ phải ở trước ngày chứng từ - Phát sinh Nợ, phát sinh Có phải nhập kiểu số, tối đa là 14 số và 2 số lẻ - Số chứng từ phải nhập số liệu không được để trống - Số liệu theo chứng từ đã khóa thì không thể chuyển sang dữ liệu - Chỉ kiểm tra trùng số trong chứng từ, không kiểm tra chi tiết các tham số Những thắc mắc về phiếu kế toán doanh nghiệp Phiếu kế toán được sử dụng trong những hoàn cảnh nào? Phiếu kế toán được xem là loại giấy tờ có ảnh hưởng và được dùng để cập nhật, minh họa cho các bút toán. Do vậy mà phiếu kế toán sẽ được dùng trong các tình huống sau: – Tình trạng bút toán được kết chuyển kế toán ở vào cuối kỳ – Tình trạng tiếp theo đó chính là bút toán khấu trừ thuế GTGT vào thời điểm cuối tháng. – Tiếp theo chính là bút toán phân bổ, bút toán điều chỉnh và bút toán minh họa cho các nghiệp vụ không có chứng từ khác cũng sẽ sử dụng phiếu kế toán…. Chúng được xem là tình trạng sử dụng liên tục phiếu kế toán nhất, không dừng lại ở đó còn có một số tình trạng khác. Thắc mắc về phiếu kế toán  Phiếu kế toán có bắt buộc sử dụng không? Tính chất của phiếu kế toán chỉ được tận dụng để hạch toán nội bộ thì việc lập kế toán là bắt buộc. Phiếu kế toán được xem là một tài liệu quan trọng và cần thiết để minh họa cho hạch toán cũng như điều chuyển cho kế toán khác, nhưng điều cần quan tâm chính là phiếu kế toán chỉ được áp dụng trong việc lưu hành nội bộ, và phiếu kế toán này rất có thể lưu hành nội bộ chuyển cho kế toán để làm cơ sở hạch toán vào sổ. Tổng kết Qua bài viết này các bạn đã nắm được phiếu kế toán là gì? đặc điểm và cách điền chính xác và rõ ràng nhất. Đồng thời hãy tham khảo thêm các khóa học kế toán tổng hợp trên Unica ngay hôm nay bạn nhé. 
12/01/2023
2237 Lượt xem
Cách viết tắt trong Excel phiên bản 2013, 2010, 2007, 2003
Cách viết tắt trong Excel phiên bản 2013, 2010, 2007, 2003 Cách viết tắt trong Excel 2013, 2010, 2007, 2003 giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian trong quá trình soạn thảo văn bản. Để tìm hiểu các bước thực hiện chi tiết, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Unica.  1. Viết tắt trong Excel mang lại lợi ích gì? Sử dụng tính năng gõ tắt trong văn bản Word hay Excel sẽ mang lại những lợi ích tuyệt vời như sau: - Gõ văn bản, ký tự nhanh hơn. - Tiết kiệm được thời gian trong quá trình làm việc. - Rút ngắn các công đoạn gõ văn bản. 2. Cách viết tắt trong Excel 2010, 2013, 2016 - Bước 1: Mở File Excel -> trên thanh công cụ chọn thẻ File. Cách gõ tắt trong Excel 2010, 2013, 2016 - Bước 2: Chọn More -> chọn Options. Cách gõ tắt trong Excel 2010, 2013, 2016 - Bước 3: Trong cửa sổ hộp thoại Excel Options hiện lên -> chọn mục Proofing -> chọn AutoCorrect Options… Cách gõ tắt trong Excel 2010, 2013, 2016 - Bước 4: Trong phần Replace -> thêm từ bạn muốn viết tắt và nghĩa của từ đó -> chọn Add. Cách gõ tắt trong Excel 2010, 2013, 2016 - Bước 5: Sau khi nhấn Add thì từ viết tắt sẽ được hiện lên như sau -> nhấn Ok để lưu các cài đặt. Cách gõ tắt trong Excel 2010, 2013, 2016 - Bước 6: Bạn có thể áp dụng cách gõ tắt từ mới thêm vào trong Excel.  3. Cách gõ tắt trong Excel 2007 - Bước 1: Mở File Excel -> sau đó nhấn vào Microsoft Button -> nhấn vào Excel Options.  Cách gõ tắt trong Excel 2007 - Bước 2: Trong giao diện cửa sổ Excel Options -> chọn mục Proofing -> chọn AutoCorrect Options.  Cách gõ tắt trong Excel 2007 - Bước 3: Trong phần Replace -> thêm từ bạn muốn viết tắt và nghĩa của từ đó -> chọn Add. Cách gõ tắt trong Excel 2007 - Bước 4: Từ viết tắt sẽ được hiện như hình -> nhấn OK để lưu các cài đặt.  Cách gõ tắt trong Excel 2007 - Bước 5: Thực hiện cách gõ tắt mới thêm vào trong Excel.  4. Cách gõ tắt trong Excel 2003 - Bước 1: Mở file Excel -> chọn thể Tools -> chọn Options. Cách gõ tắt trong Excel 2003 - Bước 2: Trong cửa sổ hộp thoại Options -> chọn tab Spelling -> nhấn vào AutoCorrect Options. Cách gõ tắt trong Excel 2003 - Bước 3: Thêm từ bạn muốn viết tắt như các phiên bản Excel trước rồi thực hiện gõ tắt trong Excel. 5. Tổng kết Như vậy thông qua nội dung bài viết trên, Unica đã cùng bạn tìm hiểu về cách viết tắt trong Excel từ những thao tác vô cùng đơn giản. Ngoài ra, để học Excel Online hiệu quả hơn, bạn đọc có thể tham khảo các khóa học tin học văn phòng Online trên Unica. Cảm ơn và chúc các bạn thành công!
12/01/2023
179 Lượt xem
Nhiệm vụ và quy trình làm kế toán giá thành doanh nghiệp
Nhiệm vụ và quy trình làm kế toán giá thành doanh nghiệp Các bạn có biết định nghĩa, công việc cụ thể của kế toán giá thành như thế nào chưa? Đây là một bộ phận quan trọng trong doanh nghiệp do vậy để bạn nắm được một cách chính xác thì cùng Unica tìm hiểu kỹ hơn nhé. Kế toán giá thành là gì? Kế toán giá thành được hiểu là nhân sự đảm nhận việc xác định đầy đủ các loại chi phí, giá thành thực tế của sản phẩm, làm cơ sở cho việc xác định giá bán hàng hóa phù hợp, đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Kế toán giá thành thường có mối quan hệ chặt chẽ với kế toán chi phí. Chi phí và giá thành là 2 tiêu chí quan trọng được mọi doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Vì chúng quyết định đến kết quả sản xuất và thu nhập của cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp. Cho nên vấn đề hạch toán chính xác, đúng đắn và kịp thời sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt được tình hình một cách nhanh chóng. Kế toán giá thành là gì? Nhiệm vụ của kế toán giá thành Để tính được giá thành của sản phẩm, kế toán giá thành phải làm những công việc sau: Tính giá thành sản phẩm – Tập hợp các khoản chi phí sản xuất chung (gồm chi phí nguyên vật liệu, khấu hao tài sản cố định, công cụ dụng cụ trả trước, chi phí điện nước và chi phí dịch vụ mua ngoài…), chi phí tiền lương – làm cơ sở để tính giá thành sản phẩm. – Dựa trên khoản chi phí cấu thành này để tính: giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế. – Kiểm soát giá thành sản phẩm theo từng đơn hàng sản xuất. – Thực hiện điều chỉnh giá thành theo  sự biến động chi phí. Hạch toán các tài khoản kế toán Theo kiến thức trong khóa học nguyên lý kế toán thì việc hạch toán tài khoản sẽ được thực hiện như sau: – Thực hiện hạch toán các loại tài khoản kế toán liên quan đến giá thành theo phương pháp kế toán mà doanh nghiệp lựa chọn. – Tổ chức đánh giá khối lượng sản phẩm một cách khoa học, làm cơ sở để hạch toán giá thành trong một kỳ đầy đủ và chính xác. Nhiệm vụ của kế toán giá thành Lập báo cáo phân tích – Lập bảng tổng hợp – phân tích hiệu quả sản xuất theo mỗi đơn hàng sản xuất (Giá thành thực tế so với giá thành kế hoạch). – Định kỳ lập báo cáo công việc theo yêu cầu – Báo cáo sản xuất: bao gồm báo cáo nhu cầu nguyên vật liệu, báo cáo sử dụng NVL và báo cáo tồn kho nhóm chỉ tiêu đơn hàng) – Báo cáo giá thành: giá thành theo đơn hàng, theo sản phẩm cùng bảng chi phí giá thành. – Báo cáo khoản chi phí sản xuất: báo cáo tính – phân bổ khấu hao tài sản cố định, chi phí trả trước ngắn hạn, dài hạn cùng báo cáo tổng hợp – chi tiết tiền lương, chi phí chung, khoản mục phí. – Báo cáo đơn hàng: báo cáo quá trình  thực hiện đơn hàng. Nhiệm vụ chính của kế toán giá thành Một số công việc khác – Theo dõi việc nhập – xuất nguyên liệu và thành phẩm hàng ngày. Kiểm tra – cập nhật các phiếu nhập kho – xuất kho, đảm bảo số lượng và đơn giá khớp với đơn đặt hàng được ký duyệt. – Kiểm soát việc tiêu thụ nguyên vật liệu, đảm bảo theo định mức quy định. – Hỗ trợ và hướng dẫn nhân viên liên quan thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến chi phí sản xuất, hàng tồn kho. – Phối hợp với các nhân viên kế toán tổng hợp hoàn thiện bảng phân tích – báo cáo tình hình lãi lỗ. – Phân loại, lưu trữ các loại chứng từ, sổ sách kế toán liên quan. – Phối hợp với bộ phận thu mua khảo sát giá của nguyên vật liệu, mặt hàng thu mua để có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp, đảm bảo tối ưu hóa doanh thu – lợi nhuận cho doanh nghiệp – Tham gia các cuộc họp của bộ phận kế toán. – Thực hiện công việc khác khi được kế toán trưởng yêu cầu. Lưu ý quan trọng khi làm kế toán giá thành tại các doanh nghiệp Để đảm nhận tốt vai trò của một nhân viên kế toán giá thành, bạn cần lưu ý đến các vấn đề quan trọng sau đây: - Tập hợp đầy đủ và chi tiết những khoản mục chi phí có liên quan của từng bộ phận. Qua đó tính toán chính xác giá thành của từng nhóm sản phẩm trong kỳ sản xuất. - Hạch toán, phân bổ và kết chuyển mọi chi phí sản xuất một cách hợp lý và chuẩn xác. - Lựa chọn phương pháp tính giá thành sao cho phù hợp dựa vào sản phẩm cũng như quy trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lưu ý khi làm kế toán giá thành Những câu hỏi thường gặp về kế toán giá thành Thực hiện kế toán giá thành cần lưu ý vấn đề gì? – Đầu tiên là tập hợp các chi phí liên quan của từng bộ phận một cách đầy đủ, chi tiết để tính chính xác giá thành từng nhóm sản phẩm trong kỳ sản xuất. – Hạch toán, phân bổ và kết chuyển các chi phí sản xuất một cách hợp lý và chính xác. – Lựa chọn, áp dụng phương pháp tính giá thành phù hợp tùy thuộc vào sản phẩm và quy trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Câu hỏi thường gặp về kế toán giá thành Mức lương của kế toán giá thành là bao nhiêu? Mức lương sẽ phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm, năng lực và hiệu suất công việc cũng như khối lượng công việc… Theo thông tin từ các trang tuyển dụng, lương trung bình của kế toán giá thành thường sẽ dao động khoảng 10.4 đến 20 triệu đồng /tháng. Ngoài ra, lương của kế toán giá thành cũng bị chi phối bởi các yếu tố khác như: quy mô doanh nghiệp, chế độ đãi ngộ của công ty. Đặc biệt, khả năng thỏa thuận lương tốt cũng giúp cho mức lương ứng viên nhận được cao và phù hợp với mong muốn của bản thân. Tổng kết Trên đây là toàn bộ thông tin về công việc của kế toán giá thành. Hy vọng rằng các bạn có thể nắm bắt một cách dễ dàng và chính xác. Đồng thời hãy tham khảo thêm các khóa học kế toán tổng hợp online duy nhất của Unica nhé.
11/01/2023
1644 Lượt xem
Cách sắp xếp ngày tháng tăng dần trong Excel
Cách sắp xếp ngày tháng tăng dần trong Excel Trong quá trình làm việc với Excel, người xem sẽ cảm thấy rất khó chịu nếu dữ liệu ngày, tháng, năm bị xáo trộn. Để khắc phục được tình trạng này, bạn cần nắm được cách sắp xếp ngày tháng trong Excel. Mời bạn đọc tìm hiểu các bước thực hiện chi tiết thông qua bài viết. 1. Trường hợp cần sắp xếp ngày tháng tăng dần trong Excel Bạn phải học cách sắp xếp ngày tháng tăng dần trong Excel trong những trường hợp sau: - Dữ liệu của bạn được yêu cầu sắp xếp theo ngày tháng. - Dữ liệu ngày cũ quá nhiều gây khó khăn trong việc tìm kiếm dữ liệu ngày mới.  2. Cách sắp xếp ngày tháng tăng dần trong Excel Ví dụ: Cho bảng dữ liệu sau, yêu cầu sắp xếp dữ liệu ngày tháng theo thứ tự.  Cách sắp xếp ngày tháng trong excel - Hình 1 Cách 1: Sắp xếp nhanh - Bước 1: Bôi đen phần dữ liệu cần được sắp xếp -> nhấn chọn Data. Cách sắp xếp ngày tháng trong excel - Hình 2 - Bước 2: Trong mục Sort & Filter -> nhấn vào biểu tượng Lọc.  Cách sắp xếp ngày tháng trong excel - Hình 3 - Bước 3: Bảng dữ liệu sau khi được sắp xếp như sau: Cách sắp xếp ngày tháng trong excel - Hình 4 Cách 2: Sắp xếp bằng chức năng Sort - Bước 1: Bôi đen phần dữ liệu cần được sắp xếp -> nhấn chọn Data. Cách sắp xếp ngày tháng trong excel - Hình 5 - Bước 2: Trong mục Sort & Filter -> nhấn chọn Sort. Cách sắp xếp ngày tháng trong excel - Hình 6 - Bước 3: Trong giao diện cửa sổ hiện lên -> trong phần Sort by -> chọn Ngày lĩnh lương.  Cách sắp xếp ngày tháng trong excel - Hình 7 - Bước 4: Ở tab Sort On -> chọn Values -> đến phần Order -> chọn Oldest to Newest -> nhấn OK.  Cách sắp xếp ngày tháng trong excel - Hình 8 - Bước 5: Bảng dữ liệu đã được sắp xếp theo thứ tự tăng dần như sau:  Cách sắp xếp ngày tháng trong excel - Hình 9 Cách 3: Sắp xếp bằng Filter - Bước 1: Bôi đen phần dữ liệu cần được sắp xếp -> nhấn chọn Data. Cách sắp xếp ngày tháng trong excel - Hình 10 - Bước 2: Đi đến phần Sort & Filter -> nhấn chọn Filter. Cách sắp xếp ngày tháng trong excel - Hình 11 - Bước 3: Tại cột dữ liệu thời gian -> Nhấn 2 lần chuột rồi chọn vào biểu tượng tam giác như hình -> tiếp tục chọn Sort Oldest to Newest trong danh sách.  Cách sắp xếp ngày tháng trong excel - Hình 12 - Bước 4: Bảng dữ liệu đã được sắp xếp theo thứ tự tăng dần như sau: Cách sắp xếp ngày tháng trong excel - Hình 13 3. Tổng kết Thông qua nội dung bài viết trên, Unica đã cùng bạn tìm hiểu về cách sắp xếp ngày tháng tăng dần trong Excel từ những thao tác vô cùng đơn giản. Chúng tôi hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn đọc để học Excel Online hiệu quả hơn! Cảm ơn và chúc các bạn thành công!
11/01/2023
165 Lượt xem
Kế toán sản xuất là gì? Bật mí kinh nghiệm làm kế toán sản xuất
Kế toán sản xuất là gì? Bật mí kinh nghiệm làm kế toán sản xuất Kế toán sản xuất là một hình thức kế toán rất phổ biến hiện nay. Hôm nay Unica sẽ giúp bạn nắm được thông tin chi tiết về khái niệm kế toán sản xuất là gì và các nghiệp vụ cụ thể trong bài viết dưới đây nhé. Kế toán sản xuất là gì? Trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm của doanh nghiệp (nhờ vào sức lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động...) sẽ phát sinh các nghiệp vụ kinh tế để có thể tính toán các mảng chi phí như: Chi phí nguyên vật liệu, chi phí về hao mòn tài sản cố định, chi phí về tiền lương công nhân sản xuất, chi phí tổ chức và quản lý...  Kế toán sản xuất sẽ thực hiện tổng hợp các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất của công ty. Từ đó tổng hợp một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào tài khoản chi phí sản xuất để tạo nên sản phẩm. Mục đích chính đó là để tính ra giá thực tế của sản phẩm hoàn thành. Kế toán sản xuất là gì? Công việc của kế toán sản xuất là gì? Kế toán – Theo dõi vật tư, hàng hóa nhập, công nợ với nhà cung cấp đồng thời gửi số liệu cho kế toán trưởng. Kế toán sản xuất sẽ theo dõi vật tư hàng hóa công ty đã xuất kho sau đó ghi chép và gửi số liệu cho kế toán trưởng. – Mở sổ theo dõi các loại tài sản cố định, khấu hao tài sản cố định và công cụ dụng cụ. – Theo dõi và ghi chép kế toán sản xuất một cách toàn diện và kịp thời để cập nhật hàng ngày về tình hình kết quả hoạt động. – Tính toán chi phí sản xuất và giá thành bán hàng là mục tiêu của kế toán sản xuất. Chi phí này được dựa trên thông số kỹ thuật về nguyên vật liệu, nhân công, khấu hao tài sản… – Thu thập và lưu trữ tài liệu kế toán đồng thời bảo mật dữ liệu kế toán. Công việc kế toán sản xuất là gì? Quản lý kho – Sắp xếp, lưu trữ và phân loại vật liệu, hàng hóa trong kho để tối ưu hóa diện tích nhằm tiết kiệm chi phí, dễ tìm và dễ lấy hàng – Rà soát, kiểm tra công việc xuất nhập nguyên vật liệu, hàng hóa – Theo dõi kho để nắm được tình trạng bảo quản, lưu trữ của kho, số lượng thành phẩm… – Chịu trách nhiệm về mặt an ninh kho hàng – Chỉ đạo và phân công công việc cho quản lý và trợ lý kho. – Giám sát và đôn đốc các nhân viên tuân thủ đầy đủ các nội quy, quy định của kho Đánh giá nhân viên – Phối hợp với các bộ phận khác để giải quyết các công việc liên quan – Đối với công việc sản xuất, kế toán sản xuất cần xác nhận bảng lương của lao động – Gửi số liệu kế toán đến các bộ phận liên quan đúng thời gian. Các nghiệp vụ kế toán sản xuất – Nghiệp vụ liên quan đến thu mua thành phẩm, nguyên vật liệu,… phục vụ cho hoạt động sản xuất – Các nghiệp vụ có liên quan tới mua công cụ dụng cụ, tài sản cố định – Tổng hợp nghiệp vụ liên quan đến việc xuất sản phẩm, hàng hóa trong kho với mục đích sản xuất, phân chia,… Cần xác định các nghiệp vụ kế toán sản xuất thực hiện là gì để từ đó áp dụng được kiến thức về chuyên môn sao cho phù hợp và chính xác. Nghiệp vụ kế toán sản xuất Tổng quan quy trình hạch toán kế toán sản xuất Khi tiến hành hạch toán kế toán sản xuất cần tuân thủ theo 3 nguyên tắc “hợp pháp, hợp lý và hợp lệ”. Cụ thể quy trình làm sổ sách kế toán doanh nghiệp sản xuất như sau: Bước 1: Tập hợp chứng từ Hóa đơn hợp pháp: - Đã được đăng ký bởi các cơ quan thuế và phải được chấp nhận cho phát hành. - Với hóa đơn tự in phải theo đúng mẫu quy định và được cơ quan thuế chấp nhận. Hóa đơn hợp lệ: - Trên hóa đơn sẽ có các nội dung và chỉ tiêu ghi trên hóa đơn như: Ngày, tháng, năm thiết lập hóa đơn, họ tên người mua, người bán kèm theo địa chỉ doanh nghiệp và mã số thuế. - Hình thức thanh toán. - Số thứ tự, đơn vị tính của loại hàng hóa, tên hàng hóa dịch vụ, số lượng, giá trên mỗi hàng hóa/dịch vụ và thành tiền. Cuối cùng là tổng hợp khoản tiền thanh toán đã bao gồm thuế suất và thuế GTGT. - Chữ ký của người mua và người bán, giám đốc (hoặc giấy được ủy quyền có đóng dấu trên hóa đơn). - Hóa đơn phải được lập theo nguyên tắc yêu cầu của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31-03-2014. - Hóa đơn hợp lý: Nội dung trên hóa đơn phải trùng khớp với nội dung kinh doanh của doanh nghiệp. Chứng từ ngân hàng: - Giấy báo nợ, ủy nhiệm chi hoặc séc. - Giấy báo có. - Phiếu hạch toán ngân hàng. Các loại chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước gồm: - Thuế TNDN - Thuế GTGT - Thuế TNCN.   Bước 2: Nhập chứng từ vào sổ phản ánh qua các bút toán Định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh:  - Chứng từ hóa đơn - Giấy nộp tiền vào trong ngân sách nhà nước - Bảng lương, bảng phân bổ. Bước 3: Tập hợp chi phí Dựa vào các chứng từ tập hợp chi phí kế toán sẽ tiến hành hạch toán kế toán sản xuất lên sổ sách danh sách sau: Những kinh nghiệm để làm kế toán sản xuất – Biết định khoản cho các hoạt động thu chi – Cần kiểm tra sự cân đối giữa số liệu kế toán chi tiết và số liệu kế toán tổng hợp – Kiểm tra và so sánh toàn bộ dữ liệu giữa các đơn vị nội bộ, dữ liệu chi tiết và tổng hợp – Nhiệm vụ phải làm cuối kỳ đó là kiểm tra dữ liệu và chuẩn bị báo cáo – Hạch toán doanh thu, chi phí, khấu hao, tài sản cố định, công nợ phải trả, thuế giá trị gia tăng và quyết toán thuế – Cung cấp các tài liệu kế toán cho hội đồng quản trị hoặc các cơ quan chức năng khi có yêu cầu kiểm tra – Giải trình số liệu và cung cấp tài liệu cho các cơ quan thuế, kiểm toán và kiểm tra theo yêu cầu của Trưởng phòng Kế toán. – Thực hiện công việc theo yêu cầu của cấp trên Khi các nhân viên kế toán sản xuất nắm vững được những vấn đề trên thì chắc chắn công việc sẽ đơn giản và hiệu quả hơn, giúp công việc hoàn thành tốt hơn. Kinh nghiệm làm kế toán sản xuất Tổng kết  Qua bài viết trên, hy vọng các bạn đã nắm được thông tin cơ bản kế toán sản xuất là gì, quy trình hạch toán cụ thể. Ngoài ra nếu muốn nâng cao thêm kỹ năng của mình thì đừng bỏ qua khóa học kế toán online trên Unica nhé.
11/01/2023
1803 Lượt xem
Kế toán quản trị là gì? Công việc và vai trò của kế toán quản trị là gì?
Kế toán quản trị là gì? Công việc và vai trò của kế toán quản trị là gì? Chắc hẳn nhiều bạn sẽ thắc mắc kế toán quản trị là gì cũng như chức năng và vai trò cụ thể trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy thông qua bài viết này chúng tôi thông tin cho các bạn cụ thể trong bài viết này nhé. Kế toán quản trị là gì? Kế toán quản trị (Management Accounting) được hiểu là vị trí kế toán cung cấp số liệu thực tế về tình hình hoạt động tài chính của công ty giúp lãnh đạo có thể đưa ra những quyết định quản lý và điều hành một cách tốt nhất. Những thông tin kế toán doanh nghiệp cung cấp đóng vai trò quan trọng việc vận hành kiểm soát và đánh giá doanh nghiệp. Những thông tin doanh nghiệp cung cấp chính là thông tin tài chính và thông tin phi tài chính,những thông tin mà kế toán quản trị cung cấp đều được xác định rõ mục đích của thông tin đó. Kế toán quản trị là gì? Vai trò của kế toán quản trị trong doanh nghiệp Kế toán quản trị đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho ban giám đốc điều hành để phục vụ cho việc ra quyết định. Nhìn chung, vai trò kế toán quản trị là: xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm soát, đánh giá và ra quyết định. – Xây dựng kế hoạch: Kế hoạch kinh doanh luôn được ban giám đốc xây dựng vào đầu các năm tài chính và mục tiêu là đưa doanh nghiệp cán đích doanh thu. Trong quá trình xây dựng kế hoạch, giám đốc điều hành sẽ cần liên kết tất cả các nguồn lực để hướng tới mục tiêu đã đặt ra. – Tổ chức thực hiện: Trong quá trình thực hiện kế hoạch, cấp quản trị sẽ quyết định cách liên kết giữa tổ chức, con người với các nguồn lực với nhau để kế hoạch được thực hiện có hiệu quả nhất. Trong điều hành, nhà quản lý giám sát hoạt động hàng ngày và đảm bảo cho cả tổ chức hoạt động trôi chảy. – Kiểm soát: Nhà quản trị sẽ kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch. Để thực hiện chức năng kiểm tra, họ sử dụng các bước cần thiết để đảm bảo cho từng bộ phận và tổ chức đi theo đúng kế hoạch đã vạch ra. Nhà quản trị sẽ so sánh hoạt động thực tiễn với kế hoạch đã thiết lập. Khi đó nhà quản trị sẽ nhận định được công việc ở khâu nào chưa đạt yêu cầu và điều chỉnh để hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu đã thiết lập. – Đánh giá và ra quyết định: Sử dụng các công thức kế toán quản trị để lựa chọn phù hợp. Ra quyết định là một chức năng quan trọng, xuyên suốt trong quá trình quản lý một tổ chức, từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện cho đến kiểm tra đánh giá. Chức năng ra quyết định được áp dụng liên tục trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Vai trò kế toán quản trị  Công việc của nhân viên kế toán quản trị Là nhân viên kế toán quản trị bạn có thể làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức hoặc cơ quan nhà nước,... Kế toán quản trị có nhiều tên gọi khác nhau như kế toán viên hoặc kế toán chi phí,... Nhìn chung, công việc của một kế toán quản trị gồm các hoạt động như sau: - Kế toán quản trị theo dõi và kiểm soát ngân sách tài chính của doanh nghiệp để hoạt động tốt với chi phí vốn tối ưu nhất. - Đưa ra lời khuyên, giúp cho doanh nghiệp lựa chọn và quản lý đầu tư hiệu quả. - Kế toán quản trị là nhà quản lý và kiểm soát rủi ro, dự toán ngân sách và hỗ trợ xây dựng chiến lược tài chính. - Hỗ trợ và cung cấp thông tin cho nhà lãnh đạo trước khi đưa ra quyết định tài chính quan trọng. Kế toán quản trị là ngành nghề mới và tiềm năng. Vì vậy, mức lương của kế toán quản trị được đánh giá là rất hấp dẫn. Đối với từng doanh nghiệp cũng như kinh nghiệm, kỹ năng sẽ có mức lương khác nhau. - Từ 1-4 năm: mức lương trung bình là 13.400.000 VNĐ/tháng. - Từ 5-9 năm: mức lương tương ứng là 15.700.000 VNĐ/tháng. Công việc của kế toán quản trị Kỹ năng quan trọng để trở thành nhà kế toán quản trị Để có thể thành công trong nghề kế toán quản trị, bạn cần có nền tảng vững chắc về hoạt động kinh doanh, quy trình sản xuất cũng như các kiến thức về khoa học quản trị. Cụ thể sẽ có được trong học nguyên lý kế toán online. Người làm kế toán quản trị cần có nền tảng vững chắc về chuyên môn,  nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi (GAAP) và  hiểu biết cơ bản về thuế. Kế toán quản trị cũng giúp mở rộng các kỹ năng này bao gồm kiến thức về kế toán chi phí và xây dựng các công cụ tài chính hữu ích, ví dụ như công cụ dòng tiền chiết khấu. Kế toán quản trị hoạt động trong doanh nghiệp, người làm công tác kế toán quản trị cũng cần có nền tảng vững chắc về kinh tế và các kỹ năng mềm gồm: kỹ năng giao tiếp và thuyết trình, kỹ năng viết lách, thuyết phục và kỹ năng giao tiếp. Quan trọng là bạn cần có kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng quản lý. Người làm kế toán quản trị cần được đào tạo và có kiến thức về quản trị trong cả hai lĩnh vực đó là quản trị nhân sự và quản lý tài chính. Đồng thời các kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết trình, sự am hiểu của bạn về công nghệ thông tin và các phương tiện truyền thông xã hội, marketing, bán hàng cũng là kiến thức không thể thiếu. Kỹ năng để trở thành nhà kế toán quản trị Điểm khác nhau giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính Kế toán quản trị - Đối tượng sử dụng: Bên trong doanh nghiệp bao gồm: Chủ sở hữu, ban giám đốc, nhà quản lý và giám sát,… - Đặc điểm thông tin: Không bắt buộc phải tuân thủ theo nguyên tắc cũng như chuẩn mực kế toán chung. Thông tin được biểu hiện về hình thái hiện vật và hình thái giá trị. - Tính pháp lý: Tính nội bộ, thuộc thẩm quyền quản lý của mỗi doanh nghiệp. - Hình thức báo cáo sử dụng: Báo cáo đi sâu vào từng bộ phận của mỗi doanh nghiệp. Khác nhau giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính Kế toán tài chính - Đối tượng sử dụng: Bên ngoài doanh nghiệp gồm có: cổ đông, người cho vay, khách hàng và Chính phủ. - Đặc điểm thông tin: Phải tuân theo các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế và kế toán được các quốc gia công nhận. Thông tin sẽ được biểu hiện dưới hình thức giá trị. - Tính pháp lý: Mang tính pháp lệnh và phải được tuân thủ theo - Hình thức báo cáo sử dụng: Báo cáo tổng hợp của doanh nghiệp (hay báo cáo tài chính). Một số câu hỏi thường gặp về kế toán quản trị Kỹ năng nghề nghiệp cần có của kế toán quản trị  – Phân tích logic: Một trong những công việc của kế toán quản trị chính là phân tích tài chính từ những hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó lập kế hoạch cho doanh nghiệp trong việc cắt giảm chi phí.  – Kỹ năng giao tiếp: Kế toán quản trị sẽ là người theo dõi và giám sát nhân viên nên rất cần phải giao tiếp tốt để trao đổi và hợp tác với đồng nghiệp ở các phòng ban. Ngoài ra còn giúp cho việc truyền đạt thông tin đến các cấp lãnh đạo, quản lý. – Khả năng sắp xếp, tổ chức: Chịu trách nhiệm quản lý và giám sát, cho nên kế toán quản trị được yêu cầu phải biết cách tổ chức và sắp xếp công việc hợp lý, khoa học. Đặc biệt nên ưu tiên các công việc quan trọng hơn để giải quyết triệt để.  – Kỹ năng quản lý thời gian: Do phải thực hiện rất nhiều công việc, nên kỹ năng quản lý thời gian giúp cho kế toán viên quản trị có thể hoàn thành được công việc nhanh chóng và đặt hiệu quả cao nhất. Kỹ năng quản lý thời gian cũng giúp họ có thể hoàn thành công việc đúng trình tự, khoa học hơn. Kế toán quản trị Lương của kế toán quản trị là bao nhiêu? Mức lương kế toán quản trị được đánh giá ở mức hấp dẫn. Tùy vào từng doanh nghiệp cũng như kinh nghiệm, kỹ năng mà các bạn có thể nhận được một mức lương khác nhau. Mức lương phổ biến dành cho vị trí này khoảng 12 – 17 triệu đồng /tháng. Với những doanh nghiệp lớn cùng trình độ, kinh nghiệm cao thì ứng viên có thể đạt đến mức là 15 – 20 triệu đồng /tháng. Tên Kế toán quản trị trong tiếng Anh là gì? Kế Toán Quản Trị trong tiếng Anh thường được dịch là “Management Accounting” hay “Managerial Accounting”. Thông thường Managerial Accounting sẽ được sử dụng rộng rãi và phổ biến hơn. Tổng kết Kế toán quản trị là gì? vai trò của nó trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thế nào đã được chúng tôi tổng hợp chi tiết trong bài viết này. Nếu muốn nắm được kiến thức đầy đủ hơn thì hãy đăng ký tham gia ngay khóa học kế toán tổng hợp online tại Unica nhé.
11/01/2023
2007 Lượt xem
Cách xóa cột trong Excel chỉ mất 3 giây
Cách xóa cột trong Excel chỉ mất 3 giây Trong quá trình làm việc với Excel, bạn cần nắm được thao tác xóa cột trong Excel để xử lý bảng tính nhanh hơn. Trong nội dung bài viết này, Unica sẽ hướng dẫn bạn cách thêm, xóa cột trong Excel 2007, 2010, 2013, 2016, 2019 nhờ những thao tác vô cùng đơn giản. 1. Cách thêm cột trong Excel Cách 1: - Bước 1: Bạn nhấp đúp chuột trái vào vị trí cột hiện tại, sau đó nhấn chuột phải -> chọn Insert.  Cách thêm cột trong Excel - Bước 2: Cột mới E đã được hiển thị bên tay trái của cột F.  Cách thêm cột trong Excel Cách 2: - Bước 1: Tại một ô bất kỳ trong một cột mà người dùng muốn thêm cột mới ở phía tay trái, bạn chỉ cần nhấn chuột phải và chọn Insert. Cách thêm cột trong Excel - Bước 2: Hộp thoại mới hiện ra, bạn nhấn vào Entire Column để chèn thêm một cột.  Cách thêm cột trong Excel Lưu ý: Nếu bạn muốn thêm nhiều hơn một cột thì bạn chỉ cần Click chọn 2 cột đang có hoặc bôi đen 2 ô thuộc 2 cột bên cạnh nhau để thêm 2 cột mới.  Cách 3: Sử dụng phím tắt - Bạn nhấn vào ô bên cạnh của hàng cột muốn thêm -> nhấn Shift + phím cách để chọn hàng chứa ô đã chọn. Hoặc bạn nhấn phím Ctrl + phím cách để chọn cột chứa ô đã chọn. Cuối cùng nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + dấu cộng để thêm hàng hoặc cột.  2. Cách xóa cột trong Excel Bạn thực hiện như sau: Chọn cột muốn xóa -> nhấn chuột phải -> nhấn vào Delete để xóa cột Excel. Hoặc bạn có thể nhấn vào cột, rồi nhấn tổ hợp phím Ctrl + - để xóa cột trong Excel.  Cách xóa cột trong Excel 3. Tổng kết Như vậy thông qua nội dung bài viết trên, Unica đã cùng bạn tìm hiểu về cách xóa cột trong Excel từ những thao tác vô cùng đơn giản. Nếu bạn muốn học Excel Online hiệu quả thì nhất định không nên bỏ lỡ những kiến thức này. Cảm ơn và chúc bạn thành công!
11/01/2023
225 Lượt xem
Hướng dẫn 3 cách tạo bảng trong Excel chỉ mất 10 giây
Hướng dẫn 3 cách tạo bảng trong Excel chỉ mất 10 giây Trong quá trình làm việc với excel, bạn cần tạo bảng để thuận tiện xử lý chỉnh sửa và theo dõi dữ liệu. Nắm được cách tạo bảng trong Excel quá trình làm việc của bạn sẽ trở nên nhanh chóng và thuận tiện hơn rất nhiều. Để biết cách tạo bảng tính trong Excel được thực hiện như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo nội dung qua bài viết sau. Mục đích và lợi ích của việc tạo bảng trong excel Mục đích và lợi ích chính của việc tạo bảng trong Excel là để tổ chức và quản lý dữ liệu một cách hiệu quả. Bảng trong Excel giúp bạn: Lưu trữ dữ liệu một cách có tổ chức: Việc sử dụng các hàng và cột để tổ chức dữ liệu sẽ giúp bạn dễ dàng tìm thấy thông tin bạn cần một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Tăng tính chính xác: Excel cung cấp các hàm và công thức. Vì vậy khi tạo bảng bạn có thể tính toán dữ liệu một cách chính xác nhất mà không cần tốn quá nhiều thời gian. Tạo bảng giúp bạn làm việc với excel dễ dàng hơn Tăng hiệu quả mà vẫn tiết kiệm thời gian làm việc: Bảng trong Excel giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức trong việc quản lý và phân tích dữ liệu. Tạo biểu đồ và đồ thị: Excel giúp bạn tạo biểu đồ và đồ thị từ dữ liệu trong bảng. Điều này giúp bạn trình bày dữ liệu một cách trực quan và dễ hiểu. >>> Xem thêm: Cách vẽ mũi tên trong Excel cực đơn giản cho mọi phiên bản Cách tạo bảng trong Excel Bạn muốn tạo table trong excel nhưng không biết cách thực hiện như thế nào. Đừng lo lắng, sau đây Unica sẽ hướng dẫn cách tạo bảng trong excel chi tiết cho bạn tham khảo, hãy theo dõi để biết cách thực hiện nhé. Cách 1: Cách kẻ bảng trong excel bằng Insert Table Bạn có dữ liệu như hình, yêu cầu tạo bảng bằng tính năng Insert Table. Cách tạo bảng trong Excel  Bước 1: Bạn chọn Tab Inset -> chọn thể Table hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + T/Ctrl + L. Cách tạo bảng trong Excel  Bước 2: Hộp thoại Create Table xuất hiện -> Bạn khoanh vùng dữ liệu muốn tạo bảng -> nhấn Ok. Cách tạo bảng trong Excel  Bước 3: Kết quả sau khi hoàn thành như sau Cách tạo bảng trong Excel  >>> Tất cả đều có trong cuốn sách "HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH EXCEL TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO" [blog_custom:2] [trial-btn-v4[link=https://unica.vn/order/step1?id=2851&quantity=1][text=ĐĂNG KÝ MUA NGAY][color=#ffffff][width=275px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]] Cách 2: Hướng dẫn tạo bảng trong excel bằng Format as Table Ngoài cách kẻ bảng trong excel bên trên đã chia sẻ bạn cũng có thể tạo bảng bằng Format as Table. Đối với tính năng này, bạn thực hiện thao tác kẻ bảng như sau: Bước 1: Trong tab Home, bạn nhấn chọn vào Format as Table.  Cách tạo bảng trong Excel  Bước 2: Bạn có thể lựa chọn kiểu bảng với nhiều loại và màu sắc như hình. Cách tạo bảng trong Excel  Bước 3: Xuất hiện hộp thoại Format as Table -> bạn dùng chuột kéo và khoanh vùng dữ liệu muốn tạo bảng -> nhấn OK.  Cách tạo bảng trong Excel  Bước 4: Kết quả sau khi hoàn thành như sau: Cách tạo bảng trong Excel  Cách 3: Cách làm bảng trong excel bằng Border Cách làm bảng trong excel sẽ trở nên vô cùng đơn giản nếu bạn biết sử dụng công cụ Border. Cách tạo bảng trong exce lbằng Border như sau: Bước 1: Chọn vùng dữ liệu bạn muốn tạo bảng -> trong Tab Home -> chọn Font -> nhấn vào Border. Cách tạo bảng trong Excel  Bước 2: Chọn All Borders để tạo thành bảng biểu cho nội dung.  Cách tạo bảng trong Excel  Cách chỉnh sửa bảng trong Excel Sau khi đã học cách tạo bảng ở excel thành công nếu muốn bạn hoàn toàn có thể chỉnh sửa bảng bất cứ lúc nào. Sau đây là hướng dẫn chi tiết cách chỉnh sửa bảng trong excel cho bạn tham khảo. Thêm hàng, cột trong Excel Muốn thêm hàng, thêm cột trong Excel, bạn có thể thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Tại giao diện excel bạn chọn cột mà bạn muốn thêm, sau đó click chuột vào chọn Insert. Tiếp theo bạn nhấn chọn Entire column để tiến hành chèn cột. Chọn Entire column để tiến hành chèn cột Bước 2: Ở phía bên trái cột đã chọn bạn nhấn OK để chọn cột mới. Chọn cột mới bên trái cột đã chọn Bước 3: Nếu bạn muốn chèn một hàng sau hàng đang chọn thì bạn chọn hàng đó sau đó click chuột chọn Insert. Tiếp tục bạn nhấn chọn Entire row để chèn thêm 1 dòng phía trước dòng đang chọn. Chọn Entire row  Bước 4: Nhấn OK để hoàn thành. Như vậy là bạn đã có được một dòng mới ở phía trên dòng đã chọn Kết quả thêm hàng Gộp hàng, cột Thao tác gộp trong excel vô cùng đơn giản bởi vì trong excel đã có sẵn một tính năng riêng để gộp. Để gộp hàng, cột trong excel bạn chỉ cần chọn hàng hoặc cột đó sau đó chọn Merge & Center trên giao diện excel là được. Gộp hàng, cột trong excel Chuyển hàng, cột trong Excel Để chuyển hàng, cột trong excel bạn thực hiện như sau: Đầu tiên bạn chọn dữ liệu muốn chuyển => Sau đó nhấn chuột phải => Chọn Copy => Chọn 1 ô bất kỳ =>Click chuột phải => Chọn Paste Special => Chọn Transpose => Chọn OK để chuyển. Ví dụ: Thực hành chuyển chuyển đổi dòng màu xanh dương thành cột và cột màu xanh lá thành dòng. Thực hiện như sau: Bước 1: Đầu tiên tiến hành mở file Excel có chứa dữ liệu muốn chuyển, sau đó bôi đen toàn bộ dữ liệu trong file excel. Tô đen bảng muốn chuyển đổi Bước 2: Tiếp theo bạn click chuột phải vào vùng được tô đen => Chọn Copy hoặc để nhanh và tiện hơn thì nhấn Ctrl + C. Chọn copy Bước 3: Tiếp tục bạn chọn 1 ô bất kỳ => Click chuột phải => Chọn vào Paste Special. Thao tác chọn Paste Special Bước 4: Hộp thoại Paste Special xuất hiện bạn chọn Transpose => Nhấn OK. Thao tác chuyển Bước 5: Kết quả cuối cùng nhận được Hình ảnh nhận được Design lại bảng Excel Bước 1: Chọn ô hoặc cột bất kỳ mà bạn muốn chỉnh sửa -> nhấn vào Design. Tại đây sẽ có các mục tùy chỉnh như sau: Header Row: Dòng đầu của bảng để ghi các thông tin Total Row: Dòng cuối cùng của bảng để tính tổng số lượng. Banded Row: Tô màu xen kẽ và nhóm các ô First Column: Hiển thị định dạng đặc biệt cho cột đầu tiên của bảng. Last Column: Hiển thị định dạng đặc biệt cho cột cuối cùng của bảng. Banded Column: Tô màu xen kẽ cho cột.  Chỉnh sửa bảng tính Excel Bước 2: Trong mục Table Style Options của tab Design -> bạn chỉnh sửa các mục theo ý muốn của mình. Ví dụ, Unica sẽ thêm hàng tổng cộng của bảng bằng cách nhấn chọn Total Row. Chỉnh sửa bảng tính Excel >>> Xem thêm: Mẫu Bảng Chấm Công - Cách Làm Bảng Chấm Công Excel Mới Nhất Cách xóa bảng trong Excel Cũng tương tự như thao tác tạo bảng trong excel, thao tác xoá bảng trong excel cũng thực hiện vô cùng đơn giản và dễ dàng. Cách xoá bảng trong excel như sau: Xóa dòng, cột trong bảng Bạn chọn dòng/cột muốn xóa rồi nhấn chuột phải và chọn Delete -> chọn vào Table Rows/Table Columns.  Xóa bảng tính trong Excel Xóa toàn bộ bảng Bước 1: Bôi đen toàn bộ bảng muốn xóa. Xóa bảng tính trong Excel Bước 2: Nhấn Delete hoặc chọn Clear ở tab Home -> Clear All để xóa hoàn toàn bảng.  Xóa bảng tính trong Excel Tổng kết Thông qua nội dung bài viết trên, Unica đã cùng bạn tìm hiểu cách tạo bảng trong Excel từ những thao tác vô cùng đơn giản. Đây sẽ là những kiến thức vô vùng hữu ích giúp bạn học Excel Online hiệu quả hơn. Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo các khóa học tin học văn phòng trên Unica để nâng cao kỹ năng tin học văn phòng cho mình. Cảm ơn và chúc bạn thành công!
11/01/2023
2526 Lượt xem