Ngồi thiền trong Yoga là một trong những phương pháp hữu hiệu giúp người tập giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, tìm được sự an yên trong suy nghĩ và tâm hồn. Vì thế mà hiện nay có rất nhiều người đã lựa chọn và luyện tập bộ môn bổ ích này. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách ngồi thiền yoga đúng chuẩn, đạt hiệu quả cao. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến học Thiền và muốn tìm kiếm cách ngồi thiền đạt hiệu quả tối ưu thì nên tham khảo ngay bài viết của Unica dưới đây.
Ngồi thiền là gì? Những lợi ích mà thiền yoga mang lại
Được bắt nguồn từ nền triết học Ấn Độ, thiền là phương pháp giúp con người rèn luyện tâm trí, tìm thấy được sự bình an trong tâm hồn. Dưới góc độ yoga thì thiền là một trong những bước quan trọng giúp người tập luyện yoga có thể hòa nhập được ý thức cá nhân với ý thức của vũ trụ. Có nghĩa là khi tiến hành ngồi thiền yoga con người gạt bỏ suy nghĩ của mình và sẽ đắm chìm hoàn toàn vào ý thức vũ trụ.
Ngồi thiền là gì? Những lợi ích tuyệt vời mà ngồi thiền yoga mang lại
Với nhịp sống gấp gáp của xã hội hiện đại con người sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn khiến tâm bất ổn, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần. Do đó mà nhiều người đã tìm đến thiền như một liều thuốc giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi,stress mang đến một tinh thần sảng khoái, luôn vui tươi và trở nên yêu đời.
Theo các nhà khoa học, thiền còn là một trong những “phương thuốc” hữu hiệu giúp cải thiện giấc ngủ, tăng khả năng tập trung và cải thiện trí nhớ. Chưa dừng lại ở đó, luyện tập thiền thường xuyên hệ miễn dịch sẽ được tăng cường, giảm nguy cơ mắc phải một số bệnh về xương khớp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Với những lợi ích tuyệt vời mà thiền mang lại thì việc tìm kiếm phương pháp ngồi thiền để đạt được hiệu quả mong muốn là điều vô cùng cần thiết. Dưới đây là cách ngồi thiền mà những ai đang chuẩn bị tập luyện bộ môn thể dục này không nên bỏ qua.
Cách ngồi thiền yoga đúng chuẩn
Thiền bao gồm nhiều hoạt động khác nhau như thiền hành (thực hiện thiền khi đi bộ), thiền định (thiền khi ngồi), thiền nằm (thực hiện thiền ở tư thế nằm ngửa)... Tuy nhiên, ngồi thiền (thiền định) là cách thức tập thiền được nhiều người lựa chọn hơn cả. Ngồi thiền là hoạt động chúng ta ngồi và loại bỏ tất cả những suy nghĩ trong tâm trí kết hợp với việc điều hòa nhịp thở chậm, đều. Để có thể ngồi thiền đạt hiệu quả cao bạn cần:
- Chuẩn bị trước khi luyện tập: Để có thể bắt đầu ngồi thiền trước hết bạn cần tìm kiếm cho mình một nơi nào đó thật yên tĩnh, ít người qua lại để không bị quấy rầy khi tập luyện. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lựa chọn và sắp xếp thời gian hợp lý để ngồi thiền. Theo các chuyên gia, thời gian ngồi thiền hợp lý nhất đó là vào sáng sớm khi ngủ dậy hoặc tối muộn trước khi đi ngủ. Ngoài ra, chuẩn bị đệm, thảm ngồi thiền và mặc quần áo thật thoải mái cũng là một trong những cách ngồi thiền yoga đạt hiệu quả cao.
>>> Xem ngay: Bạn đã tìm được lớp học thiền ở Hà Nội chất lượng chưa?
Cách ngồi thiền yoga đạt hiệu quả cao mà bạn không nên bỏ qua
- Lựa chọn tư thế ngồi: Hiện nay có rất nhiều tư thế ngồi thiền khác nhau nhưng đơn giản và phổ biến nhất là 3 tư thế: Ngồi xếp bằng, tư thế bán già, tư thế kiết già. Tuy nhiên, nếu bắt đầu luyện tập bạn nên lựa chọn tư thế ngồi xếp bằng, sau một thời gian tập luyện bạn có thể chuyển sang tư thế bán già, kiết già phức tạp hơn.
- Tiến hành ngồi thiền: Cùng với việc thực hiện các tư thế bạn cần kiểm soát tâm trí của mình, gạt bỏ hoàn toàn mọi suy nghĩ ra khỏi đầu và cảm nhận luồng hơi thở. Bạn có thể tiến hành ngồi thiền trong vòng vài phút hoặc lâu hơn trong mỗi buổi tập nhưng phải ngồi làm sao để đạt được bình an trong tâm hồn. Để làm được điều này không hề dễ dàng, do đó bạn cần luyện tập thật nghiêm túc và kiên trì để cảm nhận được những lợi ích tuyệt vời mà ngồi thiền yoga mang lại.
Thiền là cách quản trị cảm xúc cực kỳ tốt dành cho mọi lứa tuổi. Trong quá trình thiền, bạn có thể tự khám phá ra những năng lực ẩn sâu bên trong của mình. Tuy nhiên, học thiền cần rất nhiều nỗ lực và sự kiên trì. Chính bởi vậy, bạn nên tham gia khóa học Thiền online của Unica để được chuyên gia tư vấn và chia sẻ các kiến thức hữu ích giúp bạn thực hành Thiền tốt nhất. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn:
Một số lưu ý trong cách ngồi thiền Yoga
Yoga thiền mang lại công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe, giúp người tập giữ được sự tập trung, tỉnh táo, đồng thời bảo vệ sức khỏe tim vô cùng hiệu quả. Với yoga thiền còn giúp bạn học được sự kiên nhẫn, nhẫn nại, tăng khả năng tập trung và cải thiện trí nhớ. Các động tác của thiền không đòi hỏi những kĩ năng quá cao nhưng yêu cầu người tập phải tuyệt đối tập trung và thực sự nghiêm túc để đảm bảo thiền đúng cách và hiệu quả nhất. Khi thực hiện bộ môn yoga thiền, bạn cần chú ý một số điểm như sau:
- Duy trì các tư thế thẳng lưng tuyệt đối để cơ thể được giải phóng những năng lượng nhiều hơn.
- Trong quá trình tập phải thả lỏng cơ thể, đặc biệt là các cơ ở tay, chân và khuôn mặt.
- Giữ thẳng cột sống, tập trung trí não.
- Chọn một bộ quần áo rộng rãi, thoáng khí khi tập thiền. Không mặc váy ngắn hoặc những bộ quần áo bó sát trong quá trình tập.
- Không gian thiền yoga phải yên tĩnh, không ồn ào, tắt tiếng tivi và điện thoại trong quá trình tập luyện.
- Sử dụng đệm ngồi thiền không có tấm dựa lưng sẽ giúp bạn ké dài quá trình tập thiền yoga.
Các tư thế tập Thiền Yoga cho người mới bắt đầu
1. Tư thế ngồi xếp bằng
Cách thực hiện:
- Ở tư thế chuẩn bị, bạn ngồi khoanh hai chân lên thảm tập Yoga, hai lòng bàn chân ngửa ra phía sau.
- Giữ cho lưng, cổ thẳng, mặt hơi ngửa.
- Hay tay để ngửa, đặt lên hai đầu gối.
- Tập trung cao độ và giữ nguyên tư thế trong khoảng 15-30 phút, hoặc thậm chí lâu hơn.
Tư thế xếp bằng
2. Tư thế ngồi bán già
Cách thực hiện:
- Ở tư thế chuẩn bị, bạn ngồi khoanh hai chân lên thảm tập Yoga sao cho chân trái để phía dưới, chân phải gác lên đùi chân trái, lòng bàn chân phải ngửa về phía bụng.
- Thả lỏng hai tay và đặt lên hai đầu gối.
- Tập trung cao độ, giữ thẳng lưng và giữ nguyên tư thế trong khoảng 15-30 phút, hoặc thậm chí lâu hơn.
Tư thế ngồi bán già
3. Tư thế ngồi kiết già
Cách thực hiện:
- Ở tư thế chuẩn bị, bạn ngồi khoanh hai chân lên thảm tập Yoga, hai lòng bàn chân ngửa ra phía sau.
- Tiếp theo, dùng tay nằm lấy bàn chân trái đặt lên đùi chân phải. Làm tương tự với con còn lại.
- Lòng bàn chân ngửa ra phía sau, đồng thời gót chân ép chân vào bùng.
- Đầu các ngón tay khum lại và đặt lên đầu gối của hai chân.
- Tập trung cao độ và giữ nguyên tư thế trong khoảng 15-30 phút, hoặc thậm chí lâu hơn.
Tư thế ngồi kiết già
4. Tư thế ngồi kiểu Nhật Bản
Cách thực hiện:
- Ở tư thế chuẩn bị, bạn ngồi gập đầu gối sao cho hai chân đặt ở phía sau, gót chân chạm mông.
- Giữ cho lưng thẳng, hai tay để trên đùi và kết hợp hít thở sâu, đồng thời tập trung cao độ.
- Giữ nguyên tư thế trong khoảng 15-30 phút, hoặc thậm chí lâu hơn.
Tư thế kiểu ngồi Nhật Bản
5. Tư thế Yoga Miến Điện
Cách thực hiện:
- Ở tư thế chuẩn bị, bạn ngồi trên thảm tập Yoga, hai chân không khoanh lại giống tư thế xếp bằng mà xếp chéo nhau sao cho lòng bàn chân phải hướng vào trong đùi chân trái, lòng bàn chân trái hướng vào bắp chân chân phải.
- Giữ cho phần cổ và lưng thẳng, hai tay chắp lại vào nhau và để ở trước ngực.
- Tập trung cao độ và giữ nguyên tư thế trong khoảng 15-30 phút, hoặc thậm chí lâu hơn.
Tư thế Yoga Miến Điện
6. Tư thế ngồi thiền trên ghế
Cách thực hiện:
- Ở tư thế chuẩn bị, bạn sử dụng một chiếc đệm ngồi để hỗ trợ phần lưng dưới.
- Sau đó ngồi ở tư thế khoanh chân sao cho hai bàn chân đặt bên dưới đầu gối khoảng một góc 90 độ, tấm đệm sẽ được dùng để nâng cao chân.
- Giữ cho lưng thẳng, đồng tay chụm hai tay trước ngực, kết hợp với hít thở sâu.
- Giữ tư thế ở trạng thái lâu nhất có thể và thực hiện thường xuyên vào các buổi trưa hoặc buổi tối với không gian yên tĩnh.
>>> Xem ngay: 30 phút hướng dẫn cách ngồi thiền cho người mới bắt đầu
Tư thế ngồi thiền trên ghế
Tập thiền Yoga vào thời gian nào là tốt nhất
Theo nhiều nghiên cứu và tài liệu cổ của các vị thiền sư để lại, tập thiền Yoga vào buổi sáng sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất. Bởi vào khoảng thời gian này, tâm hồn chúng ta đang tràn đầy năng lượng, vui tươi, chưa vướng bận và chưa phải chịu áp lực xung quanh công việc và cuộc sống. Ngoài ra, tập thiền Yoga trước khi đi ngủ sẽ giúp chúng ta tĩnh tâm sau một ngày làm việc mệt mỏi, áp lực, nhờ đó mà cơ thể sẽ được thư giãn, thoải mái để ngủ ngon giấc hơn.
Trên đây là cách ngồi thiền yoga đạt hiệu quả cao cho người mới bắt đầu mà UNICA gửi đến bạn đọc.