Support

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Cách luyện thiền ngủ từ A - Z chi tiết nhất

Ngày nay vì mải chạy theo cuộc sống cơm áo gạo tiền mà con người luôn rơi vào tình trạng căng thẳng và đây chính là nguyên nhân gây mất ngủ. Trong khuôn khổ bài viết dưới đây, UNICA sẽ chia sẻ cho các bạn phương pháp học Thiền ngủ nhằm “cứu cánh” cho giấc ngủ của mình ngay tại nhà.

Tác dụng của thiền đối với giấc ngủ?

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ là do cơ thể thường xuyên rơi vào trạng thái lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi. Vì thế, tập thiền mang lại cho bạn cảm giác thư giãn, cân bằng tâm trí, từ đó cải thiện khả năng tự kiểm soát của hệ thần kinh tự chủ. Ngoài ra, tập thiền còn có tác dụng tăng lượng Melatonin - là một hormone giấc ngủ, giúp người tập ngủ ngon và ngủ sâu giấc hơn. 

Tập thiền như thế nào?

Khác với những bộ môn thể dục thể thao khác, với thiền bạn có thể tập mọi lúc, mọi nơi mà không cần phải chuẩn bị bất cứ thứ gì liên quan đến dụng cụ hoặc các yếu tố về mặt sức khỏe, thể chất. Tất cả những gì bạn cần là một không gian yên tĩnh trong một khoảng thời gian ngắn. Để có thể tập thiền hiệu quả, bạn cần duy trì thói quen tập thiền mỗi ngày với các bước như sau:

Bước 1: Lựa chọn một không gian yên tĩnh, không có tiếng ồn. Bạn có thể ngồi thiền hoặc nằm thiền.

Bước 2: Nhắm mắt và hít vào thật sâu, sau đó thở ra thật chậm.

Bước 3: Loại bỏ mọi suy nghĩ trong tâm trí, tập trung vào điều hòa và kiểm soát nhịp thở.

Bước 4: Tập trung cao độ và kiên nhẫn với chính mình. Khi mới tập, bạn có thể tập thiền trong khoảng thời gian ngắn là 3-5 phút, sau đó tăng lên 15-20 phút khi đã tập quen. 

Cách luyện thiền ngủ sao cho hiệu quả nhất

Tư thế nằm

Việc đầu tiên mà bạn cần làm là nằm thẳng, 2 tay để úp và xuôi theo thân mình. Khi áp dụng phương pháp thiền ngủ, bạn không nên nằm gối. Thời gian đầu chưa quen với việc này thì bạn có thể dùng một chiếc gối mỏng dưới đầu, hoặc một chiếc gối nhỏ và tròn để dưới cổ. Đối với những ai hay bị lạnh thì nên chuẩn bị cho mình một tấm chăn mỏng.

Các bước tiến hành

Giai đoạn chuẩn bị

Đầu tiên, bạn phải hít thở sâu và thở dài thêm giai đoạn nín thở. Hãy hít thở chậm, qua đường mũ và tập trung tư tưởng, theo dõi hơi thở của mình qua mũi, khí quản, xuống phổi, rồi xuống bụng. Sau đó, thở ra phổi, qua khí quản, qua mũi. Cuối cùng, bạn đếm thầm trong đầu 1, 2, 3 mỗi khi thoát ra ngoài mũi. Thực hiện 10 lần thì bạn trở lại hơi thở bình thường.

>>> Xem ngay: Nên ngồi thiền ở đâu để đạt cảnh giới “Kinh thi Phật quả”?

thien-ngu.jpg

Bạn phải hít thở sâu và thở dài thêm giai đoạn nín thở khi thực hiện thiền nằm

Giai đoạn thở thiền

Khi bạn đã thực hiện xong 10 lần chuẩn bị thì đi vào thở thiền ngủ bằng cách hít thật sâu, thật dài, thật chậm qua mũi, qua phổi, xuống bụng. Sau đó, nín hơi và đếm thầm 1, 2, 3 rồi từ từ thở ra một cách thật chậm. Khi khí ra mũi thì bạn đếm 1. Thực hiện như trên từ 15 - 20 lần thì dừng lại.

Giai đoạn phân thân

- Đây chính là giai đoạn mà người luyện phải tưởng tượng rằng mình đang đứng cạnh và nhìn chính bản thân mình đang nằm từ đầu đến chân. Sau đó, làm theo thứ tự nhìn từ ngón chân cái bên trái đến ngón kế tiếp. 

- Khi hết ngón chân thì chuyển sang nhìn mu bàn chân và mắt cá nhân, cho đến khi hết bên trái thì chuyển sang nhìn bên phải tương tự như trên. Đồng thời, khi nhìn đến bộ phận nào, người luyện thiền phải nhớ đến những kỉ niệm ở bộ phận đó. Bạn nhìn từ ngón chân cái của bàn chân phải, hãy nhớ lại những kỷ niệm đã xảy ra với ngón cái này xem có lần nào bị sứt móng, vấp hoặc gãy móng bao giờ hay chưa?

- Sau đó, bạn chuyển tầm mắt sang ngón chân kế tiếp và các ngón tiếp theo, rồi nhớ lại những sự kiện có liên quan.

- Tiếp theo, hãy phóng tầm nhìn lên tới mu bàn chân phải, đồng thời không quên nhớ lại những kỷ niệm liên quan đến nó. Sau đó, nhìn qua mu bàn chân trái rồi đến mắt cá chân 2 bên.

thien-ngu-1

Bạn thở thiền ngủ bằng cách hít thật sâu, thật dài, thật chậm qua mũi, qua phổi, xuống bụng

- Kế tiếp, bạn hãy nhìn ngược lên bắp chân phải, qua chân trái rồi từ từ nhìn lên đùi trái đến đùi phải, xem có cái sẹo nào hay không?

- Bây giờ, hãy nhìn đến bụng, sau đó thì tia lên đến ngực, nhớ lại những lần bị đau.

- Tiếp đến, bạn nhìn sang cánh tay phải, rồi chạy xuống khuỷu tay, rồi cổ tay và ngón tay. Nếu đến đây mà bạn chưa buồn ngủ thì hãy nhìn lên đầu, mắt, môi, mũi.

Với cách luyện thiền ngủ này, bạn phải thực hiện trước khi ngủ mỗi ngày khoảng 25 - 30 phút và thực hiện đúng quy trình. Có như vậy thì bạn mới cải thiện được giấc ngủ và sự minh mẫn, sáng tạo cho ngày làm việc ngày hôm sau.

Thiền là cách quản trị cảm xúc cực kỳ tốt dành cho mọi lứa tuổi. Trong quá trình thiền, bạn có thể tự khám phá ra những năng lực ẩn sâu bên trong của mình. Tuy nhiên, học thiền cần rất nhiều nỗ lực và sự kiên trì. Chính bởi vậy, bạn nên tham gia khóa học Thiền online của Unica để được chuyên gia tư vấn và chia sẻ các kiến thức hữu ích giúp bạn thực hành Thiền tốt nhất. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn:

21 Ngày Thiền Nâng Cao (Phiên bản 2021)
Thiền Hiên Dương
399.000đ
900.000đ

Tham, Sân, Si và Thiền trong quản trị cảm xúc
Đào Duy Văn
299.000đ
500.000đ

Thiền và quản trị cảm xúc cho người hiện đại
Đỗ Thị Mai (Mai Đỗ)
499.000đ
700.000đ

Cách chữa mất ngủ kéo dài

Ngủ chính là khoảng thời gian để cơ thể chúng ta nghỉ ngơi, lấy lại năng lượng. Bạn đã bao giờ rơi vào trường hợp ngủ như chưa ngủ, ngủ mà mơ mộng triền miên chưa? Câu trả lời chắc chắn là có rồi đúng không! Không phải lúc nào cũng nằm xuống nhắm mắt là chúng ta có thể ngủ ngon được. 

Trong bài viết trên, UNICA đã chia sẻ cho các bạn cách thiền ngủ và cách cải thiện giấc ngủ hiệu quả. Với những thông tin quý báu mà chúng tôi chia sẻ, mong rằng cách bạn đã “bỏ túi” cho mình nhiều kiến thức quý báu.

[Tổng số: 47 Trung bình: 3]
Trở thành hội viên
Author
Nguyễn Hiếu Đại sứ Yoga Việt Nam - CEO Zenlife Yoga
Chuyên gia Yoga Nguyễn Hiếu đã có hơn 12 năm nghiên cứu và dạy học Yoga và học thiền tại các khoá học online trên Unica và các trung tâm và đã huấn luyện cho h&agrav...