Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Support

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Bơi bướm là gì? Các kỹ thuật bơi bướm đúng bạn cần biết

Nội dung được viết bởi Thủy Hoàng Dân

Bơi bướm là một kiểu bơi khó so với tất cả các kiểu bơi còn lại. Nếu muốn học bơi bướm thì bạn phải có một sức khỏe dẻo dai và một thể lực tốt. Vậy, các thao tác kỹ thuật trong bơi bướm có gì đặc biệt? Hãy cùng Unica học bơi qua bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời nhé.

Bơi bướm là gì?

Bơi bướm là kiểu bơi úp sấp ngực, động tác của đôi tay tương tự, đối xứng nhau, kết hợp đạp chân bướm (còn gọi là đạp chân cá heo). Trong khi các kiểu bơi trườn sấp, bơi ếch, bơi ngửa có thể tương thích cho người mới tập bơi, thì bơi bướm là kiểu khó, đòi hỏi kỹ thuật cũng như thể lực thật tốt. 

Bơi bướm xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1993 và khởi nguồn của kiểu bơi bướm là bơi ếch. Tốc độ cực đại trong bơi bướm cao hơn trong bơi trườn sấp, bởi sự kết hợp đồng thời kéo, đẩy nước của 2 tay. Vì vậy, bạn phải biết và thật thành thạo với 2 kiểu bơi ếch và bơi sải thì khi học bơi bướm sẽ dễ dàng hơn.

Bơi bướm

Bơi bướm là kiểu bơi úp sấp ngực, động tác của đôi tay tương tự, đối xứng nhau, kết hợp đạp chân bướm (còn gọi là đạp chân cá heo)

Các kỹ thuật của bơi bướm

Để bơi bướm chuẩn và hiệu quả, bạn phải thực hiện theo các giai đoạn:

Giai đoạn 1: Tư thế cơ thể

Bơi bướm là một kiểu bơi bằng thân rất nhẹ nhàng và uyển chuyển. Tuy nhiên đây được coi là kiểu bơi khó nhằn với tư thế bơi cũng không phải dễ dàng. 

Tư thế bơi bướm được thể hiện qua câu châm ngôn: “Vai xuống, hông nhô cao - Vai cao, hông hạ thấp”. Vì vậy, khi bơi ếch bạn phải luôn đảm bảo tư thế trên và phối hợp nhịp nhàng các động tác tay và chân.

Ngoài ra, trong bơi bướm bạn không nên bỏ qua tư thế “uốn sóng”. Với tư thế này các bạn hãy chú ý để cơ thể không phải uống quá sâu hoặc quá cạn trong quá trình bơi.

Tư thế cơ thể trong quá trình bơi bướm

Tư thế cơ thể trong quá trình bơi bướm

Giai đoạn 2: Động tác chân

Cách thực hiện:

Để hai chân khép lại với nhau và hoạt động cùng lúc như một chân vịt bản lớn, động tác chân được phối hợp với động tác uốn sóng tự nhiên của cơ thể. Sau đó, bạn bắt đầu động tác này từ hông, đập lên bằng mặt sau của gối rồi đập xuống bằng mặt trước của đầu gối. Tiếp theo, bạn thực hiện động tác đập chân bướm càng mạnh cả 2 chân và dứt khoát về phía sau. Khi kết thúc động tác chân, bạn đập chân xuống và duỗi thẳng hoàn toàn.

Động tác chân khi bơi bướm

Động tác chân khi bơi bướm

Thời điểm thích hợp để thực hiện động tác chân:

  • Chân 1: Thực hiện khi tay vào nước, hông ở vị trí cao hơn đầu và vai. Tuy nhiên, bạn hãy lưu ý đặt hông phải lướt trên mặt nước trong lần đập nước đầu tiên. 
  • Chân 2: Thực hiện khi tay quạt lên và đang di chuyển trên không. Sự kết hợp của “hông cao” và “chân duỗi thẳng” sẽ làm cho cơ thể có thể “bay xa” hơn trên bề mặt nước.

>>> Tiết lộ bí kíp 8 bước tự học bơi không cần phao

Bơi lội, fitness là những bài tập thể dục giúp bạn tăng cường sức khoẻ nhanh chóng. Đăng ký khoá học bơi và fitness trực tuyến qua video với huyến luyện viên chuyên nghiệp. Từ đó, bạn có thể làm chủ cơ thể của mình ngay tại nhà, cải thiện chiều cao và lấy lại vóc dáng nhanh chóng.

Học bơi hai giờ
Nguyễn Duy Anh (bơi lội)
199.000đ
400.000đ

Tiết lộ bí kíp 8 bước tự học bơi không cần phao
Lê Văn Tiến Sĩ
299.000đ
680.000đ

30 Ngày giảm mỡ cùng giáo án Fitness
Thủy Hoàng Dân
299.000đ
700.000đ

Giai đoạn 3: Động tác quạt tay

Để thao tác quạt tay đúng kỹ thuật, bạn thực hiện như sau:

  • Tư thế vào nước: bạn để lòng bàn tay hướng ra ngoài và để sát trục vai
  • Tư thế tỳ nước (Quạt ra ngoài): duỗi dài để tay tách ra phía ngoài vai và hướng ngược trở lên mặt nước. Lưu ý tại vị trí tỳ nước, bạn phải giữ cùi chỏ cao và không nhìn thấy được bàn tay (vì đầu nằm dưới cánh tay cản trở tầm nhìn).
  • Quạt vào trong: sau khi động tác đập chân đã chuyển hướng mông đến bề mặt nước thì mới quạt tay vào trong
  • Quạt lên: thực hiện liên tục, càng về sau càng nhanh
  • Vung trên không: tay gần như thẳng đứng và cách khỏi mặt nước, cánh tay hơi gập khi vung qua đầu

>>> Hướng dẫn cách lấy hơi khi bơi bạn nên biết

Giai đoạn 4: Kết hợp các động tác

Ở giai đoạn kết hợp các động tác của bơi bướm bạn cần nhớ kỹ câu châm ngôn “hông nhô cao khi bàn tay vào nước” thì chắc chắn kỹ thuật bơi bướm sẽ trở nên chuẩn xác hơn. Tuy nhiên để kết hợp thực hiện các động tác này, bạn cần cố gắng làm sao để cho đầu, thân, cánh tay vào nước như một khối thống nhất, lưng thẳng. Bởi sự kết hợp này là yếu tố quyết định bạn có thích hợp với kiểu bơi này hay không. 

Bạn cũng nên nhớ kỹ, khi tay quạt ra ngoài thì mặt phải nhìn nước, đồng thời cằm hơi nâng lên khi tay quạt vào trong. Ngược lại, khi tay vung ngang vai bạn cần để đầu cúi xuống và để tay vào nước đổ theo trọng lực. Điều này sẽ giúp cho việc uốn sóng cơ thể trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Tư thế đầu khi bơi bướm

Tư thế đầu khi bơi bướm

Giai đoạn 5: Cách thở trong bơi bướm

Thở chính là kỹ thuật quan trọng nhất giúp bạn thực hiện tốt mọi động tác. Khi thở phải kết hợp uyển chuyển, linh hoạt với chuyển động toàn thân. Khi bơi bướm, cứ hai chu kỳ tay thì bạn thở một lần bằng cách đưa cằm về trước. Nhớ rằng nếu bạn nâng người quá cao khi thở sẽ làm mất tư thế của cơ thể. 

Bạn có biết bơi bướm sẽ tiêu tốn năng lượng hơn bơi sải gấp 2 lần và nhanh đuối sức hơn bơi ếch gấp 4 lần. Chính vì thế nếu thở đúng cách bạn sẽ lâu bị đuối sức hơn.

Kết luận

Như vậy, trong bài viết này chúng tôi đã chia sẻ đến các bạn tất tần tật các kỹ thuật bơi bướm chuẩn. Hy vọng với những kiến thức bổ ích trên đây sẽ là tiền đề để bạn có được một phương pháp học bơi bướm chính xác nhất. Chúc các bạn thành công!

>>> Nằm lòng những lưu ý “vàng” trước khi bơi lội bạn nên biết

>>> Top 4 kiểu bơi lội hot nhất dành cho người mới bắt đầu


Tags: Bơi
Trở thành hội viên

Tham gia ngay khóa học bơi cơ bản để vượt qua nỗi sợ nước, học kỹ thuật bơi đúng cách và tự tin tham gia mọi hoạt động dưới nước!

Đăng ký học thử để trải nghiệm ngay hôm nay!
course_relate
Tiết lộ bí kíp 8 bước tự học bơi không cần phao
Lê Văn Tiến Sĩ
299.000đ 680.000đ
0/5 - (0 bình chọn)