Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Hướng dẫn cách lấy hơi khi bơi và những lưu ý bạn cần biết

Bơi lội hiện đang là một môn thể thao được nhiều người theo học. Tuy nhiên, nếu muốn học bơi thì việc đầu tiên bạn cần phải làm đó là học cách lấy hơi. Vậy, cách lấy hơi như thế nào mới đúng kỹ thuật? Cần lưu ý những gì khi tham gia bơi lội để đảm bảo hiệu quả cũng như tránh những rủi ro ngoài ý muốn xảy ra. Hãy cùng UNICA tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu về cách lấy hơi khi bơi

Bạn có biết cách lấy hơi đúng kỹ thuật cùng nhịp thở đều đặn chính là yếu tố giúp bạn bơi nhanh, bơi xa mà vẫn bền sức không? Nếu bạn biết cách lấy hơi khi bơi, biết cách giữ hơi thở đều đặn trong cách thở khi bơi thì khả năng sống sót khi rơi xuống nước là 70 - 80%. Chính vì vậy, để lấy hơi khi bơi đúng cách, bạn phải luôn lưu ý thực hiện theo quy tắc: “ Khi miệng tiếp xúc với không khí thì hãy hít khí oxy vào bằng miệng, ngược lại nếu ở dưới nước hãy thở ra từ từ bằng cả mũi và miệng”.

 

 

Cách lấy hơi đúng kỹ thuật

Muốn lấy hơi đúng kỹ thuật, trước hết bạn hãy tập dần với cách thở ở trên cạn cho thuần thục. Khi đã quen dần với cách luyện tập cách thở khi bơi ở trên cạn, bạn nên thực hiện động tác khởi động cho nóng người rồi hãy xuống nước học động tác nín thở dưới nước.

Tuy nhiên, do có sự chênh lệch về áp suất dưới nên khi tập thở bạn không nên há miệng to hay hóp bụng để lấy hơi. Cách đơn giản nhất sau mỗi nhịp thở là bạn hãy há miệng vừa phải để hơi tự động được lấy vào. Còn khi hụp dưới nước bạn thực hiện thở hết khí ra bằng mũi và tiếp tục đến khi ngoi lên mặt nước thì lấy hơi vào bằng miệng.

 Lấy hơi đúng kỹ thuật giúp bơi lâu, bền sức

Làm thế nào để học bơi một cách dễ dàng? Đây có lẽ là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Vậy, để học bơi đúng cách, trước tiên bạn phải biết đến phương pháp thở đúng cách. 

Thở vốn là cách để có thể chứng minh sự tồn tại của sự sống vì thế đây là hoạt động ai cũng làm mỗi ngày. Việc hít thở bình thường hàng ngày tưởng chừng là đơn giản là việc hít vào bằng mũi và thở ra bằng cả mũi và miệng. Tuy nhiên khi luyện tập kỹ thuật thở trong bơi lội thì lại trái ngược lại với khi thở bình thường. Bạn sẽ phải hít vào bằng miệng đồng thời thở ra bằng mũi. 

Có 2 loại thở là thở trên cạn và thở dưới nước. Và tất nhiên, với mỗi cách bơi khác nhau thì sẽ có cách thức luyện thở và lấy hơi khác nhau.

 

 

Những lưu ý cần thiết khi đi bơi

Khi cơ thể đang mệt hoặc đổ mồ hôi tuyệt đối không được xuống nước

Khi cơ thể bạn đang mệt mỏi do vừa vận động mạnh hay cơ thể tiết nhiều mồ hôi do thời tiết quá nóng hoặc đổ mồ hôi do hoạt động mạnh thì tuyệt đối không được nhảy ngay xuống nước. Bạn sẽ gặp phải hiện tượng "trúng nước" có thể gây chết đuối. Cực kỳ nguy hiểm nếu bạn chủ quan. Hiện tượng nảy xảy ra do sự thay đổi nhiệt độ quá nhanh khiến cơ thể không kịp phản ứng. Khi cơ thể bạn đang nóng do vận động và nhịp tim đang đập nhanh mà lại xuống nước - môi trường nhiệt độ thấp hơn nhiều so với cơ thể và cả áp suất trực tiếp lên tim đang chưa ổn định sẽ gây ra hiện tượng trên.

Bạn nên nghỉ ngơi để cơ thể trở về nhiệt độ bình thường, nhịp tim điều hoà thì khi đó mới bắt đầu các bài tập khởi động nhẹ nhàng và xuống nước. 

Không ăn quá no trước khi bơi

Không được để bụng no quá khi đi bơi như vậy bạn sẽ bị ì ạch, đau bụng thậm chí là ợ hơi, buồn nôn trong khi bơi. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến dạ dày và hệ tiêu hoá của bạn. Vậy nên hãy ăn trước khi bơi 45' để cơ thể có thời gian tiêu hoá thức ăn trong cơ thể. Tốt nhất bạn nên ăn nhẹ như miếng bánh mì, quả trứng, rau củ trước 45' đi bơi để cơ thể được nạp năng lượng cho buổi tập. Cũng đừng vác chiếc bụng đói đi bơi nhé. bạn sẽ bị kiệt sức, mệt mỏi thậm chí là tụt huyết áp đó.

Khởi động trước khi bơi lội

Khởi động alf bước quan trọng trước khi bạn tham gia bất kỳ hoạt động vận động thể thao nào. Điều này giúp cơ thể được vận động, làm nóng cơ thể. Giúp bạn tránh bị chuột rút và co cơ khi tham gia bơi lội. 

 

 

Bổ sung nhiều nước trong quá trình bơi lội

Nhiều người chủ quan trong quá trình bơi lội lại không bổ sung nước. Bơi lội cũng là một vận động khiến cơ thể nóng lên, toát mồ hôi, mất nước nhưng do môi trường xung quanh bạn là nước nên không tận mắt thấy mồ hôi của mình. Bạn cần bù đắp cho cơ thể đủ lượng nước để mất đi giúp cơ thể duy trì năng lượng để tiếp tục bơi lội. 

Không vận động quá sức

Tất nhiên bạn nên "tự lượng sức mình" đừng có vận động quá sức hay bơi quá lâu khiến cho cơ thể bị đuối sức, ngấm nước, cảm lạnh. Điều này có thể khiến cho bạn bị kiệt sức thậm chí là chết đuối. Nên dừng lại đúng lúc để tránh cho cơ thể gặp những khó khăn liên quan đến sức khoẻ.

Trên đây, Unica đã hướng dẫn các bạn kỹ thuật lấy hơi khi bơi và những điều cần lưu ý khi đi bơi để đạt hiệu quả và tránh những điều không may xảy ra. Hy vọng với những kiến thức bổ ích về  cách thở khi bơi này sẽ giúp ích nhiều cho các bạn trong quá trình mới bắt đầu học bơi.

Chúc các bạn thành công!

>> Nằm lòng những lưu ý “vàng” trước khi bơi lội bạn nên biết

>> Top 4 kiểu bơi lội hot nhất dành cho người mới bắt đầu

[Tổng số: 84 Trung bình: 3]

Tags: Bơi
Trở thành hội viên