Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Top 8 cách xây dựng mối quan hệ trong kinh doanh hiệu quả nhất

Nội dung được viết bởi Dương Duy Bách

Trong kinh doanh việc xây dựng mối quan hệ giữa khách hàng, đối tác là điều quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp trong một thời gian dài. Để thu hút khách hàng và đối tác bạn cần nguồn lực và đầu tư vào việc xây dựng mối quan hệ kinh doanh lâu dài, bền vững giúp mọi người thấy được giá trị và đạt được mục tiêu của họ với một sản phẩm hoặc dịch vụ tuyệt vời. Hiểu được tầm quan trọng đó, trong bài viết dưới đây Unica sẽ bật mí cho bạn đọc những cách xây dựng mối quan hệ trong kinh doanh hiệu quả nhất.

1. Mối quan hệ khách hàng là gì?

- Là những điểm chung đặc biệt được tạo ra giữa người mua và thương hiệu do kết quả của nhiều quy trình marketing, bán hàng và dịch vụ khách hàng.

- Một mối quan hệ khách hàng tốt sẽ phát triển theo thời gian và duy trì bền vững nếu các tương tác giữa khách hàng và doanh nghiệp có lợi cho cả đôi bên. Không phải là thu hút khách hàng một lần và mọi chuyện dừng lại ở đó. Mối quan hệ này phải được chăm sóc và nuôi dưỡng liên tục. Để làm được điều này thì bạn cần phải có trách nhiệm trong công việc cũng như tạo niềm tin cho đối tác để tin tưởng mình.

2. Tại sao phải xây dựng mối quan hệ?

Xây dựng các mối quan hệ tốt chính là chìa khóa dẫn bạn đến thành công, cũng như câu nói “muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau”. Mối quan hệ này sẽ giúp kết nối nhiều cá nhân lại để cùng chia sẻ, giúp đỡ cũng như tạo nên các thành quả đội nhóm mà một cá nhân không thể thông qua tác phong làm việc của mỗi người.

Ngay từ khi còn đi học, chúng ta đã học cách tạo mối quan hệ với bạn bè và thầy cô. Khi lớn lên, chúng ta lại học cách kết nối với đồng nghiệp và khi bạn bước vào một môi trường mới, thì bạn sẽ cần tạo lập những mối quan hệ mới. Do vậy, nếu trong điện thoại của bạn lúc này chỉ có vài số điện thoại và cũng ít khi liên lạc, bạn chỉ giao tiếp với một vài đồng nghiệp hay đối tác trong công ty không thường xuyên trao đổi với bạn thì đây cũng chính là lúc bạn nên cân nhắc về việc xây dựng các mối quan hệ của bản thân.

tai-sao-can-ky-nang-xay-dung-moi-quan-he

Tại sao phải xây dựng mối quan hệ?

3. Cách xây dựng mối quan hệ trong kinh doanh

3.1. Hiểu rõ nhu cầu của đối tác

-  Để tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các đối tác hay khách hàng bạn cần hiểu được đối phương đang muốn và cần những điều gì. Thay vì thuyết phục họ mua sản phẩm thì bạn hãy tập trung vào những lợi ích mà sản phẩm mang lại cho khách hàng. Đây cũng là cách tạo nên mối quan hệ tốt và lâu dài mang lại hiệu quả cao.

- Hãy khai thác tất cả các thông tin bằng việc đặt ra những câu hỏi thì khi đó bạn sẽ hiểu được khách hàng của bạn đang muốn gì. Có nhiều cách tạo dựng mối quan hệ khác nhau trong đó nắm bắt nhu cầu của khách hàng là một cách tạo ấn tượng đầu tiên.

hieu-nhu-cau-khach-hang

Hiểu rõ nhu cầu của đối tác

3.2. Đánh giá cao công việc của đối tác đã làm

- Trong quá trình làm việc với tất cả chúng ta đều muốn người khác coi trọng mình. Cách xây dựng mối quan hệ với đối tác là thái độ tôn trọng của bạn dành cho họ. 

- Biểu lộ thái độ chân thành khi lắng nghe và trao đổi giúp cho họ có động lực cũng như khích lệ trong quá trình làm việc. Đây là cách giao tiếp thông minh, nghệ thuật giao tiếp là tiền đề tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp.

- Hay thể hiện sự quan tâm với họ sau khi kết thúc buổi họp bạn nên gọi điện thoại cảm ơn sẽ là cách tạo ấn tượng tốt, đồng thời họ cũng đánh giá cao thái độ làm việc của doanh nghiệp bạn. 

- Đây là cách tạo niềm tin cho khách hàng rất hiệu quả. Khi bạn tôn trọng đối tác thì tất nhiên bạn cũng sẽ nhận được điều còn lại, điều này sẽ nâng cao được tính chuyên nghiệp của bạn trong công việc. 

3.3. Tạo dựng niềm tin với khách hàng

tao-niem-tin-cho-khach-hang

Tạo dựng niềm tin với khách hàng

- Niềm tin đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh, nếu bạn muốn có được kết quả kinh doanh tốt bạn nên biết cách tạo dựng mối quan hệ với những đối tác và khách hàng của mình. 

- Cách để xây dựng mối quan hệ với khách hàng sẽ mang lại rất nhiều lợi ích như tiết kiêm thười gian, gia tăng các giá trị và mang lại lợi nhuận cho đôi bên. 

- Để đối tác đặt lòng tin ở bạn, việc đầu tiên là bạn cũng cần trao cho họ lòng tin, xây dựng uy tín cá nhân đối với họ. Đồng thời chính doanh nghiệp cũng tin tưởng vào bản thân mình. Hai bên cần sự chân thành, cởi mở để hiểu rõ nhau hơn. 

- Mối quan hệ tốt đẹp sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bản thân, chúng ta tìm được đối tác khách hàng có cùng chí hướng, mục tiêu, 2 bên cùng hợp tác sẽ mang lại thuận lợi cũng như hiệu quả trong công việc.

Muốn làm chủ cuộc đời, trước tiên bạn cần thấu hiểu bản thân mình. Thông qua khóa học, bạn sẽ biết cách xây dựng mục tiêu, ước mơ của mình, Biết cách làm thế nào để biến mục tiêu thành hiện thực,... Đăng ký học ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn:

Quản trị cuộc đời biến ước mơ thành hiện thực
Trung Phạm
199.000đ
300.000đ

Phát triển bản thân - Quản trị cuộc đời
Nguyễn Đức Hải
299.000đ
690.000đ

Sinh trắc vân tay - Chìa khóa thấu hiểu bản thân
Trịnh Thị Thanh Nga
299.000đ
600.000đ

3.4. Giữ mối liên lạc với các địa chỉ liên hệ quan trọng

Làm thế nào để tạo mối quan hệ bền vững với nhà cung cấp? Không thể có các cuộc trò chuyện hàng tuần hoặc hàng tháng với tất cả các địa chỉ liên hệ trong hệ thống CRM của bạn. Nhưng bạn có thể tập trung vào những thứ có giá trị. Xác định khách hàng, đối tác và nhà cung cấp tốt nhất của bạn và liên tục liên lạc với họ họ. Hãy bày tỏ sự quan tâm của bạn đến doanh nghiệp của họ và cho họ biết rằng bạn luôn sẵn sàng trợ giúp. 

Nếu bạn muốn duy trì mối quan hệ lâu dài, hãy thực hiện hình thức tiếp cận này. Và nên nhớ, đừng bỏ qua các chiến lược truyền xã hội bởi đây sẽ là một cách nhanh chóng và hiệu quả để đảm bảo bạn được tiếp cận thường xuyên. 

xay-dung-moi-quan-he.jpg

Tạo dựng mối quan hệ trong kinh doanh

3.5. Yêu cầu đưa ra phản hồi

Thay vì cho rằng khách hàng và nhà cung cấp của bạn hài lòng, hãy đặt ra những câu hỏi cho họ! Giao tiếp cởi mở là một thành phần cơ bản để xây dựng mối quan hệ. Khi bạn hỏi những người liên hệ của mình rằng họ cảm thấy thế nào, bạn sẽ thúc đẩy một cuộc trò chuyện hai chiều để phát hiện ra những điểm cần cải thiện. Một số công ty tiến hành khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng để thu thập thông tin phản hồi. Nhưng thông thường, tốt nhất bạn nên nhấc điện thoại và nói chuyện với người liên hệ gần nhất của bạn tại một công ty. Nếu đây là khách hàng trung thành của bạn, hãy đảm bảo rằng họ đang hài lòng về những sản phẩm, dịch vụ mà công ty bạn cung cấp. Đây cũng là một trong 5 bước xây dựng mối quan hệ đầu tiên.

3.6. Tìm cách kết nối với các địa chỉ ít giá trị hơn

ket-noi-cac-dia-chi

Tìm cách kết nối với các địa chỉ ít giá trị hơn

Khi những khách hàng hoặc đối tác mới biết đến sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp bạn, hãy cố gắng xây dựng lòng tin theo thời gian với hình thức tiếp thị qua Email. Vì bạn không thể tương tác với mọi người trong danh sách địa chỉ Email của mình hàng tuần, hãy tận dụng công nghệ để thực hiện một số công việc cho bạn.

Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM) cho phép bạn thiết lập các chuỗi Email sẽ gửi thường xuyên đến các địa chỉ liên hệ của bạn. Điều này không thể thay thế cho một mối quan hệ thực sự, nhưng ít nhất nó sẽ giúp bạn gợi nhớ và lưu trữ hình ảnh trong tâm trí mọi người.

Lưu ý rằng điều này không có nghĩa là gửi hàng loạt danh sách của bạn bằng các email không được nhắm mục tiêu. Thay vào đó, hãy tập trung vào nội dung giáo dục mà khách hàng của bạn sẽ thấy có liên quan và thiết thực. Có hai loại Email cần xem xét:

- Email giáo dục cung cấp nội dung có nghĩa là cung cấp thông tin. Những email này cung cấp một cái gì đó có giá trị cho người đọc mà không yêu cầu bất cứ điều gì đổi lại. Vì các Email giáo dục được khách hàng của bạn đánh giá cao nên chúng sẽ chiếm khoảng 80% tổng số Email mà bạn gửi đi.

- Email ưu đãi dành cho khi bạn muốn người nhận làm điều gì đó, chẳng hạn như tải xuống bản trình bày hoặc báo cáo và bạn đang hy vọng chuyển chúng sang mức độ tương tác sâu hơn. Cho dù lần tương tác này là một cuộc họp hay dùng thử một trong các dịch vụ của bạn, bạn đều muốn họ thực hiện một bước cụ thể tiếp theo. Mặc dù các Email chào hàng phải chiếm 20% các Email khác, nhưng bạn sẽ không muốn gửi những Email này cho đến khi bạn tạo ra giá trị cho khách hàng của mình. Và các Email chào hàng chỉ nên gửi đến những người đã tải xuống một số phần nội dung của bạn. Trừ khi được yêu cầu cụ thể, bạn hoàn toàn không muốn gửi Email đề nghị đến người bạn vừa gặp tại một sự kiện kết nối.

3.7. Đề nghị trợ giúp trước khi bạn yêu cầu trợ giúp

Xây dựng các mối quan hệ kinh doanh không có nghĩa là khai thác các nguồn lực của bạn bất cứ khi nào bạn cần một cái gì đó. Nếu lần duy nhất bạn liên hệ với khách hàng cũ là khi bạn có một dịch vụ mới, cử chỉ của bạn có vẻ sẽ không xác thực. Tương tự như vậy, nếu bạn chỉ gọi cho nhà cung cấp của mình khi bạn đang tìm kiếm một hợp đồng tốt, đừng mong đợi nhận được một thỏa thuận.

Dành thời gian tìm hiểu cách bạn có thể trợ giúp các mối quan hệ kinh doanh quan trọng của mình. Bạn có thể cung cấp giá trị nào để khơi dậy cuộc trò chuyện?

phát triển bản thân

3.8. Xây dựng mối quan hệ bằng những món quà

- Các trương trình tri ân luôn là cách giữ quan hệ tốt với đối tác được nhiều đơn vị áp dụng và thành công, đây được coi là phương pháp quản trị quan hệ với đối tác thông dụng nhưng hiệu quả rất ấn tượng.

- Có nhiều cách xây dựng mối quan hệ với khách hàng, ban phải khéo léo trong cách ứng xử. Tùy theo mức độ thân thiết và tầm quan trọng của đối tượng đối với doanh nghiệp mà bạn lựa chọn món quà sao cho phù hợp. Bạn có thể sử dụng những sản phẩm mà đơn vị bạn trực tiếp sản xuất.

- Những món quà mà doanh nghiệp tặng cho đối tác hoặc khách hàng mang rất nhiều ý nghĩa, thể hiện tấm lòng, gia tăng mối quan hệ thân thiết và xây dựng được quan hệ tốt đẹp hơn với khách hàng.

xay-dung-moi-quan-he-bang-mon-qua

Xây dựng mối quan hệ bằng những món quà

4. Cách tạo mối quan hệ tốt với bạn bè

Để tạo mối quan hệ tốt với bạn bè, có một số điều sau đây bạn có thể làm:

- Luôn tử tế và chân thành: Tôn trọng và đối xử tốt với bạn bè của mình. Nói lời cảm ơn, xin lỗi và giúp đỡ khi cần thiết.

- Thể hiện sự quan tâm: Hỏi thăm sức khỏe và cuộc sống của bạn bè thường xuyên. Có thể gọi điện thoại, gửi tin nhắn hay email để chia sẻ kinh nghiệm, câu chuyện và niềm vui trong cuộc sống.

- Chia sẻ lợi ích chung: Hãy tìm kiếm những điểm chung trong cuộc sống, sở thích, hoạt động và sự nghiệp. Cùng nhau tham gia và giúp đỡ lẫn nhau để đạt được mục tiêu chung.

- Hãy dành thời gian cho nhau: Thường xuyên hẹn hò với bạn bè để cập nhật tin tức và trò chuyện. Có thể tổ chức các hoạt động vui chơi, thể thao hay ăn uống cùng nhau.

- Đối xử công bằng và trung thực: Hãy đối xử công bằng với bạn bè của mình và đưa ra ý kiến trung thực, không phải lúc nào cũng đồng ý với họ.

- Giúp đỡ khi cần thiết: Luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn bè trong những tình huống khó khăn hoặc khi họ cần sự hỗ trợ.

- Giữ liên lạc: Giữ liên lạc thường xuyên với bạn bè qua các phương tiện như điện thoại, email, tin nhắn, hoặc mạng xã hội.

5. Lợi ích của việc xây dựng mối quan hệ

5.1. Tạo ra cơ hội kinh doanh mới

Xây dựng mối quan hệ có thể giúp tạo ra cơ hội kinh doanh mới. Dưới đây là một số cách để bạn có thể xây dựng mối quan hệ với các đối tác tiềm năng:

- Tham gia các hoạt động networking: Tham gia các sự kiện networking như hội thảo, triển lãm, gặp gỡ doanh nghiệp... để gặp gỡ và kết nối với những người có chung sở thích, ngành nghề hay cùng lĩnh vực.

- Tạo mối quan hệ với khách hàng hiện tại: Giữ liên lạc và tạo mối quan hệ với khách hàng hiện tại của bạn. Hỏi họ về nhu cầu của họ và giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn có thể cung cấp.

- Kết nối với người quen và bạn bè: Hãy giới thiệu với người quen, bạn bè về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Họ có thể giới thiệu bạn với những người khác hoặc trở thành khách hàng của bạn.

- Sử dụng mạng xã hội: Sử dụng mạng xã hội để tạo mối quan hệ với người dùng cùng sở thích, lĩnh vực hoặc ngành nghề. Bạn có thể tìm kiếm những nhóm hoặc cộng đồng trên mạng xã hội để kết nối với những người cùng chung sở thích.

- Tham gia vào các tổ chức và câu lạc bộ: Tham gia vào các tổ chức, câu lạc bộ liên quan đến ngành nghề của bạn để gặp gỡ và kết nối với những người có chung sở thích, tạo mối quan hệ chuyên môn.

Khi xây dựng mối quan hệ, hãy luôn trung thực, đối xử tốt và chân thành để tạo được lòng tin của đối tác. Nếu bạn đang muốn tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới, hãy đảm bảo rằng bạn đang đưa ra những sản phẩm hoặc dịch vụ chất lượng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và làm hài lòng đối tác tiềm năng của mình.

xay-dung-moi-quan-he-tot.jpg

Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giúp bạn mở rộng cơ hội kinh doanh

5.2. Nâng cao uy tín và tầm nhìn của công ty

Xây dựng mối quan hệ vững chắc với khách hàng, đối tác và cộng đồng có thể giúp nâng cao uy tín và tầm nhìn của công ty. Dưới đây là một số cách để xây dựng mối quan hệ giúp nâng cao uy tín và tầm nhìn của công ty:

- Chăm sóc khách hàng: Luôn đặt khách hàng lên hàng đầu, chăm sóc khách hàng tốt, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và cung cấp dịch vụ chất lượng, đem lại sự hài lòng cho khách hàng. Khách hàng sẽ trở thành người tiếp thị cho công ty của bạn thông qua sự hài lòng của họ.

- Góp phần vào cộng đồng: Tham gia các hoạt động tình nguyện, ủng hộ các hoạt động xã hội và góp phần vào cộng đồng sẽ giúp tạo dựng hình ảnh tốt của công ty và nâng cao tầm nhìn của công ty trong cộng đồng.

- Hợp tác với đối tác: Hợp tác với các đối tác, đối tác tiềm năng và khách hàng có thể giúp tạo ra cơ hội mới và mở rộng tầm nhìn của công ty. Hợp tác có thể giúp tăng cường sức mạnh và đưa sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đến nhiều khách hàng hơn.

- Xây dựng thương hiệu: Xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ có thể giúp tạo dựng hình ảnh tích cực của công ty và nâng cao uy tín của công ty trong mắt khách hàng và đối tác.

- Thực hiện các cam kết đạo đức: Công ty nên thực hiện các cam kết đạo đức, tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực đạo đức trong các hoạt động kinh doanh để xây dựng được uy tín và lòng tin của khách hàng và đối tác.

- Thường xuyên đàm phán và giao tiếp: Thường xuyên đàm phán và giao tiếp với khách hàng, đối tác và cộng đồng để hiểu rõ hơn về nhu cầu của họ và đưa ra các giải pháp phù hợp để giải quyết vấn đề. Giao tiếp tốt có thể giúp xây dựng mối quan hệ tốt và nâng cao uy tín của công ty.

5.3. Giúp xây dựng mạng lưới rộng lớn

Xây dựng mối quan hệ có thể giúp mở rộng mạng lưới của bạn và tạo ra cơ hội mới. Dưới đây là một số cách để xây dựng mối quan hệ giúp mở rộng mạng lưới của bạn:

- Networking: Networking là việc tham gia các sự kiện, hội thảo, các cuộc họp và gặp gỡ để gặp gỡ những người có cùng sở thích, kinh nghiệm hoặc khả năng giúp đỡ trong công việc của bạn. Từ đó, bạn có thể xây dựng mối quan hệ và mở rộng mạng lưới của mình.

- Liên kết với đối tác: Liên kết với các đối tác, đối tác tiềm năng hoặc các công ty cùng ngành có thể giúp tạo ra cơ hội mới và mở rộng mạng lưới của bạn.

- Sử dụng mạng xã hội: Sử dụng các mạng xã hội như LinkedIn, Facebook hoặc Twitter để kết nối với các chuyên gia, đối tác và khách hàng. Các mạng xã hội là một công cụ mạnh mẽ để mở rộng mạng lưới của bạn và kết nối với những người mới.

- Tham gia các diễn đàn trực tuyến: Tham gia các diễn đàn trực tuyến về lĩnh vực của bạn có thể giúp bạn kết nối với những người chuyên môn và giới thiệu cho họ về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

- Tạo liên kết với khách hàng hiện tại: Liên kết với khách hàng hiện tại của bạn, đặc biệt là những khách hàng trung thành và hài lòng, có thể giúp tạo ra cơ hội mới và mở rộng mạng lưới của bạn.

- Tham gia các câu lạc bộ và tổ chức: Tham gia các câu lạc bộ và tổ chức có liên quan đến lĩnh vực của bạn có thể giúp bạn gặp gỡ những người có chung sở thích và tạo ra cơ hội mới.

- Đưa ra các chương trình khuyến mãi và chiến dịch quảng cáo: Đưa ra các chương trình khuyến mãi và chiến dịch quảng cáo để thu hút khách hàng mới và mở rộng mạng lưới của bạn.

6. Tổng kết

Như vậy trên đây chúng tôi đã thông tin đến bạn 8 cách xây dựng mối quan hệ trong kinh doanh hiệu quả nhất. Để đạt được hiệu quả trong kinh doanh thì kỹ năng mềm đóng vai trò rất quan trọng, bạn cần có kỹ năng mềm để thuyết phục khách hàng cũng như ứng xử mọi tình huống. Mời bạn đọc tham khảo thêm những khoá học kỹ năng mềm trên Unica để có thêm nhiều kiến thức và kỹ năng xử lý tình huống cho mình.

Trở thành hội viên
0/5 - (0 bình chọn)