Quản trị tài chính doanh nghiệp là một trong những công việc của nhà quản lý doanh nghiệp. Quản trị tài chính tốt không chỉ giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận mà còn đưa doanh nghiệp vượt đà phát triển. Vậy quản trị tài chính doanh nghiệp là gì? Mục tiêu cũng như vai trò và chức năng của nó là gì? Hãy cùng UNICA tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Quản trị tài chính doanh nghiệp là gì?
Quản trị tài chính doanh nghiệp có tên Tiếng Anh là Financial Management trong kinh tế học là việc lập kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo, kiểm soát các hoạt động tài chính ví dụ như: mua sắm, sử dụng các quỹ tài chính của doanh nghiệp vào các hoạt động cần thiết.
Quản trị tài chính doanh nghiệp gắn bó liền với tài chính kế toán. Nó được thể hiện trong việc quản lý các báo cáo tài chính (mà cụ thể là bảng cân đối kế toán ở trong nó).
Việc quản trị tài chính trong doanh nghiệp cần phải áp dụng các nguyên tắc quản lý chung cho các nguồn lực tài chính của doanh nghiệp.
Quản trị tài chính doanh nghiệp là gì?
Nguyên tắc quản trị doanh nghiệp hiệu quả
Có rất nhiều nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả. Bạn có thể tham khảo một vài nguyên tắc dưới đây:
- Trade-off: Rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng cao
Việc chấp nhận mức độ rủi ro và kiểm soát rủi ro như thế nào để đảm bảo lợi nhuận thu lại từ việc đầu tư hiệu quả nhất là một trong những nguyên tắc mà bất cứ nhà quản trị tài chính nào cũng phải xem xét cẩn thận.
- Tác động của thuế
Có thể lấy ví dụ cùng là quyết định đầu tư vào xây dựng nhà xưởng (tài sản cố định) doanh nghiệp có thể sẽ phải đối mặt với lựa chọn mức ưu đãi thuế hoặc ưu đãi thuế sử dụng đất, tài nguyên ở những địa phương khác nhau. Đôi lúc chính sách thuế ưu đãi của địa phương sẽ là đòn bẩy giúp doanh nghiệp hoạt động tốt hơn song cũng có thể sẽ tác động theo chiều ngược lại.
- Vốn vay và vốn chủ sở hữu: Tận dụng đòn bẩy tài chính
Sẽ có nhiều rào cản nếu chỉ sử dụng lượng vốn có giới hạn của chủ sở hữu để đầu tư phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, để tối ưu hóa lợi nhuận, vốn vay hay đòn bẩy tài chính sẽ là một yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy hiệu quả kinh doanh song đồng thời nếu sử dụng không hiệu quả nó cũng là gánh nặng tương ứng cho bản thân doanh nghiệp.
Nguyên tắc quản trị tài chính cho doanh nghiệp cần chú ý
Các yếu tố trong quản trị tài chính doanh nghiệp
Có thể bạn chưa biết nhưng trong quản trị tài chính doanh nghiệp sẽ bao gồm rất nhiều các yếu tố, sau đây là một số các yếu tố tiêu biểu:
- Quyết định đầu tư
Bao gồm đầu tư vào tài sản cố định hay còn gọi là ngân sách vốn. Đầu tư vào tài sản hiện tại cũng là một phần của quyết định đầu tư được gọi là quyết định vốn lưu động.
- Quyết định tài chính
Các quyết định này liên quan đến việc huy động tài chính từ nhiều nguồn lực khác nhau, sẽ phụ thuộc vào quyết định về loại nguồn vốn, chi phí tài chính và lợi tức lúc đó.
- Quyết định cổ tức
Người làm công tác quản lý tài chính phải đưa ra quyết định liên quan đến phân phối lợi nhuận ròng. Lợi nhuận ròng được chia thành 2 loại: Cổ tức cho cổ đông và lợi nhuận giữ lại
Mục tiêu quản trị tài chính doanh nghiệp
Mục tiêu chính của quản trị tài chính doanh nghiệp đó chính là để xác định dòng tiền ra vào trong trên tất cả các hoạt động của doanh nghiệp. Vậy nếu chia nhỏ ra thì mục tiêu của quản trị tài chính doanh nghiệp là gì?
Mục tiêu ngắn hạn
Việc quản trị tài chính hướng đến mục tiêu ngắn hạn là giúp doanh nghiệp có các danh mục đầu tư an toàn, quỹ đầu tư cần phải được đầu tư vào dự án an toàn để có tỷ lệ lợi nhuận ổn định. Bên cạnh đó, mục tiêu ngắn hạn trong việc quản trị tài chính còn là giúp duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh một cách hợp lý nhất, đảm bảo sự cân bằng giữa chủ đầu tư và vốn của chủ đầu tư nhằm tối ưu chi phí mà vẫn đạt hiệu quả như mong muốn.
Mục tiêu dài hạn
Mục tiêu quan trọng nhất của tài chính doanh nghiệp đó chính là đảm bảo lợi nhuận kỳ vọng cho các cổ đông, tối ưu hoá chi phí lợi nhuận sau thuế và tối ưu lợi nhuận trên mỗi cổ phần của công ty. Thiết lập quản trị doanh nghiệp công ty luôn phát triển vững mạnh, kể cả khi không may có gặp sự cố bất ngờ xảy đến.
Việc quản lý tài chính hướng đến mục tiêu dài hạn và ngắn hạn
Phương pháp quản trị doanh nghiệp hiệu quả
Để có thể quản trị doanh nghiệp hiệu quả và tối ưu nhất không phải là một việc đơn giản. Sau đây Unia sẽ chia sẻ cho bạn một số phương pháp.
- Hoạch định chi tiết chiến lược: Đây là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất mà nhà quản lý nào cũng cần phải thực hiện. Việc xây dựng rõ ràng, chi tiết các chiến lược phần nào xác định được mục tiêu hoạt động cũng như phương hướng cần thực hiện cho toàn bộ hệ thống. Từ đó, thúc đẩy quá trình dự án thực hiện một cách xuyên suốt, ổn định và nhanh chóng hơn. Ngoài ra, việc hoạch định chi tiết chiến lược cũng tạo động lực cho nhân viên làm việc, tăng năng suất hơn.
- Phân bổ công việc cho từng bộ phận: Sau khi đã xác định được chiến lược, tiếp theo sẽ tiến hành phân bổ công việc cho từng bộ phận. Việc này không hề đơn giản, thậm chí nó còn tốn rất nhiều thời gian bởi người quản lý phải nắm rõ được khả năng của từng bộ phận, từng nhân sự thì mới phân bổ hợp lý được.
- Thiết kế cơ cấu tổ chức phù hợp: Để quản trị tài chính doanh nghiệp hiệu quả, sau khi đã phân bổ công việc xong sẽ tiến hành thiết kế cơ cấu tổ chức sao cho phù hợp với chiến lược cũng như những điều kiện, môi trường của doanh nghiệp. Việc thiết kế cơ cấu tổ chức này phải bắt đầu từ những vấn đề chung nhất cho đến những vấn đề phức tạp.
- Kiểm soát dữ liệu: Để quản trị doanh nghiệp hiệu quả sẽ cần phải kiểm soát được các dữ liệu gồm: sản phẩm ra vào, dòng tiền, khoản thu nợ, hàng tồn kho.
Phương pháp để quản trị doanh nghiệp đạt hiệu quả cao
Chức năng của quản trị tài chính doanh nghiệp
Quản trị tài chính doanh nghiệp sở hữu rất nhiều chức năng. Sau đây Unica sẽ chia sẻ cho bạn một số chức năng của quản trị tài chính doanh nghiệp tiêu biểu:
Ước tính các yêu cầu về vốn
Người quản trị tài chính doanh nghiệp phải lập dự toán liên quan đến các yêu cầu về vốn của công ty. Điều này sẽ phụ thuộc vào chi phí và lợi nhuận dự kiến của các chương trình với chính sách trong tương lai. Các ước tính phải được thực hiện một cách đầy đủ để có thể tăng khả năng kiếm tiền của doanh nghiệp.
Xác định thành phần vốn
Khi dự toán đã được thực hiện, cơ cấu vốn phải được quyết định. Điều này liên quan đến phân tích nợ ngắn hạn và dài hạn. Điều này sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ vốn chủ sở hữu của một công ty đang sở hữu và các quỹ bổ sung phải được huy động từ bên ngoài.
Lựa chọn nguồn vốn
Để có thể kiếm thêm lợi nhuận, một doanh nghiệp cần phải đưa ra nhiều lựa chọn như:
- Phát hành cổ phiếu và trái phiếu.
- Các khoản cho vay được lấy từ ngân hàng và các tổ chức tài chính.
- Tiền gửi công khai được rút ra như hình thức trái phiếu.
- Lựa chọn yếu tố sẽ phụ thuộc vào giá trị tương đối và mức độ thiệt hại của từng nguồn và thời gian tài trợ.
Đầu tư của các quỹ
Người quản trị phải quyết định phân bổ tiền vào các dự án có lợi nhuận, nghĩa là mang về doanh thu lớn để có sự an toàn về đầu tư và lợi nhuận thường xuyên của những người làm kinh tế. Đầu tư vào những dự án có lợi nhuận cao được đánh giá là phương pháp đầu tư an toàn.
Quản trị tài chính doanh nghiệp mang lại rất nhiều những chức năng tuyệt vời
Quăng bỏ thặng dư
Quyết định về lợi nhuận ròng phải được thực hiện bởi người quản trị tài chính. Điều này có thể được thực hiện theo 2 cách dưới đây:
- Tuyên bố cổ tức: Bao gồm việc xác định tỷ lệ cổ tức và các lợi ích khác như tiền thưởng.
- Lợi nhuận giữ lại: Phụ thuộc vào kế hoạch mở rộng, đổi mới, đa dạng hóa của công ty
Quản lý tiền mặt
Người chịu trách nhiệm quản trị tài chính doanh nghiệp cần phải đưa ra quyết định liên quan đến việc quản lý tiền mặt. Tiền mặt được yêu cầu cho nhiều mục đích như thanh toán tiền lương, tiền điện nước, thanh toán chủ nợ, đáp ứng các khoản nợ tới hạn, duy trì cổ phiếu, mua nguyên vật liệu…
Kiểm soát tài chính
Người quản lý tài chính doanh nghiệp không chỉ lập kế hoạch sử dụng quỹ tài chính mà còn phải kiểm soát tài chính kinh tế. Điều này có thể được thực hiện thông qua nhiều kỹ thuật như phân tích tỷ lệ dự báo tài chính, chi phí và kiểm soát lợi nhuận…
Người quản lý tài chính doanh nghiệp giúp lập kế hoạch sử dụng quỹ tài chính
Các công cụ quản trị tài chính
Để có thể quản trị tài chính doanh nghiệp hiệu quả người quản lý không chỉ thực hiện thủ công mà cần phải có công cụ. Cụ thể các công cụ quản trị tài chính điển hình đó là:
Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán sẽ bao gồm: thống kê chi phí cho từng khoản chi, thống kê phân bổ kế hoạch vốn và bảng quỹ vốn dự phòng. Mục đích của bảng cân đối kế toán đó là giúp doanh nghiệp định hình được rõ quỹ vốn đang sử dụng hiện tại, sau đó dần dần cân đối chi tiêu, bớt đi những khoản không cần thiết để tài chính doanh nghiệp được ổn định hơn.
Báo cáo kết quả kinh doanh
Báo cáo kết quả kinh doanh chắc chắn là một công cụ không thể thiếu. Bởi nếu không có báo cáo từng tuần, tháng, quý, năm thì doanh nghiệp sẽ không thể nắm rõ được tình hình kinh doanh. Mục đích của báo cáo là để có cái nhìn rõ nhất về tình hình kinh doanh đang phát triển hay đi xuống. Từ đó, biết được tài chính công ty đang như nào để định hướng lại kế hoạch kinh doanh.
Lưu chuyển tiền tệ
Lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tổng hợp lại tình hình tài chính, thu chi của công ty trong một khoảng thời gian nhất định. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ đóng vai trò rất quan trọng, nó chính là công cụ để phản ánh tình trạng đầu ra và đầu dòng tiền của doanh nghiệp. Nhờ đó. nhà quản lý có cái nhìn rõ ràng và cụ thể nhất về tổng vốn của doanh nghiệp.
Công cụ lưu chuyển dòng tiền trong quản trị tài chính doanh nghiệp
Báo cáo dòng tiền
Báo cáo dòng tiền về cơ bản cũng như báo cáo lưu chuyển tiền tệ, nó chính là một dạng báo cáo tổng hợp hết mọi biến động dòng tiền của doanh nghiệp. Bảng báo cáo dòng tiền bắt buộc phải có: Thông tin các khoản thanh toán cho sản phẩm/ dịch vụ, tiền chi ra (lương, phúc lợi, thuế thu nhập), tiền lãi từ ngân hàng.
Phân tích điểm cân bằng (Break-even analysis)
Điểm cân bằng được xem như là ngưỡng để xác định doanh thu, nghĩa là sau khi đạt được điểm cân bằng doanh nghiệp sẽ có thể tạo ra được lợi nhuận. Phân tích được điểm cân bằng vốn sẽ giúp doanh nghiệp xác định được mức giá ổn định để đưa ra thị trường, biết được mục tiêu mà doanh nghiệp đang đi có phù hợp hay không. Bên cạnh đó, phân tích rõ ràng điểm cân bằng cũng giúp doanh nghiệp phân tích cụ thể được hiệu quả của dự án kinh doanh.
Trở thành chuyên gia trong lĩnh vực Quản trị doanh nghiệp bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn nắm vững thế nào là quản trị, thế nào là quản lý, khi nào thì nên sử dụng quản trị, khi nào thì quản lý. Bạn sẽ hiểu được mấu chốt quản trị: Chọn đúng hướng, đúng người, đúng thời điểm, và các ví dụ thực tế. Ngoài ra, bạn cũng sẽ hiểu sâu về quan hệ cổ đông và muôn vàn khó khăn nghề lãnh đạo. Đăng ký ngay:
Phân tích điểm rơi (số đóng cửa)
Bên cạnh những công cụ trên, để quản trị tài chính hiệu quả doanh nghiệp cũng cần phải phân tích kỹ càng điểm rơi. Điểm rơi chính là tiền doanh nghiệp chi trả mà không mang lại lợi nhuận gì. Việc phân tích được điểm rơi giúp nêu ra các tiêu chí về tình hình. Từ đó, doanh nghiệp sẽ tối ưu nguồn vốn để thực hiện cho những công việc khác.
Quản lý vốn (Capital management)
Quản lý vốn chính là mục tiêu chốt của quản trị tài chính doanh nghiệp. Vì vậy, công cụ quản lý vốn là bắt buộc phải có, công cụ này đóng vai trò vô cùng quan trọng để doanh nghiệp nắm bắt được tài chính. Từ đó, đưa ra được những quyết định đầu tư hiệu quả hay linh động vốn cho những việc khác được tốt hơn.
Công cụ quản trị tài chính doanh nghiệp
Khó khăn khi quản trị tài chính doanh nghiệp
Trong quá trình quản trị tài chính doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn, tiêu biểu như: khó khăn thiếu thông tin, thiếu kiến thức về tài chính, khó khăn về quản lý dòng tiền hay thay đổi giá cả. Cụ thể
Thiếu thông tin và kiến thức về tài chính
Doanh nghiệp để quản trị tài chính thường xuyên gặp khó khăn khi không thể tổng hợp được hết các thông tin về dòng tiền. Thêm nữa lại không có nhiều kiến thức về tài chính. Khi những thông tin hay kiến thức về tài chính không đủ sẽ không thể quản lý được rõ ràng quỹ tài chính của doanh nghiệp. Để khắc phục điều này, doanh nghiệp có thể sử dụng thêm công cụ hỗ trợ hay chiêu mộ, tuyển dụng những người có kiến thức về tài chính.
Khó khăn trong quản lý dòng tiền
Khó khăn trong quản lý dòng tiền thường bắt nguồn từ việc chưa kiểm soát được công ty, chưa có chính sách xử lý nợ dẫn đến thiếu hụt tiền. Ngoài ra, khó khăn trong quản lý dòng tiền cũng thể hiện ở việc kiểm soát không chặt chẽ hàng hóa, xuất nhập tồn kho chưa chính xác. Để khắc phục điều này, doanh nghiệp cần phải chú ý tập trung cao độ, lập báo cáo đầy đủ tất cả các khoản thu chi ra, kể cả các khoản chưa thu hồi được công nợ.
Thay đổi giá cả và rủi ro thị trường
Giá cả thị trường thường xuyên lên xuống, biến động không ngừng, điều này gây khó khăn trực tiếp đến quá trình quản trị tài chính của doanh nghiệp. Để khắc phục điều này, doanh nghiệp nên có một bảng thống kê cho quỹ dự phòng để sử dụng khi giá cả thay đổi hay khi gặp rủi ro thị trường. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp được chủ động hơn, quản lý được chi tiết tài chính
Tổng kết
Trên đây Unica đã chia sẻ đến các bạn những điều cần biết về những điều cần biết về quản trị tài chính doanh nghiệp là gì? Nguyên tắc, mục tiêu quản trị. Hy vọng bài viết mang đến nhiều hữu ích cho bạn đọc. Bạn đọc quan tâm tới kinh doanh hãy tham khảo ngay những khoá học kinh doanh trên Unica để có được những kiến thức và những chiến thuật mới nhất.