Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Thủy đậu ở trẻ nhỏ: Dấu hiệu và biện pháp phòng tránh hiệu quả

Bệnh thủy đậu thường hay xuất hiện ở trẻ nhỏ do bị lây truyền, bệnh này mang đặc trưng của bệnh truyền nhuyễn cấp tính, trẻ em mắc phải là do virut thủy đậu đã gây ra tuy nhiên thì virut này không gây hại trực tiếp tới cơ thể bé nhưng phụ huynh không thể không biết tới thông tin quan trọng về bệnh này.

1. Bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ là gì?

Thủy đậu là một bệnh do chủng Virus Varicella Zoster gây ra với đối tượng thường mắc là trẻ nhỏ dưới 10 tuổi. Ngoài ra, người lớn, đặc biệt là phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu. 

Bệnh thủy đậu có khả năng lây lan nhanh thông qua tiếp xúc bên ngoài, qua không khí hoặc nước bọt từ người bị thủy đậu khi họ nói chuyện, ho hoặc hắt hơi, sổ mũi. 

Bệnh thủy đậu nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ để lại biến chứng sau này cũng như hình thành ổ dịch với tốc độ lây truyền nhanh. 

2. Dấu hiệu xuất hiện bệnh

Trẻ con mắc phải bệnh qua đường hô hấp khi tiếp xúc với những người đã mắc phải bệnh, khi mắc bệnh bé sẽ không có cảm giác gì đau đớn trong người nhưng nếu không điều trị cẩn thận và dứt điểm thì ảnh hưởng nghiêm trọng có thể gây ra viêm màng não, viêm gan, viêm mô tế bào,...
Vậy nên các bậc phụ huynh cần phát hiện ra triệu chứng bệnh ở bé và kịp thời chữa trị, bởi rằng trẻ con sẽ không tự nhận biết được và nó đúng các triệu chứng mà bé đang cảm thấy.

2.1. Trẻ chán ăn, sốt và mệt mỏi

Hãy để ý xem gia đình bạn hay người thân, môi trường bé đến có ai đang bị bệnh này không, nếu có và thấy bé đột nhiên chán ăn, không muốn ăn, người mệt mỏi, bé không chơi đùa như thường ngày và thấy có hiện tượng sốt, các bậc phụ huynh nên lưu ý ngay. Nếu trên cơ thể trẻ xuất hiện kèm thêm các mụn nhỏ thì hãy lưu ý hơn, có thể rằng đã chính xác khoảng 80% là trẻ đã bị nhiễm virut thủy đậu rồi đấy.

2.2. Trẻ xuất hiện các phỏng nước

>>> Xem ngay: Trẻ sơ sinh bị nấc cụt: 4 Cách chữa hiệu quả nhất?

benh-thuy-dau-o-tre.png

Trẻ xuất hiện các phỏng nước

- Hãy để ý hơn khi tắm thay đồ cho trẻ, nếu thấy lưng bụng mặt có các nốt phỏng sau đó sẽ lan dần ra tay chân và các bộ phận khác của trẻ. 

- Các nốt phỏng nước này không lớn nhưng thường sẽ có màu đục chứa mủ nếu là nghiêm trọng hay là các mụn nước trong thì bệnh mới đang ở mức nhẹ.

- Lưu ý thêm với các mụn này thì trong khoảng 1 tuần sẽ hết, mụn không để lại sẹo nhưng nếu không chữa trị cẩn thận thì mụn sẽ nhiễm trùng và gây lên các vết sẹo tại nơi xuất hiện mụn.

3. Bệnh thủy đậu gây ra những biến chứng nguy hiểm nào?

Bệnh thủy đậu là một bệnh lành tính, thế nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại những biến chứng vô cùng nguy hiểm không chỉ cho trẻ nhỏ mà cả người lớn. Cụ thể: 

- Trẻ nhỏ bị thủy đậu nếu không được vệ sinh sạch sẽ dễ dẫn đến nhiễm trùng mụn nước, xuất huyết bên trong làm lở loét, có mủ.

- Người lớn có thể bị viêm màng não do biến chứng của thủy đậu sau khi bóng nước nổi 7 ngày. 

- Thủy đậu có thể kèm theo các biểu hiện như tức ngực, ho ra máu, khó thở dẫn đến bệnh lý viêm phổi thủy đậu

- Phụ nữ bị thủy đậu có thể gây hại đến thai nhi như: dị tật, để non hoặc thậm chỉ là tử vong.

4. Phương pháp điều trị bệnh

Trẻ em dưới 12 tuổi thường dễ mắc bệnh nhất bởi và mắc bệnh là do virut VZV đã ký sinh trong người trẻ và có thể sẽ gây lên cho trẻ bị zona sau này dù đã khỏi thủy đậu. Điều trị thế nào là đúng cách?

Nếu đã vừa thấy các hiện tượng của trẻ như vậy hãy đưa ngay tới các cơ sở ý tế để bác sĩ có thể khám và chuẩn đoán chính xác.

Về phía bố mẹ khi gặp phải vấn đề này hãy nên:

- Giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé, vệ sinh thân thể nhẹ nhàng bằng nước ấm tránh việc làm vỡ mụn và thấm khô người với khăn khô và mềm.

- Các đồ dùng ăn uống sinh hoạt hàng ngày phải được đảm bảo sạch sẽ và cẩn thận như cốc chén, bát đũa, khăn mặt,... để riêng và khử khuẩn.

- Tiếp nhiều nước cho bé.

- Quần áo cần thoải mái không nên bó hay ấm.

- Nhưng tốt nhất hãy làm theo thêm các chỉ định của bác sĩ với từng tình trạng nặng nhẹ của bé.

>>> Xem ngay: Trẻ bị tay chân miệng bôi thuốc gì? 8 loại thuốc an toàn cho bé

thuy-dau-o-tre-nho-2.jpg

Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ khi trẻ mắc thủy đậu

5. Cách phòng tránh bệnh thủy đậu ở trẻ

Để phòng tránh bệnh thủy đậu một cách hiệu quả, bạn nên cho con đi tiêm phòng Vacxin ngăn ngừa thủy đậu với lịch cụ thể như sau:

Mũi 1: Trẻ được 1 tuổi, cha mẹ nên đưa con đi tiêm phòng thủy đậu mũi 1.

Mũi 2: Giai đoạn từ 1-13 tuổi, sau khi tiêm mũi 1 ít nhất là 30 ngày.

Ngoài ra, bố mẹ có thể phòng tránh bệnh thủy đậu cho con bằng cách:

- Không cho trẻ tiếp xúc với người đang bị thủy đậu

- Không dùng chung bàn chải đánh răng, khăn mặt, bát đĩa, cốc chén với người đang bị thủy đậu.

- Bệnh nhân mắc thủy được phải được cách ly với người thân và cộng đồng trong không gian sạch sẽ, thoáng mát, đảm bảo vệ sinh. 

Đi tiêm vac-xin cho trẻ

Đi tiêm vac-xin cho trẻ

6. Trẻ bị thủy đậu nên kiêng gì?

Trong thời gian trẻ bị thủy đậu, để giúp cho trẻ nhanh khỏi bệnh, cha mẹ nên kiêng một số loại thực phẩm như sau: 

- Thức ăn chứa quá nhiều dầu mỡ như đồ chiên rán.

- Thức ăn cay nóng như: hạt tiêu, ớt, tỏi, quế, gừng.

- Các loại hải sản mà thị như thịt dê, thịt ngan, thịt chó.

- Không ăn những loại quả có tính nóng như: nhãn, vải, mận, đào.

Tuy nhiên là bậc phụ huynh thì vấn đề về sức khỏe trẻ nhỏ vẫn là đáng quan tâm nhất, hãy tham gia khoá học dạy con thông minh để bạn sẽ lĩnh hội được các kiến thức về dinh dưỡng một cách khoa học nhất để đảm bảo sức khỏe cho trẻ nhỏ và những người xung quanh.

0/5 - (0 bình chọn)