Mua 3 tặng 1

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì để hiệu quả và an toàn?

Mua 3 tặng 1

Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì? Cần kiêng gì cho trẻ khi mắc bệnh? là những thắc mắc được rất nhiều ông bố bà mẹ quan tâm. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây, Unica sẽ giúp các bậc phụ huynh biết được loại thuốc phù hợp cũng như cách chăm sóc tốt nhất được chuyên gia lưu ý khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng.

1. Dấu hiệu nhận biết tay chân miệng ở trẻ em

Chân tay miệng là một trong những bệnh phổ biến ở trẻ em do virus đường ruột gây ra, cụ thể hơn là virus Coxasackieviruses và Enterovirus 71. Đối với bệnh chân tay miệng thì nó có thể xảy ra quanh năm, tuy nhiên thông thường bệnh sẽ gia tăng nhiều nhất là từ tháng 2 - 4 và tháng 9 - 12. Bệnh chân tay miệng có xu hướng lây lan nhanh chóng từ trẻ này sang trẻ khác qua nhiều hình thức, phổ biến nhất là qua các chất tiết mũi, miệng, phân, nước bọt.

Để biết được trẻ có đang bị mắc bệnh chân tay miệng hay không, mẹ có thể nhận biết qua một số các dấu hiệu sau:

- Trẻ nổi mẩn đỏ như muỗi đốt, không ngứa, tuỳ từng vị trí sẽ gây đau.

- Trẻ sốt, có thể sốt cao lên đến 38 - 39 độ C.

- Trẻ biếng ăn, khó chịu, thường xuyên quấy khóc, đột ngột giật mình.

- Trẻ đau họng, đau rát răng miệng, chảy nước bọt liên tục.

- Đối với các nốt sang thương ở miệng, thường là những vết loét đỏ, đường kính 2 - 3cm, vị trí xuất hiện nhiều nhất là niêm mạc má, nướu, vòm họng, lưỡi gây đau.

- Đối với các nốt sang thương trên da, thường là những nốt bọng nước, đường kính 2 - 10mm, hình bầu dục hoặc hình hơi tròn, nổi cộm. Các nốt này về cơ bản không gây đau nhưng khi bóng nước khô thì sẽ để lại vết thâm trên da.

- Trẻ ngủ li bì, khó đánh thức trẻ dậy.

Mẹ cần để ý kỹ những đặc điểm của bệnh chân tay miệng này để kịp thời phát hiện và xử lý cho con một cách tốt nhất, tránh để tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn.

tre-bi-tay-chan-mieng-boi-thuoc-gi.jpg

Bệnh chân tay miệng xuất hiện khiến trẻ cảm thấy vô cùng khó chịu

2. Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng thường do các loại virus thuộc nhóm Enterovirus gây ra, đặc biệt là Enterovirus 71 (EV71) và Coxsackievirus. Các loại virus này lây lan qua tiếp xúc với chất lỏng từ mũi, họng, nước bọt, nước mủ hoặc phân của những người bị nhiễm virus.

Ngoài nguyên nhân chính là do virus, bệnh tay chân miệng cũng có thể lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp với các chất lỏng cơ thể của người bị nhiễm hoặc thông qua tiếp xúc gián tiếp với các bề mặt,  vật dụng mà virus đã tiếp xúc, chẳng hạn như: đồ chơi, đồ ăn, đồ dùng sinh hoạt, nước hoặc bể bơi.

Trẻ em có hệ miễn dịch yếu, đặc biệt là những trẻ em chưa phát triển đầy đủ hệ miễn dịch, có khả năng cao bị nhiễm virus và phát triển bệnh tay chân miệng. Một số các nguyên nhân khác như: vệ sinh cá nhân cho trẻ không sạch sẽ, không giữ gìn sạch sẽ môi trường sống của trẻ và trẻ không có thói quen rửa tay sạch sẽ cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh chân tay miệng.

tre-bi-tay-chan-mieng-boi-thuoc-gi.1.jpg

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là một bệnh lý nhiễm trùng do virus gây ra

3. Tiêu chí lựa chọn thuốc bôi chân tay miệng cho bé

Thuốc bôi được đánh giá là phương pháp hiệu quả giúp làm dịu các tổn thương do bệnh chân tay miệng gây ra. Trước khi đi sâu vào tìm hiểu chân tay miệng bôi gì tốt các bậc phụ huynh cần phải nắm chắc được các tiêu chí lựa chọn thuốc bôi chân tay miệng cho bé. Sau đây là một số các tiêu chí cơ bản:

3.1. Phổ kháng khuẩn rộng, hiệu quả với cả virus gây bệnh

Tiêu chí quan trọng hàng đầu trong việc lựa chọn thuốc bôi chân tay miệng cho trẻ đó là lựa chọn loại thuốc có độ phổ kháng khuẩn rộng, hiệu quả với cả virus gây bệnh. Thuốc bôi đáp ứng được tiêu chuẩn này sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm ở trẻ. Đồng thời nó cũng giúp hạn chế quá trình viêm loét do virus gây ra.

3.2. Không gây kích ứng da của trẻ

Thuốc sử dụng để bôi chân tay miệng cho bé không phải loại thuốc nào cũng phù hợp, có loại phù hợp với trẻ này nhưng lại không phù hợp với trẻ khác, vì vậy cha mẹ cần hết sức lưu ý. Da trẻ rất nhạy cảm, nên khi sử dụng thuốc cần lựa chọn loại phù hợp để không gây kích ứng cho trẻ. Các mẹ nên ưu tiên lựa chọn những loại sản phẩm đã được kiểm định về chất lượng cũng như độ an toàn. Sản phẩm thuốc sử dụng để chữa chân tay miệng phải không chứa chất độc hại, không dễ gây kích ứng cho bé.

dieu-chinh-lai-che-do-an-uong.jpg

Cha mẹ cần phải lựa chọn đúng loại thuốc phù hợp để bé không bị kịch ứng da

3.3. Nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại thuốc chữa chân tay miệng là hàng giả, hàng nhái, không có xuất xứ rõ ràng. Mẹ cần tránh các loại thuốc này để đảm bảo quá trình chữa bệnh cho con mang lại hiệu quả cao nhất. Việc sử dụng các loại thuốc không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng không chỉ gây tác dụng phụ mà còn làm cho tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn.

3.4. Không chứa kháng sinh, corticoid

Thuốc sử dụng để chữa bệnh chân tay miệng tuyệt đối không được chứa kháng sinh và corticoid, trừ trường hợp bội nhiễm. Việc sử dụng kháng sinh có thể dẫn đến tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh gây kháng thuốc. Đặc biệt, thuốc bôi có chứa corticoid còn có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở trẻ.

3.5. Phù hợp với độ tuổi của bé

Da của trẻ sơ sinh sẽ mỏng, nhạy cảm và sẽ có kết cấu khác nhau. Vì vậy trong quá trình sử dụng thuốc chữa chân tay miệng cho trẻ mẹ cần lưu ý, sử dụng đúng loại phù hợp nhất với độ tuổi của bé để cho hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.

4. Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì?

Bệnh tay chân miệng bôi thuốc gì hay thuốc bôi miệng cho trẻ bị chân tay miệng loại nào tốt là vấn đề đang được rất nhiều các bậc phụ huynh quan tâm. Khi đi khám, các bác sĩ thường tư vấn sử dụng các loại dung dịch sát khuẩn nhẹ nhàng cho da như: milian, xanh methylen… và sử dụng kamistad, zytee cho niêm mạc khi da bắt đầu xuất hiện các vết loét. Cụ thể như sau:

4.1. Dung dịch Dizigone và Dizigone nano bạc

Sản phẩm đầu tiên mà Unica muốn chia sẻ với bạn để trả lời câu hỏi: “Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì?” đó là dung dịch Dizigone và Dizigone nano bạc. Đây là sản phẩm chữa bệnh chất lượng xuất xứ tại Việt Nam sử dụng được cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

dung-dich-Dizigone-Dizigone-nano-bac.jpg

Dung dịch Dizigone và Dizigone nano bạc giúp phục hồi những tổn thương trên da

Với các thành phần chính như: HCIO, chiết xuất lô hội, nano bạc, tinh dầu tràm trà, chiết xuất cúc la mã,... Dung dịch Dizigone và Dizigone nano bạc giúp đẩy lùi nhanh chóng mụn nước, phát ban ngoài da và cả lở loét ở trong miệng của bé. Không chỉ có vậy, thuốc còn thúc đẩy và phục hồi những tổn thương trên da, ngăn ngừa vết thâm sẹo của bệnh để lại hiệu quả.

Dung dịch Dizigone và Dizigone nano bạc cách dùng vô cùng đơn giản: Đối với vết loét trong khoang miệng thì bạn thấm hoặc xịt dung dịch vào gạc rơ lưỡi rồi lau nhẹ nhàng cho bé. Nếu bé biết súc miệng rồi thì có thể dùng làm nước súc miệng cho bé. Đối với các nốt phát ban ngoài da, mẹ thấm dung dịch vào bông rồi vệ sinh cho bé, kết hợp thoa kem Dizigone nano bạc, thực hiện 4-5 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả cao nhất.

4.2. Xanh Methylen

Xanh Methylen là một loại thuốc được sử dụng nhiều trong việc điều trị bênh tay chân miệng ở trẻ. Đây là một loại dung dịch có tác dụng sát khuẩn vết thương ngoài giueps tiêu diệt các virut gây hại, gây ra vết thương ngoài ra này. Điển hình như bệnh tây chân miệng, sử dụng Xanh Methylen bôi vào tất cả các nốt phát ban trên cơ thể trẻ. Ngược điểm của loại thuốc này là rất dễ bẩn quần áo của trẻ, tuy nhiên hiệu quả thì rất đáng ngạc nhiên đấy nhé!

qRSb852.jpg

Xanh Methylen thuốc bôi tay chân miệng hữu hiệu cho bé

4.3. Betadine 10%

Betadine là một loại dung dịch kháng khuẩn có thành phần chính là Povidone iod nồng độ 10%. Với Beatadine, thuốc không chỉ có chức năng kháng khuẩn mà nó còn có tác dụng tuyệt vời trong việc hạn chế các vết loét trên da lan ra mạnh mẽ hơn.

tre-bị-chan-tay-mieng-boi-gi-4.jpg

Betadine còn có tác dụng tuyệt vời trong việc hạn chế các vết loét trên da

4.4. Dung dịch Glycerin borat

Dung dịch Glycerin Borat có nguồn gốc từ Việt Nam với thành phần chính là Natri Tetraborat 3%. Với giá thành thấp chỉ khoảng 15000 đồng /1 chai, mẹ có thể yên tâm sử dụng cho trẻ sơ sinh bằng cách thấm vào bông và bôi lên vùng da bị lở loét. 

tre-bị-chan-tay-mieng-boi-gi-5.jpg

Dung dịch Glycerin Borat sử dụng được cho cả trẻ sơ sinh

4.5. Thuốc tím

Thuốc tím là một loại thuốc vô cùng quen thuộc dùng cho trẻ bị chân tay miệng. Với giá thành khá rẻ, chỉ khoảng 8000 đồng 1 gói, mẹ có thể dùng để sát khuẩn cho bé trong trường hợp bé bị nổi mụn nước hoặc phát ban.

tre-bị-chan-tay-mieng-boi-gi-3.jpg

Thuốc tím là một loại thuốc vô cùng quen thuộc dùng cho trẻ bị chân tay miệng

4.6. Thuốc bôi tay chân miệng Kamistad

Kamistad được sử dụng chủ yếu để bôi các vết thương trong miệng như: nhiệt miệng, lở loét miệng. Với thành phần an toàn được chiết xuất từ hoa cúc, bé có thể nuốt vào dạ dày khi bôi trong miệng mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

tre-bị-chan-tay-mieng-boi-gi-2.jpg

Gel Kamistad sử dụng được cho cả bôi miệng

4.7. Gel Kin Baby

Trẻ bị tay chân miệng bôi thuốc gì? Mẹ có thể sử dụng Gel Kin Baby để bôi phần khoang miệng cho bé. Ngoài chức năng là giảm đau các vết loét miệng, Kin Baby còn có tác dụng tuyệt vời trong việc làm mờ sẹo. Với thành phần là Chamomile, Acid Ursolic, Vitamin B5 gel Kin Baby có thể sử dụng cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. 

tre-bị-chan-tay-mieng-boi-gi-1.jpg

Gel Kin Baby có chức năng giảm đau, chữa lành các vết loét miệng

4.8. Gel bôi Su Bạc

Gel Su bạc là loại thuốc kháng khuẩn tự nhiên an toàn lành tính cho bé. Loại gel này có tác dụng diệt khuẩn, giúp vết thương mau lành, giảm ngứa cho vết thương. Các bận phụ huynh có thể yên tâm sử dụng bởi gel su bạc hoàn toàn không gây ra phản ứng hay tác dụng phụ cho bé. Thậm chí những vết thương ở niêm mạc miệng cũng không hề đáng e ngại. Bạn vẫn có thể thoải mái bôi cho bé mà không phải lo ngịa bất cứ vấn đề gì. 

KGxEmyz.jpg

Gel Su Bạc vô cùng lành tính cho bé

5. Tay chân miệng uống thuốc gì?

Sau khi đã biết được trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì chắc hẳn nhiều bậc phụ huynh cũng muốn biết loại thuốc uống để chữa bệnh này. Sau đây là một vài loại thuốc gợi ý cho các bố mẹ tham khảo.

5.1. Thuốc hạ sốt

Bố mẹ nếu như thấy bé có dấu hiệu sốt cao từ 38 độ C trở nên việc đầu tiên cần làm đó là cho bé uống thuốc hạ sốt. Thuốc hạ sốt acetaminophen (paracetamol) với liều lượng 10 – 15mg/kg sẽ giúp kìm hãm lại cơn sốt của bé. Đối với những trường hợp trẻ không uống hoặc khó uống thuốc hạ sốt, mẹ nên dùng những sản phẩm có mùi thơm để dụ dỗ bé uống thuốc. Nếu bé vẫn không uống, mẹ có thể thay bằng viên đặt hậu môn theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

5.2. Bù nước và chất điện giải cần thiết

Bé khi bị mắc bệnh tay chân miệng sẽ mất rất nhiều nước nên việc bù nước và chất điện giải là vô cùng cần thiết và quan trọng. Bố mẹ có thể bổ sung nước cho bé bằng nhiều cách như: cho bé uống nước hay cho bé uống dung dịch oresol, hydrite được pha theo liều lượng bác sĩ chỉ định. Để giúp bé đỡ đau họng khi bị bệnh chân tay miệng, bố mẹ nên cho bé súc miệng sạch sẽ và thường xuyên với nước muối.

bo-sung-them-nuoc-cho-be.jpg

Bổ sung thêm nước và chất điện giải cho bé

5.3. Bổ sung hàm lượng vitamin C và kẽm

Bé khi bị chân tay miệng, mẹ cần phải bổ sung hàm lượng vitamin C và kẽm để tăng cường sức đề kháng cho mẹ. Việc nạp vào cơ thể thật nhiều rau xanh, bắp cải, đu đủ hay các loại thực phẩm như: thịt, trứng, các loại hạt, sữa, ngũ cốc nguyên hạt chính là cách bổ sung hàm lượng vitamin C và kẽm tuyệt vời. Bổ sung vào cơ thể đủ hàm lượng vitamin C và kẽm sẽ giúp tăng cường hàng rào cơ thể, tạo kháng nguyên, kháng thể cho trẻ mau chóng lành bệnh hơn.

6. Lưu ý gì khi dùng thuốc điều trị tay chân miệng?

Bên cạnh việc nắm chắc được thông tin trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì bố mẹ cũng cần phải chú ý một vài những điều sau để quá trình chữa bệnh được tốt nhất.

- Khi sử dụng thuốc hạ sốt cho bé không nên lạm dụng sử dụng quá nhiều vượt mức khuyến cáo của nhà sản xuất.

- Tuyệt đối không được tự ý sử dụng các loại kháng sinh vì thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng tiêu diệt và ức chế vi khuẩn chứ không có tác dụng đặc trị chữa bệnh. Thuốc kháng sinh chỉ được chỉ định khi cơ thể bị bội nhiễm theo sự chỉ đạo của bác sĩ nên mẹ tuyệt đối cần phải chú ý.

- Tuyệt đối không được trẻ thực hiện các loại thuốc có chứa thành phần aspirin, trừ khi có chỉ định của bác sĩ, vì thành phần này có thể gây ra hội chứng Reye nguy hiểm cho trẻ.

- Cho trẻ súc miệng, thực hiện sát khuẩn cho trẻ đúng nồng độ muối 0,9%, bởi việc pha nước vệ sinh mặn sẽ khiến trẻ bị xót và gây đau đớn cho trẻ.

- Quá trình sử dụng thuốc chữa chân tay miệng cho trẻ tại nhà cần tham khảo trước ý kiến của bác sĩ để hạn chế việc kích ứng và khiến vết loét trên da trở nên nghiêm trọng hơn.

tre-bi-tay-chan-mieng-boi-thuoc-gi.2.jpg

Khi trẻ mắc tay chân miệng, cha mẹ cần tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ cho trẻ

7. Một số câu hỏi liên quan đến thuốc điều trị chân tay miệng tại nhà

Để có thêm cho bản thân những thông tin hữu ích khác trong quá trình chăm sóc con cái, bố mẹ hãy bỏ túi cho mình những kiến thức có liên quan đến thuốc điều trị chân tay miệng tại nhà như sau:

7.1. Trẻ bị tay chân miệng có nên dùng kháng sinh không?

Trẻ bị chân tay miệng phần lớn các trường hợp đều sẽ không cần phải sử dụng thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh chỉ được bác sĩ chỉ định dùng cho trẻ khi có biểu hiện nhiễm trùng nặng hoặc cùng một lúc mắc các bệnh nhiễm trùng khác.

Việc sử dụng thuốc kháng sinh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và tuân thủ đúng liều lượng và thời gian uống. Quá trình điều trị bằng kháng sinh cần được theo dõi chặt chẽ để tránh tác dụng phụ và đảm bảo hiệu quả điều trị.

Để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả, hãy luôn tham khảo ý kiến và chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng kháng sinh cho trẻ bị tay chân miệng nhé.

7.2. Trẻ bị tay chân miệng có nên dùng Aspirin không?

Trẻ bị chân tay miệng không nên sử dụng Aspirin (acetylsalicylic acid). Bởi Aspirin có thể gây ra một hội chứng Reye. Hội chứng Reye là một tình trạng nhiễm độc dẫn đến tác động tiêu cực đến gan và não, có thể gây ra viêm gan cấp tính, suy gan và suy não. Tuy hội chứng Reye hiếm, nhưng nó có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ em. Vì vậy, cha mẹ cần tuyệt đối không nên dùng Aspirin cho con.

Thay vào đó, hãy tuân thủ theo các biện pháp điều trị không dùng Aspirin. Điều trị tập trung vào việc làm giảm triệu chứng, bao gồm việc sử dụng các thuốc giảm đau, làm dịu ngứa và giảm sốt được phù hợp với trẻ em dưới sự giám sát của bác sĩ.

8. Kết luận

Như vậy, UNICA đã giải đáp những thắc mắc của các bậc phụ huynh về vấn đề: Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì? Cần cho trẻ kiêng gì khi mắc bệnh? Hy vọng rằng, với những thông tin bổ ích trên, cha mẹ sẽ biết cách chăm sóc để giúp trẻ khỏi bệnh và phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Ngoài ra, để biết thêm nhiều kiến thức chăm con tránh được những bệnh truyền nhiễm trong mùa dịch mời bạn đọc tham khảo khoá học dạy con đúng cách tại Unica bạn nhé.

Cảm ơn bạn đọc theo dõi bài viết.

[Tổng số: 85 Trung bình: 2]

Tags: