Trẻ sơ sinh bị nấc cụt là tình trạng khá phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Vậy, làm sao để chữa nấc cụt cho bé hiệu quả, nhanh chóng và an toàn nhất, hãy cùng tham khảo những thông tin hữu ích mà UNICA chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nấc cụt
Khi trẻ sơ sinh có hiện tượng nấc cụt, nhiều mẹ thường cảm thấy rất lo lắng vì không biết nguyên nhân gây nên là gì. Thực tế, có nhiều lý do khác nhau dẫn đến tình trạng nấc cụt ở trẻ sơ sinh. Cụ thể như sau:
- Mẹ cho con bú quá no: Việc cho bé bú quá no sẽ khiến dạ dày bị giãn ra, làm co thắt cơ hoành khiến bé bị nấc cụt.
- Nuốt quá nhiều khí vào bụng: Trong quá trình bú bình, nếu bé nuốt quá nhiều không khí do sữa trong bình chảy ra quá nhanh cũng khiến cho bé bị nấc cụt
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng nấc cụt ở trẻ sơ sinh
- Trào ngược dạ dày thực quản: Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có thể do vòng thực quản dưới phát triển chưa hoàn thiện. Cụ thể, thức ăn trong axit dạ dày trào ngược lên thực quản, tác động lên các tế bào thần kinh làm cho cơ hoành bị rung và dẫn đến tình trạng nấc cụt.
- Hít phải không khí ô nhiễm: Hệ hô hấp của trẻ sơ sinh thường chưa phát triển hoàn thiện, chính vì vậy việc hít phải không khí ô nhiễm sẽ khiến cho cơ hoàn bị thương dẫn đến nấc cụt thường xuyên.
>>> Xem ngay: Trẻ sơ sinh nghẹt mũi về đêm: 8 Cách điều trị triệt để mẹ nên biết
Cách chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh
Khi trẻ sơ sinh bị nấc cụt, mẹ không cần quá lo lắng bởi có rất nhiều cách để chữa dứt điểm tình trạng này. Cụ thể như sau:
1. Massage phần lưng cho bé
Nếu muốn chữa nấc cụt cho bé yêu một cách nhanh nhất thì mẹ hãy áp dụng phương pháp massage lưng. Cụ thể, mẹ hãy cho con ngồi thẳng, sau đó nhẹ nhàng xoa theo hình vòng tròn toàn bộ lưng. Thay vì ngồi thì mẹ cũng có thể cho bé nằm trên bụng mình và thực hiện động tác massage lưng.
Trong quá trình thực hiện, mẹ nên chú ý nhẹ tay để bé được cảm thấy thoải mái, đồng thời tác động làm căng cơ hoành nhằm đẩy lùi cơn nấc nhanh chóng.
2. Khi bú hãy cho bé ngồi thẳng
Nhiều mẹ thường có thói quen cho bé nằm ngay sau khi bú, tuy nhiên đây chính là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nấc. Chính vì vậy, cách tốt nhất là bạn nên giữ cơ thể bé được đứng thẳng sau khi bú khoảng 15 phút.
Cách này sẽ giúp cho cơ hoành được thư giãn và căng hơn thay vì bị co như khi nằm. Từ đó, giúp cho tình trạng nấc cụt không còn là nỗi ám ảnh đối với bé yêu.
Sau khi bú, mẹ nên cho bé đứng thẳng để tránh bị nấc cụt
Để con phát triển toàn diện, ngay từ khi còn nhỏ các bậc phụ huynh đã phải lên kế hoạch chăm sóc và giáo dục con cái. Đăng ký khoá học online trên Unica để có các phương pháp, bí quyết giáo dục con phù hợp, tạo môi trường hoàn hảo giúp giáo dục trẻ thông minh, khoẻ mạnh và sống có trách nhiệm.
3. Chơi trò ú òa với bé
Khi bạn bị nấc cụt, chắc chắn những người xung sẽ cố tình gây nên những bất ngờ cho bạn để “đánh bay” cơn nấc, và đối với bé yêu, bạn cũng có thể áp dụng được cách này.
Cụ thể, mẹ có thể chơi trò ú òa với bé, cách này sẽ làm bé bị phân tâm, giúp cho cơn nấc tự động tan biến. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý sử dụng những trò chỉ mang tính tác động nhẹ, tránh những trò mang tính hù dọa sẽ khiến cho bé cảm thấy sợ hãi. Theo đó, mẹ có thể sử dụng đồ chơi lắc trước mặt bé để thu hút sự chú ý nhằm giúp bé quên đi cơn nấc.
4. Cho bé ăn một ngụm đường
Nếu trẻ sơ sinh bị nấc cụt trong quá trình cho bé ăn dặm thì mẹ có thể cho bé ngậm một đường. Cách này sẽ giúp cho cơ hoành được thư giãn, đồng thời tăng độ căng nên giúp đẩy lùi hiện tượng nấc cụt một cách nhanh chóng.
Còn nếu trẻ chưa ăn dặm, đang trong giai đoạn bú thì mẹ có thể cho một ít siro lên núm vú giả và cho bé ngậm để trị nấc cụt. Nhưng mẹ cần chú ý là núm vú giả phải được vệ sinh sạch sẽ để tránh tình trạng dị vật lạ rơi vào trong miệng bé.
Nếu bé đã ăn dặm thì khi bị nấc mẹ có thể cho bé ngậm một ngụm đường
Những lưu ý khi trị nấc cụt cho bé
Khi trẻ sơ sinh bị nấc cụt, để đảm bảo tình trạng nấc không bị nặng hơn hoặc gây nên những tác động ngược khi thực hiện các cách chữa thì mẹ cần nắm những lưu ý sau:
- Tuyệt đối không được hù dọa khiến trẻ giật mình, bởi sẽ ảnh hưởng đến màng nhĩ của trẻ.
- Không vỗ vào lưng bé bởi cơ thể bé lúc này vẫn rất yếu, việc làm này có thể khiến các động mạch bị tổn thương.
- Không cho bé ăn kẹo chua: Trong kẹo chua có chứa nhiều axit có hại cho dạ dày của trẻ. Vì vậy, dù bé đã được 12 tháng tuổi thì khi bé bị nấc, mẹ cũng không nên cho bé ăn kẹo chua mà có thể thay bằng một thìa đường.
>>> Xem ngay: Thủy đậu ở trẻ nhỏ: Dấu hiệu và biện pháp phòng tránh hiệu quả
Phòng tránh tình trạng trẻ sơ sinh bị nấc cụt
Nấc cụt diễn ra thường xuyên ở trẻ sơ sinh sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ sữa mẹ. Để có thể ngăn ngừa tình trạng nấc cụt cho trẻ, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp như sau:
- Không để cho bé bị nhiễm lạnh bằng cách giữ ấm cơ thể, để nhiệt độ phòng thích hợp và khép bớt cửa để tránh gió.
- Khi tắm cho trẻ vào mùa hè, mẹ phải chọn nơi kín gió. Còn khi tắm vào mùa đông, mẹ nên chuẩn bị đèn sưởi để giữ ấm cơ thể cho trẻ
- Mẹ nên cho bé bú đúng cữ, đúng giờ bởi khi trẻ quá đói sẽ dẫn đến tình trạng trẻ bú quá no, là nguyên nhân gây ra tình trạng nấc cụt.
- Nếu trẻ bú bình, mẹ nên chú ý tư thế trong khi trẻ bú bằng cách nâng cao đầu sau khi trẻ đã bú xong.
- Nấc cụt là một bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh. Thế nhưng nếu hiện tượng nấc cụt diễn ra quá lâu trong thời gian dài thì cha mẹ nên cho bé đi khám tại các phòng khám chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.
Với những cách chữa hữu hiệu khi trẻ sơ sinh bị nấc cụt nêu trên, chắc chắn sẽ giúp cho con yêu của bạn luôn được khỏe mạnh. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp cho cuốn cẩm nang chăm sóc con yêu của bạn được chính xác và đầy đủ hơn.
Chúc bé yêu của bạn được phát triển toàn diện!