Mẹ nên đa dạng thực đơn cho bé từ ngọt tới mặn, từ loãng tới đặc, từ mịn tới thô, từ nguồn thực phẩm thực vật tới động vật. Đặc biệt là thời điểm bé được 8 tháng tuổi. Sau đây, hãy cùng Unica tìm hiểu thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi trong bài viết dưới đây.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 8 tháng tuổi
Sang giai đoạn 8 tháng tuổi, chế độ dinh dưỡng của bé cũng không có nhiều biến đổi so với hồi 7 tháng. Lúc này sữa mẹ và sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho bé. Các món ăn dặm chỉ đóng vai trò như một món bổ sung chứ không phải nguồn cung cấp chất dinh dưỡng chính cho cơ thể của bé. Trong giai đoạn 8 tháng tuổi, chế độ dinh dưỡng của bé cần đảm bảo:
- Các thực phẩm như trái cây, thịt rau mẹ nên xay nhuyễn trước khi nấu bột
- Nên cho trẻ ăn những thực phẩm dễ nuốt
- Cho bé ăn 2-3 bữa chính mỗi ngày và đan xe là các bữa ăn phụ. Bữa ăn phụ có thể là sữa chua, váng sữa, phô mai,...
- Cân bằng 4 nhóm dưỡng chất bột, đạm, đường, chất béo để bé hấp thụ dinh dưỡng một cách tối đa
Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi
1. Cháo gà ngô ngọt
Nguyên liệu:
- Bột gạo: 30gr
- Lườn gà cả da: 50g,
- Ngô ngọt: 30g,
- Nước: 200ml,
- Nấm hương: 1 cái
- Mộc nhĩ: 1 cánh nhỏ
- Trứng cút: 1 quả
- Bột sắn: 1 thìa cà phê
Cách chế biến:
- Nấm hương, mộc nhĩ ngâm nở mềm, thái nhỏ hoặc băm sơ.
- Ngô ngọt rửa sạch, tách hạt rồi đem xay nhỏ
- Hòa bột gạo với nước rồi cho vào đun tới khi nở đều
- Cho toàn bộ phần nguyên liệu đã xay vào nồi bột đã đun, sau đó cho thêm 1 chút nước mắm vào khuấy đều. Tiếp tục cho ½ thìa bột sắn hòa tan với một chút nước sau đó đổ hỗn hợp bột sắn đã hòa tan vào nồi bột và khuấy đều tay cho bột chín. Cuối cùng cho thêm lòng đỏ trứng cút đã đánh nhuyễn vào nồi bột và khuấy thêm 1 phút nữa cho bột chín đều thì tắt bếp.
- Cho bột ra bát nhỏ cho bé ăn
>>> Xem ngay: 5 Cách nấu cháo cho bé 9 tháng đúng chuẩn mẹ thông thái
Cháo gà ngô ngọt
2. Cháo thịt heo nấm rơm
Nguyên liệu:
Bột gạo, nấm rơm, thịt heo (nạc, băm nhuyễn), dầu ăn,…
Cách chế biến:
Thịt heo rửa sạch, xay nhuyễn. Nấm rơm thái nhỏ. Hòa bột gạo với nước rồi cho lên đun tới khi bột gạo nở đều. Cho thịt heo và nấm rơm vào bột rồi đun tiếp tới khi bột chín mềm. Thêm dầu ăn rồi để nguội là có thể cho bé ăn được.
Cháo thịt heo nấm rơm
3. Cháo tôm cải bẹ trắng
Nguyên liệu:
- 4 thìa canh bột gạo hoặc có thể sử dụng cháo trắng đã nấu chín sẵn (nếu dùng bột gạo thì cần chuẩn bị thêm 1 bát nước lọc để lát nấu)
- 1 thìa canh cải bẹ trắng đã được băm nhuyễn, thìa canh tôm đã được tách vỏ và băm nhuyễn
- 1 thìa canh dầu ăn.
Cách chế biến:
- Đun sôi rau và nước rồi cho tôm vào đun cùng tới khi tôm chín thì tắt bếp.
- Tiếp tục cho cháo đã nấu sẵn hoặc bột cháo vào cùng, cho dầu ăn vào là có thể cho trẻ dùng được ngay.
Cháo tôm cải bẹ trắng
4. Cháo thịt gà nấm hương
Nguyên liệu:
Nấm hương, đùi gà, gạo, gia vị, dầu ăn
Cách thực hiện:
- Phần đùi gà bạn ninh với nồi áp suất cho mềm rồi dùng chính nước hầm gà để ninh cháo.
- Lọc phần thịt gà rồi mang đi xay nhuyễn
- Nấm hương cắt bỏ phần chân, làm sạch và băm cho thật nhỏ.
- Cho phần thịt gà và nấm hương vào chóa rồi đun tiếp trong khoảng 10-15 phút là bé có thể thưởng thức được.
Cháo thịt gà nấm hương
Trẻ giai đoạn đầu đời cần phải được giáo dục và chăm sóc tốt thì mới có thể khoẻ mạnh, tự lập và thông minh. Khoá học online qua video trên Unica giải đáp các hành vi, phản ứng của trẻ, cung cấp các phương pháp dạy trẻ phát triển toàn diện,. Đăng ký ngay.
5. Cháo tôm rau dền
Nguyên liệu:
3 Con tôm, 15g rau dền, gạo trắng, gia vị
Cách thực hiện:
- Gạo rửa sach và vo 2 lần với nước. Sau đó đun thành cháo cho chín nhừ.
- Tôm rửa sạch, cắt bỏ râu. Sau đó mang đi hấp chín, lột vỏ và cho vào máy xay cho nhuyễn.
- Rau dền chọn phần rau non, rửa sạch và thái nhỏ.
- Cho phần rau dền và tôm vào nồi cháo và đun trong vòng 5-10 phút là bé có thể thưởng thức được.
Cháo tôm rau dền
6. Súp thịt bò bí đỏ
Nguyên liệu:
- 40g Thịt bò
- 30g Bí đỏ
- Bơ
- Dầu ăn
Cách thực hiện:
- Thịt bò bạn chọn miếng thịt tươi, sau đó rửa sạch, để cho ráo nước và cho vào cho vào máy xay sinh tố xay nhỏ.
- Làm nóng chảo, cho bơ vào đun nóng rồi cho thịt bò vào đảo cho chín.
- Bí đỏ cắt bỏ, rửa sạch, cắt thành khoanh rồi mang đi hấp chín. Sau đó dùng dĩa tán cho phần bí đỏ nhuyễn ra.
- Cho phần bí đỏ và thịt bò vào chung một nồi. Cho thêm 1 cút nước và đun nhỏ lửa trong khoảng 10 phút rồi tắt bếp là bé có thể thưởng thức được.
>>> Xem ngay: Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi mẹ nên biết
Súp bí đỏ thịt bò
7. Cháo cá lóc khoai lang
Nguyên liệu
- 1 nắm gạo tẻ
- 100g cá lóc
- 1/2 của khoai lang
- Dầu ăn
Cách thực hiện:
- Gạo tẻ bạn vo sạch với 2 lần nước, sau đó mang đi ninh nhừ thành cháo.
- Cá lóc rửa sạch, hấp chín với gừng sả cho thơm. Sau đó gỡ bỏ xương, lọc lấy phần thịt và dũng dĩa tán cho thật nhuyễn.
- Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành khoanh nhỏ và mang đi hấp chín. Sau khi khoai lang chín, bạn có thể dùng máy xay sinh tố hoặc dĩa tán cho khoai nát ra.
- Cho khoai lang và cá và nồi cháo trắng và tiếp tục nấu trong khoảng 5-10 phút.
- Tắt bếp và cho thêm một chút dầu ăn cho bé vào khuấy đều là bé có thể thưởng thức được.
Cháo cá lóc khoai lang
8. Cháo súp lơ thịt bò
Nguyên liệu:
- Thịt bò
- Súp lơ xanh
- Gạo
- Nước
- Muối
Cách thực hiện:
- Bước 1: Mẹ vo sạch gạo, để ráo, sau đó cho nước và gạo vào nồi ninh nhừ thành cháo, khi sôi mẹ cho nhỏ lửa.
- Bước 2: Rửa sạch thịt bò, xay nhuyễn. Sau đó, mẹ hãy cho thêm ít nước vào và tiếp tục xay mịn. Mẹ cũng có thể hấp thịt bò rồi mới xay.
- Bước 3: Rửa sạch súp lơ xanh, thái nhỏ và cho vào máy xay. Đối với bước này mẹ chỉ cần xay nhỏ mà không cần xay quá nhuyễn.
- Bước 4: Cho hỗn hợp thịt bò, súp lơ và 1 ít muối vào nồi cháo, khuấy đều tay và nấu từ 3 đến 5 phút rồi tắt bếp. Thực đơn ăn dặm cho trẻ 8 tháng này sẽ giúp bé ăn ngon miệng hơn.
Cháo súp lơ thịt bò là một trong những thực đơn ăn dặm bổ dưỡng
9. Đậu Hà Lan hấp
Nguyên liệu:
- Đậu Hà Lan
- Lá bạc hà
- Nước
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch đậu Hà Lan.
- Bước 2: Hấp chín đậu trong khoảng 5 phút.
- Bước 3: Sau khi đậu chín, mẹ hãy cho đậu vào nước lạnh để đậu nhanh nguội và giữ được màu xanh tự nhiên.
- Bước 4: Rửa sạch lá bạc hà, sau đó thái nhỏ và đem xay nhuyễn cùng với đậu.
- Bước 5: Cho hỗn hợp ra bát và cho bé thưởng thức
10. Bột yến mạch và táo
Nguyên liệu:
- Bột yến mạch
- Táo
- Bột quế
- Nước
Cách thực hiện:
- Bước 1: Mẹ cho nước và bột yến mạch vào nồi đun sôi. Trong lúc đun , mẹ cần khuấy đều tay và cho lửa nhỏ dần.
- Bước 2: Rửa sạch táo, gọt vỏ, sau đó mẹ cho táo và bột quế vào nồi tiếp tục đun cho đến khi nhừ.
- Bước 3: Nếu mẹ không giã được thanh quế thành bột, mẹ có thể nấu cho nhừ và xay nhỏ.
11. Cháo thịt heo, bí đao
Nguyên liệu:
- Thịt heo
- Bí đao
- Gạo
- Dầu ăn
- Nước mắm
Cách thực hiện:
- Bước 1: Vo sạch gạo, cho nước và gạo vào nồi và ninh nhừ thành cháo.
- Bước 2: Mẹ rửa sạch thịt, thái khúc và đem xay nhuyễn. Sau đó, cho vào nồi cùng với một ít nước và đun sôi.
- Bước 3: Rửa sạch bí đao, gọt vỏ và giã nhuyễn. Tiếp theo cho bí đao vào nồi thịt đun đến khi bí mềm thì tắt bếp.
- Bước 4: Trộn hỗn hợp bí đao, thịt heo vào cháo, sau đó cho ra bát và thêm dầu ăn, nước mắm là có thể cho bé thưởng thức.
Thực đơn ăn dặm cho trẻ 8 tháng cần được đa dạng
12. Cháo thịt bò, bí ngòi và cà rốt
Nguyên liệu:
- Gạo tẻ
- Bí ngòi
- Cà rốt
- Thịt bò
- Nước dùng gà
- Hạt nêm, muối
Cách thực hiện:
- Bước 1: Vo sạch gạo, cho vào nấu cùng nước luộc gà, ninh nhừ thành cháo.
- Bước 2: Làm sạch cà rốt, bí ngòi, thái nhỏ. Sau đó đem hấp chín, xay nhuyễn và cho vào nồi cháo lúc gần chín.
- Bước 3: Rửa sạch thịt bò, băm nhỏ và cho vào nồi cháo.
- Bước 4: Nấu hỗn hợp cháo đến khi đặc sệt thì thêm gia hạt nêm và muối.
- Bước 5: Cho cháo ra bát, để nguội, vậy là mẹ đã hoàn thành thực đơn ăn dặm cho trẻ 8 tháng.
Cháo thịt bò cà rốt
13. Cháo tôm, khoai tây, rau cải ngọt
Nguyên liệu:
- Gạo tẻ
- Thịt tôm đã bóc vỏ, thái nhuyễn
- 1 củ khoai tây
- Cải ngọt băm nhuyễn
- Nước mắm
Cách thực hiện:
- Bước 1: Vo sạch gạo, cho nước, gạo vào nồi ninh nhừ thành cháo.
- Bước 2: Rửa sạch khoai tây, cắt nhỏ. Tiếp theo cho khoai tây cùng tôm vào nồi cháo nấu chín.
- Bước 3: Cho rau cải ngọt, 1 ít nước mắm vào và tắt bếp.
- Bước 4: Cho ra bát, cho thêm ít dầu ăn và khuấy đều.
Cháo tôm khoai tây thơm ngon bổ dưỡng
Lưu ý khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi
Bữa nào thì nấu bữa đó. Vì nếu chỉ dùng 1 món ăn từ sáng tới tối và việc hâm nóng lại món ăn nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến dinh dưỡng và chất lượng của món ăn. Hơn thế nữa, việc lặp đi lặp lại 1 món ăn thường xuyên còn làm trẻ cảm thấy không muốn ăn và sợ hãi mỗi khi mẹ cho trẻ ăn. Ngoài việc ăn uống như thực đơn vừa gợi ý trên, mẹ cũng nên cho trẻ uống sữa, ăn sữa chua, phô mai… vì đây đều là những thực phẩm rất tốt cho sự phát triển thể chất toàn diện của trẻ.
Kết luận
Hy vọng bài viết này đã giúp mẹ yên tâm hơn khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng, cũng như những kiến thức hữu ích giúp bé yêu phát triển toàn diện và thông minh hơn. Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật luôn được biết đến là một trong những phương pháp ăn dặm hàng đầu giúp mẹ xây dựng chế độ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ, đồng thời cải thiện khả năng ăn uống, hình thành tính tự lập của trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Đó là lý do mà ăn dặm kiểu Nhật đang dần trở thành sự lựa chọn hàng đầu của các mẹ trong phương pháp nuôi dạy con để bé có một hành trình ăn dặm khỏe mạnh và đầy thú vị.