Lá tía tô không chỉ giúp tăng thêm hương vị cho món ăn mà nó còn mang lại rất nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai. Vậy, tác dụng của lá tía tô với bà bầu là gì? Hãy cùng UNICA tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Tác dụng của lá tía tô với bà bầu
1. Chữa cảm lạnh, giúp bà bầu giải cảm
Trong thời gian mang thai, khi bị cảm lạnh, cảm cúm, mẹ bầu thường hạn chế dùng thuốc vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, mẹ có thể sử dụng lá tía tô nấu cháo để giải cảm.
Ngoài ra, mẹ có thể dùng vỏ quýt gừng và một nắm lá tía tô rửa sạch cho vào nồi đun sôi với 1 chén nước. Với phương pháp này, mẹ bầu hãy uống khi còn nóng, sau đó đắp chăn để ra mồ hôi. Chỉ sau một lần áp dụng, tác dụng của lá tía tô với bà bầu cực kỳ hữu hiệu, tình trạng cảm lạnh, cảm cúm sẽ được “đánh bay” nhanh chóng.
Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên dùng lá tía tô trong vòng 2 - 3 ngày để chữa cảm cúm, tuyệt đối không được sử dụng dài ngày và không dùng thay nước uống hằng ngày vì nó có thể làm tăng huyết áp.
>>> Xem thêm: Sanh mổ nên ăn gì? 5 Nhóm thực phẩm tốt cho mẹ sau sinh mổ
Lá tía tô có tác dụng chữa cảm lạnh cho mẹ bầu rất hiệu quả
2. Giảm sưng phù chân
Sưng phù là hiện tượng các chị em thường gặp trong giai đoạn mang thai, đặc biệt vào thời điểm cuối thai kỳ. Để làm giảm tình trạng này, mẹ có thể rửa sạch lá tía tô, cho vào nấu sôi khoảng 5 phút và thêm một chút muối hạt làm nước ngâm chân.
Việc ngâm chân với nước lá tía tô sẽ giúp mẹ bầu loại bỏ độc tố, thư giãn và làm giảm tình trạng sưng phù chân, giúp mẹ ngủ ngon giấc hơn.
Thai giáo từ sớm sẽ giúp bé phát triển tốt hơn về mặt thể chất và tư duy ngay từ trong bụng mẹ. Chính bởi vậy, khóa học Thai giáo Online ra đời sẽ giúp các mẹ có thêm kiến thức để giáo dục bé ngay từ sớm. Mỗi bài giảng đều được thiết kế một cách trực quan và dễ hiểu, thời lượng mỗi bài không quá 30 phút nên mẹ bầu an tâm sẽ không bị mệt mỏi hoặc buồn ngủ. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn:
3. Giảm ốm nghén khó chịu
Tác dụng của lá tía tô với bà bầu là làm giảm ốm nghén, khó chịu. Trong thời kỳ đầu của thai kỳ, tình trạng ốm nghén sẽ thường xuyên xuất hiện. Các mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi và hay buồn nôn.
Để hạn chế tình trạng này, mẹ có thể dùng 20g lá tía tô kết hợp với ngải diệp, bạch truật, đương quy, hoài sơn, phục long can (16g mỗi loại), phòng sâm, cẩu tích, liên nhục, liên kiều, cam thảo (12g mỗi loại), 10g các loại đỗ trọng sơn trà, sinh khương 3 lát, đại táo 5 quả. Mỗi ngày sắc uống 1 thang để an thai, bổ tỳ, hết nôn.
4. Trị mụn trứng cá
Trong giai đoạn mang thai, sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể sẽ khiến mẹ bầu nổi mụn trên mặt. Thay vì sử dụng các loại kem trị mụn, mẹ có thể sử dụng lá tía tô để điều trị mụn. Bởi lá tía tô có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và làm sạch, sáng da rất tốt.
Mẹ có thể vò nát lá tía tô, pha với nước để rửa mặt hoặc tắm để điều trị mụn, đồng thời làm săn chắc da.
>>> Xem thêm: Thời điểm dễ thụ thai giúp chị em săn "trứng vàng"
Lá tía tô mang lại rất nhiều công dụng cho bà bầu
Tác dụng phụ khi uống nước lá tía tô
1. Uống nước tía tô quá nhiều có thể dẫn đến xuất huyết khi sinh: Theo quan niệm dân gian, mẹ bầu nên uống nước tía tô trước khi sinh để quá trình sinh nở diễn ra nhanh chóng hơn. Thế nhưng, nếu mẹ bầu uống quá nhiều nước lá tía tô có thể dẫn đến tác dụng phục là chuyện dạ quá nhanh dẫn đến tình trạng băng huyết, vô cùng nguy hiểm đối với cả sản phụ và thai nhi.
2. Gây huyết áp cao: Uống quá nhiều lá tía tô có thể khiến cho mẹ bầu tăng huyết áp, gây biến chứng như tiền sản. Chính vì thế mà nguy cơ đẻ non cao, thai nhi chậm phát triển hoặc mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.
Những lưu ý khi dùng lá tía tô cho bà bầu
Tác dụng của lá tía tô với bà bầu khi kết hợp với một số dược liệu khác có thể chữa chứng đau bụng, đau lưng khi mang thai. Tuy nhiên, nếu sử dụng lá tía tô như một bài thuốc thì mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bởi vì, các loại thuốc, kể cả bài thuốc dân gian nếu không được dùng đúng cách có thể dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn cho cả mẹ và bé.
- Theo lời truyền miệng, tác dụng của lá tía tô cho bà bầu giúp chuyển dạ nhanh chóng, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề này.
- Theo khuyến cáo của lương y, phụ nữ mang thai không nên dùng lá nước lá tía tô uống hằng ngày thay nước. Bởi vì, tía tô có tính ấm, dùng thường xuyên và nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe bà bầu.
- Tía tô là một vị thuốc, nếu không có bệnh chỉ nên dùng như một gia vì, không nên tự ý sử dụng bừa bãi.
Trên đây là những tác dụng của lá tía tô với bà bầu mà UNICA đã chia sẻ. Hy vọng rằng, qua bài viết này, các mẹ bầu đã bổ sung thêm những kinh nghiệm quý báu để chăm sóc bản thân tốt hơn.