Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Remarketing Google Adwords

Nội dung được viết bởi Hồ Hồng Phước

Theo nghiên cứu, nhắc nhở, quảng cáo tới những khách hàng từng quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ nhưng chưa hành động mua của doanh nghiệp sẽ tăng cao khả năng mua hàng của họ. Chính vì thế, một trong những chiến lược quảng cáo hiệu quả của doanh nghiệp đó là Remarketing Google Adwords. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu Remarketing Google Adwords là gì và tầm quan trọng của nó trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhé.

Remarketing Google Adwords là gì?

Remarketing Google Adwords hay quảng cáo tiếp thị lại, quảng cáo bám đuôi hướng tới những khách hàng đã từng tương tác trang web hoặc ứng dụng di động của doanh nghiệp bạn. Quảng cáo của doanh nghiệp sẽ được trực tiếp hiển thị lên các trang web khác mà người đó đang truy cập và sử dụng trên mạng Google.

Remarketing Google Adwords là gì?
Remarketing Google Adwords là gì?

Hình thức quảng cáo tiếp thị lại này giúp bạn hướng quảng cáo đến đúng đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp, đây là những khách hàng đã từng hay đang quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của bạn, giúp khách hàng luôn ghi nhớ thương hiệu của bạn, tăng khả năng quay lại của khách hàng và làm tăng khả năng mua hàng của họ.

Remarketing Google Adwords hoạt động như thế nào?

Để có thể thực hiện hoạt động Remarketing Google Adwords tốt nhất, bạn cần hiểu được nó hoạt động như thế nào. Nếu bạn đã và đang quảng cáo trên Google Adwords và muốn thực hiện quảng cáo tiếp thị lại thì bằng một cách đơn giản, bạn chỉ cần thêm một đoạn mã tiếp thị lại của Google ( hay gọi là thẻ hoặc pixel) vào website của doanh nghiệp bạn. Bằng cách này những khách hàng truy cập vào trang web của bạn có thể được thêm vào đối tượng tiếp thị lại thông qua cookie của trình duyệt. 

Để có thể thực hiện quảng cáo tiếp thị lại hiệu quả nhất, đối với những trang khác nhau tương ứng với danh mục khác nhau trong website của doanh nghiệp, bạn có thể tạo những quảng cáo khác nhau được xác định rõ hơn để hướng quảng cáo đến đúng đối tượng mục tiêu và đúng nhu cầu của từng đối tượng khách hàng.

remarketing google adwords hoạt động như thế nào
Hoạt động của Remarketing Google Adwords 

Thành thạo Google Ads chỉ trong thời gian ngắn bằng cách đăng ký khoá học online qua video. Khóa học giúp học viên hiểu A - Z các thuật ngữ chạy quảng quảng cáo. Và tất tần tật các kỹ năng để học viên có thể thành thạo cách chạy quảng cáo Google Ads, nắm bắt xu hướng mới nhất tự chạy cho sản phẩm của mình.

Google Ads Marketing toàn tập
Nguyễn Ngọc Long
399.000đ
900.000đ

Quảng Cáo Google Ads từ cơ bản đến nâng cao
Phạm Thiệp
799.000đ
1.300.000đ

Google Ads
Hồ Hồng Phước
599.000đ
2.000.000đ

Lợi ích của Remarketing Google Adwords với doanh nghiệp

Remarketing Google Adwords được xem là một hoạt động cần thiết đối với các doanh nghiệp khi mang lại nhiều hiệu quả kinh doanh cho website của bạn như: 

  • Nhắm đúng đối tượng mục tiêu cao: Đối với những khách hàng đã từng truy cập vào trang web của bạn, bạn đã một phần nắm được những thói quen mua hàng của họ như tìm kiếm các danh mục trong trang web, sở thích, lượt like,...chính điều này giúp bạn có những quảng cáo lại phù hợp hơn, hiệu quả hơn và nhắm đúng vào đối tượng khách hàng mục tiêu nhiều hơn.

tầm quan trọng của remarketing google adwords
Tầm quan trọng của Remarketing Google Adwords

  • Chi phí hợp lý và mang lại hiệu quả cao hơn: Vì hoạt động quảng cáo tiếp thị lại chỉ hướng đến những khách hàng đã quan tâm và tìm hiểu về sản phẩm của bạn, họ có nhu cầu về sản phẩm của bạn. Chính vì thế, doanh nghiệp sẽ tốn chi phí hiệu quả với đúng khách hàng có khả năng mua hàng cao nhất.
  • Lựa chọn được những website hiệu quả: Với quảng cáo tiếp thị lại, thông qua tỷ lệ nhấp và tỷ lệ chuyển đổi, xác định website nào của doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. 
  • Tăng giá trị thương hiệu của doanh nghiệp: Quảng cáo tiếp thị lại là một cách nhắc nhở, quảng bá thương hiệu, dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp đi sâu vào trong tâm trí khách hàng thông qua tiếp cận thường xuyên. Khi khách hàng luôn nhớ đến doanh nghiệp của bạn, khả năng họ mua hàng của bạn khi có nhu cầu sẽ cao hơn, tăng lợi nhuận của doanh nghiệp và tăng lợi thế cạnh tranh.

google-ads

Đối tượng của Google Remarketing nhắm tới ai?

Google Remarketing tập trung nhắm mục tiêu đến những nhóm đối tượng cụ thể trên cơ sở hành vi và hoạt động của họ trên website. Dưới đây là những đối tượng mà chiến lược này thường hướng tới:

  • Nhóm khách truy cập nhưng chưa thực hiện chuyển đổi: Đây là nhóm người đã truy cập vào website của bạn nhưng chưa hoàn thành một hành động nào mang lại giá trị cho doanh nghiệp, chẳng hạn như đăng ký tài khoản, đặt hàng, hoặc gọi điện. Remarketing giúp bạn tiếp cận lại nhóm này để thúc đẩy họ thực hiện chuyển đổi.

  • Khách hàng có trá gị thanh toán dưới mức giới hạn (X): Đối với các website có hệ thống thanh toán trực tuyến, bạn có thể nhắm mục tiêu đến nhóm khách hàng đã thực hiện giao dịch nhưng chỉ ở mức chi tiêu thấp hơn một giá trị cụ thể (X). Việc này giúp doanh nghiệp thúc đẩy những khách hàng này mua thêm hoặc nâng cấp sản phẩm/dịch vụ.

  • Khách hàng truy cập tối thiểu N lần: Nhóm đối tượng này bao gồm những khách đã ghé thăm website của bạn ít nhất N lần. Họ thường có mức độ quan tâm nhất định đến sản phẩm hoặc dịch vụ, và Remarketing sẽ là cách hiệu quả để tiếp cận và thúc đẩy họ thực hiện hành động.

Google Remarketing nhắm tới những đối tượng cụ thể dựa trên hành vi của họ trên website

Google Remarketing nhắm tới những đối tượng cụ thể dựa trên hành vi của họ trên website

  • Khách hàng truy cập lần đầu qua quảng cáo Google nhưng lần sau không qua Adwords: Một số khách hàng lần đầu ghé thăm website thông qua quảng cáo Google Ads, nhưng sau đó họ truy cập lại bằng các kênh khác, chẳng hạn như tìm kiếm tự nhiên. Việc nhắm mục tiêu lại nhóm này có thể giúp doanh nghiệp củng cố mối quan tâm và chuyển đổi họ thành khách hàng thực sự.

  • Những người đã hoàn thành một mục tiêu cụ thể: Đây là nhóm khách hàng đã đạt được các mục tiêu bạn đặt ra, như mua sắm, đặt hàng, hoặc gọi điện. Remarketing cho nhóm này sẽ giúp bạn duy trì sự tương tác, khuyến khích mua hàng lặp lại hoặc nâng cấp giá trị đơn hàng.

  • Khách hoàn thành mục tiêu trong khoảng thời gian nhất định (N ngày qua): Nhóm khách hàng này đã hoàn thành một mục tiêu cụ thể trong khoảng thời gian gần đây, ví dụ như đặt hàng trong 30 ngày qua. Remarketing giúp nhắc nhở họ quay lại và tiếp tục mua hàng hoặc tham gia các chương trình khuyến mãi.

  • Khách truy cập xem một mục trên website nhiều hơn 1 lần trong N ngày qua: Đây là những người đã truy cập và xem một mục nội dung trên website (ví dụ: mục tin tức) từ hai lần trở lên trong khoảng thời gian N ngày gần nhất. Nhóm này thường có mối quan tâm rõ ràng, và Remarketing có thể hỗ trợ chuyển đổi sự quan tâm đó thành hành động cụ thể.

Các hình thức chạy Remarketing trên Google Ads phổ biến

Google Display Network - Hiển thị trên mạng liên kết

Đây là hình thức quảng cáo giúp bạn hiển thị lại thông điệp quảng cáo cho những người đã truy cập vào website của mình nhưng chưa thực hiện mua hàng hoặc chuyển đổi. Quảng cáo sẽ xuất hiện trên hệ thống mạng lưới các trang web đối tác của Google, bao gồm hàng triệu trang web và ứng dụng, giúp tiếp cận khách hàng một cách rộng rãi hơn.

Google Search Ads - Hiển thị kiểu mạng tìm kiếm

Với hình thức này, bạn có thể nhắm mục tiêu lại khách truy cập đã ghé thăm website của mình thông qua các quảng cáo tìm kiếm. Khi khách hàng tìm kiếm các từ khóa liên quan trên Google hoặc các trang web đối tác trong mạng tìm kiếm, quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện để nhắc nhở họ về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Hiển thị trên Ứng dụng di động

Google Ads cho phép bạn hiển thị lại quảng cáo khi khách hàng sử dụng các ứng dụng di động hoặc ghé thăm website của bạn trên thiết bị di động. Quảng cáo sẽ tiếp cận họ khi họ truy cập vào các ứng dụng khác hoặc trang web khác, đảm bảo sự hiện diện liên tục của thương hiệu.

Một số hình thức remarkteing có hiển thị mạng liên kết, video, ứng dụng di động,...

Một số hình thức remarkteing có hiển thị mạng liên kết, video, ứng dụng di động,...

Hiển thị Video Remarketing

Google Ads cho phép bạn tiếp cận lại những người dùng đã từng tương tác với kênh YouTube của bạn hoặc đã xem các video mà bạn đăng tải. Quảng cáo có thể được hiển thị cho nhóm đối tượng này trên nền tảng YouTube hoặc trên các trang web và video khác thuộc mạng hiển thị của Google.

Remarketing thông qua tệp Email

Nếu doanh nghiệp sở hữu danh sách email của khách hàng, bạn có thể tải danh sách này lên Google Ads để thiết lập chiến dịch Remarketing. Google sẽ sử dụng danh sách này để hiển thị quảng cáo của bạn trên các nền tảng như Google Search, YouTube, hoặc Gmail, giúp tăng khả năng tiếp cận đối tượng mục tiêu đã biết đến thương hiệu.

5 bước thiết lập quảng cáo Remarketing thông qua Google Ads 

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết từng bước chạy quảng cáo Google Remarketing, bao gồm các công đoạn từ việc tạo tài khoản, lấy mã Remarketing, chèn code, tạo tệp đối tượng, đến việc thiết lập và chạy chiến dịch quảng cáo Google Remarketing.

Bước 1: Tạo và đăng nhập vào tài khoản Google Ads

Để bắt đầu, bạn cần có tài khoản Google Ads. Tài khoản này có thể là tài khoản MCC dành cho các nhà quản lý nhiều chiến dịch hoặc tài khoản cá nhân, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp. Nếu chưa có tài khoản, bạn cần tạo một tài khoản để sử dụng. Sau đó, truy cập tài khoản qua đường dẫn: https://ads.google.com.

Tạo tài khoản hoặc đăng nhập vào tài khoản Google Ads của bạn

Tạo tài khoản hoặc đăng nhập vào tài khoản Google Ads của bạn

Bước 2: Lấy mã thẻ Remarketing trong tài khoản Google Ads 

Sau khi đã đăng nhập vài khoản Google Ads của bạn, bạn thực hiện các bước như sau: Trong giao diện tài khoản Google Ads, nhấp vào Công cụ và Cài đặt Thư viện chia sẻ Công cụ quản lý đối tượng

Chọn mục quản lý đối tượng

Chọn mục quản lý đối tượng

Trong giao diện Danh sách đối tượng, tìm đến tab Tiếp thị lại và nhấp vào Thiết lập nguồn đối tượng. Nếu chưa có nguồn đối tượng, chọn Nguồn đối tượng ở menu bên trái. Tại mục Thẻ Google Ads, nhấn vào Thiết lập thẻ.

Nếu chưa có nguồn đối tượng thì chọn Thiết lập nguồn đối tượng 

Nếu chưa có nguồn đối tượng thì chọn Thiết lập nguồn đối tượng 

Có hai cách thu thập dữ liệu bạn có thể lựa chọn: Thu thập dữ liệu chung về lượt truy cập trang web; Thu thập dữ liệu về hành động cụ thể để cá nhân hóa quảng cáo. Chọn tùy chọn thứ nhất: Chỉ thu thập dữ liệu chung về lượt truy cập trang web... và nhấn Lưu và Tiếp tục.

Chọn mục như trên rồi ấn Lưu và tiếp tục

Chọn mục như trên rồi ấn Lưu và tiếp tục

Bước 3: Thiết lập mã thẻ Remarketing trong tài khoản Google Ads

Chọn phương pháp thêm thẻ vào website. Có ba tùy chọn: Tự cài đặt thẻ; Gửi thẻ qua email và Sử dụng Google Tag Manager. Chọn Tự cài đặt thẻ, sau đó nhấn Tiếp tục.

Chọn mục Tự cài đặt thẻ để lấy mã thẻ Remarketing

Chọn mục Tự cài đặt thẻ để lấy mã thẻ Remarketing

Remarketing (Global Site Tag) sẽ xuất hiện tại mục Thẻ trang web toàn cầu. Sao chép đoạn mã này và gửi đến đội ngũ phát triển website hoặc tiếp tục thực hiện bước tiếp theo.

Bước 4: Chèn mã Remarketing Google Ads vào WordPress

Sau khi lấy được mã Remarketing, bạn cần chèn đoạn mã này vào trang web:

Trong trường hợp bạn tự quản lý website, bạn có thể thực hiện chèn mã theo hướng dẫn sau đây:

  • Cách chèn mã trong WordPress: Cài đặt và kích hoạt plugin Insert Headers and Footers bằng cách vào mục Settings → chọn Insert Headers and Footers → dán mã remarketing vào ô Scripts in Header → ấn Save.

Hướng dẫn chèn mã trong Wordpress

Hướng dẫn chèn mã trong Wordpress

  • Cách chèn mã qua Google Tag Manager: Đăng nhập trên Google Tag Manager → chọn Thẻ →  Tạo mới thẻ, sau đó lần lượt điền các thông tin như Tên, loại thẻ, ID chuyển đổi (lấy từ từ khoản Google Ads), kích hoạt (All pages) → ấn Lưu lại và xuất bản → Kiểm tra lại bằng công cụ Tag Assistant để đảm bảo mã hoạt động.

Hướng dẫn chèn mã qua Google Tag Manager

Hướng dẫn chèn mã qua Google Tag Manager

Ngoài ra, nếu website được thiết kế bởi đơn vị khác,  bạn hãy gửi mã và nhờ họ hỗ trợ chèn.

Bước 5: Tạo tệp đối tượng Remarketing

Sau khi hoàn thành việc chèn mã, quay lại Trình quản lý đối tượng trong Google Ads. Nhấp vào Danh sách đối tượng → chọn dấu “+” màu xanh để tạo danh sách tiếp thị lại.

Quay trở lại Google Ads để tạo danh sách tiếp thị lại

Quay trở lại Google Ads để tạo danh sách tiếp thị lại

Google cung cấp 4 tùy chọn tạo đối tượng Remarketing, bao gồm:

  • Khách truy cập trang web.

  • Người dùng ứng dụng.

  • Người dùng YouTube.

  • Danh sách khách hàng.

Tùy thuộc vào mục tiêu của doanh nghiệp, bạn có thể chọn một hoặc nhiều tùy chọn trên.

Lưu ý: Nếu muốn nhắm mục tiêu đến danh sách khách hàng, tài khoản Google Ads cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Tuân thủ chính sách của Google.

  • Lịch sử thanh toán tốt.

  • Hoạt động trong tối thiểu 90 ngày.

  • Tổng ngân sách chi tiêu đạt trên 50.000 USD trong suốt thời gian hoạt động.

Thiết lập các đối tượng

Thiết lập các đối tượng

Cách tối ưu chiến dịch Remarketing Google Ads

Chuyển sang sử dụng AMPHTML thay cho banner truyền thống

AMPHTML là một định dạng hình ảnh động dành riêng cho quảng cáo hiển thị, mang đến giải pháp hiện đại để cải thiện hiệu suất chiến dịch. Với AMPHTML, các quảng cáo được tối ưu hóa để trở nên nhẹ hơn, tải nhanh hơn và đảm bảo an toàn nhờ cơ chế kiểm duyệt phần mềm độc hại trước khi phân phối.

Đặc biệt, định dạng này không bị giới hạn trong môi trường trang AMP mà có thể xuất hiện trên toàn bộ web. Đây là lựa chọn lý tưởng để đảm bảo hiệu quả và độ tin cậy của quảng cáo. 

Xác định đúng ngữ cảnh và thời điểm phù hợp

Hiệu quả của quảng cáo phụ thuộc rất lớn vào việc lựa chọn thời gian và ngữ cảnh triển khai. Điều này thay đổi tùy theo loại sản phẩm và đặc điểm của khách hàng mục tiêu.

Ví dụ, nếu bạn kinh doanh thực phẩm và phục vụ nhóm khách hàng là nhân viên văn phòng, thời điểm lý tưởng để hiển thị quảng cáo có thể là trước giờ ăn trưa, từ 10h đến 11h. Nếu có dịch vụ giao hàng, bạn nên tập trung vào quảng cáo trên điện thoại hoặc ứng dụng để tăng tính tiện lợi. Ngược lại, nếu không có dịch vụ này, hãy hướng sự chú ý vào các nền tảng khác trước khoảng 1 giờ so với thời gian dùng bữa.

Đừng quên yếu tố kêu gọi hành động (CTA)

Mỗi quảng cáo cần có một lời kêu gọi hành động (Call To Action - CTA) rõ ràng để hướng dẫn người xem thực hiện bước tiếp theo mà bạn mong muốn.

Ví dụ, nếu mục tiêu là khách hàng đặt hàng, CTA có thể là “Đặt ngay để nhận ưu đãi” hoặc “Nhấn để tìm hiểu thêm.” Việc này không chỉ giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi mà còn đảm bảo khách hàng không bị lạc hướng khi tiếp cận quảng cáo của bạn.

Một số mẹo tối ưu chiến dịch Remarketing thông qua kênh Google Ads

Một số mẹo tối ưu chiến dịch Remarketing thông qua kênh Google Ads

2 sai lầm thường gặp khi quảng cáo Remarketing trên Google 

Không thực hiện phân nhóm khách hàng

Mỗi đối tượng khách hàng đều có sự khác biệt về nhu cầu, độ tuổi, trình độ hay hành vi. Vì thế, việc không phân chia khách hàng thành từng nhóm rõ ràng sẽ làm giảm hiệu quả chiến dịch. Dựa vào loại sản phẩm hoặc hành động của họ trên website, bạn có thể chia khách hàng thành nhiều phân khúc khác nhau để áp dụng các cách tiếp cận phù hợp.

Ví dụ, một website như “unica.vn” cung cấp rất nhiều sản phẩm khóa học với mức giá và tính năng khác nhau. Mỗi khách hàng thường chỉ tập trung vào một hoặc hai loại sản phẩm trong một thời điểm nhất định. Việc nhận diện các phân khúc này sẽ giúp bạn tạo ra các thông điệp đúng đối tượng hơn.

>>> Xem thêm: 

Sử dụng chung thông điệp quảng cáo cho tất cả khách hàng

Các nhóm khách hàng khác nhau cần được tiếp cận với những thông điệp quảng cáo riêng biệt để đạt hiệu quả tối đa.

Ví dụ, đối với khách hàng mới chỉ xem qua sản phẩm, bạn có thể thiết lập quảng cáo Remarketing cho sản phẩm đó hoặc sản phẩm tương tự, kèm theo ưu đãi giảm giá. Với những khách hàng đã truy cập vào trang thanh toán nhưng chưa hoàn tất giao dịch, cần nhanh chóng triển khai quảng cáo bám đuổi để nhắc nhở họ hoàn thành đơn hàng, vì có khả năng họ đã gặp trở ngại nào đó trong quá trình mua. Đối với khách hàng đã mua sản phẩm, bạn có thể giới thiệu các sản phẩm bổ trợ như mua điện thoại di động thì Remarketing các sản phẩm như tai nghe không dây, pin dự phòng hay ốp lưng bảo vệ

Kết luận

Trên đây là những thông tin tổng quan về Remarketing Google Adwords giúp bạn có thể hiểu rõ quảng cáo tiếp thị lại và tầm quan trọng của quảng cáo tiếp thị lại trong doanh nghiệp. Thông qua đó giúp bạn có những chiến lược quảng cáo cho doanh nghiệp hiệu quả nhất.

Trở thành hội viên

Bạn muốn tăng doanh thu lên gấp đôi? Khóa học Google Ads sẽ giúp bạn tiếp cận hàng triệu khách hàng tiềm năng và chuyển đổi họ thành khách hàng thực tế.

Đăng ký học thử để trải nghiệm ngay hôm nay!
course_relate
Trọn bộ Quảng cáo Google Ads: Search, GDN, Youtube, Maps, Shopping và hơn thế nữa
899.000đ 1.000.000đ
0/5 - (0 bình chọn)