Partnership là gì là khái niệm vô cùng quen thuộc trong ngành kinh doanh mà có lẽ không ai là không biết đến. Partnership ra đời đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp trong sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Bài viết sau đây là một số thông tin xoay quanh thuật ngữ chuyên ngành Partnership là gì cho anh em tham khảo, cùng khám phá để hiểu rõ hơn nhé.
Partnership là gì?
Partnership hiểu theo nghĩa đơn giản là một công ty hợp danh hoặc công ty hợp tác. Theo Luật doanh nghiệp năm 2020, công ty hợp danh có nghĩa là doanh nghiệp có từ 2 thành viên trở lên. Trong đó các thành viên sẽ hợp danh lại với nhau để kinh doanh công ty dưới một tên chung. Hiểu một cách đơn giản Partnership chính là hình thức kinh doanh cùng phát triển thuộc sở hữu của nhiều hoặc nhiều hơn một cá nhân, tổ chức.
Đối với công ty hợp danh, các thành viên hợp danh sẽ phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản mà mình đang có trong quá trình thực hiện các nghĩa vụ của công ty. Còn lại với các thành viên góp vốn khác sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm với các khoản nợ trong phạm vi số vốn mà họ đã đóng góp. Partnership được công nhận tư cách pháp nhân tính từ ngày mà Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cấp. Bên cạnh đó, công ty hợp danh cũng không được phép phát hành chứng khoán dù là dưới hình thức nào.
Partnership là gì?
Khi sử dụng hình thức công ty hợp danh này bạn có thể kết hợp uy tín cá nhân của mình với nhiều thành viên khác để nâng uy tín cá nhân công ty hoặc cùng nhau điều hành quản lý công ty dễ hơn. Nhưng khi sử dụng hình thức này, các bạn nên chú ý rằng nó rất khó để huy động vốn nên không phát hành được cổ phiếu và khá khó khăn khi phát triển.
Ưu và nhược điểm của partnership
Hiện nay so với các hình thức kinh doanh truyền thống thì Partnership vẫn chưa được phổ biến cho lắm. Tuy nhiên nó vẫn có những ưu, nhược điểm nhất định. Cụ thể như sau:
Ưu điểm
- Partnership xây dựng dựa trên uy tín của nhiều cá nhân và có quy định rõ ràng về chế độ liên đới, chịu trách nhiệm vô hạn khiến các thành viên mà các công ty hợp danh gắn kết chặt chẽ hơn. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng tạo dựng được lòng tin, sự uy tín với khách hàng và đối tác.
- Công ty hợp danh có quá trình điều hành và quản lý không quá phức tạp do số lượng thành viên trong công ty ít. Bên cạnh đó, thành viên trong công ty đều là những người uy tín, có trách nhiệm cao với công việc. Bởi vậy nên việc quản lý được đơn giản và dễ dàng hơn. Nhà quản lý đảm bảo chất lượng công việc mà không tốn kém chi phí cho việc nâng cao năng lực, xây dựng đội ngũ chuyên môn.
- Đối với các công ty Partnership ngân hàng sẽ có chính sách riêng, điển hình như: chính sách vay vốn và hoàn nợ dễ dàng, cách thức thực hiện đơn giản. Sở dĩ có sự ưu tiên này là nhờ chế độ chịu trách nhiệm vô hạn từ các thành viên hợp danh của công ty.
- Công ty Partnership có cơ cấu tổ chức không quá phức tạp nên rất dễ quản lý, thích hợp với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, mới khởi nghiệp. Điều này đồng thời cũng tiết kiệm nguồn chi phí cũng như nhân lực cho công ty.
Partnership giúp doanh nghiệp dễ tạo được lòng tin với khách hàng
Nhược điểm
- Công ty Partnership sẽ có chế độ liên đới chịu trách nhiệm của các thành viên hợp danh. Điều này khiến cho các cá nhân đứng tên thường có nguy cơ nhiều rủi ro. Khi công ty Partnership xảy ra sự cố, tất cả các thành viên hợp danh đều sẽ phải chịu trách nhiệm bằng số vốn mình đã bỏ ra. Bởi vậy nên mức độ rủi ro trong đầu tư sẽ cao.
- Công ty Partnership không được phép phát hành chứng khoán nên việc huy động vốn còn gặp nhiều hạn chế. Khi quá trình huy động vốn bị hạn chế thì nguồn lực tài chính để đầu tư cho các dự án sẽ gặp nhiều khó khăn.
- Thành viên hợp danh nếu như có rút khỏi công ty thì vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm với các khoản nợ phát sinh ở thời điểm chưa rút khỏi công ty.
- Công ty Partnership không có sự phân chia rõ ràng giữa tài sản cá nhân và tài sản của công ty. Như vậy khi xảy ra tranh chấp thì sẽ gặp khó khăn trong việc xử lý tài sản.
>> Xem thêm: SBU là gì? Tầm quan trọng của nó đến sự tồn tại của doanh nghiệp
Các loại Partnership
Công ty Partnership được phân chia thành 3 loại chính bao gồm: General Partnership, Limited Partnership và Limited Liability Partnership. Cụ thể các loại Partnership này như sau:
General Partnership
General Partnership chính là những thành viên thuộc công ty hợp danh. Những thành viên này sẽ được nhận lợi nhuận trực tiếp từ phía công ty và cũng có trách nhiệm phải trả nợ nếu doanh nghiệp phá sản. Một người sẽ được xác định trở thành General Partnership khi: Tham gia vào công tác xây dựng, thành lập, sáng lập công ty; Người có nghĩa vụ tiếp nhận thêm các thành viên mới; Người nhận thừa kế từ những thành viên hợp danh đã qua đời và đã được hội đồng chấp nhận.
General Partnership chính là những thành viên thuộc công ty hợp danh
Limited Partnership
Limited Partnership có nghĩa là công ty hữu hạn, tức là công ty sẽ chỉ có duy nhất một thành viên hợp danh. Thành viên hợp danh sẽ phải chịu trách nhiệm vận hành kinh doanh và có trách nhiệm vô hạn đối với doanh nghiệp liên quan đến toàn bộ tài sản cá nhân và tài sản của doanh nghiệp. Tất cả những thành viên còn lại sẽ là thành viên hữu hạn, họ chỉ có chức chức năng góp vốn chứ không có quyền đưa ra quyết định trong quá trình kinh doanh.
Limited Liability Partnership
Limited Liability Partnership nghĩa là hợp danh trách nhiệm hữu hạn, loại hình này trái ngược hoàn toàn với Limited Partnership. Đối với loại Limited Liability Partnership, các thành viên sẽ cùng nhau có quyền quyết định và chịu trách nhiệm vô hạn đối với mọi việc trong quá trình vận hành kinh doanh. Tuy nhiên, từng người sẽ có trách nhiệm pháp lý được giới hạn riêng. Limited Liability Partnership có một thành viên sẽ được bảo vệ khỏi các khoản nợ của những thành viên khác và cũng không phải chịu trách nhiệm với các hành động của họ.
>> Xem thêm: Corporation là gì? “Ông trùm” của những chiến lược Marketing lớn
Limited Liability Partnership là gì?
Quy trình thành lập Partnership
Để thành lập được công ty hợp danh không khó, tuy nhiên nó cũng phải tiến hành theo một quy trình rõ ràng. Cụ thể quy trình thành lập Partnership như sau:
Chuẩn bị trước khi thành lập
Trước khi thành lập công ty hợp danh bạn cần bị hồ sơ. Theo Điều 20 Luật Doanh nghiệp, hồ sơ thành lập công ty hợp danh gồm: giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, điều lệ công ty, danh sách các thành viên của công ty, bản sao căn cước công dân/ chứng minh thư nhân dân/ hộ chiếu, bản sao giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài (nếu có), tài liệu khác trong trường hợp đặc biệt, giấy uỷ quyền nếu nhờ bên khách thực hiện,...
Các bước cần thiết để thành lập một Partnership
Thủ tục để thành lập công ty hợp danh bao gồm:
- Bước 1: Đầu tiên cần chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ. Nộp hồ sơ trong vòng 3 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét xem hồ sơ có hợp lệ hay không. Trường hợp không hợp lệ từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cần phải có thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Trong văn bản phải nêu rõ lý do và những yêu cần cần bổ sung.
- Bước 2: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: Sau khi đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải tiến hành thông báo công khai trên cổng thông tin quốc gia theo đúng trình tự. Nội dung công bố bao gồm: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; các thông tin về ngành, nghề kinh doanh của công ty. Thời hạn công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trong vòng 30 ngày tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp..
- Bước 3: Tiến hành khắc dấu pháp nhân cho doanh nghiệp: Trong vòng 1 ngày tính từ ngày có giấy chứng nhận đăng ký, doanh nghiệp cần tiến hành khắc dấu pháp nhân. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin bao gồm: Tên doanh nghiệp; Mã số doanh nghiệp
- Bước 4: Thông báo về mẫu con dấu của doanh nghiệp: Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, phòng đăng ký kinh doanh sẽ trao giấy biên nhận cho doanh nghiệp và bắt đầu thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia.
- Bước 5: Thủ tục sau thành lập công ty cần thực hiện: Sau khi thành lập công ty xong, doanh nghiệp cần: Treo biển tại trụ sở, thông báo áp dụng phương pháp tính thuế, mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp, đăng ký chữ số điện tử, in và đặt tin hoá đơn.
Các bước cần thiết để thành lập một Partnership
Cách quản lý và hoạt động trong Partnership
Sau khi đã giới thiệu về Partnership là gì? Quy trình thành lập Partnership? Sau đây Unica sẽ chia sẻ tới bạn cách quản lý và hoạt động của Partnership.
Các quy định quản lý Partnership
- Thành viên hợp danh phải cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
- Hội đồng thành viên là bộ phận có quyền lực cao nhất trong công ty hợp danh. Hội đồng thành viên sẽ bao gồm tất cả các thành viên gồm: thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Để tìm ra người đứng đầu, hội đồng thành viên sẽ bầu ra một thành viên làm chủ tịch. Chức năng của hội đồng thành viên là quyết định tới các công việc kinh doanh của công ty.
- Công ty nếu như không có quy định khác thì chủ tịch hội đồng thành viên chính là giám đốc. Nhiệm vụ chính bao gồm: quản lý và điều hành công việc kinh doanh, tổ chức các cuộc họp hội đồng, phân công và phối hợp các công việc kinh doanh,....
- Trong công ty hợp danh, tất cả các thành viên hợp danh đều sẽ chính là người đại diện theo pháp luật của công ty. Tuy nhiên, chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc hay tổng giám đốc mới chính là người có tư cách đại diện đơn vị bị đơn hoặc nguyên đơn trong các vụ kiện cáo, tranh chấp.
Cách quản lý và hoạt động của Partnership
Hoạt động của Partnership
- Người điều hành hoạt động kinh doanh của công ty hợp danh chính là các thành viên hợp danh. Thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật của công ty, đồng thời có trách nhiệm tổ chức, điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty.
- Trong điều hành hoạt động kinh doanh các thành viên hợp danh sẽ thay nhau đảm nhiệm các chức danh quản lý và kiểm soát công ty. Hoạt động do thành viên hợp danh thực hiện ngoài hoạt động kinh doanh của công ty sẽ không thuộc trách nhiệm của công ty, ngoài trừ trường hợp hoạt động đó được các thành viên còn lại đồng ý.
Trở thành chuyên gia trong lĩnh vực Quản trị doanh nghiệp bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn nắm vững thế nào là quản trị, thế nào là quản lý, khi nào thì nên sử dụng quản trị, khi nào thì quản lý. Bạn sẽ hiểu được mấu chốt quản trị: Chọn đúng hướng, đúng người, đúng thời điểm, và các ví dụ thực tế. Ngoài ra, bạn cũng sẽ hiểu sâu về quan hệ cổ đông và muôn vàn khó khăn nghề lãnh đạo. Đăng ký ngay:
Sự khác biệt giữa Partnership và các hình thức khác
Công ty hợp danh thường bị nhầm lẫn với các hình thức công ty khác. Sau đây là phân biệt chi tiết cho bạn đọc tham khảo.
Sự khác biệt giữa Partnership và Sole proprietorship
Nếu như Partnership là công ty có ít nhất từ 2 thành viên trở lên có quyền kiểm soát và sở hữu thì Sole proprietorship lại là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu và quản lý của một cá nhân hay hộ gia đình. Đối với Sole proprietorship quyền quyết định và kiểm soát các hoạt động kinh doanh sẽ do một người đứng đầu chứ không phải thuộc các thành viên hợp danh như với Partnership.
Phân biệt Partnership và Sole proprietorship
Sự khác biệt giữa Partnership và Corporation
Corporation là công ty cổ phần, tức là doanh nghiệp sẽ thuộc quyền sở hữu của một nhóm cổ đông. Đối với công ty này, vốn góp sẽ được chia thành nhiều cổ phần đều nhau và cổ phần này có thể được mua bán trên thị trường chứng khoán dưới dạng cổ phiếu. Đối với công ty hợp danh thì sẽ không được phép phát hành cổ phiếu.
Tổng kết
Trên đây là toàn bộ tất tần tật thông tin liên quan đến Partnership là gì? Ưu nhược điểm của Partnership. Với những thông tin chia sẻ này, chắc chắn bạn đọc đã có thêm những kiến thức kinh doanh hữu ích. Bạn đọc quan tâm và muốn biết thêm nhiều kiến thức để học marketing hiệu quả nãy nhanh tay đăng ký và theo dõi các khoá học marketing của chúng tôi trên Unica bạn nhé.