Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Support

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Tỷ lệ thoát trang (Bounce Rate) và những ảnh hưởng đến SEO

Nội dung được viết bởi Nguyễn Thành Tiến

Tỷ lệ thoát trang là phần trăm người dùng rời khỏi website của bạn. Đối với hầu hết các website, tỷ lệ thoát (bounce rate) là điều không thể tránh khỏi. Giống như làm dâu trăm họ vậy, mỗi một khách truy cập lại có nhu cầu tìm kiếm khác nhau và sự thỏa mãn với thông tin nhận được của họ là hoàn toàn khác nhau. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân khiến website có tỷ lệ thoát cao và những ảnh hưởng đến SEO của nó như thế nào, mời bạn tham khảo nội dung bài viết sau để biết câu trả lời nhé.

1. Tỷ lệ thoát trang (bounce rate) là gì?

Tỷ lệ thoát (bounce rate) là tỉ lệ người dùng truy cập vào một website và sau đó rời đi hoặc thoát ra mà không có bất kỳ một tương tác nào hoặc nhấp qua bất kỳ một trang nội dung nào khác trên website đó. Nói một cách đơn giản là họ vào xem trang của bạn, sau đó thoát ra luôn mà không cần phải truy cập thêm vào bất kỳ một trang nào.

Tại sao website có tỷ lệ thoát cao?
Tỷ lệ thoát trang

Bạn hãy tưởng tượng như khi bạn đang đi vào một quầy bar, nhưng vừa vào đến cửa thì bạn bỏ đi vì nội thất, vì thiết kế, không gian hoặc phong cách phục vụ ở đó không đúng như những gì bạn mong muốn. Điều này tương tự với trang web của chúng ta vậy. Bạn cần ghi nhớ kỹ càng điều này để hạn chế nhất có thể.

1.1. Tỷ lệ thoát được tính như thế nào trong Google Analytics?

Trong Google Analytics, số trang không truy cập được tính toán riêng dưới dạng phiên chỉ kích hoạt một yêu cầu duy nhất đến máy chủ Analytics. Ví dụ như người dùng mở một trang đơn trên trang web của bạn, sau đó thoát luôn mà không kích hoạt bất kỳ yêu cầu nào khác đến máy chủ Analytics trong phiên đó.

Seo

Tỷ lệ thoát được tính bằng cách chia số phiên trang đơn cho tổng số phiên. Hoặc là tỷ lệ phần trăm trong tổng số phiên trên trang web của bạn mà người dùng chỉ xem một số trang đơn và cũng chỉ kích hoạt một yêu cầu duy nhất đến máy chủ Analytics.

1.2. Tỷ lệ thoát chỉ được tính cho các trang đích

Tỷ lệ thoát trang chỉ được tính cho các trang đích. Trang đích là trang web mà người dùng truy cập đầu tiên khi họ đến website của bạn.

Có hai loại trang đích:

- Trang đích tự nhiên: Là trang web mà người dùng truy cập trực tiếp từ kết quả tìm kiếm, liên kết từ website khác hoặc mạng xã hội.

- Trang đích trả tiền: Là trang web mà người dùng truy cập thông qua quảng cáo trả tiền.

Tỷ lệ thoát được tính bằng cách chia số lượng phiên chỉ xem một trang duy nhất cho tổng số lượng phiên trên trang web đó. Ví dụ: nếu 100 người truy cập trang web của bạn và 50 người trong số họ chỉ xem một trang duy nhất, tỷ lệ thoát của bạn là 50%.

 

Thời gian tải trang chậm, mọi người bỏ cuộc sau 4 giây
Khách hàng sẽ bỏ đi ngay nếu trang web của bạn load chậm như thế này

1.3. Bounce Rate và Exit Rate

Bounce Rate và Exit Rate là hai thuật ngữ thường được sử dụng trong phân tích web, nhưng chúng không hoàn toàn giống nhau. Dưới đây là sự khác biệt chính giữa chúng:

Bounce Rate

- Chỉ tính phiên 1 trang duy nhất, nghĩa là người dùng truy cập một trang duy nhất trên website của bạn rồi rời đi mà không xem thêm bất kỳ trang nào khác.

- Được tính trên cấp trang (tức là trên từng trang riêng lẻ).

- Thường sử dụng để đánh giá hiệu quả của nội dung trang web, sự phù hợp của landing page với quảng cáo, và trải nghiệm người dùng ngay khi truy cập.

Exit Rate

- Chỉ tính lần thoát cuối cùng trong một phiên. Ví dụ, nếu người dùng truy cập 3 trang web trên website của bạn, thì trang thứ 3 sẽ có Exit Rate cao hơn vì đó là trang cuối cùng họ xem trước khi rời đi.

- Được tính trên mức phiên (tức là trên toàn bộ phiên).

- Thường sử dụng để hiểu hành vi người dùng trong suốt phiên, xác định điểm thoát phổ biến và cải thiện luồng thông tin trên website.

1.4. Tỷ lệ thoát và SEO

Tỷ lệ thoát sẽ không liên quan trực tiếp đến hiệu suất SEO của website, bởi:

- Tỷ lệ thoát trang không phải lúc nào cũng là xấu. Tỷ lệ phần trăm số trang không truy cập sẽ phụ thuộc vào loại trang web. Vì vậy nó không phải là số liệu có thể được sử dụng trên tất cả các loại trang web.

- Google sẽ không biết tỷ lệ thoát trang của website bạn là bao nhiêu. Google chính thức cho biết, họ sẽ không sử dụng bất kỳ dữ liệu Google Analytics nào trong các thuật toán xếp hạng. Vì vậy, họ không hề biết tỷ lệ thoát của một trang web.

1.5. Tỷ lệ thoát cao có phải luôn xấu?

Không phải lúc nào tỷ lệ thoát trang cao cũng xấu, điều này cũng còn tuỳ. Nếu website của bạn lên top phụ thuộc nhiều vào việc người dùng xem trang thì tỷ lệ thoát trang cao sẽ xấu. Tuy nhiên, nếu web thành công do yếu tố khác thì tỷ lệ thoát trang cao cũng không phải là điều gì đó xấu lắm. Nếu bạn có trang web là trang như blog hoặc trang cung cấp các nội dung khác thì tỷ lệ thoát trang cao cũng là điều hoàn toàn bình thường.

ty-le-thoat-cao.jpg

Tỷ lệ thoát cao không phải lúc nào cũng xấu

2. Các vấn đề phổ biến nhất dẫn đến tỷ lệ thoát cao

Có rất nhiều lý do dẫn đến tỷ lệ thoát trang cao, có thể kể đến một số lý do tiêu biểu như:

- Website có nội dung chán, ít thông tin hoặc không có thông tin mà người dùng đang cần tìm.

- Người dùng truy cập nhầm vào website do quảng cáo hoặc do mô tả văn bản gây nhầm lẫn nên khi vừa vào họ sẽ thoát ra luôn.

- Trang web chứa quá nhiều quảng cáo, thiết kế trang xấu không gây ấn tượng cho người dùng và đặc biệt là giao diện khó sử dụng nên người dùng chọn thoát ra và không ở lại.

- Trang web chỉ là một trang mà bất kỳ nhấp chuột nào vào cũng dẫn đến cùng 1 đường link. Như vậy tỷ lệ thoát trang sẽ cao.

- Người dùng ngày nay không có nhiều kiên nhẫn chờ đợi trang web tải. Nếu trang web của bạn tải quá chậm, họ sẽ nhanh chóng thoát ra và tìm kiếm trang web khác.

3. Điều gì được coi là tỷ lệ thoát tốt?

Tỷ lệ thoát tốt phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

Loại trang web

- Trang đích (landing page): Tỷ lệ thoát 50-60% có thể coi là tốt cho landing page vì người dùng thường chỉ truy cập landing page để thực hiện một hành động cụ thể (ví dụ: mua hàng, đăng ký email).

- Trang blog: Tỷ lệ thoát 60-70% có thể coi là tốt cho trang blog vì người dùng thường chỉ đọc một hoặc hai bài viết trên blog.

- Trang web nội dung: Tỷ lệ thoát 40-50% có thể coi là tốt cho trang web nội dung vì người dùng thường truy cập nhiều trang web để tìm kiếm thông tin họ cần.

Mục tiêu của trang web

- Tăng nhận thức thương hiệu: Tỷ lệ thoát cao hơn có thể chấp nhận được nếu mục tiêu của trang web là thu hút sự chú ý của người dùng và khiến họ ghi nhớ thương hiệu.

- Tạo khách hàng tiềm năng: Tỷ lệ thoát cao hơn có thể là vấn đề nếu mục tiêu của trang web là thu thập thông tin liên hệ của người dùng.

- Tăng doanh số bán hàng: Tỷ lệ thoát cao là điều không mong muốn nếu mục tiêu của trang web là bán sản phẩm hoặc dịch vụ.

Hành vi người dùng

- Thời gian trên trang: Tỷ lệ thoát cao chấp nhận được nếu người dùng đã dành nhiều thời gian trên trang web.

- Tỷ lệ chuyển đổi: Tỷ lệ thoát cao đôi khi sẽ không quan trọng nếu người dùng thực hiện hành động mong muốn (ví dụ: mua hàng, đăng ký) trước khi rời đi.

Nguồn truy cập

- Lượt truy cập trực tiếp: Tỷ lệ thoát cao sẽ là vấn đề nếu người dùng truy cập trực tiếp vào trang web của bạn nhưng không tìm thấy thông tin họ cần.

- Lượt truy cập từ Google: Tỷ lệ thoát cao ảnh hưởng đến thứ hạng website của bạn trên Google.

ty-le-thoat-tot-cho-landingpage.jpg

Tỷ lệ thoát 50-60% có thể coi là tốt cho landing page

4. Cách xem bounce rate trong Google Analytics

Trong Google Analytics, nếu muốn xem tỷ lệ thoát thì bạn có thể xem trong các báo cáo trong bảng dữ liệu, chẳng hạn như báo cáo được tìm thấy trong các tab Acquisition, Behavior, and Conversion (nằm trong thanh menu bên trái). Nếu muốn xem tỷ lệ thoát cho các trang web riêng lẻ trong Google Analytics, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm theo tên trang.

4.1. Báo cáo Landing Page

Để xem tỷ lệ thoát trong Báo cáo Landing Page, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập Google Analytics:

- Đăng nhập vào tài khoản Google Analytics của bạn.

- Chọn website bạn muốn xem báo cáo.

trang-chu-Google-Analytics.jpg

Truy cập Google Analytics

Bước 2: Mở Báo cáo Landing Page:

- Nhấp vào Hành vi > Nội dung trang web > Trang đích.

Bước 3: Xem tỷ lệ thoát:

- Tìm kiếm cột Tỷ lệ thoát trong báo cáo.

- Tỷ lệ thoát cho mỗi landing page sẽ được hiển thị trong cột này.

xem-ty-le-thoat-trang.jpg

Xem tỷ lệ thoát trang

5. Cách giảm tỷ lệ thoát của bạn

Tỷ lệ thoát ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình làm SEO nên cần phải được khắc phục càng sớm càng tốt. Dưới đây là một số cách giúp giảm tỷ lệ thoát cho bạn tham khảo:

5.1. Cải thiện tốc độ tải trang càng nhanh càng tốt

Như đã chia sẻ ở phần trên, một trong những nguyên nhân điển hình khiến tỷ lệ thoát trang tăng đó là do website chậm. Người dùng rất ghét phải chờ đợi, vậy nên nếu như thấy trang của bạn chậm họ sẽ nhanh chóng thoát ra và truy cập vào trang khác. Thêm nữa, việc trang có tốc độ tải chậm cũng ảnh hưởng, gây cản trở tới việc Googlebot thu thập thông tin, dẫn đến bài viết của bạn khó lên top. Để khắc phục những điều này, bạn cần phải cải thiện tốc độ tải trang càng nhanh càng tốt.

Một số cách để cải thiện tốc độ tải trang có thể kể đến như: Nén hình ảnh để giảm dung lượng file, sử dụng định dạng ảnh JPG thay vì PNG, đặt kích thước ảnh phù hợp, tối ưu hoá code bằng cách giảm thiểu JavaScript và CSS, sử dụng hosting chất lượng cao với dung lượng ổ cứng lớn,...

5.2. Tránh sử dụng pop-up

Sử dụng pop-up có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ thoát trang của website vì: 

- Pop-up sẽ che khuất nội dung trang web và khiến người dùng khó chịu, dẫn đến việc họ thoát trang.

- Làm chậm tốc độ load trang.

- Gây mất tập trung cho người dùng khỏi nội dung trang web, khiến họ không muốn tiếp tục đọc hoặc khám phá trang web.

- Một số người dùng có thể cảm thấy bị lừa dối khi họ truy cập vào một trang web và đột nhiên xuất hiện pop-up quảng cáo. Điều này có thể khiến họ mất niềm tin vào website và thoát trang.

Để giảm tỷ lệ thoát trang, tốt nhất là bạn nên tránh sử dụng pop-up.

tranh-su-dung-pop-up-qua-nhieu.jpg

Tránh sử dụng pop-up để không giảm tỷ lệ thoát của người dùng

5.3. Thu hút sự chú ý của người đọc

Nếu bạn muốn giữ chân người dùng ở lại website của mình lâu hơn thì bạn nhất định phải biết cách thu hút sự chú ý của người dùng. Có rất nhiều cách để làm được điều này, có thể kể đến như:

- Xây dựng content chất lượng, hay và hữu ích.

- Thiết kế trang ấn tượng, thân thiện với người dùng.

- Sử dụng hình ảnh và video hấp dẫn, chất lượng.

- Sử dụng định dạng rõ ràng để người đọc dễ hiểu và tiện theo dõi.

- Sử dụng các từ khóa phù hợp trong nội dung của bạn để website của bạn có thể được tìm thấy dễ dàng hơn trên Google. 

5.4. Giảm thiểu việc sử dụng quảng cáo

Quảng cáo nếu như xuất hiện quá nhiều đôi khi sẽ che mất nội dung cần đọc. Thêm nữa, website chứa quá nhiều quảng cáo cũng khiến người dùng cảm thấy khó chịu, khi nếu chẳng may ấn nhầm phải cũng sẽ bị đẩy sang trang khác. Việc xuất hiện quá nhiều quảng cáo trên website chính là một trong những điển hình gây tỷ lệ thoát trang. Vì vậy, để giảm tỷ lệ thoát trang, tốt nhất là bạn nên giảm thiểu việc sử dụng quảng cáo, chỉ hiển thị một số lượng quảng cáo vừa đủ trên trang web của bạn. Bên cạnh đó cần đặt quảng cáo ở vị trí phù hợp, không che mất nội dung trên trang web.

5.5. Sử dụng liên kết nội bộ

Sử dụng link liên kết nội bộ là một kỹ thuật làm SEO được nhiều SEOer yêu thích và tin tưởng lựa chọn. Bởi việc chèn link liên kết sẽ giúp người dùng dễ dàng khám phá thêm các trang từ trang web của bạn. Nếu người dùng đang đọc bài viết của bạn thấy hay mà xuất hiện link liên kết nội bộ cũng có một tiêu đề hấp dẫn thì chắc chắn họ sẽ click vào để đọc tiếp. Điều này đã giảm tỷ lệ thoát trang, tăng khả năng giữ chân người dùng ở lại website lâu hơn.

xay-dung-link-lien-ket-noi-bo.jpg

Sử dụng link liên kết nội bộ là một kỹ thuật làm SEO được nhiều SEOer yêu thích

5.6. Cải thiện title và description phù hợp với nội dung của bạn

Ngoài những cách giảm tỷ lệ thoát như bên trên đã chia sẻ thì bạn cũng có thể áp dụng cách tăng tỷ lệ giữ chân người dùng tại trang bằng cách cải thiện title và description. Title và description là những nội dung tiếp xúc đầu tiên với người dùng, nếu muốn họ ở lại và không rời đi, bạn hãy tạo một title và description thật hấp dẫn, sao cho thu hút nhất. Bên cạnh đó, title và description cũng phải đúng chuẩn theo yêu cầu của SEO. Title khoảng 60 ký tự và description khoảng 165 ký tự đổ xuống là hợp lý.

5.7. Làm đẹp nội dung

Làm đẹp nội dung là một cách hiệu quả để giảm tỷ lệ thoát trang và tăng thời gian lưu trú của người dùng trên website. Dưới đây là một số cách để làm đẹp nội dung:

- Cấu trúc nội dung: Chia nội dung thành các đoạn ngắn, dễ đọc. Sử dụng heading, subheading, bullet points và numbered lists để định dạng nội dung. Sử dụng font chữ dễ đọc và kích thước phù hợp. Giãn cách dòng phù hợp để tạo cảm giác thoải mái cho người đọc.

- Hình ảnh và video: Sử dụng hình ảnh và video chất lượng cao để thu hút sự chú ý của người đọc. Chèn hình ảnh và video vào các vị trí phù hợp trong nội dung. Sử dụng chú thích cho hình ảnh và video.

- Nội dung hấp dẫn: Viết nội dung hữu ích, phù hợp với nhu cầu của người đọc. Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu. Kể chuyện để thu hút sự chú ý của người đọc. Sử dụng các kêu gọi hành động để khuyến khích người đọc tương tác với nội dung.

- SEO: Sử dụng các từ khóa phù hợp trong nội dung để website của bạn có thể được tìm thấy dễ dàng hơn trên Google. Sử dụng meta description hấp dẫn để thu hút người đọc click vào website của bạn.

Làm chủ kỹ năng SEO website bằng cách đăng ký học online. Khóa học sẽ giúp bạn biết cách phân tích đối thủ SEO, biết cách nghiên cứu thị trường và từ khóa SEO, biết cách gom nhóm từ khóa SEO nhanh nhất, hiệu quả nhất và sở hữu phương pháp tối ưu SEO Onpage, tối ưu liên kết nội bộ, tối ưu Social và Entity. Đăng ký ngay:

Khóa học SEO tổng thể 2023
Trần Ngọc Quang
1.499.000đ
2.300.000đ

SEO TOP Google với công nghệ AI
Hồ Đức Dũng
979.000đ
2.900.000đ

Tuyệt đỉnh SEO Google Maps lên đỉnh Google trong 7 ngày
Huỳnh Ngọc Thanh
399.000đ
800.000đ

5.8. Hướng dẫn người dùng về những việc cần làm tiếp theo

Hướng dẫn người dùng về những việc cần làm tiếp theo trên website cũng là một trong những cách hiệu quả giúp giảm tỷ lệ thoát trang. Bởi khi người dùng truy cập website của bạn tức là họ đang tìm kiếm cách giải pháp cho một vấn đề nào đó. Nếu website của bạn cung cấp nội dung hướng dẫn họ cách giải quyết vấn đề đó, họ sẽ có nhiều khả năng ở lại trang web của bạn hơn.

Bên cạnh đó, khi cung cấp nội dung hướng dẫn chất lượng cao, website của bạn sẽ được xem là một nguồn thông tin đáng tin cậy. Điều này sẽ thu hút nhiều người dùng hơn đến với website của bạn và giúp họ ở lại trang web của bạn lâu hơn.

5.9. Cải thiện chất lượng nội dung của website

Cải thiện chất lượng nội dung của website là điều vô cùng quan trọng, vấn đề này được đề cập đến rất nhiều đối với dân SEO. Người dùng sẵn sàng tẩy chay trang web của bạn chỉ vì nội dung của bạn không tuyệt vời như bạn quảng cáo, hoặc họ không thấy bất cứ thứ gì có giá trị cả. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn đang tạo ra thứ gì đó hữu ích và hấp dẫn cho khán giả của mình để khiến họ quan tâm và khuyến khích họ lui tới thêm trên trang web của bạn. 

noi-dung-can-phai-tot.jpg

Nội dung tốt sẽ giảm tỷ lệ thoát trang

Cùng với đó là xem xét bố cục của các trang của bạn - trang web của bạn có được tối ưu hóa để xem trên thiết bị di động không? Ngày càng có nhiều người sử dụng điện thoại thông minh để nghiên cứu và giải trí - điều quan trọng là bạn đang phục vụ cho các yêu cầu của họ, vì thế đừng chỉ tối ưu hóa trên PC.

6. Kết luận

Vậy là bạn nguyên nhân khiến website có tỷ lệ thoát cao, tại sao khách truy cập của mình bỏ đi mà không ngoảnh lại rồi. Đối với SEO thì mọi chuyển động của khách hàng cần được đánh giá cần thận, chi tiết và đúng đắn, nếu không đối thủ cạnh tranh sẽ hạ gục bạn. Cùng với đó, việc nắm vững các kiến thức về SEO, xây dựng chiến lược và tối ưu website, nội dung được xem là yếu tố hàng đầu giúp bạn thành công đưa Website của mình lên Top Google. Tất cả sẽ được hướng dẫn tại khóa học SeoCảm ơn các bạn đã theo dõi!

>> 7 phương pháp tăng tốc độ web - cải thiện chuyển đổi 7 %

>> 4 cách viết content marketing hiệu quả làm mới thương hiệu

>> Sự khác biệt giữa chuyển hướng 301 và 302 là gì?


Tags: Seo
Trở thành hội viên
0/5 - (0 bình chọn)