Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Mức đóng bảo hiểm xã hội năm mới nhất hiện nay

Mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2019 mới nhất hiện nay theo Quyết định 595/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam cụ thể như sau:1. Đối tượng bắt buộc tham gia BHXH, BHYT, BHTN 

- Người làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động (Không phân biệt số lượng lao động đơn vị đang sử dụng).

- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

- Những người làm việc theo Hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng phải tham gia.

- Người lao động đồng thời có từ 02 Hợp đồng lao động trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì:

+ Đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) theo HĐLĐ giao kết đầu tiên.

+ Đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất. (Theo điều 4, điều 13, điều 17, điều 21 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

Lưu ý:

- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHTNLĐ-BNN; không thuộc đối tượng tham gia BHYT, BTHN

>>> Xem ngay: Tổng hợp 11 bí quyết phỏng vấn trực tiếp thành công

muc-dong-bao-hiem-xa-hoi-2019-1.jpg

Sổ bảo hiểm xã hội Việt Nam

2. Các khoản lương đóng BHXH, BHYT, BHTN mới nhất

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ lương do người sử dụng lao động quyết định: Là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định tại Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH và điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, cụ thể như sau:

- Mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 4 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP bao gồm:

2.1. Mức lương:

- Là mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định của pháp luật lao động mà hai bên đã thỏa thuận.

- Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán.

- Trong thời gian người lao động ngừng việc theo quy định của pháp luật về lao động mà vẫn được hưởng tiền lương thì người lao động và người sử dụng lao động thực hiện đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo mức tiền lương người lao động được hưởng trong thời gian ngừng việc.

- Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP là tiền lương do doanh nghiệp quyết định, trừ viên chức quản lý chuyên trách trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.

- Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP là tiền lương do đại hội thành viên quyết định.

2.2. Phụ cấp lương, ghi các khoản phụ cấp lương mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:

a) Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như:
- Phụ cấp chức vụ, chức danh;
- Phụ cấp trách nhiệm;
- Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
- Phụ cấp thâm niên;
- Phụ cấp khu vực;
- Phụ cấp lưu động;
- Phụ cấp thu hút
- Các phụ cấp có tính chất tương tự.

b) Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.

2.3. Các khoản bổ sung khác, ghi các khoản bổ sung mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:

a) Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

b) Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.

>>> Xem ngay: MBTI là gì? Trắc nghiệm hướng nghiệp cùng MBTI

muc-dong-bao-hiem-xa-hoi-2019-2.jpg

Tham gia Bảo hiểm xã hội là quyền lợi của tất cả người lao động 

3. Mức lương đóng BHXH, BHYT, BHTN

3.1. Mức tiền lương đóng BHXH tối thiểu 2019:

Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc năm 2019 không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng năm 2019

- Mức lương tối thiểu vùng năm 2019 theo nghị định 157/2018/NĐ-CP như sau:

Vùng 1: Mức lương tối thiểu vùng năm 2019 (áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2019) là 4.180.000 đồng/tháng, tăng 200.000 đồng/tháng so với mức lương tối thiểu vùng năm 2018.

Vùng 2: Mức lương tối thiểu vùng năm 2019 (áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2019) là 3.710.000 đồng/tháng, tăng 180.000 đồng/tháng so với mức lương tối thiểu vùng năm 2018.

Vùng 3: Mức lương tối thiểu vùng năm 2019 (áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2019) là 3.250.000 đồng/tháng, tăng 160.000 đồng/tháng so với mức lương tối thiểu vùng năm 2018.

Vùng 4: Mức lương tối thiểu vùng năm 2019 (áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2019) là 2.920.000 đồng/tháng, tăng 160.000 đồng/tháng so với mức lương tối thiểu vùng năm 2018.

- Người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp dạy nghề) thì tiền lương đóng BHXH bắt buộc phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
Mức lương thấp nhất để đóng các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp năm 2019:

Vùng 1: Đối với lao động chưa qua học nghề (làm công việc giản đơn nhất) là 4.180.000 đồng/tháng; đối với lao động đã qua học nghề (Phải cộng thêm 7%) là 4.472.600 đồng/tháng.

Vùng 2: Đối với lao động chưa qua học nghề (làm công việc giản đơn nhất) là 3.710.000 đồng/tháng; đối với lao động đã qua học nghề (Phải cộng thêm 7%) là 3.969.700 đồng/tháng.

Vùng 3: Đối với lao động chưa qua học nghề (làm công việc giản đơn nhất) là 3.250.000 đồng/tháng; đối với lao động đã qua học nghề (Phải cộng thêm 7%) là 3.477.500 đồng/tháng.

Vùng 4: Đối với lao động chưa qua học nghề (làm công việc giản đơn nhất) là 2.920.000 đồng/tháng; đối với lao động đã qua học nghề (Phải cộng thêm 7%) là 3.124.400 đồng/tháng.

Lưu ý: Theo Công văn 3895/BHXH-TB ngày 29/12/2017 của BHXH TP Hà Nội:

- Mức lương tối thiểu vùng không bao gồm các khoản phụ cấp lương và các khoản bổ sung

3.2. Mức lương đóng Bảo hiểm xã hội tối đa:

- Mức tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN tối đa không quá 20 lần mức lương cơ sở.

- Mức tiền lương tháng đóng BHTN mức tối đa bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng. (Mức lương tối thiểu vùng được xác định như trên phần 1 nhé)

Mức lương cơ sở cụ thể như sau:

- Từ ngày 1/7/2017: Mức lương cơ sở là: 1.300.000 đ/ tháng

- Từ ngày 1/7/2018: Mức lương cơ sở là: 1.390.000 đ/tháng

- Từ ngày 1/7/2019: Mức lương cơ sở là: 1.490.000 đ/tháng.

Với những thông tin mà bài viết vừa chia sẻ ở trên, hy vọng đã giúp bạn nắm được mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2019 mới nhất.

Chúc bạn thành công!

[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Trở thành hội viên