Có 2 ý kiến trái chiều về việc mẹ bầu “nghiện” siêu âm. Có ý kiến cho rằng việc siêu âm nhiều giúp theo dõi sự phát triển của thai nhi, để có những biện pháp cụ thể nếu như thai nhi có những chuyển biến không tốt. Tuy nhiên có luồng ý kiến khác cho rằng việc siêu âm có ảnh hưởng tới sự phát triển của em bé trong bụng do ảnh hưởng xấu của sóng siêu âm. Vậy đâu là quan niệm đúng, mẹ bầu siêu âm thai nhiều có tốt không? Tất cả những thắc mắc sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.
Siêu âm có tác dụng theo dõi sự phát triển của thai nhi trong từng thời kỳ
1. Tầm quan trọng của việc siêu âm thai
Cha mẹ có thể nhìn thấy hình hài của đứa con thân yêu thông qua việc siêu âm. Đây cũng là cảm giác hạnh phúc của nhiều ông bố bà mẹ khi được nhìn thấy em bé trong bụng như thế nào. Siêu âm trước hết có tác dụng xác định tuần tuổi của thai nhi, giúp phát hiện những dị tật không mong muốn có thể xảy ra.
Điều đặc biệt giúp theo dõi sự phát triển của thai nhi trong từng giai đoạn hình thành cơ thể hoàn chỉnh.
>>> Xem thêm: Ăn gì để lợi sữa? 9 Thực phẩm mẹ không nên bỏ lỡ
Bạn sẽ thấy hình ảnh rõ nét về bé thông qua việc siêu âm
2. Mẹ bầu siêu âm thai nhiều có tốt không?
Tuy chưa có nghiên cứu và thống kê số liệu cụ thể nói rằng siêu âm nhiều tốt hay không tốt cho thai nhi. Tuy nhiên các bác sĩ khuyên bố mẹ không nên đi siêu âm quá nhiều, bởi trong giai đoạn em bé đang hình thành, những bộ phận còn rất non nớt, rất dễ bị tác động bởi các tác nhân bên ngoài. Các sóng siêu âm có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan của bé như thính giác, thị giác, gây ra dị tật không mong muốn. Thêm vào đó, việc siêu âm nhiều gây tốn kém. Tuy vậy, việc siêu âm đối với thai nhi là điều rất cần thiết đặc biệt là những thời điểm vàng của thai kỳ.
Chưa có nghiên cứu có ý nghĩa lâm sàng về việc sóng siêu âm gây ảnh hưởng xấu hay gây dị tật đến thai
3. Thời điểm vàng mẹ bầu cần đi siêu âm
Siêu âm thai nhiều có tốt không? Như các bạn cũng đã biết, trong giai đoạn mang thai, em bé được hình thành các bộ phận thông qua từng giai đoạn cụ thể như: thời điểm hình thành cấu trúc cơ thể, chân tay, bộ phận sinh dục, não bộ... Chính vì vậy cần theo dõi trong từng giai đoạn xem những bộ phận ấy được hình thành có sự phát triển tốt hay không. Các bác sĩ khuyên mẹ bầu không thể bỏ qua 3 giai đoạn vàng bạn cần đi siêu âm cụ thể là:
Từ tuần 12 -14 của thai kỳ:
Đây là thời điểm xác định chuẩn xác độ tuổi của thai nhi, đo độ mờ da gáy của bé nhằm dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể (nguyên nhân gây bệnh Down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành…).
Từ tuần 21 - 24 của thai kỳ:
Siêu âm thời điểm này giúp khảo sát hình thể thai nhi bao gồm các bộ phận như: cột sống, hộp sọ, não, tim, phổi, thận, cánh tay và chân của thai nhi… để có thể phát hiện những dấu hiệu bất thường của thai nhi và có những sự điều chỉnh phù hợp.
Từ tuần 30 - 32 của thai kỳ:
Siêu âm thời điểm này giúp phát hiện một số bất thường về hình thể thai nhi xảy ra muộn như ở tim, mạch máu và các bất thường ở não như giãn não thất..., đo cân nặng cho bé và dự đoán ngày sinh để người mẹ chuẩn bị tâm lý.
>>> Xem thêm: Stress khi mang thai và hệ lụy nghiêm trọng mẹ nên biết
Với những thai kỳ khỏe mạnh, mẹ chỉ nên siêu âm những mốc quan trọng của thai kỳ
Siêu âm khi mang thai là một trong những việc làm cần thiết giúp cha mẹ theo dõi được sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên điều quan trọng hơn cả là bạn phải biết cách chăm sóc thai nhi như thế nào cho bé khỏe mạnh và thông minh từ trong bụng mẹ.
Mang thai chính là niềm hạnh phúc nhất mà mỗi người phụ nữ được Thượng Đế ban tặng. Tuy nhiên, quá trình này sẽ khiến cơ thể và tâm lý của mẹ thay đổi nên bạn cần chuẩn bị kiến thức khi mang thai để vượt qua giai đoạn này. Hiểu được điều đó, khóa học online này sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản khi mang thai để cả mẹ và bé đều khỏe mạnh trong suốt thai kỳ. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn:
Mẹ bầu cần lưu ý gì khi đi siêu âm thai
Khi bước vào giai đoạn siêu âm, đặc biệt là những mốc quan trọng của thai kỳ, mẹ nên lựa chọn những cơ sở, phòng khám sản khoa uy tin với đội ngũ bác sĩ của chuyên môn và thuận tiện với nơi ở hiện tại. Đối với thai nhi dưới 10 tuần tuổi, nếu bạn muốn nhìn hình ảnh bé một cách rõ ràng và sắc nét hơn thì mẹ nên uống thật nhiều nước để bàng quang căng hơn, giúp cho việc quan sát dễ hơn.
Bên cạnh việc siêu âm cho bé, mẹ cũng nên yêu cầu làm thêm một số xét nghiệm để nắm được tình trạng sức khỏe hiện tại của mình. Đặc biệt là những mẹ bầu có tiền sử mắc một số bệnh như: huyết áp, tiểu đường, tim mạch... Với những trường hợp này, mẹ nên đi siêu âm thường xuyên để có thể theo dõi thai nhi và phòng những biến chứng có thể xảy ra trước khi bước vào giai đoạn sinh nở.
Ngoài ra, để tăng cường sức khỏe, mẹ bầu nên nhờ bác sĩ tư vấn về chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp nhất để giúp thai nhi phát triển thông minh, toàn diện. Bổ sung các nhóm dưỡng chất cần thiết, hạn chế ăn đồ ăn, chế độ nghỉ ngơi khoa học và giữ cho tinh thần luôn thoải mái, lạc quan sẽ giúp mẹ có một hành trình thai kỳ an toàn, khỏe mạnh.
Hy vọng những kiến thức về siêu âm thai nhiều có tốt hay không và kiến thức về thai giáo mà Unica vừa cung cấp bổ ích với bạn, giúp bạn có những sự lựa chọn đúng đắn và hợp lý cùng với con yêu trải qua từng giai đoạn phát triển ngay từ trong bụng mẹ.
Chúc bạn và con yêu dồi dào sức khỏe!