Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Support

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

5 Cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé 7 tháng tuổi

Nội dung được viết bởi Ngô Dũng Tuấn

Bước vào giai đoạn 6-7 tháng tuổi, sữa mẹ không còn đủ chất dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu của bé, đòi hỏi bé phải được bổ sung thêm nguồn dưỡng chất mới từ ăn dặm. Công cuộc ăn dặm sẽ trở nên khó khăn đối với những ai lần đầu làm mẹ. Bài viết dưới đây, Unica sẽ hướng dẫn các bạn cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé 7 tháng tuổi.

Cháo dinh dưỡng là gì ?

Trước khi tìm hiểu về cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé 7 tháng tuổi, chúng ta cùng nhau giải thích khái niệm luôn được các mẹ truyền tai nhau trong suốt quá trình ăn dặm là “cháo dinh dưỡng”.Cháo dinh dưỡng được hiểu là một loại cháo được nấu từ các loại gạo và một số loại hạt khác. Trong một bát cháo dinh dưỡng có đầy đủ các chất dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cho bé. Trong đó phải kể đến các loại Vitamin từ rau củ, protein, đạm từ thịt, cá, trứng… Ngoài ra còn các khoáng chất và hợp chất hữu cơ khác như: sắt, magie, photpho….

daHw7RD.jpg

Cháo dinh dưỡng cho bé 7 tháng tuổi

Gợi ý cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé 7 tháng tuổi

1. Cháo cá hồi và cải bó xôi

Cá hồi có chứa nhiều DHA, protein kết hợp với nhóm Vitamin có trong cải bó xôi giúp não bộ bé phát triển một cách toàn diện. Bé trở nên thông minh, nhanh nhẹn. đôi mắt khỏe và sáng hơn nhờ những nhóm dưỡng chất có lợi này.

Nguyên liệu

- 1 Miếng cá hồi vừa đủ

- 1 Củ hành khô

- 3 Cành rau cải bó xôi

- 1 viên phô mai (loại cho bé dưới 1 tuổi)

Các bước thực hiện

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

- Cá hồi bỏ da, rửa sạch với nước gừng và một chút muối để khử mùi tanh. Có thể ngâm với một chút sữa tươi không đường cho thơm và khử độc. Ngâm khoảng 10 phút rồi để cho tháo nước, thái nhỏ.

- Cải bó xôi rửa sạch cắt miếng nhỏ phụ thuộc vào sở thích ăn thô của bé.

- Hành khô bỏ vỏ, rửa sạch,  thái lát.  

Bước 2: Chế biến

- Cho chảo nhỏ lên bếp cùng một ít dầu ăn cho nóng già, phi thơm hành khô, sau đó cho cá hồi vào xào cho chín. Cá hồi rất mềm nên các bạn có thể dùng thìa để tan cho nhuyễn và nhỏ. Khi cá hồi chín đều thì tắt bếp. 

- Bật bếp rồi cho nồi cháo trắng lên, cho viên phô mai vào rồi đảo đều cho tan hết.

- Sau đó cho cá hồi vừa xào chín vào và đảo đều cho đế nồi không bị cháy

- Khi nồi đã sôi lăn tăn thì cho cải bó xôi vào. Đảo 1-2 phút cho rau chín rồi tắt bếp.

Bước 3: Hoàn thành

Múc cháo ra bát và thêm 1-2 giọt dầu oliu hoặc dầu gấc để tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng cho bé. 

1ktcfSz.jpg

Cháo cá hồi giàu Omega 3

2. Cháo yến mạch thịt bò, súp lơ

Chất xơ và Vitamin có trong súp lơ cùng với protein trong thit bò và những dưỡng chất có trong yến mạch sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé diễn ra thuận lợi, giúp bé có sức đề kháng tốt và tăng cân vùn vụt. 

Nguyên liệu

- 3 thìa yến mạch nguyên chất

- 1 miếng nhỏ thịt bò

- 3 nhánh súp lơ

Các bước thực hiện

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

- Súp lơ bạn rửa sạch, băm hoặc cắt miếng thật nhỏ phụ thuộc vào độ ăn thô của bé.

- Thịt bò rửa sạch băm cho thật nhuyễn.

- Yến mạch rửa sạch qua 2 lần nước nước rồi ngâm 10 phút cho bớt nhớt.

yen-mach-giam-can.jpg

Thay gạo bằng yến mạch để nấu cháo cho bé sẽ giúp tăng khẩu vị món ăn

Bước 2: Tiến hành nấu cháo

- Yến mạch bạn chắt bỏ hết nước. Cho một ít nước vào chảo rồi cho lên bếp cùng yến mạch. Nấu yến mạch cho chín bằng cách cho nhỏ lửa và đảo đều tay để không bị cháy phần đáy nồi. Khi yến mạch đã chín thì cho thịt bò vào và đảo đều.

- Cuối cùng cho súp lơ vào đảo tầm 1-2 phút cho nhừ rồi tắt bếp.

Bước 3: Hoàn thành

Múc cháo yến mạch thịt bò súp lơ ra bát và thêm 1-2 giọt dầu oliu hoặc dầu gấc để tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng cho bé. 

Chăm sóc con như chuyên gia hàng đầu bằng cách đăng ký khóa học online qua video. Khóa học cung cấp cho các bậc phụ huynh kỹ năng để bảo vệ sức khỏe cho con. Cách chăm sóc sức khỏe cho bé thật tốt khi đau ốm, chế độ dinh dưỡng an toàn và bí quyết nuôi dạy con ngoan, khỏe, thông minh.

Bí quyết nuôi dạy con ngoan, khoẻ và thông tuệ
Đào Duy Văn
299.000đ
599.000đ

Bí quyết nuôi con không lạm dụng kháng sinh
Ngô Dũng Tuấn
399.000đ
700.000đ

Bento - Con ăn khỏe, cả nhà vui vẻ
Phan Sắc Cẩm Ly
199.000đ
600.000đ

3. Cháo tôm mồng tơi

Cháo tôm mồng tơi được các mẹ chế biến rất nhiều trong hành trình ăn dặm của các bé. Lượng sắt dồi dào có trong tôm giúp bé có một hệ xương chắc khỏe, giúp bé tăng trưởng chiều cao một cách hiệu quả. Kết hợp với Vitamin có trong mồng tơi sẽ giúp bé nhuận tràng, giúp điều hòa và lưu thông máu cực tốt. 

Nguyên liệu

- 2 con tôm thẻ ( hoặc 1 con tôm sú to)

- 3 nhánh mồng tơi

- ½ củ hành khô

- 1 nắm gạo nếp

Các bước thực hiện

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

- Rau mồng tơi bạn chọn lá non, cắt bỏ phần cuỗng, chỉ lấy phần lá, rửa sạch rồi băm nhỏ. 

- Tôm bỏ đầu, bóc vỏ, rửa sạch rồi băm nhuyễn.

- Hành khô bóc vỏ, rửa sạch và thái lát.

Bước 2: Tiến hành nấu cháo

- Gạo nếp vo sạch rồi cho vào nồi nấu cho chín nhừ. 

- Trong lúc chờ cháo chín thì cho chảo lên bếp cùng một chút dầu ăn. Phi hành khô đến khi hành có mùi thơm và chuyển sang màu vàng cánh gián thì cho tôm vào đảo đều cho chín.

- Khi cháo đã chín thì cho tôm vào rau mồng tơi vào đảo đều. Đảo đều tay và nhỏ lửa khoảng 1-2 phút thì tắt bếp.

Bước 3: Hoàn thành

Múc cháo ra bát và cho thêm 1-2 giọt dầu Oliu hoặc dầu gấc vào cháo để tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. 

cach-nau-chao-tom-mong-toi-cho-be-an-dam1.jpg

Cháo tôm giúp bé có hệ xương chắc khỏe

4. Cháo tôm bí đỏ

Nguyên liệu:

- 100g tôm bóc vỏ

- 50g bí đỏ

- 1 nhánh nhỏ hành khô

- Dầu oliu

- Dầu ăn cho bé

- Nước mắm, hạt nêm, muối

chao-tom-cho-be.1.jpg

Mẹ có thể nấu cháo tôm bó đỏ để bé ăn ngon miệng hơn

Cách thực hiện:

- Bước 1: Mẹ gọt vỏ bí đỏ, rửa sạch, cắt thành từng khúc nhỏ. Sau đó, vo sạch gạo, cho gạo với bí đỏ vào ninh thành cháo. Với bước này, mẹ nên cho lượng nước gấp đôi lượng gạo. Trong quá trình ninh, thỉnh thoảng đảo đều để cháo không dính và không khét.

- Bước 2: Rửa sạch tôm, bóc vỏ, bỏ chỉ đen trên lưng tôm. Sau đó băm nhuyễn hoặc xay nhỏ để bé có thể nhai được. Tiếp theo, mẹ ướp tôm với 1 ít hạt nêm và hành khô băm nhỏ. Mẹ cho 1 ít dầu ăn vào chảo, phi thơm hành khô và xào sơ tôm cho đến khi đổi màu hồng rồi tắt bếp.

- Bước 3: Khi cháo chín nhừ, mẹ cho tôm vào đảo đều và thêm gia vị sao cho nhạt hơn khẩu vị của mình, vì hệ tiêu hóa của trẻ còn chưa hoàn thiện, cần ăn thực phẩm nhạt tối đa để không làm ảnh hưởng đến thận. Cuối cùng, tắt bếp và cho 1 thìa nhỏ dầu oliu vào đảo đều.

cham-soc-be-yeu

5. Cháo ngô thịt gà

Nguyên liệu:

- 1 Nắm gạo tẻ

- 50g thịt gà

- 1 bắp ngô nếp non

Cách thực hiện:

- Bước 1: Gạo tẻ mang rửa sạch, vo lại hai lần và nấu thành cháo cho đến khi chín nhừ

- Bước 2: Trong lúc chờ cháo chín, bạn sơ chế các nguyên liệu khác như sau. 

+ Ngô ngọt bỏ râu, rửa sạch, rách lấy phần hạt và hấp chín. Sau đó cho vào máy xay và nghiền nhuyễn

+ Thịt gà chọn phần thăn, rửa sạch rồi băm nhỏ rồi xay nhuyễn

Bước 3: Khi cháo đã chín, bạn cho phần thịt gà và ngô vào đảo cùng cháo. Lưu ý đảo đều tay để phần cháo không bị vón cục và cháy ở phần đáy nồi. 

Bước 4: Bạn để cháo nguội, sau đó xay lại bằng máy xay sinh tố cho cháo nhuyễn ra rồi cho vào lò vi sóng quay 1-2 phút là bé có thể thưởng thức được. 

cach-nau-chao-dinh-duong-cho-be-7-thang-tuoi-2.jpg

Cháo ngô ngọt thịt gà

Bé 7 tháng nên ăn bột hay cháo xay nhuyễn

Trong giai đoạn 6 tháng đầu đời, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên các mẹ nên cho con bú hoàn toàn 100% bằng sữa mẹ. Không nên cho bé ăn dặm trước 6 tháng vì nó có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa non nớt của trẻ. Khi bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm, do hệ tiêu hóa chưa thể thích nghi được với những thức ăn lợn cợn nên mẹ cần xay nguyễn để bé có thể làm quen và ăn dễ dàng hơn/

Bước sang giai đoạn 7 tháng tuổi, khi trẻ đã có 1 tháng làm quen với ăn dặm, lúc này mẹ có thể tăng độ thô từ lỏng đến nhuyễn và đặc dần. Mẹ có thể đan xem các bữa bột với cháo xay nhuyễn để bé đỡ ngán và cảm thấy hứng thú hơn với bữa ăn của mình. 

Tùy vào độ ăn thô của bé mà mẹ có thể chế biến các loại thức ăn sao cho phù hợp nhất để bé có thể hấp thụ các dưỡng chất một cách dễ dàng. 

Một số lưu ý trong cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé 7 tháng tuổi

- Vì hệ tiêu hóa lúc này của bé còn non nớt nên các thực phẩm được lựa chọn để nấu cháo cho bé phải là những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng phải an toàn, có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Cháo nấu cho bé trong giai đoạn 7 tháng tuổi nên ăn trong bữa của ngày. Trong trường hợp bé không ăn hết cháo, bạn không nên cho bé ăn bữa sau, tránh trường hợp bị các vi khuẩn có hại xâm nhập vào cháo gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của bé. 

- Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, dưới 1 tuổi không nên cho bé ăn gia vị để bảo vệ thận bé luôn được khỏe mạnh. Vì vậy khi nấu cháo cho bé trong thời kỳ ăn dặm 7 tháng tuổi, bạn không nên nêm nếm bất kỳ gia vị nào như: nước mắm, hạt nêm, muối…. Chỉ nên sử dụng độ ngọt tự nhiên từ các loại rau, củ, quả như bí đỏ, rau ngót, rau chân vịt….

RdbQYpE.jpg

Biểu đồ dinh dưỡng cho bé

- Trong trường hợp bé ăn cháo mà bị dị ứng, rất có thể trong các nguyên liệu chế biến cháo, có một số thực phẩm mà thành phần của nó là nguyên nhân gây nên thích ứng không tốt ở trẻ. Trong trường hợp này, bạn nên chuyển sang thực phẩm khác cho bé hoặc tham khảo ý kiến từ các chuyên gia dinh dưỡng. 

- Một số thực phẩm các chuyên gia dinh dưỡng khuyên không sử dụng cho bé dưới 1 tuổi bao gồm: đường, muối, mật ong, hải sản có vỏ, lòng trắng trứng gà, các loại hạt như đậu phộng, lạc…, một số loại cá có nồng độ thủy ngân cao như cá kiếm, cá mập….

- Giai đoạn 7 tháng tuổi vẫn được xem là giai đoạn ăn dặm trong suốt hành trình phát triển và lớn khôn của bé. Vì vậy trong giai đoạn này vẫn cần tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức như bình thường vì đó là nguồn dinh dưỡng quan trọng trong suốt quá trình ăn dặm. 

- Khi nấu cháo dinh dưỡng cho bé, các mẹ chỉ nên cho từ 2-3 nguyên liệu trong cháo. Không cho quá nhiều nguyên liệu ở các nhóm thực phẩm khác nhau vì như vậy bé sẽ không thể dung nạp được hết các chất dinh dưỡng có trong cháo do hệ tiêu hóa con non nớt. Từ đó dẫn tới hiện tượng chán ăn, rối loạn tiêu hóa ở trẻ. 

Việc trang bị cho mình nhiều kiến thức về chăm sóc trẻ từ khi bé trong suốt quá trình bé trưởng thành và chế độ dinh dưỡng là cực kỳ quan trọng. Và tất nhiên không thể thiếu các phương pháp khoa học như việc cho trẻ tiếp cận và học toán Soroban bắt đầu từ 4 tuổi để trẻ phát triển toàn diện và thông minh.

Kết luận

Giai đoạn ăn dặm cho bé được xem là bước phát triển mới ở trẻ. Với những chia sẻ của Unica về cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé 7 tháng tuổi, hi vọng các bạn có thể “bỏ túi” cho mình được những công thức và lưu ý quan trọng để có thể nuôi dưỡng và chăm sóc bé phát triển một cách toàn diện nhất. 


Tags: Ăn dặm
Trở thành hội viên

Bạn muốn xây dựng mối quan hệ khăng khít với con? Khóa học sẽ giúp bạn hiểu rõ về tâm lý trẻ sơ sinh, tạo dựng một tình yêu thương bền vững với con.

Đăng ký học thử để trải nghiệm ngay hôm nay!
course_relate
Bí quyết nuôi con không lạm dụng kháng sinh
399.000đ 700.000đ
0/5 - (1 bình chọn)