Ăn dặm là một trong những giai đoạn không thể thiếu trong suốt hành trình phát triển của trẻ. Với những bậc phụ huynh lần đầu cho bé làm quen với giai đoạn ăn dặm thì không thể tránh khỏi những bỡ ngỡ. Vậy là thế nào để có thể cho bé ăn dặm đúng cách. Hãy cùng Unica tham khảo các nội dung thông qua bài viết dưới đây nhé.
Bí quyết cho bé ăn dặm đúng cách
1. Cho bé ăn đúng thời điểm
Không phải ngẫu nhiên mà các chuyên gia dinh dưỡng lại khuyên nên cho bé ăn dặm vào thời điểm lúc 6 tháng tuổi bởi vì đây là giai đoạn mà hệ tiêu hóa của bé đã phát triển tương đối ổn định. Cho bé ăn dặm trong giai đoạn này sẽ giúp bé hấp thu được những chất dinh dưỡng có trong những loại thực phẩm có cấu trúc phức tạp hơn sữa. Chính vì vậy, đừng vì nôn nóng cho bé ăn dặm quá sớm mà làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ và tiêu hóa của các bé mẹ nhé !
Ngoài ra, theo tư vấn của tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thời điểm bắt đầu và kết thúc giai đoạn ăn dặm của bé là từ 6-24 tháng tuổi. Bởi ngoài 6 tháng, bé cần tới 7 kcal/ngày để đáp ứng được sự phát triển của thể chất, trong khi sữa mẹ chỉ đáp ứng được 450 kcl/ngày. Vì thế, việc ăn dặm vào giai đoạn 6 tháng tuổi sẽ giúp bạn dung nạp thêm lượng Kcl cần thiết để đáp ứng nhu cầu của sự phát triển cơ thể.
Cho bé ăn dặm đúng thời điểm
2. Định lượng phù hợp
“Ăn dặm” là quá quá trình giúp bé làm quen dần với thức ăn và các loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Chính vì vậy, trong giai đoạn “sơ khai” này, mẹ chỉ nên cho bé ăn 1-2 buổi mỗi ngày để dạ dày của bé có thể tập làm quen với những thức ăn mới.
Ngoài ra, theo các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn, trong giai đoạn 6 tháng tuổi, bé chỉ nên ăn 3-5 muỗng mỗi lần để hệ tiêu hóa có thể thích nghi dần dần. Khẩu phần và định lượng này sẽ được tăng dần theo thời gian và nhu cầu của trẻ.
3. Lựa chọn các nhóm thực phẩm phù hợp
- Một trong những bí quyết cho bé ăn dặm đúng cách là việc lựa chọn các nhóm thực phẩm phù hợp với từng giai đoạn. Để đảm bảo quá trình ăn dặm được diễn ra đa dạng, đủ chất dinh dưỡng, mẹ nên xây dựng thực đơn cho bé bao gồm 4 nhóm thực phẩm chính như sau:
- Nhóm đường bột: Nhóm này có trong các loại gạo, yến mạch, khoai lang, khoai tây… Với nhóm thực phẩm này, bé sẽ được cung cấp nguồn năng lượng để phát triển mỗi ngày cùng với một cơ thể khỏe mạnh, săn chắc.
- Nhóm chất đạm: Chất đạm là một thành phần không thể thiếu giúp bé phục hồi các tế bào để thúc đẩy sự tăng trưởng. Chất đạm có trong các loại thực phẩm như: thịt, cá, các loại hạt, đậu, đỗ….
- Nhóm Vitamin và khoáng chất: Nhóm này có trong các loại thực phẩm như các loại hoa quả: táo, chuối, lê… và các loại rau như: bông cải xanh, rau mồng tơi, su su, bí đỏ… Nhóm chất này giúp bé tăng cường sức đề kháng và cải thiện hệ tiêu hóa.
- Nhóm chất béo: Chất béo có trong các loại thực phẩm như: dầu ăn, bơ, phô mai, dầu gấc, hạt lạc...Nhóm chất này hỗ trợ cho bữa ăn của bé ngon miệng và đầy đủ dưỡng chất hơn.
Cho bé ăn đa dạng, đủ chất
4. Tuân thủ nguyên tắc ăn dặm
Trong giai đoạn 6 tháng đầu đời, mẹ cần áp dụng các nguyên tắc ăn dặm sau để hệ tiêu hóa của bé có thể thích nghi và hấp thu tốt hơn.
- Từ vị ngọt đến mặn: Sữa là nguồn dinh dưỡng đầu tiên bé được làm quen khi bắt đầu chào đời, chính vì vậy trong giai đoạn 6 tháng tuổi, mẹ nên bắt đầu bằng những nguồn dưỡng chất có vị ngọt để hệ tiêu hóa thích nghi dần. Vị ngọt có trong có loại bột, các loại củ quả như: bí đỏ, khoai lang… Khi bé đã quen dần với vị ngọt, mẹ có thể chuyển đổi dần dần sang các thực phẩm với các vị khác nhau như thịt, cá…
- Từ loãng đến đặc: Hệ tiêu hóa non nớt khiến bé gặp khó khăn trong việc tiêu thụ những thức ăn thô. Chính vì vậy, mẹ nên bắt đầu bằng việc ăn với bột loãng và tăng dần độ thô để phù hợp với khả năng hấp thụ và thích ứng của bé.
- Từ ít đến nhiều: Dưỡng chất dung nạp vào cơ thể phụ thuộc và khả năng hấp thụ và giai đoạn tuổi của trẻ. Vì thế, mẹ nên bắt đầu cho bé ăn bằng một lượng nhỏ và đa dạng thực phẩm như: một muỗng thực phẩm chứa đạm, một muỗng thực phẩm chứa Vitamin, 1 muỗng chứa chất béo….Lượng ăn này sẽ tăng dần theo thời gian để phù hợp với nhu cầu và sự phát triển của cơ thể bé.