Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Support

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Google SandBox là gì? Cách khắc phục khi website bị Google Sandbox

Nội dung được viết bởi Nguyễn Thành Tiến

Google Sandbox là một thuật ngữ phổ biến trong SEO, nó thường được dùng để gọi tên hiện tượng website bị xếp hạng kém do chưa được Google công nhận. Google Sandbox được tạo ra nhằm mục đích hướng đến lợi ích người dùng giúp loại bỏ đi các website kém chất lượng, mang lại kết quả tốt nhất cho từ khóa mà người dùng tìm kiếm. Trong bài viết này, Unica sẽ giới thiệu chi tiết khái niệm Google SandBox là gì, hướng dẫn bạn cách nhận biết và khắc phục Google sandbox trong SEO.

Google SandBox là gì?

Nếu bạn làm việc trong lĩnh vực SEO và Marketing thì thuật ngữ Google Sandbox sẽ không quá xa lạ. Tuy nhiên với người ngoài hay với người mới thì sẽ còn nhiều bỡ ngỡ về thuật ngữ Google Sandbox là gì? Thấu hiểu điều đó, sau đây các chuyên gia SEO của Unica sẽ giải đáp chi tiết cho bạn.

Google Sandbox là một thuật ngữ chuyên ngành chuyên được dùng trong SEO và Marketing dùng để gọi tên hiện tượng website bị kìm hãm, không được Google đánh giá cao nên mãi không thể lên top trên các trang tìm kiếm. Biểu hiện rõ ràng nhất của hiện tượng Google Sandbox đó là, dù bạn có làm SEO tốt đến đâu và có tối ưu từ khoá hoàn hảo cỡ nào thì website của bạn vẫn không được Google công nhận, không bao giờ xuất hiện lên trang nhất kết quả tìm kiếm.

Google SandBox là gì?

Google SandBox là gì?

Google Sandbox được xem là một dạng “penalty” được Google áp dụng cho các website mới được tạo khoảng từ 3 - 5 tháng. Giai đoạn này được gọi là thời gian mà Google thử thách với website và khi mà xuất hiện Google Sandbox thì tức là trang web của bạn không thể đạt được thứ hạng như mong muốn.

Hiện nay, chưa có bất kỳ một thông báo chính thức nào từ Google công nhận thuật toán Google Sandbox. Tuy nhiên với những người làm SEO lâu năm thì họ ghi nhận hiện tượng này thực sự có tồn tại.

>> Xem thêm: Google Business là gì? 3 Lợi ích không ngờ của GMB

Seo

Nguồn gốc

Google Sandbox được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2004, khi nhiều SEOer nhận thấy rằng các website mới thực hiện SEO sẽ phải trải qua một giai đoạn đầu “thử việc”. Cụ thể, đây là giai đoạn mà người SEOer đã thực thi toàn bộ các hành động cần thiết để nâng cao thứ hạng website, phát triển các nhóm từ khóa và tăng mức độ hiển thị của website nhưng không tạo ra kết quả nào khả thi.

Google sandbox được cho là một trong những thuật toán bí mật của Google, không được công bố chính thức. Tuy nhiên, nhiều chứng cứ thực tế đã chứng minh sự tồn tại của Google sandbox như việc các website mới bị giảm thứ hạng, bị mất index hoặc bị loại bỏ khỏi kết quả tìm kiếm.

Google Sandbox được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2004

Google Sandbox được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2004

Mục đích ra đời

Google sandbox được tạo ra với mục đích hướng đến lợi ích của người dùng, cũng như của các website tốt. Cụ thể, mục đích của Google sandbox là:

  • Tạo kết quả tốt cho người dùng: Google Sandbox giúp Google cung cấp các kết quả tìm kiếm tốt nhất cho từ khóa mà người dùng tìm kiếm. Bằng cách kiểm tra và đánh giá các website mới, Google Sandbox đảm bảo rằng các website xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm là các website chất lượng, có giá trị và phù hợp với nhu cầu của người dùng.

  • Có lợi cho website mới, phạt và loại bỏ website kém chất lượng: Google Sandbox giúp các website tốt duy trì và nâng cao thứ hạng của mình trên trang kết quả tìm kiếm, phạt những website kém chất lượng hay đang sử dụng thủ thuật để nhằm đạt được thứ hạng một cách nhanh chóng.

Chức năng

Google Sandbox là một bộ lọc, một công cụ để Google kiểm soát, quản lý và tạo sự công bằng trong việc xếp hạng các website trong trang kết quả tìm kiếm của Google. Chức năng chính của Google Sandbox là:

Chức năng chính của Google sandbox

Chức năng chính của Google sandbox

  • Ngăn chặn các website mới sử dụng các thủ thuật spam như: sao chép nội dung, stuff từ khóa, mua bán backlink,... để đạt được thứ hạng cao một cách nhanh chóng.

  • Đảm bảo rằng các website mới phải tuân thủ các nguyên tắc và tiêu chuẩn của Google như cung cấp nội dung chất lượng, có giá trị và phù hợp với từ khóa mà người dùng tìm kiếm.

  • Tạo ra một sân chơi công bằng cho các website mới và cũ, tránh tình trạng các website mới chiếm lĩnh thị trường và đẩy lùi các website cũ đã có uy tín và thẩm quyền.

Trở thành chuyên gia thiết kế website chuẩn SEO bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Thông qua khóa học, bạn sẽ nắm được các thành phần cốt lõi tạo nên một website hoạt động trong môi trường internet, biết cách thiết kế website chuẩn SEO, biết cách tích hợp giao diện bán hàng thời trang với woocommerce,... Đăng ký ngay:

Thiết Kế Website Bán Hàng Chuyên Nghiệp, Chuẩn SEO Cho Người Mới
Tony Công
299.000đ
900.000đ

Thiết kế Web chuẩn SEO bằng Wordpress cho người mới bắt đầu
David Thanh
199.000đ
800.000đ

Thiết kế website WordPress đa dạng và chuẩn SEO
Nguyễn Văn Dinh
599.000đ
800.000đ

Biểu hiện của Google SandBox là gì?

Biểu hiện của Google Sandbox thường không được Google công bố chính thức, nhưng có thể được nhận biết qua một số dấu hiệu sau:

  • Thứ hạng trang web giảm: Trang web mới có thứ hạng thấp trong kết quả tìm kiếm, ngay cả khi website đã rất được đầu tư, dày công nghiên cứu bộ từ khóa mục tiêu từ insight người dùng. Biểu hiện rõ ràng nhất của Google SandBox còn là hiện tượng thứ hạng website bị giảm đột ngột và không lý do rõ ràng, không cao hơn quá trang 2.

  • Lượng truy cập website giảm: Lượng truy cập website có thể giảm đột ngột và không lý do rõ ràng. Website tự nhiên không còn traffic dù vẫn đang tối ưu SEO rất tốt. Điều này khiến website thậm chí còn bị rơi xuống từ vị trí 30 đến 500 trong danh sách trang tìm kiếm.

  • Website không được hiển thị trong Google Search Console: Website mới có thể không được hiển thị trong Google Search Console trong một khoảng thời gian nhất định. Hoặc bị Google Search Console cảnh báo về các vấn đề kỹ thuật hoặc nội dung, khiến website bị hạn chế khả năng hiển thị trong kết quả tìm kiếm.

  • Không xuất hiện trang web trên Google: Biểu hiện rõ ràng nhất của Google SandBox là không thể tìm kiếm bài viết của trang web trên Google tuy nhiên trên các trình duyệt tìm kiếm khác thì vẫn có.

Website bị Sandbox sẽ bị giảm thứ hạng tìm kiếm

Website bị Sandbox sẽ bị giảm thứ hạng tìm kiếm

Nguyên nhân khiến website lại bị dính Google SandBox

Có rất nhiều nguyên nhân khiến website bị dính Google sandbox, một số những nguyên nhân tiêu biểu nhất có thể kể đến là:

Có sự thay đổi bất ngờ về số lượng backlink

Sẽ không có gì để nói nếu như website của bạn có lượng backlink nhiều và chất lượng. Tuy nhiên, nếu như số lượng backlink bất ngờ tăng đột ngột, thêm nữa còn có chất lượng yếu kém, không liên quan, được tạo ra một cách thụ động và chứa nội dung cấm hoặc nhạy cảm thì khả năng cao website sẽ dính Google SandBox.

Mặc dù backlink rất tốt cho SEO, nó cho thấy mức độ uy tín và thẩm quyền của website. Tuy nhiên, việc web có số lượng backlink tăng đột ngột thì lại không tốt. Đây được xem là hành động SEO quá đà bị Google đánh giá là spam, từ đó đưa website vào Sandbox để kiểm tra và xử lý, đó chính là lý do tại sao website bị ảnh hưởng thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm hay không còn tìm thấy trên Google.

SEO quá đà cho những website mới

Nguyên nhân website bị Google SandBox là gì? Một nguyên nhân khác khiến website bị Google Sandbox là SEO quá đà cho website mới. Đây là một sai lầm phổ biến mà nhiều người làm SEO mắc phải, khi muốn đạt được kết quả nhanh chóng.

Website bị Google sandbox khi SEO quá đà cho website mới

Website bị Google sandbox khi SEO quá đà cho website mới

SEO quá đà cho website mới có thể bao gồm các hành động như: stuff từ khóa, mua bán backlink, sử dụng các công cụ tự động,... Những hành động này giúp tạo ra một lượng lớn các tín hiệu SEO nhưng lại không phản ánh được chất lượng và giá trị của website. Khi này, Google sẽ nhận thấy sự bất thường và không tự nhiên của các tín hiệu SEO này và nghi ngờ rằng website đang sử dụng các thủ thuật spam để lừa Google và người dùng. Vì lẽ đó, Google sẽ đưa website vào Sandbox để kiểm tra và xử lý.

Nội dung sao chép, trùng lặp giống nhau

Một trong những nguyên nhân chính khiến website bị dính Google sandbox là nội dung không đảm bảo unique 100%. Website có nội dung sao chép, trùng lặp hoặc giống nhau về đường dẫn URL sẽ dễ bị Google nghi ngờ và đưa vào Sandbox để kiểm tra. Điều này làm giảm giá trị và độc đáo của website, cũng như gây nhầm lẫn cho Google và người dùng.

Google luôn ưu tiên các website có nội dung mới, chất lượng, có giá trị và phù hợp với từ khóa mà người dùng tìm kiếm. Do đó, nếu website có nội dung sao chép, trùng lặp hoặc giống nhau về đường dẫn URL, Google sẽ coi đó là một hành vi spam và không công nhận.

banner

ĐĂNG KÝ NGAY

Website bị đối thủ chơi xấu

Một trong những nguyên nhân khá phổ biến khiến website bị dính Google SandBox đó chính là bị đối thủ chơi xấu. Website bị đối thủ chơi xấu có thể bao gồm các hành động như: tấn công DDoS, sao chép nội dung, spam backlink, báo cáo vi phạm,... Những hành động này sẽ làm giảm hiệu suất, uy tín, thứ hạng của website, cũng như gây ra sự nghi ngờ của Google. Do đó, Google có thể đưa website vào sandbox để kiểm tra và xử lý.

Website bị đối thủ chơi xấu nên bị Google nghi ngờ và đánh Sandbox

Website bị đối thủ chơi xấu nên bị Google nghi ngờ và đánh Sandbox

Một số nguyên nhân khác

Ngoài những yếu tố trên, việc website bị dính thuật toán của Google SandBox cũng do một số nguyên nhân như:

  • Tỷ lệ cạnh tranh từ khoá cao.

  • Nội dung website mỏng, không chứa những thông tin hữu ích mà người dùng cần.

  • Website có ít lượng truy cập do vi phạm thuật toán hoặc quy tắc tìm kiếm của Google search.

Tại sao Google lại áp dụng Sandbox vào website?

Không phải ngẫu nhiên mà Google lại áp dụng Sandbox vào website, nguyên nhân khiến Google áp dụng thuật toán này vào website đó là để chống lại tình trạng spam. Các công ty có thể sẵn sàng tạo ra một website để quảng cáo và sản phẩm và họ chi tiền để trong một đêm có được một số lượng backlink lớn giúp website tạo dựng được độ uy tín. Khi đó, các từ khoá về sản phẩm/ dịch vụ lập tức chiếm vị trí cao trên các công cụ tìm kiếm.

Google SandBox ra đời để ngăn chặn tình trạng website spam.Kể từ khi Google giới thiệu thuật toán này thì rất nhiều website sau khi Google index sẽ rơi vào Sandbox. Google SandBox ngăn cản một website xếp vị trí cao cho các từ khóa cạnh tranh,  bên cạnh đó cũng cho thời gian để Google đánh giá vị trí thứ hạng website. Ngoài ra, Google SandBox cũng nâng cao chất lượng tìm kiếm, chống gian lận SEO cho trải nghiệm tìm kiếm của người dùng tốt hơn.

Cách khắc phục khi website bị Google Sandbox

Đối với những website mới lập, Google có quy tắc rất chặt chẽ và nghiêm ngặt. Vì vậy, không quá khó hiểu khi Google áp dụng Sandbox để đánh giá website của bạn. Vậy làm cách nào để khắc phục tình trạng website bị Google Sandbox, sau đây Unica sẽ chia sẻ cho bạn.

Cách khắc phục khi website bị Google Sandbox

Cách khắc phục khi website bị Google Sandbox

Tìm hiểu nguyên nhân khiến website bị coi là spam

Trước khi đi tìm hiểu cách khắc phục website bị Google SandBox là gì bạn cần phải tìm hiểu được nguyên nhân khiến website bị soi là spam. Có rất nhiều nguyên nhân khiến website bị rơi vào chế độ “hộp cát”, trong đó có 2 nguyên nhân phổ biến nhất đó là:

Sự thay đổi bất thường về số lượng backlink và outbound link

Website có số lượng backlink và outbound link quá nhiều, bị thay đổi một cách đột ngột sẽ là nguyên nhân khiến website của bạn bị Google “để ý”. Để kiểm tra số lượng backlink và outbound link bị gia tăng hay giảm bớt bất thường này, các SEOer có thể sử dụng các công cụ để hỗ trợ như: Ahrefs, Google Search Console.

Khi xây dựng hệ thống backlink và outbound link, SEOer cần chú ý:

  • Xây dựng backlink thường xuyên và đều đặn, tránh tình trạng “đổ” một cách ồ ạt.

  • Xây dựng backlink có độ uy tín cao, tránh link không liên quan và chứa nội dung nhạy cảm.

  • Thường xuyên kiểm tra outbound link trên toàn website hoặc 1 trang cụ thể, đảm bảo sử dụng outbound link chất lượng nhất.

Website có sự thay đổi bất thường về backlink

Website có sự thay đổi bất thường về backlink

SEO quá đà cho website mới

Rất nhiều người làm SEO, đặc biệt là người mới hay có xu hướng tối ưu hoá với mong muốn đẩy nhanh website lên top. Chính việc này làm bất lợi khiến website dễ bị Google “để ý”. SEO cần phải có thời gian, tuyệt đối không được vội vàng, hấp tấp.

Dưới đây là 7 dấu hiệu của việc làm SEO quá đà mà các SEOer cần tránh:

  • Trên 1 trang sử dụng quá nhiều thẻ H1.

  • Đặt từ khoá chính quá nhiều, nhồi nhét từ khoá.

  • Sử dụng anchor text quá mức độ cho phép.

  • Sử dụng từ khoá không liên quan để cố gắng kiếm traffic cho website.

  • Trỏ tất cả các internal link và backlink đến những trang chính.

  • Chứa liên kết tới site độc hại.

Khắc phục biến cố, luôn hướng đến mục tiêu SEO Whitehat

Để website không bị dính Google SandBox, bạn hãy hướng tới cách làm SEO mũ trắng. Cụ thể như sau:

Kiên định và bền bỉ

Website nếu như đã bị dính Google SandBox thì sẽ rất khó thoát ra, để  thoát khỏi “hộp kiểm” SandBox của Google là cả một quá trình dài kiên trì chứ không thể ngày 1, ngày 2. Thông thường, thời gian để website thoát khỏi Google SandBox khoảng từ 2 - 6 tháng, trong một số trường hợp nó cũng có thể lâu hơn. Vì vậy, SEOer cần kiên trì, kiên định và bền bỉ.

 

Kiên định và bền bỉ để website thoát khỏi Google SandBox

Kiên định và bền bỉ để website thoát khỏi Google SandBox

Nhìn lại những điểm website còn thiếu sót

Nếu chẳng may website bị dính Google SandBox thì bạn cũng không nên quá nặng nề. Khoảng thời gian này hãy coi như là cơ hội tốt để bạn nhìn lại xem website còn đang thiếu sót gì để khắc phục. Việc khắc phục những thiếu sót của website sẽ giúp trang web thân thiện hơn với Google và người dùng. Khi này chẳng những website thoát khỏi Google SandBox mà còn dễ dàng xếp hạng được những vị trí cao hơn trên các công cụ tìm kiếm.

Duy trì và tiếp tục phương pháp SEO WhiteHat

SEO WhiteHat là phương pháp làm SEO an toàn, mang lại hiệu quả bền vững nên cần phải luôn được duy trì và tiếp tục. “Có công mài sắt có ngày nên kim”, sự kiên định kết hợp với phương pháp SEO WhiteHat sẽ giúp website gặt hái được nhiều thành công. Khi này chắc chắn Google sẽ đánh giá cao website của bạn, bỏ qua lỗi Google Sandbox.

Một số cách để duy trì và tiếp tục phương pháp SEO WhiteHat bạn có thể thực hiện đó là:

  • Thường xuyên cập nhật nội dung mới và đảm bảo unique 100%.

  • Loại bỏ nội dung mỏng, nội dung trùng lặp quá mức.

  • Loại bỏ những liên kết ngược có hại cho web.

  • Bù đắp lượng organic traffic bị giảm do giảm thứ hạng trong kết quả tìm kiếm.

Mẹo tránh để website không dính Google SandBox

Để website không bị dính Google SandBox bạn cần đặc biệt chú ý tới một số những mẹo làm SEO hữu ích sau:

Mẹo tránh để website không dính Google SandBox

Mẹo tránh để website không dính Google SandBox

Mua lại các domain có tuổi đời cao

Một cách để tránh hoặc giảm khoảng thời gian sandbox là mua một domain có tuổi đời cao, tức là một domain đã được sử dụng trước đó và có lượng truy cập và backlink ổn định. Đây là một cách đơn giản nhất để giảm thiểu thời gian bị sandbox vì Google sẽ tin tưởng hơn các domain có tuổi đời cao hơn các domain mới.

Bạn có thể tìm kiếm và mua các domain tuổi đời cao trên các trang web chuyên bán domain như: GoDaddy, Namecheap,... SEOer nên chọn những domain có liên quan đến chủ đề của website của mình, có lượng truy cập và backlink ổn định, không bị phạt hoặc sandbox trước đó.

Viết nội dung mới, độc và lạ

Viết nội dung mới, độc và lạ là một trong những yếu tố quan trọng trong SEO vì nó giúp website tạo ra giá trị và sự khác biệt cho người dùng. SEOer trong quá trình xây dựng website nên viết nội dung theo góc nhìn và phong cách riêng của mình, không nên sao chép hoặc viết lại nội dung từ các nguồn khác.

Bên cạnh đó, nội dung cũng nên cập nhật được cập nhật thường xuyên, theo xu hướng và nhu cầu của người dùng. Tránh nội dung mỏng, viết nội dung quá ngắn, quá dài hoặc không liên quan đến từ khóa mà bạn muốn SEO.

Contet mới lạ và độc đáo, liên quan đến website

Content mới lạ và độc đáo, liên quan đến website

Thu thập các liên kết chất lượng và có độ uy tín cao

Thu thập các liên kết chất lượng và có độ uy tín cao cũng là cách hữu hiệu để website không bị dính Google SandBox. Hãy ưu tiên xây dựng các backlink chất lượng, liên quan và tự nhiên từ những website có độ tin cậy cao, thay vì tạo ra hàng loạt các backlink kém chất lượng, không liên quan hoặc được tạo ra một cách tự động. Backlink cần phải thật tự nhiên, ban đầu có thể xây dựng backlink từ social network, sau đó dần dần xây dựng backlink từ các diễn đàn, forum, guest post, bài viết trên báo,...

Không nên tối ưu từ khoá quá mức

Việc sử dụng từ khoá quá nhiều và quá mức sẽ khiến Google hiểu nhầm rằng bạn đang spam và đưa website của bạn vào SandBox để quản thúc. Vì vậy, để mọi thứ hoàn hảo, bạn chỉ nên tối ưu vừa đủ, không nên tối ưu quá mức. Từ khoá chính chỉ nên xuất hiện khoảng 5 lần trong bài viết 1000 chữ. Ngoài ra, chúng cũng phải được đặt ở những vị trí phù hợp sao cho tự nhiên và hợp ngữ cảnh nhất.

Kết luận

Thông qua bài viết trên chắc chắn các SEOer đã hiểu google sandbox là gì và bỏ túi được những bí kíp giúp bạn khắc phục hiệu quả tình trạng website của mình bị rơi vào Sandbox để có thể quản trị và làm SEO và học SEO một cách hiệu quả nhất. Những website doanh nghiệp mới lập thường rất dễ gặp phải vấn đề không đạt được thứ hạng cao trong trang kết quả tìm kiếm của Google, ngoài nguyên do như bạn đã tìm hiểu ở trên là do Google Sandbox thì cũng có một số nguyên nhân khác như bạn không tối ưu nội dung website, từ khóa không phù hợp hay các liên kết trong website không chất lượng...


Tags: Seo
Trở thành hội viên
0/5 - (0 bình chọn)