“eCommerce” là mô hình kinh doanh không còn xa lạ tại các tổ chức, doanh nghiệp trên thế giới. Nhưng rất nhiều người không nắm được bản chất của thuật ngữ đó là gì. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đến thiệu đến các bạn eCommerce là gì?
1. eCommerce là gì?
Đây là một thuật ngữ chỉ mô hình kinh doanh theo hình thức thương mại điện tử, nó cho phép tổ chức, doanh nghiệp hay các cá nhân có thể thực hiện việc kinh doanh của mình trên hệ thống thương mại điện tử như là Internet thông qua các website. Nó cho phép con người có thể mua bán và trao đổi các loại sản phẩm theo bất kỳ quy mô nào, bất kỳ thời gian, không gian, địa điểm.
eCommerce là gì loại hình kinh doanh thương mại điện tử
2. Các mô hình kinh doanh thương mại điện tử khác nhau là gì?
Thương mại di động, hay Thương mại điện tử, là một con đường mới đang phát triển nhanh chóng của Thương mại điện tử, chủ yếu được thúc đẩy bởi thị trường mở rộng và ảnh hưởng của điện thoại thông minh cũng như sự thoải mái của thế hệ trẻ với việc mua sắm trực tuyến.
Thương mại điện tử là thị trường bán lẻ phát triển nhanh nhất, dự kiến đạt doanh số 4,135 nghìn tỷ đô la vào năm 2020.
Nó được phân loại thành ba mô hình khác nhau dựa trên người tham gia giao dịch.
2.1. Doanh nghiệp đến Doanh nghiệp (B2B)
B2B là khi doanh nghiệp bán cho các doanh nghiệp khác. Đây là điển hình của các cửa hàng văn phòng phẩm bán thiết bị văn phòng với số lượng lớn cho các doanh nghiệp. Thông thường, các công ty B2B cung cấp mức chiết khấu cho mỗi đơn vị nếu khách hàng mua với số lượng lớn, đây là động lực lớn để các văn phòng tận dụng.
2.2. Doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C)
B2C là mô hình kinh doanh thường được nghĩ đến nhất trong đó các thương gia bán cho người tiêu dùng mua một lượng nhỏ sản phẩm. Một ví dụ quen thuộc của mô hình B2C là các siêu thị nơi người tiêu dùng mua sắm hàng tuần nhưng họ thường không mua bất cứ thứ gì với số lượng lớn.
2.3. Người tiêu dùng đến người tiêu dùng (C2C)
C2C là một mô hình kinh doanh tương đối mới, trong đó người tiêu dùng trước đây đã mua một thứ gì đó tìm cách bán lại mặt hàng này cho người tiêu dùng khác. Thông qua các thị trường như eBay và Craigslist, điều này có thể dễ dàng và khá sinh lợi để bán các mặt hàng mà bạn không còn sử dụng. Để có được những phân tích, nhận định đúng đắn về sản phẩm cũng như doanh nghiệp của mình bạn cần biết đến mô hình SMART sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình lên bản kế hoạch chị tiết.
Có 3 loại mô hình chính của kinh doanh thương mại điện tử
3. Lợi ích của thương mại điện tử là gì?
Có lẽ, các bạn đã phần nào nắm được eCommerce là gì. Thương mại điện tử đã chứng minh được rằng sự tăng trưởng bùng nổ của nó trong những năm vừa qua. Với việc Internet trở thành một yêu cầu thiết yếu trong cuộc hàng ngày, các doanh nghiệp đang học cách tận dụng nhiều lợi ích của Thương mại điện tử.
3.1. Gia nhập toàn cầu
Bạn nên biết rằng, một cửa hàng kinh doanh sẽ luôn bị giới hạn bởi khu vực địa lý mà nó phục vụ. Một cửa hàng trực tuyến hoặc bất kỳ loại hình kinh doanh Thương mại điện tử nào khác cho vấn đề đó, có cả thế giới là thị trường của nó. Đi từ cơ sở khách hàng địa phương đến thị trường toàn cầu mà không mất thêm chi phí thực sự là một trong những lợi thế lớn nhất của giao dịch trực tuyến.
3.2. Tiết kiệm chi phí hoạt động
Các doanh nghiệp thương mại điện tử được hưởng lợi từ chi phí vận hành thấp hơn đáng kể. Vì không cần phải thuê nhân viên bán hàng hoặc duy trì mặt tiền cửa hàng thực, chi phí Thương mại điện tử chủ yếu là vào kho bãi và lưu trữ sản phẩm.
Đăng ký khoá học Marketing online ngay để nhận ưu đãi vô cùng hấp dẫn. Khóa học sẽ giúp bạn hiểu rõ các khái niệm từ cơ bản đến nâng cao trong Marketing, tầm quan trọng và lý do tại sao phải lập kế hoạch Marketing, biết cách xác định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ,... Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn:
3.3. Quản lý hàng tồn kho
Các doanh nghiệp thương mại điện tử có thể tự động hóa việc quản lý hàng tồn kho của mình bằng cách sử dụng các công cụ điện tử để đẩy nhanh các thủ tục đặt hàng, giao hàng và thanh toán. Nó tiết kiệm cho các doanh nghiệp hàng tỷ đô la chi phí vận hành và tồn kho.
3.4. Tiếp thị mục tiêu
Với quyền truy cập vào lượng dữ liệu khách hàng phong phú và cơ hội để theo dõi thói quen mua hàng của khách hàng cũng như các xu hướng mới nổi của ngành, các doanh nghiệp Thương mại điện tử có thể nhanh nhẹn và định hình các nỗ lực tiếp thị của mình để cung cấp trải nghiệm phù hợp hơn và tìm thêm nhiều khách hàng mới. Chỉ cần cân nhắc trong giây lát rằng bạn có cơ hội tiếp cận hàng nghìn khách hàng.
3.5. Không giới hạn thời gian
Nếu như hình thức kinh doanh trực tiếp thường có thời gian hoạt động mở cửa từ 8 giờ sáng đến 10 giờ tối thì với hình thức E-commerce có thể hoạt động 24h/7 ngày, 7 ngày/tuần và 365 ngày/năm. Điều này tạo cơ hội cho các nhà kinh doanh thu hút thêm lượng khách hàng tiêm năng.
Quản lý hàng tồn kho vô cùng hiệu quả
4. Các hình thức hoạt động của E-Commerce là gì?
4.1. Thư điện tử
Thư điện tử là hình thức được sử dụng phổ biến tại cơ quan nhà nước hoặc các doanh nghiệp vừa nhỏ. Thông qua hòm thư điện tử, mọi vấn đề sẽ được trao đổi thông qua Internet. Hình thức này gọi là Emai (Electronic mail).
4.2. Thanh toán điện tử
Thanh toán điện tử là hình thức thanh toán thông qua Internet. Ví dụ, thanh toán tiền lương thông qua số tài khoản, tiền nạp thẻ điện thoại, tiền trả thẻ tín dụng.
Ngày nay khi nền tảng thương mại điện tử ngày càng phát triển, hình thức thanh toán điện tử đã mở rộng sang các lĩnh vực khác bao gồm: ví điện tử, giao dịch điện tử ngân hàng, trao đổi dữ liệu điện tử tài chính.
4.3. Trao đổi dữ liệu điện tử
Trao đổi dữ liệu điện tử thể hiện dưới dạng có cấu trúc. Dữ liệu được cập nhật từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác, giữa các công ty hoặc đơn vị đã thỏa thuận buôn bán với nhau.
4.4. Truyền dung liệu
Dung liệu được hiểu là nội dung của hàng hóa số. Gía trị thực của nó nằm trong bản thân nội dung. Hàng hóa hoàn toàn có thể thực hiện dưới hình thức giao qua mạng.
4.5. Mua bán hàng hóa hữu hình
Hình thức bán lẻ trực tuyến thông qua Internet cũng được phát triển và mở rộng. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy các mặt hàng từ quần áo, oto, điện thoại trên các sàn thương mại điện tử. Vì thế, Internet ngày càng trở nên quyền lực và bắt đầu trở thành công cụ cạnh tranh bán lẻ hữu hình.
5. Kinh doanh thương mại điện tử như thế nào?
Như vậy eCommerce là gì đã được UNICA chia sẻ rất chi tiết và bạn đọc phần nào hiểu được bản chất thật của nó.
Để xây dựng được một cửa hàng trực tuyến thương mại điện tử bạn cần thiết lập cửa hàng trực tuyến theo một trình tự nhất định:
- Lựa chọn và tìm nguồn cung ứng sản phẩm: Tìm kiếm một ý tưởng có lợi có thể là một công việc khó khăn, vì vậy hãy chuẩn bị để thực hiện một số nghiên cứu và suy nghĩ nghiêm túc. Điều cần thiết là bạn phải chọn những sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận tốt sẽ cho phép bạn thu lợi nhuận và mở rộng quy mô kinh doanh trong tương lai.
- Lập kế hoạch nghiên cứu: Tại thời điểm này, bạn cũng nên soạn thảo một kế hoạch kinh doanh sẽ giúp bạn hình dung chiến lược tăng trưởng của mình và xác định bất kỳ mối đe dọa hoặc trở ngại tiềm ẩn nào.
- Làm thương hiệu của bạn có giá trị: Đã đến lúc bắt đầu suy nghĩ về các yếu tố chính của cửa hàng, chẳng hạn như tên thương hiệu, tên miền, nguyên tắc thương hiệu và biểu tượng của bạn. Việc phát triển thương hiệu của bạn ngay từ đầu có thể giúp đẩy nhanh sự phát triển và chinh phục trái tim của khách hàng tiềm năng. Một gợi ý cho bạn đọc về mô hình 4P trong Marketing giúp doanh nghiệp có hướng đi đúng đắn trong kinh doanh trên nền tảng số.
6. Thách thức của ngành thương mại điện tử ở Việt Nam
6.1. Xây dựng lòng tin của khách hàng
Đối với hình thức kinh doanh Online, bạn sẽ khó lấy được niềm tin của khách hàng so với kinh doanh truyền thống. Bởi khách hàng không được nhìn thấy tận mắt sẳn phẩm, thậm chí hình thức bán hàng Online kém chất lượng hoặc thậm chí lừa đảo là vấn đề mà khách hàng quan tâm.
6.2. Có khả năng gặp phải sự cố kỹ thuật
Không phải tất cả những chủ cửa hàng tham gia vào hệ thống E- commerce đều là những người rành công nghệ. Vì thế, việc gặp sự cố kỹ thuật là một trong những vấn đề không thể tránh khỏi. Ví dụ:
- Bạn muốn thay đổi giao diện trên cửa hàng trực tuyến nhưng không hiểu rõ về cách thiết kế đồ họa hay thiết kế Website.
- Virus không mong muốn có khả năng sẽ tấn công Website của bạn.
6.3. Qúa nhiều đối thủ cạnh tranh
E-commerce là một thị trường kinh doanh đầy tiềm năng. Chính vì thế mà hàng nghìn cá nhân, doanh nghiệp sẽ tham gia vào quá trình kinh doanh đó. Chưa kể đến việc chi phí bạn bỏ ra là quá nhỏ so với những đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Để vượt qua được thử thách này, buộc bạn phải xây dựng được định hướng và chiến lược riêng của mình đê tạo ra sự khác biệt trong kinh doanh nhằm thu hút khách hàng.
6.4. Vấn đề thanh toán
Ngoài hình thức thanh toán thông qua liên kết ví ngân hàng, khách hàng có thể tùy chọn thanh toán theo phương thức COD. Thế nhưng với vai trò là người kinh doanh, bạn sẽ xử lý ra sao nếu như khách hàng đổi ý vào phút chót?
7. Top sàn thương mại điện tử lớn và uy tín trên thế giới
Những sàn thương mại điện tử dưới đây là nơi mua bán đáng tin cậy của cả doanh nghiệp, nhà phân phối, những người bán buôn và người có nhu cầu mua lẻ. Những sàn thương mại này thuộc top các sàn thương mại điện tử lớn và uy tín hàng đầu thế giới.
7.1. Amazon
Amazon là cái tên vô cùng quen thuộc với giới trẻ, những người có thói quen mua sắm online. Sàn thương mại điện tử này được thành lập từ năm 1995. Tính đến thời điểm này, Amazon phân phối, bán lẻ sản phẩm trên 220 quốc gia. Và được mệnh danh là gã khổng lồ trong ngành Ecommerce.
Amazon nổi tiếng với những ưu điểm vượt trội như:
- Mô hình kinh doanh đa dạng: B2B, B2C, Affiliate marketing.
- Sản phẩm phong phú được cung cấp bởi hàng nghìn nhà sản xuất, nhà phân phối đến từ 220 quốc gia.
- Giúp người bán tiếp cận được với hàng triệu người tiêu dùng trên thế giới một cách đơn giản.
- Thủ túc mua sắm đơn giản.
- Phương thức thanh toán đa dạng, tiện lợi
- Amazon thường xuyên tạo nhiều mã giảm giá chất lượng nhằm kích thích người tiêu dùng mua sắm, tạo điều kiện cho người bán tăng doanh thu tốt hơn.
7.2. Alibaba
Alibaba được biết đến là sàn thương mại điện tử kinh doanh theo mô hình B2B lớn nhất thế giới hiện nay. Sàn được thành lập vào năm 1999, bởi tỷ phú Jack Ma. Tính đến thời điểm này, Alibaba đã phân phối sản phẩm đến khách hàng trên 190 quốc gia.
Alibaba nổi tiếng với những ưu điểm vượt trội như:
- Có đến 40 danh mục sản phẩm chính, với hàng triệu sản phẩm. Tạo nên sự đa dạng ngành hàng và nhóm sản phẩm vượt trội so với các sàn khác.
- Alibaba có giao diện thân thiện.
- Hỗ trợ đa ngôn ngữ.
- Các tài khoản hiển thị đầy đủ thông tin và hồ sơ xác thực. Tạo nên một nền tảng mua sắm trực tuyến an toàn, đáng tin cậy.
- Alibaba cho phép người mua và người bán trao đổi, thương lượng trực tiếp với nhau mà không hạn chế nội dung trao đổi như một số sàn thương mại khác.
- Ngành hàng nổi bật trên Alibaba có thể kể đến như đồ gia dụng, đồ điện tử, các sản phẩm may mặc, thời trang, linh phụ kiện điện tử,...
7.3. Ebay
Ebay là một trong những sàn thương mại điện tử nổi tiếng của Mỹ. Ebay từng là đối thủ đáng gờm của thị trường Ecommerce. Ở thời điểm hiện tại, Ebay đã có mặt ở khu vực Bắc Mỹ, Tây Âu, Úc và nhiều quốc gia trong khu vực châu Á với nhiều phiên bản thân thiện với người bản xứ.
Ebay nổi tiếng với những ưu điểm vượt trội như:
- Giao diện của ebay tạo nên cảm giác giống như một sàn đấu giá trực tuyến. Theo đó, người mua và người bán có thể thoải mái trao đổi thông tin, hàng hóa.
- Các sản phẩm được bán trên ebay vừa đa dạng thương hiệu, phong phú về mẫu mã. Đặc biệt là các sản phẩm trên ebay nhanh chóng đáp ứng kịp thời xu hướng tiêu dùng.
- Ebay thường xuyên tạo nên nhiều chương trình ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn.
7.4. Bestbuy
Bestbuy là trang sàn thương mại điện tử nổi bật với các mặt hàng bị điện tử. Ngôn ngữ chính yếu trên Bestbuy là tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha. Trên sàn thương mại điện tử này bạn có thể mua sỉ và lẻ một cách dễ dàng.
Bestbuy nổi tiếng với những ưu điểm vượt trội như:
- Các gian hàng được sắp xếp khoa học trong các ngành hàng cụ thể. Nhìn vào giao diện Bestbuy chúng ta đã nhận thấy ngay sự thân thiện và chuyên nghiệp.
- Bestbuy không chỉ cung cấp sản phẩm mà con cung cấp cả dịch vụ cài đặt và sửa chữa đồ điện tử.
- Khách hàng có thể an tâm mua sắm trên Bestbuy vì sàn thương mại điện tử này chuyên cung cấp các sản phẩm đến từ các thương hiệu nổi tiếng như Dell, HP, LG, Sony, Samsung…
- Người mua hàng có thể lựa chọn mua hàng tại Mỹ, Canada hoặc Mexico.
7.5. Walmart
Walmart được biết đến là một tập đoàn bán lẻ đa quốc gia và mệnh danh là ông vua trong ngành bán lẻ. Tính đến thời điểm này, Walmart có khoảng 11 nghìn cửa hàng, chi nhánh ở 27 quốc gia. Walmart hoạt động với 55 cái tên khác nhau nên thương hiệu Walmart còn khá xa lạ với người tiêu dùng Việt Nam.
Walmart nổi tiếng với những ưu điểm vượt trội như:
- Walmart chuyên về các sản phẩm tiêu dùng và tạp phẩm.
- Walmart có dịch vụ khách hàng cực kỳ chuyên nghiệp và thân thiện.
- Walmart thường xuyên có nhiều chương trình ưu đãi đặc biệt nhờ chính sách cắt giảm chi phí bán hàng tối ưu.
7.6. Taobao
Có thể nói Taobao là anh em với Alibaba. 2 sàn thương mại điện tử lớn hàng đầu thế giới này đều thuộc sở hữu của tập đoàn Alibaba. Bạn có thể mua sỉ hoặc mua lẻ dễ dàng trên sàn Taobao.
Taobao nổi tiếng với những ưu điểm vượt trội như:
- Sản phẩm đa dạng và thường xuyên được cập nhật liên tục theo xu hướng tiêu dùng của thời đại.
- Giá cả cạnh tranh.
- Taobao được điều hành và quản lý dựa trên công nghệ AI tân tiến, khi mua sắm trên Taobao bạn sẽ được gợi ý, giới thiệu sản phẩm theo từ khóa tìm kiếm và xu hướng click chuột.
- Có nhân viên túc trực hỗ trợ khách hàng 24/7.
7.7. Etsy
Etsy là sàn thương mại điện tử chuyên về sản phẩm handmade. Hiện nay sàn đã có khoảng 800 nghìn gian hàng với hơn 15 triệu sản phẩm handmade sáng tạo, độc đáo.
Etsy nổi tiếng với những ưu điểm vượt trội như:
- Hỗ trợ các gian hàng quảng cáo hoàn toàn miễn phí.
- Chi phí bán hàng thấp.
- Có nhiều chương trình hỗ trợ bán hàng online như phát hành coupon giảm giá, miễn phí giao hàng,...
- Có trợ giá vận chuyển hàng hóa nên phí vận chuyển khá rẻ.
7.8. Target Corporation
Mô hình kinh doanh của Target Corporation có nhiều điểm tương đồng với nhau. Đây là một trong những đối thủ đáng nể của Walmart. Target Corporation mang đến trải nghiệm mua sắm đa kênh cho khách hàng, đặc biệt là người dân Mỹ.
Target Corporation nổi tiếng với những ưu điểm vượt trội như:
- Nguồn sản phẩm chất lượng.
- Định hướng phát triển chú trọng đến trải nghiệm mua sắm của khách hàng.
- Đa dạng phương thức giao hàng.
7.9. Home Depot
Home Depot là sàn thương mại điện tử chuyên bán lẻ vật liệu xây dựng và các sản phẩm đồ gia dụng, nội thất.
Home Depot nổi tiếng với những ưu điểm vượt trội như:
- Cung cấp đa dạng các mặt hàng liên quan đến đồ gia dụng, nội thất, sản phẩm điện tử, vật liệu xây dựng và các thiết bị máy móc khác.
- Có nhiều chương trình ưu đãi và khuyến mãi hấp dẫn.
- Chính sách bán hàng mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng. Như việc Home Depot cam kết bán hàng với giá cả cạnh tranh mà vẫn đảm bảo chất lượng.
- Có nhiều sản phẩm độc quyền, mang lại cho khách hàng cuộc sống tiện nghi hơn.
8. Top sàn thương mại điện tử uy tín tại Việt Nam
Ngành hàng thương mại điện tử đã và đang phát triển mạnh tại Việt Nam. Trong đó, Shopee, Lazada, Tiki được xem là các sàn thương mại điện tử thuộc Top đầu.
8.1. Shopee
Shopee gia nhập vào thị trường Việt Nam năm 2015. Theo công bố của Metric.vn, năm 2022, doanh số của Shopee chiếm 72.8% của ngành. Tính đến thời điểm hiện tại, Shopee chính là website thương mại điện tử phổ biến nhất tại Việt Nam.
Shopee nổi tiếng với những ưu điểm vượt trội như:
- Giao diện thân thiện trên cả nền tảng di động và máy tính.
- Đa dạng ngành hàng, sản phẩm.
- Có hỗ trợ các mặt hàng thực phẩm chế biến, Shopee Food.
- Mang đến cho người dùng nhiều tiện ích hiện đại như ví Shopee Pay, spaylater (ví trả sau)
- Nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn thường xuyên và định kỳ. Điển hình là Shopee xu, Flash Sale, mã khuyến mãi, mã freeship,...
- Có hỗ trợ livestream bán hàng.
8.2. Lazada
Lazada có mặt trên thị trường Việt Nam vào năm 2012. Theo kết quả nghiên cứu của Metric.vn, doanh số bán hàng của Lazada chiếm khoảng 20% thị phần trong ngành.
Lazada nổi tiếng với những ưu điểm vượt trội như:
- Chủ gian hàng có thể kinh doanh đa dạng các loại ngành hàng.
- Quy trình làm việc chuyên nghiệp.
- Trang có nhiều tiện ích hỗ trợ mua hàng và bán hàng. Từ đặt hàng, thanh toán đến vận chuyển và đổi trả hàng.
- Hỗ trợ người bán hàng quảng cáo miễn phí.
- Có nhiều tính năng ưu việt hỗ trợ chủ gian hàng bán hàng dễ dàng hơn.
8.3. Tiki
“Tiki” là sàn thương mại điện tử được sáng lập bởi bởi CEO Trần Ngọc Thái Sơn (năm 2010). Trụ sở chính đặt tại thành phố Hồ Chí Minh. Tiki.vn đã vươn tầm thế giới và thuộc top 6 sàn thương mại điện tử uy tín tại khu vực Đông Nam Á.
Tiki nổi tiếng với những ưu điểm vượt trội như:
- Xây dựng hệ sinh thái thương mại mang đa dạng và mang lại nhiều tiện ích cho người tiêu dùng. Gồm Tiki Tiki NOW, Tiki Trading, Ticketbox, NGON.
- Giao diện thân thiện, hiển thị nhiều đề xuất nhiều sản phẩm gợi ý và các chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
- Có hơn 16 ngành hàng và hơn 10 triệu sản phẩm để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng.
- Dịch vụ khách hàng được cả người mua và người bán đánh giá cao.
9. Câu hỏi liên quan
Dưới đây những hỏi đáp giúp bạn tổng hợp những kiến thức cần biết về ngành Ecommerce.
9.1. Nhiệm vụ chính mà nhân sự thương mại điện tử phải đảm nhận
Nhân sự làm việc trong ngành Ecommerce sẽ bao gồm nhân viên kinh doanh, nhân viên quản lý đối tác thương mại điện tử và quản lý thương mại điện tử. Ở mỗi vị trí sẽ đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau và tùy theo sự phân bổ công việc của nhà lãnh đạo. Về cơ bản, nhiệm vụ của nhân viên làm việc tại các sàn thương mại điện tử gồm:
- Xây dựng sàn thương mại điện tử theo định hướng phát triển.
- Tiến hành các hoạt động tiếp thị, quảng bá nhằm thu hút các đối tượng mục tiêu như nhà đầu tư, đối tác, khách hàng.
- Lập kế hoạch, triển khai và quản lý các chiến dịch quảng cáo, khuyến mãi trên website thương mại điện tử (TMDT)
- Đảm bảo tính bảo mật và duy trì sự an toàn không gian mạng.
- Nghiên cứu xu hướng mua sắm trực tuyến để kịp thời hoạch định chiến lược kinh doanh và cải tiến công nghệ.
9.2. Các vị trí công việc ngành thương mại điện tử
Ngành TMĐT mang đến nhiều cơ hội việc làm cho nhiều ngành học khác nhau như:
- Nhân viên kinh doanh
- Tiếp thị kỹ thuật số
- Chuyên viên lập trình hệ thống giao dịch TMĐT.
- Quản trị website.
- Nhân viên tư vấn, chăm sóc khách hàng.
- SEO (tối ưu công cụ tìm kiếm)
9.3. Mức lương cho vị trí thương mại điện tử
Mức lương cho các vị trí nhân sự làm việc trong ngành thương mại điện tử tùy thuộc vào chính sách lương cơ bản theo quy định của pháp luật, theo chính sách của doanh nghiệp và năng lực cá nhân.
Trung bình mức lương sẽ giao động từ 6 triệu đồng đến vài chục triệu đồng, tùy theo vị trí làm việc và năng lực cống hiến.
9.4. Kỹ năng không thể thiếu khi làm thương mại điện tử
Để làm việc trong ngành TMĐT nhất định phải có những kỹ năng cơ bản sau:
- Sử dụng tin học thành thạo theo yêu cầu của từng vị trí.
- Kỹ năng giao tiếp mạch lạc, rõ ràng, ngắn gọn, xúc tích.
- Kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu.
- Kỹ năng làm việc nhóm
Bên cạnh đó, nhân viên làm việc trong ngành TMĐT còn cần phải có tính cách hài hòa, khả năng chịu áp lực cao,...
9.5. Chứng chỉ, bằng cấp yêu cầu khi ứng tuyển thương mại điện tử
Các chứng chỉ bằng cấp chính yếu khi ứng tuyển vào ngành TMĐT sẽ liên quan đến công nghệ thông tin hoặc ngành kinh tế, marketing,... Tùy theo từng vị trí làm việc sẽ có yêu cầu bằng cấp, chứng chỉ khác nhau. Nếu bạn muốn làm việc ở một sàn thương mại điện tử, bạn chỉ cần là cử nhân của một số ngành sau:
- Công nghệ thông tin: chuyên về lập trình, an ninh mạng, mạng máy tính, bảo mật dữ liệu.
- Luật: chuyên về luật thương mại điện tử
- Quản trị kinh doanh
- Tài chính – Marketing
- Kinh tế đối ngoại
- Quan hệ quốc tế
Để tăng cơ hội được làm việc trong ngành Ecommerce bạn có thể học thêm một số chứng chỉ khác như:
- Chứng chỉ đào tạo thương mại điện tử
- Chứng chỉ quản lý kinh doanh trực tuyến
- Chứng chỉ kỹ thuật số và tiếp thị TMĐT
- Chứng chỉ CISSP, CISA, CISM, Security+,…
9.6. Cơ hội nghề nghiệp cho ngành thương mại điện tử
Theo báo cáo kinh tế, tốc độ phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam đang thuộc top 3 Đông Nam Á. Điều này cho thấy tiềm năng và cơ hội phát triển trong ngành TMĐT là khá lớn. Thêm vào đó, theo khảo sát của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, hầu hết các sinh viên trong ngành TMĐT, khoảng 90% sinh viên đều có việc làm ngay sau khi ra trường.
Nếu không thích làm việc tại văn phòng, công sở, các bạn học ngành TMĐT cũng có thể tự thiết kế website bán hàng và khởi nghiệp kinh doanh.
10. Kết luận
Như vậy, chúng tôi đã giới thiệu một cách đầy đủ và chi tiết cho bạn đọc nắm được eCommerce là gì cũng như lợi ích tuyệt vời của nó.