Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Cơ hội thị trường là gì? Các phương pháp và quy trình phân tích thị trường

Nội dung được viết bởi Trung Phạm

Cơ hội thị trường là nền tảng để cho doanh nghiệp phát triển, mang lại lợi giá trị cho khách hàng và thu lợi nhuận cho doanh nghiệp. Việc phát hiện và nắm bắt cơ hội thị trường là một trong những yếu tố quan trọng quyết định trực tiếp đến sự thành công của doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn cơ hội thị trường là gì? Các phương pháp và quy trình phân tích thị trường? Bạn hãy tham khảo nội dung bài viết sau để biết câu trả lời nhé.

1. Cơ hội thị trường là gì?

Cơ hội thị trường là khái niệm được sử dụng để chỉ các cơ hội mà các doanh nghiệp có thể nắm bắt, tận dụng trên thị trường. Cơ hội thị trường là nền tảng để doanh nghiệp phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới, mang lại giá trị cho khách hàng và thu lợi nhuận cho doanh nghiệp.

co-hoi-thi-truong-la-gi.jpg

Cơ hội thị trường là gì?

Cơ hội thị trường có thể được chia thành 3 loại:

- Cơ hội thị trường trước mắt, là cơ hội diễn ra ngay tại thời điểm hiện tại. 

- Cơ hội thị trường ngắn hạn, có nghĩa là cơ hội sẽ đến trong thời gian ngắn. 

- Cơ hội thị trường dài hạn, có nghĩa là cơ hội sẽ đến trong một vài năm tới.

2. Phân tích loại cơ hội thị trường

Để phân tích cơ hội thị trường và phân tích loại cơ hội thị trường, bạn hãy xác định nội dung thị trường thông qua các câu hỏi cơ bản sau đây:

- Điểm mạnh của doanh nghiệp là gì? Doanh nghiệp chúng ta có những tiềm lực gì chưa được phát triển hết?

- Trên thị trường có nhu cầu nào của khách hàng mà chưa có doanh nghiệp nào đáp ứng?

- Doanh nghiệp có cần cải tiến sản phẩm hoặc dịch vụ đã có trên thị trường để nâng cao trải nghiệm khách hàng?

- Ý tưởng phát triển thị trường của doanh nghiệp có mang tính đột phá hay không?

- Cơ hội thị trường nhắm đến phân khúc khách hàng mục tiêu cụ thể nào?

- Dữ liệu phân tích, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Bao gồm những điều họ đã làm tốt và những điều gì họ làm chưa tốt.

phan-tich-loai-co-hoi-thi-truong.jpg

Phân tích loại cơ hội thị trường

Khi doanh nghiệp giải đáp được những vấn đề trên, doanh nghiệp sẽ dễ dàng nhìn thấy cơ hội thị trường là gì. Và doanh nghiệp cần làm gì để phát triển cơ hội thị trường hiệu quả nhất.

3. Làm thế nào để đáp ứng nhu cầu khách hàng?

Để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp cần thu thập đầy đủ các thông tin và giải quyết những vấn đề sau đây: 

- Đối thủ và sản phẩm cạnh tranh trực tiếp của doanh nghiệp tại thời điểm phát triển dự án là gì? Phân tích sản phẩm ưu nhược điểm của sản phẩm? Phân tích chi tiết các thông tin liên quan đến sản phẩm, bao gồm giá, chất lượng so với giá, mức độ hài lòng của khách hàng với sản phẩm,...?

- Đối thủ hoặc sản phẩm cạnh tranh gián tiếp của doanh nghiệp là gì? Trong thời gian doanh nghiệp phát triển sản phẩm/dịch vụ liệu có sản phẩm/dịch vụ thay thế nào được ra mắt hay không?

- Xu hướng tiêu dùng của khách hàng và các yếu tố làm ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng ra sao?

- Có thể hợp tác với các doanh nghiệp đối tác, nhà cung cấp, nhà phân phối không?

- Áp dụng mô hình phân tích 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter, bao gồm: Đối thủ cạnh tranh trong ngành, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, nhà cung cấp, khách hàng, sản phẩm thay thế.

nhu-cau-khach-hang.jpg

Đáp ứng nhu cầu khách hàng giúp kinh doanh hiệu quả

4. Tiềm năng, cơ hội khi xâm nhập thị trường mới ra sao?

Khi xâm nhập vào thị trường mới, doanh nghiệp sẽ có rất nhiều cơ hội như:

- Cơ hội khai thác khách hàng tiềm năng.

- Chuyển đổi khách hàng thành khách hàng thực.

- Mở rộng thị phần.

- Cải thiện doanh thu cho doanh nghiệp. 

- Tăng khả năng nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường. 

Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể sẽ cần tạo thêm kênh phân phối, mở rộng kênh phân phối, xây dựng và thúc đẩy sự hợp tác với đối tác cung cấp, đối tác bán hàng,... Chính những hoạt động này sẽ giúp doanh nghiệp phát huy tiềm lực sẵn có và có bước tiến mới trong kinh doanh.

co-hoi-khi-xam-nhap-vao-thi-truong-moi.jpg

Cơ hội khi xâm nhập vào thị trường mới

Khởi nghiệp kinh doanh thành công bằng cách đăng ký khoá học online qua video. Khoá học hướng dẫn bạn đường đi nước bước để tư duy tinh gọn trong kinh doanh. Và trang bị cho bạn những kiến thức và kỹ năng để chinh phục những thách thức trong quá trình kinh doanh của mình. Kinh doanh nhàn mà vẫn có hiệu quả cao.

Tư Duy Kinh Doanh Tinh Gọn
Nguyễn Phương Nam
500.000đ
800.000đ

Khởi nghiệp kinh doanh với 50 triệu
Nguyễn Hoàng Hải
299.000đ
600.000đ

Tự động hóa công việc kinh doanh - Thúc đẩy doanh số 200%
Johnny Thông
299.000đ
900.000đ

5. Các phương pháp xác định cơ hội thị trường là gì?

Để kịp thời nắm bắt cơ hội thị trường và không bỏ lỡ các cơ hội phát triển thị trường, phát triển thương hiệu,... Doanh nghiệp hãy thường xuyên áp dụng các phương pháp phân tích thị trường theo các gợi ý từ chuyên gia dưới đây. 

kinh-doanh

5.1. Phương pháp phân tích ma trận Ansoff

Ma trận Ansoff là một công cụ được tạo ra bởi nhà toán học và quản lý kinh doanh Igor Ansoff vào 1957. Phương pháp này giúp doanh nghiệp phân tích mối quan hệ giữa thị trường và sản phẩm. 

Qua đó giúp doanh nghiệp xác định được cơ hội và những rủi ro khi thực hiện kế hoạch kinh doanh. Gồm: thâm nhập thị trường, phát triển thị trường, phát triển sản phẩm và đa dạng hóa sản phẩm kết hợp mở rộng thị trường.

5.2. Phương pháp “kẽ hở thị trường”

Phương pháp "kẻ hở thị trường" thường được gọi với cái tên quen thuộc khác là "thị trường ngách". Phương pháp này được thực hiện bằng cách tìm ra và thỏa mãn những nhu cầu mà khách hàng chưa được đáp ứng. Rất nhiều doanh nghiệp đã thành công từ "kẽ hở thị trường" nhờ cung đúng cầu và hạn chế được những rủi ro cạnh tranh.

phuong-phap-ke-ho-thi-truong.jpg

Phương pháp "kẽ hở thị trường"

5.3. Phương pháp phân tích ma trận SWOT

Ma trận SWOT là một trong những phương pháp được sử dụng khá phổ biến ở các doanh nghiệp. Phương pháp này giúp chúng ta xác định được 4 yếu tố:

- Strengths là điểm mạnh.

- Weaknesses là điểm yếu.

- Opportunities là cơ hội.

- Threats là thách thức.

Từ các dữ liệu phân tích, doanh nghiệp sẽ xác định được cơ hội đi kèm với thách thức, điểm mạnh và điểm yếu của cả doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh. Từ đây, giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định cơ hội thị trường nào phù hợp với thực lực của doanh nghiệp nhất.

6. Quy trình phân tích thị trường

Khi đã xác định được cơ hội thị trường là gì chúng ta cần phân tích thị trường để có thêm thông tin cho kế hoạch xâm nhập thị trường. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế được các rủi ro, phát huy đúng thế mạnh tiềm năng và thành công khi phát triển thị trường mới. Chi tiết quy trình phân tích thị trường được diễn ra như sau:

quy-trinh-phan-tich-thi-truong.jpg

Quy trình phân tích thị trường

6.1. Nghiên cứu lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp

Đây là một bước rất quan trọng mà doanh nghiệp nên ưu tiên thực hiện. Việc nghiên cứu lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ về thế mạnh hiện tại, xu hướng phát triển trong tương lai,... Từ đây gia tăng sức mạnh cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành. 

Khi nghiên cứu lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp bạn đang tham gia, bạn hãy chú ý đến các thông tin sau:

- Có bao nhiêu doanh nghiệp trong ngành đang hoạt động?

- Đâu là đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp?

- Quy mô thị trường của đối thủ cạnh tranh trong ngành như thế nào?

- Xu hướng phát triển của ngành trong thời gian ngắn hạn, trung hạn và dài hạn?

- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành mà doanh nghiệp đang tham gia?

- Cơ hội thị trường là gì? Ở đâu? Cụ thể như thế nào?

nghien-cuu-linh-vuc-kinh-doanh.jpg

Nghiên cứu lĩnh vực kinh doanh

6.2. Phân tích thị trường cạnh tranh

Khi phân tích thị trường cạnh tranh chúng ta cần chú ý đến cả thị trường cạnh tranh trực tiếp (đối thủ cùng ngành) và thị trường cạnh tranh gián tiếp (đối thủ khác ngành). Khi xem xét được các sự cạnh tranh này sẽ giúp doanh nghiệp bạn tìm ra giải pháp thu hút khách hàng tiềm năng trong thị trường mục tiêu hiệu quả hơn.

Các thông tin bạn cần chú ý khi phân tích thị trường cạnh tranh gồm:

- Các thương hiệu là đối thủ cạnh tranh trực tiếp và đối thủ cạnh tranh gián tiếp.

- Các ưu điểm ,ưu đãi và giá trị mà đối thủ cạnh tranh mang đến cho khách hàng.

- Chiến lược bán hàng, kênh bán hàng, công nghệ bán hàng mà các đối thủ cạnh tranh đang áp dụng.

6.3. Xác định cơ hội thị trường

Khi đã nắm bắt được thế mạnh của doanh nghiệp, thị trường cạnh tranh. Từ những dữ liệu này sẽ giúp doanh nghiệp của bạn xác định được cơ hội thị trường là gì. Doanh nghiệp cần tạo ra sự khác biệt nào trong sản phẩm hoặc dịch vụ để chinh phục khách hàng và gây ấn tượng thương hiệu khi mở rộng thị trường. 

xac-dinh-co-hoi-thi-truong.jpg

Xác định cơ hội thị trường

6.4. Xác định thị trường mục tiêu

Sau khi đã xác định được cơ hội, doanh nghiệp hãy tìm hiểu cụ thể về phân khúc khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp hướng tới phục vụ. Việc xác định thị trường mục tiêu phải căn cứ theo đặc điểm khách hàng và sự phù hợp với sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng tiếp cận, thu hút và tăng khả năng thuyết phục khách hàng lựa chọn sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

6.5. Nghiên cứu rào cản gia nhập thị trường

Để tránh các rủi ro khi xâm nhập, mở rộng thị trường bạn nhất định phải hiểu rõ những rào cản, khó khăn ngăn cản doanh nghiệp khi thực hiện kế hoạch. Từ đây, giúp bạn lập được kế hoạch dự phòng rủi ro nhằm giải quyết các khó khăn khi gia nhập thị trường. 

Một số yếu tố rào cản bạn cần chú ý khi gia nhập thị trường mới gồm:

- Tính pháp lý khi ra mắt thị trường.

- Sự khác biệt văn hóa vùng miền khi xâm nhập thị trường.

- Sức mạnh marketing của đối thủ cạnh tranh trực tiếp.

- Phương pháp quảng bá nào giúp doanh nghiệp gia nhập thị trường hiệu quả nhất.

rao-can-gia-nhap-thi-truong.jpg

Nghiên cứu rào cản gia nhập thị trường

6.6. Dự báo, đo lường doanh số bán hàng

Dự báo, đo lường doanh số bán hàng là sự ước tính về các chỉ số bán hàng khi gia nhập thị trường mới. Các chỉ số bán hàng có thể được đo lường bằng doanh thu hoặc số lượng sản phẩm bán ra thị trường. 

Khi xác định dự báo, đo lường doanh số bán hàng bạn cần xác định thời gian dự báo cụ thể. Bao gồm: Thời gian ngắn hạn theo tuần, theo tháng, theo quý. Hoặc thời gian dài hạn hơn theo năm, 5 năm, 10 năm,...

7. Ví dụ cơ hội thị trường

Dưới đây là một số ví dụ cụ thể về cơ hội thị trường của các thương hiệu nổi tiếng như: Vinamilk, Amazon, Shopee bạn hãy tham khảo nhé.

7.1. Cơ hội thị trường của Vinamilk 

Vinamilk là một trong những doanh nghiệp sữa hàng đầu tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Vinamilk đã đạt được nhiều thành công trong việc phát triển thị trường và mở rộng quy mô kinh doanh. Hiện tại, Vinamilk đang là thương hiệu chiếm thị phần lớn trên cả nước.

co-hoi-thi-truong-cua-vinamilk.jpg

Cơ hội thị trường của Vinamilk

Không chỉ chiếm thị phần lớn, các sản phẩm của Vinamilk cũng đang được phân phối rộng khắp trên cả nước. Tính tới thời điểm hiện tại, sản phẩm của Vinamilk đã được phân phối trên khắp 63 tỉnh thành với hơn 200.000 đại lý và cửa hàng độc quyền. Bên cạnh sự thành công trong nước, Vinamilk còn thâm nhập thành công sang 43 quốc gia quốc gia phát triển trên thế giới như: Nhật, Canada, Hàn, Trung.

Hiện tại, thị trường sữa Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển. Theo thống kê, mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người của Việt Nam mới đạt khoảng 20 lít/năm, thấp hơn nhiều so với các nước phát triển. Vì vậy, Vinamilk đã tiếp tục phát triển thị trường sữa trong nước bằng cách mở rộng phân phối đến các khu vực nông thôn và miền núi, nơi nhu cầu tiêu thụ sữa vẫn còn thấp.

Thấu hiểu rằng thị trường sữa thế giới đang ngày càng mở rộng. Vì vậy, Vinamilk đã tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng như: Trung Quốc, Mỹ, châu Âu,... 

7.2. Cơ hội thị trường của Amazon 

Amazon là một trong những công ty công nghệ lớn nhất thế giới hoạt động trong nhiều lĩnh vực, bao gồm: thương mại điện tử, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo,... Đến thời điểm hiện tại, Amazon đã đạt được nhiều thành công trong việc phát triển thị trường và mở rộng quy mô kinh doanh. Tuy nhiên, Amazon vẫn còn nhiều cơ hội thị trường để khai thác.

co-hoi-thi-truong-cua-amazon.jpg

Amazon là công ty công nghệ lớn nhất thế giới

Dưới đây là một số cơ hội thị trường của Amazon:

- Thị trường thương mại điện tử toàn cầu đang ngày càng phát triển. Để càng ngày càng phát triển lớn mạnh, Amazon đã nắm bắt cơ hội tiếp tục mở rộng thị trường thương mại điện tử sang các thị trường mới như: châu Phi, châu Á,...

- Amazon là một trong những nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây hàng đầu thế giới. Tuy nhiên hiện tại do thị trường điện toán đám mây đang phát triển mạnh mẽ nên Amazon vẫn phải duy trì và ngày càng đầu tư phát triển các dịch vụ điện toán đám mây để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

- Tiếp tục đầu tư phát triển các ứng dụng trí tuệ nhân tạo để nâng cao trải nghiệm của khách hàng.

Việc nắm bắt và tận dụng các cơ hội thị trường sẽ giúp Amazon tiếp tục phát triển và mở rộng quy mô kinh doanh, nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường toàn cầu.

7.3. Cơ hội thị trường của Shopee 

Nhắc tới một trong những sàn thương mại điện tử lớn mạnh nhất hiện nay, chắc hẳn ai cũng nghĩ ngay đến Shopee. Cơ hội thị trường của Shopee đó là:

co-hoi-thi-truong-cua-shopee.jpg

Shopee là sàn thương mại điện tử lớn

- Theo thống kê, mức độ thâm nhập của thương mại điện tử tại Việt Nam mới đạt khoảng 5%, thấp hơn nhiều so với các nước phát triển. Shopee có thể tiếp tục phát triển thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam bằng cách mở rộng thị phần đến các khu vực nông thôn và miền núi, nơi nhu cầu mua sắm trực tuyến vẫn còn thấp.

- Thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á đang phát triển mạnh mẽ. Shopee tiếp tục mở rộng thị trường thương mại điện tử sang các thị trường mới trong khu vực Đông Nam Á như: Indonesia, Thái Lan,... 

- Thị trường thương mại điện tử xuyên biên giới đang phát triển nhanh chóng. Thấu hiểu điều đó nên Shopee đã phát triển thị trường thương mại điện tử xuyên biên giới bằng cách hợp tác với các nhà bán hàng quốc tế.

8. Kết luận

Cơ hội thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị mang lại cho khách hàng và lợi nhuận mang về cho doanh nghiệp. Vì vậy, nhà đầu tư cần tìm hiểu chi tiết để biết xem cơ hội thị trường là gì. Từ đó đưa ra những quyết định, chiến lược kinh doanh mang lại hiệu quả cao. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những vấn đề khác liên quan đến hoạt động kinh doanh và nghiên cứu thị trường, hãy tham khảo những bài viết khác trên blog Unica nhé

Trở thành hội viên
0/5 - (0 bình chọn)