Client là gì? Agency là gì? Chúng khác nhau như thế nào? Mình nên theo đuổi con đường nào?... Đây có thể là những câu hỏi thường xuất hiện nhiều đối với những người làm việc trong ngành Marketing và cả những bạn sinh viên muốn theo đuổi nghề Marketer của mình. Cùng Unica tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!
Client là gì?
Khái niệm Client
Để hiểu khái niệm Client, bạn sẽ cần hiểu khái niệm Agency trước. Agency là công ty chuyên cung cấp các giải pháp và dịch vụ quảng cáo marketing của mình tới các công ty khác (bạn có thể hiểu ngầm là công ty khách hàng của Agency không có được những giải pháp quảng cáo hiệu quả bằng).
Còn Client được hiểu là công ty chuyên về sản xuất, cung cấp sản phẩm và dịch vụ của mình tới các khách hàng, đối tác của mình.
Xét về góc độ công bằng mà nói, Client chính là khách hàng đối tác của Agency.
Nghĩa là Agency sẽ được các công ty Client thuê để cung cấp giải pháp và thực hiện các dịch vụ Marketing cho công ty của mình.Các công ty Client sẽ là bên đưa ra yêu cầu và tiêu chuẩn các giải pháp marketing đó, đồng thời đánh giá và kiểm soát tiến độ công việc của bên Agency một cách sát sao nhất.
Các công ty Client rất hiểu sản phẩm và giá thành của mình cũng như có được hệ thống phân phối sản phẩm tới tận tay khách hàng tiềm năng. Thứ họ cần ở một Agency đó là những chiến dịch marketing, những giải pháp tiếp thị hấp dẫn, chất lượng và hiệu quả của Agency sẽ đem thông điệp, đem sản phẩm/dịch vụ mà công ty Client cung cấp tới được nhiều hơn những khách hàng tiềm năng, để thương hiệu của họ nhanh chóng được khẳng định và sản phẩm được tiêu thụ tốt, đem về nguồn lợi nhuận cao.
Công việc của Client tại công ty Marketing là gì?
Một người làm Client có thể thực hiện được rất nhiều công việc trong ngành vì họ đã có được những kiến thức và am hiểu sâu sắc về sản phẩm cũng như thị trường tiêu thụ. Dưới đây chỉ là một vài vị trí mà một người làm Client phổ biến thường làm tại các công ty.
Quản trị thương hiệu - Brand Manager
Client là gì - vị trí Quản trị thương hiệu
Thương hiệu là một trong những yếu tố tối quan trọng để công ty khẳng định được vị thế và uy tín của mình trên thương trường. Một người đảm nhiệm vị trí Brand Manager đòi hỏi rất nhiều khả năng tư duy logic, phân tích dữ liệu chính xác, nhanh chóng, am hiểu sâu sắc thị trường cùng kinh nghiệm "tham chiến" thực tế qua thời gian. Không chỉ có vậy Brand Manager còn phải thực hiện công việc hỗ trợ các bộ phận khác đưa sản phẩm và thương hiệu của công ty tới khách hàng của mình, cuối cùng là thống nhất lên kế hoạch chiến dịch marketing hiệu quả.
Trade Marketing Manager
Hiểu đơn giản đó là người chịu trách nhiệm đưa sản phẩm của công ty tới tay khách hàng. Công việc của họ là xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả, chi tiết, từ việc lên ý tưởng cho đến việc triển khai các chiến lược kinh doanh đó. Đặc biệt Brand Manager và Trade Marketing Manager luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ và thúc đẩy nhau để đem về được doanh thu tốt nhất cho công ty của mình.
Quản trị truyền thông - Media Manager
Bất cứ công ty nào cũng phải có được kênh truyền thông mạnh của mình. Truyền thông ở đây có thể là các kênh Social, các kênh tìm kiếm Google, truyền hình,... Những người Media Manager sẽ chịu trách nhiệm xây dựng và triển khai các kế hoạch truyền thông hiệu quả và phù hợp, nhằm đưa thương hiệu quảng bá xa hơn, khẳng định uy tín và vị thế của công ty.
Tố chất để ứng tuyển vào vị trí Client là gì?
Tố chất để ứng tuyển vào vị trí Client trong công ty là gì
Từ tính chất riêng biệt của Agency và Client có thể bạn đã có hình dung phần nào về yêu cầu để ứng tuyển vào những vị trí trong các công ty Client là gì rồi.
Với Client các công ty này lại đề cao khả năng tư duy logic nhạy bén của ứng tuyển viên, đòi hỏi khả năng giao tiếp, cẩn thận và một cái đầu "lạnh" như một người quản lý lãnh đạo, đặc biệt là kiến thức chuyên môn ở mức cao hơn so với Agency.
Còn đối với Agency coi trọng kỹ năng mềm và khả năng thích ứng với công việc nhanh chóng, do vậy những ứng tuyển viên của Agency đòi hỏi bạn phải có được hệ thống kỹ năng mềm cần thiết như khả năng sáng tạo, khả năng đàm phán - chốt sale, khả năng tin học văn phòng tốt, kỹ năng xử lý giải quyết vấn đề nhanh chóng... một cách vững chắc để sớm "hòa mình" vào guồng quay luôn thay đổi mỗi ngày của Agency.
Như vậy bạn đã có được những thông tin cơ bản nhất về Client là gì rồi. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích được phần nào để bạn định hướng được sự nghiệp tương lai của mình.
Xin cảm ơn và chúc bạn thành công!
>> Mời bạn đọc quan tâm đón đọc các bài viết hay:
- Agency là gì? Tổng hợp các thông tin mới nhất về Agency
- Tạo nên dấu ấn khác biệt nhờ 5 kỹ năng lãnh đạo siêu phàm
- Sale Admin là gì? Công việc và yêu cầu đối với vị trí Sale Admin