Lập Trình & CNTT
BA là gì? Các kỹ năng cần có để trở thành Business Analyst
Ngày nay thuật ngữ Business Analyst (BA) không chỉ được rất nhiều người quan tâm mà còn đang vị trí công việc được rất nhiều doanh nghiệp săn đón. Vậy BA là gì? BA yêu cầu những kỹ năng gì để hỗ trợ doanh nghiệp, đưa ra những giải pháp cải tiến hiệu quả. Qua bài viết này, Unica sẽ cùng bạn khám phá Business Analyst và cơ hội nghề nghiệp của công việc này trong xu hướng công nghệ hiện nay.
Business Analyst (BA) là gì?
BA là viết tắt của Business Analyst, còn được gọi là Chuyên viên phân tích kinh doanh. Ở Việt Nam, BA còn được gọi là Chuyên viên phân tích nghiệp vụ. Trách nhiệm chính của BA là phân tích, đánh giá quá trình kinh doanh của công ty để xác định các điểm yếu và đề xuất các giải pháp. Đôi lúc BA sẽ làm việc trực tiếp với khách hàng để nhận những góp ý, đánh giá rồi truyền về nội bộ xử lý. BA còn đảm nhận vai trò quản lý các tài liệu kỹ thuật.
Business Analyst là chuyên viên phân tích kinh doanh
Chẳng hạn, khi doanh nghiệp gặp các vấn đề trong việc phát triển, BA sẽ làm việc trực tiếp với các bên liên quan để đưa ra các giải pháp, đáp ứng yêu cầu được đề ra. Ngoài ra, các Business Analyst có thể linh động sử dụng các giải pháp, đề xuất thay đổi các chính sách hoặc đào tạo lại nhân viên. BA sẽ có trách nhiệm cùng với đội kỹ thuật/kinh doanh để xây dựng và triển khai kế hoạch.
Đây không chỉ là công việc trong riêng lĩnh vực IT mà còn tồn tại ở những ngành nghề khác, trong các lĩnh vực khác nhau như logistics, ngân hàng. BA cần phải hiểu rõ các bên liên quan bao gồm những ai và có đóng góp như thế nào trong dự án.
Vai trò của BA trong môi trường doanh nghiệp
Giao tiếp và hỗ trợ
Các BA có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác trong tổ chức. Nhiệm vụ chính của Business Analyst là thu thập các yêu cầu từ các bên liên quan, trở thành một cầu nối giao tiếp để giảm chi phí khi không hiểu lầm về yêu cầu.
BA cần phải hiểu rõ vai trò của các bên kinh doanh trong tổ chức bao gồm từ chủ doanh nghiệp cho đến các bộ phận, các trưởng nhóm,... và người dùng cuối cùng. Họ sẽ thiết lập các kênh liên lạc chặt chẽ để đưa những thông tin phù hợp đến đúng đối tượng.
Họ cũng có nhiệm vụ xây dựng môi trường giao tiếp hiệu quả, thân thiện để các nhóm trong tổ chức dễ dàng kết nối, đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ quan trọng, giao tiếp hiệu quả. Họ sẽ tập trung vào những câu hỏi để đào sâu vào những nhu cầu dự án của doanh nghiệp và khách hàng.
BA có nhiệm vụ giao tiếp và hỗ trợ trong doanh nghiệp
Giám sát quy trình làm việc và công cụ phân tích
Để đạt được mục tiêu, của Business Analyst phải xây dựng được quy trình tối yêu, xác định được các yêu cầu, thu thập thông tin, khoanh vùng phạm vi và xác định mức độ yêu tiên. Họ cần tận dụng nhiều kỹ năng, kỹ thuật khác nhau như brainstorming, phỏng vấn, tổ chức các hội thảo,... để hoàn thành được các yêu cầu mà doanh nghiệp đề ra.
Các nhà phân tích kinh doanh phát triển các mô hình quy trình kinh doanh, từ các khung cho đến lưu đồ sơ đồ chuyển đổi trạng thái. BA sử dụng một chu trình phản hồi liên tục theo từng giai đoạn để đảm bảo các thông tin không bị sót lại, hoàn thành mục tiêu kinh doanh.
Ngày nay, BA trở thành một công việc và giai đoạn quan trọng để đảm bảo rằng thời gian, nguồn lực tài liệu của doanh nghiệp được sử dụng hiệu quả.
Giám sát quá trình làm việc và thực hiện phân tích
Vận dụng các kiến thức
Các nhà phân tích kinh doanh cần phải vận dụng các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của mình để tối ưu cho tổ chức. Công việc này không chỉ đòi hỏi kỹ năng phân tích xuất sắc mà còn cần phải nắm bắt các kiến thức mới nhanh chóng.
Các kiến thức chuyên môn sẽ giúp các BA đánh giá rủi ro từ góc độ kỹ thuật, kinh doanh, sau đó họ sẽ đề xuất được các giải pháp tối ưu cho các bên liên quan. Mặc dù, việc đề xuất giải pháp chỉ là một trong những công việc của BA, họ còn cần phải hiểu tổng thể các dự án và quy trình kinh doanh.
Do đó, BA dễ dàng trở thành người hướng dẫn tốt nhất trong doanh nghiệp, huấn luyện những người dùng khác để đạt được mục tiêu trong doanh nghiệp.
Vận dụng các kiến thức để đạt mục tiêu trong doanh nghiệp
Mô tả công việc của vị trí BA - Business Analyst
Công việc của Business Analyst bao gồm nhiều nghiệp vụ khác nhau, đòi hỏi những kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực phân tích, quản lý, dự báo,... Họ cần phải hiểu rõ các yêu cầu về báo cáo, tuân thủ các quy định.
Dưới đây là mô tả công việc của Business Analyst:
Làm việc với các bên liên quan, đồng nghiệp để hiểu rõ yêu cầu kinh doanh quan trọng.
Phân tích mô hình dữ liệu rồi đưa ra kết luận.
Đưa ra các giải pháp sáng tạo để thay đổi chiến lược.
Phát minh các quy trình, hệ thống để thực hiện các thay đổi.
Giao tiếp hiệu quả, sử dụng các kỹ năng cá nhân để tương tác và đánh giá.
Năng lực viết báo cáo, thuyết trình làm rõ vấn đề.
Kiến thức chuyên môn vững vàng, sâu rộng.
Thực hiện khảo sát, kiểm tra và tổ chức hội thảo.
Mô tả công việc BA
Mặc dù có nhiều nhiệm vụ cần thực hiện, tuy nhiên các Business Analytics thường phải có 3 nhóm chuyên môn chính như sau.
Phân tích quản lý (Management Analyst)
Họ cần phải nắm rõ kỹ năng phân tích quản lý để trở thành tư vấn viên, đưa ra những giải pháp, góp ý hiệu quả cho hoạt động của doanh nghiệp. Họ không chỉ hỗ trợ các nhà quản lý trong việc phân tích các hoạt động mà còn xử lý các vấn đề trong doanh nghiệp. Họ dễ dàng đề xuất các phương án để tăng cường hiệu quả kinh doanh và giảm chi phí không cần thiết.
Phân tích hệ thống vận hành (Systems Analyst)
Khi phân tích hệ thống vận hành, các Business Analyst cần phải phân tích được các thức vận hành của doanh nghiệp, đánh giá cơ sở hạ tầng, công nghệ của tổ chức. Họ có nhiệm vụ phát hiện ra những điểm yếu để đề xuất giải pháp, nắm bắt những điểm mạnh để tiếp tục phát huy. Công việc này đòi hỏi kiến thức chuyên môn cao về phương thức kinh doanh và công nghệ để đánh giá thực trạng của doanh nghiệp.
Phân tích dữ liệu (Data Analyst)
Các Business Analyst cần phải chịu trách nhiệm phân tích, thu thập và quản lý các dữ liên quan liên quan đến thị trường, doanh số, hoạt động logistics,... Với các kiến thức chuyên môn sâu rộng họ cần đảm bảo sự chính xác của các dữ liệu này. Sau khi đã phân tích các số liệu một cách logic, họ sẽ có cơ sở để đề xuất biện pháp.
Một Business Analyst cần phải đảm ba nhóm chuyên môn chính
8 kỹ năng cần có của BA
Giao tiếp và xây dựng mối quan hệ:
Công việc BA đòi hỏi bạn cần phải giao tiếp rất nhiều không chỉ với đồng nghiệp mà còn cả các bên liên quan. Do đó, bạn cần kỹ năng giao tiếp không chỉ mở rộng quan hệ mà còn là để thấu hiểu những mong muốn của các bên liên quan.
Không những thế, họ còn cần xây dựng kỹ năng đàm phán và thuyết phục trong quá trình giao tiếp để các bên làm theo các giải pháp của bạn. Kỹ năng giao tiếp cũng rất quan trọng khi các BA phải tổ chức các cuộc họp, hội thảo.
Sự nhạy bén, kiến thức nghiệp vụ chuyên sâu:
Kiến thức nghiệp vụ là những kiến thức liên quan đến nghiệp vụ của khách hàng mà người làm BA cần phải hiểu rõ, nắm vững. Bạn cần phải hiểu các khái niệm phức tạp như Account Payable - Receivable, General Ledger, Trial Balance,... ở trong những lĩnh vực nhất định. Những người làm BA cần phải nhanh chóng nắm bắt, cập nhật các kiến thức cơ bản và kiến thức của các lĩnh vực liên quan.
Nhạy bén và có kiến thức nghiệp vụ chuyên sâu
Kỹ năng, tư duy phân tích dữ liệu:
Một người làm công việc phân tích nghiệp cần chắc chắn phải có kỹ năng phân tích dữ liệu, chắt lọc các thông tin có giá trị đối với doanh nghiệp. Khi đã phân tích được các số liệu kỹ càng, bạn đã có cơ sở để sáng tạo, cải tiến những ý tưởng để đem lại kết quả tốt hơn, toàn diện hơn.
Kỹ năng sử dụng các công cụ:
Đối với những người làm BA thì cần phải biết sử dụng một số công cụ, phần mềm phục vụ cho công việc. Việc sử dụng các công cụ giúp việc phân tích của bạn nhanh chóng và dễ dàng hơn, từ đó đảm bảo việc làm việc độc lập, tư duy và phân tích vấn đề.
Một số công cụ điển hình như là:
Modeling: Draw.IO, Microsoft Visio,...
Requirement tracking: Microsoft Teams/VSTS, Trello,...
Designing: Axure RP, Photoshop, Powerpoint,...
Data Query/Reporting: SQL Server, Crystal,...
Một số tools hỗ trợ khác: Screenpresso, bộ SDK…
Cần phải biết ứng dụng các công cụ công nghệ
Kỹ năng Brainstorming:
Brainstorming là kỹ năng quan trọng để tạo ra những ý tưởng, giải pháp thông qua việc động não. Kỹ thuật này giúp BA thu thập từ các nhóm ý tưởng, khám phá các vấn đề để tìm ra cách thức sáng tạo, giải quyết các vấn đề phức tạp bằng ý tưởng mới.
Tư duy phản biện:
Các BA cần có tư duy phản biện để đánh giá các thông tin một cách chính xác, phát hiện ra những bất thường và đề xuất những giải pháp phù hợp. Kỹ năng này đòi hỏi bạn phải đặt câu hỏi đúng, suy nghĩ logic và phát triển các chiến lược kinh doanh.
Kỹ năng tư duy phản biện giúp nhanh chóng phát hiện vấn đề
Kỹ năng ra quyết định, xử lý các vấn đề:
Đối với những người làm trong lĩnh vực công nghệ, công việc của BA sẽ thường xuyên phải thay đổi đáp ứng các giải pháp kinh doanh của khách hàng. Do đó, họ cần phải đánh giá tình hình tốt, tiếp nhận các thông tin một cách chuẩn xác để ra quyết định xử lý vấn đề chính xác, nhanh chóng.
Kỹ năng quản lý:
Một BA cần phải có kỹ năng quản lý dự án. Họ cần phải biết cách xây dựng một kế hoạch bao gồm thời gian, phạm vi và các yêu cầu cần có để đảm bảo hoàn tất được mục tiêu đề ra. Ngoài ra, họ cũng cần phải dự báo ngân sách, giữ các mối quan hệ và ràng buộc trong thời gian thực hiện dự án.
Kỹ năng quản lý giúp đảm bảo tiến độ công việc
Học gì để trở thành BA?
Hiện nay chưa có ngành nào ở Việt Nam đào tạo trực tiếp về ngành học ngành. Tuy nhiên, để trở thành một Business Analyst thì bạn có thể lựa chọn một số ngành học như sau để ứng dụng trong công việc.
Hệ thống thông tin quản lý
Ngành học hệ thống tin quản lý sẽ giúp bạn trau dồi được những kỹ năng, kiến thức để trở thành một chuyên viên BA chuyên nghiệp. Các trường đại học sẽ đào tạo các kiến thức về công nghệ thông tin, xây dựng hệ thống thông tin quản lý và các vấn đề kinh tế. Do đó, nếu bạn vừa sở hữu được các công nghệ IT, thêm các kiến thức về kinh tế thì chắc chắn bạn đã có thế mạnh trong tay.
Công nghệ thông tin
Nhóm sinh viên theo học công nghệ thông tin (IT) có lợi thế về công nghệ, hiểu được cách vận hành và phát triển hệ thống các phần mềm riêng biệt, chuyên nghiệp. Trong trường hợp học công nghệ thông tin mà muốn rẽ hướng sang làm chuyên viên phân tích nghiệp vụ, thì bạn cần trau dồi thêm các kiến thức về kinh tế, kinh doanh, tài chính,.. và các kỹ năng mềm khác.
Để trở thành BA có thể học công nghệ thông tin
Nhóm ngành kinh tế - quản lý
Ngoài ra nếu bạn không học trong lĩnh vực công nghệ thông tin, thì bạn có thể theo học khối ngành kinh tế. Các kiến thức kinh tế có thể giúp bạn tích hợp để phân tích các hoạt động kinh doanh theo thị trường. Tuy nhiên, bạn cần phải học thêm các kiến thức và kỹ năng về công nghệ để áp dụng vào tính toán, vận dụng đáp ứng công việc.
Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có thể học thêm các kiến thức về công nghệ thông tin, nâng cao các kỹ năng về kinh tế tại Unica. Từ những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao, bạn có thể tự tìm hiểu các thông tin quan trọng, các kỹ năng và cập nhật kiến thức ngành để áp dụng vào trong công việc Business Analyst. Ngoài ra, các chuyên viên phân tích nghiệp vụ cũng cần phải liên tục cập nhật kiến thức để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
Cơ hội nghề nghiệp trong ngành Business Analyst
Ngành Business Analyst tại Việt Nam đang ngành càng trở nên quan trọng trong các doanh nghiệp và có triển vọng tích cực. Các chuyên gia trong lĩnh vực này giúp đóng góp các ý kiến thay đổi phát triển hiệu quả trong doanh nghiệp. Từ đó, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong thị trường.
Hiện nay, nếu bạn muốn trở thành một BA thì có một số hướng đi cho bạn lựa chọn:
Vận hành: Tìm hiểu sâu các dự án liên quan đến nguồn lực về chi phí, thời gian và con người. Do đó, BA có thể lựa chọn trở thành quản lý dự án Project Manager, CIO, Product Manager,...
Quản lý: BA Team Leader, BA Program Leader,... và tiến xa hơn là BA Manager,..
Xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp: Business Architect hoặc Enterprise Architect.
Cơ hội nghề nghiệp trong ngành BA
Câu hỏi thường gặp
Câu 1: BA có phải là công việc IT không?
Thực chất công việc BA không phải lúc nào cũng thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin. Đôi lúc trong các BA vẫn cần phải đóng vai trò là người liên lạc giữa các chi nhánh điều hành và công nghệ thông tin. Họ cũng cần các kỹ năng về kinh doanh, kinh tế, tài chính để thực hiện nhiều tác vụ. Do đó, một chuyên viên BA trong lĩnh vực công nghệ thông tin thường được gọi là Nhà phân tích kinh doanh công nghệ thông tin.
Câu 2: Ba vai trò quan trọng cần có của BA là gì?
BA có vai trò phân tích các mô hình dữ liệu, đưa ra những kết luận hợp lý, góp phần phát triển các giải pháp sáng tạo cho doanh nghiệp, tăng lợi ích cho khách hàng. Do đó, họ giống như một người có vai trò điều tiết lại hoạt động kinh doanh sao phù hợp với nguồn lực và quá trình phát triển của doanh nghiệp.
Câu 3: Mức lương của BA bao nhiêu?
Hiện nay, mức lương của ngành Business Analyst phụ thuộc vào kinh nghiệm và vị trí làm việc của mỗi người. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng công việc này có mức lương khá cao so với những ngành khác. Tại Việt Nam, ở vị trí Fresher thường được nhận 10 - 15 triệu/tháng, Junior 15 - 20 triệu, Senior khoảng 20 - 25 triệu đồng và tăng dần.
Tổng kết
Business Analyst không chỉ đơn thuần là một vị trí công việc mà nó còn có vai trò quan trọng trong việc định hình lại chiến lược kinh doanh, tạo nên các giá trị thực sự cho doanh nghiệp. Qua bài viết này, Unica đã cùng các bạn tìm hiểu về BA là gì, các yêu cầu cần có để trở thành một chuyên gia phân tích nghiệp vụ. Việc nắm vững những thông tin này giúp bạn có thể hiểu rõ về ngành này và trở thành một BA xuất sắc.
21/10/2024
235 Lượt xem
OpenAI là gì? Tìm hiểu những sự thật thú vị về OpenAI
Khi công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng, các công ty công nghệ cũng trở nên nổi tiếng và có vai trò quan trọng trong ngành. Trong đó, nhiều người vẫn còn chưa biết OpenAI là gì mà lại có tầm ảnh hưởng quan trọng và có những đóng góp vĩ đại trong lĩnh vực này? Qua bài viết này, Unica sẽ cùng bạn tìm hiểu những sự thật thú vị về tổ chức này..
Open AI là gì?
OpenAI là một tổ chức nghiên cứu nổi tiếng với sứ mệnh là nghiên cứu và phát triển Trí tuệ nhân tạo (AI). Nó có mục tiêu nghiên cứu và tạo ra các công nghệ AI thân thiện và có nhiều lợi ích cho xã hội. Tổ chức này được thành lập bởi tập đoàn OpenAI LP và công ty mẹ phi lợi nhuận OpenAI Inc, nhằm đặt nền móng trong lĩnh vực công nghệ và trí tuệ nhân tạo.
OpenAI là một tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận
Lịch sử hình thành và phát triển của Open AI
Tại sao Open AI được ra đời?
Trước đây, các nhà khoa học nổi tiếng như Stuart Russell và Stephen Hawking đã bày tỏ rằng với tốc độ phát triển công nghệ ngày càng cao sẽ dẫn đến sự bùng nổ trí tuệ nhân tạo. Điều này có thể dẫn đến sự tuyệt chủng của con người.
Những người sáng lập OpenAI đã thành lập nó như một tổ chức phi lợi nhuận để tập trung nghiên cứu, tạo ra những đóng góp tích cực cho xã hội. Open AI mong muốn tạo ra những đóng góp tích cực, bền vững cho cuộc sống của con người. Do đó, với sự phát triển của AI và cách ứng dụng chúng, con người đang tạo ra được những lợi ích không ngờ tới như tiết kiệm thời gian, tối ưu năng suất làm việc.
OpenAi được ra đời để tạo ra những đóng góp tích cực, bền vững từ AI cho cuộc sống con người
Nhiều người cho rằng, công nghệ trí tuệ nhân tạo cần phải được nghiên cứu và sử dụng đúng cách sẽ tạo ra được bước nhảy đột phá trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu nó được sử dụng sai cách sẽ tạo ra những vấn đề tiêu cực, gây ảnh hưởng tới nhân loại.
Ai là người thành lập Open AI?
OpenAI được sáng lập bởi Sam Altman, Greg Brockman, Sutskever, Wojciech Zaremba và Elon Musk. Trong đó, người đứng đầu tổ chức Y Combinator là Sum Altman, cũng là người đồng sáng lập OpenAI. Còn Greg Brockman là chủ tịch kiêm CTO của công ty Cloudera cũng đang giữ chức vụ CTO tại OpenAI.
IIly Sutskever hiện đang là nhà nghiên cứu AI nổi tiếng, ông tập trung nghiên cứu về mạng lưới thần kinh và deep learning (học sâu). Và Wojciech Zaremba một chuyên gia hàng đầu về xử lý ngôn ngữ tự nhiên cũng đang là nhà khoa học tại OpenAI.
Đội ngũ sáng lập ra OpenAI
Trong OpenAI còn có Elon Musk - người sáng lập ra công ty vũ trụ SpaceX và xe điện Tesla. Ông cũng là người đồng sáng lập ra OpenAI. Hiện nay OpenAI cũng có vốn đầu tư của những nhà đầu tư như Peter Thiel, Reid Hoffman và Marc Andreessen.
Những cột mốc phát triển quan trọng của AI
Nhắc đến Open AI ta nhất định phải nhắc tới lịch sử hình thành và phát triển của nó.
Thời gian
Sự kiện
Tháng 12/2015
Elon Musk, Sam Altman, Jessica Livingston, Greg Brockman, Peter Thiel, AWS - Amazon Web Service, Reid Hoffman, YC Research và Infosys thành lập với cam kết đầu tư 1 tỷ đô la Mỹ để liên doanh.
Tháng 04/2016
OpenAI Gym được ra mắt bản beta trên nền tảng dành cho người nghiên cứu học tập.
Tháng 12/2016
Phần mềm Universe được OpenAI phát hành để đào tạo trí thông minh chung và đo lường AI trên toàn thế giới về website cung cấp trò chơi cùng các ứng dụng khác.
Năm 2018
Elon Musk từ chức khỏi hội đồng quản trị, nhưng vẫn là nhà tài trợ.
Năm 2019
OpenAI trở thành doanh nghiệp phát triển vì lợi nhuận với cơ hội gấp 100 lợi nhuận cho các khoản đầu tư.
Cùng thời điểm đó, OpenAI hợp tác với Microsoft với gói đầu tư 1 tỷ USD.
Năm 2020
Mô hình ngôn ngữ GPT-3 được công bố, nó được đào tạo trên hàng nghìn tỷ từ ở Internet. Có một API liên quan với vai trò của nền tảng thương mại của họ.
Năm 2021
OpenAI cho ra mắt DALL-E là mô hình học sâu có khả năng tạo các hình ảnh kỹ thuật số từ các mô tả ngôn ngữ.
Tháng 12/2022
Chat GPT được ra mắt phiên bản miễn phí khiến nhiều người ấn tượng và được cánh truyền thông săn đón.
Tháng 03/2023
Mô hình ngôn ngữ GPT-4 được ra mắt, vừa là API vừa là tính năng của Chat GPT Plus.
Hiện nay, OpenAI đã huy động được 6,6 tỷ đô la đến từ các nhà đầu tư. Nó cũng đã khẳng định vị thế của một công ty tư nhân có giá trị cao nhất toàn cầu ở mức 157 tỷ đô la. OpenAI vẫn đang trở thành một công ty được nhà đầu tư săn đón như là Khosla Ventures, Thrive Capital hay các nhà tài trợ như Nvidia và Softbank.
Những sản phẩm nổi bật của OpenAI
Trong quá trình phát triển của mình, Open AI đã ra mắt nhiều sản phẩm khiến nhiều người ấn tượng. Không chỉ có mình Chat GPT mà còn có những sản phẩm như OpenAI Gym, Bot trò chơi video,... Một số sản phẩm nổi bật của OpenAI có thể kể đến sau đây.
OpenAI Gym
OpenAI Gym được ra đời để cung cấp điểm chuẩn về trí thông minh chung, dễ dàng thiết lập với các môi trường khác nhau. Bộ dataset ImageNet Large Scale Visual Recognition Challenge (ILSVRC) nổi tiếng được sử dụng các việc nghiên cứu giảm sát, học tập.
Ngoài ra, nhiều người còn ứng dụng OpenAI Gym để chuyển hóa các xác định môi trường trong ấn phẩm nghiên cứu AI. Từ đó, nó có thể tái tạo lại các nghiên cứu đã xuất bản. OpenAI có giao diện đơn giản, được nhiều sử dụng cùng với ngôn gnuwx Python từ tháng 06/2017.
OpenAI Gym được nhiều người sử dụng vào ngày 06/2017
RoboSumo
RoboSumo là robot siêu học hình người ảo. Nó không biết cách đi lại nhưng lại có nhiệm vụ học cách di chuyển xung quanh và đẩy đối phương ngã khỏi võ đài. Với quá trình học tập đối nghịch như vậy, các tác nhân sẽ học được cách thích ứng với các điều kiện thay đổi.
Khi một tác nhân bị loại khỏi môi trường ảo và được đặt trong môi trường ảo mới gió lớn hơn, tác nhân sẽ cố đứng thẳng. Như vậy, các nhà khoa học đánh giá là nó đã học được cách cân bằng tổng quát. Tuy nhiên, Igor Mordatch của OpenAI đánh giá rằng, sự cạnh tranh giữa các tác nhân có thể dẫn tới cuộc đua vũ trang về trí tuệ nhân tạo.
RoboSumo là một siêu học hình người ảo
Universe
Universe là một nền tảng có khả năng đo lường, đào tạo ra các trí thông minh chung của các AI trên toàn thế giới. Nó đào tạo chủ yếu về website, game cùng với các ứng dụng khác.
Universe sẽ đào tạo ra một tác nhân AI có thể hoàn toàn các tác vụ máy tính.
Universe là một nền tảng có khả năng đo lường, đào tạo
Debate Game
Vào năm 2018, OpenAI còn phát hành thêm Debate Game. Đây là một phần dạy máy móc tranh luận về các vấn đề đồ chơi trước sự chứng kiến của con người.
Mục đích tạo ra công cụ này là để các nhà nghiên cứu đánh giá cách tiếp cận. Từ đó, nó giúp phát triển AI giải thích được hoặc kiểm tra các quyết định của chúng.
Debate Game được ra mắt vào năm 2018
Mô hình sản xuất dữ liệu
Hiện nay, OpenAI đã công bố 11 mô hình sản xuất dữ liệu và mỗi một cái đều có mục tiêu, phạm vi chức năng riêng biệt.
GPT
GPT là viết tắt của Generative Pre-trained Transformer - một kiến trúc mạng nơron tái sinh và tiền huấn luyện dựa trên kiến trúc Transformer. Ngày 11/06/2018, GPT được xuất bản dưới dạng bản in trước trên website của OpenAI.
Đây là một ngôn ngữ tổng quát tiếp thu kiến thức kiến thức thế giới. Nó có khả năng xử lý thuật toán dài hạn và được đào tạo trước trên một ngữ liệu đa dạng, các dạng văn bản dài liền kề nhau.
GPT là viết tắt của Generative Pre-trained Transformer
GPT-2
GPT-2 được công bố là phiên bản giới hạn vào tháng 02/2019. Nó kế thừa và được phát triển từ GPT trước đó, trở thành mô hình ngôn ngữ biến áp không giám sát. Vào tháng 11 năm 2019, mô hình này đã được phát hành với phiên bản đầy đủ.
Mô hình GPT-2
GPT-3
GPT-3 được kế thừa những ưu điểm của GPT-2 và là một ngôn ngữ biến áp không giám sát. Nó được công bố vào 05/2020 với phiên bản chứa đến 175 tỷ tham số, lớn hơn hai bậc so với phiên bản trước đó.
GPT-3 đã thành công trong nhiệm vụ meta-learning khi nó có thể khái quát mục đích của cặp đầu vào - đầu ra duy nhất. Mô hình này được cấp phép độc quyền cho Microsoft vào 23/9/2023.
GPT-3 được kế thừa những ưu điểm của GPT-2
GPT-4
GPT-4 là mô hình ngôn ngữ lớn và đa phương thức. Trong dòng GPT nó là phiên bản thứ 4 với nhiều đặc điểm cải tiến nổi bật. Sản phẩm này được phát hành vào 14/3/2023 và sử dụng thông qua API.
GPT-4 là mô hình ngôn ngữ lớn và đa phương thức
Chat GPT
Chắc hẳn nhiều người không còn xa lạ với Chat GPT - một công cụ trí tuệ nhân tạo với giao diện trò chuyện gần gũi với con người. Người dùng có thể đặt câu hỏi với ngôn ngữ thông thường và nhận lại đáp án từ hệ thống chỉ trong vài giây. Sản phẩm này được ra mắt vào 11/2022 và chỉ sau 5 ngày nó đã thu hút được 1 triệu người dùng.
Chat GPT là một trong những ứng dụng nổi bật của OpenAI
API
Tháng 06/2020, OpenAI công bố API đa mục đích. Nó được thiết kế để cung cấp truy cập đến các mô hình trí tuệ nhân tạo được phát triển bởi OpenAI. Do đó, người dùng dễ dàng sử dụng cho bất kỳ các tác vụ trí tuệ nhân tạo nào. API này có ngôn ngữ tiếng Anh nên cũng rất được nhiều người săn đón.
OpenAI còn phát triển API
Music
OpenAI Muse Net được ra mắt năm 2019, là một mạng lưới thần kinh học sâu được đào tạo để dự đoán các nốt nhạc tiếp theo trong tệp nhạc MIDI. Do đó, nó có thể tạo ra các bài hát theo các phong cách và nhạc cụ khác nhau.
Ngoài ra, OpenAI còn có OpenAI’s Jukebox của OpenAI là những thuật toán nguồn mở tạo nhạc có kèm giọng hát. Nó được đào tạo trên 1,2 triệu mẫu, hệ thống sẽ tạo ra các mẫu bài hát.
OpenAI Muse Net được ra mắt năm 2019
Dall-E và Clip
Một mẫu Transformer có tên là Dall-E được công bố vào 01/2021. Dall-E là một trình tạo hình ảnh, còn Clip là một mô hình tạo mô tả văn bản từ hình ảnh. Clip còn có khả tạo các vật thể thực tế hoặc không tồn tại rất độc đáo.
Dall-E là một mẫu Transformer
Microscope
OpenAI Microscope là một bộ sưu tập các hình ảnh chi tiết về cấu trúc bên trong của các mạng thần kinh. Mỗi hình ảnh như một "lăng kính" giúp chúng ta quan sát và hiểu rõ hơn về cách các mạng này hoạt động và học hỏi. Bộ sưu tập này được tạo ra để các nhà khoa học và kỹ sư có thể khám phá và phân tích sâu hơn về các đặc điểm và tính năng của các mô hình AI.
OpenAI Microscope là một bộ sưu tập các hình ảnh chi tiết về cấu trúc bên trong của các mạng thần kinh
Codex
OpenAI Codex là một phiên bản nâng cấp của GPT-3, được huấn luyện trên một lượng khổng lồ mã nguồn từ GitHub. Ra mắt vào giữa năm 2021, Codex đã nhanh chóng trở thành nền tảng cho Copilot, một công cụ hỗ trợ lập trình thông minh của GitHub. Với khả năng sử dụng hơn mười ngôn ngữ lập trình, Codex đã mở ra một chương mới trong lĩnh vực phát triển phần mềm, giúp các lập trình viên tăng năng suất và sáng tạo hơn.
OpenAI Codex là một phiên bản nâng cấp của GPT-3
Dactyl
Dactyl dùng để huấn luyện một bàn tay robot giống người (Shadow Hand), sử dụng máy học để điều khiển các vật thể. Nó được đào tạo cùng với thuật toán RLC, có các mã đào tạo như OpenAI Five và chỉ học trong mô phỏng. OpenAI đã sử dụng miền ngẫu nhiên để giúp nó định hướng đối tượng, tạo ra nhiều trải nghiệm khác nhau.
Dactyl còn có các camera theo dõi chuyển động, cho phép robot có thể điều khiển một đối tượng tùy ý bằng cách nhìn của nó. Dactyl có khả năng điều khiển một lăng kính bát giác, một khối lập phương và giải một khối Rubik.
Dactyl dùng để huấn luyện một bàn tay robot giống người
Bot trò chơi video
OpenAI còn phát triển mô hình Bot trò chơi video là OpenAI Five và Gym Retro.
OpenAI Five
Đây là nhóm gồm 5 bot được sử dụng trong trò chơi điện tử 5v5 của Dota 2. Thuộc sự quản lý của OpenAI, các con bot này được ứng dụng các thuật toán thử và sai để đấu với người chơi.
OpenAI Five được ứng dụng trong Dota 2
Gym Retro
Gym Retro là nền tảng nghiên cứu trò chơi điện tử RL. Nó được ứng dụng để điều tra các thuật toán RL và khái quát hóa. Trước đây, nghiên cứu RL chỉ tập trung vào tối ưu hóa các tác nhân xử lý các tác vụ đơn lẻ. Ngày này, Gym Retro có thể khái quát giữa các trò chơi có hình thức khác nhau, nhưng có khái niệm tương tự.
Gym Retro là nền tảng nghiên cứu trò chơi điện tử RL
Một số sự thật thú vị về Open AI
Vai trò của Elon Musk trong Open AI
Elon Musk là một trong những người đồng sáng lập OpenAI, đồng hành với công ty kể từ những ngày đầu tiên ra mắt. Tuy nhiên, đến năm 2018 thì tỷ phú này chính thức rút khỏi hội đồng quản trị của OpenAI do một vài xung đột về lợi ích. Mặc dù đã từ chức trong hội đồng quản trị, Elon Musk vẫn tiếp tục quyên góp cho tổ chức OpenAI.
Tuy nhiên, với sự thay đổi của OpenAI khi không còn là tổ chức phi lợi nhuận nữa cũng khiến Elon Musk thay đổi lập trường. Do đó, ông ấy đã không trở thành đại diện cho tổ chức và không còn muốn liên quan đến OpenAI.
Microsoft đã đầu tư gì vào Open AI
Vào năm 2019, Microsoft bất ngờ tuyên bố là đối tác chiến lược với OpenAI. Với sự hợp tác này, OpenAI đã đưa công nghệ AI tiên tiến của mình lên trên nền tảng đám mây Azure của Microsoft để các nhà phát triển có thể sử dụng mô hình và công cụ của OpenAI.
Hiện nay, Microsoft đã tuyên bố đầu tư vào OpenAI với con số trị giá lên tới hàng tỷ đô la và họ cũng liên tục khẳng định mối quan hệ hợp tác bền vững giữa hai bên. Với khoảng đầu tư lên tới 10 tỷ đô la, Microsoft đã tích hợp Chat GPT vào công cụ tìm kiếm Bing và xây dựng công nghệ AI Copilot Microsoft.
Các dự án khác mà Open AI đã thực hiện
Một số dự án khác mà OpenAI đã thực hiện:
DALL-E: Mô hình tổng quát dùng để tạo ảnh từ các mô tả văn bản và phát triển dựa trên mô hình GPT-5.
OpenAI Five: Mô hình có khả năng chơi Dota 2 một trò chơi thuộc thể loại MOBA đầy phức tạp và thử thách.
Tổng kết
Qua bài viết này, Unica đã cùng các bạn đi tìm hiểu OpenAI là gì, đào sâu vào khám phá những sản phẩm được nghiên cứu và phát triển của OpenAI. Với sứ mệnh phát triển công nghệ AI thân thiện và hướng tới lợi ích cộng đồng, OpenAI luôn liên tục phát triển, cải thiện các sản phẩm của mình để phục vụ nhu cầu của con người trong đời sống hiện tại.
16/10/2024
163 Lượt xem
Trợ lý ảo Siri là gì? Cách kích hoạt, thiết lập lệnh và sử dụng Siri
Siri là trợ lý ảo nổi tiếng của Apple, nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống kỹ thuật số ngày nay. Nhưng bạn đã thật sự hiểu trợ lý ảo Siri là gì? Làm thế nào để kích hoạt và tận dụng tối đa sức mạnh của Siri? Qua bài viết này, Unica sẽ cung cấp cho bạn mọi thông tin cần thiết để tối đa tiện ích của Siri, nâng cao trải nghiệm với hệ sinh thái Apple.
Trợ lý ảo Siri là gì?
Trợ lý ảo Siri là một trợ lý nhân tạo của Apple, được tích hợp sẵn trên các thiết bị của hãng như iPhone, iPad, Apple Watch,... Người dùng có thể sử dụng giọng nói trực tiếp hoặc văn bản để yêu cầu Siri thực hiện các công việc như gọi điện, tìm kiếm,...
Trợ lý ảo Siri được tạo ra bởi Apple và tích hợp trong các thiết bị của hãng
Từ tháng 10/2011, Siri đã nhanh chóng được ra mắt và sử dụng. Nó đã tạo nên điểm khác biệt lớn giữa các thiết bị Apple và thương hiệu khác trên thị trường. Với tập dữ liệu khổng lồ gồm các đoạn mã, văn bản, Siri có thể phản hồi người dùng một cách thông minh, tự nhiên. Siri được Apple liên tục cập nhật và cải thiện, làm mới các tính năng thường xuyên.
Mặc dù đã được ứng dụng từ lâu, nhưng đến nay Siri vẫn chưa cung cấp định dạng tiếng Việt cho người dùng. Vì vậy, bạn cần phải sử dụng hoàn toàn bằng tiếng Anh hoặc những ngôn ngữ khác mà Siri hỗ trợ. Có thể đây là một cách tốt để bạn rèn luyện khả năng ngoại ngữ của mình.
Các tính năng nổi bật của Siri
Dưới đây là các tính năng nổi bật mà Siri mang lại cho người dùng trên các thiết bị từ Apple của mình:
Tìm kiếm thông tin nhanh chóng
Siri được nhiều người đánh giá cao bởi khả năng tìm kiếm cực tiện lợi của mình. Ở thời điểm hiện tại, tính năng tìm kiếm của Siri vẫn được nhiều người khen ngợi, đánh giá cao bởi nó kết hợp sử dụng nhiều thông tin dịch vụ, các nguồn dữ liệu khác nhau. Kết quả mà Siri trả về thì lại vô cùng nhanh chóng, đơn giản và cực kỳ dễ hiểu.
Chẳng hạn như bạn chỉ cần gọi “Hey Siri, what is the weather today”. Ngay lập tức Siri sẽ trả cho bạn kết quả một cách chính xác, đầy đủ các thông tin về nhiệt độ, độ ẩm,...
Siri nhanh chóng phản hồi thông tin từ nhiều nguồn khác nhau
Tạo sự kiện
Siri còn có tính năng hỗ trợ người dùng các sự kiện để không bỏ lỡ những công việc quan trọng. Người dùng có thể sử dụng Siri để tạo các sự kiện ngày trên lịch với những thông tin đầy đủ. Bạn chỉ việc cung cấp cho Siri tên sự kiện, địa điểm, thời gian,... Siri sẽ nhanh chóng cập nhật lịch của bạn kèm với một lời nhắn để bạn không thể bỏ lỡ dịch quan trọng.
Chẳng hạn như dịp lễ năm nay bạn muốn đi du lịch, bạn sẽ cung cấp cho Siri tên sự kiện là “Travel” với địa điểm là ở “Đà Lạt” thời gian là “8 am”.
Sử dụng Siri để tạo sự kiện
Tạo lời nhắc
Với những người bận rộn, thường xuyên phải xử lý nhiều các công việc, tác vụ thì thì nhất định phải sử dụng đến chức năng tạo lời nhắc của Siri. Siri sẽ thay bảo nhắc nhở bạn những công việc, những tác vụ để tránh trường hợp bạn sẽ quên.
Để sử dụng tính năng này bạn chỉ cần nói “Hey Siri, remind me to…” lời nhắc sẽ ngay lập tức được tạo. Bạn có thể kiểm tra lại các lời nhắc trong ứng dụng Reminders của Apple.
Sử dụng Siri để tạo lời nhắc
Đặt báo thức nhanh
Ngoài ra, bạn có thể đặt báo thức thông qua Siri. Siri sẽ giúp bạn đặt các báo thức vào khung giờ quan trọng như buổi sáng, đánh thức bạn dậy mà bạn không cần phải thao tác thủ công.
Bạn chỉ cần sử dụng câu lệnh đơn giản là “Hey Siri, wake me up at 7:00”.
Sử dụng Siri để nhanh chóng vài báo thức
Thực hiện cuộc gọi
Thay vì phải thử công tự đi tìm kiếm các số điện thoại trong danh bạ, bạn có thể bảo Siri trực tiếp gọi điện cho người mà bạn muốn. Đây cũng là một trong những tính năng thường được nhiều người sử dụng.
Với câu lệnh đơn giản là “Hey Siri, call to…”, Siri sẽ tìm kiếm người mà bạn đặt tên như cách mà bạn đọc. Trong trường hợp bạn muốn gọi người không có trong danh bạ, bạn có thể đọc số để Siri gọi.
Siri nhanh chóng gọi điện cho những người bạn cần
Tìm và đọc Email
Siri còn cung cấp tính năng dành cho những người bận rộn là hỗ trợ tìm kiếm các email cần đọc thông qua phần chủ đề, thời gian gửi hoặc người gửi. Do đó, bạn không cần phải tự mình tìm kiếm đơn thuần vẫn có thể check được mail.
Ngoài ra, trợ lý ảo Siri còn có thể giúp bạn đọc email, chuyển email đó sang các ứng dụng khác trên thiết bị.
Siri hỗ trợ người dùng tìm và đọc Email
Gửi tin nhắn
Cũng tương tự như tính năng gọi điện thoại, Siri hỗ trợ người dùng việc đọc và gửi tin nhắn. Siri sẽ nhanh chóng tìm kiếm người mà bạn muốn gửi tin nhắn và thay bạn gửi thông điệp mà mình muốn.
Để sử dụng tính năng này, bạn hãy nói “Hey Siri, send a message” sau đó Siri sẽ hỏi bạn muốn gửi cho ai và nội dung như thế nào. Bạn chỉ việc cung cấp tên người gửi và nó sẽ làm những công việc còn lại giúp bạn.
Dùng Siri để gửi tin nhắn cho người khác
Một số tính năng hữu ích khác
Ngoài những tính năng được nhắc đến ở trên, Siri vẫn có thể làm được nhiều tác vụ khác. Chẳng hạn như Siri có thể thực hiện các phép tính, chuyển đổi các đơn vị, truy cập các ứng dụng,... Chắc chắn rằng trong tương lai trợ lý ảo Siri sẽ được Apple nâng cấp với nhiều tính năng khác hơn nữa.
Cách Thiết lập trợ lý ảo Siri
Để sử dụng Siri bạn cần kiểm tra các thiết lập của trợ lý ảo. Đối với những chiếc máy mới mưa hoặc chưa bao giờ sử dụng thì bạn sẽ cần phải cài đặt Siri trước rồi mới sử dụng được tính năng của nó.
Để thiết lập trợ lý ảo Siri, bạn thực hiện các thao tác sau:
Bước 1: Mở điện và chọn ứng dụng Cài đặt trong điện thoại.
Bước 2: Ở mục tìm kiếm, bạn tìm và chọn Siri & Tìm kiếm.
Bước 3: Tại mục Lắng nghe “Hey Siri” bạn gạt trạng thái sang bật.
Hướng dẫn thiết lập trở lý ảo Siri
Như vậy là bạn đã kích hoạt thành công Siri trên điện thoại của mình.
Kích hoạt trợ lý ảo Siri bằng giọng nói
Như vậy, mỗi lần khởi động trợ lý ảo Siri hiện lên, bạn có thể sử dụng bằng chính giọng nói của mình. Siri sẽ ngay lập tức phản hồi lại bằng giọng nói trên điện thoại.
Chẳng hạn như người có thể đặt câu như là “Hey Siri, what is the news today?” hoặc là “Hey Siri send message to John”.... Sau đó, bạn chỉ cần đợi Siri thay bạn làm những tác vụ hoặc đọc các thông tin mà Siri cung cấp.
Ngoài ra bạn có thể tiếp tục đưa các mệnh lệnh khác bằng cách đọc “Hey Siri” hoặc chạm vào logo của trợ lý trên màn hình điện thoại.
Hướng dẫn kích hoạt Siri bằng lời nói
Lưu ý: Trong trường hợp bạn không muốn sử dụng tiếp tính năng trợ lý ảo của Apple, bạn vào cài đặt > chọn Siri & Tìm Kiếm > tại mục Lắng nghe “Hey Siri” bạn gạt sang trạng thái tắt.
Kích hoạt trợ lý ảo Siri bằng phím bấm
Nếu bạn không muốn kích hoạt Siri bằng giọng nói thì vẫn có thể sử dụng các phím bấm. Đặc biệt, trong khi hoạt động trong chế độ im lặng, Siri cũng sẽ phản hồi trong im lặng để tránh làm phiền đến người khác.
Khi bạn muốn kích hoạt Siri với các phím bấm, bạn thực hiện như sau:
Dòng iPhone có FaceID: Giữ nút Nguồn.
Dòng iPhone có nút Home: Nhấn giữ nút Home.
Khi sử dụng airPods: Nhấn nút gọi hoặc nút giữa.
CarPlay: Nhấn giữ phím Home trên màn hình chính hoặc giữ khẩu lệnh trên vô lăng.
Siri Eyes Free: Giữu khẩu lệnh trên vô lăng.
Kích hoạt Siri bằng phím bấm nguồn hoặc nút home
Cách sử dụng trợ lý ảo Siri
Bên cạnh những tính năng trên, Siri có thể nhanh chóng bật/tắt các tùy chọn thông dụng. Bạn có thể nhanh chóng bật, tắt các kết nối thường xuyên sử dụng như Bluetooth, Wifi. Chỉ với những câu lệnh đơn giản như “Turn on/off Cellular Data” là bạn đã có thể tắt, mở mạng 4G trên điện thoại.
Bạn thậm chí có thể sử dụng Siri để đặt hộ mình một chuyến xe thông qua ứng dụng Uber hoặc trả tiền, thanh toán thông qua Paypal.
Hướng dẫn cách sử dụng trợ lý ảo Siri
Thay đổi thời điểm Siri phản hồi
Nếu bạn muốn thay đổi thời điểm mà Siri phản hồi cho đúng với yêu cầu mong muốn của bạn. Bạn hãy thực hiện thao tác sau:
Truy cập vào Cài đặt > chọn Siri & Tìm kiếm.
Nếu muốn ngăn Siri phản hồi lại khẩu lệnh “Hey Siri”: Gạt tắt phần Lắng nghe “Hey Siri”.
Nếu muốn ngăn trợ lý ảo tại nút nguồn hoặc nút Home: Gạt tắt phần Nhấn nút sườn để bật Siri và ấn Nhấn phím Home để khởi động Siri.
Nếu muốn ngừng truy cập vào Siri khi iPhone đang khóa: Tắt mục Cho phép Siri khi bị khóa.
Nếu muốn thay đổi ngôn ngữ Siri: Bận chọn mục Ngôn ngữ > tìm chỉnh ngôn ngữ mới theo ý muốn của mình.
Hướng dẫn thay đổi thời điểm Siri phản hồi
Thay đổi cách thức Siri phản hồi
Cũng trong mục Siri & Tìm kiếm, bạn có thay đổi các cách thức thức mà Siri phản hồi bạn, như là:
Thay đổi giọng nói của Siri: Ấn vào mục giọng nói Siri > chọn giọng nói hoặc phiên bạn khác. Lưu ý, việc này chỉ áp dụng được với một vài ngôn ngữ, không phải toàn bộ.
Đổi mới thời điểm Siri đưa ra phản hồi bằng giọng nói: Chọn mục Phản hồi Siri > chọn mục tùy chọn dưới Phản hồi được nói.
Luôn luôn xem phản hồi của Siri trên màn hình: Chọn mục Phản hồi của Siri > bật tính năng Luôn hiển thị chú thích Siri.
Xem yêu cầu của người dùng trên màn hình: Chọn mục Phản hồi của Siri > bật tính năng Luôn hiển thị lời nói.
Thay đổi cách thức Siri phản hồi
Ẩn các ứng dụng khi kích hoạt Siri
Nếu bạn muốn ẩn các ứng dụng đang hiển thị phía sau của Siri khi sử dụng nó thì bạn hãy thực hiện thao tác như sau:
Truy cập vào mục Cài đặt > chọn mục Trợ năng.
Tiếp tục ấn vào Siri > tắt phần Hiển thị ứng dụng phía sau Siri.
Ẩn các ứng dụng khi kích hoạt Siri
Điều chỉnh âm lượng giọng nói của Siri
Ngoài ra, bạn cũng có thể thay đổi âm lượng giọng nói của Siri. Bạn ấn vào nút âm lượng ở trên điện thoại khi trợ lý Siri đang nói để điều chỉnh âm lượng. Trong trường hợp nếu bạn đang dùng tay nghe, bạn cũng có thể thay đổi âm lượng theo ý mình muốn.
Điều chỉnh âm lượng giọng nói của Siri
Dạy lại giọng nói của bạn cho Siri
Để dạy lại giọng nói cho Siri giúp nó hoạt động chuẩn xác hơn, các bạn thực hiện các thao tác như sau:
Truy cập vào Cài đặt > Tìm và chọn phần Siri & Tìm kiếm.
Tắt tính năng Lắng nghe “Hey Siri” > rồi kích hoạt lại tính năng này.
Dạy lại giọng nói cho Siri
Lúc này Siri như đã được reset lại tính năng và bạn có thể dạy lại giọng nói cho Siri.
Sửa lỗi Siri khi hiểu lầm ý người dùng
Mặc dù là trợ lý ảo thông minh, tuy nhiên nó vẫn là công cụ máy học nên đôi khi nó vẫn có thể hiểu lầm lệnh của chúng ta. Một phần là do Siri không có cài đặt bằng tiếng Việt, do đó đôi khi có những từ ngữ chúng ta phát âm sai, sai ngữ pháp dẫn đến việc Siri hiểu sai ý của bạn.
Lúc này bạn có thể sử dụng một vài thao tác nhỏ để sửa lỗi như sau:
Diễn đạt lại ý của người dùng: Bạn chọn logo của trợ lý ảo, diễn đạt lại yêu cầu bằng giọng văn khác.
Đánh vần một phần yêu cầu: Bạn ấn vào logo Siri > Lặp lại yêu cầu của mình và đánh vần cho Siri những từ mà Siri đang hiểu sai. Chẳng hạn như bạn đánh vần tên người mà bạn muốn Siri thực hiện cuộc gọi.
Thay đổi tin nhắn trước khi gửi người khác: Bạn đọc lệnh “change it”.
Sửa văn bản của các yêu cầu: Nếu bạn cài đặt tính năng hiển thị các yêu cầu trên màn hình, bạn có thể ấn vào nó và chỉnh sửa chúng để Siri có thể hiểu được các lệnh.
Tổng kết
Qua bài viết trên, Unica đã cùng các bạn tìm hiểu trợ lý ảo Siri là gì, các tính năng đặc biệt và cách sử dụng Siri để phục vụ các tác vụ công việc. Mặc dù vẫn còn rất nhiều hạn chế, nhưng Siri vẫn đem đến cho người dùng những trải nghiệm tuyệt vời, tiện ích trên các thiết bị Apple của mình. Hy vọng bài viết này có thể giúp các bạn kích hoạt thành công trợ lý ảo Siri và tăng trải nghiệm trong cuộc sống của mỗi người.
16/10/2024
138 Lượt xem
Google Gemini và Chat GPT. Nên sử dụng chatbot AI nào?
Trong thời đại số hóa hiện nay, AI trở thành công cụ không thể thiếu trong quá trình làm việc. Trong đó, nổi bật nhất là Google Gemini và Chat GPT với những ưu điểm riêng biệt, đáp ứng người dùng của họ. Vậy nên sử dụng Google Gemini hay Chat GPT? Qua bài viết này Unica sẽ cùng bạn đi so sánh Gemini và Chat GPT giúp bạn lựa chọn được công cụ AI phù hợp với công việc của mình nhất.
So sánh Chat GPT và Gemini AI
Chat GPT và Google Gemini là hai công cụ AI được nhiều người ứng dụng nhất hiện nay. Dưới đây là một số thông tin cơ bản hai công cụ này mà bạn cần nắm rõ trước khi so sánh công dụng và tính năng của hai công cụ này:
Chat GPT
Gemini AI
Công ty
OpenAI
Google
Thời gian ra mắt
30/11/2022
06/12/2023
Dữ liệu
Giới hạn thông tin đến năm 2011
Cập nhật liên tục theo thời gian thực từ Internet
Ngữ cảnh
Hạn chế
Quan tâm đến ngữ cảnh
Ngôn ngữ
GPT Open AI
Gemini
Khả năng thích hợp
Bing
Google Search
Điểm tương đồng
Chat GPT và Google Gemini đều được phát triển dựa trên công nghệ AI tiên tiến, hướng tới việc cải thiện giao tiếp giữa con người và máy móc. Do đó, cả hai vẫn tồn tại những điểm tương đồng, chẳng hạn như
Công nghệ AI tinh vi: Google Gemini và Chat GPT đều được xây dựng trên ngôn ngữ lớn (LLM), các thuật toán học sâu để xử lý các ngôn ngữ tự nhiên. Do đó, hai công cụ đều có thể đáp ứng tốt câu hỏi truy vấn và tạo các nội dung sáng tạo.
Khả năng truy vấn thông tin: Hai công cụ AI này đều có thể giải đáp các câu hỏi từ người dùng, truy vấn các thông tin từ kho dữ liệu và kiến thức lớn ở trên Internet để cho câu trả lời nhanh chóng, chính xác.
Hỗ trợ nhiều lĩnh vực: Chat GPT và Gemini đều có thể được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm từ giáo dục, kinh doanh, dịch vụ, giải trí,... Chúng hỗ trợ nhiều trong việc viết báo cáo, lập kế hoạch, tạo nội dung,...
Học hỏi và cải thiện: Cả hai nền tảng này đều có khả năng học từ các tương tác trước đó và cải thiện câu trả lời sao phù phù hợp với nhu cầu, thói quen của người dùng.
Một số tính năng, đặc điểm tương đồng giữa Gemini và Chat GPT
Giao tiếp tự nhiên và tương tác: Hai công cụ này tạo ra trải nghiệm giao tiếp tự nhiên nhất, giúp nhiều người cảm giác như đang đối thoại với con người chứ không phải một máy tính.
Dễ dàng truy cập: Hai công cụ này đều có thể truy cập thông qua nhiều nền tảng khác nhau, từ ứng dụng di động đến trình duyệt website tạo sự thuận tiện cho khách hàng.
Phát triển liên tục: Với sự phát triển của AI, công nghệ này hiện đang được cả hai nhà phát triển đầu tư mạnh mẽ để cạnh tranh nhau, đáp ứng yêu cầu của người dùng.
An toàn và bảo mật: Cả hai công cụ này đều đảm bảo vấn đề an toàn, bảo mật trong việc xử lý thông tin để người dùng không bị lạm dụng.
Điểm khác nhau
Bên cạnh những điểm tương đồng, nhưng Gemini và Chat GPT đều có những ưu điểm vượt trội hơn so với công cụ còn lại. Dưới đây là một số điểm khác nhau giữa hai công cụ AI này.
Phạm vi truy vấn dữ liệu
Điểm khác biệt dễ dàng nhận thấy nhất của hai công cụ này chính là phạm vi truy vấn dữ liệu của chúng.
Gemini AI có tính đến các sự kiện thời gian khi trả lời câu hỏi. Do đó, các câu trả lời của Gemini mang tính cá nhân hóa, có độ chính xác cao hơn.
Chat GPT thì hiện tại vẫn đang giới hạn các dữ liệu truy cập đến năm 2021, các thông tin mới chưa được cập nhật.
Khả năng truy vấn dữ liệu của Gemini và Chat GPT
Ngôn ngữ lập trình
Mặc dù đều được sử dụng công nghệ AI tinh vi thế nhưng hai công cụ này lại sử dụng ngôn ngữ lập trình khác nhau:
Chat GPT được sử dụng mô hình ngôn ngữ Open AI với nhiều cải tiến nổi bật với phiên bản GPT-4 mới nhất. Nó có thể xử lý các thông tin đầu vào vừa là văn bản, hình ảnh, file, link,... Đối với phiên bản này thì đã được tích hợp thêm phần mềm của bên thứ ba như là công cụ tìm kiếm Bing.
Google Gemini lại được xây dựng theo hướng đa phương thức vừa khái quát, vận hành và kết hợp nhiều thông tin khác nhau từ cả video, hình ảnh, âm thanh. Mô hình ngôn ngữ lớn của Gemini bao gồm Gemini Nano, Gemini Pro và Gemini Ultra.
Google Gemini và Chat GPT sử dụng ngôn ngữ lập trình khác nhau
Độ chính xác và tốc độ trả lời
Google và Gemini đều là hai công cụ hiện đang được đánh giá là có tốc độ trả lời và độ chính xác nhanh hơn các mô hình khác:
Gemini yêu cầu ít tài nguyên tính toán hơn do đó mà doanh nghiệp có thể dễ dàng tiết kiệm chi phí.
Chat GPT đòi hỏi nhiều tài nguyên tính toán hơn so với đối thủ nên các doanh nghiệp có hạn chế về ngân sách sẽ khó lựa chọn Chat GPT hơn.
Gemini và Chat GPT có tốc độ trả lời chính xác và nhanh chóng tương đương nhau
Khả năng tạo văn bản dài
Trong quá trình thử nghiệm, Chat GPT và Gemini đều có khả năng tạo văn bài như một bài báo và tiểu luận:
Chat GPT có thể tạo ra một văn bản có tính mạch lạc với một chủ đề nhất định với phong cách và tông giọng khác nhau. Do đó, nhiều nhà sáng tạo nội dung đã lựa chọn công cụ này hơn.
Gemini cũng có thể tạo ra những văn bản dài, tuy nhiên Gemini có điểm mạnh là cung cấp các phản hồi dạng ngắn tốt hơn.
Chat GPT có khả năng tạo văn bài tốt hơn so với Gemini
Khả năng hiểu ngữ cảnh
Ngữ cảnh là một trong những yếu tố quan trọng để công cụ AI có thể đáp ứng tốt các yêu cầu của người dùng:
Gemini có khả năng nổi bật là hiểu được các ngữ cảnh tốt hơn, nó dễ dàng diễn giải ý nghĩa đằng sau các cụm từ dựa trên ngữ cảnh của câu. Do đó, câu trả lời của Gemini thường tốt hơn, thỏa mãn người dùng hơn.
Trong khi đó, Chat GPT cũng có khả năng hiểu ngữ cảnh, nhưng khi so sánh với Gemini thì nhiều người nhận thấy rõ đây là điểm yếu của Chat GPT.
Gemini có khả năng hiểu ngữ cảnh tốt hơn Chat GPT
Một số ví dụ so sánh cụ thể
Để bạn có thể hiểu rõ hơn sự khác nhau và có cái nhìn khách quan hơn khi so sánh hai công cụ này, dưới đây là một số vị so sánh trong các trường hợp cụ thể.
Khả năng truy vấn thông tin
Để kiểm tra khả năng truy vấn thông tin, cả hai công cụ đều được yêu cầu giải thích khái niệm “Trí tuệ nhân tạo là gì”. Trong đó, Chat GPT cung cấp câu trả lời ngắn gọn, đúng trọng tâm và đầy đủ các nội dung về khái niệm của Trí tuệ nhân tạo.
Chat GPT cung cấp những câu trả lời ngắn, đúng trọng tâm
Trong khi đó, Gemini là công cụ lại trả lời chi tiết hơn. Nó không chỉ đơn giản là giải nghĩa trí tuệ nhân tạo là gì, mà còn nói về cách hoạt động, phân loại và các ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong thực tế.
Gemini mở rộng thêm vấn đề truy vấn cho người dùng
Ngoài ra, ta đều thấy cách trình bày của cả hai công cụ này đều dễ nhìn, thuật mắt và được trình bày một cách rõ ràng. Trong đó, Gemini có bổ sung thêm những nội dung tương tự được tìm thấy trên Google.
Gemini mở rộng thêm nguồn thông tin tham khảo cho người dùng
Khả năng tạo hình ảnh
Hiện nay các ứng dụng trí tuệ nhân tạo yêu cầu người dùng phải sử dụng bản trả phí để không bị giới hạn về việc tạo hình ảnh. Thời gian để đợi phản hồi hình ảnh của hai ứng dụng là tương đương nhau.
Với câu lệnh đơn giản “Tạo hình ảnh chủ đề trí tuệ nhân tạo”, dễ dàng có thể thấy được hình ảnh của Chat GPT đưa ra trông dễ hiểu và thể hiện được rõ ràng các ý hơn so với Gemini. Nhìn vào hình ảnh của Chat GPT ta nhanh chóng cảm nhận được thông điệp của người tạo yêu cầu.
Khả năng tạo hình ảnh của Chat GPT
Trong khi đó, hình ảnh mà Gemini tạo ra lại trông có phần đơn điệu hơn. Gemini cung cấp hình ảnh với những chi tiết đơn giản, có phần sơ sài và đơn điệu hơn. Các chi tiết khá mơ hồ mà có thể khiến nhiều người nhầm lẫn sang chủ đề khác.
Gemini tạo hình ảnh có phần đơn điệu hơn
Ngoài ra, trong quá trình kiểm tra thì Chat GPT phiên bản miễn phí mỗi ngày sẽ tạo được tối đa 3 ảnh miễn phí.
Chat GPT giới hạn số lượt tạo ảnh trong ngày
Còn Gemini bị giới hạn về tính năng tạo hình ảnh con người.
Gemini giới hạn khả năng tạo ảnh là hình dáng của con người
Lên kế hoạch đi chơi
Để kiểm tra khả năng lập kế hoạch của hai công cụ AI Gemini và Chat GPT, Unica đã nhập câu lệnh “Lịch trình di chuyển từ Hà Nội đi Phú Quốc 4 ngày 3 đêm”. Ở đây, chúng ta thấy rằng cả hai công cụ đều cho cháp án khá tốt. Gemini cung cấp các câu trả lời cụ thể về thời gian, địa điểm rất hợp lý.
Khả năng lên kế hoạch của Chat GPT
Gemini lại ghi điểm với người tiêu dùng về khả năng lập kế hoạch cực kỳ chi tiết. Nó cung cấp đầy đủ các thông tin về địa điểm, hình ảnh và một số lời nhắc khi tham quan du lịch tại Phú Quốc.
Khả năng lập kế hoạch của Gemini
Nên sử dụng Chat GPT hay Google Gemini?
Như vậy, qua tất cả những so sánh trên, cả hai công cụ Chat GPT và Google Gemini đều thực hiện tốt các tính năng và năng lực truy vấn. Đối với những câu lệnh liên quan đến văn bản, tóm tắt và sáng tạo nội dung, Gemini sẽ chiếm ưu thế hơn khi đáp ứng đầy đủ các thông tin và còn mở rộng vấn đề. Do đó người dùng dễ dàng thu thập thêm các thông tin, bổ sung và sáng tạo được nhiều ý tưởng hơn.
Riêng về việc sáng tạo hình ảnh và các tính năng liên quan đến lập trình, hỗ trợ tìm bug, sửa lỗi,... thì Chat GPT lại trở nên ưu việt hơn so với hai công cụ còn lại. Chat GPT sẽ hỗ trợ người dùng tốt hơn ở phiên bản nâng cấp.
Gemini và Chat GPT đều có những ưu điểm riêng, phù hợp với các công việc khác nhau
Vì vậy, để có thể tối ưu hóa công việc, cũng như ứng dụng vào thực tế nhiều hơn, chúng ta không nên chỉ sử dụng một công cụ duy nhất mà nên kết hợp các công cụ với nhau. Mỗi công cụ có một ưu điểm riêng việt và tùy vào với nhu cầu của công việc của mỗi người để có thể tìm được công cụ phù hợp với công việc của mình nhất.
Kết luận
Qua bài viết trên, Unica đã cùng các bạn phân tích và so sánh Gemini và Chat GPT, để bạn có cái nhìn nhận rõ ràng ưu điểm của các công cụ. Trước khi bắt đầu lựa chọn công cụ phù hợp với mình, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố như mục đích sử dụng, yêu cầu, nguồn lực để đầu tư. Với các tính năng miễn phí của các công cụ này, bạn hoàn toàn có thể tận dụng linh hoạt các công cụ.
16/10/2024
626 Lượt xem
Merlin Chat GPT là gì? Tìm hiểu các tính năng mở rộng Chat GPT
Với sức mạnh và tiện ích mà mình mang lại, Chat GPT trở thành một công cụ được nhiều người lựa chọn để nâng cao năng suất trong công việc. Do đó, Open AI đã phát triển thêm tiện ích Merlin Chat GPT. Vậy Merlin Chat GPT là gì? Qua bài viết này Unica sẽ cùng bạn đi tìm hiểu kiến thức tổng quát về Merlin Chat GPT và cách sử dụng tính năng mở rộng này.
Merlin Chat GPT là gì?
Merlin Chat GPT (Merlin AI) là một tiện ích trung gian giúp người dùng kết nối với Chat GPT. Nghĩa là, thay vì phải bảo Chat GPT để đặt câu hỏi thì Merlin sẽ thay bạn làm điều đó. Do đó, bạn có thể sử dụng tiện ích này ở trên bất kỳ tab nào mà không cần tài khoản của Chat GPT.
Merlin Chat GPT là một tiện ích mở rộng của Chat GPT
Việc ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI sẽ mở ra những tiện ích mới, đáp ứng và hỗ trợ người dùng trong công việc. Với sự ra đời của Merlin Chat GPT, người dùng có thể nhanh chóng sử dụng và tương tác với Chat GPT một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Tính năng nổi bật của Merlin Chat GPT
Merlin Chat GPT là phương thức mới để tận dụng các tính năng của OpenAI ngay trên các website khác nhau. Nó đóng vai là trung gian để kết nối với Chat GPT nên nó tồn tại một số tính năng nổi bật như sau:
Triển khai trên nhiều trình duyệt
Bạn có thể cài đặt tiện ích Merlin Chat GPT ở trên các trình duyệt FireFox, Edge, Google GPT,... và hoạt động trực tiếp lên tới 10 triệu website khác nhau. Merlin Chat GPT giúp bạn ứng dụng AI trên các công cụ, website khác như Google Search, LinkedIn, Gmail, Youtube,... để nhanh chóng tối ưu hiệu suất.
Chẳng hạn như, bạn nhấn nút Merlin Chat GPT ở trên một video trên Youtube và yêu cầu nó tóm tắt nội dung. Chỉ với 15 giây, bạn sẽ nhận được phản hồi từ Chat GPT ở cửa sổ tiện ích Merlin.
Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ
Hiện nay, Merlin Chat GPT hỗ trợ lên tới 100 ngôn ngữ khác nhau. Do đó mà ai cũng có thể sử dụng công cụ này để sử dụng mà không lo việc không được hỗ trợ ngôn ngữ.
Merlin Chat GPT hỗ trợ nhiều ngôn ngữ khác nhau
Giải đáp các thắc mắc
Người dùng có thể ứng dụng tiện ích này để tìm hiểu các kiến thức với nhiều ngành nghề khác nhau, các kiến thức về địa lý, lịch sử, công nghệ, kiến thức,... Vì vậy nhiều người đánh giá là Merlin AI có thể kết nối không giới hạn và sử dụng nhiều lĩnh vực khác nhau.
Tạo nội dung tự động
Merlin Chat GPT có khả năng hỗ trợ tốt những người làm sáng tạo nội dung khi nó hỗ trợ viết các bài quảng cáo, blog, các nội dung dài như câu chuyện, sách,... hoặc nhiều loại nội dung khác một cách tự động. Với tốc độ viết nhanh chóng, Merlin trở thành công cụ hữu ích để khi người dùng chỉ cần kiểm tra lại tính chính xác của câu văn.
Merlin Chat GPT Tạo nội dung tự động
Tự động hóa quy trình
Merlin Chat GPT giúp doanh nghiệp cho việc tự động hóa các tác vụ thủ công như là phân tích số liệu, viết bài, lên outline, lên kế hoạch. Từ đó doanh nghiệp và các bộ phận khác có thể nâng cao hiệu suất công việc.
Hỗ trợ giao tiếp với khách hàng
Merlin GPT còn cung cấp tính năng hữu ích cho những người thường xuyên phải giao tiếp với khách hàng. Mỗi khi có vấn đề hay có thắc mắc nào, người dùng có thể nhanh chóng hỏi Merlin Chat GPT để nhận được phản hồi mà không cần phải đăng nhập vào tài khoản.
Mang đến trải nghiệm tốt hơn
Giờ đây, người dùng có thể sử dụng Chat GPT ngay ở trên những website khác, giúp nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng các công cụ AI. Nó hỗ trợ người dùng ứng dụng trực tiếp trong công việc mà không cần phải thêm thao tác đăng nhập.
Merlin Chat GPT đem đến trải nghiệm tốt hơn cho người dùng
Cách tải và sử dụng Merlin Chat GPT
Hướng dẫn nhanh
Vào cửa hàng trực tuyến của Chrome > Tìm Merlin Chat GPT > chọn ứng dụng Merlin Chat GPT Plus > Chọn nút Add to Chrome (Thêm vào Chrome) > Chọn Thêm tiện ích > Chọn biểu tượng Merlin Chat GPT trên thanh công cụ > Đăng nhập > Đến một website bất kỳ > Bấm tổ hợp phím Ctrl + M để sử dụng.
Hướng dẫn chi tiết
Bước 1: Mở trình duyệt Chrome trên máy tính của bạn, truy cập vào cửa hàng tiện ích của cửa hàng Chrome.
Truy cập vào cửa hàng tiện ích của Chrome
Bước 2: Tại ô tìm kiếm, bạn gõ và tìm kiếm Merlin Chat GPT.
Bước 3: Lúc này bạn sẽ thấy xuất hiện tiện ích Merlin Chat GPT, bạn nhấp chọn vào Merlin Chat GPT Plus.
Tìm kiếm Merlin Chat GPT
Bước 4: Ở góc phải màn hình, bạn nhấp chọn nút Thêm vào Chrome.
Chọn thêm vào Chrome
Sau đó chọn Thêm tiện ích ở trong ô cửa sổ nhỏ mới hiện cũng ở góc bên phải.
Chọn thêm tiện ích ở cửa sổ mới.
Bước 5: Khi đã cài đặt xong, bạn ấn vào biểu tượng tiện ích > chọn Merlin Chat GPT.
Chọn biểu tượng tiện ích để chọn Merlin
Bước 6: Bạn đăng nhập trực tiếp bằng tài khoản Gmail của mình.
Đăng nhập vào Merlin bằng tài khoản Gmail
Bước 7: Để mở tiện ích Merlin Chat GPT ở trên một website bất kỳ, bạn hãy di chuyển đến website đó, đồng thời ấn tổ hợp phím Ctrl + M để mở cửa sổ nhỏ,
Sau khi đăng nhập sẽ xuất hiện giao diện Merlin Chat GPT
Như vậy là bạn đã có thể sử dụng Merlin Chat GPT ở ngay những website khác nhau.
Thử trải nghiệm Merlin Chat GPT
Câu hỏi thường gặp
Câu 1: Có nên sử dụng Merlin Chat GPT không?
Nếu bạn cảm thấy việc đăng ký tài khoản Chat GPT tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế và rắc rối thì bạn có thể trải nghiệm Merlin Chat GPT. Merlin cho phép người dùng có thể sử dụng miễn phí và tạo tài khoản bằng Gmail cực nhanh chóng, dễ dàng.
Hơn nữa, với những người đang làm nghiên cứu, người sáng tạo nội dung, nhà báo, nhà văn,... thì công cụ Merlin thật sự rất hữu ích. Nó hỗ trợ người dùng nhanh chóng truy vấn các câu hỏi, tạo các nội dung mới, tóm tắt và dịch thuật.
Câu 2: Sử dụng Merlin Chat GPT có mất phí không?
Bạn hoàn toàn có thể sử dụng Merlin Chat GPT miễn phí. Tuy nhiên, ở phiên bản miễn phí thì một ngày bạn được hỏi tối đa là 15 câu. Để không bị giới hạn và hạn chế trong quá trình sử dụng Merlin, bạn có thể nâng cấp lên các phiên bản trả phí.
Câu 3: Các thức hoạt động của Merlin Chat GPT
Merlin Chat GPT là một tiện ích được phát triển bởi OpenAI, do đó mà cách thức hoạt động của nó cũng gần như tương tự với Chat GPT. Công cụ này sẽ được kết nối trực tiếp với Chat GPT, sau khi nhận được lệnh của người dùng nó cung cấp lại đáp án.
Tổng kết
Merlin Chat GPT là một trợ lý ảo dựa trên công nghệ AI được phát triển và cung cấp các giải đáp câu hỏi truy vấn của người dùng. Qua bài viết này, các bạn đã nắm được các khái niệm cơ bản, biết được Merlin Chat GPT là gì và cách cài đặt, sử dụng của nó như thế nào. Hy vọng bạn thành công khi áp dụng cách làm của Unica.
14/10/2024
314 Lượt xem
Hướng dẫn cách viết Content SEO bằng AI hiệu quả
Trong thời đại công nghệ ngày nay, viết nội dung SEO bằng trí tuệ nhân tạo đã trở thành một xu hướng hỗ trợ người làm nội dung tăng năng suất và tiết kiệm thời gian. Qua bài viết này, Unica sẽ Hướng dẫn Cách viết Content SEO bằng AI hiệu quả từ việc chọn công cụ, nghiên cứu từ khóa cho đến cách tối ưu bài viết để cải thiện thứ hạng trên Google. Cùng tìm hiểu ngay.
Lợi ích khi sử dụng AI để viết Content SEO
Tiết kiệm thời gian:
Bên cạnh những dạng content dài, độc đáo và thu hút thì bạn có thể dành thời gian để đầu tư. Tuy nhiên, có những dạng content đơn điệu, lặp đi lặp lại khiến bạn muốn sử dụng AI để tiết kiệm thời gian vào những công việc quan trọng hơn. Do đó, bạn có thể sử dụng AI để tối ưu content bằng những mẫu prompt.
Cải thiện tính cá nhân hóa:
AI có khả năng cá nhân hóa nội dung dựa trên sở thích, sự tương tác trong quá khứ với thương hiệu. Do đó, nó giúp tạo ra nhiều trải nghiệm hơn đối với khách hàng của bạn.
Nhắm mục tiêu chuẩn xác:
AI không chỉ hỗ trợ người dùng nhanh chóng viết được những đoạn văn hay mà nó giúp nghiên cứu, nhắm đối tượng mục tiêu chuẩn xác cho các chiến dịch. Bạn có thể ứng dụng AI để phân tích dữ liệu, nghiên cứu lịch sử mua hàng và xây dựng mô hình hành vi khách hàng, từ đó xây dựng nội dung, thông điệp chuẩn trong từng hành trình mua của khách hàng.
Lợi ích viết Content SEO bằng AI
Insight:
Ai nghiên cứu các dữ liệu theo thời gian thực về xu hướng, hành vi của khách hàng. Từ đó, nó phát hiện ra những insight mới của khách hàng, giúp định hướng về chiến lược tiếp thị, chiến lược phát triển sản phẩm và điều chỉnh giá cả.
Tiết kiệm chi phí:
Doanh nghiệp có thể sử dụng AI trong một số khía cạnh nhất định của tiếp thị nội dung, giúp giảm các chi phí liên quan đến lao động thủ công mà vẫn đảm bảo được chất lượng và tiến độ.
Thu hút được nhiều người quan tâm hơn:
Nội dung của AI tạo ra là không giới hạn có thể đáp ứng được nhiều nhu cầu của các đối tượng khác nhau. Do đó, việc sử dụng AI sẽ thu hút được nhiều người quan tâm hơn. Cách tiếp cận cũng trở nên độc đáo hơn.
Hạn chế khi sử dụng AI để viết Content SEO
Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng dùng AI để viết Content vẫn còn một số hạn chế nhất định. AI có thể trở thành một công cụ hỗ trợ hoàn hảo để giúp người dùng nâng cao năng suất, tối ưu thời gian, nhưng nó không thể thay thế hoàn toàn con người.
Dưới đây là một số điểm hạn chế mà AI vẫn còn tồn tại:
Nội dung thiếu cập nhật: Các công cụ AI tạo nội dung thường bị giới hạn về thời gian thu thập thông tin. Nghĩa là các thông tin mà AI thu nhập được đã tồn tại sẵn trên Internet và có từ rất lâu rồi, thậm chí ít được cập mới. Do đó, một vài trường hợp thông tin AI cung cấp vẫn còn thiếu cập nhật, chính xác, không hợp thời đại.
Thiếu tính cảm xúc: AI cung cấp các thông tin, thu thập và xử lý dữ liệu rất tốt, nhưng nó vẫn còn một số hạn chế trong việc tạo ra hoặc lồng ghép các yếu tố cảm xúc.
Tính chuyên môn trong đánh giá của Google có thể bị tác động: Google không quan tâm đến cách nội dung được tạo ra nhưng nó đánh giá dựa trên chất lượng nội dung mà bạn sản xuất. Nếu bạn sử dụng nguyên nội dung của AI thì nội dung của bạn có thể bị đánh giá là thiếu chuyên môn, độ tin cậy và độ trải nghiệm thấp.
Tuy nhiên sử dụng AI viết content SEO vẫn tồn tại một số hạn chế
Quy trình viết Content SEO bằng AI
Mặc dù AI có tác dụng trong việc hỗ trợ người dùng trong công việc, giúp tiết kiệm thời gian tuy nhiên bạn cần biết cách làm, có kiến thức mới có thể tận dụng tối đa sức mạnh của AI. Dưới đây là quy trình triển khai viết Content bằng AI mà bạn tham khảo:
Nghiên cứu từ khóa bằng AI
Nghiên cứu từ khóa là một bước quan trọng khi bắt đầu một chiến dịch SEO. Bạn cần phải viết nội dung mà có nhiều người tìm kiếm, được nhiều người sử dụng để tra cứu các thông tin. Do đó, cần phải nghiên cứu từ khóa và nhóm các từ khóa đấy thành các nhóm để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.
Nghiên cứu từ khóa
Bạn sử dụng một công cụ AI bất kỳ như Chat GPT, Bing AI để tìm kiếm từ khóa. Ở đây, Unica sẽ sử dụng Bing AI để nghiên cứu từ khóa bởi vì Copilot AI giúp người dùng tìm kiếm trên Internet với dữ liệu có sẵn và cập nhật liên tục.
Bạn có thể sử dụng một số Prompt sau để đạt kết quả tốt nhất:
Tìm kiếm cho tôi 30 từ khóa SEO liên quan đến [tên chủ đề] có lượng search volume cao nhất.
Lấy giúp tôi 30 từ khóa ngữ nghĩa liên quan đến [vấn đề mà bạn muốn viết].
Sử dụng một số prompt để tìm từ khóa
Sau khi đã nhóm được các nhóm từ khóa mà bạn muốn rồi, bạn có thể tiếp tục sử dụng công cụ AI để nghiên cứu search intent của người dùng. Một số mẫu câu dùng để tìm hiểu search intent của người dùng bạn có thể tham khảo:
Cho tôi biết ý định của người dùng khi tìm kiếm [từ khóa chủ đề của bạn].
Sử dụng AI để tìm search intent
Từ đó, các công AI sẽ gợi ý cho bạn biết rằng ý định của người dùng khi tìm kiếm từ khóa đấy là gì, họ muốn giải quyết vấn đề gì, nhận các thông tin gì,... Và các nội dung bạn tạo ra cần phải giải quyết được nhu cầu của người dùng.
Xây dựng outline và Article methodology
Sau khi đã có được bộ từ khóa, xác định ý định của người dùng và xây dựng được các top liên quan đến chủ đề đó mà bạn sẽ viết. Bạn sẽ cần phải xây dựng outline và các Article methodology cho bài viết.
Outline: Là bố cục về mặt nội dung của một bài viết, nghĩa là bạn cần phải triển khai bài viết sẽ đề cập đến nội dung gì, tóm lược những vấn đề nào.
Article methodology: chính là những ý nhỏ mà bạn sẽ triển khai trong từng ý lớn và làm các luận điểm cho các ý lớn trong bài.
Nếu như không có công cụ AI hỗ trợ thì đây là công đoạn mất nhiều thời gian nhất để xây dựng. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng AI (Công cụ Chat GPT hoặc Gemini đều được) để hỗ trợ bạn làm điều này theo prompt như sau.
Hãy đọc các tài liệu dưới đây
[Link tài liệu - tài liệu các yếu tố đảm bảo tiêu chuẩn SEO cho một bài viết/các thông tin có ích cho bài viết]
Sau đó phân tích top 3 đối thủ cạnh tranh cho keyword [key word mà bạn tìm kiếm]
[Link bài viết top 1]
[Link bài viết top 2]
[Link bài viết top 3]
Bạn hãy nghiên cứu, phân tích và kết hợp một cách nghiêm túc, cẩn thận tài liệu mà tôi cung cấp và đối thủ cạnh tranh trong key word ở trên.
Tôi muốn bạn tạo cho tôi một bản outline chi tiết dựa vào những thông tin mà tôi cung cấp. Outline mà bạn tạo ra cần phải bằng và tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Sử dụng mẫu prompt sau để hướng dẫn AI làm việc
Lưu ý: Khi sử dụng prompt này bạn nên sử dụng công cụ Gemini để nghiên cứu, bởi Gemini sẽ cung cấp outline một cách đầy đủ, chi tiết hơn so với Chat GPT. Chat GPT bạn nên kết hợp để mở rộng các thông tin cho bài thay vì sử dụng nó để xây dựng outline.
Kết quả mà bạn thu được như sau:
Kết quả mà AI trả về là một outline chi tiết
Viết bài bằng AI
Như vậy, bạn đã hoàn tất được hai công đoạn quan trọng nhất trong việc viết content SEO. Giờ bạn chỉ cần bắt tay vào viết thôi. Dựa vào những outline mà bạn đã lên, bạn đã có thể tự mình viết ra được một bài Content SEO chất lượng hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn sử dụng AI để viết bài thì bạn nên ứng dụng một số mẫu Prompt sau để AI viết bài đúng với mong muốn của bạn nhất:
Dựa vào outline mà tôi đã cung cấp, viết 1 [loại nội dung] nói về [tính năng] dưới vai trò [....] để [tệp khách hàng] đọc hiểu được bài viết này.
Dựa vào outline mà tôi cung cấp, đóng vai [....] viết mô tả [sản phẩm] để làm nổi bật lên [lợi ích sản phẩm] giúp [tệp khách hàng] chú ý tới.
Dựa vào outline ở trên, bạn tạo ý tưởng [một bài đăng trên blog] cho [website/công ty] để đạt được [mục tiêu].
Bạn áp dụng một số mẫu prompt để ra lệnh cho AI viết bài
Bạn có thể tùy chỉnh các mẫu prompt này để phù hợp với nhu cầu của bạn, đáp ứng được tiêu chuẩn bài viết đó.
AI sẽ trả về kết quả như bạn muốn
Tối ưu bài viết bằng AI
Sau khi đã hoàn thành được bài viết, dù là tự viết hay sử dụng các công cụ AI. Bạn cũng cần tối ưu lại bài viết để đảm bảo bài viết chuẩn SEO hơn. Một số lưu ý bạn có thể điều chỉnh để có được bài viết ở trạng thái tốt nhất là:
Chèn các từ khóa liên quan và đồng nghĩa trong Heading một cách tự nhiên nhất.
Viết bài dựa vào việc trả lời những câu hỏi dứt khoát, trực tiếp, ngắn gọn, xúc tích.
Đảm bảo các đoạn văn có độ dài, khoảng cách vừa phải, dễ nhìn, dễ đọc.
Tiêu đề và thẻ meta cần phải bao hàm nội dung đã viết, có chứa nội dung từ khóa. Các từ khóa chính, có lượng volume lớn cần phải được cài cắm ở đầu.
Gắn các Internal link cho các bài viết liên quan.
Đảm bảo bài viết chuẩn xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP).
Một số yêu cầu tối ưu bài viết
Trong đó, để đảm bảo bài viết chuẩn ngôn ngữ tự nhiên NLP là một trong những yếu tố rất quan trọng trong việc tối ưu bài SEO. Bởi vì, một trong những thuật toán cốt lõi của AI và nội dung là nó sẽ bóc tách và quét những câu văn để thỏa mãn yêu cầu của người tìm kiếm. Do đó, bạn không chỉ cần viết chuẩn ngôn ngữ NLP để cho máy đọc mà còn giúp người dùng dễ dàng hiểu được.
Bạn có thể nhờ AI kiểm tra và chỉnh sửa xem đã chuẩn chưa thông qua Prompt như sau
Rewrite the article in the NLP-friendly format. The output must be the new article, by paragraph not by bullet point for the reader to read.
The blog post will be written in Vietnamese and for Vietnamese readers.
Tiếp tục yêu cầu AI chỉnh sửa bài viết để đạt yêu cầu tốt nhất
Ngoài ra, còn có một số yếu tố đảm bảo chuẩn SEO nữa, bạn nên điều chỉnh và tối ưu lại để bài viết đạt được thứ hạng cao nhất.
Các AI hỗ trợ cách viết Content SEO
Dưới đây là một số công cụ AI hỗ trợ người dùng trong việc viết Content SEO:
Chat GPT
Chat GPT là một chatbot được xây dựng dựa vào mô hình ngôn ngữ lớn được phát triển bởi OpenAI. Được ra mắt từ tháng 11 năm 2022, nó nhanh chóng được mở rộng quy mô và trở thành một công cụ được rất nhiều người ứng dụng nhờ vào các tính năng vượt trội.
Ứng dụng Chat GPT để viết Content SEO bằng AI
Chat GPT được sử dụng để thực hiện các công đoạn sau:
Chat GPT hỗ trợ người dùng viết đa dạng nhiều loại văn bản khác nhau như blog, email, thư, content SEO,... phù hợp với nhu cầu và mục đích của người dùng.
Dễ dàng cung cấp cho Chat GPT một đoạn văn mẫu để đào tạo, hướng dẫn Chat GPT viết theo phong cách đó.
Chat GPT có thể tóm tắt và chia nhỏ các đoạn văn theo các ý chính để bạn dễ dàng chỉnh sửa nội dung và đọc.
Google Gemini
Google Gemini AI là một mô hình ngôn ngữ lớn được tạo ra phát triển bởi Google. Mặc dù ra đời sau Chat GPT, nhưng Gemini hiện đang trở thành một công cụ được rất nhiều ưa chuộng nhờ vào việc lên dàn bài hiệu quả cho các chủ đề.
Ứng dụng Google Gemini để viết Content SEO bằng AI
Chat GPT được sử dụng để thực hiện các công đoạn sau:
Trước khi viết Content SEO, bạn có thể tìm kiếm chủ đề và mục tiêu truyền tải thông tin là gì. Việc này Gemini sẽ giúp bạn nghiên cứu và đưa ra gợi ý tốt nhất.
Bạn cung cấp các thông tin như từ khóa chính, từ khóa phụ, kiểu content, phong cách, đối tượng và độ dài bài viết để Gemini hỗ trợ bạn.
Gemini sáng tạo bài viết dựa trên những yêu cầu mà bạn đã đưa ra.
Gemini hỗ trợ bạn điều chỉnh thông qua các câu lệnh, từ đó giúp bạn cải thiện chất lượng content.
Copilot Microsoft
Copilot là một trợ lý trí tuệ nhân tạo được phát triển bởi Microsoft dựa vào nền tảng Bing Chat. Công cụ này hiện đã được tích hợp trực tiếp trên hệ điều hành Windows 11 để tạo sự thuận tiện cho người dùng.
Ứng dụng Copilot Microsoft để viết Content SEO bằng AI
Copilot được sử dụng để thực hiện các công việc sau:
Cũng như các công cụ khác người dùng dễ dàng tạo ra các văn bản
Bạn có thể gửi các đoạn văn mẫu để Copilot mô phỏng lại các đoạn văn đúng theo mong muốn của bạn.
>> Xem thêm thông tin chi tiết về Copilot tại: Copilot là gì? Hướng dẫn cách sử dụng Copilot mới nhất
Aiktp.com
Aiktp.com là công cụ viết bài được ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI. Đây là một công cụ hữu ích dành cho những người sáng tạo nội dung, thường xuyên phải viết những đoạn văn, kịch bản.
Ứng dụng Aiktp.com để viết Content SEO bằng AI
Aiktp.com được sử dụng để thực hiện các công việc sau:
Alftp có thể sáng tạo ra các nội dung bằng tiếng Việt đúng ngữ pháp, ngữ điệu một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Thông thường, người dùng có thể tạo ra các bài viết có độ dài từ khoảng 1000 đến 1500 từ.
Laho.vn
Laho AI cũng là một trong những công cụ viết content tốt nhất hiện nay. Nó có thể sáng tạo ra những bài viết chất lượng nhờ vào các tính năng như viết mô tả bài viết, tạo tiêu đề chuẩn SEO.
Ứng dụng Laho.vn để viết Content SEO bằng AI
Laho được chuẩn hóa ngữ pháp tiếng Việt nên bạn có thể sử dụng nó để thực hiện các tác vụ sau:
Xác định mục tiêu bài viết: Hỗ trợ bạn xác định mục đích của bài viết là để bán sản phẩm hay tăng lượng truy cập, giới thiệu sản phẩm…
Chọn loại nội dung: Chọn loại nội dung phù hợp cho từng thể loại bài viết khác như blog, bài đăng mạng xã hội, email marketing.
Cung cấp thông tin chi tiết: Bạn cung cấp cho Laho những thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ để công cụ này hiểu hơn chủ đề mà bạn muốn viết.
Kiểm tra và chỉnh sửa: Nó hỗ trợ bạn kiểm tra và điều chỉnh để đảm bảo nội dung hoàn hảo nhất.
Copy.ai
Copy.ai là công cụ viết nội dung bằng AI với khả năng sáng tạo ra nhiều loại văn bản như tiêu đề, mở đầu, thân bài, kết luận,... Copy.ai được sử dụng công nghệ GPT-3 của OpenAI nên nó dễ dàng tự động tạo ra các đoạn văn tự động.
Ứng dụng Copy.ai để viết Content SEO bằng AI
Một số tính năng của Copy.ai là:
Tạo nội dung cho website, landing page với tiêu chuẩn SEO và chuẩn thuật toán của Google.
Sáng tạo các nội dung cho bài viết.
Topseo.ai
TopSEO.AI là công cụ hỗ trợ đắc lực cho những bạn đang viết content SEO và tối ưu chúng. Chỉ với một từ khóa, URL từ bài viết có sẵn, TopSEO sẽ hỗ trợ bạn viết và điều chỉnh trong thời gian ngắn.
Ứng dụng TopSEO.ai để viết Content SEO bằng AI
Một số tính năng nổi bật của Topseo.AI là:
Nghiên cứu bộ từ khóa.
Phân tích xếp hạng.
Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh.
Rytr.me
Rytr hiện đang được đánh giá là công cụ đỉnh nhất của công nghệ trí tuệ nhân tạo hiện nay. Nhiều người làm công việc liên quan đến tiếp thị, content đều đang tận dụng công nghệ này để tối ưu quy trình làm việc.
Ứng dụng Rytr.me để viết Content SEO bằng AI
Một số tính năng nổi bật của Rytr.me là:
Tạo văn bản theo yêu cầu, chủ đề thông qua các lệnh mà bạn yêu cầu.
Đa dạng mẫu nội dung: Hỗ trợ viết bài blog, email marketing và các bài đăng mạng xã hội.
Chi phí hợp lý, phù hợp cho cá nhân và doanh nghiệp nhỏ.
Write Sonic
Write Sonic là phần mềm hỗ trợ viết nội dung bằng AI, giúp bạn nhanh chóng tạo ra các nội dung chất lượng nhanh chóng và hiệu quả. Nhiều người làm Marketing cũng lựa chọn công cụ này như một trợ thủ đắc lực vì những tính năng phong phú.
Ứng dụng Write Sonic để viết Content SEO bằng AI
Một số tính năng nổi bật của Write Sonic là:
Xây dựng ý tưởng, dàn ý, mở bài, nội dung chi tiết,... để tạo ra một bài viết chất lượng.
Hỗ trợ viết các nội dung quảng cáo trên nhiều nền tảng mạng xã hội, tìm kiếm các ý tưởng và nội dung để tăng tỷ lệ chuyển đổi, tiếp cận khách hàng.
Viết nhiều loại văn bản khác nhau như tiểu sử, mô tả doanh nghiệp, email…
Tạo ra mô tả sản phẩm chi tiết, độc đáo.
Viết nội dung chất lượng cao cho website như content SEO, CTA, miêu tả, tiêu đề, thẻ meta.
Đào tạo phong cách viết, đảm bảo tính nhất quán và thể hiện được tiếng nói thương hiệu kể cả văn bản do AI tạo ra.
LovinBot SEO Writer AI
Lovinbot là trợ lý AI viết content chuẩn SEO được nhiều người ứng dụng. Lovinbot hỗ trợ viết content chuẩn SEO bằng AI để tối ưu khả năng viết bằng tiếng Việt cho chuẩn ngữ pháp. Nó nhanh chóng tạo ra được một bài viết hoàn chỉnh có độ dài từ 2000 đến 3000 từ.
Ứng dụng LovinBot SEO Writer AI để viết content SEO
Một số tính năng đặc biệt của LovinBot là:
LovinBot SEo Write AI tối ưu nội dung bài viết với các từ khóa phù hợp, đáp ứng tiêu chuẩn SEO và cải thiện chất lượng xếp hạng.
Nghiên cứu từ khóa tự động, đề xuất các từ khóa dựa trên các lĩnh vực mà người dùng nhập vào.
Gợi ý, xây dựng cấu trúc bố cục bài viết rõ ràng và hợp lý.
Viết đa dạng các loại nội dung như blog, mô tả sản phẩm, email,... hỗ trợ đa dạng cho người dùng.
Phân tích nội dung cạnh tranh từ đối thủ, hỗ trợ tạo ra các bài viết vượt trội hơn, có khả năng đạt top cao hơn trên bảng xếp hạng tìm kiếm.
Lưu ý khi sử dụng AI viết content
Để sử dụng trí tuệ nhân tạo viết nội dung, bạn cần chú ý những điều sau:
Tránh phụ thuộc hoàn toàn vào ứng dụng viết nội dung: Mặc dù có tính năng mạnh mẽ, nhưng máy móc thì không thể thay thế hoàn toàn được con người. Các công cụ AI chỉ hỗ trợ 80% cho công việc còn lại 20% bạn vẫn nên làm thủ công để điều chỉnh các yếu tố trong bài viết.
Cung cấp thông tin đầy đủ cho máy học: Các câu lệnh để viết nội dung cần phải được cung cấp đầy đủ các thông tin đầu vào một cách rõ ràng, đầy đủ để máy có thể hiểu được và cung cấp nội dung chính xác cho người dùng.
Kết hợp nhiều công cụ khác nhau: Các công cụ AI đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng và nó sẽ có thông tin phản hồi riêng biệt. Do đó, bạn nên tận dụng nhiều công cụ AI để tối ưu lại nội dung và có cái nhìn khách quan nhất.
Tổng kết
Cách viết content SEO bằng AI không chỉ là cách giúp bạn tiết kiệm thời gian mà còn giúp bạn nâng cao chất lượng nội dung, đảm bảo tính chuẩn SEO và cải thiện thứ hạng tìm kiếm. Việc kết hợp các tính năng của AI hỗ trợ bạn sáng tạo và nâng cao hiệu suất trong việc làm của bạn. Hy vọng bài viết này sẽ hỗ trợ bạn thành công trong việc.
11/10/2024
414 Lượt xem
Jasper AI là gì? Cách ứng dụng Jasper AI tăng hiệu suất trong công việc
Hiện nay, nhiều người ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra các bài viết, nội dung tiếp thị, email và các tài liệu khác. Bên cạnh những công cụ như Chat GPT, Gemini thì còn có Jasper AI đang rất được ưa chuộng. Vậy Jasper AI là gì? Làm thế nào để sử dụng nó cải thiện hiệu suất công việc. Qua bài viết Unica sẽ cùng bạn tìm hiểu và hướng dẫn các ứng dụng công cụ này hiệu quả nhất.
Jasper AI là gì?
Jasper AI là một nền tảng trí tuệ nhân tạo tiên tiến, được tạo ra để hỗ trợ người dùng tạo ra những nội dung chất lượng cao một cách hiệu quả. Nó được trang bị mô hình ngôn ngữ tự nhiên để hiểu thông tin đầu vào của người dùng, qua đó tạo ra văn bản phù hợp với giọng điệu, phong cách và mục đích mong muốn.
Jasper AI là một nền tảng trí tuệ nhân tạo
Hiện nay rất nhiều nhà sáng tạo nội dung, nhà tiếp thị và doanh nghiệp sử dụng Jasper AI để nâng cao hiệu suất và tính sáng tạo trong quá trình viết của họ. Nó được trang bị hơn 25 ngôn ngữ và 50 kỹ năng dựa trên các kỹ năng và khuôn khổ trong thế giới thực.
Các tính năng nổi bật của Jasper AI
Tích hợp SEO Surfer
Jasper được tích hợp trực tiếp với SEO Surfer dành riêng cho những làm SEO, Content SEO. Jasper nhanh chóng liên kết các từ khóa cần thiết, tối ưu hóa nội dung để hỗ trợ người dùng nâng cao xếp hạng từ khóa.
Chức năng trò chuyện
Sử dụng chức năng trò chuyện của Jasper để tạo ý tưởng, viết lại các văn bản hoặc trả lời câu hỏi của bạn. Ngoài ra, Jasper cũng có thể sáng tạo những nội dung đặc sắc để giải trí như thơ hoặc truyện.
Jasper AI có nhiều chức năng hỗ trợ cho người dùng
Trang bị sẵn nhiều mẫu
Ở chế độ Jasper’s Power, cung cấp cho người dùng hơn 50 mẫu cho các trường hợp sử dụng khác nhau. Bạn dễ dàng có thể tìm thấy các mẫu cho phác thảo bài đăng hoặc các loại bài đăng khác trong cùng một lần.
Jasper Art
Ngoài công cụ Jasper AI dùng để viết thì Jasper còn được phát triển thêm tính năng Jasper Art để người dễ dàng tạo ra những hình ảnh đẹp, nghệ thuật cho nội dung. Với công cụ này, những người làm nghệ thuật sẽ dễ dàng phát huy tối ưu năng lực sáng tạo, trí tưởng tượng của mình.
Jasper Art là tính năng nổi bật của Jasper
Brand Voice
Jasper AI có chức năng quét website của bạn để hiểu được Brand Voice của doanh nghiệp. Từ đó, nó sẽ áp dụng những điều nó học được từ doanh nghiệp vào nội dung mà bạn viết, đảm bảo tính đồng nhất trong tương hiệu.
Tạo chiến dịch
Jasper cho phép người dùng tạo chiến dịch ngay lập tức bằng cách tạo ra nhiều nội dung bằng các giọng nói độc đáo cho thương hiệu.
Kiểm tra đạo văn
Jasper được trang bị chức năng Copyscape do đó, nó nhanh chóng kiểm tra được nội dung bạn tạo ra là nguyên bản và không tồn tại ở bất kỳ nơi khác.
Dùng Jasper có thể kiẻm tra đạo văn
Hạn chế của Jasper AI
Mặc dù Jasper AI làm được rất nhiều tác vụ, đáp ứng tốt nhu cầu của người sử dụng, tuy nhiên nó vẫn tồn tại song song những hạn chế. Dưới đây là một số hạn chế của Jasper AI:
Hạn chế khả năng hiểu ngữ cảnh: Jasper là một công cụ tiên tiến, nhưng khi nắm bắt các chủ đề phức tạp thì nó phụ thuộc nhiều ngữ cảnh. Do đó, trong một vài trường hợp, nó không hiểu được ngữ cảnh dễ đến câu trả lời chưa đúng ý tưởng người dùng.
Phụ thuộc vào công nghệ AI: Jasper thiếu tính sáng tạo và không thể hiện được quan điểm độc đáo của người viết mang lại. Điều này khiến nhiều người cảm thấy không hài lòng với điều này.
Dễ tạo ra nội dung trùng lặp: Do tính chất tự động của Jasper AI mà nó tồn tại nguy cơ tạo ra những nội dung chung chung, lặp đi lặp lại và làm gián quán đoạn quá trình làm việc của bạn.
Kiểm tra tính xác thực, chỉnh sửa: Các nội dung của Jasper tạo ra phải được con người kiểm tra và xác thực trước khi đăng lên mạng xã hội khác.
Không cung cấp phiên bản miễn phí: Jasper chỉ cho phép người sử dụng trải nghiệm miễn phí 7 ngày đầu tiên sau đó sẽ bắt đầu với gói dịch vụ $39/tháng và gói Creator hàng năm. Do đó, Jasper có thể trở nên đắt đỏ khi kết hợp sử dụng với những công cụ khác.
Jasper vẫn còn tồn tại một số hạn chế khi sử dụng
Cách hoạt động của Jasper AI
Bên cạnh việc sử dụng sức mạnh của công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên và học máy tiên tiến, Jasper còn hoạt động dựa trên các nguyên tắc sau:
Mô hình ngôn ngữ lớn (LLM): Jasper sử dụng mô hình ngôn ngữ lớn, được huấn luyện trên một lượng dữ liệu văn bản khổng lồ để nó có thể hiểu được ngữ nghĩa, ngữ cảnh và cấu trúc ngữ pháp phức tạp. Do đó, nó dễ dàng tạo ra các văn bản tự nhiên, mạch lạc.
Học sâu (Deep Learning): Các thuật toán của học sâu giúp Jasper phân tích và hiểu sâu hơn về các mẫu, mối quan hệ giữa các dữ liệu trong văn bản. Nội dung mà Jasper tạo ra sẽ đạt được độ chính xác cao về ngữ pháp và phù hợp với ngữ cảnh.
Huấn luyện liên tục: Jasper liên tục được cải tiến, cập nhật trên các dữ liệu mới nhất. Do đó, nó liên tục được cải thiện khả năng hiểu và tạo ra nội dung theo thời gian, đảm bảo nội dung luôn bắt kịp xu hướng.
Tương tác người dùng: Jasper không chỉ đơn giản là tạo ra nội dung tự động, nó còn tương tác với người dùng qua các câu dẫn và phản hồi. Do đó, bạn dễ dàng kiểm soát quá trình tạo ra nội dung, nhanh chóng điều chỉnh để tạo ra những nội dung đáp ứng đúng với mong muốn của bạn.
Các hoạt động của Jasper AI
Nhìn chung quy trình hoạt động của Jasper AI bao gồm 4 bước sau:
Nhập liệu: Cung cấp các thông tin đầu vào cho Jasper như từ khóa, chủ đề, ý tưởng, mẫu đoạn văn.
Xử lý: Jasper sử dụng các thuật toán mô hình ngôn ngữ lớn để phân tích, xử lý ngữ cảnh và ý nghĩa của yêu cầu.
Tạo nội dung: Jasper dựa vào thông tin đầu vào để tạo ra các gợi ý nội dung, đoạn văn hoặc toàn bộ bài viết.
Hoàn thiện: Jasper tiếp tục tạo và điều chỉnh nội dung dựa vào phản hồi của bạn cho đến khi đáp ứng được nhu cầu của bạn.
Hướng dẫn cách đăng ký Jasper AI
Để bắt đầu sử dụng Jasper AI, bạn cần phải đăng ký tài khoản trước. Dưới đây là các bước đăng nhập tài khoản:
Bước 1: Truy cập vào website của Jasper AI tại đây.
Truy cập vào website của Jasper AI
Bước 2: Ở giao diện đăng nhập, bạn chọn Start Free Trial.
Chọn Start Free Trial
Bước 3: Điền các thông tin của bạn như email, họ và tên,.. > Chọn Continue with Gmail.
Chọn Continue with Gmail
Bước 4: Lúc này sẽ có một mã xác thực gửi đến gmail của bạn > bạn check và nhập mã xác thực OTP.
Nhập mã OTP gửi về Gmail
Bước 5: Điền các thông tin như lĩnh vực, quy mô của công ty bạn.
Điền các thông tin về quy mô công ty
Bước 6: Chọn ngành nghề của bạn.
Chọn nghề nghiệp vị trí của bạn
Hướng dẫn sử dụng Jasper AI cho người mới bắt đầu
Dưới đây là cách sử dụng Jasper dành cho những người mới:
Bước 1: Tạo tài khoản/Đăng nhập.
Unica đã hướng dẫn bạn đăng ký tài khoản ở trên, khi bạn đăng ký sau xong bạn sẽ bắt đầu được trải nghiệm thử các tính năng của Jasper AI trong 7 ngày đầu tiên là miễn phí.
Tạo tài khoản hoặc đăng nhập vào Jasper để trải nghiệm
Bước 2: Tạo nội dung
Bạn ấn vào nút màu xanh ở góc bên tay trái Create new content để bắt đầu tạo nội dung mới.
Chọn Create new content
Tiếp theo đó, bạn sẽ xuất hiện một menu mới để bạn có thể chọn các nội dung mà bạn muốn tạo:
Blank document (Tài liệu trống): Bắt đầu viết với Jasper từ đầu.
New from template (Viết mới từ mẫu có sẵn): Dựa vào mẫu có sẵn của Jasper để bắt đầu viết mới.
New blog post (Bài đăng blog mới): Viết lại một bài đăng blog hoàn chỉnh ngay lập tức với Jasper.
New art (Nghệ thuật mới): Truy cập vào tính năng Jasper Art để tạo hình ảnh, hỗ trợ nội dung.
Tùy chọn một trong bốn kiểu mẫu
Ở đây chúng ta sẽ chọn bắt đầu với một tài liệu trống để trải.
Jasper sẽ cho phép chúng ta lựa chọn:
Nhập “/” để Jasper biết cần phải viết những gì.
Chọn các tùy chọn có sẵn.
Nhập / để tùy chọn các mẫu có sẫn
Chúng ta tiến hành nhập lệnh để yêu cầu Jasper viết một đoạn văn hoặc bài văn về điều đó.
Nhập yêu cầu cho Jasper AI
Ấn Enter bạn sẽ nhận được kết quả như hình.
Ấn Enter để thu được kết quả như hình
Bạn có thể ấn Ctrl + J để Jasper tiếp tục viết hoặc ấn một trong những lời nhắc ở bên dưới văn bản.
Ấn Crl J để Jasper tiếp tục làm việc
Bạn sẽ thấy nút Ask Jasper xuất hiện ở dưới để gợi ý cho Jasper biết rằng mình muốn chỉnh sửa đoạn như thế nào:
Improve writing (Cải thiện bài viết).
Change tone (Thay đổi giọng điệu).
Change length (Thay đổi độ dài).
Repurpose content (Sửa lại nội dung).
Translate (Dịch).
Yêu cầu Jasper chỉnh sửa đoạn văn
Ở bên trái, góc trên cùng của tài liệu sẽ có những tùy lần lượt như sau:
Viết lại đoạn văn được đánh dấu.
Bạt Grammarly để kiểm tra chính tả.
Kiểm tra đạo văn (mất phí).
Các mẹo và phím tắt.
Một số chế dộ khác của Jasper
Ở trên cùng của đoạn văn, sẽ có 4 tùy chọn chế độ:
Chế độ tập trung: Cho phép bạn thêm ngữ cảnh để Jasper viết tốt hơn bằng cách đưa các mô tả, giọng điệu, từ khóa vào. Chế độ này có thể bất cứ khi nào bạn muốn.
Chế độ tập trung của Jasper AI
Chế độ trò chuyện: Bạn có thể trò chuyện với Jasper như một người bạn, ra lệnh và đợi Jasper phản hồi theo thời gian thực.
Chế độ trò chuyện của Jasper AI
Chế độ SEO: Cho phép bạn sử dụng Surfer và Jasper cùng nhau viết và tối ưu Seo nhanh chóng bằng AI.
Chế độ SEO của Jasper AI
Chế độ nguồn: Cho phép truy cập vào hơn 50 mẫu bài viết blog, mô tả sản phẩm, email.,...
Chế độ nguồn của Jasper AI
Câu hỏi thường gặp
Câu 1: Ai nên sử dụng Jasper AI?
Jasper AI là một công cụ lý tưởng dành cho những người sáng tạo nội dung, công cụ tuyệt vời cho các tổ chức tiếp thị và các công ty kỹ thuật số cần tỷ lệ chuyển đổi bán hàng cao. Cụ thể như sau:
Người tiếp thị nội dung (Content Marketing).
Các chủ doanh nghiệp.
Người viết tự do (Content Freelancer).
Blogger.
Các nhà nghiên cứu, các sinh viên.
Những người muốn cải thiện kỹ năng viết và trải nghiệm công nghệ AI.
Câu 2: Sử dụng Jasper AI có mất phí không?
Hiện nay, để sử dụng Jasper AI người dùng sẽ phải mất phí. Jasper AI cho phép người dùng sử dụng phiên bản miễn phí trong 7 ngày đầu tiên, sau đó sẽ yêu cầu người dùng phải trả phí để sử dụng theo các gói cước sau:
Gói Starter với $29/tháng cho 20000 chữ.
Gói Boss Mode với $59/tháng cho 50000 chữ.
Tổng kết
Jasper AI là một công cụ AI tiên tiến, giúp bạn tự động hóa quá trình viết lách và sáng tạo nội dung từ đó người dùng có thể tiết kiệm thời gian và nâng cao năng suất. Qua bài viết này Unica đã giải đáp cho bạn biết Jasper AI là gì và hướng dẫn bạn cách ứng dụng công cụ này vào trong công việc. Hy vọng công cụ này sẽ giúp cải thiện tốc độ của bạn và còn tối ưu được chất lượng đầu ra.
11/10/2024
472 Lượt xem
Midjourney là gì? Hướng dẫn sử dụng Midjourney tạo hình ảnh AI tự động
Trong thời đại công nghệ phát triển vượt bậc, trí tuệ nhân tạo đã mở ra nhiều cơ hội mới trong lĩnh vực nghệ thuật và sáng tạo. Đặc biệt là ứng dụng AI Midjourney đang được sử dụng và hỗ trợ cho công việc rất nhiều. Trong bài viết này, Unica sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu Midjourney là gì, làm thế nào để sử dụng những tính năng nổi bật của Midjourney để ứng dụng vào trong công việc. Cùng tìm hiểu ngay.
Midjourney là gì?
Midjourney là một công cụ tạo hình ảnh sử dụng công nghệ AI, được phát triển để giúp người dùng tạo ra các hình ảnh nghệ thuật chỉ thông qua việc nhập câu lệnh. Công cụ này đặc biệt phù hợp với những người đam mê sáng tạo, thiết kế đồ họa, và thậm chí là người mới bắt đầu. Midjourney không chỉ giúp bạn tạo ra hình ảnh từ trí tưởng tượng mà còn tạo điều kiện để bạn dễ dàng khám phá các xu hướng nghệ thuật mới một cách tự động.
Midjourney là công cụ tạo ảnh bằng trí tuệ nhân tạo AI
Midjourney được sử dụng thông qua Discord, một nền tảng chat phổ biến, và không yêu cầu người dùng có kiến thức lập trình hay đồ họa phức tạp. Dự án này được đưa vào hoạt động từ tháng 07 năm 2022 và được sử dụng phổ biến ở phương Tây và các nước Châu Mỹ.
Bạn chỉ cần cung cấp câu lệnh, AI của Midjourney sẽ xử lý và trả về kết quả dưới dạng hình ảnh nghệ thuật, đáp ứng đúng yêu cầu bạn đưa ra. Đây là một công cụ đột phá, không chỉ hữu ích trong lĩnh vực nghệ thuật mà còn ứng dụng rộng rãi trong marketing, quảng cáo, và nhiều lĩnh vực khác .
Các tính năng nổi bật của Midjourney
Midjourney mang đến nhiều tính năng độc đáo, giúp nó trở thành một công cụ mạnh mẽ cho việc tạo hình ảnh AI. Dưới đây là một số tính năng nổi bật,
Nền tảng giao diện thân thiện, dễ sử dụng
Mặc dù Midjourney là một ứng dụng của công nghệ AI nhưng nền tảng này rất dễ sử dụng, ngay cả với người mới. Giao diện Midjourney không yêu cầu bất kỳ kỹ năng lập trình nào, người dùng chỉ cần nhập lệnh và nhận kết quả ngay sau đó. Thiết kế bố cục rõ ràng, hợp lý khiến Midjourney tiếp cận được nhiều người dùng hơn .
Dễ dàng truy cập
Người không cần phải tải, cài đặt công cụ này trên thiết bị vẫn có thể dễ dàng truy cập và sử dụng công cụ này. Điều này được đánh giá là nó tạo ra sự thuận tiện cho người dùng kết nối nhanh chóng với AI.
\
Một số tính năng nổi bật của Midjourney
Sáng tạo không giới hạn
Midjourney là công cụ giúp bạn thỏa sức sáng tạo, tạo ra những tác phẩm nghệ thuật ưng ý. Nó có thể tạo ra những hình ảnh chỉ với một vài câu lệnh ngắn. Đây cũng là tính năng đáng chú ý nhất của Midjourney khi có thể chuyển đổi văn bản thành hình ảnh. Từ những câu lệnh của người dùng, AI sẽ tạo ra những hình ảnh tương ứng nghệ thuật mà người dùng không dùng không cần am hiểu về đồ họa.
Tính cá nhân hóa cao
Midjourney cho phép người dùng tùy chỉnh hình ảnh dựa trên phong cách nghệ thuật mà họ mong muốn. Từ phong cách tranh vẽ đến ảnh chụp hiện đại, tthajam chí là khi kết hợp các phong cách khác nhau thì Midjourney đều có thể đáp ứng được.
Tích hợp với các nền tảng mạng xã hội
Midjourney cho phép người dùng chia sẻ hình ảnh trực tiếp lên các nền tảng xã hội như Twitter, Facebook, giúp người dùng dễ dàng khoe thành quả sáng tạo với bạn bè và cộng đồng.
Midjourney cho phép người dùng chia sẻ lên nhiều mạng xã hội khác nhau
Hạn chế của Midjourney
Mặc dù Midjourney là một công cụ mạnh mẽ với nhiều tính năng sáng tạo, nhưng nó cũng có một số hạn chế cần lưu ý.
Midjourney là một nền tảng không thể thay thế hoàn toàn cho sự sáng tạo và kinh nghiệm phong phú của con người. Để tạo ra các tác phẩm nghệ thuật thì người dùng vẫn phải có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực đồ họa.
Midjourney thực hiện lưu trữ thông tin về bản quyền tác giả và các hình ảnh trong cơ sở dữ liệu của riêng nó. Tuy nhiên vẫn có lúc xảy ra tình trạng vi phảm bản quyền trong công nghệ này.
Midjourney hoạt động thông qua nền tảng Discord nên đối với những bạn không quen sử dụng phần mềm này sẽ cảm tấy khó khăn và gặp giới hạn khi truy cập.
Kết quả tạo ra từ Midjourney đòi hỏi phải độ chính xác cao từ câu lệnh. Nếu Nếu câu lệnh của bạn thiếu chi tiết thì hình ảnh trả về có thể sẽ không thỏa mãn nhu cầu của bạn.
Đối với phiên bản trả phí, Midjourney bị giới hạn cho người dùng. Vì vậy, để tạo nhiều hình ảnh và các tính năng nâng cao thì bạn cần đăng ký trả phí.
Midjourney yêu cầu người dùng phải trả phí để sử dụng một số tính năng
Cách tạo tài khoản Midjourney
Để sử dụng Midjourney, trước tiên bạn cần có tài khoản Discord và tham gia vào Midjourney Discord Server. Dưới đây là các bước để tạo tài khoản và bắt đầu sử dụng Midjourney.
Hướng dẫn nhanh
Truy cập vào website midjourney.com > Ấn vào mục Sign In > Đăng nhập vào bằng tài khoản Discord của bạn > Phê duyệt quyền cho Midjourney > Chọn mục Join the Discoed to star creating! > Xác nhận Tiếp tục để hoàn thành.
Hướng dẫn chi tiết
Bước 1: Để sủ dụng Midjourney trước tiên bạn cần phải tạo tài khoản. Bạn đăng nhập vào website midjourney.com > sau đó bạn ấn vào mục Sign In để tiến hành đăng nhập vào.
Chọn Sign in
Bước 2: Lúc này, bạn sẽ được tự động chuyển hướng đến website của Discord. Lúc này, bạn nhập tài khoản Discord để đăng nhập tài khoản. Nếu chưa có tài khoản thì tại bước này bạn sẽ được hướng dẫn để tạo tài khoản luôn.
Đăng nhập vào bằng tài khoản Discord
Bước 3: Khi đã đăng nhập thành công, bạn cấp phép quyền truy cập Midjourney Bot bằng cách ấn vào nút Phê duyệt.
Xác nhận phê duyệt đăng nhập
Bước 4: Khi đã cấp quyền truy cập xong, bạn sẽ được đưa đến trang chủ của nền tảng này.
Để bắt đầu thực hiện vẽ tranh trên Midjourney bạn chọn Join the Discoed to start creating! > ấn vào xác nhận Tiếp tục để truy cập vào Discord và bắt đầu sử dụng công cụ này.
Chọn Join the Discoed to start creating!
Như vậy bạn đã truy cập vào Midjourney và có thể thỏa sức sáng tạo.
Sẵn sàng trải nghiệm tính năng tuyệt vời của Midjourney
Hướng dẫn cách dùng Midjourney để vẽ tranh
Sau khi đã có tài khoản và tham gia vào cộng đồng Midjourney, bạn có thể bắt đầu tạo ra các bức tranh nghệ thuật bằng cách thực hiện các bước sau
Hướng dẫn nhanh
Đăng nhập vào trong Discord > Chọn bot Midjourney > Chọn kênh từ khóa Newbies > nhập từ khóa /imagine vào hộp chat > Chọn mục prompt > Nhập mô tả tranh vẽ của bạn vào trong prompt > chọn U1, U2, U3, U4 để lưu hình ảnh mà công cụ trả về các tấm hình đơn > Nhập V1, V2, V3, V4 để tạo các biến thể từ ảnh đã chọn > Chọn làm mới để tạo lại bản vẽ khác.
Hướng dẫn chi tiết
Bước 1: Bạn truy cập vào trong Discord > ở phía bên trái màn hình ứng dụng bạn chọn Midjourney Bot.
chọn Midjourney Bot
Bước 2: Lúc này bạn sẽ được đưa vào trong Midjourney > bạn truy cập vào các kênh có từ khóa newbies ở bên trái của ứng dụng để sử dụng miễn phí.
Tùy chọn các kênh newbies
Bước 3: Tại các kênh chat dành cho newbies, bạn nhập từ khóa /image ở khung chat dưới cuối màn hình > sau đó hệ thống sẽ tự động hiển thị mục prompt để bạn chọn.
Chọn prompt
Bước 4: Khi đã lựa chọn được prompt, bạn tiến hành điền các mô tả bức tranh mà bạn muốn tạo. Ấn Enter để bàn gửi yêu cầu vẽ đến Midjournet Bot.
Nhập mô tả bằng tiếng Anh
Lưu ý: Các từ khóa ở mô tả của bạn nhập vào phải viết bằng tiếng Anh vì Midjourney AI không hỗ trợ các ngôn ngữ khác.
Bước 5: Bạn đợi hệ thống trả lại kết quả bao gồm 4 bản vẽ dựa vào mô tả của bạn.
Kết quả trả về gồm 4 hình vẽ
Lưu ý: Theo như thông tin mới cập nhật thì Midjourney đã dừng các phiên bản dùng thử miễn phí. Vì vậy để nhận kết quả, bạn cần phải đăng ký dịch vụ của nền tảng này.
Bước 6: Để lưu các tấm hình về máy, bạn chọn lần tượng các phím chức năng U1, U2 U3, U4 tương ứng với thứ tự các bản vẽ. Say đó, ở phần kết quả Midjournet sẽ trả lại cho bạn các tấm hình đơn. Bạn ấn vào từng hình một > click chuột phải > chọn Save Image.
Chọn Save Image để lưu ảnh
Bước 7: Nếu như những kết quả bạn nhận được chưa ưng ý của bạn, bạn có thể tùy chọn các biến thể khác bằng cách bấm phím V1, V2, V3, V4 tương ứng với thứ tự bản vẽ từ trái sang phải.
Nếu chưa ưng ý thì bạn có thể chọn các biến thể khác
Bước 8: Nếu mà các kết quả mà Midjourney trả về không đáp ứng đúng nhu cầu và ý tưởng của bạn. Bạn ấn vào biểu tượng làm mới để Midjournet tạo mới hoàn toàn, hoặc bạn nhập câu lệnh mới mô tả trực quan hơn.
Chọn biểu tượng làm mới để tạo bản khác
Lưu ý: Để tạo ra những tấm ảnh chất lượng và đúng với nhu cầu của bạn, bạn cần nhập mô tả đầu vào trực quan, chi tiết, rõ ràng để Midjournet có thể hiểu được.
Những câu lệnh sử dụng trong Midjourney
Midjourney sử dụng hệ thống câu lệnh đơn giản trên Discord để người dùng dễ dàng tương tác với AI. Dưới đây là một số câu lệnh phổ biến.
/subscribe: Đăng ký bot.
/fast: Tăng tốc thực hiện công việc nhanh chóng.
/help: Hiển thị thông tin cơ bản về bot và các mẹo.
/info: Hiển thị thông tin cơ bản về hồ sơ của bạn và các công việc đang chờ chạy.
/show: Hiển thị công việc bất kỳ trước đó.
/relax: Công việc không tốn phí nhưng mất thời gian để hoàn thành.
/ask: Nhận câu trả lời từ bot.
/blend: Trộn hai hoặc nhiều ảnh lại.
/imagine: Lệnh tạo ảnh bằng dấu nhắc.
/settings: Điều chỉnh cài đặt bot.
/prefer option: Tạo hoặc quản lý các tùy chọn tùy chỉnh.
/prefer option list: Xem tùy chọn tùy chỉnh hiện tại.
/prefer suffix: Chỉ định các hậu tố lời nhắc.
Tổng hợp một số câu lệnh thường dùng trong Midjourney
Ngoài ra, đối với câu lệnh tham số /image trong Midjourney là cách để yêu cầu công cụ này tạo hình ảnh trên một lời nhắc. Có một số câu lệnh sau sẽ hỗ trợ bạn đưa ra những câu hỏi trực quan hơn:
-Beta: Thuật toán thử nghiệm.
-Hd: Thuận toán cũ cho độ phân giải cao hơn.
-Aspect / -ar: Tạo hình ảnh với tỷ lệ khung hình.
-W: Đặt chiều rộng cho ảnh.
-H: Đặt chiều cao cho ảnh.
-Seed: Đặt hạt giống.
-Sameseed: Ảnh hưởng tất cả hình ảnh theo cùng một cách.
-no: Không có điều gì đó.
-lw: trọng lượng nhắc hình ảnh.
-Stylize: Kiểu ảnh mạnh đến mức nào.
-Q: Chất lượng hình ảnh.
-Chaos: Tính ngẫu nhiên của hình ảnh.
-fast: Hình ảnh nhanh hơn, nhất quán và ít tốn kém.
-Stop: Dừng tạo ảnh.
-Video: Lưu video tiến trình.
-V <1 hoặc 2> : Thuật toán dùng để cải tiến cuối cùng.
-Uplight: Sử dụng bộ nâng cấp ánh sáng.
Bảng giá sử dụng Midjourney
Midjourney cung cấp nhiều gói dịch vụ khác nhau, phù hợp với nhu cầu sử dụng của từng nhóm người dùng. Tùy thuộc vào mức độ sử dụng, bạn có thể chọn các gói từ miễn phí đến trả phí để tận dụng toàn bộ tính năng của Midjourney.
Tính năng
Gói dịch vụ
Basic Plan
Standard Plan
Pro Plan
Mega Plan
Chi phí tháng
$10/tháng
$30/tháng
$60/tháng
$120/tháng
Chi phí năm
$96/năm ($8/tháng)
$288/năm ($24/tháng)
$576/năm ($48/tháng)
$1152/năm ($96/tháng)
Thời gian GPU nhanh
3.3 giờ/tháng
15 giờ/tháng
30 giờ/tháng
60 giờ/tháng
Thời gian GPU mỗi tháng
-
Vô hạn
Vô hạn
Vô hạn
Mua thêm thời gian GPT
$4/giờ
$4/giờ
$4/giờ
$4/giờ
Làm việc một mình trong tin nhắn trực tiếp của bạn
✔
✔
✔
✔
Chế độ ẩn
-
-
✔
✔
Câu hỏi thường gặp
Câu 1: Nền tảng Midjourney có thật sự hoàn hảo?
Midjourney vẫn tồn tại những giới hạn nhất định của nó. Những hình ảnh mà nền tảng này tạo ra có phần đan xen giữa siêu thực và mơ mộng nên không phải lúc nào cũng phản ánh đúng thực tế. Ngoài ra, Midjournet không phải lúc nào cũng tạo ra những hình ảnh trùng khớp với mong muốn của bạn.
Câu 2: Sử dụng nền tảng Midjourney có vi phạm bản quyền không?
Nền tảng Midjourney sử dụng nguồn dữ liệu khổng lồ trên Internet nên sẽ có trường hợp Midjournet sẽ giữ nguyên các thông tin từ tác phẩm thuộc quyền sở hữu của ai đó. Do đó, nhiều họa sĩ cảm thấy không hài lòng về nền tảng này.
Câu 3: Midjourney có thay thế được họa sĩ không?
Midjourney là một trí tuệ nhân tạo không có tư tưởng hay tình cảm riêng, chúng hoạt động bằng các mã hóa và câu lệnh, thuật toán. Nên các tác phẩm công nghệ thể hiện vẻ đẹp cảm quan, không mang tính tư tưởng và tình cảm nào. Hơn nữa, trong các tác phẩm AI thường xuyên mắc lỗi và có nhiều nét của bản chỉnh sửa hơn. Do đó, Midjourney hiện vẫn không thể thay thế hoàn toàn họa sĩ.
Câu 4: Có ứng dụng nào tương tự Midjourney không?
Không chỉ có mình Midjournet là ứng dụng duy nhất chuyển ảnh thành văn bản. Hiện nay có Dall-E mini có thể làm được điều tương tự nhưng chất lượng sản phẩm có phần thấp hơn.
Tổng kết
Như vậy, qua bài viết trên bạn đã nắm vững được kiến thức về Midjourney là gì, tại sao nó có thể trở thành công cụ mạnh mẽ hỗ trợ người dùng tạo ra những bức tranh nghệ thuật độc đáo. Với tính năng nổi bật của công cụ này, Midjourney nhanh chóng trở thành công cụ phổ biến và đáng gờm. Nếu bạn muốn thử sức với nghệ thuật AI, chắc chắn bạn nên thử trải nghiệm sản phẩm mà Midjourney đem lại.
11/10/2024
284 Lượt xem
Trợ lý ảo là gì? Top 8 Trợ lý ảo được sử dụng nhiều nhất
Trong thời đại công nghệ số, trợ lý ảo đang trở thành một công cụ hỗ trợ công việc không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Vậy trợ lý ảo là gì? Tại sao trợ lý ảo lại đang được sử dụng và hỗ trợ rất nhiều để con người tối ưu thời gian, nâng cao năng suất? Qua bài viết này, Unica sẽ cùng bạn đi tìm hiểu những kiến thức tổng quát về trợ lý ảo và những trợ lý ảo đang được sử dụng nhiều nhất hiện nay.
Trợ lý ảo là gì?
Trợ lý ảo là phần mềm, công cụ được tạo ra dựa vào trí tuệ nhân tạo AI để hỗ trợ người dùng thực hiện các thao tác cơ bản qua giọng nói hoặc văn bản. Chỉ với một câu lệnh đơn giản trên các thiết bị thông minh, công cụ này sẽ thực hiện thay bạn việc tìm kiếm thông tin, đặt lịch, soạn thảo,...
Trợ lý ảo là các phần mềm được ứng công nghệ trí tuệ nhân tạo
Hiện nay có rất nhiều các trợ lý ảo như Google Assistant, Siri,... được tích hợp sẵn trong điện thoại, tivi, máy tính,... Trong tương lai, chắc chắn rằng các trợ lý ảo còn làm được nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người.
Tính năng nổi bật của trợ lý ảo
Nhận diện, điều khiển bằng giọng nói
Các trợ lý ảo hiện nay có khả năng nhận diện giọng nói với độ chính xác cao. Nhờ vào trí tuệ nhân tạo, bạn có thể điều khiển các thông biết thông minh bằng các giọng nói mà không cần phải tự mình thao tác thủ công.
Tìm kiếm thông tin, đáp án cho các câu hỏi
Các trợ lý ảo có khả năng tìm kiếm thông tin nhanh chóng trên các công cụ như Google Search, Bing hay Wikipedia với kho dữ liệu khổng lồ, giúp chúng ta có được câu trả lời chính xác chỉ trong vài dây.
Các trợ lý ảo nhận diện qua giọng nói có khả năng xử lý ngôn ngữ
Khả năng xử lý ngôn ngữ
Không chỉ nhận diện giọng nói, trợ lý còn có khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên để phản hồi người dùng bằng cách giao tiếp tự nhiên, tạo cảm giác trò chuyện như người thật.
Học hỏi từ người dùng
Trợ lý có khả năng học hỏi thói quen và tương tác của người dùng. Công cụ này sẽ ngày trở nên thông minh hơn, dễ dàng đưa ra các gợi ý và dịch vụ cá nhân hóa.
Trợ lý ảo học hỏi từ người dùng để đáp ứng tốt hơn
Đọc hiểu văn bản cực tốt
Công cụ này có thể đọc và hiểu văn bản một cách nhanh chóng. Người dùng dễ dàng tổng hợp được thông tin từ nhiều nguồn khác nhau mà không cần phải tìm kiếm thủ công.
Liên kết thông tin từ nhiều nguồn
Ngày nay, các trợ lý ảo đang được nâng cấp với nhiều tính năng mạnh hơn. Đặc biệt đó chính là khả năng liên kết thông tin từ nhiều nguồn, giúp đồng bộ các dữ liệu từ email, lịch và nhắc nhở để tạo sự liền mạch trong công việc.
Tự động hóa các dịch vụ
Trợ lý ảo còn có thể tự động hóa các dịch vụ như lên lịch cuộc họp đặt vé máy bay, gọi điện thoại, gửi thông báo,... Những tác vụ này giúp người dùng tiết kiệm thời gian và công sức trong việc quản lý công việc.
Các trợ lý ảo tự động hóa các dịch vụ, tiết kiệm thời gian cho người dùng
Top 8 trợ lý ảo được sử dụng nhiều nhất hiện nay
Trợ lý ảo Apple Siri
Siri là trợ lý ảo thông minh do Apple phát triển và được tích hợp trực tiếp trên các thiết bị như iPhone, iPad, Macbook,... Siri hỗ trợ người dùng điều khiển thiết bị bằng giọng nói hoặc văn bản giúp tìm kiếm thông tin và thực hiện nhiều tác vụ thông minh khác.
Siri là trợ lý ảo được tạo ra từ Apple và được tích hợp trong các sản phẩm của họ
Một số tính năng nổi bật của Apple Siri là:
Điều khiển thiết bị Apple bằng giọng nói.
Tích hợp với hệ sinh thái Apple, hỗ trợ các ứng dụng như Apple Music, Apple Maps và Apple Home.
Nhận diện giọng nói và trả lời câu hỏi nhanh chóng, chính xác.
Tính năng cá nhân hóa dựa trên thói quen người dùng.
Trợ lý ảo Google Assistant
Là trợ lý ảo của Google, Google Assistant có sẵn cho các thiết bị Android và loa thông minh Google Home. Nó không chỉ giúp điều khiển thiết bị thông minh mà còn tìm kiếm thông tin qua Google, phát nhạc, và quản lý lịch trình cho người dùng.
Trợ lý ảo Google Assistant được tích hợp sẵn trong thiết bị Android
Một số tính năng nổi bật của Google Assistant:
Tích hợp sâu với hệ sinh thái Google, bao gồm Google Search, Google Maps và Youtube.
Khả năng điều khiển nhà thông minh và thực hiện các tác vụ phức tạp.
Khả năng hiểu và xử lý ngôn ngữ tự nhiên vượt trội, hỗ trợ nhiều ngôn ngữ.
Trợ lý ảo Samsung Bixby
Samsung Bixby là trợ lý ảo được tích hợp trên các thiết bị Samsung, bao gồm điện thoại thông minh, máy tính bảng, và các thiết bị nhà thông minh. Bixby giúp người dùng điều khiển thiết bị bằng giọng nói và tự động hóa các tác vụ hàng ngày.
Trợ lý ảo Samsung Bixby được tích hợp trên các thiết bị Samsung
Một số tính năng nổi bật của Samsung Bixby:
Tích hợp chặt chẽ với hệ sinh thái Samsung, từ điện thoại đến thiết bị gia đình.
Khả năng học hỏi thói quen người dùng để đưa ra gợi ý tốt hơn.
Điều khiển bằng giọng nói các ứng dụng và tác dụng trên thiết bị.
>> Xem thêm thông tin về Samsung Bixby tại: Trợ lý ảo Samsung là gì? Hướng dẫn cách sử dụng các tính năng của Bixby
Trợ lý ảo Windows Cortana
Cortana là trợ lý ảo của Microsoft, được thiết kế để hỗ trợ người dùng Windows với các tác vụ như quản lý lịch, tìm kiếm thông tin, và gửi thông báo. Cortana cũng có thể tích hợp với các sản phẩm trong hệ sinh thái Windows.
Cortana là trợ lý ảo được tạo ra từ Microsoft
Một số tính năng nổi bật của Windows Cortana:
Quản lý lịch làm việc và thông báo nhắc nhở thông minh.
Tích hợp các ứng dụng và dịch vụ của Microsoft như Outlook và OneDrive.
Tìm kiếm thông tin và trả lời các câu hỏi dựa trên dữ liệu từ Bing.
Trợ lý ảo Amazon Alexa
Amazon Alexa là trợ lý ảo được tích hợp trên các thiết bị Amazon Echo và các thiết bị nhà thông minh khác. Alexa giúp người dùng điều khiển thiết bị bằng giọng nói, phát nhạc, và tìm kiếm thông tin.
Amazon Alexa là trợ lý ảo được tích hợp trên các thiết bị Amazon Echo
Một số tính năng nổi bật của Amazon Alexa:
Điều khiển nhà thông minh với hệ sinh thái Amazon Echo.
Khả năng tương tác với các ứng dụng bên thứ ba, như Spotify và Uber.
Tích hợp với hàng ngàn kỹ năng (skills) cho phép mở rộng tính năng của Alexa.
Trợ lý ảo Jarvis
Jarvis là trợ lý ảo do Facebook phát triển, hướng đến việc điều khiển các thiết bị nhà thông minh và quản lý thông tin cá nhân. Jarvis có thể hiểu và xử lý giọng nói, đồng thời kết nối với hệ sinh thái sản phẩm của Facebook.
Jarvis là trợ lý ảo do Facebook phát triển
Một số tính năng nổi bật của Jarvis:
Điều khiển nhà thông minh thông qua giọng nói.
Tích hợp với các sản phẩm và dịch vụ của Facebook.
Khả năng học hỏi từ người dùng để đưa ra các gợi ý chính xác hơn.
Trợ lý ảo Maika
Maika là trợ lý ảo được phát triển bởi người Việt, hướng đến hỗ trợ người dùng điều khiển thiết bị gia đình thông minh và thực hiện các tác vụ hàng ngày. Maika có thể hiểu và giao tiếp bằng tiếng Việt.
Maika là trợ lý ảo được phát triển bởi người Việt
Một số tính năng nổi bật của Maika:
Hỗ trợ giao tiếp bằng tiếng Việt, tối ưu cho người dùng Việt Nam.
Điều khiển các thiết bị gia đình thông minh qua giọng nói.
Tích hợp với các ứng dụng địa phương như nghe nhạc và đọc báo.
Trợ lý ảo của WebOS
Trợ lý ảo của WebOS được tích hợp trên các sản phẩm của LG, bao gồm TV thông minh và các thiết bị gia đình khác. WebOS giúp người dùng điều khiển thiết bị thông minh, tìm kiếm nội dung và quản lý các tác vụ hàng ngày.
Trợ lý ảo của WebOS được tích hợp trên các sản phẩm của LG,
Một số tính năng nổi bật của WebOS:
Tích hợp với hệ sinh thái sản phẩm thông minh của LG.
Khả năng điều khiển TV và các thiết bị gia đình bằng giọng nói.
Cung cấp trải nghiệm người dùng liền mạch qua giao diện WebOS.
Câu hỏi thường gặp
Câu 1: Trợ lý ảo hỗ trợ trên những nền tảng nào?
Trợ lý ảo hiện nay hỗ trợ trên nhiều nền tảng khác nhau, bao gồm các hệ điều hành phổ biến như iOS, Android, Windows, và WebOS. Ngoài ra, trợ lý ảo cũng có mặt trên các thiết bị thông minh như loa thông minh, TV thông minh, và điện thoại thông minh.
Ví dụ, Google Assistant hỗ trợ trên thiết bị Android, trong khi Siri được tích hợp sẵn trên các sản phẩm của Apple
Câu 2: Làm thế nào để tương tác với các trợ lý ảo?
Người dùng có thể tương tác với trợ lý ảo chủ yếu qua giọng nói hoặc văn bản. Hầu hết các trợ lý ảo như Siri, Google Assistant, và Alexa đều có thể được kích hoạt bằng cách gọi tên trợ lý hoặc nhấn vào biểu tượng trên thiết bị. Sau đó, người dùng chỉ cần nói hoặc nhập lệnh để yêu cầu trợ lý thực hiện các tác vụ như tìm kiếm thông tin, quản lý lịch, hoặc điều khiển thiết bị thông minh.
Câu 3: Tương lai của trợ lý ảo trong công cuộc cách mạng số?
Trong tương lai, trợ lý ảo sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ nhờ vào sự tiến bộ của công nghệ AI và các thiết bị IoT (Internet of Things). Các trợ lý ảo sẽ trở nên thông minh hơn, có khả năng tự học hỏi, tương tác sâu hơn với người dùng và liên kết chặt chẽ với hệ sinh thái thiết bị thông minh. Điều này sẽ giúp người dùng quản lý cuộc sống và công việc dễ dàng hơn, đồng thời đóng góp vào quá trình chuyển đổi số trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, y tế và thương mại.
Tổng kết
Trợ lý ảo ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày, giúp người dùng tương tác với công nghệ một cách dễ dàng hơn qua giọng nói và các lệnh đơn giản. Trong bài viết này, Unica đã cùng các bạn tìm hiểu trợ lý ảo là gì và điểm mặt các trợ lý ảo đang được sử dụng và nổi bật nhất hiện nay. Trong tương lai, chắc chắn trợ lý ảo sẽ càng ngày càng phát triển và hỗ trợ các bạn trong công việc.
11/10/2024
280 Lượt xem
Monica AI là gì? Làm thế nào để biến Monica thành trợ lý cá nhân AI?
Trong thời đại công nghệ số, chúng ta thường ứng dụng các công cụ AI như Chat GPT, Gemini,.. để hỗ trợ tăng khả năng tìm kiếm, đặt lịch,... khiến cuộc sống đơn giản, dễ dàng hơn. Trong đó cũng nhiều người tìm kiếm công cụ Monica AI là gì và có những tính năng nào để giúp con người cải thiện hiệu suất công việc? Qua bài viết, Unica sẽ chia sẻ về các tính năng và các cách sử dụng trí tuệ nhân tạo này một cách hiệu quả.
Monica AI là gì?
Monica AI được cung cấp bởi API Chat GPT, là một trở lý thông minh và hoạt động dưới dạng tiện ích mở rộng trên trình duyệt Google Chrome. Công cụ này được tạo dựng từ một tập ngôn ngữ khổng lồ, vì vậy nó xử lý ngôn ngữ tự nhiên và hiệu quả. Monica AI tương tác với người dùng thông qua các cuộc trò chuyện, truy vấn câu hỏi, cung cấp thông tin, giải quyết các vấn đề.
Monica AI là một trợ lý thông minh được mở rộng dưới tiện ích của Chrome
Khả năng nổi bật của Monica AI là tìm kiếm và xử lý các thông tin ở trên Internet. Do đó, nó đem đến vô số lợi ích, hỗ trợ người dùng trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Monica đang dần trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực, giúp người dùng tiết kiệm thời gian, đồng thời nâng cao hiệu suất làm việc hiệu quả.
Chức năng của Monica AI là gì?
Cũng giống như các công cụ AI khác Monica là một chatbot đa năng với nhiều tính năng vượt trội khiến nhiều người thích thú. Một số chức năng nổi bật của Monica là:
Trò chuyện tự nhiên: Monica được trang bị khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NPL) tiên tiến, do đó nó dễ dàng giao tiếp với con người một cách gần gũi, tự nhiên.
Viết quảng cáo sáng tạo: Monica là trợ thủ đắc lực cho công việc Marketing khi nó gợi ý ý tưởng, viết tiêu đề, nội dung, bài viết, slogan,... một cách hấp dẫn và thu hút.
Dịch thuật đa ngôn ngữ: Monica còn hỗ trợ người dùng trong việc học tập, nghiên cứu và dịch thuật. Nó dịch các loại văn bản, tài liệu từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Bạn có thể sử dụng Monica để trò chuyện và luyện tập một ngôn ngữ mới.
Giải thích khái niệm: Monica hỗ trợ bạn trong quá trình tìm kiếm, nghiên cứu các tài liệu. Nó giúp bạn nhanh chóng tổng hợp các thông tin, giải thích chi tiết các vấn đề đa lĩnh vực,...
Tóm tắt nội dung: Monica hỗ trợ bạn tóm tắt ngắn gọn, chính xác nội dung của tài liệu, bài viết, giúp bạn nhanh chóng nắm bắt trọng tâm và tiết kiệm thời gian tiếp cận cận thông tin.
Monica AI sở hữu nhiều tính năng nổi bật hỗ trợ người dùng
Lợi ích vượt trội khi sử dụng Monica AI
Monica AI đem đến nhiều lợi ích thiết thực, nó không chỉ cải thiện chất lượng cuộc sống mà còn hỗ trợ trong nhiều lĩnh vực. Một số lợi ích tiêu biểu của Monica là:
Tăng chất lượng thông tin
Với khả năng cung cấp thông tin chính xác, Monica tăng chất lượng xử lý các thông tin bằng việc tổng hợp trên các nguồn đáng tin cậy. Monica được trang bị khả năng xử lý và hiểu ngôn ngữ tự nhiên, nó dễ dàng hiểu được ngữ cảnh và ý đồ của người dùng, từ đó cung cấp câu trả lời, giải quyết vấn đề hiệu quả.
Monica AI giúp tiết kiệm thời gian, tăng khả năng cung cấp thông tin chính xác
Tiết kiệm thời gian
Thay vì tự mình dành thời gian đi tìm kiếm các thông tin ở trên nhiều nguồn khác nhau, người dùng có thể sử dụng Monica thay mình làm thao tác này. Điều này chỉ mất vài giây, vài phút giúp bạn giúp ngắn thời gian làm việc và tăng cao hiệu suất làm việc. Ngoài ra Monica còn tích hợp nhiều chức năng như dịch thuật, viết email, đặt lịch,... hỗ trợ bạn tiết kiệm thời gian trong nhiều tác vụ.
Tăng hiệu quả giao tiếp, tương tác và lưu lượng truy cập
Monica không chỉ hỗ trợ người dùng thực hiện các tác vụ mà nó còn có khả năng giao tiếp, tương tác một cách gần gũi rất dễ chịu. Song song đó, Monica có thể tương tác, trả lời câu hỏi nhiều người cùng một lúc nên công cụ này đã nhanh chóng tiếp cận nhiều đối tượng và tăng trải nghiệm người dùng.
Ưu và nhược điểm của Monica AI
Ưu điểm
Nhanh chóng kết nối với mô hình tiên tiến, hiệu đại như GPT-4.
Sử dụng sức mạnh của AI để tối ưu công việc như làm sơ yếu lý lịch, viết blog, quảng cáo,.. với hơn 80 mẫu tích hợp.
Diễn đạt lại, dịch thuật các dạng văn bản khác nhau để người dùng dễ dàng hiểu được.
Trò chuyện trực tiếp mọi lúc mọi nơi thông qua thanh công cụ trên trình duyệt, tăng sự tiện lợi và nhanh chóng.
Kết nối mạng ổn định, ít gặp lỗi mạng và giới hạn tần số GPT-api.
Tùy chỉnh prompt theo ý muốn để có những câu truy vấn phù hợp với nhu cầu.
Bảo mật thông tin an toàn tuyệt đối để người dùng an tâm khi sử dụng.
Monica tận dụng được sức mạnh AI để tối ưu công việc
Nhược điểm
Monica vẫn đang trong giai đoạn phát triển nên đôi lúc vẫn xuất hiện lỗi khi sử dụng.
Monica vẫn tồn tại xác suất xuất hiện khả năng sai sót ở các thông tin mà công cụ này đưa ra.
Đây là sản phẩm trả phí khi sử dụng dịch vụ.
Monica vẫn đang trong thời điểm phát triển nên vẫn tồn tại lỗi
Cách thức hoạt động của Monica
Monica dựa trên kỹ thuật học máy tiên tiến do API Chat GPT cung cấp. Với mô hình ngôn ngữ mạnh mẽ, nó được đào tạo dựa trên kho dữ liệu khổng lồ bao gồm mã nguồn, văn bản. Monica dễ dàng hiểu và phản hồi khả năng phản hồi đa dạng câu hỏi của người dùng.
Cách thức hoạt động của Monica AI
Các kỹ thuật mà Monica sử dụng là:
Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP): Monica hiểu được ý nghĩa của văn bản, xác định chính xác các khái niệm chính và mối liên hệ giữa chúng. Vì vậy, Monica dễ dàng hiểu được bối cảnh, cung cấp các câu trả lời chính xác và phù hợp.
Dịch máy: Monica hỗ trợ dịch văn bản dưới nhiều ngôn ngữ khác nhau nên nó hỗ trợ người dùng dưới nhiều ngôn ngữ khác nhau.
Giải thích: Monica phân tích và giải thích các khái niệm một cách dễ hiểu hơn, do đó người dùng dễ dàng hiểu được và tiếp thu được các kiến thức mới.
Tóm tắt: Monica dựa trên các thông tin thư thập được sẽ tóm tắt các nội dung dài, tổng hợp lại thông tin quan trọng một cách nhanh chóng.
Hướng dẫn cài đặt và sử dụng Monica
Cách cài đặt Monica
Để cài đặt Monica để trải nghiệm, bạn thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Truy cập vào trình duyệt Google Chrome > vào mục Thư viện tiện ích Chrome.
Truy cập vào Thư viện tiện ích
Bước 2: Ở trên thanh tìm kiếm, bạn nhập Monica > chọn tiện ích Monica - Trợ lý trí tuệ nhân tạo của bạn GPT-4.
Tìm kiếm Monica ở thanh tìm kiếm trong thư viện
Bước 3: Nhấn chọn vào Thêm vào Chrome (Add to Chrome).
Chọn Add to Chrome
Bước 4: Lúc này sẽ xuất hiện một cửa sổ xác nhận > bạn chọn Thêm tiện ích (Add extension). Sau đó, bạn tải lại trình duyệt sẽ thấy biểu tượng Monica xuất hiện ở phía bên phải màn hình.
Chọn thêm tiện ích
Như vậy là bạn đã cài đặt xong, giờ bạn hãy thử khám phá và trải nghiệm trợ lý AI này nhé!
Cách đăng nhập Monica
Để đăng nhập vào sử dụng Monica, bạn làm theo các thao tác sau:
Bước 1: Mở một trình duyệt website bất kỳ, bạn tìm kiếm và đi đến trang chính thức của Monica chat.
Truy cập vào website của Monica
Bước 2: Ở góc bên phải màn hình, bạn chọn nút Đăng nhập.
Chọn đăng nhập
Bước 3: Lúc này bạn sẽ thấy biểu mẫu đăng nhập như dưới hình, bạn có thể tùy chọn đăng nhập bằng một số tài khoản có sẵn như Google, Email, Apple.
Đăng nhập bằng tài khoản gmail
Như vậy là bạn đã đăng nhập xong vào trong Monica và sẵn sàng trải nghiệm nó.
Cách sử dụng Monica
Tương tự như các công cụ AI khác, Monica cũng không quá phức tạp so với người dùng. Nó có giao diện giống như một cuộc hội thoại nên bạn cũng rất dễ dàng sử dụng. Bạn có thể thực hiện theo các thao tác dưới đây mà Unica hướng dẫn:
Bước 1: Truy cập vào website Monica và đăng nhập tài khoản Monica theo hướng hướng dẫn ở trên.
Bước 2: Sau khi đăng nhập thành công, tại hộp chat bạn có thể nhập bất kỳ câu hỏi hoặc yêu cầu của mình.
Bước 3: Bạn ấn nút gửi rồi đợi kết quả phản hồi Monica. Bạn hoàn toàn có thể mở rộng câu hỏi tiếp theo hoặc thêm những yêu cầu cho đến khi đáp ứng được mong muốn của bạn.
Truy cập và trải nghiệm các tính năng để trải nghiệm Monica
Câu hỏi thường gặp
Câu 1: Sử dụng Monica AI có mất phí không?
Hiện nay Monica AI vừa cung cấp cả phiên bản miễn phí và phiên bản trả phí. Đối với phiên bản miễn phí, bạn sẽ bị giới hạn một số tính năng và mức độ sử dụng hàng ngày. Để có trải nghiệm tốt hơn, đầy đủ hơn thì bạn thì bạn nên nâng cấp lên phiên bản trả phí.
Câu 2: Monica có sử dụng được trên nhiều nền tảng không?
Monica hiện đang hỗ trợ sử dụng trên trình duyệt website thông qua website và tiện ích mở rộng. Có thể dự đoán rằng trong tương lai, Monica sẽ được phát triển thêm phiên bản trên di động và các nền tảng khác để đáp ứng người dùng.
Câu 3: Monica AI và Chat GPT có giống nhau không?
Monica được phát triển dựa vào khả năng của mô hình Chat GPT. Chính vì vậy mà hai công cụ này có nhiều nét tương đồng với nhau. Trong quá trình sử dụng, bạn sẽ thấy Monica được bổ sung thêm một số điểm cải tiến, mới mẻ hơn.
Tổng kết
Qua bài viết này, Unica đã giới thiệu và cùng bạn tìm hiểu Monica AI là gì, các tính năng nổi bật và cách sử dụng công cụ AI này. Monica AI không chỉ là công cụ hỗ trợ mà còn là người bạn đồng hành thông minh, cùng bạn giải quyết các đề. Với tính năng này, chắc cắn Monica sẽ trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống tương lai của chúng ta.
11/10/2024
352 Lượt xem
Youchat là gì? Đối thủ tiềm năng thay thế Chat GPT
Trong thời đại công nghệ phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo, rất nhiều các ông lớn đã tham gia vào cuộc đua này. Một trong những đối thủ đáng gờm của Chat GPT chắc hẳn phải kể đến Youchat. Vậy Youchat là gì? Youchat có những điểm mạnh gì để thách thức vị trí của Chat GPT. Cùng Unica tìm hiểu và khám phá thông qua bài viết dưới đây nhé.
Youchat là gì?
Youchat là một Chatbot AI do công ty You.com sáng lập và được Meta cho phát hành AI LLaMA Facebook. Đây là một ứng dụng tìm kiếm riêng tư, cho phép người dùng trải nghiệm tính năng trò chuyện với AI. Nó sử dụng mô hình ngôn ngữ lớn để phân tích và đưa ra câu trả lời phù hợp với câu hỏi mô tả từ người dùng.
Youchat có công cụ có tính đột phá so với các công cụ tìm kiếm AI khác cung cấp. Nó cô đọng hơn khi cung cấp những câu hỏi ngắn gọn và chi tiết cho câu hỏi truy vấn của bạn. Youchat sẽ thay bạn tổng hợp thông tin từ các nền tảng và cung cấp phản hồi nhanh hơn, chuyên nghiệp như các chuyên gia.
Youchat là một chatbot có nhiều tính năng độc đáo
Các tính năng của Youchat
Youchat không chỉ đơn thuần là một con chatbot thông thường mà nó còn là một công cụ AI mạnh mẽ, hỗ trợ nhiều tính năng khác nhau. Một số tính năng nổi bật của Youchat kể đến như
Tìm kiếm hội thoại thông minh
Tương tự như Chat GPT, người dùng có thể sử dụng Youchat để nhập các câu hỏi chi tiết thay vì các từ khóa ngắn. Youchat sẽ trả lời dưới dạng các đoạn hội thoại thân thiện và giống như đang giao tiếp như người thật. Điều này giúp người dùng tiết kiệm thời gian, không cần phải đi qua nhiều trình duyệt website để tìm câu trả lời.
Cung cấp thông tin có trích dẫn
Mẫu trả lời của Youchat đểu được cung cấp cùng với trích dẫn nguồn gốc thông tin. Tính năng này đảm bảo rằng người dùng có thể kiểm tra độ chính xác của dữ liệu, giúp Youchat trở thành công cụ đáng tin cậy trong việc cung cấp thông tin.
Tìm kiếm đa phương thức
Youchat không chỉ trả lời bằng văn bản mà còn hỗ trợ tìm kiếm và hiển thị dữ liệu dưới dạng bảng biểu, hình ảnh, đồ thị và mã lệnh. Điều này rất hữu ích cho việc tổng hợp và trình bày thông tin một cách rõ ràng và thú vị.
Youchat hỗ trợ tìm kiếm và cung cấp các thông tin có trích dẫn
Hỗ trợ hồ sơ mạng xã hội và trả lời theo ngữ cảnh
Một tính năng khác của Youchat là khả năng tìm kiếm hồ sơ trên mạng xã hội. Nó có thể tìm kiếm cả ở trên LinkedIn, giúp người dùng nhanh chóng xác minh thông tin cá nhân nhanh chóng. Youchat còn có thể ghi nhớ các câu hỏi trước đó của người dùng, từ đó đưa ra những câu trả lời liên quan và theo ngữ cảnh cho các truy vấn tiếp theo.
Cập nhật thông tin thời gian thực
Youchat có khả năng cung cấp thông tin mới nhất và cập nhật theo thời gian thực. Chính vì vậy, nó trở thành công cụ mạnh mẽ để tìm kiếm những thông tin đang diễn ra và đảm bảo tính chính xác cao.
Ứng dụng của Youchat trong thực tế
Nhờ vào những tính năng đa dạng và linh hoạt, Youchat là một công cụ chatbot được ứng dụng vào nhiều mục đích trong thực tế.
Hỗ trợ viết và sáng tạo nội dung
Youchat hỗ trợ người dùng viết bài từ các bài tiểu luận, bài đăng trên mạng xã hội đến các bài viết blog. Nó có khả năng gợi ý ngữ cảnh để người dùng nhanh chóng tạo ra các nội dung. Ngoài ra, nó cũng cho phép người dùng tùy chỉnh giọng điệu và đối tượng mục tiêu, làm cho quá trình viết lách trở nên dễ dàng hơn cho người dùng và doanh nghiệp.
Cung cấp thông tin đúng với thời gian thực
Khác với Chat GPT chỉ là một công cụ AI cung cấp thông tin trên các dữ liệu cố định, YouChat cung cấp thông tin thời gian thực, cho phép người truy vấn và cập nhật mới nhất các sự kiện, xu hướng và các hiện tượng tự nhiên. Đối với các trường hợp như tin tức, thời tiến, chính trị thì sử dụng Youchat rất thuận tiện.
Youchat hỗ trợ cung cấp thông tin theo thời gian thực
Tra cứu thông tin chuyên sâu
Youchat không chỉ cung cấp các câu trả lời đơn giản mà còn giúp người dùng nghiên cứu sâu vào các chủ đề phức tạp như khoa học, chính trị, kinh tế. Người dùng có thể tìm hiểu sự phát triển của Liên minh Châu Âu, các chính sách tiền tệ với nguồn thông tin chính thống, đáng tin cậy.
Hỗ trợ tạo hình ảnh
Youchat cho phép người dùng sáng tạo ra những hình cho các dự án cá nhân hoặc công việc thông qua việc cung cấp mô tả chi tiết về hình ảnh mong muốn.
Youchat hỗ trợ người dùng tạo các hình ảnh
Tìm kiếm trên mạng xã hội
Youchat cho phép người dùng tìm kiếm và xác minh hồ sơ trên các nền tảng xã hội để bạn nhanh chóng kiểm tra thông tin một cách hiệu quả. Do đó, nhiều nhà tuyển dụng, các chuyên gia hoặc doanh nghiệp sử dụng nó để nhanh chóng tìm kiếm đối tác phù hợp với yêu cầu của mình.
Hướng dẫn cách sử dụng Youchat
Để sử dụng Youchat, bạn thực hiện theo các bước sau
Bước 1: Truy cập vào website You.com > chọn Introducing Youchat talk to it here.
Bước 2: Tại mục ô Chat, bạn nhập các câu hỏi và thông tin cần truy vấn rồi ấn Enter.
Bước 3: Trên thanh Sidebar ở góc bên phải màn hình, bạn chọn biểu tượng dấu cộng của trình duyệt Microsoft Edge.
Bước 4: Chọn Add current page để thêm Youchat vào Sidebar.
Như vậy vẫn có thể sử dụng Youchat trong khi làm việc ở một tab khác chỉ bằng việc ấn vào biểu tượng trên thanh Sidebar.
Truy cập vào website và sử dụng trực tiếp Youchat
So sánh Youchat với Chat GPT
Youchat và Chat GPT đều là những công cụ AI được phát triển với những tính năng nổi bật, cho phép người dùng có thể giao tiếp và tìm kiếm thông tin. Dưới đây là bảng so sánh các tính năng chính của hai công cụ này để bạn thấy rõ tính năng, sự khác biệt và tương đồng của chung.
Tiêu chí
Youchat
Chat GPT
Nhà phát hành
You.com
OpenAI
Mô hình nền tảng
Sử dụng mô hình LLM kết hợp với các tính năng tùy chỉnh do You.com phát triển
Dựa trên mô hình LLM và mô hình GPT-3/GPT-4 của OpenAI
Tìm kiếm thời gian thực
Có khả năng cung cấp thông tin theo thời gian thực kể cả các sự kiện mới nhất.
Dữ liệu đã cũ (được cập nhật đến trước thời điểm 09/2021) và không được trích dẫn, cập nhật theo thời gian thực.
Khả năng tìm kiếm hội thoại
Thông qua giao diện chat cung cấp câu trả lời tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau.
Giao diện hội thoại, chỉ trả lời dựa trên các thông tin đã được huấn luyện mà không kết nối với thời gian thực.
Đa phương thức
Hỗ trợ tìm kiếm văn bản, bảng, hình ảnh và đồ thị trong cùng một lần tìm kiếm.
Hạn chế hơn, chủ yếu hỗ trợ dưới dạng văn bản hoặc mã lệnh.
Cung cấp trích dẫn
Cung cấp các trích dẫn cho tất cả câu trả lời, người dùng dễ dàng kiểm chứng thông tin.
Không cung cấp trích dẫn trực tiếp trong các câu trả lời.
Ngôn ngữ
Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ người dùng có thể tùy chọn ngôn ngữ sử dụng.
Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ nhưng quá trình dịch thuật đôi lúc không chính xác.
Chi phí
Miễn phí sử dụng
Có phiên bản miễn phí và phiên bản Plus với chi phí 20 USD/tháng.
Tính năng bổ sung
Tạo hình ảnh từ văn bản, hỗ trợ tìm kiếm hồ sơ mạng xã hội và các thông tin chuyên sâu.
Viết mã lệnh,sáng tạo nội dung văn bản.
Nhìn chung, mỗi cung cụ AI này đều có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Đối với Youchat thì nổi bật lên là khả năng tìm kiếm thông tin theo thời gian thực, cung cấp các trích dẫn rõ ràng giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm chính xác hơn. Trong khi đó, Chat GPT thì lại mạnh mẽ hơn về việc hiểu ngôn ngữ, tạo ra các cuộc hội thoại tự nhiên hơn và có nhiều tính năng đặc biệt như viết mã lệnh, tạo hình ảnh,...
Tại sao Youchat lại có tiềm năng thay thế Chat GPT trong tương lai?
Youchat từng bị đánh giá chỉ là công cụ hỗ trợ tìm kiếm thông thường. Tuy nhiên You.com đã đầu tư, phát triển để công cụ trở thành AI với nhiều tính năng đặc biệt. Không khó để thấy rằng, Youchat có cách hoạt động rất giống Bing - một sản phẩm của Microsoft.
Youchat có thể tìm kiếm cho người dùng những câu trả lời từ nhiều loại truy vấn khác nhau như tạo bảng, viết luận, tóm tắt bài,... tương tự như Chat GPT. Nó giúp người dùng tạo ra các hình ảnh thông qua các đoạn văn, không thua kém gì so với những công cụ AI hiện đại.
Thời gian gần đây, You.com đã tích hợp cho mô hình AI vào Youchat như Stable Diffusion 1.5, 2.1 và Open Journey. Do đó, người dùng có thể dùng Youchat để chia nhỏ các kết quả tìm kiếm dựa trên những phản hồi từ các kết quả tiêu chuẩn của website Youtube, Wikipedia, Reddit,...
Nhiều người dự đoán Youchat sẽ thay thế Chat GPT trong tương lai
Câu hỏi thường gặp
Câu 1: Youchat có công cụ kiểm tra đạo văn không?
Youchat hiện nay không cung cấp tính năng kiểm tra đạo văn. Tuy nhiên, bạn có thể kết hợp sử dụng Grammarly để chống đạo văn cũng như hỗ trợ kiểm tra câu từ ngữ phép.
Câu 2; Youchat có yêu cầu Email để đăng nhập không?
Youchat yêu cầu người dùng sử dụng Email để đăng nhập và sử dụng dịch vụ của họ. Nếu bạn không thích sử dụng Email, có thể sử dụng số điện thoại để đăng nhập.
Tổng kết
Qua bài viết này, Unica đã cung cấp cho bạn thông tin Youchat là gì, các tính năng nổi bật của Youchat và các ứng dụng nó vào trong thực tế. Với trải nghiệm tìm kiếm trên mô hình hội thoại và cung cấp thông tin dựa vào thời gian thực, Youchat được đánh giá là một công cụ tiềm năng có thể thay thế Chat GPT trong tương lai.
11/10/2024
257 Lượt xem
Gemini là gì? Thông tin mới nhất về Google Gemini
Gemini là công cụ AI đang được nhắc đến nhiều nhất hiện nay. Mặc dù đối với nhiều người đây là một công cụ không còn quá xa lạ, nhưng vẫn nhiều người biết Gemini là gì? Nên sử dụng công cụ này hay Chat GPT để nâng cao năng suất? Qua bài viết này, Unica sẽ cùng bạn đi tìm hiểu các khái niệm và công dụng của trí tuệ nhân tạo được tạo ra Google này.
Gemini là gì?
Gemini là một ứng dụng trí tuệ nhân tạo được Google tạo ra. Nó được xây dựng trên mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) dựa trên nền tảng dữ liệu khổng lồ trên Google. Gemini có chức năng tạo ra những văn bản bằng ngôn ngữ, sáng tạo đa dạng các loại nội dung nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu truy vấn của người dùng trên mọi lĩnh vực.
Gemini là một ứng dụng của trí tuệ nhân tạo của Google
Gemini được đề cập tại hội nghị nhà phát triển Google I/O vào tháng 05 năm 2023. Theo Giám đốc điều hành Sundar Pichal, Gemini là hệ thống nhân tạo AI được ra mắt để cạnh tranh trực tiếp với Chat GPT của Open AI.
Giới công nghệ đưa ra đánh giá sơ bộ là Gemini có sức mạnh gấp 5 lần so với Chat GPT-4 với khả năng tạo ra câu trả lời chính xác, đầy đủ và cách suy luận sâu sắc hơn. Từ đó, người dùng được trải nghiệm công nghệ tối ưu hơn.
Các tính năng nổi bật của Gemini
Để bạn dễ dàng hình dung hơn về Google Gemini, dưới đây là một số các tính năng nổi bật của nền tảng này.
Công cụ tổng hợp đa phương thức
Gemini được tạo ra để tích hợp văn bản, hình ảnh và các loại dữ liệu khác nhau. Từ đó, khả năng đàm thoại của công cụ này trở nên hấp dẫn và tự nhiên hơn. Ví dụ như nhờ vào thế mạnh của hệ thống AlphaGo của DeepMind, Gemini dễ dàng giải các thế cờ vây phức tạp. Đôi lúc, công cụ này còn có khả năng hệ thống hóa, xây dựng mô hình hóa ngôn ngữ mở rộng để đảm bảo quá trình phản hồi phức tạp.
Nhìn chung, Gemini được đánh giá là công cụ chứa đựng nhiều tiềm năng. Nó nó thể sẽ trở thành công cụ được khai thác nhiều trong tương lai, giúp người dùng những tác vụ như lập kế hoạch, hỗ trợ quá trình suy luận.
Sử dụng hệ thống Tools và APIs
Với tiềm năng phát triển của AI, trong tương lai Google hứa hẹn sẽ tập trung nguồn lực để tập trung vững mạnh cho Gemini. Với dữ liệu khổng lồ, cùng với cơ sở hạ tầng AI thế mới của Google và Pathways, Gemini chắc chắn được mở rộng quy mô đào tạo trên các nội dung dữ liệu đa dạng hỗ trợ người dùng.
Dự kiến, Gemini sẽ là mô hình ngôn ngữ lớn nhất được Google hậu thuẫn, nó được đánh giá kỳ vọng sẽ vượt tầm hơn cả GPT-3 với hơn 175 tỷ tham số.
Gemini sử dụng hệ thống Tools và APIs
Nhiều tính năng hỗ trợ
Demis Hassabis - giám đốc điều hành DeepMind cho hay, công nghệ AlphaGO có khả năng học tăng cường và tìm kiếm trên mạng. Nhờ đó, Gemini phát triển hành vi tư duy và giải quyết các vấn đề. Nó có thể tự kiểm tra tính xác thực từ nguồn dữ liệu lớn từ Google qua bộ nhớ của mình và nâng cao độ chính xác của thông tin suy luận.
Tính cá nhân hóa vượt trội
Google cho biết, khả năng đàm thoại của Gemini được cho là tiến hóa hơn với phạm vi thông tin được mở rộng trên nhiều lĩnh vực, chuyên môn, giải trí,... So với các bản cập nhật mới thì tính năng của Gemini đang ngày càng được cải thiện.Chính vì vậy mà nó có thể trở thành một trợ lý cá nhân uy tín để người dùng tin tưởng.
Gemini tạo ra tính cá nhân hóa cao đối với từng người dùng
Ưu và nhược điểm của Gemini
Cũng như các công nghệ tiên tiến hiện đại đang trong giai đoạn phát triển, Gemini tồn tại song song cả ưu điểm và nhược điểm..
Ưu điểm
Một số ưu điểm nổi bật của Gemini mà người dùng có thể trải nghiệm:
Tạo văn bản sáng tạo: Gemini tạo ra nhiều văn bản sáng tạo khác nhau như thơ, bài hát, bài văn, kịch bản, email, thư,... với độ trôi chảy cao.
Dịch ngôn ngữ: Gemini dịch các ngôn ngữ khác nhau một cách nhanh chóng và chính xác. Từ đó, nó hỗ trợ giao tiếp hiệu quả giữa người dùng các quốc gia khác nhau.
Trả lời câu hỏi: Gemini cung cấp các câu trả lời một cách tự nhiên, toàn diện và đầy đủ các thông tin. Nó không giới hạn kiến thức từ nhiều lĩnh vực khác nhau.
Viết các loại nội dung khác nhau: Gemini tạo ra nhiều loại nội dung khác nhau như bài đăng blog, bài báo, bài viết quảng cáo,.. và đáp ứng được các yêu cầu của bạn.
Học hỏi từ dữ liệu mới: Gemini học hỏi từ dữ liệu mới và cải thiện khả năng theo thời gian giống như Chat GPT.
Giao diện thân thiện: Gemini sử dụng giao diện thân thiện với người dùng và rất dễ sử dụng. Do đó, kể cả những người không có chuyên môn về công nghệ cũng sử dụng được Gemini.
Cam kết bảo mật: Gemini cam kết bảo mật thông tin người dùng, không chia sẻ các dữ liệu này với bên thứ ba.
Một số ưu điểm của Gemini
Nhược điểm
Bên cạnh đó, Gemini vẫn tồn tại các nhược điểm sau:
Tạo ra thông tin sai lệch: Trong một số trường hợp, Gemini vẫn tạo ra những thông tin sai lệch, gây hiểu nhầm. Do đó, người dùng cần kiểm tra lại khi sử dụng Gemini để tạo thông tin.
Vẫn đang được phát triển: Gemini vẫn đang trong giai đoạn phát triển nên vẫn có thể mắc một số lỗi và các tính năng chưa hoàn thiện.
Hạn chế với ngôn ngữ phức tạp: Gemini vẫn còn gặp khó khăn trong việc hiểu các ý nghĩa và sắc thái của những ngôn ngữ phức tạp.
Cần nhiều dữ liệu để học hỏi: Gemini cần lượng lớn dữ liệu để học và cải thiện khả năng. Do đó hiệu quả của Gemini bị phụ thuộc vào lượng dữ liệu mà người dùng cung cấp.
Gemini vẫn còn tồn tại một số nhược điểm
Ứng dụng của Gemini trong đời sống
Với những tính năng độc đáo của mình, Gemini được nhiều người dùng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là một số ứng dụng của Gemini mà nó đem lại hiệu quả cao cho người dùng.
Xử lý ngôn ngữ tự nhiên
Viết văn bản: Gemini tạo ra nhiều văn bản sáng tạo với các phong cách khác nhau đáp ứng yêu cầu của người dùng. Chẳng hạn, Gemini có thể hỗ trợ bạn viết thơ, đoạn văn quảng cáo, tóm tắt nội dung,...
Dịch thuật: Gemini dịch văn bản từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác chính xác, nhanh chóng.
Trả lời câu hỏi: Trả lời chính xác, đầy đủ các câu hỏi trên nhiều lĩnh vực như khoa học, đời sống, lịch sử…
Tóm tắt văn bản: Tóm tắt nội dung của văn bài dài thành các đoạn ngắn gọn súc tích với những thông tin quan trọng nhất.
Gemini hỗ trợ người dùng viết văn bản, dịch thuật, trả lời câu hỏi
Hỗ trợ công việc và học tập
Lên kế hoạch: Gemini lên kế hoạch, sắp xếp lịch trình cho công việc, học tập, cuộc sống cá nhân theo ngày, tuần hoặc một tháng.
Ghi chú: Gemini ghi lại các lời nhắc, ý tưởng và các thông tin quan trọng.
Tìm kiếm thông tin: Gemini tìm kiếm các thông tin ở trên Internet một cách nhanh chóng và chính xác.
Phân tích dữ liệu: Gemini nhanh chóng phân tích dữ liệu đưa ra những hiểu biết có giá trị cho bạn.
Gemini giúp người dùng hỗ trợ công việc, học tập
Giải trí
Chơi game: Gemini gợi ý và đưa ra những trò chơi đơn giản với bạn như đố chữ, cờ vây, cờ vua.
Kể chuyện: Gemini kể cho bạn nghe những câu chuyện thú vị, sáng tác câu chuyện mới dựa vào yêu cầu, gợi ý của bạn.
Sáng tác nhạc: Gemini sáng tác nhạc theo các phong cách khác nhau phù hợp với bạn.
Vẽ tranh: Gemini vẽ tranh theo yêu cầu, ý tưởng của người dùng.
Nhiều người sử dụng Gemini để giải trí
Khả năng học hỏi và thích ứng
Học từ người dùng: Trong quá trình sử dụng, Gemini thích ích và học hỏi từ những nhu cầu của người dùng.
Không ngừng cải tiến: Gemini hiện vẫn đang trong quá trình phát triển, nó không chỉ không ngừng cập nhật và cải thiện từ nhà phát triển mà còn từ chính người sử dụng.
Gemini có khả năng học hỏi từ người dùng để cải tiến trải nghiệm
Nên sử dụng Chat GPT hay Gemini?
Gemini là một mô hình ngôn ngữ lớn mới nhất của Google đang tạo ra làn sóng lớn trong cộng đồng AI. Mặc dù được ra đời sau nhưng với khả năng xử lý các thông tin đa dạng và tạo ra văn bản chất lượng cao, Gemini đang trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Chat GPT của OpenAI.
Vậy nên sử dụng Chat GPT hay sử dụng Google Gemini? Dưới đây là bảng so sánh của Unica giữa hai công cụ AI nay.
Khía cạnh
Gemini
Chat GPT
Nhà phát triển
Google
OpenAI
Ngày ra mắt
Tháng 05/2023
Tháng 11/2022
Phiên bản
Phiên bản miễn phí và Advanced
Phiên bản miễn phí và Pro
Điểm mạnh
Sức mạnh xử lý mạnh mẽ tính chính xác cao và khả năng thích ứng.
Khả năng sáng tạo nội dung đối với văn bản.
Đa dạng tính năng
Nhiều tính năng đa dạng
Tập trung vào tính năng sáng tạo nội dung.
Ngôn ngữ
Hỗ trợ nhiều định dạng ngôn ngữ khác nhau
Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ nhưng không bằng Gemini.
Tính minh bạch
Google chưa công bố nhiều thông tin về hoạt động bên trong.
OpenAI cung cấp nhiều thông tin chi tiết về Chat GPT hơn.
Trạng thái
Đã phát hành phiên bản miễn phí, bản Advanced đang trong quá trình phát triển.
Đã phát hành cả hai phiên bản miễn phí và Pro cho người dùng trải nghiệm.
Ngoài ra, trong quá trình sử dụng Unica cũng đã tổng hợp lại dưới một số tính năng nổi bật của Google Gemini và Chat GPT.
Khả năng mô hình ngôn ngữ
Chat GPT có tính năng tạo ra các văn bản đàm thoại giống như con người có khả năng cung cấp các câu trả lời đúng ngữ cảnh và áp dụng được vào thực tế.
Gemini được Google đầu tư dựa trên nền tảng suy luận đa phương thức nên nó có khả năng cung cấp đầy đủ các thông tin chính xác và suy luận sâu hơn trên các lĩnh vực khác nhau.
Khả năng tính hợp
ChatGPT được OpenAI phát triển và tích hợp trên nhiều nền tảng ứng dụng và website khác nhau. Do đó, người dùng dễ dàng truy cập và thao tác dễ dàng khi có nhu cầu sử dụng.
Gemini đang trong giai đoạn toàn diện nên hiện tại đang bị giới hạn khả năng truy cập, đôi lúc sẽ phức tạp và cần thời gian để người dùng làm quen. Tuy nhiên. Gemini sở hữu cơ sở hạ tầng dịch vụ rộng lớn, thông dụng nên trong tương lai nhiều người dự đoán Gemini sẽ được tích hợp liền mạch với các tài sản của Google.
Gemini vẫn đang trong giai đoạn phát triển nên vẫn còn hạn chế trong khả năng tích hợp
Giá cả dịch vụ
ChatGPT đã được công bố ở trên thị trường từ sớm với phiên bản nâng cấp là 20 USD/tháng với các tính năng ấn tượng và không bị giới hạn lượt hỏi. Ngoài ra, người dùng hoàn toàn có thể trải nghiệm phiên bản Chat GPT miễn phí.
Như ở trên, Gemini Advanced dự kiến có cấu trúc giá tương tự như các công cụ AI khác, bao gồm các quyền truy cập miễn phí và có các tính năng cơ bản để trải nghiệm. Hiện tại thì rất khó để định giá giá cả dịch vụ của Gemini.
Hiệu suất thực tế
Chat GPT từ khi ra mắt đã hỗ trợ nhiều cho nhu cầu truy vấn của người dùng bằng việc tổng hợp thông tin dưới dạng văn bản.
Gemini mặc dù đang trong quá trình thử nghiệm nhưng cũng đem đến nhiều trải nghiệm vượt trội và hứa hẹn nhiều tính năng trong tương lai.
Gemini tăng hiệu suất sử dụng
Tóm lại, cả hai công cụ Chat GPT và Gemini đều là những công cụ phổ biến và có những ưu điểm riêng. Tùy vào với nhu cầu sử dụng, tính chất công việc bạn có thể lựa chọn sản phẩm tốt và phù hợp với mình hơn. Với phiên bản miễn phí của mình, bạn hoàn toàn có thể trải nghiệm song sóng cả hai công cụ này.
Câu hỏi thường gặp
Câu 1: Gemini và Google Brad có phải là một không?
Đối với những người am hiểu công nghệ, chắc chắn đã từng nghe đến cái tên Google Bard - một công cụ trí tuệ nhân tạo do Google phát triển. Thực chất, chatbot AI Google Bard đã được Google đổi tên thành Gemini để tạo ra sự thống nhất trong định hướng sắp tới của Google.
Câu 2: Gemini có mất phí không?
Như đã nói ở trên thì hiện nay Gemini đang có hai phiên bản:
Phiên bản miễn phí: Đầy đủ các tính năng cơ bản hỗ trợ người dùng như viết văn bản, tóm tắt nội dung, trả lời câu hỏi,... Người dùng hoàn toàn có thể trải nghiệm miễn phí ở phiên bản này.
Phiên bản Advanced: Cung cấp nhiều tính năng nâng cao hơn như tạo văn bản từ văn bản, đàm thoại, thấu hiểu ngữ cảnh,... Phiên bản này hiện tại có thu phí, tuy nhiên nó cũng cho phép người dùng được trải nghiệm các tính năng nâng cao trong tháng đầu tiên.
Câu 3: Gemini có tạo được ảnh không?
Trước đây Gemini có khả năng tạo dựng hình ảnh từ văn bản. Tuy nhiên, Google đã cho ngưng tính năng này vào tháng 05/2024. Dự đoán trong tương lai, Google sẽ nghiên cứu và phát triển tính năng này với nhiều ưu điểm vượt trội hơn.
Câu 4: Làm thế nào để sử dụng Gemini?
Để sử dụng Gemini, bạn chỉ cần truy cập vào website của Gemini tại đây hoặc bạn có thể gõ và truy cập vào gemini.google.com. Sau đó, bạn chỉ cần đăng nhập vào bằng tài khoản Google của mình và nhập các câu lệnh để trải nghiệm Gemini.
Câu 5: Đánh giá sự an toàn của Google Gemini
Gemini được huấn luyện với mục tiêu đảm bảo tối đa sự an toàn cho toàn bộ người dùng. Nó sẽ được triển khai một cách có trách nghiệm và Google sẽ không ngừng cải tiến mô hình AI của mình. Đây cũng giống như một lời khẳng định từ gã khổng lồ công nghệ Google sẽ trở thành nhà phát triển AI hàng đầu.
Nhiều người dùng đang rất mong chờ rằng Gemini sẽ được ứng dụng vào tất cả các dịch vụ của Google trước đây để tăng lợi ích, hỗ trợ tối đa cho người dùng.
Tổng kết
Cuộc chiến giữa các ông lớn Google và OpenAI hiện đang trở nên ngày càng hấp dẫn, thúc đẩy sự phát triển không ngừng của công nghệ AI. Qua bài viết trên, bạn đã biết được Gemini là gì cũng như các tính năng của nó. Cả Gemini và Chat GPT đều đang chứng tỏ được tiềm năng to lớn trong việc hỗ trợ con người. Việc lựa chọn công cụ phù hợp sẽ giúp bạn tận dụng được sức mạnh của AI và nâng cao hiệu suất.
09/10/2024
163 Lượt xem